Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KỸ NĂNG QUẢN LÝ DU KHÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 70 trang )

BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
TRUNG TÂM DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SINH THÁI


Tài liệu tập huấn
Hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

“KỸ NĂNG QUẢN LÝ DU KHÁCH”
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Phong Nha, tháng 11 năm 2010


MỤC LỤC

2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

4

1.

2.

Các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở Việt Nam

4

1.1. Định nghĩa


4

1.2. Danh sách phân loại các khu bảo tồn ở Việt Nam

5

Di sản thế giới

5

2.1. Định nghĩa

5

2.2. Phân loại Di sản thế giới: Văn hoá và Thiên nhiên dựa theo 10 tiêu chí

6

bình chọn
3.

2.3. Danh mục Di sản thế giới và các Di sản Thế giới ở Việt Nam

8

Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

8

3.1. Giới thiệu chung về vị trí địa lý, khí hậu, vùng lõi, 13 xã vùng đệm, dân tộc 8

3.2. Lịch sử hình thành VQG PNKB

10

Tiêu chí công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới

11

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ KHẢO CỔ, VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ ĐA DẠNG ĐỊA CHẤT,
ĐỊA MẠO VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU VỰC VQG PNKB
1.

2.

13

Giá trị khảo cổ, văn hóa và lịch sử

13

1.1. Giới thiệu chung

13

1.2. Các giá trị văn hoá điển hình

12

1.3. Các giá trị lịch sử điển hình


18

Đa dạng địa chất (đá vôi, karst và hang động)

18

2.1. Một số định nghĩa và khái quát về các loại đá vôi, thạch nhũ và trầm tích 18
hang động

3.

2.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống hang động PNKB

26

2.3. Môi trường sống trong hang động

33

Đa dạng sinh học

35

3.1. Rừng và quần xã sinh vật rừng

35

3.2. Hệ động thực vật ở khu vực VQG PNKB

39


CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở KHU VỰC VQG PNKB

42

1.

Lịch sử phát triển du lịch ở khu vực VQG PNKB

42

2.

Các điểm tham quan trong khu vực

44

3.

Kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu vực VQG PNKB

48

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 2


CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN VÀ QUẢN LÝ DU KHÁCH TRONG VQG PNKB


51

1.

Quản lý du khách

51

2.

Hướng dẫn của IUCN về quản lí hang động và karst.

55

3.

Hướng dẫn của Hiệp hội Quốc tế các Hang động Phục vụ Du lịch về quản lý

59

các hang động phục vụ du lịch.
4.

Dự thảo bộ “Quy tắc ứng xử” của Hội Hang động học Quốc tế

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70


TÀI LIỆU TRỢ GIẢNG

70

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.

Các khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở Việt Nam

1.1.

Định nghĩa:
Mọi quốc gia đều có một hệ thống các “khu bảo tồn” để khẳng định và bảo tồn
các giá trị di sản thiên nhiên hoặc văn hóa. Vườn quốc gia là một mô hình tiêu
biểu thuộc hệ thống này.
Khu bảo tồn là gì?
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa đi kèm được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc
các hình thức quản lý có hiệu quả khác – (theo: IUCN 1994)
Vườn quốc gia là gì?
Theo như phân loại của tổ chức bảo tồn quốc tế IUCN thì “Vườn quốc gia
là một khu vực tự nhiên hoặc bán tự nhiên, hoặc khu vực biển thuộc sở
hữu của một chính phủ có diện tích nằm trọn trong một quốc gia, được

thành lập nhằm:


Bảo vệ sự thống nhất về sinh thái
của một hoặc nhiều hệ sinh thái cho
các thế hệ hiện tại và tương lai.



Ngăn chặn sự khai thác hoặc sử
dụng trái với mục tiêu của khu bảo
tồn – Vườn quốc gia.



Có tiềm năng về du lịch tâm linh,
khoa học, giáo dục, giải trí; tất cả
những hoạt động này đều phải thân
thiện và hài hòa về mặt văn hóa cũng
như môi trường.”

Ở Việt Nam, Vườn quốc gia được định nghĩa
như là một khu vực tự nhiên, có đủ diện tích để
bảo tồn ít nhất một hệ sinh thái tiêu biểu và các
loài sinh vật đặc hữu trong đó.
Mục tiêu chính của các Vườn quốc gia là bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng,
nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và các hoạt động du lịch sinh thái.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Page 4


1.2.

Danh sách phân loại các khu bảo tồn ở Việt Nam
Theo IUCN, cho đến năm 2010, có đến khoảng 7.000 Vườn quốc gia trên toàn
thế giới.
Bảng bên dưới liệt kê các loại và số lượng Khu bảo tồn và Vườn quốc gia của
Việt Nam.
Số
lượng

Diện tích
(ha)

Vườn quốc gia

30

1,039,518

Khu bảo tồn tự nhiên

58

1.060.959

Khu bảo tồn loài


11

38.777

Khu bảo tồn lịch sử,
văn hóa và môi trường

45

78.129

Phân loại

2.

Di sản Thế giới

2.1.

Định nghĩa

1. Bạn có biết, rừng là
một khu vực có
diện tích rộng lớn,
có cây cao che phủ
ít nhất 50% diện
tích đất?
2. Bạn có biết, rừng
nhiệt đới là khu vực
có đấu tranh sinh

tồn dữ dội nhất?

Di sản thế giới (về tự nhiên hay văn hóa) là di chỉ
hay di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi,
hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành
phố... do các nước có tham gia Công ước di sản
thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản
thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO.

Lô-gô Di sản Thế giới bao gồm một hình
vuông đơn giản tượng trưng cho công
trình Di sản tiêu biểu, nằm trong vòng
tròn lớn hơn, chính là trái đất của chúng
ta, cả tự nhiên bao la rộng lớn.
Vạch nối giữa hình vuông và hình tròn
chính là điểm kết nối đảm bảo việc bảo
tồn các giá trị Di sản.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 5


Năm 1972, Liên hợp quốc
lập một danh sách bao gồm
các địa điểm có giá trị quan
trọng, về tự nhiên hoặc văn
hóa cho toàn nhân loại,
những giá trị này là vĩnh
viễn, bất chấp thời gian.

Mục đích của việc lập Danh
mục các Di sản Thế giới là
nhằm đảm bảo mức độ bảo
vệ cao nhất cho các tài sản
vô cùng quan trọng về mặt
tự nhiên và văn hóa trên
toàn Thế giới.

2.2.

Phân loại Di sản Thế giới
Để được ghi danh trong danh sách các di sản thế giới, khu vực đó phải có giá trị
“nổi bật toàn cầu” và đáp ứng được ít nhất là một trong số 10 tiêu chí.
Những khu vực này có thể có tầm quan trọng về các giá trị tự nhiên, văn hóa,
hoặc cả hai mặt này.


