Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại huy động vốn của ngân hàng thương mại thực trạng huy động vốn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 34 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - KHOA NGÂN HÀNG
--------------

ĐỀ TÀI 6:
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hƣơng
Nhóm thực hiện: Nhóm 10

Tháng 05 năm 2016


DANH SÁCH NHÓM :
TÊN THÀNH VIÊN
NHÓM

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Phần Lý Thuyết + Dịch paper

Đinh Ngọc Quỳnh Nhƣ

Phần Lý Thuyết + Dịch paper

Võ Thị Yến Phƣơng

Phần Lý Thuyết + Dịch paper



(Nhóm trƣởng)

+ Tổng hợp

Võ Ngọc Quang

Phần Thực tế + Dịch paper

CHỮ KÝ


MỤC LỤC
1. Khái quát vốn huy động trong ngân hàng thƣơng mại ............................................... 2
2.Tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại . .................................................................................................................... 2
3.Nguồn vốn huy động:................................................................................................... 3
3.1.Nguồn tiền gửi ...................................................................................................... 4
Phân loại theo thời hạn : ......................................................................................... 4
Phân loại theo đối tƣợng : ....................................................................................... 4
Phân loại theo mục đích : ........................................................................................ 5
3.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: ....................................................... 6
3.2.1. Giấy tờ có giá ngắn hạn: ............................................................................... 6
3.2.2. Giấy tờ có giá dài hạn: .................................................................................. 6
3.3.Nguồn từ đi vay NHNN ........................................................................................ 7
3.4.Vay các tổ chức tín dụng khác .............................................................................. 7
3.5.Nguồn khác ........................................................................................................... 7
4. Sự ảnh hƣởng của huy động vốn đến tình hình tài chính của Ngân hàng thƣơng mại:
......................................................................................................................................... 8
4.1. Cơ sở lý thuyết: .................................................................................................... 8

4.2. Mô hình khái niệm ( Conceptual Framework):.................................................... 8
4.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................. 9
4.4. Kết quả nghiên cứu: ............................................................................................. 9


Mô hình đề xuất……………………………………………………………………………………………………..10

5. Nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 1 và thị trƣờng 2:............................................... 11
5.1. Định nghĩa:......................................................................................................... 11
5.2. Đặc điểm của việc huy động từ thị trƣờng 2:..................................................... 11
6. Cơ chế quản lý vốn của các Ngân hàng tại Việt Nam: ............................................. 12
6.1 Cơ chế quản lí vốn cũ ......................................................................................... 12
6.1.1.Nội dung....................................................................................................... 12
6.1.2.Hạn chế ........................................................................................................ 13
6.2. Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ ( Fund Tranfer Pricing System – FTP System)::
................................................................................................................................... 14
6.2.1. Định nghĩa:.................................................................................................. 15
6.2.2. Mục đích của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (4):........................................ 15
6.2.3. Nguyên tắc điều chuyển vốn: ...................................................................... 16
6.2.4. Giá điều chuyển vốn ( Tranfer Prices – TP): .............................................. 17


6.2.5 Các phƣơng pháp định giá…………………………………………………17
6.2.6. Các lợi ích của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng: (5)
............................................................................................................................... 21
7. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2015............................................................................................. 22


Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… …………………………….....28



MỤC LỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

MỤC LỤC
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Biểu đồ3
Bảng 1
Bảng2
Bảng 3

NỘI DUNG
Thị phần huy động vốn của các nhóm NHTM tại
Việt Nam (2005 – 2015)
Thị phần huy động vốn của nhóm các NHTM Nhà
Nước (2009)
Thị phần huy động vốn của nhóm các NHTM Cổ
Phần (2013)
Tỷ trọng huy động vốn của nhóm các NHTM Nhà
Nước (2005 – 2015)
Tỷ trọng huy động vốn của nhóm các NHTM Cổ
Phần (2005 – 2010
Tỷ trọng huy động vốn của nhóm các NHTM Cổ
Phần (2005 – 2010)

TRANG
19
20
23

19
22
23


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

DN
NHNN
NHTM
TS
TSC
TSN
VN

DOANH NGHIỆP
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
TÀI SẢN
TÀI SẢN CÓ
TÀI SẢN NỢ
VIỆT NAM


1. Khái quát vốn huy động trong ngân hàng thƣơng mại
- Hệ thống ngân hàng là cốt lõi của các trung gian tài chính thông qua huy
động vốn và kênh của các nguồn lực tài chính. Các ngân hàng thực hiện
vai trò nòng cốt trong nên kinh tế, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề tài
chính thông qua hệ thống thanh toán. (Bello ,2005)
- Chìa khóa thành công của Ngân hàng là việc lựa chọn nguồn vốn và cách

sử dụng nguồn vốn đó. Nguồn vốn đó bao gồm: vốn chủ sở hữu(capital
funds), vốn từ tiền gửi (deposits) và các khoảng vay mƣợn trên thị
trƣờng liên Ngân hàng hoặc các TCTD (borrowings). ( M. R. Shollapur,
2010).
- Trong đó, vốn chủ sở hữu (capital funds) đƣợc sử dụng nhƣ là một sự
bảo vệ khỏi rủi ro và sự mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Cơ
bản, tiền gửi là nguồn vốn cơ bản trong vốn hoạt động của Ngân hàng.
Vốn từ tiền gửi lớn giúp tăng hiệu quả sinh lời của Ngân hàng. Ngoài ra,
các Ngân hàng có thể vay mƣợn tiền từ thị trƣờng liên Ngân hàng hay thị
trƣờng tiền tệ để có thể đáp ứng tạm thời vốn khả dụng cũng nhƣ đầu tƣ
thêm vào tài sản.( M. R. Shollapur, 2010).
Theo văn bản pháp luật VN, định nghĩa chung nhất huy động vốn là việc các
TCTD tập trung những giá trị tiền tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong
xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các
nghiệp vụ kinh doanh khác và đƣợc dùng làm vốn để kinh doanh.
- Huy động vốn là hoạt động thƣờng xuyên và luôn gắn liền với kế hoạch
kinh doanh của TCTD, bởi lẽ vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các
TCTD tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi
tiến hành các hoạt động huy động vốn, TCTD phải tính toán sao cho việc
sử dụng đồng vốn huy động đƣợc hiệu quả nhất. Mặt khác, huy động vốn
xét về bản chất chính là việc TCTD đi vay tiền từ các chủ sở hữu số tiền
đó và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc
khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.

