Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tình Hình Mắc Bệnh Phân Trắng Lợn Con Giai Đoạn Sơ Sinh Đến 21 Ngày Tuổi Tại Trại Tân Thái – Đồng Hỷ - Thái Nguyên Và So Sánh Hiệu Quả Của Hai Loại Thuốc Kháng Sinh Qm – Neolin, Enrofloxacin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.85 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HẰNG

TÊN ĐỀ TÀI:

“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN SƠ
SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI TÂN THÁI – ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA HAI LOẠI THUỐC
KHÁNG SINH QM – NEOLIN, ENROFLOXACIN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2009 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Thị Hảo


Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013


68

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu của cô giáo ThS. Hà Thị Hảo để xây dựng và hoàn thiện khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các
thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là cô giáo ThS. Hà Thị Hảo đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn
chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên Trại giống
lợn Tân Thái, Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên

NGUYỄN THỊ HẰNG



65

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT .............................................. 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ................................................................................. 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn ................................................................. 1
1.1.1.3. Đất đai .................................................................................................. 2
1.1.1.4. Giao thông, thuỷ lợi ............................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.......................................................... 3
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại ....................................................... 3
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trại......................................................................... 3
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................................................... 4
1.1.3. Tình hình sản xuất ................................................................................... 5
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi .................................................... 5
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ..................................................... 6
1.1.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 7
1.1.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 7
1.1.4.2. Khó khăn .............................................................................................. 7
1.1.5. Phương hướng sản xuất ........................................................................... 8
1.1.5.1. Ngành chăn nuôi .................................................................................. 8
1.1.5.2. Ngành trồng trọt ................................................................................... 8
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ
SẢN XUẤT ....................................................................................................... 8
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ...................................................................... 8
1.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ........................................................................ 9

1.2.3.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................... 9
1.2.3.2. Công tác thú y .................................................................................... 10
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 13
1.3.1. Kết luận ................................................................................................. 13


66

1.3.2. Đề nghị .................................................................................................. 14
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................ 15
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 15
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 16
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn ..... Error! Bookmark not defined.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 16
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 16
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con. ............................... 16
2.2.1.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli.................................................... 23
2.2.1.3. Những hiểu biết về bệnh lợn con phân trắng. .................................... 27
2.2.1.4. Các biện pháp phòng và trị lợn con phân trắng ................................. 33
2.2.1.5. Giới thiệu về thuốc sử dụng trong nghiên cứu................................... 36
2.2.1.6. Đặc điểm một số giống, dòng lợn ngoại được nuôi tại trại ............... 37
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 39
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 39
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 40
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 41
2.3.2. Địa điểm và thời gian thực tập .............................................................. 41
2.3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi.......................................................... 41
2.3.3.1. Nội dung ............................................................................................. 41

2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................... 41
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 42
2.3.4.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................ 42
2.3.4.2. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh ........ 42
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 45
2.4.1. Tỷ lệ chết và mắc bệnh phân trắng lợn con qua các năm của Trại ....... 45
2.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn tại Trại .................... 47
2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo các tháng trong năm ...... 48
2.4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi .......................... 50


67

2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt................................. 52
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo dòng ...................................... 53
2.4.7. So sánh hiệu lực của hai loại thuốc trong điều trị bệnh phân
trắng lợn con của hai loại thuốc QM - Neolin và Enrofloxacin...................... 54
2.4.7. Ảnh hưởng của hai loại thuốc đến khả năng sinh trưởng ..................... 56
2.4.8. Chi phí thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh phân trắng lợn con .. 57
2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 58
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................... 59
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................. 62
II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................... 64


69


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs
Kg
Km
M2
Ml
Mm
Nxb

: Cộng sự
: Kilôgam
: Kilômét
: Mét vuông
: Mililít
: Milimét
: Nhà xuất bản


70

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ ............. 2
Bảng 1.2. Kết quả sản xuất của trại Tân Thái từ năm 2011 - 10/2013 ............. 6
Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị và lợn nái của trại
Tân Thái ................................................................................................ 10
Bảng 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 12
Bảng 2.1. Tỷ lệ chết và mắc bệnh phân trắng lợn con qua các năm của Trại 45
Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở đàn lợn của trại ................... 47
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo các tháng trong năm ....... 48
Bảng 2.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi ........................... 50

Bảng 2.5. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn theo tính biệt ......................... 52
Bảng 2.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo dòng ............................... 53
Bảng 2.7. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của hai loại thuốc .......... 54
Bảng 2.8. Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn ....................... 57
Bảng 2.9. Chi phí thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh phân trắng
lợn con................................................................................................... 57


