Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3s của hãng xe máy SYM ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.37 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Họ Và Tên : Bùi Thị Hiền
Lớp : QTKD K12
Đề Tài : Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của
hãng xe máy SYM ở Việt Nam

Hải Phòng Ngày 01/11/2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đầu tư
1.1.2. Dự án đầu tư
1.1.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
1.1.4. Thiết lập dự án đầu tư
1.1.5. Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự


1.1.6. Thẩm định dự án đầu tư
1.1.7. Phân tích rủi ro
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
1.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP


2.1. Giới thiệu tổng quát về SYM
2.1.1. Công ty công nghiệp San Yang (SYM)
2.1.2. Thương hiệu SYM
2.2. Công ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP)
2.2.1. Giới thiệu chung
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VMEP
2.2.3. Cơ cấu sản phẩm
2.2.4. Cơ cấu thị trường
2.2.5. Phương hướng phát triển trong tương lai
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN
3.1. Phân tích thị trường
3.1.1. Khu vực thị trường
3.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng xe SYM
3.1.3. Thời gian sử dụng xe SYM của khách hàng
3.1.4. Dòng xe khách hàng ưa chuộng
3.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng xe, chất lượng dịch
vụ, giá cả và kiểu dáng xe
3.1.6. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả của xe SYM
so cới các hãng khác
3.1.7. Tình trạng nhận khuyến mãi của khách hàng SYM
3.1.8. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng SYM
3.2. Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM
3.2.1. Các điều kiện bắt buộc của nhà nước
3.2.2. Các điều kiện do công ty đưa ra
3.3. Lập dự án mở đại lý 3S kinh doanh xe máy SYM
3.3.1. Hình thức đầu tư
3.3.2. Mô tả sơ lược về sản phẩm, giá bán và hình thức tiêu thụ sản phẩm
của dự án mở đại lý
3.3.3. Các vấn đề về xây dựng đại lý



3.3.4. Phân tích chi phí
3.3.5. Dự toán doanh thu
3.3.6. Dự toán chi phí mua xe, phụ tùng và chi phí vận chuyển
3.3.7. Phân tích hiệu quả tài chính
3.3.8. Xây dựng báo cáo ngân lưu
3.4. Thẩm định dự án


3.4.1. Thẩm định dự án theo quan điểm ngân hàng
3.4.2. Thẩm định dự án theo quan điểm chủ đầu tư
3.5. Phân tích rủi ro dự án
3.5.1. Phân tích biến động hiệu quả kinh tế của dự án theo sự thay đổi
của sản lượng
3.5.2. Phân tích biến động của chỉ ciêu NPV và IRR theo sự thay đổi của
giá bán và sản lượng
3.6. Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN
4.1. Kết luận
4.2. Tư Vấn
4.2.1. Đối với các nhà đầu tư
4.2.2. Đối với Công Ty VMEP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D
D
Đ

Đ
T
T
T
T
T
V


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Bảng Doanh Thu theo Nhóm Sản Phẩm của VMEP từ Năm 2008 đến Năm
2010
Bảng 2. Bảng Tổng Doanh Thu theo Thị Trường của VMEP qua 3 Năm 2008, 2009,
2010
Bảng 3. Bảng Số Lượng Xuất Khẩu của VMEP Qua 3 Năm 2008, 2009, 2010
Bảng 4. Bảng Kết Quả Điều Tra về Giới Tính, Độ Tuổi, Thu Nhập
Bảng 5. Doanh Số Tiêu Thụ và Định Mức Công Nợ cho Các Đại lý
Bảng 6. Bảng Tiêu Chuẩn Lực Lượng Bán Hàng của Đại Lý
Bảng 7. Bảng Cơ Cấu Sản Phẩm, Linh Kiện Chính Hãng, Dịch Vụ Dự Kiến của Đại

Bảng 8. Bảng Giá Sản Phẩm Dự Kiến của Đại Lý
Bảng 9. Bảng Giá Các Linh Kiện Chính Hãng của SYM
Bảng 10. Bảng Các Hạng Mục về Mặt Bằng Dự Kiến của Đại Lý
Bảng 11. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý
Bảng 12. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Văn Phòng của Đại Lý
Bảng 13. Bảng Kế Hoạch Khấu Hao và Giá Trị Thanh Lý Tài sản của Đại Lý
Bảng 14. Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Chi Phí Sinh Hoạt Trong 1 Năm
Bảng . Bảng Cơ Cấu Nhân Viên và Mức Lương Dự Kiến
Bảng 15. Bảng Sản Lượng Tiêu Thụ Dự Kiến Hàng Năm Của Đại Lý

