Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chính sách đối ngoại của cộng hòa liêng bang đức và quan hệ đức việt từ 1990 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.7 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ, quan hệ quốc tế càng được mở rộng và quan trọng hơn nữa trong
quan hệ đối ngoại của mỗi nước, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát
triển lại có thể tách biệt với thế giới, nhu cầu mở rộng sự giao lưu, phát triển
quan hệ với bên ngoài của mọi quốc gia, mọi dân tộc là một nhu cầu tất yếu.
Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, mỗi
quốc gia cần phải nhận thức đầy đủ về thế giới và vị thế của mình, từ đó xác
định cho mình hướng đi đúng đắn.
Như chúng ta đã biết, trong lịch sử thế giới nói chúng và lịch sử châu
Âu nói riêng, đế quốc Đức là một đế quốc hùng mạnh và khi trở thành một
cường quốc lớn thì Đức thực hiện chính sách đối ngoại hết sức cứng rắn.
Trong quá khứ, đế quốc Đức đã để lại những hậu quả hết sức đau thương cho
châu Âu nói riêng và loài người nói chung. Cho đến năm 1990, sự kiện hai
nước Đức thống nhất thành một nước CHLB Đức, nhân loại đang quan tâm
đến chính sách đối ngoại của nước Đức thống nhất có những tiến bộ gì so với
giai đoạn trước của đế quốc Đức.
Sau khi nước Đức thống nhất được một thời gian, Liên Xô và các nước
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ.Sự sụp đổ của Liên Xô đã đánh dấu sự
chấm dứt trật tự hai cực Ianta được thiết lập từ trước chiến tranh thế giởi thứ
hai. Sự sụp đổ của hai cực Ianta đã cho ra đời một trật tự thế giới mới- trật tự
đa cực. Trong xu thế Mỹ luôn cố gắng với mong muốn trở thành bá chủ thế
giới, các quốc gia khác cũng đang tích cực đấu tranh để thiết lập một trật tự
thế giới đa cực, mà trong đó tiếng nói họ có trọng lượng. Trong khi đó, CHLB
Đức là một cường quốc lớn ở châu Âu và trên thế giới. Vì vậy, CHLB Đức đã
thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào để thực hiện được mục đích ấy.
Đối với Việt Nam, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, bắt đầu tiến
hành công cuộc đổi mới và đạt được một số thành tựu nhất định. Công cuộc
đổi tiếp tục được đẩy mạnh ở những năm 90 của thế kỷ XX và những năm
Vương Mạnh Hùng



1Lớp: Thông tin đối ngoại 32


đầu tiên của thế kỷ XXI. Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối đối
ngoại “ Muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, đa dạng hóa, đa
phương hóa mối quan hệ đối ngoại để thực hiện thành công sự nghiệp Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Việt Nam và CHLB Đức vốn đã có mối
quan hệ truyền thống từ lâu, điều này đã tạo nên nền tảng để hai nước phát
triển hơn nữa mối quan hệ trong hiện tại cũng như tương lai. Chính vì vậy,
trong những năm gần đây, CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức luôn có mối
quan hệ tốt đẹp và thường xuyên có các hoạt động viếng thăm lẫn
nhau.CHLB Đức luôn xem Việt Nam là đối tác tin cậy và hiện nay đã trở
thành mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI và ngày càng phát triển.
Việc nghiên cứu quan hệ Đức – Việt từ 1990 đến nay nhằm rút ra
những kết quả đạt được và những nguyên nhân tồn tại làm hạn chế.Qua đấy
có những định hướng trong một số phương pháp của chính sách nhằm phát
triển mối quan hệ này hơn nữa trong tương lai.
Do vậy, việc nghiên cứu về mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 1990
đến nay là điều cần thiết, bởi nó không chỉ góp phần làm sáng tỏ quá trình vận
động và phát triển liên tục giữa sự hợp tác của hai nước mà qua đó để thấy
được những thuận lợi, khó khăn cũng như triển vọng về mối quan hệ này.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của
Cộng hòa Liêng bang Đức và quan hệ Đức- Việt từ 1990 đến nay”. Việc
nghiên cứu và tìm hiểu chính sách đối ngoại của CHLB Đức trong giai đoạn
hiện nay là rất cần thiết. Nó không những giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử
hai nước, mà còn giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm trong quan hệ
với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Qua đó với hy vọng góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam với các nước
trên thế giới và tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân.

2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đường lối đối ngoại của CHLB Đức từ 1990 đến nay có
những khác biệt gì so với giai đoạn trước.
Vương Mạnh Hùng

2Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Nghiên cứu quan hệ Đức – Việt từ 1990 đến nay sẽ cung cấp cho chúng
ta những kiến thức về quan hệ hai nước trong lịch sử phát triển một cách liên
tục.Từ đó, chúng ta có những chính sách phù hợp để thúc đẩy mối quan hệ
này phát triển hơn nữa trong tương lai.
2.2 Nhiệm vụ
Việc nghiên cứu quan hệ hai nước trong giai đoạn này góp phần tăng
thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, đồng thời giúp chúng ta nhận thức
được cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ này.
Hiểu rõ những điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của CHLB
Đức từ 1990 đến nay.
Tiểu luận tập trung vào những thành tựu chủ yếu trong quan Đức – Việt
trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa giáo dục và một số
quan hệ khác.
Trên cơ sở những thành tựu trong quá trình phát triển quan hệ hai nước,
vai trò của mối quan hệ này trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc trong
xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay.Từ đó rút ra những bài học trong
quan hệ hai nước, đồng thời nêu lên triển vọng về quan hệ hai nước trong
tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là "Chính sách đối ngoại của Cộng
hoà Liên bang Đức và quan hệ Đức - Việt từ 1990 đến nay" chủ yếu trên lĩnh

vực chính trị - ngoại giao.
Chính sách đối ngoại của CHLB Đức từ 1990 đến nay diễn ra trên
nhiều mặt, nhiều khu vực nhưng tiểu luận chỉ đề cập một số vấn đề.
4. Phương pháp nghiên cứu.
"Chính sách đối ngoại của Cộng hoà Liên bang Đức và quan hệ Đức Việt từ 1990 đến nay" vừa là một vấn đề lịch sử, vừa là một vấn đề quan trọng
.Bởi vậy, khi nghiên cứu đề tài này cần sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch
sử, phương pháp logic để nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng lịch

Vương Mạnh Hùng

3Lớp: Thông tin đối ngoại 32


sử.Ngoài ra, còncó một số phương pháp khác: định lượng, thống kê, so
sánh… để giải quyết các vấn đề của tiểu luận.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần các phần trên, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Chính sách đối ngoại của CHLB Đức từ 1990 đến nay.
Chương II: Quan hệ Đức – Việt từ 1990 đến nay – thành quả và hạn
chế.
Chương III: Triển vọng quan hệ Đức – Việt trong thế kỷ XXI – một số
kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác hữu nghĩ giữa hai nước.

