Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG LŨ CHO CÁC HỘ NGHÈO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA VIỆT NAM THÍ ĐIỂM TẠI TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.31 KB, 22 trang )

CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƢƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC

Tên dự án: TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG LŨ CHO CÁC HỘ
NGHÈO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA VIỆT NAM
THÍ ĐIỂM TẠI TỈNH AN GIANG
TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án nhằm mục đích giảm tình trạng dễ bị tổn thương của các hộ nghèo sinh sống ven sông, biển tại
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) do tác động tiêu cực của các trận lũ hàng năm thông
qua thử nghiệm phương pháp kỹ thuật mới cho xây nhà và khu dân cư vượt lũ bền vững ở tỉnh An
Giang. Dự án thử nghiệm này phù hợp với định hướng và chiến lược giảm nhẹ thiên tai tại ĐBSCL.
Nội dung chính của dự án:
1. Tăng cường khả năng chống lũ cho nhà và các khu dân cư của các thôn (ấp) ở các huyện được
lựa chọn tại tỉnh An Giang. Nhà của các hộ gia đình hoặc các công trình công cộng ở khu vực thí
điểm của dự án sẽ được tăng cường khả năng chống lũ bằng cách sử dụng loại vật liệu địa tổng hợp
cao cấp (state-of-the-art geosynthetic) với chi phí thấp vào quá trình gia cố móng cuả các công trình
này. Loại vật liệu này bao gồm hai loại: (1) Vải địa kỹ thuật chống thấm giống như lớp màng lọc phân
tách các tầng đất và phòng chống xói lở. Loại vải này dùng để lót ngay dưới nền nhằm ngăn cách lớp
đất sét và lớp sỏi giữ cho nền nhà được khô ráo, đặc biệt với những chỗ nền dốc nó có tác dụng giữ lại
lớp đất nền. Ngoài ra loại vải địa kỹ thuật này còn cho phép một lượng lớn nước lũ chảy qua mà không
gây xói lở nền. (2)Vải địa kỹ thuật làm bằng chất liệu tổng hợp có độ dai và sức căng lớn giúp tăng
khả năng chịu đựng cho lớp đất trong móng nhà. Loại vải địa tổng hợp này được sử dụng trong việc
gia cố móng của những ngôi nhà và khu dân cư không nằm trên tầng đất mềm thuộc nền trầm tích của
ĐBSCL. Và lúc đó, những ngôi nhà sẽ nằm trên mực nước lũ thiết kế.
2. Cung cấp tư vấn và các chương trình tập huấn cộng đồng về cách thức gia cố móng của loại nhà,
khu dân cư chống lũ cho các hộ nghèo, cho công nhân xây dựng và chính quyền địa phương tại cấp xã,
thôn (ấp). Các hộ gia đình nghèo Hà
sẽ được


thuật
sử dụng các vật liệu địa tổng hợp trong
Nội, hướng
thángdẫn
10 kỹ
năm
2006
việc gia cố nền móng của các ngôi nhà chống lũ và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Với mục đích chính là thử nghiệm phương pháp mới trong Chiến lược và Kế hoạch hành động đối với
vấn đề giảm nhẹ thiên tai ở khu vực ĐBSCL, dự án sẽ được triển khai thực hiện thí điểm tại hai huyện
ngập sâu tỉnh An Giang. UBND các xã, huyện, tỉnh và người dân ở các xã được lựa chọn triển khai sẽ
là các các bên tham gia chính.


TRANG KÝ
Quốc gia:

Việt Nam

Kết quả UNDAF:

Kết quả # 1: Phát triển một nền kinh tế công bằng, toàn diện
và bền vững hơn.

Kết quả dự kiến :

Kết quả # 2: Tăng cường năng lực thực hiện có hiệu quả công
tác giảm thiểu các rủi ro và ứng phó với các loại hình thiên
tai liên quan đến khí hậu, đặc biệt là giữa những nhóm dân cư
dễ bị tổn thương nhất


Đầu ra dự kiến:

Đầu ra 2.2: Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thiên tai cho
chính quyền các địa phương, các tổ chức xã hội, các cộng
đồng và người dân nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của
thiên tai đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và môi
trường, đặc biệt là ở những tỉnh mà rủi ro thiên tai đang ngày
một tăng do biến đổi khi hậu.

Đối tác thực hiện:

UBND tỉnh An Giang.

Các bên có trách nhiệm:

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý Đê điều và PCLB/
Văn phòng thường trực BCĐPCLBTW.

Thời hạn của chương trình: 2006 - 2010
Hợp phần của chương trình: Môi trường và Năng
lượng cho Phát triển Bền vững
Tên dự án: Tăng cường khả năng chống lũ cho các hộ
nghèo tại khu vực ĐBSCL, Việt Nam – Thí điểm tại
tỉnh An Giang
Mã số dự án:
Thời gian thực hiện: 11/1 – 30/9/2007
Hình thức quản lý: Quốc gia điều hành (NEX)

Thông qua bởi Chính phủ:


Ngân sách__US$ 173,238____________
Phí hỗ trợ quản lý chung: _US$ 9,012
Tổng ngân sách: _US$ 182,250___________
Các nguồn lực được phân bổ: _____________
Chính phủ ____________________
Nguồn thường xuyên_ US$ 2,000_
Nguồn khác:
o USAID/OFDA_ US$ 182,250____
Đóng góp bằng hiện vật: US$ 50,000
Ngân sách chưa được cấp: ________________

Quyết định số 197/VPCP-QHQT ngày 11 tháng 1 năm 2007

Thông qua bởi UBND Tỉnh An Giang: _________________________________________
Thông qua bởi UNDP:______________________________________________________
Chi phí chia sẻ bởi USAID/OFDA: Thoả thuận đã ký số DFD-G-00-05-00205-00

2


PHẦN I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Lũ là một trong những loại hình thiên tai đe doạ nghiêm trọng cuộc sống, nền kinh tế xã hội
và môi trường của tất cả các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông. Do nằm ở khu vực hạ lưu,
cho nên tần suất xảy ra lũ ở ĐBSCL ở Việt Nam thường xuyên hơn và phạm vi các vùng chịu
lũ cũng rộng hơn so với các quốc gia khác trong khu vực sông Mê Kông.
Mùa lũ ở khu vực ĐBSCL thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, với lượng mưa chiếm
khoảng 80% trên tổng lượng mưa cả năm. Có 3 loại lũ ảnh hưởng đến khu vực này, đó là:
loại lũ đổ về từ thượng nguồn sông Mê Kông, gọi là “lũ sông và lũ tràn đồng"; loại thứ 2 là lũ
do nước thuỷ triều từ biển Đông dâng lên, gọi là “lũ thuỷ triều”; và loại lũ thứ 3 là do mưa

