ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------
HÀ VĂN XUYÊN
Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ BỔ SUNG
THỨC ĂN CP950 VÀ CP951 CHO LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 7
ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Lớp:
K43 – Chăn nuôi Thú y
Khoá học:
2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tại cơ
sở, nhờ sợ giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá khả
năng sinh trưởng và hiệu quả bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho lợn
con giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin chân cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô đã tận tình dìu
dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS.
Nguyễn Hưng Quang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bản khóa
luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân, kỹ thuật tại trại
lợn của bà Nguyễn Thị Loan và toàn thể gia đình bà Loan, cùng các cán bộ và
nhân dân xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em hoàn thành việc học tập và nghiên cứu của mình trong suốt quá
trình học tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Hà Văn Xuyên
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của cám CP950, CP951 và CP550F 10
Bảng 3.1: Bảng bố trí thí nghiệm ............................................................ 14
Bảng 4.1: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con và lợn nái của trại.............. 22
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................... 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn (%) .... 29
Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) ................... 31
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................... 35
Bảng 4.7: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) . 36
Bảng 4.8: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
(kg) ........................................................................................................... 37
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm ................ 38
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............................... 31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở các lô thí nghiệm ...... 34
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
cs
Cộng sự
Du
Duroc
ĐC
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
Kcal
Kilocalo
Kg
Kilogam
L
Landrace
LMLM
Lở mồm long móng
LW
Landrace White
ml
Mililit
mm
Milimet
Nxb
Nhà xuất bản
P
Khối lượng
Pi
Pietrain
PSG. TS
Phó Giáo sư Tiến sĩ
TN
Thí nghiệm
TT
Thể trọng
Y
Yorkshine
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... II
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................IV
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn ......................................... 3
2.1.2. Một số đặc điểm của lợn con liên quan đến sự sinh trưởng ................... 4
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục ............................................................ 4
2.1.2.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa ............................................ 4
2.1.2.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt ..................................................... 5
2.1.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con .................................... 5
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn ....... 6
2.1.4.1. Yếu tố bên trong ................................................................................... 6
2.1.4.2. Yếu tố ngoại cảnh................................................................................. 6
2.1.5. Một số biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ ...................... 7
2.1.6. Vài nét về thức ăn CP950, CP951 và CP550F...................................... 10
2.1.6.1. Nguồn gốc .......................................................................................... 10
2.1.6.2. Thành phần dinh dưỡng ..................................................................... 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 13
vi
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 18
4.1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ...................................................... 18
4.1.1. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ........................... 18
4.1.1.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................. 18
4.1.1.2. Phương pháp tiến hành ....................................................................... 18
4.1.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất..................................................... 19
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 29
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................... 29
4.2.2. Khả năng sinh trưởng của lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 30
4.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy............................................................................ 30
4.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối.......................................................................... 33
4.2.2.3. Sinh trưởng tương đối ........................................................................ 35
4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn .............................................................. 36
4.2.3.1. Khả năng thu nhận thức ăn................................................................. 36
4.2.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ........................................ 37
4.2.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ...................................................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước phát triển từ nền nông nghiệp lâu đời qua thời
gian lịch sử lâu dài đúc kết kinh nghiệm mà phát triển như ngày hôm nay
trong nền nông nghiệp thì trồng trọt là một thế mạnh đã từ rất lâu nhưng
những năm gần đây thì đang có sự thay đổi dần dần trong cơ cấu nông nghiệp,
đó là chăn nuôi đang từng bước phát triển mạnh dần và có thể thay thế trồng
trọt trong những năm tới đây.
Để đạt được mục đích chăn nuôi phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng hiện nay thì việc tạo ra nhiều giống mới, giống cải tiến cho năng suất
cao. Đồng thời phải tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, rẻ tiền và được cân
bằng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với mục đích sản xuất của
từng loại lợn, các giai đoạn chăn nuôi lợn khác nhau, cũng như các hướng
chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Trong quá trình thực tập và thực tế tôi nhận thấy vai trò và tầm quan
trọng của nghành chăn nuôi trên địa bàn, với mong muốn có những hiểu biết
về chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ và việc sử dụng cám công
nghiệp cho đàn lợn con. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự bố trí của nhà
trường và được sự phân công của ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS. TS Nguyễn Hưng Quang tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả
năng sinh trưởng và hiệu quả bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho lợn
con giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và hiệu quả của việc bổ sung
thức ăn CP950 và CP951 cho lợn con giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi.
2
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp
vào cơ sở dữ liệu về sinh trưởng, phát triển của các giống lợn tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho đàn lợn con giai đoạn từ 7 đến
21 ngày tuổi đem lại hiệu quả kinh tế.
