Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN TÌM X Ở LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.45 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

MỤC LỤC

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2

II. NỘI DUNG

2

1. Thực trạng của học sinh

2

2. Phương pháp

3

3. Ví dụ minh họa

3

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



10

1. Kết quả đạt được

10

2. Kiến nghị, đề xuất

10

-1
-


PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN TÌM X Ở LỚP 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạng toán tìm x, rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, tác dụng kích thích
óc suy nghĩ, tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh khi đi tìm một số chưa biết.
Dạng toán tìm x, học sinh đã được làm quen khi ở tiểu học, kể cả khi học lớp 1
các em đã được làm những dạng toán có dạng này: như điền số thích hợp vào ô
vuông…, nhưng khi lên lớp 6 các em vẫn còn bỡ ngỡ, một số em gặp khó khăn khi
giải những dạng toán này. Đây là vấn đề đã đặt ra cho tôi khi được phân công dạy
toán khối 6 từ năm học 2008-2009 đến nay. Từ đó thôi thúc tôi tìm ra cách truyền đạt
làm sao cho học sinh dễ hiểu, nắm được hệ thống và yêu thích những dạng toán này.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “phương pháp dạy một số dạng toán tìm x ở lớp 6”.
Về thuận lợi:
Học sinh trường Trung học Cơ sở Tân Thạnh đa phần thuộc vùng nông thôn
ngoan hiền, nghe lời thầy cô.
Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm tới các hoạt động dạy học

trên lớp, tự chọn, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà, nhất là chất lượng lớp
đầu cấp.
Về khó khăn:
Trường Trung học Cơ sở Tân Thạnh là trường loại III thuộc vùng nông thôn sâu,
cuộc sống của học sinh đa phần khó khăn. Ngoài giờ đi học các em ở nhà còn phải
phụ giúp gia đình và việc học ở nhà của học sinh thiếu sự kèm cặp của anh, chị, cha,
mẹ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Phong trào học tập ở vùng nông thôn còn hạn chế, ý thức học tập để thoát nghèo,
học để cải thiện cuộc sống một bộ phận người dân, học sinh chưa cao.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của học sinh

-2
-


- Kiến thức học sinh không đồng đều, một số có em đã có kỹ năng giải toán
nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều em yếu kém chưa có kỹ năng giải toán
- Một số em quên kiến thức cơ bản: tìm số chưa biết trong một tổng, một hiệu,
một tích, một thương do đó áp dụng lí thuyết cơ bản này để giải dạng bài toán tìm x
gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên tôi phải đưa ra các dạng bài tập khác nhau để phân loại cho phù
hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng. Soạn và hệ thống các bài tập từ dễ
đến khó để những em yếu, kém có thể làm được, đồng thời kích thích sự tìm tòi,
sáng tạo của những em khá, giỏi.
2. Phương pháp
Trước tiên cần cho học sinh năm vững: Phương pháp giải tổng quát bài toán tìm
x và giải được các dạng toán cơ bản tìm x
2.1. Các dạng toán cơ bản tìm x (a, b là những số đã biết)
Dạng 1: a + x = b (hoặc x + a = b)

Dạng 2: a – x = b
Dạng 3: x – a = b
Dạng 4: a. x = b (hoặc x.a = b)
Dạng 5: a : x = b
Dạng 6: x : a = b
2.2. Phương pháp giải tổng quát bài toán tìm x lớp 6
Bước 1. Nhận dạng bài toán.
Bước 2. Phân tích thứ tự thực hiện phép toán.
Bước 3. Đưa bài toán về dạng cơ bản
Bước 4. Tìm x
Bước 5.Thử lại, kiểm tra tính đúng đắn
3. Ví dụ minh họa
3.1. Phép toán cộng :
a. Dạng cơ bản
-3
-


Ví dụ 1: Tìm x biết : 17 + x = 37
Hoạt động của thầy
+ Đây là phép toán gì
+ Cho học sinh đọc tên

Hoạt động của trò

Ghi bảng
17 + x = 37

+ Phép toán cộng.


+ Tìm một số hạng chưa biết + Số hạng thứ hai.
ta làm thế nào?

+ Lấy tổng trừ cho số

+ Muốn biết x=20 đúng hay hạng đã biết 37 - 17 =20

x = 37 - 17
x = 20

sai ta có thể thử lại bằng cách
thay x=20 vào biểu thức ta có
17+20=37.Vậy x=20 là đúng
b. Dạng nâng cao :
Ví dụ 2: Tìm x biết : (23 + x ) + 11 = 42
Hoạt động của thầy
+ Coi (23+x) là Ô vuông nào

Hoạt động của trò

Nội dung
(23 + x ) +11 = 42

đó thì ta có phép tính gì?
+ Ô vuông (23+x) bằng gì?

+ Lấy tổng trừ đi số hạng

(23+x) = 42-11


đã biết. 42 - 11 = 31

(23+x) = 31

+ Đến đây ta tìm x được chưa? + Ta lấy tổng trừ số hạng
Tìm x như thế nào ?