Theo Công ước di sản thế giới thì Di sản văn hóa là:
 Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong
hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị
nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
 Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình
xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng,
do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi
bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 6



 Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có
các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử,
thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Một di tích, một quần thể các công trình xây dựng hoặc một di chỉ được xem là
có giá trị nổi bật toàn cầu của Công ước khi Uỷ ban nhận thấy rằng nó có thể
đáp ứng ít nhất một trong 6 tiêu chí dưới đây:
i - Là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người; hoặc,
ii - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại,
trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của
thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ
thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan; hoặc,
iii - Là một bằng chứng độc đáo hoặc ít nhất cũng là một bằng chứng
ngoại hạng về một truyền thống văn hoá hoặc một nền văn minh đang
tồn tại hoặc đã biến mất; hoặc,
iv - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu nhà hoặc một quần thể kiến trúc hoặc
công nghệ hoặc một cảnh quan minh họa cho một hay nhiều giai đoạn
có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại; hoặc,
v - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người
hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền
văn hoá (hoặc các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn
thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược
được; hoặc,
vi - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh
hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ
thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu.



Theo Công ước di sản thế giới thì Di sản thiên nhiên là:
 Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh
học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu
xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
 Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có
ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của
các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét
theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

Các khu vực có giá trị tự nhiên phải đáp ứng được ít nhất một trong số 4 tiêu chí
sau đây:
vii - Có bằng chứng nổi bật ghi lại lịch sử phát triển về địa chất của trái đất;
viii - Có bằng chứng nổi bật ghi lại sự tiến hóa của lịch sử; hoặc,
ix - Có môi trường sống tự nhiên quan trọng để bảo tồn các giá trị về đa
dạng sinh học; hoặc,
x - Có các hiện tượng siêu nhiên hoặc là khu vực có vẻ đẹp đặc biệt.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 7


2.3.

Danh mục Di sản Thế giới và các Di sản Thế giới ở Việt Nam
Đến năm 2009, đã có 890 khu di sản thế giới nằm ở 148 quốc gia trên toàn cầu.
Trong số đó, có 689 khu di sản văn hóa, 176 khu di sản thiên nhiên và 25 khu di
sản văn hóa – thiên nhiên.
Việt Nam có 6 Di sản thế giới, trong đó có 2 di sản thiên nhiên và 4 di sản văn
hóa.

Các khu di sản thiên nhiên

Các khu di sản thế giới

Vịnh Hạ Long - năm 1994, 2000

Quần thể di tích cố đô Huế 1993

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng năm 2003

Phố cổ Hội An năm 1999
Thánh địa Mỹ Sơn năm 1999
Di sản Văn hóa Hoàng thành
Thăng Long năm năm 2010

Ghi chú: Danh sách trên không bao gồm Di sản Văn hóa phi vật thể

3.

Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

3.1.

Giới thiệu khái quát
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PNKB) (17021’12” – 17039’44” vĩ độ
Bắc, 105057’53” -106024’19” kinh độ Đông) nằm ở trung tâm dãy Trường Sơn
của Việt Nam, phía Tây Nam sông Gianh, cách thị xã Đồng Hới 40km theo
hướng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500km về phía Nam. Phía Tây và Tây
Nam giáp với nước CHDCND Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh
Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. VQG

PNKB chung ranh giới với khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno về phía Lào, cũng
là khu vực đang được đề cử là khu Di sản Thiên nhiên Thế giới. VQG PNKB
nằm trong một trong 200 trung tâm đa dang sinh học toàn cầu (WWF, 2000).
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu Karst mang ý nghĩa quan trọng toàn
cầu đã được được biết đến từ những năm 1920 của thế kỷ trước với những
hang động nổi tiếng, đã được người Pháp tổ chức các hoạt động du lịch từ năm
1937. Phong Nha đã được đưa vào danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm
1986 và chính thức trở thành VQG vào tháng 12 năm 2001. Với những giá trị nổi
bật toàn cầu đại diện cho quá trình lịch sử trái đất và địa chất, VQG PNKB đã
được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào tháng 7 năm 2003
(Tiêu chí i - nay là tiêu chí viii).

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 8


Khí hậu:
VQG PNKB có khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm. Nhiệt độ hàng năm bình quân giao
động khoảng từ 23 đến 25°C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 41°C và thấp nhất
là 8°C vào mùa đông. Các tháng có thời tiết nóng nhất trong năm là từ tháng 6
đến tháng 8, với nhiệt độ trung bình là 28°C, nhiệt độ thấp nhất rơi vào các tháng
từ tháng 12 đến tháng 2, với mức bình quân vào khoảng 18°C. Lượng mưa hàng
năm từ 2,000 mm đến 2,500 mm, và 88% lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến
tháng 12. Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%.
Vùng lõi (Vườn quốc gia):

VQG PNKB có tổng diện tích
125.729,6 ha, bao gồm phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt (64.894 ha),

phân khu phục hồi sinh thái
(17.499 ha), phân khu hành
chính và dịch vụ (3.411 ha), khu
vực Mở rộng (31.070 ha), rừng
đặc dụng (8.364.5 ha), đất chưa
có rừng (173.6 ha) và diện tích
đất khác (367,5 ha).
Hiện tại có hai cộng đồng dân
tộc thiểu số sống trong vùng lõi
của VQG PNKB với 78 hộ và
444 người. Người Arem định cư
tại bản 39, xã Tân Trạch, xã nằm ven Quốc lộ 20 gần biên giới phía Tây của
Vườn quốc gia. Người Vân Kiều sinh sống tại bản Đoòng, xã Tân Trạch, ở biên
giới phía Nam của Vườn quốc gia. Bản Đoòng đang trong quá trình di dời.
Vùng đệm:
Vùng đệm là khu vực tiếp giáp với VQG PNKB trải dài trên 3 huyện của tỉnh
Quảng Bình là Huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh. Vùng đệm có tổng
diện tích 217.908,44 ha.
Hiện nay, Vùng đệm bao gồm 155 thôn, bản ở 13 xã của ba huyện Bố Trạch,
Minh Hoá và Quảng Ninh với 64.243 dân hay 14.114 hộ gia đình. Đồng bào dân
tộc thiểu số sống trong các xã Vùng đệm và Vườn quốc gia chủ yếu thuộc các
dân tộc Bru - Vân Kiều (gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và
dân tộc Chứt (gồm Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng). Khoảng 22,31% dân số
Vùng đệm là dân tộc thiểu số.
Mỗi dân tộc thiểu số đều có các đặc điểm văn hóa riêng như săn bắt, hái lượm
hay các hoạt động truyền thống khác như hội giết trâu, hội đập trống, hội cầu
mùa, dự hội, người ta uống rượu cần.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Page 9


3.2.

Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Khu vực hiện tại của VQG PNKB đã từng được biết đến từ thập niên 1920 khi
động Phong Nha lần đầu tiên được phát hiện và du khách bắt đầu đến tham
quan khu vực này. Năm 1937, Phòng Du lịch của Khâm sứ Pháp tại Huế đã ấn
hành một tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình và động Phong Nha. Trong
những năm chiến tranh, những khu rừng và hang động quanh khu vực VQG
PNKB nói chung và động Phong Nha nói riêng được sử dụng làm căn cứ kháng
chiến và nơi cất giấu vũ khí của quân đội Việt Nam. VQG PNKB và khu vực bao
quanh VQG cũng là hành lang quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa và
hành quân. Đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc khu vực giáp giới VQG. Quốc lộ
20 là tuyến đường quan trọng nối với Lào trong thời kỳ chiến tranh chạy ngang
qua địa phận của VQG.