Bảng 16. Giá Bán Dự Kiến của Từng Loại Sản Phẩm qua Các Năm của Đại Lý
Bảng 17. Bảng Doanh Thu Bán Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
Bảng 18. Bảng Doanh Thu Bán Xe và Doanh Thu Bán Phụ Tùng của Công Ty
TNHH Hiệp Hà qua 3 Năm 2008, 2009, 2010.
Bảng 19. Bảng Doanh Thu Bán Phụ Tùng Dự Kiến của Đại lý
Bảng 20. Doanh Thu về DVBT của Công Ty TNHH Hiệp qua 3 Năm 2008,
2009,2010
Bảng 21. Doanh Thu về DVBT dự kiến của đại lý


Bảng 22. Bảng Doanh Thu từ DVBH Xe Dự Kiến của Đai Lý
Bảng 23. Bảng Tổng Doanh Thu Dự Kiến của Đại Lý
Bảng 24. Bảng Giá Vốn Hàng Bán của Từng Loại Sản Phẩm qua Từng Năm
Bảng 25. Bảng Chi Phí Mua Xe Dự Kiến Hàng Năm
Bảng 26. Bảng Chi Phí Mua Phụ Tùng Dự Kiến Hàng Năm
Bảng 27. Bảng Chi Phí Vận Chuyển Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
Bảng 28. Ước lượng Vốn Đầu Tư Cố Định
Bảng 29. Bảng Tổng Vốn Lưu Động Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý
Bảng 30. Bảng Tổng Nguồn Vốn Hàng Năm của Đại Lý
Bảng 31. Bảng Kế Hoạch Trả Lãi Vay
Bảng 32. Bảng Dự Trù Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Đại Lý
Bảng 33. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu Theo Quan Điểm Ngân Hàng
Bảng 34. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu
Bảng 35. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Ngân
Hàng
Bảng 36. Bảng Tính Thời Gian Hoàn Vốn của Dự Án theo Quan Điểm Ngân Hàng
Bảng 37. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Chủ Sở
Hữu
Bảng 38. Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án theo quan điểm chủ sở hữu
Bảng 39. Bảng Phân Tích Chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI Khi Sản Lượng Tiêu Thụ

Thay Đổi
Bảng 40. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu NPV Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng Tiêu
Thụ Thay Đổi
Bảng 41. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu IRR Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng Tiêu
Thụ Thay Đổi.
Bảng 42. Bảng Thể Hiện Giá Trị Doanh Nghiệp Đóng Góp vào Ngân Sách Nhà
Nước


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Logo Thương Hiệu SYM
Hình 2 Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty VMEP
Hình 3 Biểu Đồ Cơ Cấu Số Năm Sử Dụng Xe SYM của Khách Hàng
Hình 4 Biểu đồ cơ cấu dòng xe Khách Hàng Ưa Chuộng
Hình 5 Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Chất Lượng Xe,
Giá Cả, Kiểu Dáng và Chất Lượng Phục Vụ của Các Đại Lý SYM.
Hình 6 Hình Thể Hiện Chất Lượng và Giá Cả Xe của SYM so với Các Hãng Xe
Khác
Hình 7 Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Tình Trạng Nhận Khuyến Mãi của Khách
Hàng
Hình 8 Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Sự Trung Thành Thương Hiệu của Khách Hàng
SYM
Hình 9 Một Số Hình Ảnh Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý
Hình 10 Sơ Đồ Tổ Chức Nhân Sự Đại Lý


CHƯƠNG 1
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận
Để lập được dự án đầu tư ta phải nắm vững được một số lý thuyết và dựa trên
những lý thuyết đó vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào việc lập dự án, những
lý thuyết đó chính là cơ sở lý luận. Lý thuyết được trình bày trong đề tài gồm:
- Khái niệm, phân loại và mục đích của đầu tư
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư
- Một số vấn đề liên quan đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
- Thiết lập dự án đầu tư
- Phương pháp xây dựng báo cáo ngân lưu
- Thẩm định dự án đầu tư
- Phân tích rủi ro của dự án.
1.1.1. Đầu tư
a) Khái niệm
- Theo điều 3 của Luật Đầu Tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, đầu tư
được định nghĩa như sau: đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu,
hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.


- Mục đích của đầu tư kinh doanh là sinh lợi cho chủ đầu tư và xã hội. Lợi ích
của hai đối tượng này nhất thiết phải thống nhất với nhau. Nếu không thống nhất, nhà
nước với vai trò vĩ mô sẽ dùng các biện pháp thích hợp để giải quyết.
b) Phân loại đầu tư
Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư, có hai hình thức
- Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, có thể tiến hành bằng mộ

trong ba hình thức sau:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Công ty liên doanh
+ Công ty 100% vốn nước nước ngoài
- Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính
trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Phân loại đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
- Đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước
Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn vốn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế
quốc dân. Đó có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,
vốn đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp, vốn tư nhân, vốn của các tổ chức
khác ở trong nước.
Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền
kinh tế quốc dân mà có xuất xứ từ nước ngoài. Đó có thể là vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), vốn vay của nước ngoài hoặc của các định chế tài chính quốc tế với lãi
suất ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn của các cơ quan ngoại
giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao khác được phép đầu tư vào Việt Nam.
Phân loại theo nội dung kinh tế