2.Tầm quan trọng của vốn huy động đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thƣơng mại .
- Huy động tiền gửi là một trong những chức năng quan trọng của việc
kinh doanh ngân hàng. Đây là một nguồn quan trọng để phục vụ hiệu quả
cho các hoạt động khác của ngân hàng. Huy động tiền gửi đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ thỏa đáng cho các lĩnh vực khác

nhau trong nền kinh tế. Sự thành công của các ngân hàng lớn nằm trên
việc huy động tiền gửi. Hiệu quả của Ngân hàng phụ thuộc vào tiền gửi –
2


nhƣ là một chi phí rẻ nhất trong các loại nguồn vốn của Ngân hàng
(Mohan 2012).
- Huy động vốn từ tiền gửi trong Ngân hàng đƣợc xem nhƣ là hoạt động
trọng yếu-đƣợc ví nhƣ là oxi cho con ngƣời, để nâng cao khả năng sinh
lời , Ngân hàng phải từng bƣớc tối thiểu hóa chi phí huy động
vốn.(Sylvester, 2010) .
- Việc huy động từ tiền gửi với chi phí thấp nhƣ tiền gửi thanh toán và tiền
gửi tiết kiệm rất bức thiết cho Ngân hàng. Các Ngân hàng huy động và
cho vay, họ huy động nguồn tiền gửi từ xã hội bao gồm cả các thành viên
trong Ngân hàng. Huy động vốn đƣợc xem nhƣ là nguồn vốn thiết yếu
của Ngân hàng để đảm bảo hoạt động cho vay. Khả năng huy động vốn
của Ngân hàng thể hiện tiềm năng cho vay của một Ngân hàng
(Rajeshwari, 2014).
- Theo Richard TUYISHIME, Dr. Florence MEMBA and Dr. Zénon
MBERA, ta có thể kết luận rằng việc huy động vốn có ảnh hƣởng tích
cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thƣơng mại ở
Rwanda.Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các chiến lƣợc tiếp thị đƣợc sử dụng
nhƣ một công cụ để huy động thêm tiền gửi. Tiền gửi đóng một vai trò
quan trong trong hoạt động tài chính và ảnh hƣởng đến sự bền vững của
một ngân hàng đặc biệt đây là một yếu tố quan trọng trong việc giả ngân
các khoản vay của ngân hàng. Những phát hiện này cho thấy khi có một
sự thay đổi tích cực trong lãi suất tiền gửi sẽ ảnh hƣởng đến mức độ gửi
tiền và các khoản lợi nhuận của ngân hàng. Mặc khác, việc phát triển hệ
thống công nghệ thông tin trong ngân hàng cũng làm gia tăng huy động
vốn với mức giá cả thấp hơn.(1)


3. Nguồn vốn huy động:
- Theo điều 98-99-100/Mục 2/Luật các TCTD năm 2010, hoạt động huy
động vốn của NHTM bao gồm
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các
loại tiền gửi khác.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động
vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài.
(1): xem The Effects of Deposits Mobilization on Financial Performance-in Commercial Banks in
Rwanda. A Case of Equity Bank Rwanda Limited

3


 Vay vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc: Ngân hàng thƣơng mại đƣợc vay vốn
của Ngân hàng Nhà nƣớc dƣới hình thức tái cấp vốn theo quy định của
Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
 Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính: Ngân hàng thƣơng mại
đƣợc vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nƣớc và nƣớc
ngoài theo quy định của pháp luật.
3.1.Nguồn tiền gửi
- Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thƣơng mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu
tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách
hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các
tổ chức và của dân cƣ.
- Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trƣờng cạnh tranh và
để có nguồn tiền có chất lƣợng ngày càng cao, các ngân hàng đã đƣa ra
và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.

Phân loại theo thời hạn :
- Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là khoản tiền đúng nhƣ tên gọi của nó là thời gian gửi tiền không xác định,
khách hàng (cá nhân, tổ chức) có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào. Mục đích của
khách hàng đối với loại tiền này là hƣởng những tiện ích trong thanh toán khi có
nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Vì vậy đây là
bộ phận tiền chỉ nhàn rỗi tạm thời chứ không phải là khoản để dành.
- Tiền gửi có kỳ hạn :
Ngƣợc với khoản tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản tiền gửi với thời gian xác
định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là ngƣời gửi chỉ đƣợc rút tiền khi
đến thời hạn nhƣ đã thoả thuận có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1
năm hoặc trên thế nữa. Theo quy định, ngân hàng có quyền từ chối việc rút tiền
trƣớc thời hạn của ngƣời gửi tiền. Tuy nhiên, ở một số nƣớc, quy định này đã
đƣợc nới lỏng: các ngân hàng cho phép ngƣời gửi tiền đƣợc rút ra trƣớc hạn
nhƣng phải báo trƣớc cho ngân hàng một khoảng thời gian nhất định, nếu không
báo trƣớc ngƣời gửi sẽ không đƣợc hƣởng lãi suất hoặc rất thấp.
Phân loại theo đối tƣợng :
4


- Tiền gửi của dân cƣ
Các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản thu nhập tạm thời chƣa sử dụng
đến.Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng , họ đều có thể gửi tiết
kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm , đặc
biệt là nhu cầu bảo toàn . Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm , các
ngân hàng đều khuyến khích dân cƣ thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại
nhà bằng cách ở rộng mạng lƣới huy động , đƣa ra các hình thức huy động đa
dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn …
- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vị