Vương Mạnh Hùng

4Lớp: Thông tin đối ngoại 32


CHƯƠNG I
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC TỪ 1990 ĐẾN NAY

1.Đối với Liên hợp quốc
Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng Liên bang quốc đóng vai trò then
chốt, quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề mang tinh toàn cầu và các
thách thức nảy sinh trong thế kỷ XXI. Nước Đức trong nhiều năm qua đã tích
cực hoạt động, tranh thủ các quan hệ để có thể trở thành thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo quan điểm của Đức, cần cải cách
Hội đông Bảo an theo hướng cân đối giữa các khu vực để Liên hợp quốc trở
thành một thế chế có khả năng hành động đối với việc giải quyết các vấn đề
quốc tế.
Đức đã đưa ra những sáng kiến nhằm tăng quyền hạn và trang bị
phương tiện hiện đại cho Liên hợp quốc. Quân đội Đức tham gia vào việc giữ
gìn hòa bình và ann ninh quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật phát quốc tế và
Hiến pháp nước Đức. Theo đó, Đức đã và đang góp phần thúc đẩy các hoạt
động của Liên hợp quốc thực hiện sứ mệnh giữ gìn hòa bình và tăng cường
vai trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc, chủ trương kiên quyết chống khủng
bố quốc tế trong khuôn khổ liên minh toàn thế giới, nhấn mạnh sự cần thiết
phải tăng cường hợp tác với Liên hợp quốc, EU, Mỹ, Nga trong việc giải
quyết xung đột ở khu vực Trung Đông.
Chính phủ Đưc cam kết đề cao các công cụ thực hiện trừng phạt vè
kinh tế, chủ trương mở rộng và củng cố điều đó bằng một quỹ hỗ trợ trừng
phạt.
2. Đối với châu Âu
Cộng hòa Liên bang Đức đặc biệt chú trọng đến quan hệ với các nước
thuộc EU và quá trình thống nhất châu Âu. Đức nhấn mạnh việc đẩy mạnh và
tăng cường vai trò của mình trong EU có ý nghĩa trọng tâm trong chinh sách
đối ngoại. Chính phủ Đức đã nổ lực góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng EU
và xây dựng EU trở thành trung tâm liên minh về chính trị, xã hội, kinh tế –
Vương Mạnh Hùng

5Lớp: Thông tin đối ngoại 32



tiền tệ và môi trường, cố gắng tạo một liên minh mạnh đủ sức giải quyết một
tỏng những thách thức lớn của châu Âu là vấn đề việc làm.
Chính sách đối với EU của Đức đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính
sách môi trường toàn diện của châu Âu, qua đó thực hiện nguyên tắc về tính
chất lâu bền trong thị trường nội địa của châu Âu. Cùng với các nước thành
viên EU, Đức phấn đấu để có được dân chủ hơn trong Liên minh và tăng
cường vai trò của Nghị viện châu Âu, đảm bảo nguyên tắc đồng thuận. Chính
phủ Đức tăng cường tham khảo ý kiến của Nghị viện châu Âu, của các viện
nghiên cứu quốc gia và nhiều tổ chức xã hội trong xử lý các công việc. Trong
chính sách với EU, quan điểm của Đức được thể hiện rõ nét trên một số mặt
chủ yếu.
Đức luôn tích cực ủng hộ và góp phần làm tăng cường khả năng của EU trong
việc ngăn ngừa xung đột dân sự, nhấn mạnh việc giải quyết xung đột bằng
phương pháp hòa bình; thông qua phối hợp quan điểm chung nhằm góp phần
làm cho tổ chức Liên hợp quốc và OSCE ngày càng vững mạnh.
Đức tiếp tục đề cao vị trí của Pháp trong chính sách đối ngoại của
mình. Phát biểu tại Paris nhân chuyến thăm Pháp, Thủ tướng Đức, bà Angela
Merkel cho rằng, mối quan hệ bền chặt của Đức với Pháp được vun đắp qua
nhiều thập niên, đã trở thành động lực cho sự phát triển của một châu Âu rộng
lớn hơn, nó có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước cũng như cả EU.
Đối với Liên bang Nga, Đức nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác an ninh
bền vững, đẩy mạnh và ủng hộ hợp tác kinh tế, tài chính và xã hội với Nga
trên bình diện song phương và đa phương.
3. Đối với OSCE
Cùng với nhiều nước châu Âu khác, Đức đề cao vai trò của OSCE
trong tư cách một cơ cấu thiết chế bảo đảm an ninh cho châu lục, phấn đấu
cho việc tạo dựng ra một cơ sở hạ tầng nhằm ngăn ngừa xung đột và xử lý
xung đột theo cách dân sự. Để thực hiện điều đó, bên cạnh việc khuyến khích

về tài chính, liên kết những sáng kiến hiện có, cải tiến những tiền đề về tư
pháp, tài chính và tổ chức cho việc sử dụng và đào tạo lực lượng chuyên môn,
Vương Mạnh Hùng

6Lớp: Thông tin đối ngoại 32


tăng cường năng lực hoạt động của OSCE cho sứ mệnh phục vụ gìn giữ hòa
bình tại châu lục.
4. Đối với NATO
CHLB Đức luôn coi NATO là tổ chức không thể thiếu được đối với sự
ổn định và an ninh của châu Âu. Sự tham gia của Mỹ được đảm bảo thông
qua NATO và sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu là tiền đề quan trọng cho an
ninh trên lục địa này. Đức ủng hộ NATO mở rộng sang phía đông và muốn
tận dụng việc mở rộng NATO và EU sang phía đông để tăng cường hợp tác
với các nước Đông Âu.
CHLB Đức khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ, sự phối hợp hiệu quả và
sự phân công công việc hợp lý giữa NATO và các thể chế khác, trong đó có
OSCE và lực lượng phản ứng nhanh (RRF) của Tây Âu đối với việc đảm
nhận trách nhiệm cho nền an ninh của châu Âu. Hiện nay, tân Thủ tướng Đức
muốn tận dụng diễn đàn của khối NATO để Mỹ và châu Âu có thể đàm phán
giải quyết bất đồng qua đó “chung sống” một cách hài hòa hơn, chứ không trở
thành đối trọng của nhau.
5. Đối với Mỹ
CHLB Đức luôn khẳng định Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Đức,
mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ với Mỹ được dựa trên cơ sở những giá trị và
lợi ích chung. Mối quan hệ giữa Đức và Mỹ được vun đắp, mở rộng và tăng
cường là những tiền đề cơ bản cho việc thực thi chính sách hòa bình , ổn định
trước những thách thức mới trên bình diện toàn cầu.
Mối quan hệ hợp tác Đức – Mỹ trên các lĩnh vực góp phần tạo lập cục

diện cân bằng lực lượng giữa các nước lớn ở châu Âu và có ảnh hưởng rất
quan trọng đến việc giải quyết những công việc quốc tế quan trọng. Do đó,
ngay sau khi trở thành Thủ tướng Đức cuối năm 2006, bà Angela Merkel đã
khẳng định sẽ đẩy mạnh cải thiện quan hệ với Mỹ sau những trục trặc diễn ra
giữa hai nước từ sau cuộc chiến Irac đầu năm 2003.