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại giống lợn Tân Thái là một đơn vị trực thuộc Trung tâm khuyến
nông giống và kỹ thuật nông lâm Thái Nguyên, đóng trên địa bàn của xóm
Tân Thái - xã Hoá Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. Trại cách
thị trấn Chùa Hang 2 km về phía Bắc, trên trục đường từ thị trấn đi xã Khe
Mo. Nhìn chung, đây là một vị trí khá thuận lợi để một trại chăn nuôi lợn phát
triển do cách xa khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, trường học và
đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho việc giao thông vận tải và
thông thương.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Theo phân vùng của nhà khí hậu thuỷ văn thành phố, trại giống lợn Tân
Thái nằm trong khu vực có khí hậu đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc, đó
là nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 9)
Nhiệt độ trung bình: 270C
Ẩm độ trung bình: 83%

Tổng lượng mưa: 1726mm
- Mùa khô: Thời tiết khô, rét, ít mưa (từ tháng 10 năm trước tới tháng 3
năm sau)
Nhiệt độ trung bình: 190C
Ẩm độ trung bình: 80,8%
Tổng lượng mưa: 299,2mm
Thuỷ văn: trại Tân Thái có nguồn nước nước mặt và nguồn nước ngầm
tương đối phong phú.
Nguồn nước dùng trong chăn nuôi được lấy từ giếng khoan.
Nguồn nước dùng trong trồng trọt được lấy từ ao nuôi cá.


2

Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như vậy nhìn chung là thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có
những giai đoạn điều kiện khí hậu thay đổi thất thường như hạn hán, lũ lụt,
mùa hè có ngày nhiệt độ rất cao (380C - 390C), mùa đông có ngày nhiệt độ rất
thấp (dưới 100C), đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ
Yếu tố khí hậu
Tháng

Nhiệt độ không khí
(oC)

Lượng mưa
(mm)

Âm độ không

khí (%)

1

14,5

22,0

80

2

15,8

35,0

82

3

18,8

35,3

85

4

22,5


117,6

86

5

27,1

234,0

82

6

28,3

354,5

83

7

28,5

392,2

83

8


27,9

390,3

86

9

26,9

237,5

83

10

24,3

118,0

81

11

20,6

43,4

79


12

17,3

23,5

78

Trung bình
22,71
116,94
82
(Nguồn trích: Nhà khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)
1.1.1.3. Đất đai
Trại giống lợn Tân Thái nằm trên địa bàn của khu vực miền núi nhưng
trại có địa bàn khá bằng phẳng với tổng diện tích là 50.198 m2
Trong đó:
- Đất trồng cây ăn quả: 23.000 m2
- Đất xây dựng: 11.910 m2
- Đất cấy lúa: 5.090 m2
- Ao hồ chứa nước và nuôi cá: 10.198 m2


3

1.1.1.4. Giao thông, thuỷ lợi
Giao thông:
Đồng Hỷ có hệ thống giao thông khá tốt, hầu hết các đường giao thông
đều được rải nhựa và bê tông hoá. Trại Tân Thái ở vị trí khá thuận lợi về giao
thông, nằm gần đường quốc lộ. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc vận chuyển thức

ăn, thuốc thú y cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi tương đối rộng khắp và phần lớn đã được kiên cố hoá
hệ thống kênh mương. Diện tích trồng trọt của trại sử dụng nguồn nước của
hệ thống thuỷ lợi và những ao hồ chứa nước để phục vụ trồng trọt.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư xung quanh trại
Trại Tân Thái thuộc địa bàn xã Hoá Thượng là một xã nông nghiệp của
huyện Đồng Hỷ. Cho nên, dân cư xung quanh trại chủ yếu làm nông nghiệp.
Ngoài ra, còn một phần ít dân cư sống bằng nghề thủ công buôn bán nhỏ và
một số gia đình viên chức nhà nước.
Với tình hình dân cư, dân trí như vậy rất thuận lợi để tuyên truyền,
khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn để cải
thiện thêm mức thu nhập của người dân nơi đây và cũng phát huy hơn nữa vai
trò cung cấp giống lợn ngoại của trại Tân Thái.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế,
có ban lãnh đạo năng động, nhiệt tình và giàu năng lực. Hơn nữa, trại có một đội
ngũ công nhân giỏi, yêu nghề và đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
Trại gồm 20 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ là đảng viên.
- Lao động gián tiếp: 3 người
+ Trại trưởng: là kỹ sư chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý và điều hành
sản xuất.
+ Trại phó: Là kỹ sư chăn nuôi.
+ Kế toán kiêm cả thủ quỹ: 1 người