lớn gây ra, gọi là “ngập úng”.
Số đợt lũ xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng thường xuyên thay đổi qua các năm.
Đợt lũ sớm nhất xảy ra trong suốt tháng 6 và tháng 7. Trong khi đó trận lũ chính lại diễn ra từ
cuối tháng 8 đến tháng 10, làm cho toàn bộ khu vực sông Mê Kông bị ngập úng với các mức
nước khác nhau. Hàng năm ở Việt Nam, hơn 1 triệu hecta đất bị ngập úng với mức nước lên
tới 3,5m . Tình trạng này thường kéo dài hơn 3 tháng.
Bên cạnh các đợt lũ diễn ra vào mùa mưa, thì tại khu vực ven biển vào mùa khô còn chịu
thêm một trận lũ nữa do nước thuỷ triều từ biển Đông dâng lên. Nước lũ từ biển đông tràn
vào thường chứa nhiều muối gây thiệt hại nghiêm trọng cho diện tích hoa màu và và làm
nhiễm mặn nguồn nước ngọt.
Mặc dù lũ gây nhiều thiệt hại cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nhưng thực tế lũ cũng có
những tác động tích cực, đó là lũ đã giúp bồi đắp phù sa làm cho đất đai màu mỡ phì nhiêu
hơn, đồng thời mùa lũ cũng là mùa sinh sản của cá và nhiều loài thuỷ sinh khác. Chính vì
vậy, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác giảm nhẹ
các tác động tiêu cực của lũ, đồng thời phát huy những mặt tích cực do lũ mang lại cho khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra biện
pháp giảm bớt tác hại, đồng thời khai thác triệt để các lợi ích của lũ ở khu vực này. Phương
châm của Chính phủ Việt Nam trong công tác quản lí và giảm nhẹ lũ ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long là “Sống chung với lũ”.
An Giang là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, thường bị ngập sâu hơn và thời gian lũ dài hơn các tỉnh
khác trong vùng ĐBSCL. Với mức nước lũ trên 1,5m, hơn 70% diện tích tỉnh bị ngập. Chỉ
trong năm 2004, có 15 trẻ em và 2 người lớn bị thiệt mạng trong mùa lũ, 3 người bị thương
do bão. Lũ cuốn trôi, gây hư hỏng 497 nhà dân, 50 ngôi nhà khác bị sập do bão, thiệt hại lên
tới 2 tỷ đồng. Thiệt hại đối với các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, đường
giao thông và các công trình công cộng ước tính 2,4 tỷ đồng1 .
Sự cần thiết của việc tăng cƣờng khả năng chống lũ cho các hộ nghèo khu vực ven sông,
biển và trong đất liền ở tỉnh An Giang và ĐBSCL:
Các hộ nghèo sống trong những căn nhà tồi tàn, móng nền thấp ở trong đất liền và vùng ven
biển thuộc ĐBSCL là những người phải chịu thiệt hại nhiều nhất do các đợt lũ hàng năm gây
ra. Nước lũ tràn vào nhà nhiều ngày khiến các hộ này không còn chỗ ở. Trong một số trường

1

GTZ-MRC-ADPC Tăng cường năng lực quản lý lũ, Báo cáo cuối cùng “Phân tích thể chế cho Ban chỉ huy
PCLB tỉnh An Giang”, 3/ 2006

3


hợp, những ngôi nhà này có thể bị nước lũ lớn cuốn trôi hoàn toàn. Việc dựng lại nhà của các
hộ trên thực sự nằm ngoài khả năng vì cuộc sống của cả gia đình họ chủ yếu trông chờ vào vụ
lúa nhưng giờ đây lũ đã cuốn sạch diện tích lúa của họ
Các hộ gia đình này sau mỗi trận lũ đều bị đẩy vào tình thế bi đát nhất: không còn chỗ nương
thân. Đây thường là những hộ nghèo nhất, sống trong những că n nhà xiêu vẹo, tồi tàn. Cho
nên khi có lũ toàn bộ ngôi nhà cùng với những vật dụng bên trong đều bị cuốn trôi hoàn toàn.
Không có nhà, mất đi phương kế sinh nhai, các hộ này lâm vào tình cảnh túng bấn, tình trạng
tổn thương lại tăng lên và đã nghèo lại càng nghèo hơn.
Nhằm giúp người dân đồng bằng sông Cửu Long sống chung và phát triển trong điều kiện lũ
lụt hàng năm, từ năm 2002, Chính phủ đã tiến hành xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ.
Người dân nghèo thường xuyên chịu tác động của lũ lụt được chuyển vào các cụm tuyến an
toàn với sự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước và địa phương. Trong khuôn khổ Chương trình
này, tỉnh An Giang đã hoàn thành nâng nền cho 192 cụm tuyến dân cư (trên tổng số 197 cụm
tuyến theo kế hoạch), có thể làm nơi sinh sống mới an toàn cho 16,856 hộ dân, trong đó đa số
là hộ nghèo. Tới năm 2006, trên toàn tỉnh đã có 57% số hộ dân chuyển vào các cụm tuyến
dân cư và ổn định đời sống.
Tuy nhiên, rất nhiều cụm tuyến dân cư vượt lũ đang đứng trước nguy cơ bị sạt lở nghiêm
trọng, gây mất đất và uy hiếp đến an toàn của các nhà dân và công trình công cộng. Các hộ
dân và chính quyền địa phương đang sử dụng các biện pháp tạm thời nhằm giải quyết vấn đề
sạt lở. Tuy vậy cần có biện pháp lâu dài, bền vững cho phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn
cho người dân và tạo tâm lý yên tâm sinh sống và phát triển.
PHẦN II: CHIẾN LƢỢC DỰ ÁN

2.1. Mục tiêu dự án:
Giảm tình trạng dễ bị tổn thương của các hộ nghèo sinh sống ven sông, biển tại tỉnh An Giang do tác
động tiêu cực của các trận lũ hàng năm

2.2. Đầu ra dự kiến của dự án:
Phát triển và tăng cường khả năng chống lũ của loại móng nhà được gia cố bằng vật
liệu địa tổng hợp cao cấp với giá thành thấp cho các xã nghèo ven biển và trong đất
liền của hai huyện tỉnh An Giang, ĐBSCL;
Cung cấp chương trình tập huấn cho các cộng đồng về cách thức xây dựng và bảo trì
móng nền đã gia cố của những ngôi nhà chống lũ an toàn và các tiểu công trình công
cộng và về giảm thiểu rủi ro thiên tai, đặc biệt là các hộ còn sống lẻ, chưa chuyển vào
các cụm tuyến dân cư.
2.3. Sự phù hợp với chính sách quốc gia:
Mục tiêu của Chính phủ khi triển khai các giải pháp kỹ thuật giảm nhẹ và phòng chống lũ tại
khu vực đồng bằng sông Cửu Long là:
Bảo vệ tính mạng và của cải cho người dân; hỗ trợ người dân địa phương dựng nhà an
toàn và kiên cố; bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời bảo vệ biên giới Tây Nam Việt
Nam.
4


Bảo đảm ổn định sản xuất nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất canh tác.
Bảo vệ công trình cơ sở hạ tầng.
Bảo vệ và duy trì môi trường sinh thái khu vực sông Mê Kông.
Dự án đề xuất thực hiện thử nghiệm sử dụng loại vật liệu địa tổng hợp cao cấp (state-of-theart geosynthetic) với chi phí thấp cho phòng chống sạt lở và gia cố nền cuả các khu dân cư
vượt lũ ở tỉnh An Giang hoàn toàn thống nhất với chiến lược của Chính phủ. Giải pháp kỹ
thuật này đã được áp dụng thành công trong các công trình thuỷ lợi (đê điều) và đường, việc
thử nghiệm kỹ thuật này cho nhà ở và các công trình công cộng sẽ đem lại giải pháp bền
vững và thân thiện với môi trường trong phòng chống sạt lở, củng cố các cụm tuyến dân cư
vượt lũ đã xây dựng cũng như đảm bảo xây dựng các cụm tuyến mới an toàn, bền vững và áp