- Giúp người chăn nuôi đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn
con từ đó có hướng đầu tư phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền theo
dõi đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại địa bàn.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục của lợn
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ trong cơ thể. Đó là sự
tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận toàn
cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh
trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia các tế bào trong cơ thể” (Dương
Mạnh Hùng, 2012) [8]. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên
quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá
thành và hiệu quả chăn nuôi.
Các sinh vật sinh ra và lớn lên gọi là sự phát triển của sinh vật. Sinh vật
sống biểu thị tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng,
tính hao mòn và chết. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của
môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình, để lớn lên và
phát triển. Do vậy các giống gia súc khác nhau thì có quá trình sinh trưởng khác
nhau, chủ yếu là quá trình tích lũy protein.
Hiểu biết về quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp
cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của lợn. Tốc độ tăng
trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng
lứa tuổi có khối lượng khác nhau hay bằng nhau phụ thuộc vào chế độ dinh
dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng của gia súc.
Giai đoạn đầu từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, giai đoạn này của lợn chủ yếu
là tích lũy cơ và khoáng chất, đặc biệt là sự phát triển của cơ. Mô cơ bao gồm
một số sợi cơ nhất định liên kết với nhau thành bó, có vỏ liên kết bao bọc. Ở giai
đoạn còn non, lợn có nhiều mô liên kết và sợi cơ, nhưng càng lớn thì tỷ lệ càng
giảm. Giai đoạn mới sinh thớ cơ mỏng, do đó bó cơ cũng như cấu trúc của thịt
tốt, khi khối lượng cơ thể tăng theo tuổi thì sợi cơ dày thêm và bó cơ trở lên lớn
hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối từ 60 – 70 kg trở đi, khả năng tích lũy cơ
giảm dần, tốc độ tích lũy mỡ tăng lên, mức độ tăng này tùy thuộc vào tốc độ tích
4
lũy mỡ dưới da, vì lượng mỡ dưới da chiếm 2/3 tổng số mỡ trong cơ thể
(Jurgens, 1993) [27]. Theo Pfeifer (1984) [30] cùng với sự tăng lên về khối
lượng thì tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ protein
giảm nhẹ và tăng cao nhất đạt được ở khối lượng 40 – 70 kg, sau đó giảm dần.
Do vậy ở lợn đang lớn, quá trình tổng hợp protein tăng dẫn đến làm tăng sự tạo
thành nạc.
2.1.2. Một số đặc điểm của lợn con liên quan đến sự sinh trưởng
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục
Lợn con ở giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất
nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng
gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [12].
Lợn con bú sữa có sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đồng đều
qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Có sự giảm này
là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu
giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị
giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng
hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách
tập cho lợn con ăn sớm.
Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các chất
dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ: lợn con ở 3 tuần tuổi, mỗi ngày có thể tích lũy
được 9 – 14 g protein/1 kg khối lượng cơ thể.
Hơn nữa, để tăng khối cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng, nghĩa là
tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc,
mà sản xuất ra 1 kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1 kg mỡ.
2.1.2.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu
tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa, biểu hiện: Dung tích dạ dày của
lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc
sơ sinh (lúc sơ sinh dung tích dạ dày khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lợn
con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần
(lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Và dung tích ruột già của lợn con cũng tăng lên
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của cám CP950, CP951 và CP550F 10
Bảng 3.1: Bảng bố trí thí nghiệm ............................................................ 14
Bảng 4.1: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn con và lợn nái của trại.............. 22
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất.......................................... 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn (%) .... 29
Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) ................... 31
Bảng 4.6: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ....................... 35
Bảng 4.7: Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) . 36
Bảng 4.8: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
(kg) ........................................................................................................... 37
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm ................ 38
6
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm:
các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
2.1.4.1. Yếu tố bên trong
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục
của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống
lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thần kinh mà hình
thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn. Sự khác nhau này đã hình thành
nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc,
hướng mỡ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [12].
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá
trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất này dưới sự điều khiển
của các hormon, rồi từ đó quyết định đến các hoạt động sinh dục và hình
thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Ngoài ra, có một số loại hormon
cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ.
2.1.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh có tác động không nhỏ đến thể hiện kiểu hình
của gia súc. Đặc biệt là các gen quy định về số lượng thì yếu tố ngoại cảnh tác
động rất rõ rệt đến thể hiện của vật nuôi. Các yếu tố bên ngoài chi phối chính
đối với vật nuôi như bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và
các yếu tố khác.