4

Cán bộ kế toán kiêm thủ quỹ có trình độ trung cấp tài chính kế toán,

chịu trách nhiệm hạch toán ngân sách, quản lý thu chi.
- Lao động trực tiếp:
+ Tổ chăn nuôi gồm 8 người: 2 kỹ sư chăn nuôi, 1 bác sỹ thú y chịu
trách nhiệm về kỹ thuật và 5 công nhân.
+ Tổ trồng trọt: 3 người trong đó có 1 kỹ sư trồng trọt chịu trách nhiệm
về kỹ thuật và 2 công nhân.
+ Tổ thuỷ sản: 4 người
+ Tổ bảo vệ: 2 người
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên nền đất cao, dễ thoát nước.
Được bố trí tách biệt với khu hành chính và hộ gia đình, thường được xây
dựng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa
đông. Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng.
Khu chuồng dành cho chăn nuôi có tổng diện tích 1.717 m2. Trại được
nhà nước và tỉnh hỗ trợ kinh phí để nâng cấp hệ thống chuồng trại. Hiện nay
trại đã xây dựng xong với quy mô phù hợp theo hướng chăn nuôi kiểu công
nghiệp. Hệ thống chuồng lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chờ phối và lợn nái
chửa. Chuồng lồng, nền sàn nhựa cho lợn nái đẻ, lợn con và lợn sau cai sữa
cùng với hệ thống nước uống tự động. Hệ thống che chắn kín đáo thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hệ thống mái che hai ngăn có độ thông thoáng
tốt, có tường rào bao quanh để ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào
khu chăn nuôi. Ở cuối mỗi ô chuồng đều có hệ thống thoát phân và nước thải.
Hệ thống nước sạch được đưa về từng ô chuồng, đảm bảo cho việc cung cấp
nước uống tự động cho lợn, nước tắm cho lợn và nước rửa chuồng hàng ngày.
Trại đã lắp đặt hệ thống nước máy đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho lợn
uống, tắm và vệ sinh chuồng trại.
* Các công trình khác
Gần khu chuồng, trại cho xây dựng một phòng kỹ thuật, một nhà kho,
phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh. Phòng kỹ thuật được trang bị đầy đủ



5

dụng cụ thú y như: panh, dao mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh,
bình phun thuốc sát trùng, cân, các loại thuốc thú y đồng thời cũng là phòng
trực của các cán bộ kỹ thuật.
Nhà kho được xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn và các
chất độn chuồng phục vụ cho sản xuất.
Bên cạnh đó, trại còn cho xây dựng một giếng khoan, bể chứa nước,
máy bơm nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sản xuất sinh hoạt.
Khu hành chính của trại gồm có: Một phòng làm việc của ban lãnh đạo
trại cùng cán bộ hành chính, một phòng hội trường rộng rãi làm nơi hội họp,
học tập cho cán bộ công nhân viên.
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Trại giống lợn Tân Thái là một trại giống trực thuộc Trung tâm khuyến
nông giống và kỹ thuật nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, có chức năng và
nhiệm vụ chính:
Trại là một cơ sở cung cấp con giống nên được giao nhiệm vụ nuôi giữ,
nhân giống và chọn lọc đàn lợn ông bà giống ngoại để sản xuất đàn lợn giống
bố mẹ, cung cấp giống cho bà con nông dân và các cơ sở chăn nuôi khác
quanh vùng và khu vực lân cận. Nhằm mục đích tăng đàn nái ngoại trong
nhân dân, cung cấp đủ đực giống cho lai kinh tế và một phần nhân thuần nuôi
thịt để tăng tỷ lệ nạc trong thịt lợn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trại có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, trại còn tham gia
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho chăn nuôi cho các hộ gia đình
quanh vùng, hướng dẫn, giúp đỡ người dân chăn nuôi về khâu kỹ thuật, chăm
sóc nuôi dưỡng và công tác thú y.
Trại còn khảo nghiệm các loại cây, con mới cho các chương trình, các

dự án và các đề tài khoa học.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, đánh giá được những khó khăn và
thuận lợi của trại, cho nên trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi lợn của
trại có những bước phát triển đáng kể. Cho đến nay trại đã tiến hành khoán
sản phẩm đến từng công nhân. Chính vì vậy, đã kích thích tinh thần làm việc,


6

tinh thần trách nhiệm của mỗi công nhân. Kết quả sản xuất trong những năm
vừa qua của trại được thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Kết quả sản xuất của trại Tân Thái từ năm 2011 - 10/2013
Lợn đực
hậu bị

Lợn con
Năm

Số
con

Khối
lượng
(kg)