dụng công nghệ này ở các công trình nhà dân.
Những vật liệu địa tổng hợp có giá thành thấp này bao gồm vải địa kỹ thuật có lớp
màng lọc chống thấm thích hợp và loại vải địa kỹ thuật có độ dai và sức căng lớn:
Vải địa kỹ thuật chống thấm có khả năng lọc đất và chống xói mòn thích hợp. Vải địa
kỹ thuật có tác dụng ngăn lọc này được lót ngay dưới nền nhà nhằm lọc đất sét từ lớp
đất đá trong dòng nước lũ tràn qua tại các vùng nền dốc để giữ lại làm lớp đất nền,
đồng thời cho phép dòng lũ chảy xung quanh nhà mà không gây xói mòn đến nền
móng của ngôi nhà.
Lớp vải tổng hợp có độ dai và sức căng lớn để tăng khả năng chống đỡ của lớp đất
móng. Trong quá trình gia cố lại móng cho các hộ và khu vực bị lũ, người ta sẽ sử
dụng lớp vải tổng hợp này. Dựng nhà trên những móng nền đã được gia cố bằng lớp
vải địa này sẽ an toàn và chắc chắn hơn so với dựng nhà trên lớp đất bề mặt mềm,
đồng thời đảm bảo độ cao của móng nhà luôn ở trên mực nước lũ thiết kế.
Một phần quan trọng của dự án là tập huấn về sử dụng vải địa kỹ thuật, phòng chống sạt lở
đất cho các cơ quan liên quan và tập huấn giảm thiểu rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư,
đặc biệt là các hộ dân sống đơn lẻ, chưa chuyển vào các cụm tuyến dân cư an toàn.
Dự án này nhằm xác định các giải pháp kỹ thuật và hành động ưu tiên trong vấn đề giảm
thiểu rủi ro thiên tai một cách toàn diện ở lưu vực sông Mê Kông, phù hợp với Chiến lược
GNTT tại ĐBSCL cũng như Chiến lược và Kế hoạch hành động cấp tỉnh trong công tác giảm
thiểu rủi ro thiên tai đang được thực hiện tại tỉnh An Giang và ĐBSCL nói chung.
2.4. Chiến lƣợc giải quyết các vấn đề liên ngành
Các nhóm dễ bị tổn thƣơng và bình đẳng giới:
Trong lựa chọn các khu vực thí điểm của dự án, ngoài tiêu chí về cấp thiết cần xử lý ngay đối
với các cụm tuyến dân cư đang sạt lở nghiêm trọng, dự án sẽ chú trọng tới các chỉ số về tình
trạng dễ bị tổn thương của các hộ dân - đối tượng hưởng lợi. Các khu vực có nhiều hộ nghèo,
hộ do nữ làm chủ hộ và khu vực có nhiều người cao tuổi hay trẻ em sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Các hộ còn sống lẻ, chưa vào cụm tuyến dân cư vượt lũ và đặc biệt là phụ nữ sẽ là đối tượng
được ưu tiên của chương trình tập huấn của dự án. Sự tham gia, đóng góp của người dân vào
các hoạt động phòng chống sạt lở sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, trên cơ sở quá trình tham vấn
có sự tham gia rộng rãi của nam giới và phụ nữ để đảm bảo dự án không tạo thêm các gánh

nặng cho những đối tượng khó khăn, không có điều kiện đóng góp.

5


Bảo vệ trẻ em:
Bảo vệ trẻ em trong mùa lũ, giảm tỷ lệ trẻ em chết đuối là vấn đề được ưu tiên đặc biệt tại
tỉnh An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL. Các cụm tuyến dân cư có thể xây dựng các điểm
trông trẻ sẽ được ưu tiên. Bảo vệ trẻ em trong mùa lũ và việc giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ
em làm trọng tâm sẽ là các nội dung quan trọng của các lớp tập huấn của dự án.
Bảo vệ môi trƣờng:
Phòng chống sạt lở sẽ có sự kết hợp biện pháp công trình (đắp lại đất, sử dụng vật liệu địa kỹ
thuật) và trồng cây chắn sóng bảo vệ công trình. Đây sẽ là biện pháp thân thiện với môi
trường và đảm bảo phát triển bền vững ở ĐBSCL. Các vấn đề môi trường cũng sẽ được lồng
ghép vào các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, đào tạo cũng như trong các hội thảo,
tập huấn cho các các bộ cấp tỉnh, huyện.
2.5. Tính bền vững:
Sau khi nguồn vốn OFDA/USAID kết thúc, tính bền vững của hợp phần này của dự án vẫn
được đảm bảo, bằng chứng là các hộ gia đình ở những làng (thôn) nghèo nhất khu vực ven
biển và trong đất liền ở tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục xây nhà
trên loại móng đã được gia cố có khả năng chống lũ. Nguồn vốn từ tỉnh và các nguồn đóng
góp dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật sẽ được người dân địa phương sử dụng để mua vật liệu
địa tổng hợp phục vụ việc xây dựng hoặc gia cố nền/móng nhà cũng như làng mạc nơi họ
sinh sống. Ngoài ra, tính bền vững của chương trình còn thể hiện ở chỗ với các lớp tập huấn,
tư vấn được tổ chức trong suốt quá trình triển khai dự án cho người dân địa phương đã giúp
họ có thể tự quản lý việc xây dựng nhà chống lũ. Trong quá trình triển khai, dự án sẽ khai
thác mọi khả năng để có thể lồng ghép các giải pháp kĩ thuật quan trọng vào chương trình xây
dựng nhà ở của Chính phủ do Bộ xây dựng chịu trách nhiệm triển khai và nhiều chương trình
quốc gia khác.
Là một dự án trong chương trình hợp tác giữa UNDP và Chính phủ Việt Nam về Giảm thiểu

rủi ro thiên tai giai đoạn 2006-2010, sau khi hoàn thành các hoạt động cam kết với nguồn
viện trợ của OFDA/USAID vào cuối năm 2007, dự án có cơ hội mở rộng các hoạt động nhằm
củng cố các kết quả đã đạt được và triển khai sâu rộng hơn các hoạt động xây dựng năng lực,
xây dựng thể chế giảm thiểu rủi ro thiên tai/lũ lụt một cách toàn diện.
PHẦN III: PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
Dự án với kinh phí do USAID/OFDA hỗ trợ trong giai đoạn đầu này sẽ do Uỷ ban Nhân dân
tỉnh An Giang đóng vai trò là cơ quan quốc gia điều hành dự án. UBND Tỉnh chịu trách
nhiệm giải trình trước Chính phủ, UNDP và nhà tài về chất lượng chuyên môn cũng như về
việc sử dụng các nguồn lực cung cấp cho dự án nhằm đạt được các mục tiêu dự án đề ra. Điều
này bao gồm việc đưa ra thiết kế chi tiết về công trình chống sạt lở cho các cụm tuyến dân cư
do tỉnh lựa chọn có sử dụng nguồn vật liệu địa tổng hợp cao cấp với giá thành thấp; tìm k iếm
đơn vị thi công chịu trách nhiệm xây dựng các công trình chống sạt lở, đồng thời tìm nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, bao gồm những vật liệu không sẵn có ở Việt Nam. Cục Quản lý đê
điều và PCLB /Văn phòng thường trực BCĐ PCLBTW sẽ trợ giúp kỹ thuật cho việc thực
hiện các hoạt động này, dựa trên kinh nghiệm sử dụng vật liệu địa kỹ thuật cho các công trình
đê kè.