- Dinh dưỡng:
Thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và sự sống của
gia súc, sự tăng trưởng và phát triển của gia súc. Các yếu tố di truyền không
thể phát huy tối đa nếu không có môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn
chỉnh. Khi đảm bảo đầy đủ về thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh
trưởng và phát triển của các bộ phận trong cơ thể.
7
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường:
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường
không thích hợp thì sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình
thường cũng như cân bằng nhiệt độ cơ thể lợn.
Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp lợn sẽ thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ
đó mà lợn con sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho
một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18°C.
Nhìn chung lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt
càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm
xuống.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với độ ẩm không khí. Ẩm
độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
- Ánh sáng:
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Qua
nghiên cứu người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng
và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là với lợn vỗ béo.
Đối với lợn con sơ sinh đến 70 ngày tuổi nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ
tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn
con được vận động dưới ánh sáng mặt trời.
2.1.5. Một số biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ
- Cho lợn con vú sữa đầu và cố định vú cho lợn con:
Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết
sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với lợn
con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn
con cùng bú. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên những con đẻ trước bú trước.
Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein
trong sữa đầu gấp 2 lần so với sữa thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C
gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm
lượng γ-globulin mà sữa thường không có, γ-globulin có tác dụng giúp cho
8
lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật. Ngoài ra, Mg++ trong sữa đầu có tác
dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình tiêu hóa ở thời kỳ phát triển thai, để
hấp thu chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối
loạn tiêu hóa, gây ỉa chảy, tỷ lệ chết cao.
Việc cố định bầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú
sữa đầu. Theo quy luật tiết sữa của lợn nái, thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần
ngực nhiều hơn những vú ở phần bụng, mà lợn con trong một ổ thường có con
to, con nhỏ không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe
thường tranh bú ở những vú phía trước ngực có nhiều sữa hơn và dẫn đến tỷ
lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp. Có trường hợp những con lợn yếu
không tranh được bú sẽ bị đói làm cho tỷ lệ chết cao. Khi cố định đầu vú, nên
ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú các vú phía trước ngực. Công việc
này đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ, bắt từng con cho bú và cho bú nhiều lần trong
ngày (7 - 8 lần), làm như vậy liên tục cho đến khi lợn con quen thì thôi.
Trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn bú những vị trí sau có
thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con,
vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ.
Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen và tự vú ở các
vị trí qui định cho nó. Lợn con quen nhanh hay chậm còn phục thuộc vào tư
thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho
con bú thì lợn con biết vú qui định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu để lợn mẹ
nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn.
- Bổ sung sắt cho lợn con:
Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con
tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con
cần được bổ sung thêm sắt.
Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con ở 30 ngày đầu sau khi đẻ là 30 ×
7 mg/ngày = 210 mg. Trong đó lượng sắt lợn mẹ cung cấp từ sữa chỉ đạt 1 - 2
mg/ngày, lượng sắt thiếu hụt cho 1 lợn con khoảng 150 - 180 mg, vì vậy mỗi
lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp
thêm 200 mg.
9
Nên tiêm sắt cho lợn trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt
thường cùng làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai
sữa lợn lúc 3 tuần tuổi, tiêm một lần 100 mg sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần
tuồi, nên tiêm 200 mg sắt chia 2 lần: lần 1: 3 ngày tuổi; lần 2: 10 - 13 ngày
tuổi.
- Tập cho lợn con ăn sớm:
Mục đích của việc tập cho lợn con ăn sớm là để bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Lợn con được bổ sung thức ăn sớm có rất nhiều tác dụng.
Đảm bảo cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị
stress, không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng nhanh của
lợn con sau 3 tuần tuổi và khi cai sữa.
Thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn
thiện hơn. Khi bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì kích thích tế bào vách dạ
dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị, giảm
tỷ lệ hao hụt của nái. Nếu không bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì tỷ lệ
hao hụt của lợn nái đó rất cao, nhất là đối với lợn nái được nuôi kém, có tỷ lệ
hao hụt lên tới 30%, sẽ làm giảm số lứa đẻ trong một năm (tỷ lệ hao hụt trung
bình của lợn nái là 15%).
Nâng cao khối lượng cai sữa của lợn con, qua nhiều thí nghiệm và thực
tế cho thấy rằng: Những lợn con được tập ăn sớm thì tăng khối lượng nhanh
hơn, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn.
Kỹ thuật cho lợn con tập ăn sớm:
Thường bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 7 - 10 ngày tuổi, với lợn cai sữa
sớm lúc 21 ngày tuổi thì phải tập cho lợn con ăn lúc 5 ngày tuổi. Tốt nhất nên
sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sản xuất dành riêng để tập cho lợn
con tập ăn đến 8 kg.