2011

2210

73.246


2012

2740

10/2013 3100

Lợn nái
hậu bị

Tổng

Khối
lượng
(kg)

Số
con

Khối
lượng
(kg)

165

7.425

470

12.894


2845 93.565

96.453

143

6.435

510

17.850

3393 120.738

192.200

125

5.625

652

23.341

3877 221.166

Số
con


Số
con

Khối
lượng
(kg)

(nguồn trích: thu thập tử kết quả theo dõi của trại qua các năm)
Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi, trại còn sử dụng diện tích
ao hồ chăn nuôi cá thịt để tận dụng chất thải từ chăn nuôi, góp phần tăng thu
nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Nhiệm vụ chính của trại Tân Thái là chăn nuôi. Cho nên trong những
năm vừa qua việc phát triển ngành trồng trọt chỉ là một lĩnh vực phụ nhằm
phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng chất thải của chăn nuôi là chủ yếu.
Tổng diện tích trồng trọt của trại là 28.090m2. Một phần diện tích
trên trại khoán cho các hộ gia đình là công nhân viên trong trại để tăng
thêm thu nhập gia đình, phần còn lại triển khai trồng cây ăn quả như: Vải,
nhãn, xoài, chuối… nhằm xây dựng thành một mô hình sản xuất khép kín,
cân bằng sinh thái.


7

1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ của các ngành, các
cấp có liên quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung tâm khuyến
nông, Chi cục thú y, Công ty vật tư nông nghiệp. Cho nên trại thường được áp
dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phục vụ sản xuất.

Trại có vị trí địa lý khá thuận lợi về giao thông vận tải và giao lưu với
dân cư quanh vùng. Đồng thời sản phẩm của trại là lợn nái ngoại hậu bị, lợn
thịt có tỷ lệ nạc cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Ban lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình, đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đội ngũ
công nhân nhiệt tình có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Toàn bộ công nhân viên
trong trại là một tập thể đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao và có lòng yêu nghề.
Trại được nhà nước quan tâm, đầu tư kinh phí để xây dựng thêm hệ
thống chuồng trại hiện đại phù hợp theo hướng chăn nuôi công nghiệp, tạo
điều kiện cho trại mở rộng quy mô sản xuất.
Công tác thú y, phòng bệnh thực hiện nghiêm túc nên tỷ lệ mắc bệnh
thấp.
1.1.4.2. Khó khăn
Kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu
và chưa đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Do trại nằm giữa địa bàn đông dân, thời tiết diễn biến phức tạp cho nên
chưa tạo được vành đai phòng dịch triệt để.
Do là một cơ quan nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường cho nên
sản xuất của trại cũng gặp không ít khó khăn. Một mặt phải đảm bảo chức
năng chuyển giao khoa học kỹ thuật tới tay người dân, mặt khác phải tự hạch
toán kinh doanh sao cho có lãi để đứng vững và phát triển.
Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao trong mùa mưa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đường tiêu hóa nói riêng phát
triển mạnh, dẫn đến vật nuôi dễ bị mắc bệnh phân trắng lợn con với tỷ lệ
nhiễm rất cao.


8

1.1.5. Phương hướng sản xuất
Căn cứ cơ sở vật chất và điều kiện của trại, đánh giá những thuận lợi, khó

khăn và tình hình phát triển chăn nuôi - thú y trong những năm gần đây của địa
phương. Trung tâm khuyến nông tỉnh và trại chăn nuôi Tân Thái đã vạch ra
phương hướng phát triển sản xuất của trại trong những năm tới như sau:
1.1.5.1. Ngành chăn nuôi
Duy trì đàn nái ngoại để sản xuất và cung cấp con giống về các chủng
loại: Đực giống, nái hậu bị và lợn nuôi thịt theo nhu cầu của nhân dân. Tiếp
tục xây dựng vùng dân nuôi lợn nái ngoại ở những nơi có điều kiện kinh tế
khá bằng cách chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi.
Tăng cường công tác thú y, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh
một cách chặt chẽ hơn.
1.1.5.2. Ngành trồng trọt
Xây dựng vườn cây ăn quả: Vải, nhãn, cam, quýt, xoài… với diện
tích 2,3 ha.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn”, căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, tôi nhận thấy trong quá trình thực
tập tốt nghiệp, không chỉ cần hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp, mà còn
phải tích cực, năng động tham gia vào công tác chăn nuôi thú y ở trại để nâng
cao tay nghề kỹ thuật và hiểu biết của mình. Trong thời gian thực tập tốt
nghiệp chúng em đều tham gia ở các công tác sau:
* Công tác chăn nuôi: Tham gia vào chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn trong trại
được phân công.
* Công tác thú y:
+ Tham gia tiêm phòng vaccine theo định kỳ cho lợn các lứa tuổi.
+ Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải như: Bệnh
đường hô hấp, hội chứng tiêu chảy, phân trắng lợn con, viêm khớp, ghẻ, viêm
da, viêm kết mạc mắt.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
* Tham gia các công tác khác: Đỡ đẻ, bổ sung sắt, cho lợn uống Baycox, thụ

tinh nhân tạo….


