Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.58 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Mục lục

Trang 1

I. Đặt vấn đề.

Trang 2

II.Nội dung.

Trang 2

1/ Thực trạng.

Trang 2

2/ Các biện pháp thực hiện.

Trang 3

3/ Kết quả đạt được.

Trang 8

III. Kết luận.

Trang 8

1/ Kết luận.


Trang 9

2/ Kiến nghị.

Trang 9

-1-


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan
trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Thấy
được tầm quan trọng đó của việc dạy và học môn Ngữ văn, đồng thời phát huy cao
hơn nữa hiệu quả trong dạy học theo quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan
tâm hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp
học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức. Ngoài ra,
để dạy học ngày một hiệu quả hơn, với kinh nghiệm lần này, tôi đã mạnh dạn áp
dụng vừa dạy học tích hợp vừa kết hợp với những kỹ thuật dạy học mới cho học
sinh vùng có điều kiện khó khăn nhằm để nâng cao chất lượng dạy học và đồng
thời tránh được những biểu hiện cô lập, phát triển tư duy, khả năng thông hiểu và
vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học của học sinh. Vì thế việc
nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Chính từ những lí do trên khiến
tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn ở
trường THCS”
II. NỘI DUNG.
1. Thực trạng.
a. Đối với giáo viên:

Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công
tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn
chế sau:
- Có nhiều giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy
học Ngữ văn cho học sinh nhưng đôi khi vẫn còn lúng túng. Do nắm kiến thức hệ
thống các phân môn trong môn Ngữ văn và liên môn chưa vững vàng.
- Một số ít giáo viên chưa có ý thức vận dụng phương pháp tích hợp trong
dạy học Ngữ văn do ngại khó, ngại khổ.
-2-


b. Đối với học sinh:
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có kỹ năng tích
hợp trong học Văn và khả năng liên tưởng, liên hệ, mở rộng vấn đề của học sinh
khi viết một bài tập làm văn còn rất hạn chế.
2. Các biện pháp thực hiện.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và học hỏi ở đồng nghiệp. Tôi đã áp dụng
được ba phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học nhằm để nâng cao chất
lượng dạy học cụ thể như sau:
- Tích hợp ngang.
- Tích hợp dọc.
- Tích hợp liên môn (Tích hợp ngoài Văn).
a. Tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm
văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách
đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi
bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn
khác.
Ví dụ 1: Khi dạy phân môn TLV bài “Mạch lạc trong văn bản” (SGK Ngữ
văn 7 - Tập 1) ta sẽ tích hợp với phân môn Văn bài “Cuộc chia tay của những con

búp bê”
- GV: Sự việc chính trong văn bản là cuộc chia tay của những con búp bê
hay là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy ?
- HS: Sự việc chính trong văn bản là sự chia tay của hai anh em Thành và
Thủy.
- GV: Nếu được chọn một từ để gọi tên chủ đề của văn bản này thì em sẽ
chọn từ nào trong các từ sau đây : Chia rẽ, Chia tay, Chia bôi, Chia xa.
- HS: Chia tay
- GV: Vậy chia tay có phải là chủ đề chính để liên kết các sự việc trong văn
bản thành một thể thống nhất không ?
- HS: Chia tay là chủ đề chính nhằm liên kết các sự việc trong văn bản.
-3-


- GV: Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ?
- HS: Đó gọi là mạch lạc trong văn bản.
Ví dụ 2 : Khi dạy bài “Lão Hạc” (Ngữ văn 8 - Tập 1) thì giáo viên tích hợp
kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “Từ láy ”.
- GV: Em hãy tìm từ láy miêu tả tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu
Vàng khi lão kể chuyện ấy cho ông giáo nghe ?
- HS: Đôi mắt (ầng ậng), miệng (móm mém), lão (hu hu) khóc …
- GV: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về tâm trạng
của nhân vật Lão Hạc?
- HS: Tâm trạng đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc...tất cả như đang dâng
trào nghẹn ngào trong lòng một ông già giàu tình thương và nhân hậu.
b. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân
môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản, giữa Tiếng Việt với Tiếng Việt ,
giữa Tập làm văn với Tập làm văn trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp)
theo chiều dọc từ trên xuống.

Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên
quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho HS có thể nắm bắt vấn đề một
cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên
hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
* Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp)
Ví dụ : Khi dạy bài “Ẩn dụ” (Ngữ văn 6 - Tập 2), GV tích hợp kiến thức với
bài “Hoán dụ” (Ngữ văn 6 - Tập 2) để giúp HS nhận biết được sự khác nhau giữa
hai biện pháp tu từ này.
- GV: Hãy so sánh sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ? Cho ví dụ minh
họa ?
- HS:

-4-


Ẩn dụ

Hoán dụ

- Là biện pháp tu từ mượn hình ảnh - Là biện pháp tu từ mượn hình ảnh
mang ý nghĩa này để diễn đạt thay cho ý mang ý nghĩa này để diễn đạt thay cho
nghĩa khác dựa trên mối quan hệ tương ý nghĩa khác dựa trên mối quan hệ
đồng.

tương cận.

(gần giống nhau).

(liên quan gần gũi)


VD:

VD:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Áo nâu liền với áo xanh
Nông dân cùng với thị thành đứng lên

* Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .
Giảng dạy theo phương pháp tích hợp này giúp HS củng cố, hệ thống lại
kiến thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung
cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ : Khi dạy phân môn Tập làm văn “Các yếu tố miêu tả và biểu cảm
trong văn bản tự sự” (Ngữ văn 8 - Tập 1), GV tích hợp phần văn Tự sự, văn Miêu
tả và Biểu cảm ở lớp 6, 7.
- GV: - Thế nào là văn tự sự, văn miêu tả và văn biểu cảm?
- HS: - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc
khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật,
sự việc, con người, phong cảnh …
- Văn biểu cảm là nêu lên tình cảm, cảm xúc của người nói, người
viết thể hiện trong văn bản thông qua các sự việc và hình ảnh.
Qua ba khái niệm trên giáo viên giúp HS thấy được vai trò của yếu tố
miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- GV: Yếu tố miêu tả và biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự?

-5-



- HS: Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng tái hiện hình ảnh và tình cảm
thông qua các sự vật, sự việc được kể trong bài văn.
- GV lưu ý: Kiểu văn tự sự lấy sự việc làm trục chính chi phối bài văn còn
miêu tả và biểu cảm chỉ là yếu tố phụ làm tăng thêm tính hình tượng, hàm xúc mà
thôi.
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, đòi hỏi GV phải nắm được toàn bộ
chương trình của bậc trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri thức,
kĩ năng của bậc Tiểu học. Tích hợp dọc về kiến thức đòi hỏi khả năng tổng hợp
khái quát và đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế, giáo viên cần khái quát được
những vấn đề cơ bản của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích hợp có
thể thực hiện được để củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn một nội dung
kiến thức cụ thể nào đó nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho học sinh.
c. Tích hợp ngoài Văn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các
kiến thức của các bộ môn Khoa học tự nhiên- Khoa học xã hội các ngành khoa
học, nghệ thuật khác với các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc
sống cộng đồng. Qua đó, làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho
học sinh.
Thực tế cho thấy áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội
dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự
nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức
tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý
nghĩa của văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” (Ngữ văn 9 - Tập 1) để học sinh
hiểu một cách rõ ràng, cụ thể về vị trí địa lí của Sa Pa.
GV tích hợp kiến thức qua môn Địa lí :
- GV: Vị trí của Sa Pa nằm ở đâu? Thuộc tỉnh nào ? Nơi đây có khí hậu như
thế nào?