đã biết. 31- 23 = 8

+ Để biết x=8 đúng hay sai + Thay x = 8 vào biểu
thử lại như thế nào ?

x= 31 - 23
x= 8

thức ta có:(23+8)+11 =
31 +11 = 42. Ta được
biểu thức đúng. Vậy x =8
là đúng.

3.2. Phép toán trừ :
a. Dạng toán cơ bản :
Ví dụ 3: Tìm x biết: 32 - x = 4
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Trong bài toán trên cho phép + Phép toán trừ

Nội dung
32 - x = 4


-4
-


toán gì ?
+ Số ta cần tìm là x ở vị tí + Số trừ
nào ?
+ Nếu như các em không nhớ + 3 là số trừ
trong phép trừ muốn tìm số bị
trừ ta làm sao.Ta có thể lấy
một phép toán trừ đơn giản để
thử: 5-3 =2. Trong phép toán
này thì số nào là số trừ?
+ Trong phép toán trên ta thấy + Lấy số bị trư trừ đi
muốn tìm số 3 thì ta sẽ lấy 5-2. hiệu.
Có nghĩa là trong phép toán
trừ muốn tìm số trừ ta làm thế
nào?
+ Trở lại bài toán tìm x trên, + Nghĩa là muốn tìm x ta

x = 32 - 4

vậy muốn tìm x ta làm thế nào lấy 32 -4 =28

x = 28

?
+ Để biết x=18 đúng hay sai ta + Thay x=28 vào biểu
có thể thử lại bằng cách nào?


thức ta có 32-28=4. Đó
là một biểu thức đúng nên
giá trị của x =28 là đúng.

b. Dạng nâng cao:
Ví dụ 4: 39 – ( x – 13 ) = 15
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
+ Trong bài toán trên cho mấy + Hai phép tính, phép tính 39 - ( x -13 ) = 15
phép tính ? Đó là những phép trừ trong ngoặc và phép
tính gì ?

tính trừ phía ngoài

+ Theo thứ tự thực hiện phép + Thực hiện phép tính trừ

-5
-


tính thì ta thực hiện như thế trong ngoặc trước, sau đó
nào ?

thực hiện phép tính trừ
ngoài dấu ngoặc.

+ Ta phải tìm x theo trình tự + Ta phải giải quyết phép

x - 13 =39 – 15


như thế nào ?

x - 13 = 24

toán trừ ngoài dấu ngoặc
trước. Nên trước tiên ta
phải tìm số trừ (x-13)
trong phép trừ ngoài dấu
ngoặc trước. Bằng cách
lấy 39 – 15 =24

+ Đến đây ta tìm x được chưa? + Do x là số bị trừ nên

x=24+13

Tìm x như thế nào ?

x= 37

tìm x thì ta lấy hiệu cộng
với số trừ.

+ Để biết x=37 đúng hay sai + Thay x = 37 vào biểu
thử lại như thế nào ?

thức ta có :39 - (37 - 13 )
= 39 -24 = 15. Ta được
biểu thức đúng. Vậy x
=37 là đúng.


3.3. Phép toán nhân :
Ví dụ 5: Tìm x biết : 7. x =105
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Bài toán trên cho phép toán + Phép toán nhân.

Nội dung
7.x = 105

gì ?
+ Số ta cần tìm là gì ?

+ Thừa số thứ hai.

Trong phép toán nhân muốn + Lấy tích chia cho thừa

x = 105 : 7

tìm một thừa số ta làm thế số đã biết 105 : 7 = 15

x=15

nào?
+ Ta có thể thử lại bằng cách + Thay x = 15 ta có 7 . 15

-6
-



nào ?

=105. Vậy giá trị của x
tìm được là đúng.

3.4. Phép toán chia :
a. Dạng cơ bản :
Ví dụ 6: Tìm x biết : 102 : x = 3
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Bài toán trên cho phép toán + Phép toán chia.

Nội dung
102 : x = 3

gì ?
+ Số ta cần tìm là gì ?

+ Số chia.

+ Trong phép toán chia nếu ta +Lấy một phép toán chia

x = 102 : 3

không nhớ muốn tìm số chia đơn giản để thử. Ví dụ :

x = 34

bằng cách nào, thì ta phải làm 6:3=2. Ta thấy muốn tìm
sao?


số chia là 3 ta phải lấy
6:2. Vậy muốn tìm số
chia ta lấy số bị chia chia
cho thương.102 :3=34

+ Ta có thể thử lại bằng cách + Thay x = 34 ta có
nào ?

102:34 =3. Vậy giá trị của
x tìm được là đúng.

b. Dạng nâng cao :
Ví dụ 7: Tìm x biết : 206 : ( x:35 ) = 103
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Trong bài toán trên cho mấy + Hai phép tính, phép tính

Nội dung
206 : ( x :35 ) =

phép tính ? Đó là những phép chia trong ngoặc và phép 103
tính gì ?

tính chia phía ngoài
+ Thực hiện phép tính

+ Theo thứ tự thực hiện phép chia trong ngoặc trước,
tính thì ta thực hiện như thế sau đó thực hiện phép
nào ?


tính

chia

ngoài

dấu
-7

-


ngoặc.
+ Thưc hiện theo trình tự
+ Đối với dạng toán tìm x thì ngược lai.
ta phải làm như thế nào ?