Với chuồng lợn nái đẻ cũi, máng tập ăn để ở ngăn lợn con. Với chuồng
lợn nái theo kiểu chuồng truyền thống thì để máng tập ăn vào ngay ô sưởi ấm
của lợn. Rắc thức ăn vào máng ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn
mới, mùi thơm hấp dẫn lợn con ăn.
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............................... 31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở các lô thí nghiệm ...... 34
11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn
thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đoàn
chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc
dòng huyết thống và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống trên ổ
cao, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng mỏng đã thành
công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada,
Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs (1995) [26]; Alfonso và cs
(1998) [20]).
Gondret và cs (2005) [25] cho biết con lai giữa (Large White Pietrain)
× (Large White Landrace) có khối lượng sơ sinh/con là 1,50 kg, khối lượng
cai sữa là 8,22 kg ở 27 ngày tuổi, khả năng tăng trọng giai đoạn 27 - 67 ngày
tuổi là 481,50 g/ngày.
Leroy và Verleyen (2000) [31] cho biết, khi sử dụng được Pietrain
ReHal phối với nái thương phẩm cho những kết quả như sau: TTTĂ/kg tăng
trọng là 2,96kg, tăng trọng trung bình 694g/ngày.
Kết quả nghiên cứu của Kusec và cs (2005) [28] trên lợn lai 4 giống
(Pietrain Hampshire) Flavonoid (LY) cho thấy tăng trọng trong thời gian nuôi
thịt là 913 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2,50kg.
Trên thế giới, người ta rất quan tâm đến các chỉ tiêu về số lượng như:
khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ thịt nạc...Hầu hết những
công ty lớn trên thế giới như PIC (Pig Improvement Company) của Anh,
Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đưa ra thị trường
nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau. Các nước
chăn nuôi tiên tiến đã xác định rõ dòng đực cuối cùng trong các chương trình
lai và họ đã thu được kết quả cao trong chăn nuôi lợn.
12
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những thập niên gần đây, đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu
khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lợn lai 3 máu giữa các giống lợn nhập
ngoại với nhau và ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất cho người chăn nuôi.
Nguyễn Văn Thắng và cs (2010) [14] đã nghiên cứu năng suất sinh
trưởng, năng suất và chất lượng thịt của ba tổ hợp lai giữa lợn nái
F1(Landrace × Yorkshire) với đực (Pietrain × Duroc) (PiDu) có thành phần
Pietrain kháng stress khác nhau (25,50 và 50%: PiDu25, PiDu50, PiDu75) tại
3 trang trại ở Hải Dương và Hưng Yên từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 01
năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba tổ hợp lai đều có năng suất sinh
trưởng cao và tiêu tốn thức ăn thấp (829,42 g/ngày và 2,31 kg/kg tăng khối
luọng, 797,78 g/ngày và 2,33 kg/kg tăng khối lượng, 765,79 g/ngày và 2,38
kg thức ăn/kg tăng khối lượng).
Trương Văn Hiểu và cs (2012) [6] khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần
thức ăn nên năng suất sinh tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của heo thịt
(Landrace × Yorkshire) giai đoạn 60 kg đến suất chuồng ở tỉnh Trà Vinh, qua
theo dõi đến khi xuất chuồng, kết quả cho thấy lợn được nuôi với khẩu phần
sử dụng thức ăn sản xuất tại địa phương, cho tăng trọng bình quân và hệ số
chuyển hóa thức ăn tương đương nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử
dụng thức ăn bán trên thị trường.
Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) [13] đã so sánh năng suất
sinh trưởng và chất lượng thịt tổ hợp lai Landrace × Yorkshire và Pietrain ×
Yorkshire. Kết quả cho thấy tổ hợp lai Pietrain x Yorkshire cho tăng trọng và
tiêu tốn thức ăn; năng suất và tỷ lệ móc hàm cao hơn so với tổ hợp lai
Landrace × Yorkshire. Từ đó, các tác giả này khuyến cáo sử dụng công thức
lai Pietrain × Yorkshire trong sản xuất sẽ có tác dụng nâng cao năng suất và
tỷ lệ nạc.
13
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
của tổ hợp lợn lai 3 máu giống Duroc × (Landrace × Yorkshire).
- Cám tập ăn CP950 và CP951.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Thời gian: Từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014.
- Địa điểm: Tại trại nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Loan, xóm Nam Đô,
xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến
21 ngày tuổi.
- Hiệu quả bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho lợn con giai đoạn từ 7
đến 21 ngày tuổi.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
- Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn lợn con để
nghiên cứu tại cơ sở.
- Dụng cụ thí nghiệm: Cân đồng hồ 5 kg, 10 kg.