này thƣờng gửi một khối lƣợng lớn tiền vào ngân hàng để hƣởng tiện ích trong
thanh toán. NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tƣợng
này thông qua việc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp
ứng yêu cầu thanh toán của họ. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và
các khoản phải thanh toán nên ngân hàng luôn tồn tại một số dƣ tiền gửi nhất
định, điều này lí giải vì sao ngân hàng huy động đƣợc nhiều nguồn vốn nhất
trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và đƣợc sử dụng cho vay không chỉ ngắn hạn
mà còn cả trung hạn. Tuy nhiên nguồn này có hạn chế là tính ổn định và độ lớn
phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp.
Phân loại theo mục đích :
- Tiền gửi tiết kiệm :
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân đƣợc gửi vào ngân
hàng, nhằm hƣởng lãi suất theo qui định . Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập
bằng tiền của các cá nhân chƣa sử dụng đƣợc gửi vào các tổ chức tín dụng . Nó
là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ, trong tiêu dùng cá nhân . Khi gửi tiền
ngƣời gửi đƣợc giao một sổ tiết kiệm coi nhƣ giấy chứng nhận tiền gửi vào
ngân hàng . Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra đƣợc nhận một khoản tiền lãi
trên tổng số tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm .Có hai loại tiền gửi tiết kiệm
là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn .
- Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán .
Đây là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ
ngân hàng giữ và thanh toán hộ . Trong phạm vi số dƣ cho phép , các nhu cầu
chi trả của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều đƣợc ngân hàng thực hiện . Các
khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân đều có thể đƣợc nhập vào
tiền gửi thanh toán theo yêu cầu . Lãi suất của khoản tiền này rất thấp , thay vào
đó chủ tài khoản có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ của ngân hàng với mức phí
thấp.
5



- Tiền gửi “ lai ” ( vừa tiết kiệm vừa giao dịch )
Đây là loại tiền gửi mà ngƣời gửi vừa có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ ,
vừa có thể hƣởng lãi suất định kỳ nhƣ một khoản tiền gửi tiết kiệm.Tuy nhiên ,
lãi suất của khoản tiền này thƣờng không cao nhƣ lãi suất tiền gửi tiết kiệm bởi
tính cố định của khoản gửi , ngân hàng có thể không sử dụng đƣợc hoặc sử
dụng rất ít số vốn huy động này để cho vay hoặc đầu tƣ.
3.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá:
- Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản
tiết kiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói
riêng còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Giấy
tờ có giá là chứng nhận của tô chức tín dụng phát hành để huy động vốn
trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong mộ thời gia nhất
định , điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín
dụng và ngƣời mua.
- Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành 02 loại, tƣơng ứng
với thời hạn huy động vốn: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài
hạn.
3.2.1. Giấy tờ có giá ngắn hạn:
- Là các giấy tờ có giá có thời hạn dƣới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng trong ngắn hạn.
- Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng
phát hành nhằm huy động vốn trong dân cƣ, chủ yếu là để phục vụ cho
những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng nhƣ một dự án, một
chƣơng trình kinh doanh…
3.2.2. Giấy tờ có giá dài hạn:
- Muốn huy động vốn trung và dài hạn ( 3 năm, 5 năm hay 10 năm), các
Ngân hàng thƣơng mại có thể phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Trái
phiếu do Ngân hàng phát hành có thể đƣợc xem nhƣ là một lại trái phiếu
công ty. Trái phiếu là một giấy tờ có giá , xác nhận khoản nợ của khách

hàng đối với ngƣời chủ ngân hàng với cam kết nhƣ thanh toán một số
tiền xác định vào một ngày xác định trong tƣơng lai với thời hạn xác
định cho trƣớc. So với trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng rủi ro
hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu kho bạc.
6


3.3.Nguồn từ đi vay NHNN
- Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại . Tuy nhiên
khi cần các ngân hàng thƣờng vay mƣợn thêm . Tại nhiều nƣớc , ngân
hàng Trung ƣơng thƣờng quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn
của chủ sở hữu. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải
vay mƣợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn
chế.
- Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các
ngân hàng thƣơng mại Trong trƣờng hợp thiếu hụt dự trữ , ngân hàng
thƣơng mại thƣờng vay ngân hàng Nhà nƣớc . Hình thức cho vay chủ
yếu của ngân hàng nhà nƣớc là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn ). Thông
thƣờng , ngân hàng Nhà nƣớc chỉ chiết khấu cho những thƣơng phiếu có
chất lƣợng ( thời gian đáo hạn ngắn , khả năng trả nợ cao ) và phù hợp
với mục tiêu của ngân hàng Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Trong điều
kiện chƣa có thƣơng phiếu , ngân hàng nhà nƣớc cho ngân hàng thƣơng
mại vay dƣới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định .
3.4.Vay các tổ chức tín dụng khác
- Đây là nguồn các ngân hàng vay mƣợn lẫn nhau và vay của các tổ chức
tín dụng khác trên thị trƣờng liên ngân hàng . Các ngân hàng đang có
lƣợng dự trữ vƣợt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay
để tìm kiếm lãi suất cao hơn . Ngƣợc lại, các ngân hàng đang thiếu hụt
dự trữ có nhu cầu vay mƣợn tức thời để đảm bảo thanh khoản . Nhƣ vậy
nguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả

cấp bách và trong nhiều trƣờng hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn
vay mƣợn từ ngân hàng Nhà nƣớc .
3.5.Nguồn khác
- Ngoài các nguồn trên , ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua
nguồn uỷ thác , nguồn trong thanh toán , các nguồn khác.
- Ngân hàng thƣơng mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác nhƣ uỷ thác cho
vay, uỷ thác đầu tƣ , uỷ thác cấp phát , uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các
hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng . Ngoài ra , các hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong
thanh toán (séc trong quá trình chi trả , tiền ký quỹ để mở L/C …) . Các
khoản nợ khác nhƣ thuế chƣa nộp, lƣơng chƣa trả …cũng góp phần làm
tăng nguồn huy động trong công tác huy động vốn của ngân hàng thƣơng
mại .
7