- Đầu tư vào lực lượng lao động: để tuyển dụng, huấn luyện, thuê mướn và đào
tạo chuyên gia, cán bộ quản lý và công nhân.
- Đầu tư xây dựng cơ bản: để xây dựng nhà xưởng. Các công trình hạ tầng và
đầu tư mua máy móc, thiết bị, công nghệ bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết
công nghệ.
- Đầu tư vào tài sản lưu động: để mua sắm công cụ, dụng cụ, nguyên, nhiên vật
liệu, tiền mặt... phục vụ cho quá trình sản xuất.

Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư mới: hình thức đầu tư trên một cơ sở hoàn toàn mới, không có kế thừa
bất cứ cái gì.
- Đầu tư mở rộng: hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động
để nâng cao công suất của công trình cũ, hoặc tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều
loại đối tượng hơn. Hình thức đầu tư này làm cho quy mô xí nghiệp, nhà máy được
tăng lên.
- Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: gắn liền với trang bị lại và tổ chức
lại toàn bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, đổi mới trang thiết bị, nâng
cấp nhà máy.
c) Mục đích đầu tư
Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Để tránh những cuộc đầu tư không
sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa khi đã bỏ vốn, việc đầu tư phải được tiến hành một
cách hệ thống theo một tiến trình gồm nhiều bước:
Bước 1: nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tư (sản phẩm của bước này là báo cáo
kinh tế - kỹ thuật về cơ hội đầu tư)
Bước 2: nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo tiền khả thi)
Bước 3: nghiên cứu khả thi (báo cáo khả thi hay luận chứng kinh tế - kỹ thuật
Bước 4: thẩm định và ra quyết định đầu tư
Bước 5: thiết kế
Bước 6: tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký hợp đồng (về chuyển giao công nghệ,
cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận tải v.v)
Bước 7: xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo nhân lực
Bước 8: nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán.


1.1.2. Dự án đầu tư
a) Khái niệm
Theo điều 3 của Luật Đầu Tư, dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung
và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời

gian xác định.
Khái niệm khác, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn
lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và
địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định, nhằm
thực hiên những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Theo khái niệm này thì một dự án đầu tư phải gồm có sáu yếu tố cơ bản:
- Mục tiêu của đầu tư
- Giải pháp thực hiên mục tiêu
- Nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp
- Thời gian và địa điểm để thực hiện dự án
- Nguồn vốn đầu tư
- Sản phẩm và dịch vụ của dự án.
b) Đặc điểm của một dự án
Theo TS.Amodau Diallo (giảng viên đại học Québec tại Montréal) dự án có sáu
đặc điểm sau:
- Dự án là sản phẩm duy nhất
- Thời gian hoàn thành của dự án có giới hạn
- Ngân sách thực hiện dự án bị giới hạn
- Dự án nhằm để thực hiện các công việc đã được hoạch định
- Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực
- Dự án thường diễn ra trong môi trường động, phức tạp và luôn có thể xảy ra
sự xung đột.
c) Phân loại dự án đầu tư
Theo quy mô và tính chất, có
- Dự án quan trọng quốc gia: do quốc hội thông qua chủ trương và cho phép
đầu tư. Đây là dự án lớn mang tầm chiến lược quốc gia và quốc tế, quyết định những


vấn đề thuộc quốc kế dân sinh. Như dự án đường điện 500 KVA Bắc Nam, dự án khu
công nghiệp Dung Quất, dự án thuỷ điện Sơn La.

- Các dự án còn lại:
Căn cứ vào tổng mức đầu tư nhóm dự án này được chia thành 3 nhóm:
+ Dự án nhóm A
+ Dự án nhóm B
+ Dự án nhóm C
Đối với dự án đầu tư nước ngoài cũng được chia thành 3 nhóm:
+ Dự án nhóm A
+ Dự án nhóm B
+ Dự án phân cấp cho các địa phương
Theo nguồn vốn đầu tư có
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của
nhà nước
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
- Dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau.
1.1.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
Cùng một số tiền như nhau, nhưng nếu có số tiền này ở những thời điểm khác
nhau, giá trị của chúng cũng sẽ khác nhau. Bởi vì:
- Tiền tệ có khả năng sinh lợi (chi phí cơ hội).
- Do lạm phát.
- Do rủi ro.
Thông thường một dự án đầu tư có vòng đời dài, liên quan đến việc sử dụng
vốn dài hạn. Bởi vậy, dòng tiền tệ của dự án cũng phải được xem xét ở những thời
điểm khác nhau. Tức là phải chú ý đến thời giá của tiền.
Thời giá của tiền tệ được thể hiện trong một số cách tính sau đây:
a) Giá trị hiện tại của khoản tiền đơn (P)
Fn

