Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bằng tri thức tâm lý học hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức tình cảm ý chí. Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.5 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một vấn đề đang đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà còn là toàn thế giới về
vấn đề tâm lý của con người - vấn đề không hề đơn giản. Nhận thức – tình
cảm – ý chí là 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người, nó có vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống hàng ngày. Xuất phát từ đó, với mong muốn tìm hiểu
về mối liên hệ này nên em đã quyết định chọn đề tài: “Bằng tri thức tâm lý học
hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức- tình cảm - ý chí. Ý nghĩa thực tiễn
của mối quan hệ này.”
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và phương pháp, bài làm sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót và sơ xuất. Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý để đúc
rút kinh nghiệm phục vụ cho việc học tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Ý chí
Khái niệm: Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó
khăn.
Ý chí xuất hiện trong hành động, nhưng không phải mọi hành động mà
chỉ trong hành động có khó khăn trở ngại, nghĩa là nếu chủ thể hành động
không cố gắng thì sẽ không đạt được mục đích, không hoàn thành nhiệm vụ, do
đó họ phải nỗ lực, phát huy sức mạnh của mình vượt khó khăn. Những khó
khăn này xuất hiện, có thể là khó khan bên ngoài hay khó khăn bên trong và chủ
thể hành động ý thức được chúng.

1


Ý chí là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Nó không được sinh ra mà được
hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu


thống trong cuộc sống.Do vậy, mà không phải ai cũng là người có ý chí. Những
người này từ nhỏ đã phải thử sức, đương đầu với khó khăn, tự mình giải quyết
lấy công việc của mình thì khi trưởng thành, họ thường là những người có ý chí
cao, có bản lĩnh, có nghị lực.
2. Nhận thức
Khái niệm: Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan
thông qua vốn kinh nghiệm hiểu biết và các giác quan con người.
Bao gồm:


Nhận thức cảm tính: là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người.
Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang
trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm



giác và tri giác.
Trí nhớ: là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất
hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động của mình. Phản ánh
toàn bộ kinh nghiệm của con người. Để lại dấu vết trong trí nhớ dưới dạng



hình ảnh nhất định, các hình ảnh này được gọi là biểu tượng.
Nhận thức lý tính: là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người
phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật
của hiện thực khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính bao gồm: tư
duy và tưởng tượng.

3. Tình cảm

Tình cảm là thái độ cảm xúc, mang tính ổn định của con người đối với
hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến
nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển
cảm xác trong điều kiện xã hội.
2


Các đặc điểm đặc trưng của tình cảm:


Tính nhận thức: Biểu hiện ở nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ



thể nhận thức rõ ràng, làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định.
Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện



chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội.
Tính khái quát: Biểu hiện ở chỗ tình cảm là thái độ của con người với cả một
loài các sự vật, hiện tượng chứ không phải với từng sự vật hiện tượng hay



với từng thuộc tính của sự vật hiện tượng.
Tính ổn định: Thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh




và với bản thân.
Tính chân thực: Biểu hiện ở chỗ phản ánh chân thực, chính xác nội tâm thực
của con người, cho dù người ấy có cố tình che dấu bên ngoài.

II. Mối quan hệ giữa nhận thức - tình cảm - ý chí
1.Mối quan hệ hai chiều giữa ý chí - nhận thức.
Ý chí có quan hệ chặt chẽ với ý thức. Con đường nhận thức, khám phá thế
giới ẩn chưa không ít khó khăn. Ý chí giúp con người huy động sức mạnh khắc
phục những khó khăn này để vươn lên những đỉnh cao. Như những sinh viên,
nếu không đủ ý chí thì cũng khó mà đạt kết quả kong muốn trong học tập.
Nhận thức tác động tới ý chí làm cho ý chí có nội dung, giúp cho con người
biết nỗ lực ý chí đúng lúc. Ví dụ: con người có ý chí là con người có sự nỗ lực
cao độ nhưng vấn đề đặt ra là mục đích con người nỗ lực vì mục đích gì, vì cái
gi? Cái gì thì đó là do quá trình nhận thức đem tới.
Ý chí tác động lại nhận thức làm tăng khả năng nỗ lực trí tuệ giúp con
người trong việc nhận thức sự vật tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Với
người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh
mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ý chí con người. Những điều kỳ diệu
xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý
3


chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được
thành công. Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước
tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.
Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ
không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và
quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Từng có người nói với em rằng:
“ Một khi bạn đã quyết tâm đi tới cùng, cho dù khó khăn thì hướng nào rồi cũng
sẽ tới đích”. Đằng sau mỗi thành công vượt trội là những bài học về sự bền gan

vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công
không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những
cái giá phải trả trên bước đường thực hiện mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, không phải bao giờ ý chí và nhận thức cũng có sự thống nhất.
Trong cuộc sống có có những người có nhận thức đúng, có quyết định sáng suốt
nhưng lại không đủ ý chí để thực hiện và ngược lại, cũng có những người có ý chí
cao nhưng lại hướng ý chí đó vào những mục đích tầm thường, nhỏ mọn và
không đạt được thành công to lớn trong cuộc đời.
2. Ý chí quan hệ với tình cảm.
Ý chí và tình cảm cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng đều là
động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Khi tình cảm cùng
chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí. Nó làm cho con người ta phải
quyết tâm, lỗ lực hơn khi làm một việc nào đó. Ví dụ như vì thương cha mẹ vất
vả mà các bạn học sinh luôn có gắng học hành, vừa học vừa làm để có thể đỡ đần
thêm cho ba me phần nào.
Nhưng khi tình cảm và ý chí trái ngược nhau, tình cảm cản trở hành động
thì chủ thể phải dùng ý chí để kìm nén tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của

4


nó đối với hành động. Ví dụ: phẩm chất công tư phân minh của những người xử
án.
3. Tình cảm có quan hệ với quá trình nhận thức
Giữa tình cảm và quá trình nhận thức có quan hệ qua lại, tác động và có
sự thúc đẩy sự phát triển của nó.
Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích con
người tìm tòi đến với kết quả nhận thức. Nếu tình cảm lành mạnh, đúng đắn sẽ
làm cho quá trình nhận thức tốt hơn. Như: tri giác sự vật chính xác, rõ ràng hơn;
nhớ sự vật được lâu hơn; tư duy sáng suốt, tỉnh táo, đúng đắn hơn, tưởng tượng

phong phú hơn. Hơn nữa, nếu con người nhận thức vật đầy đủ, chính xác sẽ
giúp đạt được kết quả khả quan và làm cho con người yêu môn học đó, công
việc đó. Nếu là những tình cảm không lành mạnh. Ví dụ: u buồn, chán nản, đau
khổ… Những cảm xúc không lành mạnh đó sẽ dẫn đến chỗ con người sự tiếp
thu kiến thức không tốt, tư duy sai lệch.
Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi
đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt thống nhất với nhau.
Nhận thức là điều kiện cần thiết cho tình cảm hình thành, củng cố và phát
triển. Không có nhận thức thì không thể có tình cảm, nhận thức không bình
thường thì xúc cảm sẽ không bình thường. Không có cảm giác, tri giác thì
không có xúc cảm, tình yêu, căm ghét. Vì vậy, để xây dựng tình cảm phải lưu ý
nhận thức.
III. Liên hệ thực tế về mối quan hệ giữa nhận thức- tình cảm- ý chí
1. Liên hệ thực tiễn quan hệ hai chiều giữa ý chí và nhận thức
Trong đời sống xã hội
“Học để giúp gia đình thoát nghèo
5


Đó là tâm sự của một chàng thủ khoa 29 điểm của ĐH ngoại thương – Nguyễn
Ngọc Thiện (Hải Dương). Bố mẹ làm nông nghiệp, tiền ăn học của 2 anh em
Thiện đều trông cậy vào mấy sào lúa và những mẻ cá dưới ao. Chính vì vậy,
ngay từ nhỏ Thiện đã ý thức được chỉ có việc học mới có thể giúp gia đình thoát
nghèo. Suốt 12 năm học, Thiện không ngừng nỗ lực để luôn giành danh hiệu
học sinh giỏi, liên tục nhiều năm liền đạt giải nhất, nhì tỉnh môn toán”.
Ở đây, Thiện đã nhận thức được cái nghèo cũng như nỗi vất vả của gia đình nên
Thiện đã có ý chí rất lớn là học thật giỏi để giúp gia đình thoát nghèo (Nhận
thức tác động tới ý chí). Và khi đã có ý chí quyết tâm như vậy đã làm tăng khả
năng nỗ lực trí tuệ, giúp Thiện nhận thức được tầm quan trọng của việc học giỏi
và từ đó Thiện đã chăm chỉ và luôn đạt thành tích cao trong học tập (Ý chí tác

động lại nhận thức).
Trong lĩnh vực pháp lý
Trong các vụ kiện, với lương tâm nghề nghiệp, cũng như tình người thì nhiều
luật sư đã quyết tâm giành lại công bằng cho người dân bị hại (Nhận thức tác
động tới ý chí). Với quyết tâm đó họ đầu tư rất nhiều tâm huyết, mạnh mẽ hơn
trong hành động vì họ đứng về phía lẽ phải, về phía người dân (Ý chí tác động
lại nhận thức).
2. Liên hệ thực tiễn quan hệ hai chiều giữa ý chí và tình cảm
Trong đời sống xã hội
“Cha ở ống cống, mẹ nhổ long vịt có con đỗ thủ khoa đại học Y Hà Nội”.
Ven đường Lê Văn Lương kéo dài ở Hà Nội, có một đoạn ống cống bỏ hoang.
Đó là chỗ ngủ của ông Nguyễn Hữu Định, cha thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm
nay. 10 năm qua ông lang thang ở gầm cầu, nhà vệ sinh, nắp cống mưu sinh
nuôi 4 con ăn học”.