4. Sự ảnh hƣởng của huy động vốn đến tình hình tài chính của
Ngân hàng thƣơng mại:
- Phần nội dung này sẽ đƣợc dựa trên kết quả nghiên cứu của bài: “ The
effects of deposits mobilization on financial performance in commercial
banks in Rwanda. A case of Equity bank Rwanda Limited” của Richard
TUYISHIME, Dr. Florence MEMBA and Dr. Zénon MBERA, phát
hành bởi European Centre for Research Training and Development UK
4.1. Cơ sở lý thuyết:
- Lý thuyết Ngân hàng chủ đạo ( Bank-led): có liên quan đến cách tổ chức tài
chính Ngân hàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ, nhƣng phân phối cung cấp
dịch vụ thông qua một loạt đại lý bán lẻ. Mỗi đại lý bán lẻ đƣợc trang bị để giao
tiếp điện tử với các ngân hàng mà nó đang làm việc. Các thiết bị có thể là một
điện thoại di động hoặc một point-of-sale (POS). Khi một tài khoản đƣợc thành
lập hoặc cho vay đã đƣợc phê duyệt, khách hàng đi đến các đại lý bán lẻ để thực

hiện tất cả hoặc một số các giao dịch tài chính .Đây có thể là một cách huy động
tiền gửi ngân hàng thƣơng mại sử dụng nhƣ là một mô hình mới để tăng bao
gồm tài chính và tạo thuận lợi cho giao dịch đặc biệt là trong các lĩnh vực mà
các ngân hàng không có mặt. Mô hình này tạo điều kiện cho các ngân hàng phải
tăng tiền gửi của nó và dẫn đến hiệu suất tài chính.
- Lý thuyết khuếch tán cải tiến (Diffusion of innovations theory): Theo
Rogers.2013, Khuếch tán là quá trình sản phẩm mới đƣợc truyền thông qua
những kênh nhất định trong xã hội. Sự thành công của sản phẩm mới đƣợc
quyết định bởi tỉ lệ những ngƣời chấp nhận nó. Bốn nhân tố ảnh hƣởng đến sự
khuếch tán của một ý tƣởng mới:
(1) Mức độ cải tiến
(2) Kênh truyền thông
(3) Thời gian
(4) Hệ thống xã hội (hoàn cảnh)
4.2. Mô hình khái niệm ( Conceptual Framework):

8


Ở đây:
- Biến phụ thuộc : Tình hình tài chính của Ngân hàng thƣơng mại.
- Biến độc lập: chiến lƣợc tiếp thị, sự thay đổi của lãi suất và công nghệ của
Ngân hàng.
4.3. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng
- Phƣơng pháp nghiên cứu mẫu
4.4. Kết quả nghiên cứu:
- Có sự ảnh hƣởng của chiến lƣợc tiếp thị đến tình hình tài chính của Ngân
hàng. Trong bài nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 85% ngƣời cho rằng sự
nhận biết thƣơng hiệu của Ngân hàng có thể lôi cuốn nhiều khách hàng,

từ đó gia tăng đƣợc huy động vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, bài nghiên
cứu còn chỉ ra rằng, thách thức lớn nhất mà Ngân hàng phải đối mặt
trong việc huy động vốn là việc cạnh tranh gay gắt đến từ các Ngân hàng
khác ( 85,2%). Hệ số tƣơng quan Spearman‟s là 0.82 thể hiện mối quan
hệ có ý nghĩa cùng chiều giữa chiến lƣợc tiếp thị và tình hình tài chính
của Ngân hàng.
- Có đến 96,2% ngƣời tin rằng sự ảnh hƣởng cùng chiều giữa lãi suất và
vốn huy động của Ngân hàng. Kiểm định hệ số tƣơng quan Spearman‟s
là 0.8 chỉ ra rằng có sự tƣơng quan mạnh cùng chiều giữa lãi suất và tình
hình huy động vốn của Ngân hàng tại Rwanda.

9


- Về ảnh hƣởng của việc giới thiệu công nghệ Ngân hàng đến tình hình tài
chính. Bái nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 96,2% ngƣời đồng tình rằng
việc thâm nhập của Ngân hàng đến các vùng ngoại ô nhƣ là việc gia tăng
số lƣợng chi nhánh/đại lý giúp việc truy cập dễ dàng đến các dịch vụ tài
chính. Hệ số tƣơng quan Speaman‟s là 0.51 thể hiện có mức ý nghĩa
cùng chiều giữa công nghệ Ngân hàng và tình hình tài chính.
MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT:
1. Cơ sở lý thuyết:
- Lý thuyết Ngân hàng chủ đạo ( Bank-led)
- Lý thuyết khuếch tán cải tiến (Diffusion of innovations theory)
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu sơ bộ định tính: tham khảo ý kiến chuyên gia gồm trƣởng
phòng dịch vụ khách hàng, trƣởng phòng huy động vốn và các cán bộ
Ngân hàng để xây dựng giả thuyết cho các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng huy động vốn.
3. Mô hình nghiên cứu:

BIẾN ĐỘC LẬP

BIẾN PHỤ THUỘC
H1

Sản phẩm huy động vốn tiền gửi
Sự đa dạng các dịch vụ ngân hàng

H2
H3

Cơ sở vật chất
H4
Đội ngũ nhân sự

Khả năng
huy động
vốn tiền gửi
đối với
khách hàng

H5
Uy tín
H6
Các nhân tố khách quan
H7
Lãi suất

10



KỲ VỌNG DẤU
BIẾN
Y
Biến phụ thuộc
X1
X2
X3
X4
X5
X6
X7

Ý NGHĨA

MỐI QUAN HỆ KỲ
VỌNG

Khả năng huy động vốn tiền
gửi
Sản phẩm huy động vốn tiền
gửi
Sự đa dạng của các dịch vụ
ngân hàng
Cơ sở vật chất
Đội ngủ nhân sự
Uy tín
Các nhân tố khách quan
Biến động lãi suất


+
+
+
+
+
+
+

4. Dữ liệu:
- Các biến độc lập từ X1 – X6: đƣợc nghiên cứu định lƣợng thông qua
bảng câu hỏi dành cho khách hàng của 01 Ngân hàng nghiên cứu.
- Biến độc lập X7: đƣợc tổng hợp từ lãi suất huy động của 01 Ngân hàng
nghiên cứu.
- Biến phụ thuộc: Khả năng huy động vốn tiền gửi.