Vương Mạnh Hùng

7Lớp: Thông tin đối ngoại 32


6. Đối với vấn đề giải trừ quân bị, kiểm soát vũ trang và nhân quyền.
CHLB Đức hiện nay bày tỏ quan điểm kiên trì mục tiêu đòi hủy bỏ
hoàn toàn những loại vũ khí giết người hàng loạt. Đức khẳng định sẽ tham gia
vào những sáng kiến nhằm thực hiện mục tiêu này trong sự hợp tác với các
đối tác và các đồng minh của mình. Theo quan điểm của chính giới Đức, việc
kiểm soát vũ trang mang tính chất phòng ngừa là một nhiệm vụ cơ bản, do đó
Đức cố gắng đề ra những sáng kiến và sử dụng ảnh hưởng của mình để thực
hiện các cơ chế quốc tế về không phổ biến các loại vũ khí giết người hàng
loạt trở nên có hiệu lực, hiệu quả. Đức sẽ phấn đấu để hạ thấp quy chế báo
động vũ khí hạt nhân, cũng như để từ bỏ việc sử dụng đầu tiên vũ khí hạt
nhân, đồng thời ủng hộ việc tạo dựng những khu vực không có vũ khí hạt
nhân, tích cực đưa ra sáng kiến nhằm kiểm soát và hạn chế những loại vũ khí
nhỏ.
Về chính sách nhân quyền, trong tuyên bố chung về quyền con người
và các hiệp định về nhân quyền của CHKB Đức ghi rõ, tôn trọng và thực hiện
quyền con người là một trong những phương hướng chủ đạo cho toàn bộ
chính sách quốc tế của CHLB Đức. Trên thực tế, Đức đã chủ động vạch ra
những biện pháp chính sách trên lĩnh vực quyền con người được sự nhất trí và
phối hợp của quốc tế nhằm chống vi phạm và ngăn ngừa vi phạm nhân quyền.

Hiện nay, ở Đức đã thành lập Viện nhân quyền độc lập.
7. Chính sách viện trợ phát triển
Chính phủ CHLB Đức khẳng định sẽ tăng liên tục những ủy quyền cam
kết nhằm ngăn chặn xu thế suy giảm ngân sách cho viện trợ phát triển, phấn
đấu đạt mục tiêu 0,7% GDP đã được thừa nhận trên trường quốc tế. Đức nêu
rõ cần thực hiện một cuộc cải tổ trong việc thúc đẩy kinh tế đối ngoại, đặc
biệt việc cấp phát bảo hiểm xuất khẩu theo các tiêu chuẩn về sinh thái, xã hội
phải phù hợp với sự phát triển, ủng hộ những sáng kiến quốc tế về xóa nợ chơ
những nước nghèo nhất và vay nợ nhiều nhất.
CHLB Đức tiến hành thúc đẩy và coi trọng hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ về phương diện thực hiện chính sách viện trợ phát triển. Phối
Vương Mạnh Hùng

8Lớp: Thông tin đối ngoại 32


hợp với các thành viên của EU thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ của mình
trong chính sách viện trợ phát triển. Đồng thời ủng hộ việc định hướng lại
chính sách thích ứng hóa cơ cấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng
thế giới (WB). Chính phủ Đức đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ là
những người đảm trách quan trọng trong quá trình phát triển, do vậy càn tạo
điều kiện tốt cho họ về mọi mặt. Mặt khác, để chính sách viện trợ phát triển
đạt hiệu quả thiết thực, Chính phủ Đức nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố
lại các tổ chức và cải tiến quy trình kiểm tra kết quả các dự án viện trợ phát
triển.
8. Đối thoại giữa các nền văn hóa và tăng cường phối hợp quốc tế trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo quan điểm của CHLB Đức, để cùng nhau hành động trên phạm vi
toàn thế giới đòi hỏi có sự hiểu biết lẫn nhau vượt qua những khác biệt về văn
hóa. Do đó, càn thúc đẩy các cuộc đối thoại văn hóa thông qua việc tận dụng

những điều kiện của chính sách văn hóa đối ngoại, của đài phát thanh ra nước
ngoài và của các mối quan hệ về kinh tế và khoa học. Chính phủ Đức bày tỏ
sự ủng hộ các cuộc đối thoại cởi mở và liên văn hóa trên một cơ sở rộng rãi
với mục tiêu đẩy lùi những hình ảnh thù địch về nhau. Trong nhiều năm qua,
Đức đã xúc tiến thành lập nhiều trung tâm văn hóa và phát triển khoa học kỹ
thuật ở nước ngoài, đây thực sự trở thành một kênh đối ngoại quan trọng góp
phần quảng bá hình ảnh và sự phát triển của nước Đức, thúc đẩy quan hệ đối
ngoại của Đức trên trường quốc tế.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, CHLB Đức
chủ trương tăng cường phối hợp trên bình diện châu Âu và thế giới để tạo ra
những điều kiện làm khuôn khổ chung cho toàn cầu hóa một cách trật tự và
công bằng. Quan điểm của CHLB Đức hiện nay là ra sức phấn đấu để đạt
được những cam kết chung.
9. Đối với châu Á – Thái Bình Dương.
Sự phát triển của các nước châu Á – Thái Bình Dương trong những
thập niên gần đây đã đưa khu vực này trở thành một khu vực phát triển năng
Vương Mạnh Hùng

9Lớp: Thông tin đối ngoại 32


động nhất trên thế giới, được sự quan tâm của các nước, đặc biệt là các nước
lớn. Hầu như tất cả các nước lớn trên thế giới sau Chiến tranh lạnh đều đã tích
cực điều chỉnh chính sách đối với khu vực này nhằm tăng cường ảnh hưởng
và giành giật lợi ích tại đây. Trước tình hình đó, CHLB Đức ngày càng coi
trọng phát triển mối quan hệ với châu á thái bình dương, trước hết là với
Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN.Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX
đã diễn ra hàng loạt cuộc viếng thăm cấp cao giữa Đức và các nước trong khu
vực, thông qua đó Đức đã xác lập cơ chế và khuôn khổ quan hệ với các đối
tác chủ chốt ở đây.Quan hệ hợp tác giữa Đức với các nước trong khu vực

được tăng cường không chỉ trên bình diện song phương mà cả đa phương.
Một trong những điểm đáng chú ý là sự tham gia chủ động và tích cực của
CHLB Đức trong khuôn khổ Diễn đàn Á – Âu ( ASEM) và cơ chế đối thoại
thường xuyên EU- ASEAN.
10. Đối với châu Phi
Nhìn chung quan hệ của CHLB Đức với châu phi còn ở mức thấp,mang
tính chất cầm chừng trong một vài dự án viện trợ nhân đạo và viện trợ phát
triển cho một số nước nghèo.Tuy nhiên gần đây Đức bắt đầu chú ý hơn đến
châu phi quan tâm thảo luận và đề xuất các giải pháp khắc phục các cuộc
xung đột tại châu lục nhất là ở khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Bờ biển
Ngà.Quan hệ kinh tế xong Phương cũng được thúc đẩy cùng với sự tham gia
trong khuôn khổ hợp tác EU với các nước Địa Trung Hải.