-6-


- HS: Sa Pa nằm trên đỉnh Yên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai phía Bắc nước ta.
Khí hậu lạnh quanh năm, có khi lại có tuyết rơi. Vì vậy, điều kiện sống của anh
thanh niên ở đây rất thiếu thốn và cô đơn.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa ” (Ngữ văn 7 - tập 1) sau khi tìm hiểu xong khái
niệm. Giáo viên có thể tích hợp liên hệ giáo dục môi trường bằng cách cho học
sinh tìm những cặp từ trái nghĩa với những vấn đề giáo viên cho sẵn.
- GV: Em hãy tìm từ trái nghĩa về vấn đề vệ sinh, môi trường?
- HS: sạch # dơ, trong lành # ô nhiễm.
- GV: Môi trường thiên nhiên xung quanh ta hiện nay như thế nào? Em làm
gì để bảo vệ môi trường ngày một xanh sạch hơn?
- HS: Hiện nay môi trường thiên nhiên xung quanh ta ô nhiễm trầm trọng.
Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp em sẽ không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng,
chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 - Tập
2). Sau khi phân tích xong nội dung nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể tích hợp
với phân môn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên” (Lịch sử 7)
- GV: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Em hãy tìm một
số sự kiện lịch sử mà em đã được học để làm sáng tỏ điều đó ?
- HS: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (12581288), nhờ tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta, tất cả các tầng lớp
nhân dân các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất
nước. Nhân dân ta đã đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên
bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Điều đó càng khẳng định sức
mạnh của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 4: Khi dạy bài “ Phong cách Hồ Chí minh” ( Ngữ văn 9- tập 1). Sau khi

phân tích xong nội dung văn bản. Giáo viên tích hợp với việc giáo dục học sinh “
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- GV: Qua văn bản em học tập được ở Bác điều gì?
-7-


- HS: Sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày, tích lũy, ham học hỏi,
sự hiểu biết sâu rộng về tất cả các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
- GV: Qua bài học trên, em hãy sưu tầm một tác phẩm ca ngợi lối sống giản dị
của Bác?
- HS:
“ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi son
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
3. Kết quả đạt được.
Qua việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, tôi nhận thấy chất lượng
bộ môn Ngữ văn do tôi phụ trách đạt kết quả khá cao. Học sinh tích cực xây dựng
bài và nắm được kiến thức một cách liên thông giữa các khối lớp, giữa các môn
học có liên quan với nhau.
* Khi chưa áp dụng đề tài: ( Đầu năm học 2014-2015)
Lớp

Tổng

Giỏi
TS
%


Khá
TS
%

Trung bình
TS
%

số
8A
39
02
5.1
10
25.6
23
59.0
8B
31
01
3.2
15
48.4
9
43
01
2.3
05
11.6
22

51.2
* Sau khi áp dụng đề tài: ( Cuối HKI năm học 2014-2015)
Lớp

Tổng

8A
8B
9

số
39
31
43

TS
04
15
15

Giỏi
TS
%

Khá
TS
%

Trung bình
TS

%

TS

02

15
02
14

22
25
21

7
7

01

5.1
2.3

III. KẾT LUẬN.
1. Kết luận:

-8-

38.5
6.5
32.6


56.4
80.6
48.8

Yếu
%
10.3
48.4
34.9
Yếu
%
22.6
16.3


Sau khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy hiệu quả trong các giờ dạy Ngữ
văn được nâng cao rõ rệt. Giáo viên thấy được ý nghĩa to lớn của việc tích hợp
trong dạy học và học sinh tham gia giờ học một cách sôi nổi, tích cực hơn. Thông
qua các bài giảng trên lớp, bản thân tôi còn có thể củng cố lại vốn kiến thức mà các
em đã học trong cùng phân môn, các phân môn khác và liên môn.
Việc thực hiện phương pháp dạy học như trên đã đạt được kết quả khả quan
nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì thế, tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để kinh nghiệm này được hoàn thiện góp
phần nâng cao hơn chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường.
2. Kiến nghị:
Sau quá trình thực hiện đề tài, tôi xin kiến nghị với Phòng giáo dục ý kiến
sau: Những sáng kiến kinh nghiệm hay nên phổ biến để giáo viên tham khảo và
học tập áp dụng vào chương trình dạy để góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.

Tân Thạnh, ngày 04 tháng 03 năm 2015
Hiệu trưởng

Người viết

-9-



×