Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Cương ĐẠO ĐỨC VÀ PPGDĐĐ TIỂU HỌC TRƯỜNG CĐSP KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 4 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN: ĐẠO ĐỨC VÀ PPGDĐĐ
Phần lý thuyết:
Câu 1: Thế nào là phương pháp giải quyết vấn đề? Hãy cho biết ưu
điểm, hạn chế và cách tiến hành của phương pháp giải quyết vấn đề? Khi
sử dụng phương pháp này người giáo viên cần chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: Giải quyết vấn đề là phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh phát
hiện ra những vấn đề, xem xét, phân tích những hiện tượng đạo đức, pháp luật
đang tồn tại và xác định cách giải quyết vấn đề phù hợp.
Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm: Vấn đề được làm rõ hơn, học sinh nắm vững nội dung, vận dụng kiến
thức vào cuộc sống tốt hơn; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Hạn chế: Mất nhiều thời gian nếu vấn đề có quá nhiều cách giải quyết khác
nhau; lớp có thể ồn ào ảnh hưởng đến các nhóm khác.
Người giáo viên cần chú ý những vấn đề:
Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu, với trình độ học sinh và gắn với
thực tế.
Phải phát huy được sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh.
Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.
Tình huống phải gần gũi với học sinh.
Câu 2: Thế nào là phương pháp đóng vai? Hãy cho biết ưu điểm, hạn
chế và cách tiến hành và phương pháp đóng vai? Khi sử dụng phương pháp
này người giáo viên chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: Đóng vai la phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, nhập vai
“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định để các em
bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử.
Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm: Giúp học sinh rèn luyện, thực hành một số kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Gây được
sự hứng thú và chú ý của học sinh. Tạo điều kiện làm thay đổi óc sáng tạo..


Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi theo hướng định trước. Có thể thấy ngay
tác dụng và hiệu quả của vai diễn.
Hạn chế: Có thể mất nhiều thời gian nếu giáo viên không có kinh nghiệm tổ
chức; một số học sinh do nhút nhát, không muốn tham gia; lớp có thể ồn ào, ảnh
hưởng đến lớp khác; khó thực hiện nếu lớp quá chật chội.
Những điều cần chú ý:
Mục đích của tình huống phải rõ ràng, tình huoonga nên để mở, không nên cho
trước “kịch bản, lời thoại. Tình huống phải dễ đóng vai, không phức tạp. Mọi
học sinh đều được tham gia vào quá trình lập luận, xây dựng kịch bản, được
đóng vai. Nên có hóa trang đơn giản… để tăng tính hấp dẫn của đóng vai. Giáo
viên nên khích lệ nhiều học sinh tham gia. Giáo viên theo dõi phát hiện kiệp thời
khi học sinh gặp khó khăn để hỗ trợ.


Câu 3: Thế nào là phương pháp động não? Hãy cho biết ưu điểm, hạn
chế và cách tiến hành và phương pháp động não? Khi sử dụng phương
pháp này người giáo viên chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: Động não là phương pháp giúp cho học sinh, trong một thời gian
nhất định, nảy sinh được nhiều ý tưởng, giả định về một vấn đề nào đó.
Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm: Gây nên sự hứng thú, sự chú ý của học sinh, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nhớ và hiểu bài tốt hơn.
Hạn chế: Các ý kiến có thể đi lạc đề hoặc tản mạn; có thể mất nhiều thời gian
nếu lớp quá đông; có thể một số học sinh “ quá tích cực”, một số lại thụ động.
Những điều giáo viên cần chú ý:
Phương pháp này có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề đạo đức nào , song
đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều mà học sinh đã có kinh nghiệm ứng xử.
Tất cả các ý kiến phát biểu cần ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn. Tất
cả các ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không phê phán,

nhận định đúng, sai ngay. Cuối giờ thảo luận, giáo viên nên nhấn mạnh kết quả
này có sự tham gia chung của tất cả học sinh trong lớp
Câu 4: Thế nào là phương pháp thảo luận nhóm? Hãy cho biết ưu
điểm, hạn chế và cách tiến hành và phương pháp thảo luận nhóm? Khi sử
dụng phương pháp này người giáo viên chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: Thảo luận nhóm nhóm là phương pháp tổ chức cho HS trao đổi với
nhau theo nhóm nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức để đưa ra ý
kiến chung của nhóm về giải quyết về vấn đề đạo đức nêu ra
Ưu điểm và khuyết điểm:
Ưu điểm: Tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ quan điểm giúp học sinh trở nên
bạo dạn hơn, làm quen với công việc thảo thuận; từ đó giúp các em dể hòa nhập
vào tập thể nhóm, tạo cho các em tự tin hơn. Rèn luyện kỹ năng trao đổi lập
luận.
Hạn chế: Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì lý do nào đó không tham gia
hoạt động nhóm; thời gian có thể bị kéo dài; lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp
khác.
Những điều giáo viên cần chú ý: Chủ để thảo luận phải sát nội dung bài học và
phù hợp với trình độ học sinh. Cách chia nhóm phải linh hoạt, có nhiều cách
chia nhóm: có thể theo số điểm danh, theo loài hoa, theo giới tính, theo tổ.. luôn
thay đổi tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu. Nội dung thảo luận có thể
giống hay khác nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả.
Câu 5: Thế nào là phương pháp tổ chức trò chơi? Hãy cho biết ưu
điểm, hạn chế và cách tiến hành và phương pháp này? Khi sử dụng phương
pháp này người giáo viên chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: Trò chơi là phương pháp tổ chức cho cho học sinh thực hiện những
thao tác giúp học sinh phát hiện, lĩnh hội những chuẩn mực, hành vi đạo đức
thông qua một số trò chơi nào đó



Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm: Tăng cường khả năng chú ý của học sinh, gây hứng thú cho người
học, góp phần giải trừ mệt mỏi, căng thẳng. Tăng cường khả năng giao tiếp giữa
học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên.
Hạn chế: Học sinh ham vui, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến các hoạt động
khác; lớp ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác; sự ganh đua qua mức giữa các
nhóm có thể dẫn đến gây mất đoàn kết; ý nghĩa giáo dục của trò chơi bị hạn chế
nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp.
Những điều giáo viên cần chú ý:
Phải nắm rõ mục đích của trò chơi
Chẳng hạn: Trò chơi để giới thiệu ài, để khởi động, để thư giãn hay để chuyển
tải nội dung kiến thức nào đó.
Phải nắm được quy tắc và phải tôn trọng luật chơi
Sau khi chơi giáo viên tổng kết thấy rõ học được điều gì ?
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia, đặc biệt chú ý đến những em
nhút nhát; tránh tập dượt mang tính hình thức.
Câu 6: Thế nào là phương pháp kể chuyện? Hãy cho biết ưu điểm,
hạn chế và cách tiến hành và phương pháp kể chuyện? Khi sử dụng
phương pháp này người giáo viên chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Khái niệm: kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ hoặc tranh
minh họa, con rối.. để diễn tả lại, thuật lại nội dung một truyên nào đó.
Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm: phương pháp này rất phù hợp với học sinh tiểu học; giúp cho bài học
đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, sinh động; dễ tác động đến ý thức, tình
cảm đạo đức, giúp học sinh có biểu tượng về mẫu hành vi qua truyện kể.
Hạn chế: Chứ giúp học sinh hiểu rõ nội dung, bản chất của chuẩn mực ( sự cần
thiết và cách thực hiện) , càng không thể trực tiếp giúp học sinh có hành vi đạo
đức cần thiết.

Những điều giáo viên cần chú ý:
Nội dung truyện: Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một
nhân vật (có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi hoặc là nhân vật
đã được nhân cách hóa) trong một tình huống cụ thể.
Truyện có thể là truyện việt nam hoặc truyện nước ngoài
Ngôn ngữ trong truyện:
Diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó, tránh diễn đạt khô khan mà nên
sử dụng những từ nói quen thuộc hàng ngày sao cho câu truyện gây tình cảm
mạnh có tính chất, dí dõm, hài hước.
Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết các dạng và định hướng đánh giá kết
quả dạy học môn đạo đức. Cho ví dụ.
Trả lời:
Các dạng đánh giá kết quả dạy học môn đạo đức:
Dạng đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi,
biểu dương…( đối với những kết quả tích cực, hay ngược lại là nhắc nhở, phê


bình, hay là chê trách, đối với những kết quả có những biểu hiện tiêu cực), bằng
những lời nói, cử chỉ nét mặt nhất định…
Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả về số lượng hay chất lượng được thể
hiện qua lời nói hay viết của giáo viên, trong đó có thể chỉ ra những ưu điểm hay
thiếu sót của học sinh.
Định hướng đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức cho học sinh
Đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của học sinh Tiểu học phải toàn diện theo
các yêu cầu cơ bản đã xác định về: Kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng
xử.
Việc đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của học sinh tiểu học trước hết phải
nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập; bên cạnh đó giúp cho giáo viên
điều chỉnh phương pháp tác động tới mỗi học sinh, cũng như cha mẹ học sinh
nhận rõ khả năng nhận thức và sở trường của từng học sinh. Trong quá trình

đánh giá, giáo viên cần tạo ra không khí tích cực trong học sinh, trách hiện
tượng ganh đua thiếu lành mạnh, đồng thời, giúp cha mẹ học sinh không bị áp
lực về đánh giá.



×