Vương Mạnh Hùng

10Lớp: Thông tin đối ngoại 32


CHƯƠNG II
QUAN HỆ ĐỨC-VIỆT TỪ 1990 ĐẾN NAY - THÀNH QUẢ VÀ HẠN CHẾ

2.1 Quan hệ trước 1990.
Việt Nam là một nước có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu
vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á Thía Bình Dương nói chung
mà trong một thời gian dài, vào thời kỳ chiến tranh lạnh được Mỹ xem là
chốt chặn. Do vậy, từ rất sớm Việt Nam đã trở thành một miếng mồi béo bở
của các đế quốc thực dân phương Tây xâm lược. Và năm 1884, Việt Nam trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Nước Đức là một đế quốc trẻ, khi vừa mới hình thành đã bị thực dân
phương Tây xâm lược. Khi nước Đức phát triển mạnh và bành trướng thuộc

địa ra bên ngoài thì Việt Nam và cả vùng viễn đông xa xôi đã bị chứ nghĩa
thực dân Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan thôn tính xong.
Do vậy trước chiến tranh thế giới thứ hai, giữa hai nước Việt Nam và
Đức chẳng những chưa hề quan hệ gì về mặt ngoại giao quốc gia mà sự hiểu
biết lẫn nhau trong nhân dân hầu như cũng rất hạn chế và xa lạ.
Và sau này chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng và kiến tạo
nên quan hệ Việt Nam – Đức, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lịch sử
giữa hai nước Việt Nam và CHLB Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình giữa hai nước Việt Nam và Đức
biến đỏ hoàn toàn khắc hẳn so với trước đấy.
Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, với sự ra đời của Việt
Nam dân chủ cộng hòa, một kỷ nguyên mới của lịch sử Việt Nam bắt đầu.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đức là một nước thua trận và bị chia cắt do
hiệp ước của các nước đồng minh. Đến năm 1949, miền Tây Đức thành lập
một Nhà nước riêng gọi là CHLB Đức và tiếp đó miền Đông Đức cũng tuyên
bố thành lập một Nhà nước riêng gọi là Cộng hòa dân chủ Đức. CHLB Đức

Vương Mạnh Hùng

11Lớp: Thông tin đối ngoại 32


liên minh với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Còn Cộng hòa dân chủ
Đức liên minh với Liên Xô và các nước XHCN khác.
Đầu những năm 50, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao chính
thức giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa dân chủ Đức đã được thiế
lập. Quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp.
Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, vẫn tiếp và phát triển quan hệ đồng

thời với cả hai quốc gia CHDC Đức và CHLB Đức.
Từ đó quan hệ Việt Nam và Đức (CHDC Đức và CHLB Đức) ngày càng phát
triển sâu rộng hơn, với tầm vóc chưa từng có. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân
dân hai nước với nhân dân Việt Nam ngày càng sâu rộng, và sự hợp tác ngày
càng mở rộng, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới.
Tháng 4 năm 1976, CHLB Đức lập Đại sứ quán ở Hà Nội. Tháng 8 năm
1976, Đại sứ đầu tiên của CHLB Đức sang Việt Nam nhận nhiệm vụ. Cuối
tháng 8 năm 1976, Việt Nam lập sứ quán tại Bon và tháng 3 năm 1977, Đại sứ
Việt Nam sang CHLB Đức làm nhiệm vụ.
Tháng 2 năm 1977, Bộ trưởng dầu khí Đinh Thức Thiện sang thăm
CHLB Đức và ký hợp đồng nguyên tắc về việc Công ty Dominex thăm dò và
khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Tháng 4 năm 1977, Bộ trưởng thương mại CHLB Đức thông qua quyết
định viện trợ kỹ thuật cho Việt Nam.
Như vậy, trước năm 1990 quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam đã có những
bước khởi đầu, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước về sau.
2.2 Quan hệ từ 1990 đến nay
Năm 1990, một sự kiện hết sức quan trọng trong nền chính trị Đức nói
riêng và nền chính tị thế giới nói chung đó là việc nước Đức tái thống nhất.
Việc tái thống nhất nước Đức cùng với nó sau đó là chiến tranh lạnh kết thúc,
mở ra quan hệ mới giữa Việt Nam và CHLB Đức.
Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan
trọng trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của CHLB Đức. Với sức
Vương Mạnh Hùng

12Lớp: Thông tin đối ngoại 32


mạnh tài chính- kinh tế đứng đầu châu Âu và hàng thứ ba thế giới, nước Đức
từ khi thống nhất đến nay đang tìm mọi cách để mở rộng phạm vi ảnh hưởng

của mình ra nhiều khu vực, trong đó có châu Á- Thái Bình Dương và Đông
Nam Á. Ở khu vực này tập trung 9 trong tổng số 20 nước có xuất khẩu lớn
nhất thế giới và là khu vực có dữ trự ngoại tệ khổng lồ. Châu Á- Thái Bình
Dương được coi là trung tâm kinh tế- thương mại lớn nhất thé giới trong
tương lai, thu hút sự quan tâm của các nước lớn, các trung tâm kinh tế- chính
trị quốc tế, trong đó có CHLB Đức.
Tuy nhiên, như thời gian trước 1990 đã phân tích đối với CHLB Đức
việc xâm nhập được vào thị trường châu Á- Thái Bình Dương nói chung và
Đông Nam Á nói riêng là một việc hoàn toàn không dễ dàng, bởi vì khu vực
này vẫn còn xa lạ với nước Đức. So với các nước lớn, các cường quốc kinh tế
thế giới khác ,Đức là nước chậm chân trong việc xác lập ảnh hưởng của mình
ở khu vực này. Nhìn chung, CHLB Đức gần như phải đứng ngoài mọi hoạt
động trong đời sống của châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam
Á nói riêng. Chính vì vậy, từ sau khi thống nhất CHLB Đức xác định phát
triển quan hệ với Việt Nam, một thành viên của ASEAN, và APEC, một nước
có vị trí quan trọng ở khu vực sẽ là điều quan trọng, là bước đột phá để CHLB
Đức mở rộng vai trò ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương
và Đông Nam Á, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế- thương mại. Điều này đã
được đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Christian Kraemer khẳng định từ năm
1993: “ Trong chính sách của chính phủ liên bang (Đức), Việt Nam đã nhiều
lần được nhấn mạnh và được coi là một đối tác quan trọng của chúng tôi ở
tại châu Á”.
Chính trên cơ sở nhìn nhận này, CHLB Đức ủng hộ công cuộc đổi mới
ở Việt Nam. Tại các diễn đàn khu vực của quốc tế, CHLB Đức luôn luôn thể
hiện lập trường ủng hộ chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của
Viêt Nam, đánh giá cao vai trò của Việt Nam tỏng việc củng cố hòa bình, ổn
định khu vực ở khu vực Đông Nam Á và châu Á- Thái Bình Dương. Với tư
cách là thành viên của EU, từ 1990 đến nay, CHLB Đức cũng là một trong số
Vương Mạnh Hùng


