Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN TOÁN HÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.53 KB, 12 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN TOÁN HÌNH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật thì đòi hỏi con
người phải có trình độ, năng lực cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội vì vậy để tạo ra
những con người có năng lực như thế thì nhà trường không ngừng đổi mới phương
thức quản lí, cách đánh giá và phương pháp dạy học, trong đổi mới phương pháp dạy
học thì việc dạy thực hành đóng vai trò không kém phần quan trọng, nó giúp học sinh
có kỹ năng, năng lực làm việc đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không những trong
nước mà còn vươn xa ra tầm thế giới.
- Như chúng ta đã biết, khoa học tự nhiên nói chung và toán học nói riêng là môn
khoa học gắn liền với thực tế, lấy công thức và thực hành làm phương pháp nghiên
cứu chủ yếu. Vì vậy, trong giảng dạy môn toán học thì tiết thực hành có ý nghĩa to
lớn. Việc thực hành góp phần được “phát triển”, “kiểm tra” và “củng cố”, giúp các em
ghi nhớ kiến thức một cách tích cực, vững chắc.
- Mặc khác, việc thực hành còn giúp giáo viên và học sinh:
+ Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bộ môn, bao gồm các kỹ năng như: sử dụng dụng
cụ, thiết bị, đo đạc, quan sát,…cho các em ghi chép các số liệu cụ thể, sẽ tạo điều kiện
cho học sinh tập sự nghiên cứu và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
Điều đó có tác dụng trong việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
+ Bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh, sáng tạo: khi thực hành
học sinh phải tự quan sát, ghi chép, phán đoán và tự rút ra kết luận cần thiết, “lý
thuyết khoa học” sẽ được chứng minh hoặc được rút ra từ thực tế sinh động do các em
tự làm.
+ Gây hứng thú học tập, lòng ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm
chất đạo đức khác.
- Ngoài ra, trong thực hành, học sinh đứng ở vị trí nhà nghiên cứu. Qua đó, cùng
với tri thức, các em còn lĩnh hội được cả phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn.
Trang 1



Đồng thời, để đi đến kết quả đúng đòi hỏi học sinh phải có tính kiên nhẫn, tự lực, tính
chính xác và đôi khi cả óc sáng tạo. Kết quả là các em có sự say mê học tập và các
năng khiếu cá nhân được phát triển. Đối với trường THCS, môn toán hình nhiều lý
thuyết, Cho nên thực hành giữ vai trò cực kỳ quan trọng, buộc giáo viên phải nghiên
cứu để giảng dạy đạt hiệu quả tốt, đó là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải có “
phương pháp dạy các bài thực hành môn toán hình trong chương trìnhTHCS”. Tuy có
phần khó khăn trong giảng dạy cũng như làm đề tài này nhưng chắc chắn, tôi sẽ có
kinh nghiệm hơn trong quá trình giảng dạy sau này. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.

II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Tình hình học sinh
- Đa số học sinh rất thích tiến hành thực hành, khi tự tay mình tiến hành đo đạc,
sử dụng dụng cụ thực hành, ngấm,...
- Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có tính rụt rè, nhút nhát không chịu tham
gia tiến hành thực hành mà chỉ quan sát nên tiếp thu tri thức của các em chưa được
vững chắc, không có kỹ năng sử dụng dụng cụ, đo đạc, vẽ hình...
1.2. Tình hình giáo viên
- Nắm vững phương pháp giảng dạy loại bài thực hành.
- Có kỹ năng kỹ xảo trong ngấm, đo đạc, sử dụng dụng cụ thực hành....
- Dự giờ đồng nghiệp về kỹ năng dạy loại bài thực hành còn hạn chế nên chưa có
nhiều kinh nghiệm cũng như chưa nắm bắt được nhiều kỹ năng dạy của đồng nghiệp
về loại bài thực hành.
1.3. Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học
- Ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Những dụng cụ phục vụ tiết thực hành như: giác kế, cọc, thước cuộn... đủ để
cho học sinh tiến hành thực hành.
- Tuy nhiên, do sử dụng nhiều năm nên một số giác kế đã hư hỏng nhiều dẫn đến