5. Nguồn vốn huy động từ thị trƣờng 1 và thị trƣờng 2:
5.1. Định nghĩa:
- Thị trƣờng 1 là thị trƣờng mà ở đó các ngân hàng thƣơng mại huy động
vốn và cho vay với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhƣ huy động tiền gửi
tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ra công
chúng.
- Thị trƣờng 2 là thị trƣờng giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, giữa
ngân hàng thƣơng mại với ngân hàng nhà nƣớc. Các ngân hàng thƣơng
mại vay vốn của nhau gọi là thị trƣờng liên ngân hàng hoặc các ngân
hàng thƣơng mại vay vốn của ngân hàng nhà nƣớc thông qua việc ngân
hàng nhà nƣớc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu mà ngƣời mua là các ngân
hàng thƣơng mại.
5.2. Đặc điểm của việc huy động từ thị trường 2:
- Thị trƣờng 2 còn đƣợc gọi là thị trƣờng liên ngân hàng ( interbank
lending market). Tại thị trƣờng này, các Ngân hàng có thể huy động vốn

11


của nhau với các điều khoản đƣợc xác định từ trƣớc. Các ngân hàng cho
vay lẫn nhau với số lƣợng lớn với chi phí thấp cho các kỳ hạn từ qua
đêm đến vài tháng. Các khoản huy động từ thị trƣờng này nguồn kinh phí
cho nhiều ngân hàng. Ngay cả đối với các ngân hàng mà chủ yếu đƣợc
tài trợ bằng tiền gửi, các khoản vay liên ngân hàng có thể là một nguồn
quan trọng của nguồn vốn bổ sung.(2)
- Thị trƣờng liên ngân hàng đóng góp rất nhiều đến hiệu quả của thị
trƣờng tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Nó hỗ trợ đáp ứng
nhu cầu vốn tạm thời nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân
hàng trong thời điểm nhất định. Việc huy động vốn qua lại giữa các
Ngân hàng đƣợc thực hiện qua lại mà không cần bất kỳ tài sản đảm bảo
nào.(2)
- Tại Việt Nam, hiện hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng tập
trung ở các tổ chức và dân cƣ (thị trƣờng 1) và thị trƣờng liên ngân hàng
(thị trƣờng 2). Cơ cấu của hai nguồn này trong tổng huy động thay đổi
theo từng thời điểm, gắn với năng lực huy động, thanh khoản và tốc độ
tăng trƣởng tín dụng của mỗi thành viên.
- Thông thƣờng, nguồn vốn huy động trên thị trƣờng 2 chủ yếu để bù đắp
khó khăn thanh khoản tạm thời và có tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu tổng
huy động. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn thanh khoản và huy động
trên thị trƣờng 1 khó khăn, tỷ trọng từ thị trƣờng 2 có thể cao hơn. Và
định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc là các ngân hàng không đƣợc tập
trung khai thác vốn trên thị trƣờng 2 để đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng.

6. Cơ chế quản lý vốn của các Ngân hàng tại Việt Nam:
6.1. Cơ chế quản lí vốn cũ
 Các chi nhánh thực hiện quản lí vốn độc lâp thông qua hoạt động của

phòng đầu mối tại từng chi nhánh, tự cân đối trên cơ sở tuân thủ các qui
định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và
dự trữ bắt buộc. Chi nhánh phải mở tài khoản tại ngân hàng nhà nƣớc địa
phƣơng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.
6.1.1.Nội dung
- Hoạt động theo cơ chế “vay-gửi” với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ.
- Các CN chỉ chuyển/nhận vốn phần chênh lệch giữa TS nợ và TS có. Hội
sở chính chỉ nhận / chuyển vốn đối với phần dƣ thừa/thiếu hụt của chi
nhánh.
12


- Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch
này.
- Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm
tiền gửi đều do chi nhánh chịu.
6.1.2.Hạn chế
- Phi tập trung hóa công tác huy động vốn
 Theo cơ chế này, chi nhánh hoạt động một cách độc lập tƣơng đối.
Mỗi chi nhánh có bảng cân đối riêng, torng đó, phân loại TS nợ và
TS có theo kỳ hạn và theo mức độ rủi ro. Nếu nhƣ tách biệt vấn đề về
hạch toán, có thể coi mỗi chi nhánh nhƣ một ngân hàng độc lập, và
nếu nhƣ trên cùng một địa bàn có nhiều hơn một chi nhánh của một
ngân hàng, thì bản thân các chi nhánh đó cũng cạnh tranh với nhau
tƣơng tự nhƣ đối với một ngân hàng khác.
 Thực tiễn quản trị dễ dàng đối với trụ sở chính của các NHTM Việt
Nam là giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh của mình, trong đó
yêu cầu các chi nhánh của mình phải đạt các chỉ tiêu về TS có, TS nợ
và theo đó là lợi nhuận. Thông thƣờng kèm theo đó không bao gồm
cả hỗ trợ về quản trị rủi ro, đặc biệt rủi ro thanh khoản. Một số ngân

hàng thƣờng yêu cầu chi nhánh của mình làm luôn việc tự cân đối TS
nợ và TS có, song phần lớn là nguồn vốn huy động và cho vay tín
dụng. Trong khi đó, ở cấp độ chi nhánh, việc quản lý rủi ro lãi suất và
rủi ro thanh khoản là không thể thực hiện hiệu quả, chính việc phi tập
trung hóa công tác quản lý vốn này khiến bản thân ngân hàng gặp
phải ro cực lớn.
 Thứ nhất, rủi ro lãi suất: Do các chi nhánh đƣợc yêu cầu tự cân
đối vốn kinh doanh theo nghĩa tự huy động TS nợ chi nhánh (tiền
gửi dân cƣ va tiền gửi doanh nghiệp) để dùng làm nguồn cho các
TS có của chi nhánh (chủ yếu là cho vay thƣơng mại cho vay tiêu
dùng, tài trợ thƣơng mại...); một biến động tƣơng đối lớn trong lãi
suất áp dụng cho TS nợ trong khi mức lãi suất của TS có có độ trễ
lớn hơn sẽ ngay lập tức tạo ra áp lực lên hoạt động kinh doanh của
chính chi nhánh gây ra rủi ro lãi suất. Đối với loại rủi ro này, một
số NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế khống chế trần lãi suất huy
động và sàn lãi suất cho vay nhƣ hình thức quản trị kiểu song sắt.
Cơ chế này dẫn đến hệ quả tất yếu là cạnh tranh trong chính nội
bộ các chi nhánh trong củng một hệ thống ngân hàng đối với
nguồn vốn rẻ (ví dụ: tiền gửi không kì hạn) và dự án cho vay đối
13