13Lớp: Thông tin đối ngoại 32


những nước ủng hộ Việt Nam cải thiện và tăng cường quan hệ với EU. Kể từ
khi Việt Nam và EU bình thường hóa quan hệ (tháng 11/ 1990), thông qua
EU, chính phủ Đức đã đóng vai trò rất lớn tỏng việc phát triển mối quan hệ
Việt Nam- EU.
Từ năm 1990 đến nay, khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với liên
minh châu Âu thì mối quan hệ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
CHLB Đức ngày càng mật thiết hơn. Đó là các cuộc viếng thăm chính thức
của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Võ Văn Kiệt - Thủ tướng chính phủ thăm
chính thức CHLB Đức tháng 6 năm 1993.
Và quan hệ hợp tác và trao đổi về phía quốc hội giữa hai bên Việt Nam
và Đức cũng được phát triển và mở rộng. Đáng chú ý nhất là chuyến đi của
Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh sang thăm CHLB Đức và Nghị viện châu
Âu năm 1995. Những cuộc đi thăm và tiếp xúc cấp cao của ngành lập pháp
giữa hai bên đã tạo ra những cơ sở chính trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển
các mối quan hệ đa dạng trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước: “Quan hệ Việt
Nam và CHLB Đức đang phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu”.
Đặc biệt năm 1995, Thủ tướng CHLB Đức thăm chính thức Việt Nam.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ CHLB Đức sang
thăm chính thức Việt Nam kể từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao vào ngày
23/09/1975. Đây là mọt sự kiện lịch sử quan trọng , đánh dấu một mốc mới
quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và CHLB Đức. Trong chuyến thăm
này của Thủ tướng Đức H.Coll, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt hoan
nghênh chủ trương của chính phủ CHLB Đức và cá nhân ngài thủ tướng tăng
cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế và
thương mại, khuyến khích các nhà doanh nghiệp Đức tăng cường đầu tư vào
Việt Nam. Trong buổi hội đàm, Thủ tướng đánh giá cao về sự giúp đỡ về kinh
tế và kỹ thuật do CHLB Đức dành cho Việt Nam. Có thể nói rằng chuyến

thăm Việt Nam của ngài H.Coll- Thủ tướng của CHLB Đức đã mở ra một
trang sử mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và CHLB
Đức, trong cuộc hội đàm lần này Thủ tướng H.Coll khẳng định: “Chủ trương
Vương Mạnh Hùng

14Lớp: Thông tin đối ngoại 32


của chính phủ CHLB Đức đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, coi đó là một trong những hướng ưu tiên trong “
chính sách châu Á” của mình”.
Trong chuyến thăm này hai bên hài lòng về các hiệp định được ký kết
trong chuyến thăm lần này và cho rằng những thỏa thuận quan trọng đạt được
sẽ củng cố cơ sở pháp lý, tạo thêm điều kiện và cơ chế thuận lợi cho việc phát
triển quan hệ hợp tác lâu dài giữa hia nước, khuyến khích giới kinh doanh
Đức đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực Việt Nam ưu tiên và Đức có thế
mạnh như hạ tầng cơ sở, năng lượng, viễn thông, luyện kim, hóa chất,…
Sự phát triển chính trị- ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức từ
1990 đến nay đã tạo khuôn khổ pháp lý để hai nước mở rộng quan hệ hợp tác
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện đa mối quan hệ hai nước ngày
càng đi vào chiều sâu. Những vấn đề tồn đọng có ảnh hưởng đến quan hệ hai
nước như vấn đề nợ của Việt Nam, vấn đề lao động đã được giải quyết.
Đặc biệt, sau chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ CHLB Đức
nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội tháng 11 năm 2004 vừa qua
đã đưa quan hệ Việt Nam- CHLB Đức sang một trang mới trong thế kỷ XXItrong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Và từ đây chắc chắn rằng quan hệ
Việt Nam- CHLB Đức sẽ đạt được nhiều thành tựu to lơn hơn.

Vương Mạnh Hùng

15Lớp: Thông tin đối ngoại 32



Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội
Tại thành phố Vinh, trước đây trong quan hệ với nước Đức, Cộng hòa
dân chủ Đưc đã có một dự án đầu tư tại đây như dự án xây dựng Trường dạy
nghề Việt- Đức, Cung văn hóa Teleman (nay là Nhà văn hóa thiếu nhi ViệtĐức), và một số dự án khác. Phát huy truyền thống trong quan hệ trước đây,
những năm gần đây CHLB Đức đang có một số dự án đầu tư tại Thành phố
Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung. Như dự án thoát nước và vệ sinh môi
trường tại Thành phố Vinh giai đoạn 1 (từ 2000 – 2003) bằng nguồn vốn
chuyển nợ thành viên viện trợ với tổng số vốn 103.889 tỷ đồng. Giai đoạn 2
(từ 2004- 2008) bằng số vốn vay từ nguồn vốn ODA của Đức với tổng số 9
triệu EURO- chương trình xử lý nước thai triệt để. Và dự án trồng rừng với số
vốn không hoàn lại 3 triệu USD được thực hiện tại 4 huyện Diễn Châu, Yên
Thành, Quỳnh Lưu và Thanh Chương trong thời gian 2000- 2005. Đặc biệt,
CHLB Đức hiện nay đang đầu tư nguồn vốn không hoàn lại tại trường dạy
nghề Việt- Đức giai đoạn 1(2000- 2005) với tổng số vốn 1 triệu USD bằng
xây dựng dây chuyền mộc. Giai đoạn 2 (2005- 2006) với số vốn 312 nghìn
USD bằng xây dựng hệ thống thiết bị điện và thiết bị dạy nghề. Như vậy,
Vương Mạnh Hùng

16Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Nghệ An và Thành phố Vinh trong những năm gần đây CHLB Đức đã có một
số dự án và trong đó CHLB Đức quan tâm hơn đến vấn đề môi trường.
2.3 Thành quả đạt được và hạn chế
2.3.1 Thành quả đạt được
Bước vào đầu thập kỷ 1990, cùng với việc Chiến tranh lạnh kết thúc đã
làm cho thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, xu thế hợp tác và
ngày càng phát triển, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đang ngày càng trở

nên mạnh mẽ trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh đó, châu Á Thái Bình Dương nổi lên là một khu vực rất quan trọng cả về địa - chính trị
và kinh tế, thu hút sự quan tâm chú ý ngày càng lớn của các nước lớn và các
trung tâm trên thế giới. Nhu cầu chung về hoà bình và hợp tác, sự năng động
về phát triển kinh tế - thương mại đang làm cho môi trường chính trị trong
khu vực tương đối ổn định và thúc đẩy quan hệ giữa các nước trong và ngoài
khu vực về các vấn đề quốc tế.
Quan hệ CHLB Đức – Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh chung đó
và kể từ năm 1990 đến nay, cùng với những nỗ lực của cả hai bên, quan hệ
Việt Nam và CHLB Đức đã đạt được những kết quả hết sức to lớn.
Một là quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức kể
từ đầu thập niên 90 lại đây không ngừng phát triển, mở rộng và đạt được
nhiều kết quả tích cực từ việc đặt quan hệ ngoại giao- chính trị hữu nghị trong
thời gian đầu giữa hai nước dần dần mở rộng tới quan hệ trao đổi hợp tác
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện đưa mối quan hệ này ngày đi
vào chiều sâu. Từ năm 1990 đến nay, hàng năm hai bên luôn diễn ra những
cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa các cấp, bộ, ngành nhằm thúc đẩy tăng cường
hợp tác về mọi mặt. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường
hoá quan hệ với Mỹ, tham gia đầy đủ tiến trình ARF, là thành viên của APEC,
Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức khác, tiếng nói của Việt Nam trên diễn
đàn quốc tế và khu vực ngày càng được các nước khác coi trọng. Với uy tín
ngày càng lớn, thì việc xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam sẽ
góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của CHLB Đức trong thời kỳ hiện đại, đặc
Vương Mạnh Hùng

17Lớp: Thông tin đối ngoại 32


biệt trong so sánh với Mỹ và Nhật Bản trên trường quốc tế. Do vậy, Chính
phủ CHLB Đức luôn ủng hộ tích cực đường lối đổi mới, mở của Việt Nam,
đồng thời xem Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chính sách lâu
dài và nhất quán là coi trọng và không ngừng củng cố phát triển và mở rộng
quan hệ với CHLB Đức, bởi lẽ đối với Việt Nam, để hiện đại hoá đất nước thì
việc tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài, đặc biệt đối với CHLB Đức
là một cường quốc về công nghệ là điều cực kỳ quan trọng. Việt Nam ủng hộ
CHLB Đức mở rộng vai trò và đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ hoà
bình và an ninh khu vực, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển trên thế giới và khu
vực. Điều này một mặt phản ánh xu thế bình đẳng hơn trong quan hệ quốc tế,
mặt khác cho thấy vị thế của cả hai nước đều đã cao hơn trước đối với các
nước khác, cũng như đối với nhau.
Có thể nói rằng, chính quan hệ Đức- Việt ngày càng phong phú và mở
rộng từ trước đến nay, đăc biệt là khi CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức với Việt Nam năm 1975 và quan hệ từ 1990 đến nay, khi nước Đức
tái thống nhất nó đã tạo cơ sở để nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết lẫn
nhau nhiều hơn. Đây chính là thành quả rất lớn mà khi chúng ta đề cập đến
quan hệ Đức- Việt nhất là từ 1990 đến nay.
Hai là, kết quả thứ hai trong quan hệ giữa hai nước Đức- Việt là trên
lĩnh vực đối tác thương mại của nhau.CHLB Đức là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam trong liên minh châu Âu (EU).Quan hệ thương mại thời
quan qua tương đối khả quan. Theo thống kê của Đức thì từ 1991 đến 1999
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 900%, với tổng kim ngạch
xuất khẩu hiện nay lên đến trên 1 tỷ USD. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Đức năm 1991: 6,7 triệu USD; năm 1995: 218,0 triệu USD;
năm 1997: 411,4 triệu USD; năm 1998: 587,9 triệu USD; năm 1999: 654,9
triệu USD; năm 2000: 730,1 triệu USD và 5 tháng năm 2001: 295 triệu USD.
Con số này phản ánh sự phát triển có lợi cho Việt Nam nhiều hơn cho Đức.
Trong mối quan hệ này, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã dành chỗ đứng trên
Vương Mạnh Hùng

18Lớp: Thông tin đối ngoại 32



thị trường nước Đức như: các sản phẩm chế biến, hàng dệt may, dày da, đổ
nhựa, gốm, sản phẩm điện…
Về phía đầu tư vào Việt Nam, sau chuyến thăm của Thủ tướng H.Coll
tháng 11 năm 1995, quan hệ Việt Nam- Đức ngày càng phát triển tốt đẹp. Về
đầu tư, đến năm 1998 Đức có 18 dự án đã và đang được thực hiện với tổng số
vốn là 403 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ CHLB Đức
năm 1996: 299,2 triệu USD; 6 tháng năm 1997: 160,8 triệu USD, trong khi đó
tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước EU là năm 1996: 847,2 triệu USD;
1997: 660,4 triệu USD.
Năm 2000 kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam- CHLB Đức
đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD và liên tục tăng trong những năm tiếp theo,
trong đó Việt Nam vẫn là nước xuất siêu. Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt
Nam và Đức năm 2003 đạt 1,465 tỷ USD, tăng gấp hơn hai lần so với năm
1997.
Đức ngày càng quan tâm hơn đến hợp tác với Việt Nam là một nước
dân số tương đối đông của thế giới, chính trị ổn định, kinh tế năng động và
tăng trưởng cao, vẫn đạt tăng trưởng trong suy thoái kinh tế. Với mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam có nhu
cầu lớn về phát triển những lĩnh vực và ngành hàng mà Đức có lợi thế về
công nghệ và chất lượng so với nhiều nước công nghiệp phát triển khác.
Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu,
chiếm 19% xuất khẩu của ta sang Liên minh châu Âu (EU). Đức cũng chính
là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị
trường khác ở châu Âu. Năm 2010, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước
đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2009. Nhiều tập đoàn hàng đầu
của Đức đã cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

Vương Mạnh Hùng


19Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Bảng: Xuất nhập khẩu Việt Nam – Đức từ 2006 – 2012
(Đơn vị tính: 1000000 USD)
Năm
VN xuất
VN nhập
Tổng XNK