6


Với sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài nước, tỉnh An Giang sẽ có trách nhiệm cử
các cơ quan phù hợp cho việc xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn Giảm thiểu rủi ro thiên
tai cấp xã và cấp làng (thôn).
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, và xã của tỉnh tham gia dự án có trách nhiệm triển khai thực
hiện các hoạt động ở huyện/xã/thôn (ấp).
Tuyên truyền phổ biến thông tin: Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin liên quan
đến dự án sẽ được lồng ghép vào các hoạt động tuyên truyền của các dự án trong chương
trình hợp tác giữa UNDP và Chính phủ Việt Nam về Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn
2006-2010, các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và ODA có cùng mục tiêu.
Trong phạm vi ngân sách cho phép, dự án dự kiến sẽ soạn thảo sổ tay hướng dẫn tập huấn

hoặc những tài liệu hướng dẫn đơn giản phát cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
nhằm tối đa hoá hiệu quả của dự án.
Hỗ trợ từ phía văn phòng UNDP: Với mục đích hỗ trợ xây dựng năng lực quốc gia về quản
lí dự án, Văn phòng UNDP tại Hà Nội đã tiến hành cung cấp các Dịch vụ hỗ trợ triển khai dự
án (ISS) cho các đối tác trong nước tham gia các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, muốn nhận
được dịch vụ hỗ trợ, các đối tác tham gia phải có văn bản yêu cầu theo mẫu chuẩn có sẵn
(xem thêm mục 3.5, chương 2) gửi cho Văn phòng quốc gia của UNDP cùng với các Điều
khỏan tham chiếu (TORs) cụ thể, những yêu cầu chi tiết và/hoặc các chỉ dẫn khác. UNDP sẽ
thu phí dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động này cũng như các giao dịch hỗ trợ dự án thông
thường khác (ví dụ như xử lí hợp đồng, thanh toán, cấp hộ chiếu, đặt phòng khách sạn, tiền
vé máy bay, v.v). Số phí phải thu dựa trên chi phí thực tế hoặc dựa vào Bả ng giá chung
(UPL) do Trụ sở chính của UNDP quy định khi tư vấn cho các Văn phòng quốc gia trên thế
giới. Chi phí này sẽ được đưa vào danh mục chi tiêu giống như chi phí đầu vào của dự án. Do
đó trong ngân sách dự án sẽ không cần có thêm các hoạt động riêng lẻ nào khác.

PHẦN IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
Giám sát dự án: Việc giám sát dự án sẽ tuân theo các quy định hướng dẫn tạm thời mới đối
với công tác quản lí dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNDP ban hành vào tháng 10/2005,
thay thế cho Sổ tay Quốc gia điều hành dự án tại Việt Nam. Đặc biệt, việc triển khai dự án
này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các báo cáo hàng quý đánh giá tiến độ thực hiện và sử dụng
nguồn vốn dự án. Tiến độ chuẩn theo yêu cầu và các báo cáo tài chính quí và năm là những
cơ sở quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo theo dõi toàn bộ dự án trong
thời hạn một năm.
Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây cũng được sử dụng trong quá trình theo dõi tiến độ, đầu ra
và tác động của chương trình theo như cam kết với nhà tài trợ:
Khung thời gian giúp OFDA theo dõi được tiến độ thực hiện của dự án, và
Các chỉ số và các chi tiết về cách thức đánh giá các hoạt động, bao gồm tần số thực
hiện các biện pháp, các đơn vị đánh giá và các chỉ số khác đề cập trong bảng Kết quả
dự án và nguồn lực được đưa ra dưới đây.
Các công cụ giám sát đã cam kết với nhà tài trợ được tổng hợp lại trong bảng dưới đây.


7


Công cụ giám sát

Các hoạt động liên quan

Các kế hoạch quản lí, Biên soạn sổ tay hướng dẫn quản lí chất lượng dự án (QLCL)
đảm bảo chất lượng và
Biên soạn sổ tay hướng dẫn đảm bảo chất lượng dự án (BĐCL)
quá trình triển khai.
Tập huấn cho các giám sát viên về QLCL và BĐCL.
Kiểm tra dưới hình thức viết và vấn đáp về trình độ QLCL và
BĐCL của các giám sát viên.
Triển khai chương trình QLCL và BĐCL.
Giám sát công tác tập Chuẩn bị và triển khai kế hoạch giám sát công tác tập huấn.
huấn.
Lấy mẫu về các tác động Tổ chức những buổi thảo luận nhóm với những hộ nghèo khu vực
của chương trình đối với ven biển và trong đất liền ở các làng, xã về tính thiết thực của việc
người dân địa phương.
xây nhà chống lũ cũng như lợi ích của các khoá tập huấn bảo vệ
móng nhà chống lũ.

Giám sát sự đóng góp của dự án vào Đầu ra dự kiến của Chƣơng trình: Giám sát thực
hiện dự án và tiến độ đạt được đầu ra dự kiến của dự án sẽ được đặt trong giám sát tổng thể
Chương trình hợp tác giữa UNDP và Chính phủ Việt Nam về Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai
đoạn 2006-2010.
Đánh giá dự án:
Xem xét tiến độ dự án một cách đều đặn, ít nhất là theo quí, là một công việc thực sự có ý

nghĩa quan trọng đối với dự án chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn này. Sẽ không có
đánh giá lớn nào ngoài một bản khảo sát về tập huấn và đánh giá độc lập của chuyên gia công
trình đối với thiết kế, giám sát chất lượng và sau xây dựng với mục đích đánh giá nhu cầu
thay đổi trong thiết kế, xây dựng và tập huấn phù hợp với trình độ công nghệ, kỹ thuật ở các
tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đánh giá cuối cùng của dự án sẽ được thực hiện trong đánh giá giữa kỳ của Chương trình
Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2006-2010.
PHẦN V: CƠ SỞ PHÁP LÝ
Toàn bộ văn bản chuẩn dưới đây được xem là cơ sở pháp lý của văn kiện dự án:
“Văn kiện dự án này sẽ là công cụ tham chiếu như đã quy định trong Khoản I - Thoả thuận
Viện trợ cơ bản theo tiêu chuẩn giữa Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chương Trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP) được ký kết vào ngày 21 tháng 3 năm
1978. Theo mục đích của thoả thuận này, Cơ quan điều hành của nước chủ nhà sẽ là Cơ quan
phối hợp thực hiện của Chính phủ như đã được đề cập trong trong thoả thuận."
Sửa đổi dự án: Các hình thức sửa đổi sau đây đối với văn kiện dự án chỉ có thể được thực
hiện nếu có chữ ký của Đại diện Thường trú UNDP, miễn là đảm bảo điều kiện các bên ký
kết văn kiện dự án không phản đối các thay đổi được đề xuất:
a) Các sửa đổi bên trong, hoặc bổ sung, bất cứ Phụ lục nào của văn kiện dự án.

8


b) Các sửa đổi mà không làm thay đổi đáng kể khuôn khổ kết quả như nêu trong chỉ tiêu
kết quả, chỉ tiêu đầu ra và ngân sách cho năm đầu tiên của dự án, nhưng phải tiến
hành do việc bố trí lại các đầu vào đã được thoả thuận hoặc do việc tăng chi phí vì
lạm phát; và
c) Các sửa đổi bắt buộc hàng năm để điều chỉnh việc thực thi các đầu vào đã được thoả
thuận của dự án, hoặc để phản ánh việc tăng chi phí do chuyên gia, tư vấn hay tăng
các chi phí khác do lạm phát, hoặc để tạo ra một sự linh hoạt về chi tiêu dành cho cơ
quan Quốc gia điều hành dự án.

Nhân sự chuyên nghiệp của dự án quốc gia: Chính phủ nhất trí với công tác tuyển chọn đội
ngũ cán bộ dự án chuyên nghiệp (NPPP) theo yêu cầu của dự án, phù hợp với các chính sách
và qui trình tuyển chọn do Liên Hợp Quốc đưa ra đối với vấn đề này.
Đội ngũ cán bộ này sẽ góp phần bổ sung vào nguồn nhân lực sẵn có của dự án do Chính phủ
cử ra, hoạt động trong suốt quãng thời gian mà UNDP tham gia dự án. NPPP sẽ được trả
lương theo công việc dựa theo chính sách và quá trình làm việc của UNDP. Số tiền này sẽ
không vượt quá mức chi trả cho công việc tương ứng ở Việt Nam hay mức lương áp dụng
trong hệ thống của Liên Hiệp Quốc.