Sau thời kỳ chiến tranh, chính quyền địa phương đã tổ chức và tiến hành khảo
sát nhằm bảo vệ các khu vực xung quanh PNKB.
Năm 1986, Khu rừng cấm Quốc gia được hình thành với diện tích 5.000 ha. Du
khách đến tham quan khu vực bắt đầu tăng và nhà khách đầu tiên được xây
dựng ở bến phà Xuân Sơn năm 1990 nhằm tổ chức các chuyến du lịch bằng
thuyền đầu tiên đi động Phong Nha.
Năm 1993, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha1 được thành lập với diện tích
41.132 ha. Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định nâng cấp
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha thành VQG PNKB.
Năm 2003, VQG PNKB đã chính thức được công nhận là một Di sản Thế giới
của UNESCO. Phần mở rộng của Vườn quốc gia được đưa vào năm 2008 với
diện tích 31.070 ha thuộc các xã Thượng Hóa và Hóa Sơn (huyện Minh Hoá).

1

Quyết định số 964 QĐ/UB ngày 03/12/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 10


3.3.

Tiêu chí công nhận Di sản thiên nhiên Thế giới
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được
UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới dựa vào Tiêu chí (viii) trong
Công ước về Di sản Thế giới. Theo công ước này, hệ thống hang động của
VQG PNKB được công nhận mang tầm quan trọng toàn cầu:
“là một ví dụ điển hình thể hiện những giai đoạn trọng yếu trong lịch sử
hình thành Trái đất và các tiến trình kiến tạo cũng như tính đặc thù về địa
chất, địa mạo”.
Tiêu chí thứ viii của Công ước Di sản thế giới của UNESCO nêu rõ:

‘Mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển chính của
lịch sử trái đất, chứa đựng bằng chứng sự sống và các tiến
trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa trong việc hình thành
các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình và địa mạo học”
Trích dẫn và dịch từ trang web: />
Kiến tạo karst của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã phát triển từ đại Cổ
sinh (trên 460 triệu năm) và là khu vực núi đá vôi lớn lâu đời nhất ở châu Á. Trải
qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng
và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và

các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi
nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới
thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá
vôi.
Phong Nha - Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất,
giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu
vực Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng đá vôi rộng lớn, kéo dài đến biên giới nước
bạn Lào, bao gồm các kiến tạo đặc thù ngoạn mục với 65 km hang động và sông
ngầm và có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo
karst phức tạp ở Đông Nam Á.
Năm 2007, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Việt Nam đã thống nhất đề
nghị Thủ tướng cho phép Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam ký trình hồ
sơ gửi UNESCO công nhận vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên
nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học (tiêu chí x). Bộ hồ sơ trình lần
này đã được bổ sung các tư liệu quý về hệ động thực vật tại vườn quốc gia này.
Hồ sơ trình UNESCO lần này cũng đã nêu rõ tính nổi bật toàn cầu về đa dạng
sinh học, và tính toàn vẹn của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 11


Tiêu chí thứ x của Công ước Di sản thế giới của UNESCO nêu rõ:
‘Chứa đựng môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa quan
trọng nhất đối với bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh học, bao
gồm các loài bị đe dọa có giá trị toàn cầu trên quan điểm
khoa học hoặc bảo tồn’

Trích dẫn và dịch từ trang web: />

Quá trình phát triển những giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và khí hậu thủy văn
đã tạo ra môi trường lý tưởng cho đa dạng sinh học và cũng là một bộ phận hữu
cơ của giá trị nổi bật mang tính toàn cầu. Phong Nha - Kẻ Bàng là một mẫu điển
hình về đa dạng sinh học của vùng sinh thái dãy Trường Sơn, là nơi được xác
định là một trong 200 trung tâm có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học trên thế
giới (WWF, 2000). Hơn nữa, Phong Nha - Kẻ Bàng được Tổ chức Bảo tồn Chim
quốc tế đánh giá là 2 trong số 60 vùng chim quan trọng của Việt Nam (BirdLife,
2005).
Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng tính đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên,
bao gồm các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng trên núi đất và
vùng chuyển tiếp, hệ sinh thái sông suối, hệ sinh thái hang động và các hệ sinh
thái thứ sinh. Đây là một bộ máy hoàn chỉnh cho quá trình đồng tiến hóa của
động vật, thực vật tạo thành những mắt xích và mạng lưới thức ăn bền vững
trong môi trường tự nhiên. Đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài
trong khu vực chính là các bằng chứng khoa học để kiểm nghiệm giả thuyết phát
sinh các loài động thực vật trong quá trình phát triển lịch sử của trái đất.
Sự phong phú của địa chất địa mạo đã tạo ra cho Phong Nha - Kẻ Bàng tính đa
dạng về các hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái núi đá vôi,
hệ sinh thái núi đất, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái sông suối nổi và hệ sinh
thái sông suối và hang động ngầm. Riêng các hệ sinh thái rừng đã có 15 kiểu
sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng đã được mô tả và xác
định trên bản đồ.
Độ che phủ của rừng đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74%
là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu
bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Tại đây có nhiều sinh cảnh đặc biệt, đáng chú ý
nhất là các sinh cảnh rừng tự nhiên còn tương đối nguyên sinh trên núi đá vôi
với diện tích lớn nhất trong các khu rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam với gần
71.000ha, chiếm 82% diện tích. Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường
xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m với diện tích 22.500ha là kiểu
rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa, một diện tích trên

1.000ha rừng cây Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) mọc ưu thế trên núi
đá vôi, ở độ cao trên 700m đã được xác định là loài mới và đặc hữu trên núi đá
vôi của Việt Nam được coi là kiểu rừng duy nhất trên thế giới có tầm quan trọng
đặc biệt toàn cầu.
Ngoài ra, sông suối trên núi đá vôi và 36 hang động (đã được khảo sát) cũng là
sinh cảnh độc đáo trên thế giới. Đây chính là môi trường sống tự nhiên quan
trọng và có ý nghĩa nhất đối với bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh học.
Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 12


CHƯƠNG II
GIÁ TRỊ KHẢO CỔ, VĂN HÓA, LỊCH SỬ
ĐA DẠNG ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
1.

Giá trị khảo cổ, văn hóa và lịch sử

1.1.