với khách hàng tốt. Trong khi đó, vai trò trụ sở chính của ngân
hàng trong kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh hầu nhƣ không có.
 Thứ hai, rủi ro thanh khoản: Phổ biến nhất khi TS Nợ tại chi
nhánh đáo hạn với kì hạn vốn ngắn hơn kế hoạch (hay còn gọi là
đoản vốn) khiến chi nhánh không có khả năng chi trả các khoản rút
TS Nợ đó.
 Thứ ba, rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro mang tính gián tiếp nhƣng
lại là nguy cơ mất vốn lớn nhất, vì bản thân cán bộ làm công tác

khách hàng tại chi nhánh vừa phải đi lo về nguồn vốn huy động, vừa
phải trực tiếp bán các sản phẩm tín dung sẽ làm suy yếu nghiêm trọng
khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng
vốn vay, trong khi đó, về mặt nguyên tắc, các cán bộ này chỉ cần lo
khâu khách hàng vay vốn.
- Không có mô hình phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh
 Mô hình tổ chức của các NHTM Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay
đổi tiến bộ so với trƣớc đây, đặc biệt đối với các NHTM vốn tiền thận
là các ngân hàng quốc doanh. Sự thay đổi này chủ yếu theo cách
hƣớng trọng tâm phục vụ vào khách hàng; theo đó, các phòng chức
năng tại trụ sở chính và chi nhánh đƣợc lập theo từng phân đoạn thị
trƣờng nhất định để kinh doanh. Ví dụ: bộ phận khách hàng doanh
nghiệp, bộ phận khách hàng cá nhân…Nhiều ngân hàng đặt ra mục
tiêu hƣớng tới những cái mà họ gọi là “thành tựu” nhƣ: Giao dịch
một cửa….Tuy nhiên, mô hình tổ chức này dẫn đến một khiếm
khuyết lớn trong quản trị kinh doanh khiến cho hầu hết các ngân hàng
sai lầm trong sử dụng và phân bổ nguồn lực của mình. Đó là mô hình
này triệt tiêu động lực để các ngân hàng thực hiện phân tích hiệu quả
theo bộ phận kinh doanh, từ đó cũng không đạt đƣợc mục tiêu là phục
vụ khách hàng theo phân đoạn.
6.2. Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ ( Fund Tranfer Pricing System – FTP
System):
- Khi áp dụng cơ chế quản lý vốn cũ, thì đã xuất hiện hiện tƣợng có những
chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậm chí thừa vốn, không có
đầu ra trong khi đó, lại có những chi nhánh lâm vào tình trạng thâm hụt
thanh khoản trầm trọng, phải vay lại từ Ngân hàng hoặc tổ chức khác với
lãi suất cao. Cơ chế quản lý vốn tập trung khắc phục đƣợc tình trạng này
trên cơ sở quản lý tập trung rủi ro và nguồn vốn.
14



6.2.1. Định nghĩa:
- Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ nhƣ là: “measures the value of products
furnished by a profit center to other responsibility centers within a
company. Internal exchanges that are measured by transfer prices result
in (1) revenue for the responsibility center furnishing (i.e. selling) the
product and (2) costs for the responsibility center receiving (i.e., buying)
the product.”(3)
- Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý
vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn
vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính (thông qua trung
tâm vốn) hội sở chính sẽ mua toàn bộ TS Nợ của chi nhánh và bán vốn
để chi nhánh sử dụng cho TS có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi
nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở
chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính.
(ThS. Mã Thành Tân)
6.2.2. Mục đích của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (4):
- Cung cấp biên lãi cho tất cả các tài sản có hay tài sản nợ, nhằm phản ánh
chi phí sử dụng các tài sản đó.
- Xác định khả năng sinh lời của các sản phẩm và các khách hàng nhằm
thúc đẩy sự thay đổi trong cấu trúc tài sản có và tài sản nợ hƣớng đến gia
tăng lợi nhuận. Việc điều chuyển vốn hình thành nên mức độ sinh lời tối
thiểu cho các sản phẩm, dẫn đến gia tăng lợi ích của Ngân hàng.
- Đánh giá các quyết định kinh doanh trong Ngân hàng dựa trên sự đóng
góp của các chi nhánh đến tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Để hoàn thành
chỉ tiêu, các nhà hoạch định phải chịu trách nhiệm trƣớc kết quả mà họ
có khả năng kiểm soát.
- Kiểm soát, điều chỉnh lãi suất và khả năng thanh khoản bằng cách giao
cho các đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro lãi suất. Các rủi ro thị
trƣờng chỉ có thể đƣợc quản lý một cách có hiệu quả bởi cấp Hội sở, bởi

bộ phận Ngân quỹ và bởi ủy ban ALCO.
(3): xem Anthony R. & Hawkins D. & Merchant K. 2004, Accounting Text & cases, McGraw-Hill, New
York, p.494.
(4): Xem Kawano R. 2000, „Funds Transfer Pricing‟, Journal of Bank Cost & Management Accounting.

15


6.2.3. Nguyên tắc điều chuyển vốn:

- Quản lý danh mục các tài sản có và tài sản nợ trong cơ cấu của cơ chế
điều chuyển vốn nội bộ đƣợc bộ phận ALCO ( Assets and Liabilities
Manangement Committee) quản lý.
- Trong mô hình, trung tâm quản lý vốn tập trung ( bộ phận trực thuộc
ALCO) sẽ “mua” vốn từ các bộ phận tạo TSN của ngân hàng và “bán”
vốn cho các bộ phận tạo TSC (có nhu cầu vốn) của ngân hàng. Trung
tâm quản lý vốn tập trung này tiến hành mua và bán vốn theo những mức
lãi suất phù hợp với những đặc điểm về định giá lại của TSC đã đầu tƣ
hoặc TSN đã mua, qua đó cân đối vốn cho mỗi giao dịch. Trong trƣờng
hợp thừa hoặc thiếu vốn, trung tâm quản lý vốn tập trung sẽ giải quyết
trên thị trƣờng tiền tệ. Theo cách này, mọi tác động của rủi ro chênh lệch
lãi suất sẽ đƣợc tập trung vào bộ phận quản lý vốn và từng đơn vị kinh
doanh sẽ tập trung vào xử lý rủi ro tín dụng của bộ phận mình. Chênh
lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo TSC (ví dụ: cho vay) phản ánh mức
chênh lệch giữa lãi suất họ thu của khách hàng trên tổng dƣ nợ (trừ đi dự
phòng tổn thất tín dụng) với chi phí điều chuyển vốn họ phải trả cho bộ
phận quản lý vốn. Ngƣợc lại, chênh lệch lãi suất thuần của bộ phận tạo
TSN là mức chênh giữa lãi suất họ phải trả cho khách hàng tính trên tổng
dƣ nợ huy động với thu nhập điều chuyển vốn họ nhận đƣợc từ trung tâm
quản lý vốn.