9


KHUNG KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN VÀ NGUỒN LỰC
Kết quả chƣơng trình Quốc gia:

Kết quả # 2: Tăng cường năng lực để triển khai hiệu quả công tác giảm thiểu rủi ro, ứng phó với các loại
hình thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Các chỉ tiêu về kết quả đƣợc đề cập trong văn kiện dự án quốc gia:
- Lồng ghép chiến lược Quốc gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai vào các chính sách của các ngành một cách hiệu quả
- Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thiên tai cho chính quyền các địa phương/ các cộng đồng/ và người dân để có thể đối phó với các diễn biến
phức tạp của khí hậu; giảm thiểu các tác động tiêu cực của thiên tai đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường tại các tỉnh có dự án.
- Cải thiện công tác điều phối và trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường cảnh báo sớm.
Hệ thống dịch vụ MYFF có thể áp dụng:
Chíên lƣợc đối tác: Xem Văn kiện dự án (CPD) và Dự thảo Kế hoạch Hành động Chương trình Quốc gia (CPAP)
Tên và Mã số dự án:
Đầu ra dự kiến 1: Phát triển và tăng cường khả năng chống lũ của loại móng nhà được gia cố bằng vật liệu địa tổng hợp cao cấp với giá thành thấ p
cho các xã nghèo ven biển và trong đất liền của ĐBSCL.
Tiêu chí đầu ra
Khái niệm về gia cố móng nhà và công trình
chống lũ bằng loại vật liệu địa tổng hợp cao cấp,

giá thành thấp sẽ được giới thiệu cho người dân ở
các xã, làng (ấp) và sẽ được gửi tới các cơ quan
Chính phủ có liên quan để tham khảo ý kiến.
Chuẩn bị bản thiết kế chi tiết chuẩn của một
móng nhà gia cố bằng các vật liệu địa tổng hợp
cao cấp, giá thành thấp
Móng nhà của loại nhà chống lũ hoặc của các
tiểu công trình cơ sở hạ tầng (như trường học hay
trạm y tế) gia cố bằng vật liệu địa tổng hợp sẽ
được xây dựng dựa trên thiết kế chi tiết ở những
vị trí đã được lựa chọn tại tỉnh thí điểm của
ĐBSCL, Việt Nam. Nền nhà thử nghiệm này sẽ
là một minh chứng chứng minh cho hiệu quả chi
phí của khái niệm gia cố móng nhà bằng vật liệu
địa tổng hợp

1.

2.

3.
4.
5.
6.

Các hoạt động theo tiêu chí
Trên cơ sở tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương và người
dân sở tại, tiến hành đánh giá kích thước yêu cầu của một hộ đơn
hoặc một nhóm hộ/cụm tuyến dân cư hay của một tiểu công trình cơ
sở hạ tầng bao gồm diện tích nhà và / hoặc các vật dụng, tiện nghi

khác.
Thống nhất khái niệm về việc gia cố móng nhà chống lũ cho các hộ
nghèo và các công trình cơ sở hạ tầng trên cơ sở đồng thuận của các
cơ quan chính phủ có liên quan và các cộng đồng.
Chuẩn bị bản thiết kế cho nền, được gia cố bằng vật liệu địa tổng
hợp của loại nhà chống lũ và của các tiểu công trình công cộng
Hỗ trợ đất đắp nền trong quá trình dựng móng của những căn nhà
chống lũ hoặc của các tiểu công trình công cộng
Tiến hành khởi công xây dựng những nền nhà đã được gia cố theo
bản thiết kế đã được duyệt
Tiến hành khảo sát sau xây dựng đối với vấn đề thiết kế và thi công.

10

Khung thời gian
Tháng thứ nhất

Tháng thứ hai

Tháng thứ 4 và 5
Tháng thứ 9


Đầu ra dự kiến 2: Cung cấp chương trình tập huấn cho các cộng đồng về cách thức xây dựng và bảo trì móng nền đã gia cố của
những ngôi nhà chống lũ an toàn và các tiểu công trình công cộng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, đặc biệt là các hộ còn sống lẻ ngoài
các cụm tuyến dân cư.
Đánh giá tiến độ tập huấn sẽ được tiến hành
thông qua giám sát chuyên môn và báo cáo các
giai đoạn tập huấn, chuẩn bị tài liệu, xây dựng
nội dung tập huấn, tổ chức lớp tập huấn cũng

như các hoạt động khác đang được tiến hành
trong suốt tiến trình dự án

7. Đánh giá nhu cầu tập huấn trong quá trình tham vấn ban đầu với
các cấp chính quyền địa phường và cộng đồng về khái niệm và thiết
kế của móng nhà gia cố bằng vật liệu địa tổng hợp
8. Phát triển tài liệu do các tập huấn viên cao cấp sử dụng để cung cấp
cho lớp tập huấn về cách xây dựng móng nhà sử dụng vải địa kỹ
thuật ở cấp cơ sở.
9. Lựa chọn và đào tào các tập huấn viên cao cấp.
10. Xây dựng các cuốn sổ tay hướng dẫn tập huấn để phát cho các hộ
nghèo tại cấp xã và huyện. Sổ tay hướng dẫn tập huấn bao gồm hai
phần (module): một phần về cách phòng chống lũ và một phần về
cách bảo dưỡng (trì) nền móng nhà chống lũ.
11. Tổ chức các buổi thảo luận nhóm với các hộ nghèo ven biển và
trong đất liền nhằm đánh giá chất lượng nội dung của các khoá tập
huấn cũng như nhu cầu cần cải thiện chương trình và tài liệu của
các lớp tập tiếp theo.
12. Sửa đổi lại chương trình hướng dẫn dựa trên kết quả của các cuộc
thảo luận nhóm và các khoá tập huấn đã tiến hành..

11

Tháng thứ 2

Tháng thứ 3
Tháng thứ 4
Tháng thứ 5

Tháng thứ 5


Tháng thứ 6


Các hoạt động và dự trù kinh phí
Hoạt động

Đầu vào
Số
Đơn vị
lƣợng

Đầu vào

Đơn giá
(USD)

Tiền
(USD)

Đầu ra 1: Tăng cường khả năng chống lũ của các hộ nghèo sinh sống ven biển và trong đất liền cũng như các tiểu công trình công cộng ở b a tỉnh thí điểm
Đánh giá diện t ích yêu cầu của một căn hộ hoặc một tiểu công
trình công cộng, bao gồm diện t ích đủ cho nhà

Cố vấn kỹ thuật cao cấp

Tháng
việc

làm


Hoàn thành công tác đánh giá các nhu cầu và ký văn bản thoả
thuận với chính quyền địa phương ở hai tỉnh thí điểm

Kỹ sư địa kỹ thuật quốc gia

Tháng
việc

làm

1
6

Tì m ng uồn nguyên vật liệu
Xây dựng Hồ sơ thiết kế

Vật liệu tách và lọc

Trọn gói

Vật liệu tăng sức chịu đựng
của đất móng

Trọn gói

Hỗ trợ đất đắp nền cho các căn nhà chống lũ và các tiểu công
trình cơ sở hạ tầng

Đất đắp nền


Thi công xây dựng những nền đã gia cố theo các thiết kế đã
được duyệt

Hợp đồng phụ đối với việc
thi công xây dựng móng nhà

Trọn gói

Khảo sát sau xây dựng
Tổng ng ân sách đầu ra 1:
Đầu ra 2: Cung cấp chương trình tập huấn cho các cộng đồng về cách thức xây dựng và bảo trì móng nền đã gia cố của những ngôi nhà chống lũ an toàn và các
tiểu công trình công cộng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, đặc biệt là các hộ còn sống lẻ ngoài các cụm tuyến dân cư.
Đánh giá nhu cầu tập huấn (cấp tỉnh/huyện và cộng đồng)

Cố vấn kỹ thuật cao cấp

Tháng
việc

làm

Phát triển các tài liệu tập huấn mà sẽ được các tập huấn viên
cao cấp sử dụng

Điều phối v iên tập huấn

Tháng
việc


làm

Lựa chọn và đào tạo các tập huấn viên cao cấp

Tập huấn cho tập huấn viên
cao cấp

Khoá

1

Phát triển sổ tay hướng dẫn tập huấn phát cho các huyện và xã.