9

1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất một
cách hợp lý. Đề ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thu
được kết quả tốt nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nghiêm chỉnh chấp
hành các nội quy, quy định của nhà trường và cơ sở thực tập.
- Khiêm tốn học hỏi cán bộ, công nhân cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, tham
khảo các tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến về
chuyên môn và nhiều lĩnh vực khác.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Vệ sinh, sát trùng và nuôi dưỡng lợn
Đây là một trong những khâu quan trọng, nó quyết định đến thành
quả trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong
suốt thời gian thực tập chúng tôi đã cùng với công nhân tổ chăn nuôi của
trại thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, tham gia quét dọn vệ
sinh chuồng nuôi như thu phân trong các ô chuồng, quét dọn thức ăn rơi
vãi, phụt rửa gầm nền chuồng, rắc vôi khử trùng xung quanh chuồng
nuôi, vệ sinh cống rãnh thoát nước, hố sát trùng để tránh mầm bệnh xâm
nhập từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.
* Phối giống cho lợn
Với nhiệm vụ chính là cung cấp nái hậu bị có chất lượng cao nên công
tác giống của trại rất được coi trọng.
Trong công tác thụ tinh nhân tạo, tinh lợn giống do trung tâm cung cấp

theo yêu cầu của trại. Thụ tinh đúng thời điểm nhưng thường vào khoảng 8 -9
giờ sáng và 17 giờ chiều, vì khi đó thời tiết mát mẻ.
Tôi đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho 8 lợn nái, kết quả 100%.
* Đỡ đẻ lợn, bổ sung sắt và thiến lợn con:
- Đỡ đẻ 20 ca với mỗi ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh đúng theo
tiêu chuẩn của trại giao khoán cho công nhân. Trước khi đỡ đẻ chuẩn bị khăn
lau, ổ úm lợn con, kìm bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông cồn, xilanh, oxytocine.


10

- Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt ở mũi, miệng, toàn thân,
bôi bột khoáng khắp cơ thể. Sau đó bấm nanh, cắt đuôi, cho uống một giọt
Baytril và dùng bông cồn sát trùng vị trí cắt đuôi, tranh thủ cho lợn con bú
sớm sữa đầu, ghi số liệu vào thẻ lợn nái.
- Bổ sung sắt: Tiêm bắp cho lợn con 3 ngày tuổi, mỗi con 1- 2ml
prolongal.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng
Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại Tân Thái
thực hiện quy trình tiêm phòng rất nghiêm ngặt.
Bảng 1.3. Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt, lợn hậu bị
và lợn nái của trại Tân Thái
Loại
lợn

Lợn
thịt

lợn

hậu
bị
Lợn
nái

Tuổi của lợn
5 - 7 ngày
30 ngày
60 ngày
60 - 70 ngày
2,5 tháng
3 - 3,5 tháng
Trước phối giống
14 ngày
Trước đẻ 1 tháng

Bệnh
Suyễn
Dịch tả
Dịch tả
Tụ - Dấu
Xoắn trùng
Lở mồm long móng
Hội chứng sinh sản
Giả dại
Dịch tả

Loại vacxin
Ingelvac MycoFLEX
Nhược độc

Nhược độc
Nhược độc
Vô hoạt
Vô hoạt
Farowsure B
PR - Vac Plus
Nhược độc

Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiêm phòng các loại vaccine và kết
quả đều đạt 100% an toàn.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán
kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm
được: tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
hàng ngày tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả
các ô chuồng, nhằm phát hiện lợn ốm. Khi quan sát thấy những triệu chứng
như: ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng tôi


11

tiến hành tập trung theo dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập tôi
đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xẩy ra trên đàn lợn của trại:
- Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa, nái hậu bị
và lợn thịt.
+ Triệu chứng: Phân lỏng, màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu
môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu
vẹo, chán ăn.
+ Điều trị:
Dùng: Coli - 200 pha nước uống (đối với lợn con theo mẹ) với liều điều trị