2006
1445
914
2359

2007
1855
1308
3163

2008
2073
1480
3553

2009
1885
1587
3472


2010
2372
1742
4115

2011
3.3669
2.1985
5.5654

2012
4.0952
2.3774
6.4726

Nguồn: TCHQ Việt Nam
Máy móc thiết bị,dụng cụ,phụ tùng: 810,4. Phương tiện vận tải và phụ
tùng: 583,5. Dược phẩm 144,5. Sản phẩm hóa chất: 108,7. Sữa và sản phẩm
sữa: 38,34. Máy vi tính,sản phẩm điện tử: 60,3. Sản phẩm sắt thép: 49,5. Linh
kiện phụ tùng ô tô:47,9. Chất dẻo nguyên liệu : 40,4. Vải các loại : 31,8.
Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá
trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị
truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng.
Đức là một thị trường rất lớn, phát triển bền vững và có chính sách
thương mại mở. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Đức còn rất
nhỏ bé so với các nước khác trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng hàng
năm đạt khá.
Thứ ba, là về mặt viện trợ phát triển. CHLB Đức trong những năm qua
cũng dành một nguồn tài chính đáng kể để viện trợ cho Việt Nam.Bên cạnh

nguồn tài chính nhằm thực hiện các dự án cho người Việt Nam từ Đức trở về
quê hương.CHLB Đức còn là nước đi đầu xóa nợ cho Việt Nam tại Hội nghị
câu lạc bộ Pari, tạo điều kiện để khai thông nguồn tài chính quốc tế cho Việt
Nam. Trong quan hệ song phương, để giải quyết phần nợ cho Việt Nam, hai
nước đã ký hiệp định giảm nợ năm 1994, theo đó năm 1996 CHLB Đức sẽ
giảm 40 triệu DM và năm 1998 giảm tiêp s36 triệu DM cho Việt Nam.
Ngoài ra, CHLB Đức cũng là một trong những nước hàng đầu trong
việc viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn là
ODA mà chính phủ Đức dành cho Việt Nam tăng theo từng năm. “Nếu như
năm 1990 mới đạt 12 triệu DM, thì đến năm 2000 đã kê tới 107 triệu DM”.
Hiện nay, CHLB Đức đứng thứ ba trong số các nước cung cấp ODA cho Việt
Vương Mạnh Hùng

20Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Nam với tổng số tiền trên 868 triệu DM. Mặc dù gần đây CHLB Đức đã cắt
đáng kể nguồn ODA cũng như danh sách một số nước được nhận ODA (từ 178
nước xuống còn 78 nước) song Việt Nam vẫn là nước được ưu tiên. Các khoản
viện trợ này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: hỗ trợ cải cách hành chính, bảo
vệ và tái tạo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng cường phát triển nguồn nhân
lực, giáo dục đào tạo, sức khỏe, xóa đói giảm nghèo. Ngoài nguồn vốn ODA
định kỳ hàng năm theo các hiệp định đã ký, chính phủ CHLB Đức còn dành
một nguồn tài chính đáng kể viện trợ đột xuất cho Việt Nam.
Bảng: Tình hình ký kết vốn ODA của Đức cho Việt Namthời kỳ 1991 - 2005
ĐVT: Triệu Euro
Năm
1991
1992
1993

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng cộng

Vốn đã ký kết theo hiệp định
Tổng vốn ODA
Viện trợ
Vay
4,3
4,3
9,7
9,7
30,4
30,4
14,8
14,8
57,7
45,5
12,2
53

32,3
20,7
46,9
41,8
5,1
15,1
4,9
10,2
22,4
12,9
9,5
16,4
3,5
12,9
47,6
11,8
35,8
32,7
23,0
9,7
66,0
50,9
15,1
25,3
14,0
11,3
40,1
26,1
14,0
482,1

311,8
170,3

Chính vì vậy, có thể nói rằng nguồn vốn ODA của Đức đã bổ sung một
khoản không nhỏ vào nguồn ngân sách thiếu hụt của Việt Nam, góp phần hỗ
trợ Việt Nam thực hiện thành công 20 năm đổi mới nền kinh tế đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư đó chính là thành tựu trên lĩnh vực văn hóa giáo dục.
Vương Mạnh Hùng

21Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Trên lĩnh vực văn hóa, giữa hai nước đã có nhưng hoạt động sôi nổi. Lần đầu
tiên một cuộc triễn lãm sách Đức có quy mô lớn đã được tổ chức tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa hè năm 1996. Lần thứ hai đã tổ chức
được một tiếp xúc giữa Viện Hàn Lâm Đức với gần 100 nhà khoa học Việt
Nam được đào tạo tại Đức. Cũng trong năm 1996, một phái đoàn cấp cao
quân đội Đức, đã thăm Việt Nam, tạo tiền đề tốt ban đầu cho mối quan hệ chặt
chẽ trong tương lai. Ngoài ra, các cuộc viếng thăm giữa hai quốc gia vẫn được
duy trì để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại về chính trị giữa hai
nước.
Và trên lĩnh vực văn hóa thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ hai nước
đó chính là vào chiều 23/12/1997, tại ngôi ngà 54- 56 Phố Cổ Hàng Đường
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, các cựu sinh viên, nghiên cứu
sinh Việt Nam tại Đức hân hoan chào đón lế khai trương Viện văn hóa và
ngôn ngữ mang tên Nhà văn vĩ đại J.V.GOETHE.
Thứ năm, đó là cả hai nước Việt Nam và Đức đã xây đắp, gây dựng
được cái vốn lâu bền về con người đã được đào tạo, hiểu biết thông thạo ngôn
ngữ của nhau, giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng tất cả các mối quan hệ giữa

hai nước một cách thuận lợi, lâu dài và thiết thực.
Việt Nam đã có hàng ngàn người được đào tạo trong các trường Đại
học, các Viện nghiên cứu nổi tiếng của Đức,đặc biệt là trong các thập niên
gần đây, đã và đang giữ những trọng trách trong nhiều Bộ, ngành, các cơ quan
ở trung ương và địa phương. Hàng trăm nghìn lao động Việt Nam đã hoặc
đang còn làm việc ở Đức. Nước Đức cũng đã gửi sinh viên đến Việt Nam để
học tiếng Việt, nghiên cứu lịch sử, văn hoá Việt Nam… trong những năm qua.
Nhiều người trong số đó đã từng là những chuyên gia nổi tiếng và thông thạo
tiếng Việt không kém gì người Việt Nam.Đó chính là cơ sở chắc chắn để ngày
nay Việt Nam đã có khá nhiều lớp học tiếng Đức và ở Đức cũng có đủ lực
lượng để dạy tiếng Việt trong một số trường Đại học. Không những vậy, phía
CHLB Đức cho đến nay còn tiến hành nhiều hình thức đào tạo trực tiếp tại

Vương Mạnh Hùng

22Lớp: Thông tin đối ngoại 32


Việt Nam nhằm nâng cao trình độ năng lực về nhân tố con người phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Cùng với cái vốn con người đã được đào tạo và tiếp tục đào tạo, sự
thông thạo hiểu biết ngôn ngữ của nhau thì những kinh nghiệm và kết quả
trong quan hệ với nhau mà hai nước đã thu lượm được trong suốt mấy thập kỷ
qua là hết sức to lớn. Cho đến nay, có hàng trăm nghìn người Việt Nam biết
và thông thạo tiếng Đức, cũng như có hàng trăm nghìn người Đức thông thạo
tiếng Việt, cùng với đội ngũ cán bộ đông đảo. Đó có thể coi như những nhân
tố thuộc “cơ sở hạ tầng” rất quan trọng để hai nước tăng cường hơn nữa các
mối quan hệ Việt Nam - Đức, đặc biệt khi nước Đức đã là một thể thống nhất
vào ngày 3/10/1990, sau một thời gian dài chia cắt, với tên gọi đầy đủ là Cộng
hoà Liên bang Đức. Chính cơ sở hạ tầng đó là nền tảng để ngày nay CHLB