Giới thiệu chung
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các
bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc
thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và
Việt Nam tìm thấy trong các hang động. Năm 1899, một giáo sĩ truyền đạo người
Pháp tên là Léopold Cadière đã khảo sát và nghiên cứu về văn hoá và phong
tục, tập quán của người dân vùng thung lũng sông Son. Trong thư viết cho
Trường Viễn Đông bác cổ, ông khẳng định: “Những gì còn lại của nó đều rất quí

giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học”.
Đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm hang động và và học giả Anh, Pháp đã đến
Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ
Chàm, chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và
nhiều bài vị v.v.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu
là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng
dấu tích ở hang Bi Ký trong động là một thánh đường Chăm-pa từ thế kỷ 9 đến
thế kỷ 11. Tại động Phong Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng
các bình gốm có tráng men của Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có
vòng miệng loe rộng so với thân, tạo một góc gần vuông. Ngoài ra, người ta còn
phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh ngọc, màu
lông thỏ hồng nhạt.
Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện Chiếu Cần
Vương kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các di tích lịch sử cách mạng có: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh
và đường 20 Quyết Thắng, Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe
Ve... hay các di tích Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi,
các kho hàng hoá trong hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hóa trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam.

1.2.

Các giá trị văn hoá điển hình
Hầu hết các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình đều có mặt và sinh sống tập
trung trong vùng đệm của VQG. Ngoài người Kinh chiếm phần đông đảo, trong
khu vực có hai dân tộc thiểu số được xếp hạng trong số 54 dân tộc Việt Nam là:
dân tộc Vân Kiều và dân tộc Chứt. Dân tộc Vân Kiều bao gồm các tộc người:

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Page 13


Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì. Dân tộc Chứt gồm các tộc người: Sách, Mày,
Rục và Arem.
Các tộc người này thường phân bố tập trung thành từng bản riêng rẽ, hoặc đôi
khi sống xen kẽ lẫn nhau trong cùng một bản. Nhìn chung thì mỗi xã thường có
một vài tộc người cùng làm ăn sinh sống.
Dân tộc Vân Kiều
Theo Nguyễn Quốc Lộc và các tác giả trong cuốn "Các dân tộc ít người ở Bình
Trị Thiên" (Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế, 1984) thì đây là một trong những dân
tộc có số lượng đông ở dọc vùng Trường Sơn xếp thứ 23 trong danh mục các
thành phần dân tộc Việt Nam. Theo tác giả thì ở Bình Trị Thiên, khi đó dân tộc
Vân Kiều có 31.580 người, chiếm trên 50% dân số các dân tộc ít người, cư trú ở
các huyện Hướng Hoá, Quảng Ninh, Bến Hải, Tuyên Hoá, Bố Trạch, A Lưới và
Hướng Điền.
Theo Nguyễn Đình Khoa (Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, 1976) thì dân tộc
Vân Kiều thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, là nhóm bản địa ở bán đảo Đông
Dương. Theo tác giả, dân tộc Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma
Coong, Trì, Sộ. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Hữu Thông (Thông tin
khoa học trường Đại học Huế, số 2 - 1978) cho rằng ngoài các tộc người trên thì
tộc người Pa Hy cũng là nhóm địa phương của dân tộc Vân Kiều.
Trong số các tộc người của dân tộc Vân Kiều thì nhóm người Vân Kiều có số
lượng lớn nhất, phân bố hầu khắp các tỉnh dọc dãy núi Trường Sơn. Nhóm
người Trì (còn gọi là Tia Rì, Chà Ly, Trùi...) và Ma Coong (hay Ma Cong, Mường
Kong) có số lượng rất ít phân bố ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch (Bố Trạch) và
một phần bên Lào. Nhóm Khùa phân bố tập trung ở xã Dân Hoá của huyện Minh
Hoá.
Phong tục canh tác của dân tộc Vân Kiều nói chung là làm nương rẫy. Nơi canh

tác lý tưởng của đồng bào vẫn là những khu rừng già có độ dốc từ 25 đến 300.
Khi đã chọn được nơi vừa ý, họ thường đánh dấu để khẳng định quyền sở hữu.
Trước khi phát rẫy họ thường tổ chức các nghi lễ cúng bái xin phép thần rừng
(Yang Xự). Công cụ sản xuất vẫn còn tương đối thô sơ, chủ yếu là rìu, rựa. Thời
gian canh tác trên mỗi nương rẫy không có kỳ hạn nhất định, tuỳ thuộc vào mức
độ màu mỡ của đất đai. Vùng đệm VQG thường là đất dưới núi đá vôi mỏng dễ
bị xói mòn nhanh bạc màu, quá trình canh tác nương rẫy thường kéo dài 3-5
năm.
Sau mùa trồng tỉa thường là mùa săn bắn và hái lượm. Công việc săn bắn là
việc của đàn ông. Họ thường tổ chức thành từng nhóm 5-6 người với vũ khí là
ná, lao, các loại bẫy. Phụ nữ thường đảm nhiệm vai trò hái lượm. Đối tượng hái
lượm tương đối phong phú gồm các loại rau, quả, lõi cây, các loại củ.... Bên
cạnh đó việc đánh bắt cá và khai thác mật ong cũng rất phổ biến. Nguồn lương
thực được bổ sung chính là nguồn tài nguyên rừng thông qua việc hái lượm.
Lượng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không phải được cung cấp từ chăn
nuôi, trồng cấy mà chủ yếu là nhờ vào săn bắt, đánh cá, hái lượm.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 14


Sinh hoạt văn hoá dân gian của người Vân Kiều mang tính chất cộng đồng và có
ảnh hưởng văn hoá ngoại lai. Đối với nhóm Trì, Khùa, Ma Coong có ít nhiều ảnh
hưởng văn hoá Lào. Nhìn chung, ngày nay việc giao lưu văn hoá với người Kinh
có phần nào ảnh hưởng đến văn hoá của cộng đồng người Vân Kiều. Sinh hoạt
văn hoá thường là những đêm hát đối giữa nam nữ thanh niên, trong đám cưới,
trong ngày hội đâm trâu... bằng các làn điệu dân ca với các nhạc cụ độc đáo của
riêng họ.
Về tôn giáo tín ngưỡng, đồng bào Vân Kiều thường tin vào các thần núi thần

sông. Việc thờ cúng tổ tiên rất phổ biến và được chú trọng. Ngoài ra đồng bào
còn sử dụng một số ma thuật chữa bệnh, ma thuật làm hại, ma thuật tình yêu.
Trong sinh hoạt thường có một số kiêng kỵ như: không nằm ngang nhà, kiêng
làm việc lớn ngày 30, mồng 1....