Tập huấn cấp xã



4

12

1
6


Hoạt động

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và người dân địa phương

Đầu vào

Báo cáo và in ấn các tài liệu
hướng dẫn và tài liệu tập
huấn

Đánh giá chất lượng nội dung tập huấn và các nhu cầu đối với
việc cải thiện chương trình và các tài liệu tập huấn (sử dụng
phương pháp đánh giá dựa vào cộng đồng)

Đầu vào
Số
Đơn vị
lƣợng
Trọn gói

Cố vấn KT
Điều phối
viên tập
huấn

Đánh giá lại chương trình hướng dẫn
Tổng ng ân sách hoạt động 2:
Quản l ý hợp phần dự án
Điều phối v iên cấp tỉnh
Chi phí đi lại
Thiết bị VP
Các chi phí khác
UNDP GM S
Tổng ng ân sách quản l ý dự án:

TỔNG NGÂN SÁCH CỦA DỰ ÁN:


13

Tháng làm
việc

5%

9

Đơn giá
(USD)

Tiền
(USD)


Nguồn nhân lực và giao trách nhiệm
Mô tả

Cố vấn kỹ thuật cao cấp
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian
Điều phối và quản Chuẩn bị kế hoạch
lý toàn bộ dự án
hành động, đệ
trình báo cáo cuối
cùng theo mẫu của
nhà tài trợ.


Kỹ sƣ địa kỹ thuật quốc gia
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian
Đệ trình các báo
cáo giám sát thi
công, giám sát kỹ
thuật

Đánh giá diện tích
yêu cầu của một
căn hộ hoặc một
tiểu công trình
công cộng , bao
gồm diện tích nhà
Hoàn thành đánh
giá các nhu cầu và
ký thoả thuận với
chính quyền địa
phương ở 2 tỉnh
thí điểm.
Chuẩn bị bản vẽ
thiết kế móng nhà
gia cố bằng vật liệu
địa kỹ thuật
Thi công xây dựng
các móng nhà nền
cao như các thiết
kế đã được duyệt

Khảo sát sau xây
dựng

Tiến hành đánh giá
diện tích yêu cầu

Điều phối viên tập huấn quốc gia
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian

Hỗ trợ các thủ tục
cấn thiết

Quản đốc dự án
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian
Chuẩn bị kế
hoạch làm việc,
các báo cáo
tiến độ. Giám
sát và theo dõi
các hoạt động ở
2 tỉnh thí điểm
Làm việc với
kỹ sư điạ kỹ
thuật quốc gia

Điều phối việc

ký thoả thuận
với chính
quyền địa
phương 2 tỉnh
thí điểm

Đưa ra ý kiến nhận
xét và trợ giúp kỹ
thuật

Thiết kế móng nhà
gia cố bằng vật
liệu địa tổng hợp

Đánh giá chất
lượng giữa kỳ

Giám sát thi công

Theo dõi / giám
sát thi công

Đánh giá chất
lượng cuối cùng

Đánh giá sau xây
dựng

Làm việc với
kỹ sư địa kỹ

thuật quốc gia
Làm việc với
điều phối viên
tập huấn

Đánh giá nhu cầu Định hướng, thiết
tập huấn
kế công tác đánh
giá nhu cầu tập
huấn

Tổ chức đánh giá
nhu cầu tập huấn

14


Mô tả

Cố vấn kỹ thuật cao cấp
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian
Phát triển tài liệu Hiệu đính và sửa
giành cho các tập đổi
huấn viên cao cấp

Kỹ sƣ địa kỹ thuật quốc gia
Nhiệm vụ
Phân bố

thời gian

Lựa chọn và đào
tạo các tập huấn
viên cao cấp
Hoàn thiện sổ tay
hướng dẫn tập
huấn để phát cho
các huỵện và xã
Tổ chức các khoá
tập huấn cho cán
bộ và người dân
địa phương ở 2
tỉnh thí điểm
Đánh giá nội dung
tập huấn và các
nhu cầu đối với
việc cải thiện
chương trình và tài
liệu tập huấn (dựa
vào cộng đồng)
Đánh
giá
lại
chương
trình
hướng dẫn

Điều phối viên tập huấn quốc gia
Quản đốc dự án

Nhiệm vụ
Phân bố
Nhiệm vụ
Phân bố
thời gian
thời gian
Phát triển chương
trình tập huấn đối
với tập huấn của
tập huấn viên và
tập huấn cấp xã
Tổ chức tập huấn
Đồng tổ chức
cho tập huấn viên
và tham dự
cao cấp
khoá tập huấn
này
Hoàn thiện các
hướng dẫn tập
huấn
Phối hợp với các
tập huấn viên cao
cấp để tổ chức
các khoá tập huấn
ở cấp xã.
Tiến hành đánh
giá sau tập huấn

Hỗ trợ công tác

đánh giá này

Nhận xét và sửa
đổi

Tổ chức các
khoá tập huấn
ở cấp xã
Tham gia đánh
giá

Đánh giá lại
chương trình tập
huấn

PHỤ LỤC
Phụ lục I:
Phụ lục II:

Các "Điều khoản Tham chiếu" (TORs) cho các vị trí chủ chốt của dự án (Cố vấn kỹ thuật cao cấp, Quản đỗ dự
án, Chuyên gia địa kỹ thuật quốc gia, Điều phối viên tập huấn quốc gia)
Thoả thuận đã ký với USAID/OFDA
15


PHỤ LỤC I: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
CỐ VẤN KỸ THUẬT CAO CẤP
Thời hạn làm việc: 02 tháng không liên tục theo yêu cầu công việc của Dự án.
Địa điể m làm việc: Hà nội và An Giang
Trách nhiệm và nghĩa vụ:

-

Định hướng, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát chất lượng cho các hoạt động thử nghiệm sử
dụng vật liệu địa kỹ thuật trong phòng chống sạt lở cụm tuyến dân cư hay nhà dân.

-

Hỗ trợ giám sát việc xây dựng và thực hiện chương trình tập huấn

-

Chuẩn bị báo cáoc cuối cùng nộp lên nhà tài trợ

Chuyên gia sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
1. Giúp xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết của dự án trên cơ sở tham vấn chặt chẽ với
UBND tỉnh và địa phương, Cục QLĐĐvà PCLB, cán bộ dự án cũng như các bên liên quan.
Vai trò của Cố vấn kỹ thuật trong hoạt động này bao gồm:
-

Thiết kế và chỉ đạo quá trình tham vấn nhằm tạo ra sự đồng thuận giữa các bên liên quan,
bao gồm chính quyền và người dân các địa phương, về toàn bộ các khía cạnh của việc
triển khai dự án như: (i) Mục tiêu và các kết quả dự kiến; (ii) các phương thức triển khai
hiệu quả nhất và (iii) dựa trên đề xuất của Tỉnh/huyện, hỗ trợ xác định sự phù hợp giữa
nguồn lực của dự án và diện tích móng/nền cần gia cố bằng vật liệu địa kỹ thuật có khả
năng chống lũ và tính khả thi nguồn đóng góp của tỉnh và người dân đia phương cho việc
thực hiện.