Đức có hiện diện của khoảng trên 350 các tập đoàn, tổ chức phi chính phủ và
các doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam. Chính lực lượng này
sẽ là nguồn hỗ trợ ngày càng đắc lực cho mối quan hệ về mọi mặt trong quan
hệ Việt Nam - CHLB Đức trong hiện tại cũng như tương lai.
Như vậy, qua việc khảo sát một số thành tựu mà quan hệ hai nước đã
đạt được từ năm 1990 đến nay là khá lớn. Đó là những thành tựu được kế
thừa từ những kết quả của các thập niên trước và đến giai đoạn này nó phát
triển lên tầm cao mới. Và trong tương lai mối quan hệ này chăc chắn sẽ đem
lại nhiều thành tựu lớn hơn nữa.
2.3.2 Hạn chế
Mặc dù, thành tựu đạt được như trên là khá lớn. Nhưng cũng từ thực
tiễn của hai nước mà chúng ta có thể nhìn nhận rằng, kết quả đạt được của
mối quan hệ giữa hai nước còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm
năng của mỗi nước, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức nhìn chúng
còn ở mức thấp.
Trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, nhìn lại quan hệ thương mại giữa
hai nước trên thực tế đạt mức chưa cao. CHLB Đức là đối tác thương mại lớn
quan trọng nhất trong EU, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cho đến
Vương Mạnh Hùng

23Lớp: Thông tin đối ngoại 32


năm 2008 mới chỉ đạt trên 3 tỷ USD. Sở dĩ có điều này là do trình độ sản xuất
của nước ta còn thấp, thể hiện ở các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung
quy mô nhỏ, trình độ quản lý và trình độ công nghệ còn khá thấp, tổ chức
doanh nghiệp và ngành hàng còn ở mức độ thấp, cơ sở hạ tầng trong phục vụ
sản xuất cho xuất khẩu còn yếu kém (từ các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào
cho doanh nghiệp xuất khẩu, đến các công ty vận tải, bảo quản đóng gói, cơ
sở hạ tầng đường không và đường thuỷ) làm tăng chi phí và giá thành sản

phẩm cũng như gây ra các cản trở khác trong giao thương. Môi trường pháp
luật trong nước còn gây những trở ngại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong các chính sách và quy định thương mại của Việt Nam còn có nhiều vấn
đề, vai trò của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa được đề cao đúng mức trong kinh doanh xuất nhập
khẩu. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ chưa có chế tài khoa học, chặt chẽ phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
Đồng thời, một thực tế cũng cho thấy là quy mô và khối lượng đầu tư
của Đức vào Việt Nam còn ở mức quá khiêm tốn so với thực lực kinh tế của
Đức và còn xa mới đáp ứng được sự mong đợi của Việt Nam.Một số tập đoàn
lớn tuy đã có quan hệ thương mại với Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng vẫn
chưa có đầu tư trực tiếp. Tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký còn thấp, quy
mô dự án nhỏ... Bên cạnh đó, mặc dù hiệu quả viện trợ của Đức tại Việt Nam
được đánh giá cao nhưng công tác vận động và quản lý ODA của Việt Nam
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: thiếu đề án vận động ODA dài
hạn, đầu tư tràn lan, dàn trải, tình trạng chậm trễ, ách tắc trong quy trình thực
hiện dự án, quy trình thực hiện ODA của mỗi nhà tài trợ khác nhau, thiếu
thông tin và các vấn đề liên quan đến thu hút quản lý dự án, tiến trình thực
hiện và giải ngân chậm trễ, hạn chế về nguồn nhân lực, bộ máy ban chỉ đạo và
ban quản lý cồng kềnh... Những lý do đó đã gây lãng phí và hạn chế hiệu quả
nguồn vốn viện trợ ODA từ Đức. Điều đó không chỉ làm hạn chế cho sự phát

Vương Mạnh Hùng

24Lớp: Thông tin đối ngoại 32


triển kinh tế mà còn có tác động tiêu cực đến các lĩnh vực văn hoá, giáo dục,
y tế, khoa học kỹ thuật, thông tin...

Cùng với những hạn chế về mặt kinh tế thì ở Việt nam, do đặc điểm là
một nước đang phát triển nên việc mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực với
quy mô lớn là hết sức khó khăn. Điều đó thể hiện rõ ở các lĩnh vực hợp tác
khoa học kỹ thuật, y tế, thông tin, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải... Trong
những năm gần đây, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế
phát triển cao, nhưng do xuất phát điểm thấp nên việc đầu tư cho các lĩnh vực
này là hết sức lớn và tốn kém. Các tổ chức và doanh nghiệp Đức là những nhà
đầu tư hết sức thận trọng và họ sẽ đi đến những nơi nào mà lợi nhuận đạt cao
nhất, cùng với quan điểm kinh doanh dài hạn của họ, thì việc đầu tư vào các
lĩnh vực mới đang còn ở xuất phát điểm thấp sẽ không đạt hiệu quả cao. Đồng
thời, đối với những tiếp nhận đầu tư như ở Việt Nam, để tránh những rủi ro,
thường là các công ty Đức đưa vào thực hiện dự án đầu tư với quy mô vốn
vừa phải. Trên thực tế, rất nhiều các dự án đầu tư của Đức là do các công ty
vừa và nhỏ thực hiện. Điều đó lý giải vì sao cho đến nay các dự án đầu tư cho
các lĩnh vực khác vẫn còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng và thực lực của
CHLB Đức.
Trong khi đó, những vấn đề nội tại của Việt Nam như luật pháp, môi
trường đầu tư, các lĩnh vực đầu tư cũng làm hạn chế quan hệ song phương
trong quá trình mở rộng ra các lĩnh vực khác.Đồng thời, về mở cửa đối với
các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, du lịch
giao thông vận tải... các nhà đầu tư Đức cũng như châu Âu lo lắng vì có thể
có một sự ưu tiên của Việt Nam đối với các nhà đầu tư Mỹ hay Nhật hơn là
đối với họ, vì Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (7/2000) và Hiệp
định tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật (11/2003) đã được ký kết và
có sự cam kết là Việt Nam sẽ mở cửa những lĩnh vực này cho các nhà đầu tư
Mỹ và Nhật, trong khi đó Hiệp định khung giữa Việt Nam và EU lại chưa có
quy định cụ thể về điều này.

Vương Mạnh Hùng


25Lớp: Thông tin đối ngoại 32


×