Dân tộc Chứt
Theo Hà Văn Tân và Phạm Đức Dương trong bài "Về ngôn ngữ tiếng ViệtMường" (Tạp chí Dân tộc học số 1/1978) thì ngôn ngữ Chứt là cổ nhất trong
nhóm ngôn ngữ Việt-Mường và được tách khỏi tiếng Việt-Mường từ thế kỷ X XI.
Theo tài liệu của Ban Dân tộc Bình Trị Thiên (1980) thì thời đó người Chứt chỉ có
359 hộ với 1839 nhân khẩu, 85 người Chứt sống ở xã Thượng Trạch và Tân
Trạch (vùng Phong Nha) còn đại đa số (1754 người) sống ở huyện Tuyên Hoá.
Họ sống rải rác và xen kẽ với tộc người Khùa.
Theo Nguyễn Quốc Lộc (1984) và các tác giả trong cuốn "Các dân tộc ít người
của Bình Trị Thiên " thì ở 3 tỉnh trên có 2.000.000 người, trong đó khoảng 60.000
người (3%) thuộc 4 dân tộc : Vân Kiều, Kơ Tu, Tà Ôi và Chứt. So với 54 dân tộc
trong cả nước Việt Nam, Chứt là một dân tộc nhỏ đứng thứ 44. Dân tộc Chứt
gồm nhiều nhóm tộc: Sách, Mày, Rục, Arem... Arem là nhóm nhỏ nhất, đến thời
điểm tháng 12/1997 chỉ có 116 người, sau đó là nhóm Rục chỉ có 324 người
(đến tháng 12/1997).
Về văn hoá dân gian, người Chứt có những bài hát phổ biến, nhất là điệu "Con
trâu ra đồng" được sử dụng với một số nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn ống. Đàn
ống gần giống như nhị của người Kinh được làm bằng cây lồ ô. Ngoài ra còn có
một số nhạc cụ khác như sáo (pi), ống thổi (pìa). Các làn điệu dân ca và nhạc cụ
được sử dụng vào ngày lễ tết, đám cưới, hoặc được thầy mo sử dụng trong lễ
cúng cơm mới, gọi hồn,....
Về tôn giáo tín ngưỡng, đối với dân tộc Chứt còn tồn tại nhiều phong tục tập
quán như các nghi lễ, các ma thuật, kiêng kỵ,... Mỗi năm người Chứt có 3 lần
cúng tế nông nghiệp: lần thứ nhất là lễ làm mùa, lần thứ hai là lễ lấp lỗ, lần thứ
ba là lễ cúng cơm mới. Các ma thuật chủ yếu ở đây được sử dụng vào việc
chữa bệnh và làm hại người khác. Người Chứt còn giữ tương đối nhiều hình

thức kiêng kỵ rất phức tạp, như đi vào rừng thì tên các loài động vật phải gọi tên
lóng và phải im lặng sợ ma rừng phật ý. Khi đàn bà sinh đẻ phải vào trong lán ở
bìa rừng do người chồng làm để sinh nở. Sau khi sinh nở chỉ có hai vợ chồng tự
chăm sóc nhau. Sau từ 10 đến 15 ngày hai vợ chồng mới được trở về nhà sau
khi đã làm một số thủ tục tà phép (phong tục này còn tồn tại ở một số bản người
Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 15


Sách xã Dân Hoá). Một số kiêng kỵ khác như kiêng ngồi góc nhà, đặc biệt là
kiêng không mắc màn trong nhà đã gây cản trở trong việc phòng chống các
bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết...
Tuy nhiên, các phong tục tập quán và lễ nghi cho đến nay đã thay đổi nhiều do
ảnh hưởng văn hoá của người Kinh. Chỉ có một số bản vẫn giữ lại các phong tục
cổ xưa, như bản Arem (Tân Trạch), bản người Rục ở Yên Hợp (Thượng Trạch)
và một số bản người Sách ở xã Dân Hoá.
Theo tiếng dân tộc Chứt ở Quảng Bình thì Rục có nghĩa là: nơi nước lặn xuống
đất để chảy ngầm dưới đất hoặc nước từ ngầm nổi lên trên. Arem có nghĩa là:
mái đá, lèn đá, hang đá hoặc vòm đá.
Người Arem và người Rục là hai nhóm nhỏ của dân tộc Chứt từ xa quen sống
cách ly với cộng đồng ở vùng núi đá hoặc trong hang đá.
Trong dân tộc Chứt, nhóm Arem và nhóm Rục có ít người nhất và cũng là hai
trong số các nhóm nhỏ nhất so với toàn bộ các nhóm dân tộc khác trên đất nước
Việt Nam. Đời sống của hai tộc người này tương đối giống nhau trong sản xuất,
các phong tục và cách sinh hoạt. Đời sống của họ còn giữ tính hoang sơ nhất,
sống cách ly khỏi các cộng đồng dân tộc một thời gian dài nên họ vẫn sống dựa
vào nương rẫy, săn bắn, hái lượm và bắt cá trong suối.
Theo phong tục của họ khi làm một cái rẫy để trồng lúa khô hoặc ngô thì người
đứng đầu bản phải mơ thấy thần linh cho làm có kết quả thì họ mới làm, nếu

không thì họ phải vào rừng kiếm thức ăn bằng cách đào củ các loại cây thuộc họ
Mài (Dioscoraceae), họ Ráy (Araceae). Nhúc là một loại tinh bột rất quan trọng
đối với họ được lấy từ loài cây đoác (Arenga saccharifera), thuộc họ Cau dừa
(Palmae) rất phổ biến ở vùng này. Các loại rau xanh chủ yếu từ nguồn măng tre
nứa và các loài rau rừng. Nguồn thịt cung cấp cho bữa ăn một phần rất lớn được
thu thập từ việc săn, bẫy thú nhỏ, bắt cá, cua, ếch, nhái, lấy mật ong. Khi săn
bắn thú họ đi thành nhóm 7 - 8 người dùng nỏ, lao. Nhà của họ rất đơn giản,
thường bằng tre hoặc cây gỗ nhỏ và lợp lá cây nên chỉ tồn tại được 3 - 4 năm.
Trước đây người Arem sống từng nhóm 10 - 12 nhà rải rác ở các vùng gần hang
Đại Cáo, hang Người lùn, hang Duật... Còn người Rục sống thành nhóm nhỏ
hơn khoảng 5-7 hộ ở các thung lũng gần nơi nước lặn hoặc các hang đá ở núi
Ma Ma.
Trước đây quần áo của hai nhóm người này được tự đan lấy bằng sợi của vỏ
cây sui (Antiaris toxicaria) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), một loài cây có nhựa
mủ độc nhưng vỏ có nhiều sợi. Các tác giả ngoại quốc lại cho rằng quần áo như
vậy rất gần gũi với các dân tộc Polynesi. Ngày nay trang phục của họ cũng dần
được thay đổi theo hướng ăn mặc của người Kinh.
Trước kia người Arem sống rải rác trong các thung lũng và hang đá trong rừng ở
gần bản Đoòng và bản Rào Con bây giờ. Sau khi được phát hiện năm 1962,
Chính phủ đã tổ chức cho họ ra ở gần cây số 14 đường 20 và giúp đỡ họ rất
nhiều. Giai đoạn 1965-1972, do chiến tranh ác liệt trên dọc tuyến đường mòn Hồ
Chí Minh, họ lại phân tán vào rừng, một phần về nơi cư trú cũ, một phần sống
trong hang Đại Cáo và Đại Ả cách đường 20 khoảng trên 10 km về phía đông.
Năm 1993 Chính phủ lại giúp đỡ người Arem xây dựng một bản mới là Tân

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 16



Trạch ở phía tây nam VQG và giúp đỡ họ dựng nhà, xây lớp học, trạm xá và
cung cấp cho họ các nhu cầu cần thiết.
Người Rục sống rải rác, rất hoang dã trong các thung lũng và núi đá ở núi Ma
Ma trước khi được bộ đội tìm thấy (1960). Sau đó Chính phủ đã giúp họ định cư
tại bản Yên Hợp bây giờ. Tuy nhiên, cuộc sống định cư đối với họ chưa trở
thành thói quen, nên một số gia đình vẫn tiếp tục sống cuộc sống hoang sơ trong
hang đá và thung lũng núi đá vôi. Hiện nay ở Yên Hợp còn một số hộ sống như
thế trong núi Ma Ma; họ vẫn muốn
từ chối sự giúp đỡ về nhà cửa,
trường học, y tế, gia súc.
Người Arem và người Rục là đối
tượng nghiên cứu của dân tộc học vì
cho đến 3 thập kỷ gần đây họ vẫn
quen sống cách ly khỏi cộng đồng.
Công cụ sản xuất lạc hậu, quần áo
tự sản xuất bằng vỏ cây sui và dây
rừng. Tộc người Arem và người Rục
với các phong tục tập quán của họ
cũng là một đối tượng cần bảo vệ
như những di sản văn hoá nhân văn.