6


Qua câu chuyện này ta có thể thấy được tình yêu thương cao cả của những
người cha, người mẹ. Vì muốn con mình có một tương lai tươi sang, được học
hành giỏi giang, bằng bạn bằng bè mà đặc biệt là người cha trong câu chuyện
này đã cố gắng, quyết tâm làm việc thật chăm chỉ để có thể lo cho con đi học
(Tình cảm tác động ý chí). Và người con là trong câu chuyện này cũng vậy,
thương cha, thương mẹ mà đã cố gắng học hành vô cùng (Tình cảm tác động ý
chí).
Trong lĩnh vực pháp lý.
Trong phiên tòa xét xử, bị cáo bị cáo buộc vì hành vi cướp giật tài sản. Nhưng
khi đứng trước Hội đồng xét xử bị cáo đã thành thật nhận tội một cách trung
thực và đầy đủ. Từ thái độ này cảu bị cáo đã làm cho Hội đòng xét xử tin rằng
hành vị của bị cáo chỉ là bộc phát, vì thương cha mẹ ở quê vất vả làm lụng để

nuôi mình ăn học, nên bị cáo mới nảy sinh hành vi phạm tội này để rồi không
lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Và vì thương và đồng cảm cho hoản cảnh
bị cáo, người luật sư đã có động lực để cố gắng tìm ra bằng được những manh
mối có lợi cho bị cáo (Tình cảm tác động tới ý chí). Phần bào chữa cảu luật sư
trước tòa chính là ý chí mà luật sư muốn truyền tải và đã được sự ủng hộ nhiệt
tình từ phía Hội đồng xét xử cùng toàn thể mọi người có mặt trong ngày hôm đó
( ý chí tác động lại tình cảm).
3. Liên hệ thực tiễn quan hệ hai chiều giữa nhận thức và tình cảm
Cụ thể trong vấn đề nhận thức pháp luật về giao thông đường bộ. Nếu người
dân nhận thức một cách chính xác và đầy đủ hơn về nội dung cũng như vai trò,
tác dụng của pháp luật thì họ sẽ chấp hành một cách nghiêm chỉnh hơn, từ đó
mà tình cảm của họ dành cho những nhà làm luật sẽ tốt đẹp hơn thay vì phản
ứng thái quá, bức xúc, thậm chí chống đối thực hiện như việc đội mũ bảo hiểm,
thực chất quy định định việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe moto, xe gắn
máy khi tham gia giao thông là hoàn toàn tốt cho người đi xe, vì tính mạng của
7


họ, thế nhưng một bộ phận lại coi đó là phiền hà và cớ nhiễu của Cảnh sát giao
thông từ đó mà bức xúc khi bị phạt (nhận thức tác động tới tình cảm). Còn một
bộ phận khác có hiểu biết vui lòng chấp hành luật nên nhận thức, tư tưởng luôn
ủng hộ, đội mũ khi tham gia giao thông, tăng cường nhận thức pháp luật (tình
cảm tác động lại nhận thức).
4. Ý nghĩa thực tiễn rút ra từ mối quan hệ ý chí- nhận thức- tình cảm
Mối quan hệ này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn:


Con người không ai là hoàn hảo, vì vậy mỗi người cần nhìn nhận bản thân,
kiểm soát ý chí, nhận thức, tình cảm để tránh phát sinh tiêu cực như trong




mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm.
Căn cứ mối quan hệ của ý chí- nhận thức- tình cảm, đề ra phương hướng



phát triển con người ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách, hành vi…
Căn cứ vai trò của mối quan hệ này, đưa vào trong các lĩnh vực: giáo dục kĩ
năng; khắc phục những mặt hạn chế trong việc truyền tải nội dung, ý chí đến
mọi người, như giáo dục pháp luật hay kiến thức lịch sử của học sinh hiên



nay…
Đây là mối quan hệ căn bản trong mỗi con người, là căn cứ phân biệt giữa
người này và người kia. Con người khác nhau về thể xác, ý chí, nhận thức,
tình cảm thì không lý gì có 2 người giống nhau cả, điều này làm nên chất
riêng, tính cách riêng từng người, tạo thành một xã hội muôn hình, muôn vẻ.

KẾT LUẬN

8


Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu thêm phần nào về mối quan hệ
giữa ý chí- nhận thức- tình cảm trong lĩnh vực cuộc sống cũng như trong lĩnh
vực pháp lý để từ đó nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này trong
hoạt động thực tiễn ở rất nhiều lĩnh vực như: giáo dục, pháp luật, kinh doanh…
nhằm hoàn thiện bản thân cũng như đề ra phương pháp, định hướng phát triển

con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9


1.

Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb.

2.

Công an nhân dân, Hà Nội, 2006.
. />
3.

co-con-thu-khoa-dai-hoc-2863410.html
/>
4.

01987240.html
/>
10



×