-

Hỗ trợ Quản đốc dự án và các cán bộ khác, cụ thể hoá kế hoạch hoạt động trong văn kiện

dự án một cách rõ ràng và đảm bảo thời hạn của các mục tiêu đầu ra như văn kiện dự án
đã vạch ra, và các yếu tố quan trọng cần quan tâm cho quá trình theo dõi và báo cáo tình
hình triển khai các hoạt động của dự án.

2. Đảm bảo chất lƣợng thuật của việc gia cố nền, sử dụng vật liệu địa kỹ thuật
-

Định hướng cho kỹ sư địa- kỹ thuật quốc gia và quản đốc dự án trong việc chuẩn bị các
tài liệu sau:
o Các bản vẽ thiết kế của việc gia cố móng nhà sử dụng vải địa kỹ thuật.
o Kế hoạch xây dựng chi tiết và
o Các chi tiết kỹ thuật và tài liệu đấu thầu đối với việc mua vải địa kỹ thuật và
các vật liệu cần thiết khác phục vụ xây dựng các móng nhà đã được gia cố.

-

Đánh giá chất lượng kỹ thuật của các bản vẽ thiết kế và nộp báo cáo lên Giám đốc dự án
và UNDP.

-

Thực hiện 02 đánh giá kỹ thuật độc lập trong quá trình xây dựng và sau khi hoàn thành
với sự hỗ trợ của kỹ sư địa - kỹ thuật quốc gia. Báo cáo cuối cùng sẽ bao gồm các đề xuất
cho việc nhân rộng cách thức sử dụng vật liệu địa kỹ thuật, cải tiến thiết kế móng nhà, tập
huấn, thi công xây dựng cũng như giám sát chất lượng.

16


3. Đảm bảo chất lƣợng chƣơng tập huấn

-

Hỗ trợ Điều phối viên tập huấn quốc gia trong xem xét thiết kế chương trình tập huấn, tài
liệu tập huấn cũng như chất lượng của các khoá tập huấn nhằm đảm bảo có sự gắn kết
chặt chẽ với các hoạt động gia cố nền và đáp ứng nhu cầu về Giảm thiểu rủi ro thiên tai
tại Tỉnh và địa phương.

-

Tham gia đánh giá kết quả của chương trình tập huấn cùng với Điều phối viên tập huấn
quốc gia

4. Chuẩn bị báo cáo cuối cùng đệ trình USAID/OFDA theo mẫu chuẩn
5. Hỗ trợ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động của dự án với các dự án khác trong
Chương trình hợp tác về Giảm thiểu rủi ro thiên tai của Chính phủ và UNDP, với Đối tác
giảm nhẹ thiên tai và các dự án khác của Chính Phủ, Nhà tài tr ợ cũng như các tổ chức phi
chính phủ nhằm đẩy mạnh mục tiêu của dự án đồng thời tham gia học hỏi trong lĩnh vực
giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Việt nam.
Yê u cầu sản phẩm (báo cáo):
-

Kế hoạch hoạt động chi tiết của dự án cùng với một bản báo cáo ngắn (dưới dạng gạch
đầu dòng) tập trung vào các vấn đề chính cần giải quyết trong suốt thời gian triển khai dự
án cũng như phải đảm bảo tính bền vững của dự án

-

Báo cáo nhận xét về chất lượng thiết kế công trình gia cố nền, móng

-


Báo cáo đánh giá chất lượng giữa kỳ

-

Báo cáo cuối cùng về công trình gia cố nền móng tập trung vào (i) chất lượng của công
trình và (ii) các bài học, đề xuất cho việc mở rộng áp dụng vật liệu địa kỹ thuật trong
phòng chống sạt lở, gia cố nền móng ở An Giang và ĐBSCL nói chung.

-

Báo cáo cuối cùng khi kết thúc dự án theo mẫu của nhà tài trợ

Quản lý và báo cáo:
Cố vấn kỹ thuật sẽ làm việc chặt chẽ Quản đốc dự án, kỹ sư địa-kỹ thuật, Điều phối viên đào
tạo dưới sự chỉ đạo chung của Giám đốc dự án; tham vấn thường xuyên với Cán bộ chương
trình của UNDP và báo cáo lên Trưởng phòng, phòng phát triển bền vững của UNDP.
Yê u cầu trình độ:
-

Kỹ sư xây dựng, có kiến thức và kinh nghiệm về phát triển

-

Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai

-

Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam


-

Kinh nghiệm làm việc thực tế tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một lợi thế

-

Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan của chính phủ, tỉnh, các cơ quan cấp địa phương
và cộng đồng.

-

Kỹ năng giao tiếp tốt đặc biệt là kỹ năng viết. Tiếng anh thành thạo. Biết tiếng Việt là
một lợi thế

17


QUẢN ĐỖC DỰ ÁN
Thời hạn làm việc: 09 tháng liên tục
Địa bàn làm việc: Tỉnh An Giang, thường xuyên đi công tác tại các huyện
và Hà nội
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Dưới sự điều hành chung của Giám đốc dự án/Phó giám đốc dự án, Cố vấn kỹ thuật cao cấp,
điều phối viên cấp tỉnh của hợp phần do OFDA tài trợ này có trách nhiệm điều phối các hoạt
động dự án ở cấp tỉnh và địa phương nhằm đạt được các kết quả như đã đề ra trong dự án. Cụ
thể là:
-

Điều phối các đầu vào từ kỹ sư địa-kỹ thuật, điều phối viên tập huấn quốc gia, chính
quyền tỉnh và các địa phương cũgn như các cộng đồng liên quan đến dự án, chuẩn bị kế

hoạch hoạt động theo quý cho các hoạt động của hợp phần do OFDA tài trợ. Kế hoạch
hoạt động cụ thể của dự án do cố vấn kỹ thuật cao cấp chuẩn bị trong giai đoạn khởi động
dự án sẽ là khung hướng dẫn chung cho toàn bộ các kế hoạch hoạt động quí. Kế hoạch
này sẽ được thực hiện với sự tư vấn và hỗ trợ của Cục Quản lý đê điều và PCLB, Văn
phòng UNDP nhằm đảm bảo tuân thủ các thủ tục của UNDP.

-

Phối với chặt chẽ với Cục Quản lý đê điều và PCLB, Văn phòng UNDP trong việc huy
động các đầu vào và các kết quả đầu ra bao gồm các qui trình mua sắm thiết bị và dịch
vụ.

-

Phối hợp chặt chẽ với cố vấn kỹ thuật cao cấp và các nhân viên dự án trong việc cung cấp
đầu vào để chuẩn bị kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết kế gia cố móng nhà và các chương
trình cũng như tài liệu tập huấn.

-

Hợp tác chặt chẽ với chính quyền tỉnh và các địa phương cũng như các cộng đồng trong
công tác chỉ đạo điều phối các hoạt động tại hiện trường của dự án (i) quá trình tư vấn để
huy động sự tham gia của các bên liên quan trong việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động cụ
thể và các bản vẽ thiết kế của gia cố móng nhà (ii) tiến hành xây dựng và (iv) thiết kế và
tổ chức các chương trình tập huấn bao gồm các hỗ trợ hậu cần và tiến hành tập huấn nếu
được yêu cầu.