- Thu nhập lãi suất thuần của trung tâm quản lý vốn là phần còn lại giữa
phần thu về và phần trả ra cho các bộ phận khác trong ngân hàng. Nó
cũng bao gồm các giao dịch mua vốn hoặc bán vốn trên thị trƣờng tiền
tệ. Những giao dịch này không nhất thiết phải bù đắp chính xác số lỗ
hoặc lãi trong điều chuyển (kinh doanh) vốn với các bộ phận kinh doanh
trong ngân hàng. Kết quả thuần của trung tâm quản lý vốn phản ánh tổng
mức rủi ro lãi suất mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận, dựa theo kỳ vọng
về biến động lãi suất trong tƣơng lai mà trung tâm đƣa ra.
16


6.2.4. Giá điều chuyển vốn ( Tranfer Prices – TP):
- Giá điều chuyển vốn là thành phần không thể thiếu trong cơ chế điều
chuyển vốn. Giá điều chuyển vốn là lãi suất nội bộ dùng để tính toán thu
nhập hay chi phí điều chuyển dựa trên dòng tiền nội bộ của Ngân hàng.
(5)

- Các mức giá lãi suất FTP sẽ do bộ phận quản lý vốn tính toán xác định.
Bộ phận quản lý vốn (thƣờng là một bàn giao dịch thị trƣờng tiền tệ hoặc
một bộ phận thuộc ngân quỹ) thƣờng hiểu rõ những giá trị thị trƣờng
(hay chi phí cơ hội) của vốn. Do vậy, bộ phận này có trách nhiệm xác
định tỷ suất lãi FTP và tỷ suất thu nhập FTP. Tuy nhiên, việc định giá
vốn điều chuyển phải đƣợc Ủy ban quản lý TSC/TSN rà soát lại định kỳ
xem nó có đƣợc xác định chính xác hay không.
- Các mức lãi suất FTP áp dụng phải giúp các bộ phận kinh doanh trong
ngân hàng tránh đƣợc rủi ro chênh lệch. Rủi ro chênh lệch phải đƣợc
định giá tập trung và quản lý bởi bộ phận quản lý vốn. Các bộ phận kinh
doanh phải nhận đƣợc/trả phần thu nhập FTP/phí FTP phản ánh đƣợc giá
trị kỳ hạn của vốn. Các mức lãi suất phải đƣợc lựa chọn từ đƣờng cong
lợi suất FTP để phù hợp với kỳ hạn tái định giá của các TSC bị tính phí

hoặc các TSN đƣợc trả phí. Bộ phận quản lý vốn sẽ đƣa ra đƣờng cong
lợi suất FTP của mình. Các mục hạch toán trong bảng cân đối kế toán
trong kỳ hạn của đƣờng cong lợi suất sẽ đƣợc định giá theo mức lãi suất
tƣơng ứng với kỳ hạn tái định giá của nó.
6.2.5. Các phƣơng pháp định giá:
- Các phƣơng pháp định giá vốn điều chuyển nội bộ có tính chính xác và
mức độ phức tạp khác nhau. Sự khác biệt giữa các phƣơng pháp xuất
phát từ cách tiếp cận trong việc tính giá chuyển nhƣợng, hay mức độ
phân tích tài sản và nghĩa vụ nợ mà Ngân hàng chấp nhận.
- Mỗi sản phẩm ngân hàng có đặc tính lãi suất và thời hạn khác nhau, đó là
cơ sở của giao giá chuyển nhƣợng. Các sản phẩm tốt phổ biến nhất của
một ngân hàng thƣơng mại là: cho vay tiêu dùng, vay thƣơng mại, thế
chấp, thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng, tài khoản vãn lai, tài khoản tiết
kiệm, tiền gửi kỳ hạn… Các sản phẩm khác nhau về kỳ hạn, kế hoạch trả
nợ, lãi suất,…
- Các khoản vay và tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Chẳng hạn nhƣ cho vay
thế chấp có thể có thời gian đáo hạn là vài năm, nhƣng cũng có thể là 1
ngày đối với khoản tiền gửi qua đêm. Ngoài ra, mỗi sản phẩm cũng có

17


lịch thanh toán, lịch trả nợ khác nhau, lãi suất cũng đƣợc tính theo các
cách khác nhau.
- Có rất nhiều quan điểm đƣa ra các phƣơng pháp định giá điều chuyển
vốn nội bộ. Chẳng hạn nhƣ nghiên cứu gần đây, Jean Dermine (5/2012)1
cho rằng có 2 phƣơng pháp, theo cách tiếp cận nền tảng (foudation
approach) dựa vào đặc tính của sản phẩm bao gồm sản phẩm có kỳ hạn
cố định (products with fixed maturities) và sản phẩm có kỳ hạn không
xác định. Tuy nhiên, từ kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

khiến tác giả quan tâm đến cách tiếp cận mới (Advance approach) bao
gồm 5 phƣơng pháp FTP:Sức ảnh hƣởng trên thị trƣờng liên ngân hàng
(rationing on the interbank market);Sự thiết lập đệm thanh khoản dự
phòng theo Basel III (the creation of a Basel III contingency liquidity
buffer);Sự cần thiết phải điều chỉnh giá chuyển nhƣợng vốn đến rủi ro tín
dụng của các tài sản cụ thể của ngân hàng (the necessity to adjust fund
transfer price to the credit riskiness of specific assets of the bank); Sự
cần thiết của phí bảo hiểm thanh khoản trong trƣờng hợp nguồn vốn dài
hạn (the need to include a liquidity premium in the case of long-term
funding); Sự lựa chọn một phƣơng pháp phù hợp với kết hợp biên tín
dụng trong nợ riêng của ngân hàng dựa trên sự nhận thức nguy cơ vỡ nợ
ngân hàng (the choice of a consistent methodology to incorporate the
credit spread on the bank‟s own debt due to the perceived risk of bank
default). Các phƣơng pháp đề cập ở trên vẫn còn nhiều tranh cãi.
- Cùng với việc tìm hiểu các nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy việc cân
nhắc, lựa chọn các quan điểm cần phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam
và đồng thời thích hợp với thực tiễn nói chung trên toàn cầu. Do đó,
nhóm tác giả quyết định lựa chọn quan điểm trƣớc đó của Kawano,
Randall T.2, làm lý thuyết nền tảng trong việc tìm hiểu về các phƣơng
pháp định giá điều chuyển vốn nội bộ. Cụ thể, bài viếtđi sâu vào việc
phân tích 3 nhóm phƣơng pháp chính:
 Phƣơng pháp giá mua duy nhất (Single Pool Method - SPM)
 Phƣơng pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM)
 Phƣơng pháp khớp kỳ hạn (Matched Maturity Marginal Funds
Transfer Pricing hoặc Matched Rate Method - MRM).