Văn hóa Chăm-pa cổ
Bằng chứng về sự sinh sống của con người ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã được
tìm thấy trong một số hang động, ví dụ như sọ người và những đồ vật do con
người làm ra. Năm 1899 một người truyền giáo người Pháp đã phát hiện ra
những ký tự chữ tượng hình cổ của người Chăm-pa ở động Phong Nha.
Sau khi phát hiện ra các đồ gốm sứ mang kiểu dáng Chăm-pa, bình đất, tượng
đá và tượng Phật trong động Phong Nha vào năm 1995 do Viện Khảo cổ Việt
Nam đã cho rằng hang Bi kí có thể là nơi sinh sống của người Chăm từ thế kỷ
thứ 9 đến thế kỷ thứ 11 (Vương quốc Chăm-pa tồn tại 904 năm từ năm 192 –

1096).

Văn hóa dân tộc thiểu số
Vào đầu thế kỷ 19, một ngôi đền đã được xây dựng ngay tại lối vào của động
Phong Nha nhằm thờ thần Động và người dân địa phương thường tổ chức lễ hội
hàng năm để cầu mưa và mùa màng tươi tốt.
Phần lớn người dân sống trong vùng lõi của Vườn thuộc nhóm dân tộc thiểu số
Vân Kiều ( Vân Kiều, Tri, Khua, Ma Coong), và dân tộc Chứt ( Sách, May, Rục,
Arem, Ma Lieng).
Mỗi dân tộc thiểu số đều có các đặc điểm văn hóa riêng như săn bắt, hái lượm
hay các hoạt động truyền thống khác như hội giết trâu, hội đập trống, hội cầu
mùa, dự hội, người ta uống rượu cần.
Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 17


1.3.

Các giá trị lịch sử điển hình
Trong chiến tranh chống Mỹ,
rất nhiều nơi, nhiều hang động
trong khu vực Phong Nha -Kẻ
Bàng là căn cứ vững chắc của
Quân đội miền bắc Việt Nam.
Các địa danh như phà Xuân
Sơn, phà Nguyễn Văn Trỗi,
Đường 20, ngầm Trạ Ang,
hang Tám cô, các kho dự trữ ở
các hang động thuộc hai

huyện Tuyên Hóa và Minh hóa
đã đi vào huyền thoại của lịch
sử dân tộc.
Động Phong Nha là địa điểm quan trọng để giấu vũ khí, lương thực, trang thiết
bị, hang Bi Kí được dùng làm bệnh viện dã chiến. Lối vào động bị thả bom năm
1968 và vẫn còn dấu tích trước động cho đến ngày nay.

2.

Đa dạng địa chất

2.1.

Một số định nghĩa và khái quát về các loại đá vôi, thạch nhũ và trầm tích
hang động

2.1.1.

Các thuật ngữ

2.1.2.



Đa dạng địa chất: bao gồm sự đa dạng về các loại đá, khoáng vật và cấu
tạo của đất.



Khoáng vật: là những chất rắn phi hữu cơ (những vật chất không phải là

động vật hay thực vật thì đó là khoáng vật). Khoáng vật có thể là một đơn
chất, hay một hợp chất do nhiều nguyên tố tạo thành.



Đá: được hình thành từ một, hay nhiều loại khoáng vật.

Khái quát về các loại đá vôi, thạch nhũ và trầm tích
hang động

2.1.2.1. Các loại đá cơ bản
Đá nham thạch được hình thành do các khoáng chất
bị nung nóng ở nhiệt độ cao như do núi lửa phun trào –
sau đó nguội dần.
Đá trầm tích được hình thành khi các lớp với các hạt
khoáng nhỏ (như bùn, đất sét, cát, đá cuội...) cùng với
các khoáng chất rắn lắng đọng dưới đáy biển hoặc
sông hồ qua thời gian và trở nên kết dính lại với nhau
(như xi măng trộn).
Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 18


Đá biến chất được hình thành từ “đá mẹ” (đá nham
thạch hay đá trầm tích) do các phản ứng hóa học, do
nhiệt độ, áp suất hay do sự kết hợp của hai hay nhiều
nguyên tố nêu trên.

2.1.2.2. Đá vôi

Đá vôi là loại đá trầm tích, được hình thành trong nước biển với sự trộn lẫn của
nhiều khoáng chất hòa tan khác nhau bao gồm Can-xi. Sinh vật biển kết hợp
Can-xi với Các-bon trong thức ăn để tạo ra chất liệu cứng gọi là Can-xi các-bonát cho lớp vỏ bảo vệ chúng.
Can-xi còn kết hợp với Cácbon đi-ôxit một cách tự nhiên
trong nước biển để tạo thành
các hạt nhỏ Can-xi các-bô-nát
mà lắng động dưới đáy biển
như một lớp bùn trầm tích.
Cùng lúc đó, các lớp vỏ của
sinh vật biển chết và các hạt
của Can-xi các-bô-nát trở nên
gắn kết với nhau để làm
thành Đá vôi.
Khi mưa rơi qua không khí nó mang theo các-bon đi-ôxit từ không khí và nước
mưa trở thành axit nhẹ. Khi mưa ngấm vào đất nơi mà cây cối đang phát triển
nước mưa hấp thụ nhiều các-bon đi-ôxit và mang tính chất axit mạnh hơn.
Đá vôi là loại đá phổ biến nhất trong một vài loại đá mà có thể bị hòa tan trong
nước ngọt, và càng nhiều các-bon đi-ôxit mà nước mưa hấp thụ thì càng có
nhiều đá vôi bị hòa tan
Đặc tính của đá vôi là xốp, dễ hòa tan, thấm nước và hình thành theo từng lớp.
Các chất lượng thay đổi của đá vôi quyết định hình thù kích cỡ của các hang
động.
Bạn có biết rằng ‘karst’ là một thuật ngữ được sử dụng để
mô tả cảnh quan chủ yếu được hình thành bởi hiện tượng
mà loại đá được tìm thấy ở đó bị hòa tan bởi nước.
Không phải ăn mòn, đó không phải là lực vật lý mà là lực
hóa học.
Bạn có biết rằng hang động là một vài lỗ tự nhiên trên
bề mặt Trái đất mà có vùng hoàn toàn là bóng tối và nó
đủ rộng cho một người có thể đi vào trọn vẹn.