10g/ thể trọng/ ngày, điều trị 3 - 5 ngày. Dùng kết hợp với Hamcoli - S. Tiêm bắp
hoặc dưới da với liều 1ml/10kg thể trong/ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Hoặc dùng Norphacoli tiêm bắp hoặc dưới da với liều 1ml/20kg thể
trọng/ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Hoặc đối với lợn con theo mẹ ta dùng QM - Neonin cho uống 1ml/10kg
thể trọng, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh đường hô hấp ở lợn thịt.
+ Triệu chứng: lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp
tăng, thở giật cục, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
+ Điều trị: Dùng Tylosin 200 Injection tiêm bắp, liều 0,5ml/10kg thể
trọng/ngày. Hoặc dùng Hanceft, tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày. Các
thuốc đều dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Navet-Analgin C: 1ml/10 - 15kg thể trọng có tác dụng giảm đau, hạ sốt,
tăng sức đề kháng.
Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
B.complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
- Bệnh viêm khớp.
+ Triệu chứng: Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn và khớp ngón.
Lúc đầu con vật thường đi khập khiễng, sau nặng dần và bị què, ngại vận
động, đứng dậy khó khăn, chỗ viêm thường sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu
hiện né tránh. Lợn ủ rũ, lông xù, nằm một chỗ.
+ Điều trị: Dùng Bio genta - tylosin liều 1ml/20kg thể trọng và
Diclofenac 2,5% liều 1,5ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, dùng liên tục 3 - 5 ngày.


12

- Bệnh viêm da do tụ cầu.
+ Triệu chứng: lợn sốt, gầy, viêm da tiết dịch toàn thân. Lúc đầu lấm
tấm như đầu tăm, về sau to dần lên, tạo nhiều đường nứt. Dịch viêm đóng vẩy

khô màu nâu làm cho lông dính bết vào nhau. Lợn bệnh không bị ngứa.
+ Điều trị: Dùng dung dịch Casstellanil bôi không quá 1/3 cơ thể
Bảng 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nôi dung công việc

Số lượng (con)

Kết quả
Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
An toàn
104
100
96
100
96
100
87
100
99
100
32
100
28
100
Khỏi
105
93,75
79
90,80
15

88,23
40
97,57
Kết quả
10
72
24000

Tiêm vaccine phòng bệnh
Dịch tả
104
Xoắn trùng
96
Lở mồm long móng
96
Tụ - Dấu
87
Suyễn
99
Giả dại
32
Hội chứng sinh sản
28
Điều trị
Hội chứng tiêu chảy
112
Bệnh đường hô hấp
87
Bệnh viêm khớp
17

Bệnh viêm da
41
Công tác chăn nuôi
Đơn vị
Vệ sinh chuồng nuôi
dãy
Nuôi dưỡng
con
Phun thuốc sát trùng chuồng
m2
nuôi
Vệ sinh hố sát trùng
Lần
17
Đỡ đẻ
con
20
Bổ sung sắt và cho uống
con
122
Baycox 5%
Thụ tinh nhân tạo
con
8
Qua bảng 1.4 đã tổng hợp kết quả của công tác chăn nuôi tại trai. Về vệ
sinh nuôi dưỡng hàng ngày tôi và các cô công nhân vệ sinh chuồng trại như
quét dọn chuồng, rửa máng ăn… được 10 dãy, nuôi dưỡng 120 con lợn nái
chửa và hậu bị, phun thuốc sát trùng ở các ô chuồng, xung quanh chuồng được



13

24000m2, vệ sinh hố sát trùng 17 lần. Việc thực hiện công tác chăn nuôi một
cách nghiêm ngặt đã hạn chế được mầm bệnh phất triển và lây lan ở trại. Đỡ đẻ
được 20 con, bổ sung sắt và cho uống Baycox 5% được 122 con, thụ tinh nhân
tạo được 8 con. Các công tác được thực hiện với mức an toàn 100%.
Công tác tiêm phòng và điều trị bệnh tại trại được thực hiện rất nghiêm
ngặt chính vì vậy dịch bệnh ở trại thường xảy ra ít, đồng thời tăng tốc độ sinh
trưởng và phát triển của lợn, mang lại hiệu quả năng suất, kinh tế cao cho trại.
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại giống lợn Tân Thái, được sự giúp đỡ
tận tình của ban lãnh đạo trại, cán bộ phụ trách, công nhân viên trong trại và
cô giáo hướng dẫn, tôi đã trưởng thành về nhiều mặt. Được củng cố và nâng
cao kiến thức đã học trong trường, tiếp xúc và đi sâu vào thực tiễn chăn nuôi
vận dụng được nhiều kiến thức lý thuyết vào thực tế, rèn luyện cho mình tác
phong làm việc. Qua đây, tôi cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm bổ
ích về chuyên môn và thực tiễn sản xuất như:
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy ra ở đàn lợn ngoại
và biện pháp phòng trị.
- Biết cách dùng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
- Nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn.
Qua thực tế sản xuất tôi đã mạnh dạn và tự tin vào khả năng của mình,
củng cố được lòng yêu nghề. Bên cạnh đó, tôi tự nhận thấy mình cần phải học
hỏi thêm rất nhiều về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các thầy, cô
giáo, các đồng nghiệp đi trước. Đồng thờ, còn phải tích cực nghiên cứu, tham
khảo tài liệu và kiến thức mới để cập nhật những thông tin về tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nghề nghiệp.
Trong quá trình đi sâu vào thực tiễn sản xuất của trại Tân Thái, tôi nhận
thấy một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể là:

- Hầu như những lợn ốm không cách ly mà vẫn nhốt chung cùng lợn
khoẻ, nên không ngăn chặn được bệnh kịp thời.
- Vấn đề quản lý giết mổ, chôn xác lợn chết do bệnh ở trại còn nhiều bất cập.


14

- Việc vệ sinh, sát trùng chỉ được coi trọng khi có dịch bệnh xảy ra.
1.3.2. Đề nghị
Từ những tồn tại trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị với trại
giống lợn Tân Thái như sau:
- Trại chăn nuôi cần thêm trang thiết bị hiện đại hơn để phục vụ tốt hơn
cho chăn nuôi.
- Công tác quản lý nhân sự của trại cần được quan tâm hơn nữa.
- Nên cánh ly lợn ốm ngay khỏi đàn lợn khi con vật mới có triệu chứng.
- Trại cần có phương pháp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cần phù
hợp với nhu cầu, tránh lãng phí để tối thiểu hoá chi phí, dẫn đến tối đa hoá lợi
nhuận cho trại.


15

Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoan sơ sinh đến 21
ngày tuổi tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và so sánh hiệu quả
của hai loại thuốc kháng sinh QM - Neolin, Enrofloxacin”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nghành chăn nuôi hiện nay, chăn nuôi lợn là một trong các

ngành đem lại hiệu quả kinh tế, chính vì vậy trong những năm qua, chăn
nuôi lợn nước ta đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản
xuất, chăn nuôi trong các trang trại tập trung càng phổ biến. Tuy nhiên trong
chăn nuôi muốn thu được lợi nhuận cao ngoài các vấn đề về con giống, dinh
dưỡng thì thú y là vấn đề cấp bách, quyết định thành công trong chăn nuôi.
Một trong những bệnh thường gặp gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi
là bệnh phân trắng lợn con (Colibacillosis). Bệnh này phát triển mạnh, đặc
biệt ở các vùng chăn nuôi lợn tập trung. Nếu không được quan tâm chăm sóc,
hộ lý tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết cũng rất cao, nhất
ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh
này, cũng như ảnh hưởng của nó tới chăn nuôi lợn, để tìm ra được giải pháp
phòng chống hữu hiệu nhất, làm giảm thiệt hại đến mức nhỏ nhất của dịch
bệnh và tăng năng suất của chăn nuôi lợn. Được sự đồng ý của cơ sở thực tập
và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Hà Thị Hảo em tiến hành nghiên cứu
đề tài:“Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoan sơ sinh đến 21
ngày tuổi tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và so sánh hiệu quả
của hai loại thuốc kháng sinh QM - Neolin, Enrofloxacin”.


16

* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ của bệnh phân trắng lợn con giai
đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Biện pháp phòng trị bệnh phân trắng lợn con.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của 2 loại thuốc
kháng sinh QM - Neolin, và Enrofloxacin.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học

2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con.
* Đặc điểm về sinh trưởng phát dục của lợn.
Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ phát triển của bào thai mà
phát triển tốt thì sự phát triển sau này cũng sẽ tốt.
Theo Trần Văn Phùng và CS (2004)[20] sau sơ sinh lợn con tăng trọng
nhanh, sinh trưởng với tốc độ cao, so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng
lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần,
lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50
ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
Theo Vũ Đình Tôn và CS (2006) [25], khối lượng sơ sinh và khối
lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỉ lệ thuận với nhau khá chặt chẽ.
Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà còn liên
quan tới tỉ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỉ lệ sống đến cai sữa. Ở lợn ngoại
khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%.
Trong khi khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn nữa chỉ sống sót hơn 2%
khi cai sữa. Thời kỳ này chủ yếu là sự thành thục của cơ quan sinh dục đực
nên cần phải tiến hành thiến
Theo Lê Hồng Mận và CS (2004)[9], lợn con lúc bú sữa sinh trưởng