-

Giám sát các hoạt động dự án. Thường xuyên báo cáo các thông tin liên quan tiến độ dự

án và các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai cho cố vấn kỹ thuật cao cấp và Văn
phòng UNDP cũng như các cơ quan liên quan để nhận được sự can thiệp kịp thời. Chuẩn
bị các báo cáo tiến độ dự án quí và năm.

-

Tham gia vào việc lập kế hoạch quí và năm cũng như các cuộc họp kiểm điểm của dự án.

Yê u cầu trình độ:
-

Trình độ tốt nghiệp đại học về quản trị kinh doanh, thuỷ lợi, nông nghiệp hoặc các ngành
liên quan khác.

-

Có kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giảm nhẹ thiên tai tại Việt nam, cụ thể là tại
vùng ĐBSCL

18


-

Có kinh nghiêm làm việc với các cơ quan của chính phủ cả ở cấp trung ương và địa
phương. Có kinh nghiệm trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng

-

Kỹ năng giao tiếp và điều phối tốt


-

Tối thiểu ba năm kinh nghiệm điều hành và quản lý các dự án viện trợ phát triển chính
thức (ODA). Có kinh nghiệm làm việc với các dự án quốc gia điều hành của UNDP là
một lợi thế

-

Thành thạo tiếng Anh nói và viết

19


KỸ SƢ ĐỊA - KỸ THUẬT QUỐC GIA
Thời hạn làm việc: 6 tTháng bán thời gian
Địa điể m công tác: Hà nội và tỉnh An Giang, Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Dưới sự điều hành chung của cố vấn kỹ thuật cao cấp, Cục QLĐĐ&PCLB và Văn phòng
UNDP kỹ sư địa - kỹ thuật sẽ làm việc với điều phối viên tỉnh để thực hiện các nhiêm vụ
sau:
-

Chuẩn bị dự thảo thiết kế về gia cố móng nhà chống lũ trên cơ sở các đầu vào từ chính
quyền các địa phương, các cộng đồng và các kiến thức chuyên sâu về khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long và loại vật liệu vải địa kỹ thuật Làm việc với cố vấn kỹ thuật cao cấp
(STA) và các đối tác liên quan để hoàn thiên thiết kế sau các hoạt động tư vấn

-


Làm việc với cố vấn kỹ thuật cao cấp và các đối tác khác để giúp tỉnh đưa ra bản thiết kế
hoàn chỉnh sau các buổi tư vấn.

-

Chuẩn bị dự thảo của các chi tiết kỹ thuật, tài liệu đấu thầu cung cấp vật liệu và hợp đồng
phụ đối với các công trình xây dựng đảm bảo tuân thủ các thủ tục của các nguyên tắc của
NEX với điều phối viên tỉnh. Hoàn thiện các tài liệu với sự hỗ trợ và các đầu vào do STA
cung cấp

-

Dưới sự hướng dẫn của STA, tham gia vào quá trình thiết kế và tiến hành khảo sát sau
xây dựng với mục đích đánh giá nhu cầu cải tiến thiết kế, xây dựng và tập huấn

-

Chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho phần xây dựng. Làm việc với điều phối viên tỉnh trong
việc phát triển các cơ chế giám sát và quản lý chất lượng xây dựng

-

Cùng với STA, chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá chất lượng nhằm cải thiện phần xây
dựng

-

Cung cấp các đầu vào từ thiết kế/xây dựng cho tới vạch các kế hoạch hoạt động và lập
báo cáo quý cho dự án


-

Tham gia lập kế hoạch quí và năm cũng như các buổi họp kiểm điểm của dự án.

Yê u cầu:
-

Có bằng sau đại học về xây dựng dân dụng, chuyên ngành công trình

-

Có kiến thức và kinh nghiệm về qui chuẩn xây dựng phòng chống thiên tai và kinh
nghiệm thực tế về vấn đề này tại Việt nam, thể là đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long

-

Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương tới cấp địa
phương. Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng

-

Kỹ năng giao tiếp và điều phối tốt

-

Kinh nghiệm làm việc cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một lợi thế

-


Tiếng Anh nói và viết thành thạo

20


ĐIỀU PHỐI VIÊN TẬP HUẤN QUỐC GIA
Thời hạn làm việc: 6 tháng bán thời gian
Địa điể m: Hà Nội và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nhiệm vụ và trách nhiệm:
Dưới sự điều hành của Cục QLĐĐ&PCLB và Văn phòng UNDP, cố vấn kỹ thuật cao cấp,
điều phối viên đào tạo trong nước của hợp phần do OFDA tài trợ có trách nhiệm thiết kế và
thực hiện các chương trình tập huấn viên quốc gia về công trình phòng chống lũ ở tỉnh được
lựa chọn thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cụ thể là:
-

Làm việc với STA và các nhân viên của dự án để thiết kế và tư vấn cho chính quyền các
địa phương, các cộng đồng và các đối tác khác trong việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động cụ
thể cho dự án và đánh gíá nhu cầu đào tạo

-

Dưới sự giám sát của STA và sự phối hợp chặt chẽ với kỹ sư địa-kỹ thuật và điều phối
viên tỉnh, chịu trách nhiệm xây dựng chương trình tập huấn dựa trên nhu cầu tập huấn

-

Chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu tập huấn và tổ chức các khoá tập huấn cho tập huấn
viên cấp cao. Công việc này có thể bao gồm việc huy động thêm nguồn lực cho các khoá
tập huấn (dưới dạng bổ sung chuyên gia hay ký thêm các hợp đồng phụ) phù hợp với các
thủ tục của NEX. Công tác này cần phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UNDP, Cục

QLĐĐ&PCLB và các tỉnh để có được sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết

-

Cùng với điều phối viên cấp tỉnh, tổ chức các khoá tập huấn cấp tỉnh theo thoả thuận, bao
gồm các khoá tập huấn nếu được yêu cầu. Hợp tác chặt chẽ với kỹ sư địa kỹ thuật để nhận
được các hỗ trợ kỹ thuật cho khoá đào tạo

-

Hỗ trợ STA thiết kế khảo sát sau xây dựng đánh giá các nhu cầu đối với vấn đề cải tiến
thiết kế, xây dựng và tập huấn. Cung cấp các đầu vào cho giai đoạn chuẩn bị báo cáo
khảo sát

-

Làm việc chặt chẽ với STA và các nhân viên của dự án để cung cấp các đầu vào cho việc
chuẩn bị kế hoạch hoạt đông chi tiết, kế hoạch quí và các báo cáo đảm bảo lồng ghép đầy
đủ các hoạt động tập huấn vào quá trình triển khai dự án

-

Cập nhật thưòng xuyên cho STA, các bên liên quan thông tin về tiến độ các hoạt động tập
huấn và các vấn đề phát sinh để có sự can thiệp kịp thời

-

Tham gia vào quá trình lập kế hoạch quí, năm và họp kiểm điểm dự án.

Yê u cầu:

-

Thạc sĩ về nghiên cứu phát triển, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực
liên quan

-

Ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức các chương trình tập huấn bao gồm
việc chuẩn bị nội dung tập huấn và tiến hành tập huấn với tư cách là tập huấn viên

-

Có kinh nghiệm về các phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng (yêu cầu bắt buộc)

-

Có kiến thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việtnam, cụ thể là giảm nhẹ lũ tại vùng Đồng
Bằng Sông Củu Long

21


-

Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan của chính phủ cả từ cấp trung ương, tới cấp địa
phương

-

Có khả năng giao tiếp và điều phối tốt


-

Nói và viết tiếng Anh thành thạo.

PHỤ LỤC II: THOẢ THUẬN ĐÃ KÝ VỚI USAID/OFDA

22



×