Có một vài loại hang động khác nhau nhưng hang
động lớn nhất và được biết đến nhiều nhất là hang
động trong đá vôi.
Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 19


Một số cảnh quan karst bao gồm các đồi hình chóp nón, các tháp đá vôi, mặt
phẳng của loại đá vôi trần với các đường nứt, các tháp nhọn, các mái vòm.

2.1.2.3. Thạch nhũ:
Ở mức độ nào đó đá vôi có tính xốp – có khe hở hoặc lỗ khí giữa các lớp đá
vôi vì vậy nó có thể hấp thụ được nước – và tính xốp, nghĩa là các lỗ khí được
sắp xếp theo cách nào đó mà nước có thể chảy qua. Khi đã chảy vào trong đá
vôi, nước bắt đầu quá trình hòa tan và tạo nên nét nổi bật nhất của đá vôi sau
khi hòa tan – Hệ thống thạch nhũ và các hiện tượng trong hang động!
Điều mà mọi người nhớ nhiều nhất về chuyến tham quan hang động là hình
thể xuất hiện đa dạng trên mái, nền và tường hang động, tất cả được gọi
chung là “hệ thống thạch nhũ trong hang động”, nghĩa là “những thứ thuộc về
hang động”. Các loại thạch nhũ phát triển thông quá sự kết hợp giữa các phản

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 20


ứng hoá học và các tác động vật lý, đặc biệt là lực hấp dẫn. Chúng có thể là
những yếu tố trầm tích lắng đọng, tăng cường lượng Can-xi các-bô-nát trong
hang động, hoặc có thể là yếu tố hoà tan phân huỷ, lượng Can-xi các-bô-nát bị

mang ra khỏi hang động.


Những yếu tố hoà tan
Những hoa văn hình sò, điệp và những
pendants là những ví dụ điển hình về yếu tố
hoà tan vì nước chảy qua bề mặt đá vôi và
theo cách nào đó đã hoà tan lượng chất Canxi các-bô-nát và để lại những mẫu đá với
những hình thù, hình dạng, cấu trúc đặc biệt.
Những hoa văn hình mảnh sò được hình thành do sự nhiễu loạn do
nước chảy qua bề mặt đá, chúng thường nằm ở vị trí sâu nhất tại điểm
cuối cùng mà từ đó nước chảy qua.
Tuỳ theo tốc độ
nước mà kích cỡ
của hoa văn
hình mảnh sò
khác nhau, nếu
nước chảy chậm
thì các mảnh sò to và nằm xa nhau. Trong trường hợp tốc độ nước cao
mảnh sò sẽ nhỏ và nằm sát nhau hơn.
Những khe nứt hoặc lỗ hình chuông trên mái hang.
Điều này xảy ra khi nước hoàn toàn chứa đầy
trong hang động đến tận trần hang và từ trên
trần hang những giọt nước vẫn từ từ chảy qua
đá vôi vào trong hang động thông qua các khe
nứt. Khi nước chảy vào theo các khe nứt và
nước chứa đầy trong động kết hợp nhau sẽ
xảy ra phản ứng nước với nhau và có thể hoà
tan nhiều Can-xi các-bô-nát hơn và nước bắt
đầu hòa tan đá vôi ngược lên mái hang.




Yếu tố lắng đọng
Chủ yếu được tạo nên bởi một chất Can-xi các-bô-nát kết tinh được gọi là
Can-xit (calcite), được hình thành bởi một phản ứng hoá học giữa đá vôi,
nước và không khí trong hang động. Sự biến đổi từ đá vôi sang Can-xit
xảy ra do nước mang tính axit yếu thấm qua đá, và dần hoà tan Can-xi
các-bô-nát, khi chảy vào một hang động và tiếp xúc với không khí thì một
phản ứng hoá học khác lại xảy ra.
Khi những giọt nước chảy vào hang động quá trình bài khí xảy ra, khí
CO2 thoát khỏi nước và làm cho nước bớt tính axit. Khả năng giữ Can-xi
các-bô-nát trong dung dịch ít vì vậy Can-xi các-bô-nát hình thành những
tinh thể can-xit gắn vào hang động.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 21


Ví dụ:
Khi bạn mở 1 lon Coca và lắng nghe. Đổ
nó vào trong ly và tiếp tục theo dõi. Coca
ở trong lon thì nó không có bọt, nhưng
ngay khi tiếp xúc với không khí - có khí
gas - CO2 - thoát ra. Lúc này chất Coca
đang tiến hành quá trình bài khí, quá
trình diễn ra khá nhanh vào thời điểm
đầu nhưng chậm hơn về sau vì số lượng
CO2 trong lon dần cân bằng với số

lượng CO2 trong không khí!

Can-xit ở trần hang

C02 trong không khí trong động

Hình dạng của hang động, lượng và nhiệt độ nước, số lượng đá vôi và
điều kiện thiên nhiên trong hang động, thậm chí bao gồm cả những loại vi
khuẩn tồn tại trong hang động, tất cả đều ảnh hưởng đến cách thức và vị
trí lắng đọng của Can-xit và những loại măng đá thạch nhũ sẽ được hình
thành.
Hình dạng của măng đá, thạch nhũ rất đa dạng, từ tầng tầng lớp lớp
mỏng manh dễ vỡ, hình bông hoa cho đến những cột lớn hơn 200m, tuy
nhiên tất cả đều có 1 đặc điểm chung - Các tinh thể chỉ có thể hình thành
ở những nơi có sự tiếp xúc của nước, đá và không khí.
Hãy nhìn và suy nghĩ về giọt nước
trên mái hang động. Điểm duy nhất
có sự tiếp xúc của nước đá và không
khí là ở xung quanh cạnh của giọt
nước vì vậy can-xit được lắng đọng
trong 1 vòng tròn nhỏ xung quanh
cạnh của giọt nước.
Từng giọt nước chảy nhỏ giọt từ 1
điểm trong nhiều năm, để lại 1 lớp
tinh thể mỏng và chạy xuống từ mái
hang như những ống rỗng nhỏ - với
đường kính và độ dày như 1 ống hút
nước thông thường.
Những ống nhũ này có thể dài 6m
nhưng thường thì chúng bị gãy trước

khi đạt được độ dài này, hoặc bị
chặn lại và nước chảy xuống bên
ngoài bề mặt ống nơi những tinh thể
được kết tinh thành những lớp mỏng và những
ống này trở thành thạch nhũ, với đế dày hơn và
nhũ hình thon khi chảy xuống từ mái hang.
Trong điều kiện như vậy nước chảy xuống trước khi kết tụ tất cả can-xit,
các tinh thể kết tụ trên 1 diện tích lớn, dần dần từ lớp này đến lớp khác,
tạo ra măng đá với chóp tròn và chân đế lớn mọc lên từ nền hang động.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 22


Chúng sẽ trở thành cột đá khi gặp nhau tại 1 điểm giữa.