Tìm số chia

(x :35) trong phép chia
ngoài dấu ngoặc trước
+ Lấy số bị chia chia cho

+ Trong phép toán chia muốn thương. 206 : 103 = 2
tìm số chia ta làm như thế
nào?

x : 35 = 206:103
+ Muốn tìm số bị chia x


x : 35 = 2

+ Đến đây ta tìm x như thế ta lấy thương nhân với số
nào?

chia. 35.2=70
+ Thay x=70

x = 2 . 35
vào bài

x = 70

+ Muốn biết x = 2 đúng hay toán ta được
sai ta làm thế nào.

206 : (70 :35) = 206 : 2 =
103. Vậy giá trị x = 70 là
đúng.

3.5. Bài toán hỗn hợp :
Ví dụ 8: Tìm x biết : 108 : ( 47 – 2x ) + 28 = 40
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
+ Trong bài toán trên cho mấy + Gồm bốn phép tính 108 :(47-2x) + 28 = 40
phép tính? Đó là những phép nhân với trừ trong ngoặc
tính gì ?


và chia với cộng ngoài
dấu ngoặc.

+ Nếu như thưc hiện theo thứ + Phép tính nhân trong
tự thì ta sẽ thực hiện phép tính ngoặc trước, rồi đến trừ
nào trước?

trong ngoặc rồi đến chia
ngoài ngoặc và cuối cùng
là cộng ngoài dấu ngoặc.

-8
-


+ Đối với dạng toán tìm x
+ Ta tìm x theo trình tự như thì ta phải làm theo trình 108:(47 - 2x) = 40 - 28
thế nào ?

tự ngược lại. Nghĩa là ta 108 : (47 - 2x) = 12
phải giải quyết phép toán
cộng ngoài dấu ngoặc
trước . phải tìm số hạng
thứ nhất 108 : ( 47 –2x )
trước. Bằng cách lấy tổng
trừ cho số hạng đã biết.
40 –28 = 12
+ Tìm số chia (47-2x).

+ Bước tiếp theo ta làm gì ?


Bằng cách lấy số bị chia

47 - 2x = 108 : 12

chia cho thương108:12=9 47 - 2 x = 9
+ Tìm số trừ 2x bằng
+ Bước tiếp theo ta làm gì ?

cách lấy số bị trừ trừ cho

2x = 47 - 9

hiệu. 47 – 9 = 38

2x = 38

+ Lấy tích chia cho thừa
+ Tìm x như thế nào ?
+ Thử lại như thế nào ?

số đã biết. 38 :2 = 19

x = 38 : 2

+ Thay x = 19 ta được :

x = 19

108: (47 –2.19) +28

= 108 : (47-38) +28
=108 : 9 + 28
=12 + 28 = 40
Vậy giá trị x=19 là đúng

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được
- So sánh số liệu năm học 2010-2011
-9
-


Kết
quả
KSĐN

TS Giỏi

Toán
6
Cuối
HK1
Tăng,
giảm

Khá

TB trở
lên


TB

Yếu

Kém

72

1

1.39

3

4.17

11

15.28

15

20.83

20

27.78

37


51.39

78

9

11.54

19

24.36

24

30.77

52

66.67

20

25.64

6

7.69

6


8

10.15

16

20.19

13

15.49

37

45.83

0

-2.14

-31

-43.70

- Từ kết quả trên cho thấy: sau khi ứng dụng đề tài trên thì số lượng học sinh khá,
giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm rõ rệt.
- Học sinh có kỹ năng giải toán, thích làm bài tập dạng toán tìm x và thích học
toán hơn.
- Phương pháp dạy dạng toán tìm x ở trên tôi trình bày theo hệ thống từ dễ đến
khó giúp học sinh yếu kém dễ tiếp thu, học sinh khá, giỏi nắm kiến thức một cách sâu

sắc và những dạng toán đó đã giúp các em có tư duy khoa học, khả năng tính toán
nhanh nhạy
2. Kiến nghị, đề xuất
Đối với giáo viên khi kiểm tra hay lên lớp cho học sinh thường xuyên làm những
dạng toán tìm x.
Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên giáo dục ý thức học tập của học sinh qua
các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, tổ chức các chuyên đề “vui
để học” cho học sinh, đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà
trường nhằm nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc học đối với phụ huynh học
sinh để họ nhắc nhở việc học của con em mình.
Ngay từ đầu năm khi mới tuyển sinh cần kiểm tra những em chưa thuộc bảng
cửu chương, kiểm tra bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia để có biện pháp tổ chức phụ
đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đúc rút ra trong quá trình giảng dạy
dạng toán tìm x lớp 6. Tôi mạnh dạn trình bày rất mong được quý đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để dạy học dạng toán tìm x cho học sinh lớp 6 đạt hiệu quả cao nhất.
- 10
-


Tân Thạnh, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Người viết

- 11
-



×