17

nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó
giảm xuống. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa
của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin giảm. Thời gian giảm sinh
trưởng kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng lợn con.
Chúng ta có thể hạn chế giai đoạn này bằng cách cho lợn tập ăn sớm và bổ
sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3- 7 ngày tuổi
Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ
chất dinh dưỡng rất mạnh, lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ

được 9- 14 g protein/kg khối lượng. Trong khi đó, lợn lớn chỉ tích luỹ được
0,3- 0,4 g protein/kg khối lượng. Qua đó, ta thấy cường độ trao đổi chất ở lợn
con và lợn trưởng thành chênh lệch khá lớn. Mặt khác, ta biết lợn con trong
thời kỳ này chỉ tích luỹ nạc là chính. Vì vậy tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn
trưởng thành.
Theo Nguyễn Khánh Quắc và CS (1993)[24] cho biết: Các thành phần
trong cơ thể lợn thay đổi rất nhiều, hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần
theo tuổi, đặc biệt lợn càng lớn thì giảm càng nhiều. Hàm lượng lipit tăng
nhanh theo tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng protein cũng tăng
nhanh theo tuổi nhưng với hàm lượng không nhất định. Hàm lượng khoáng có
biến đổi liên quan đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi có
hàm lượng khoáng giảm đáng kể và ở giai đoạn 21- 56 ngày tuổi giảm không
đáng kể.
* Đặc điểm về cơ quan tiêu hóa
Cùng với sự tăng lên của khối lượng, cơ thể còn có sự phát triển của
các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển
nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển thể hiện sự tăng nhanh dung tích
dạ dày, ruột non, ruột già. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20
ngày tuổi gấp 6 lần, và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng
chiều dài và thể tích ruột non có quan hệ đến khả năng tiêu hóa xellulozơ khá
cao trong thức ăn bổ sung. Vì vậy, lợn con tập ăn sớm là biện pháp tốt nhất
trong chăn nuôi.


18

Mặc dù sinh trưởng nhanh nhưng các cơ quan chưa thành thục về chức
năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Vì vậy, lợn con phản ứng chậm với các yếu tố
tác động lên chúng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con
cũng dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa. Do một số men tiêu hóa thức ăn ở lợn

con chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu sau khi sinh như Pepsin,
Amilaza, Maltaza. Saccaraza. Nhìn chung, Lợn con bú sữa chỉ có khả năng
tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hóa các chất bổ
sung kém (Trần Văn Phùng và CS (2004) [20]).
- Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày
Theo Phan Đình Thắm, (1995)[37] lợn con dưới 1 tháng tuổi thì trong
dịch vị hoàn toàn không có HCl tự do. Lúc này lượng axit nó nhanh chóng
liên kết với niêm dịch. Hiện tượng này gọi là Hypoclohydric và là một đặc
điểm quan trọng trong tiêu hóa ở dạ dày lợn con. Trong dịch vị của lợn con
mới đẻ trong khoảng 20 - 25 ngày thiếu HCl. Lợn con 3 - 4 tuần tuổi thì dạ
dày chưa có HCl tự do, vì lúc này lượng HCl tiết ra ít và nó nhanh chóng kết
hợp với dịch dạ dày. Hiện tượng thiếu HCl này là đặc điểm quan trọng trong
quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Dịch vị thu được ở lợn con 7 ngày tuổi có pH 2,8;
ở 10 ngày tuổi có pH 2,8 - 3,1; ở 12 ngày tuổi có pH 2,7; ở 20 ngày tuổi có
pH 2,4 - 2,7. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính chất sát trùng, vi
sinh vật xâm nhập vào dạ dày có điều kiện phát triển gây bệnh về đường tiêu
hóa ở lợn con như bệnh phân trắng, tiêu chảy.
Cũng do thiếu HCl tự do trong giai đoạn này nên men Pepsin không
hoạt động, khả năng tiêu hóa thuộc về men Lipaza và Kimuzin. Hai men này
tăng dần từ lúc sơ sinh đến 3 tuần tuổi sau đó giảm dần. Sức tiêu hóa của dịch
vị tăng dần theo tuổi một cách rõ rệt. Khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau,
thức ăn hạt kích thích tiết dịch vị mạnh nhất, dịch vị thu được khi cho ăn thức
ăn hạt chứa HCl nhiều hơn và sức tiêu hóa nhanh hơn dịch vị khi cho ăn sữa.
Đây là cơ sở cho việc bổ sung thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con, vì
nó rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Ở lợn từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng
thiếu HCl ở dạ dày không còn ở trạng thái sinh lý bình thường nữa. Việc cho
lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triến



×