Khi lượng nước giàu can-xit chảy vào hang động gần những bức tường
nghiêng, 1 lớp mỏng can-xit được kết tụ dọc theo hướng chảy. Mỗi giọt
nước chảy theo đường chảy mà
hàng triệu giọt đã chảy qua trước
đó, để lại 1 lượng can-xit kết tụ
thành 1 tấm mỏng trên thành hang
động trong giống như 1 tấm chăn
và được gọi là khăn choàng
hang động
Tất cả là một quá tiến trình phản
ứng hoá học tuyệt vời giữa nước,
CO2 và đá vôi với sự tác động vật
lý của lực hấp dẫn. Tuy nhiên, có

một số nét đặc sắc nhất trong
hang động lại không liên quan gì
đến lực hấp dẫn.
Nhũ cành - Helictites không chịu
tác động của lực hấp dẫn và xuất
hiện với nhiều hình dạng, tuy
nhiên vẫn có 1 đặc điểm chung - 1
ống rất nhỏ ở trung tâm được
hình thành bởi nước bị kéo dài
bởi sức căng bề mặt. Ống này rất
dễ bị chặn lại và bởi vì nước chảy
xung quanh điểm chặn làm cho
các tinh thể kết tụ bị thay đổi
hướng, hình thành một số hình
dạng tuyệt vời.
Nước sau khi chảy xuống hang có
thể ứ đọng lại trong những hồ
nước, nếu mặt hồ yên tĩnh và có
can-xi các-bô-nát hoà tan trong
đó, nước sẽ từ từ bài khí và kết tụ
các tinh thể xung quanh bờ hồ và
hình thành các hồ vành đá/ bồn
trũng.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 23


Tấm khiên hang động hình thành

tại bất kỳ góc nào từ mái trần hoặc
thành hang động… Nước dưới áp
lực di chuyển qua những khe nứt
mỏng vào hệ thống đá vôi, khi chảy
vào hang đông thông qua tác động
mao dẫn, nước làm kết tụ can-xit 2
bên vết nứt, hình thành nên các
tấm can-xit với những vết nứt
mỏng chứa đầy nước ở giữa.
Những hình ảnh đẹp này là kết quả
của một số quá trình rất kỳ lạ, càng
lạ hơn nữa khi hệ thống thạch nhũ
măng đá được tạo nên bởi vi sinh
vật như tảo và vi khuẩn.
Moonmilk là lớp can-xit kết tụ
mềm, trắng và mỏng được tạo ra
bởi vi khuẩn. Chính xác như thế
nào thì không ai biết, nhưng cũng
giống như tất cả những sinh vật
sống khác ,vi khuẩn thực hiện quá
trình sản xuất chất hữu cơ và đào
thải chất thải-giàu can-xi các-bônát. Khi các chất thải bị vi khuẩn
thải ra ngoài, 1 lượng tinh thể Canxit rất nhỏ được hình thành như 1 lớp can-xi trắng mỏng liên kết yếu được
gọi là Moonmilk.
2.1.2.4. Trầm tích hang động
Hang động là 1 nguồn quan trọng để
loài người chúng ta nghiên cứu lịch
sử Trái Đất. Thông qua việc tiến
hành nghiên cứu về trầm tích hang
động (những thứ kết tụ hoặc lắng

đọng trong hang động), các nhà
khoa học có thể tìm hiểu thêm nhiều
điều về lịch sử của hành tinh chúng
ta. Nguồn gốc của sự trầm tích có
thể là do hữu cơ (từ những sinh vật
sống) hoặc là vô cơ (từ những thứ
không sống như đá).
Trầm tích hang động có thể được hình thành bên trong hoặc bên ngoài hang
động. Các khối thạch nhũ có thể thể hiện thời gian tồn tại của hang động, trầm
tích đất và đất sét có thể cho biết về điều kiện khí hậu trong quá khứ vì các
vùng khí hậu khác nhau tạo ra các loại đất khác nhau. Xương của các loài
động vật bị bồi đắp vào hang động và trở thành những hoá thạch lâu năm cho

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 24


chúng ta biết về tác động của biến đổi khí hậu lên các loại thực vật phát triển
xung quanh hang động vào thời gian những loài động vật này sinh sống.
Xâu chuỗi những thông tin này lại với nhau chúng ta có thể hiểu thêm nhiều
về sự biến đổi khí hậu trong quá khứ và có thể nghiên cứu về những ảnh
hưởng của sự biển đổi khí hậu đối với trái đất trong tương lai!
Trầm tích vô cơ
Trầm tích vô cơ trong hang động có thể bao gồm những mẫu đá vôi kích cỡ
khác nhau từ những viên sỏi nhỏ cho đến những phiến đá lớn rơi xuống từ
mái và tường hang động. Chúng có thể là các loại khoáng chất trong đá vôi bị
đào thải do sự kết tụ tăng cường khi lượng Can-xi các-bô-nát hoà tan lớn hơn
bị loại bỏ.
Những mảnh đá sắc nhọn có thể rơi ra từ mái hang sau khi hang bị khô hoặc

có thể tại trong một thời gian dài chúng phải chịu một khối lượng đất bùn rất
lớn, thường là hỗn hợp những loại thực vật, xương động vật và những chất
liệu hữu cơ khác. Trong khi những viên đá ở lòng sông có thể cho chúng ta
biết 1 dòng chảy nhanh đã từng chảy qua hang động thì lớp đất sét có thể thể
hiện được mặt nước di chuyển rất chậm hay là tĩnh lặng.
Một số loại trầm tích được thực
hiện bởi các khối không khí dịch
chuyển. Trầm tích do không khí
rất nhỏ, giống như hạt bụi trong
cơn bão hoặc phần tử khói bụi
từ các trường hợp núi lửa phun
và cháy rừng, như 1 màng
mỏng che phủ mọi bề mặt của
hang động. Những loại khác
được thực hiện bởi lực hấp dẫn
khi cát ở phía trên 1 hang động
trở nên khô đến nỗi mà nó có
thể chảy qua những khe nứt trong các tảng đá như cát ở trong đồng hồ cát và
tạo ra 1 đống cát lớn trên nền hang động.
Trầm tích hữu cơ
Trầm tích hữu cơ chủ yếu được thực hiện bởi quần thể các loài chim hoặc dơi
sống trong hang động. Phân (phân chim hoặc phân dơi) là nguồn năng lượng
chủ yếu cho toàn bộ hệ sinh thái. Hầu hết các loại động vật không xương
sống trong hang phụ thuộc vào phân. Hầu hết các loài vi sinh vật sống trực
tiếp nhờ vào phân, một số được sống nhờ những cây nấm mọc lên từ phân và
trở thành con mồi cho các loài động vật lớn hơn, và những loài động vật này
cũng sẽ trở thành miếng ngon cho những động vật lớn hơn nữa cho đến khi
hệ thống được hoàn chỉnh.
Phân rất quan trọng bởi vì nó trở thành nhiều loại hợp chất khoáng sau đó kết
hợp với can-xi các-bô-nát để tạo ra nhiều loại khoáng hang động mới cũng

như tạo ra một loạt các loại măng đá thạch nhũ khác nhau.

Tài liệu nghiệp vụ dành cho các hướng dẫn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×