- Gia súc thí nghiệm là: Gia súc khỏe mạnh, không dị tật, đều được
tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo các yếu tố và điều kiện chăm sóc đồng đều.
- Về phương pháp bố trí thí nghiệm:
14
Bảng 3.1: Bảng bố trí thí nghiệm
LôTN1
Lô TN2
Lô ĐC
Số lượng con
158
170
141
Tỷ lệ đực/cái
69/94
78/92
64/77
Sơ sinh
Sơ sinh
Sơ sinh
1,45
1,39
1,44
CP950
CP951
CP550F
Tuổi kết thúc TN (ngày)
21
21
21
Thời gian thí nghiệm
Từ tháng 07 đến tháng 12/2014
Diễn giải
Tuổi bắt đầu TN (ngày)
Khối lượng bình quân (kg)
Yếu tố TN
*Các chỉ tiêu theo dõi
- Tiến hành cân lợn định kỳ: Sơ sinh, 7 ngày tuổi, 21 ngày tuổi.
- Tiến hành theo dõi dịch bệnh trên các đàn thí nghiệm.
- Khối lượng thức ăn tiêu tốn mỗi loại mỗi lần thí nghiệm.
- Chi phí thức ăn mỗi lần thí nghiệm.
- Theo dõi các chỉ tiêu như:
+ Trọng lượng lúc mới sinh.
+ Trọng lượng lúc 7 ngày tuổi.
+ Trọng lượng lúc 21 ngày tuổi.
- Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng:
+ Khối lượng trung bình qua các lần cân.
+ Sinh trưởng tích lũy, qua đó vẽ đồ thị.
+ Sinh trưởng tuyệt đối, qua đó vẽ biểu đồ.
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
cs
Cộng sự
Du
Duroc
ĐC
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
Kcal
Kilocalo
Kg
Kilogam
L
Landrace
LMLM
Lở mồm long móng
LW
Landrace White
ml
Mililit
mm
Milimet
Nxb
Nhà xuất bản
P
Khối lượng
Pi
Pietrain
PSG. TS
Phó Giáo sư Tiến sĩ
TN
Thí nghiệm
TT
Thể trọng
Y
Yorkshine
16
n : Dung lượng mẫu
mx : Sai số trung bình
S x : Độ lệch tiêu chuẩn
- Sinh trưởng tích lũy:
Là khối lượng cơ thể kích thước và thể tích tăng lên được tích lũy lại
sau thời gian sinh trưởng. Khối lượng sơ sinh, 7 và 21 ngày tuổi, cân cùng
một chiếc cân, một người cân, vào buổi sáng trước lúc cho ăn:
P (kg) =
P(1) + P(2) + P(3) + ... + P(n)
n
Trong đó: n là số lượng lợn con theo dõi
- Sinh trưởng tuyệt đối:
Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia
súc trong một đơn vị thời gian, được tính theo công thức:
A=
W1 − W0
t1 − t 0
Trong đó:
A: Độ sinh trưởng tuyệt đối.
W1: Là khối lượng tích lũy được tại thời điểm t1
W0: Là khối lượng tích lũy được tại thời điểm t0
- Sinh trưởng tương đối (%):
Là tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể lợn tăng lên trong khoảng thời
gian giữa hai lần khảo sát, tính theo công thức:
R(%) =
W1 − W0
× 100
W1 + W0
2
17
Trong đó:
R: Sinh trưởng tương đối (%).
W0: Là khối lượng tích lũy được ở kỳ đầu (kg).
W1: Là khối lượng tích lũy được ở kỳ cuối (kg).
.
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
4.1.1. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
4.1.1.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Tìm hiểu tình hình sản xuất của cơ sở.
- Tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng dịch.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.
- Tiêm phòng dịch bệnh.
- Học hỏi kinh nghiệm của cơ sở.
- Thực hiện một số công việc khác.
4.1.1.2. Phương pháp tiến hành
- Thực hiện công việc một cách nghiêm chỉnh đúng giờ giấc.
- Luôn bám sát địa bàn nơi thực tập, tìm hiểu tình hình chăn nuôi của
người dân để củng cố kiến thức thực tế.
- Nhiệt tình với công việc, không quản ngại khó khăn để hoàn thành tốt
công việc.
- Tích cực tìm tòi trên sách báo, gắn lý thuyết với thực tế để chăm sóc,
nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn đạt kết quả cao.
- Thường xuyên xin ý kiến của thầy cô giáo hướng dẫn để kịp thời giải
quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn sản xuất.
- Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của trường, khoa, của thầy cô giáo
hướng dẫn, đặc biệt tuân thủ nội quy về vệ sinh phòng dịch bệnh.