thiếu chính xác khi đo đạc.
Trang 2


1.4. Hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của phụ huynh học sinh
- Phụ huynh chưa tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ học sinh đúng mực.
- Phong trào tự học chưa cao.
 Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng, làm hạn chế khả năng tiếp thu
tri thức của học sinh do đó muốn nâng cao chất lượng bộ môn giáo viên cần phải tìm
giải pháp mới để đưa chất lượng lên cao hơn, tạo được sự hứng thú ở học sinh.
2.Các giải pháp
2.1. Các loại bài thực hành
- Toán 6: Thực hành trồng cây thẳng hàng và thực hành đo góc trên mặt đất
- Toán 7: Thực hành xác định cạnh trong tam giác vuông
- Toán 8: Thực hành đo chiều cao của vật, đo khoảng các giữa hai điểm trên mặt đất
-Toán 9 :Thực hành đo góc, đo khoảng cách, đo chiều cao
2.2. Các hình thức tổ chức thực hành
Tùy tình hình dụng cụ thí nghiệm, nội dung và yêu cầu cụ thể của từng loại thực
hành mà ta có thể tổ chức thực hành với 2 hình thức:
- Thực hành đồng loạt:
Chia lớp thành từng nhóm, các nhóm cùng hoàn thành một nội dung thực hành
với những dụng cụ và thời gian như nhau. Sau khi hoàn thành nội dung thực hành, các
nhóm báo cáo kết quả.
- Thực hành riêng rẻ:
Lớp chia thành các nhóm, các nhóm này làm những nội dung thực hành khác
nhau trong cùng khoảng thời gian. Sau đó, các nhóm lần lượt quay vòng nối tiếp nhau
để hoàn thành toàn bộ nội dung trong thực hành. Các nhóm báo cáo kết quả thực
hành.
Hình thức này được sử dụng khi thiếu dụng cụ thực hành.
2.3. Những điều cần lưu ý khi tổ chức thực hành

- Tổ chức thực hành theo nhóm, phân chia nhóm hợp lý, không quá nhiều để mọi
học sinh đều được tự tay làm các bước thực hành.
Trang 3


- Giáo viên phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá chính xác kịp thời công việc của học
sinh, sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên không có nghĩa là làm mất đi tính tự lực, sáng
tạo của học sinh, nhiều khi không phải là sự uốn nắn sai sót mà chỉ một câu xác nhận
cách tiến hành của học sinh là đúng cũng là sự khen ngợi, có tác dụng kích thích học
sinh cố gắng tốt hơn nữa.Việc đánh giá cuối buổi để tuyên dương những học sinh làm
tốt hoặc phê bình học sinh có khuyết điểm cũng có ý nghĩa giáo dục rất to lớn.
- Dự tính thời gian từng phần của buổi thực hành một cách hợp lý. Đây là khâu
quan trọng để đảm bảo thành công của bài thực hành. Giáo viên phải dành thời gian
cho việc giới thiệu mục đích yêu cầu, hướng dẫn phương pháp, dự kiến thời gian thực
hành và dành thời gian 3 phút cho việc thu dọn dụng cụ, vệ sinh.
- Vẽ hình: là yêu cầu phổ biến đối với hầu hết bài thực hành, song đa số học sinh
chưa biết cách vẽ theo tiêu chuẩn của bản vẽ khoa học. Vì vậy giáo viên cần lưu ý:
+ Vẽ hình phải trung thực.
+ Hình vẽ phải đúng tỉ lệ.
2.4. Công việc cụ thể khi tổ chức dạy một bài thực hành:
- Khâu chuẩn bị:
+ Giáo viên lập kế hoạch bài giảng. Trong đó xác định rõ: mục đích, yêu cầu,
hình thức thực hành, cách tổ chức, dụng cụ, nội dung và phương pháp.
+ Xác định rõ học sinh phải chuẩn bị những gì.
- Khâu tiến hành thực hành:
+ Tổ chức thực hành:
 Giáo viên chia nhóm( 6-8 em), kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 Giáo viên giới thiệu dụng cụ được sử dụng trong giờ thực hành, nêu yêu cầu
của tiết thực hành.
+ Tiến hành thực hành:

 Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thực hành một cách cụ thể, rõ ràng, có
hình vẽ kèm theo để minh họa.
 Hướng dẫn học sinh viết mẫu báo cáo:
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH.....
Trang 4


Tổ (nhóm):........
tt

Họ và tên

Chuẩn bị

Ý thức

Kĩ năng TH







Tổng

Ghi chú

1
.......