1

Jean Dermine, 2012, Fund Transfer Pricing for Deposits and Loans, Foundation and Advanced
Randall T., 2000,The Journal of Bank Cost & Management Accounting , Vol. 13, No. 3


2Kawano,

18


- Khi lựa chọn phƣơng pháp FTP, ngân hàngcăn cứ vào tình hình hoạt
động, cũng nhƣ định hƣớng trong thời gian sắp tới của bản thân, có thể
chỉ dựa theo 1 phƣơng pháp hoặc kết hợp các phƣơng pháp với nhau
6.2.5.1. Phương pháp giá mua duy nhất hoặc một giá (SPM):
- Phƣơng pháp này xử lý tất cả các giao dịch thống nhất, đặt chúng trong
một nhóm các quỹ. Ngƣởi gửi tiền đƣợc đƣa vào 1 nhóm, và ngân hàng
sử dụng tiền từ khoản đó. Theo phƣơng pháp này, một và chỉ một mức
giá chuyển nhƣợng đƣợc gán cho tất cả các khoản cho vay và tiền gửi.
Không có sự khác biệt trong các sản phẩm dù nó có nhiểu điểm khác
nhau.
- Cách xác định giá chuyển nhƣợng thƣờng đƣợc tính toán nội bộ - là một
mức lãi suất trung bình trên các sản phẩm của ngân hàng. Tại thời điểm
tính toán, tất cả tiền lãi nhận đƣợc các khoản cho vay và tiền gửi thanh
toán điều đƣợc gán với một trọng số. Và giá chuyển (TP) chính là tỷ suất
lợi nhuận trung bình trọng của tất cả các tài sản cũng nhƣ nghĩa vụ nợ
(A&L).
- Phƣơng pháp một giá là phƣơng pháp đơn giản và dễ thực hiện, mà
không đầu tƣ hệ thống dữ liệu. Nó không đòi hỏi nhiều bí quyết hoặc
mua các hệ thống IT tốn kém. Trong thực tế, FTP tính toán cho phƣơng
pháp này có thể đƣợc thực hiện bởi một ngƣời trong một bảng tính.
Phƣơng pháp này phù hợp với những ngân hàng nhỏ, nguổn vốn ổn định,
hoạt động nhƣ một đơn vị duy nhất, không có nhiều chi nhánh và lĩnh
vực kinh doanh.
- Tuy nhiên phƣơng pháp này có một số hạn chế, không phù hợp với các

ngân hàng thƣơng mại lớn có các sản phẩm đa dạng. Những nhƣợc điểm
này bao gồm:
• Không phản ảnh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản
và lãi suất của các khoản huy động và cho vay.
 Giá chuyển nhƣợng là duy nhất làm cho nó không thể tạo ra động lực
quản lý để thu hút tiền gửi mà không đồng thời cung cấp cơ chế khuyến
khích bán cho vay.
19


 Một giá trị tỷ lệ duy nhất không cho phép phân biệt kết quả chuyển giao
theo cơ cấu danh mục đầu tƣ dài hạn.
6.2.5.2. Phương pháp đa giá mua (Multiple Pool Method - MPM)
- Theo phƣơng pháp này, tát cả các sản phẩm đƣợc chia thành các nhóm,
mỗi nhóm có một tiêu chí riêng. Tiêu chí thƣờng gặp nhất là tổng hợp
các sản phẩm dựa trên kỳ hạn của nó. Một cách dễ hiểu hơn chia số dƣ
theo một số kỳ hạn nhất định ví dụ 1 tháng, 2 tháng…, gom tất cả các
khoản huy động vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm và áp giá theo kỳ hạn
cho tổng số dƣ của kỳ hạn đó.
- Các ngân hàng thiết lập một tập hợp các tỷ lệ chuyển nhƣợng ứng với
mỗi nhóm, phân các sản phẩm ở từng phân khúc hạn mức lãi suất khác
nhau. Giá chuyển nhƣợng đƣợc tính cho mỗi nhóm là đƣợc dựa trên kỳ
hạn của chính nhóm đó và trên giá thị trƣờng hiện hành cho kỳ hạn của
sản phẩm đó. Nếu giá thị trƣờng thay đổi liên tục thì TP cũng thay đổi
theo.
- Phƣơng pháp này khá phù hợp với các ngân hàng có những sản phẩm áp
theo lãi suất thả nổi kết hợp với cấu trúc về thời gian của từng sản phẩm.
MPM có thể đƣợc xem là đề xuất hợp lý cho bất kỳ ngân hàng thƣơng
mại, với nhiều chi nhánh, các nguồn tài trợ và danh mục sản phẩm phức
tạp. Tuy nhiên, MTM cũng có những hạn chế nhất định.

 Lợi nhuận của các sản phẩm bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi trong
lãi suất thị trƣờng.
 Lãi suất lịch sử (lãi suất trả cho khách hàng) tại thời điểm định giá
không đƣợc coi.
 Phƣơng pháp này không thích hợp cho các giao dịch lãi suất cố
định lâu dài.
 Tăng chênh lệch giữa giá chuyển và kế toán trong FTPdanh mục
đầu tƣ.
 Ngân hàng phải tăng thêm nguồn lực công nghệ thông tin cần thiết
so với phƣơng pháp một giá (SPM).

20


×