Kết quả có thể thực hành nhiều lần ( lần 1, lần 2, lần 3) hay một lần tùy thuộc vào
từng
khối. Nhưng đều phải được ghi lại hoặc tính toán kèm theo hình vẽ trong mẫu báo
cáo.
 Học sinh tiến hành thực hành: Học sinh thực hiện đúng theo sự hướng dẫn
của giáo viên. Giáo viên quan sát, theo dõi gíúp đỡ, động viên học sinh.
 Học sinh báo cáo kết quả thực hành: đại diện nhóm nộp lại mẫu báo cáo kết
quả. Giáo viên tổng kết kết quả thực hành.
+ Khâu tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm:
 Giáo viên phân tích kết quả thực hành của học sinh, giải đáp các thắc mắc
do học sinh nêu ra. Nhận xét về kỹ năng thực hành của học sinh
 Biểu dương các cá nhân, các nhóm làm tốt, tích cực. Phê bình, nhắc nhở cá
nhân, nhóm có những sai sót về thái độ học tập, chuẩn bị dụng cụ học tập.
 Thu mẫu báo cáo để đánh giá cho điểm.
 Rút kinh nghiệm cho buổi thực hành sau
* Cho học sinh thu dọn dụng cụ, vệ sinh tay chân.
2.5 V í d ụ
BÀI 5: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tiết 1)
I.

Mục tiêu:
- Biết cách xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao
nhất của nó.
- Biết xác định khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một điểm
không tới được.
Trang 5


- Rèn kĩ năng đo đạt thực tế .

II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:giác kế, êke
2. Học sinh: thước cuộn, máy tính bỏ túi
III.

Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài củ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: hướng dẫn

Ghi bảng
1. Xác định chiều cao

Xác định chiều cao
(20 phút)
Treo hình 34 SGK/30

Quan sát hình

nêu nhiệm vụ: xác định
chiều cao của tháp mà
không cần lên đỉnh tháp.
Theo em ta có thể làm
như thế nào?
Tìm chiều cao của tháp Tìm AD
tức là ta tìm đoạn nào?


Ta có:Tam giác AOB
vuông tại O.

Giới thiệu: trên hình

Ta có thể xác định trực tiếp OB = CD = a

Độ dài AC là chiều cao
của giác kế.

góc AOB bằng giác kế, xác OC = b
định đoạn OD, CD bằng Góc AOB = µ

CD là khoảng cách từ

cách đo đạt.

chân tháp đến nơi đặt giác

Đặt giác kế thẳng đứng cách

kế.

chân tháp một khoảng cách

Theo em qua hình vẽ,

bằng a (CD=a)


Vậy chiều cao của tháp

những yếu tố nào có thể

Đo chiếu cao của giác kế

Là:

xác định trực tiếp được?

( giả sử OC=b)

AD = a. tan µ +b

AB
OB
⇒ AB = OB. tan AOB = a. tan µ
tan AOB =

Trang 6


Bằng cách nào?

Đọc số đo góc AOB trên

Để tính AD em làm thế

giác kế ( giả sử là α độ)


nào?

Vì tháp vuông với mặt đất
nên tam giác AOB vuông tại
B

Quan sát
Suy nghĩ

2. Xác định khoảng cách

Tại sao ta có thể coi AD
là chiếu cao của tháp và

B

áp dụng hệ thức giữa
cạnh và góc của tam giác
vuông?
Hoạt động 2: Hướng
dẫn xác định khoảng
cách
(20 phút)
Treo hình 35 SGK/91
Đố: làm cách nào để chỉ ở
bên này sông mà ta có thể

A

C


biết sông rộng bao nhiêu?
Ta sẽ tìm hiểu cách làm

Ta có:

∆ABC vuoâng taïi A
Ta xem như hai bờ sông
AC = a
song song với nhau . chọn Vì hai bờ sông coi như song ·
ACB = α
đó.

một điểm B phía bên kia song và AB vuông góc với 2
bờ

sông

làm

mốc bờ sông nên chiều rộng khúc

⇒ AB = atgα
Trang 7


( thường lấy một cây làm sông chính là đoạn AB
mốc)
Lấy điểm A bên này sông
sao cho AB vuông góc

với 2 bờ sông.
Dùng êke kẻ đường thẳng
Ax sao cho Ax ⊥ AB

Lấy C thuộc Ax( giả sử

Hãy nêu cách tính AB?

AC=a)
Dùng giác kế đo góc ACB
( giả sử góc ACB bằng α )

Có nghĩa là ta tìm được
khoảng cách của hai bờ
sông.
4. Củng cố:
Xen kẻ bài mới.
5. Dặn dò:
- Xem lại cách đo chiều cao (của tháp), khoảng cách giữa hai điểm trong
đó có một điểm không tới được (con sông).
- Chuẩn bị mỗi nhóm: máy tính, viết, nháp, mẫu báo cáo:
a/ Xác định chiều cao:
Hình vẽ:
Kết quả đo từng phần:
Kết quả cuối cùng:
b/ Xác định khoảng cách:
Hình vẽ:
Kết quả đo từng phần:
Kết quả cuối cùng:
Trang 8



STT Tên HS

Điểm

Kĩ năng Tổng

Ghi

chuẩn bị kĩ luật

thực

số

ch

dụng cụ

hành

điểm

(2đ)

Ýthức

(4đ)


(4đ)

IV. Rút kinh nghiệm:

BÀI 5: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (tiết 2)
II.

Mục tiêu:
- Xác định được chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao
nhất của nó. Xác định khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một
điểm không tới được.
- Rèn kĩ năng xác định khoảng cách giữa hai địa điểm, trong đó có một
điểm không tới được.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế .

II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: giác kế, êke
- Học sinh: thước cuộn, máy tính bỏ túi
IV.

Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài củ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chuẩn bị


Ghi bảng

thực hành: (5 phút)
Yêu cầu các tổ báo cáo sự

Báo cáo sự chuẩn bị.
Trang 9


chuẩn bị.
Dẫn HS ra địa điểm thực
hành.
Bố trí 2 nhóm làm cùng
một vị trí để đối chiếu.
Yêu cầu:
- Mỗi học sinh phải tự đối
chiếu kết quả để đi đến
kết quả chung cả nhóm
- HS bình điểm cho từng
cá nhân sau khi thực hành
Hoạt động 2: Xác định
chiều cao cây
(17 phút)
Cùng một nhóm học sinh

Quan sát thao tác đo chiều

khá thao tác mẫu cho cả

cao của cây.


lớp quan sát cách đo
chiều cao của cây.
Yêu cầu các nhóm trưởng

Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm

chỉ đạo các nhóm thực

thực hiện và báo kết quả sau

hiện và báo kết quả sau

10 phút

10 phút
Ghi lại kết quả của các
nhóm
Hoạt động 3: Xác định
khoảng cách hai bờ sông
(18 phút)
Cùng một nhóm học sinh

Tiếp tục quan sát thao tác đo

khá thao tác mẫu cho cả

chiều rộng của sông.
Trang 10



lớp quan sát cách đo
chiều rộng của hai bờ
sông.

Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm

Yêu cầu các nhóm trưởng

thực hiện và báo kết quả sau

chỉ đạo các nhóm thực

10 phút

hiện và báo kết quả sau
10 phút
Ghi lại kết quả của các
nhóm
Hoạt động 3: Nhận xét
(4 phút)

Tập trung.

Tập trung học sinh.

Các nhóm nộp báo cáo.

Yêu cầu các nhóm nộp


Nghe, rút kinh nghiệm.

báo cáo.
Nhận xét giờ thực hành
Tuyên dương , nhắc nhở
các nhóm
4. Củng cố:
5. Dặn dò
- Thực hành thêm ở nhà.
- Xem và ôn lại kiến thức cần nhớ SGK/92-93
IV. Rút kinh nghiệm:

3. KẾT QUẢ
- Qua quan sát học sinh tiến hành thực hành và căn cứ vào kết quả kiểm tra tôi nhận
thấy tiết dạy thực hành làm cho học sinh nắm bài kỹ hơn, nhớ lâu hơn. Khi thực hành,
các em có được hứng thú học tập, làm “trổi dậy” ở các em tính tò mò, khám phá từ đó
Trang 11


phát huy tính sáng tạo và có được kỹ năng quan sát, nhận biết, đo đạt, vẽ hình, vận
dụng...

III. KẾT LUẬN
Để đào tạo ra những con người toàn diện trong xã hội mới, có năng lực, có tư
duy sáng tạo thì trước hết phải chú ý đến dạy học và tăng cường các tiết thực hành.
Thực hành và lý thuyết phải đi đôi, không xem nhẹ mặt nào. Muốn vậy, người giáo
viên phải đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập ở
mỗi học sinh, bắt nguồn từ hứng thú học tập, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người
học.
Để học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo thực hành, có

tính năng động, sáng tạo, hứng thú học tập thì giáo viên phải thực hiện nghiêm túc và
có hiệu quả các loại bài thực hành. Vì qua thực hành, học sinh có được kỹ năng, kỹ
xảo, năng lực tư duy đặc biệt là phát hiện ra những học sinh có năng khiếu bộ môn,
góp phần trong việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi môn Toán ở trường, giáo dục
hướng nghiệp ngay từ đầu cho học sinh. Muốn thực hiện tốt điều này, mỗi giáo viên
phải có phương pháp, nội dung, chuẩn bị chu đáo và quan trọng nhất là định thời gian
để nghiên cứu, thử nghiệm, đảm bảo sự thành công của bài dạy thực hành.
Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực còn hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ
bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân
trong quá trình giảng dạy.
Tân Thạnh, ngày 14 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Trang 12



×