P



Trong đó:
- P: số tiền đơn ở hiện tại
- i: lãi suất tính toán
- F n : giá trị trị tương lai của khoản tiền đơn
- n: số thời gian (năm, quý hoặc tháng...) tương ứng với lãi suất tính toán i
1

(

hiện tại của một đồng bạc với lãi suất là i và số thời gian là n
b) Giá trị hiện tại của một loạt tiền bằng nhau

[P
n

i


Với: A là khoản tiền bằng nhau sẽ chi (thu) trong tương lai vào cuối các năm
n là số thời gian (tháng, quý hoặc năm)
c) Lập lịch trả nợ đều
Để thực hiện dự án, chủ đầu tư thường phải vay vốn. Việc trả nợ gốc và lãi phải
theo điều kiện của người cho vay. Một trong những điều kiện mà người cho vay
thường đưa ra là phải trả nợ gốc và lãi đều nhau vào cuối mỗi năm của thời hạn vay.
Điều đó bắt buộc chủ đầu tư phải lập lịch trả nợ đều.
Lịch trả nợ đều có thể lập bằng thủ công hoặc bằng máy tính:
- Nếu lập bằng thủ công, có nghĩa là phải tính dòng tiền A trong công thức giá
trị hiện tại của loạt tiền bằng nhau (P)


[
n

P
i


- Nếu lập bằng máy tính, sử dụng hàm PMT trong Excel để xác định mức trả nợ
đều vốn gốc, lãi vay và các dữ liệu có liên quan. Cách thực hiện:
= PMT(rate,nper,pv,[fv],[type]

17


1.1.4. Thiết lập dự án đầu tư
a) Khái niệm
Thiết lập dự án đầu tư là việc xây dựng một kịch bản đầu tư có căn cứ khoa học
kể từ khi bỏ vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, nhằm giúp nhà đầu tư chủ
động và tự tin trong hoạt động đầu tư, thu hồi được vốn bỏ ra và có lợi nhuận, đồng
thời mang lại lợi ích cho xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
b) Vai trò và yêu cầu của một dự án đầu tư
- Vai trò của dự án đầu tư
Dự án là một trong những căn cứ quan trọng nhất để chủ đầu tư quyết định có
nên bỏ vốn ra hay không
+ Là tài liệu dùng để kêu gọi đối tác góp vốn đầu tư
+ Là văn kiện cơ bản để cơ quan quản lý nhà nước xem xét phê duyệt,cấp giấy
phép đầu tư
+ Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm
tra quá trình thực hiện dự án

+ Là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời
trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
- Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi của một dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tính khoa học: đòi hỏi người thiết lập dự án phải có quá trình nghiên cứu tỷ
mỉ, kỹ càng và tính toán chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung viết
về tài chính và thị trường. Cách lập luận trong dự án phải chặt chẽ, có căn cứ khoa học
tin cậy, xác đáng. Phải dự phòng được những bất trắc, biến động và những thay đổi có
thể xảy ra.
+ Tính thực tiễn: các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác đinh trên
cơ sở xem xét, phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên
quan đến hoạt động đầu tư, về mặt bằng vốn, cung ứng vật tư...
+ Tính pháp lý: dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính
sách và pháp luật của nhà nước về đầu tư. Đồng thời phải thoã mãn các điều kiện ràng
buộc khác về: vốn, tài nguyên, văn hoá - xã hội, thuần phong mỹ tục, tôn giáo...


+ Tính chuẩn mực: dự án phải tuân thủ các quy định chung mang tính quốc gia
và quốc tế. Ngoài ra dự án phải thoã mãn các điều kiện của người cho vay tiền, người
tài trợ vốn. Điều này cần thiết với các dự án sử dụng vốn nước ngoài.
c) Báo cáo khả thi
Là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu khả thi với tính cách là quá
trình nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về toàn bộ các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, xã hội,
môi trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư
Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (báo cáo khả thi) là văn kiện phản ánh kết quả
nghiên cứu khả thi. Do đó, luận chứng không nhất thiết phải phản ánh toàn bộ các vấn
đề đã xử lý, trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cần có đủ luận cứ xác đáng cho
phương pháp lựa chọn và phương án so sánh
Luận cứ là văn kiện quan trọng được sử dụng trong nhiều mục đích:
- Là căn cứ chủ yếu để những người đầu tư (chủ vốn) hoặc đại diện của họ

xem xét và quyết định việc đầu tư hay không đầu tư và đầu tư theo phương án nào?
- Là phương tiện thuyết phục chủ yếu trong trường hợp cần tìm kiếm sự tài
trợ từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các ngân hàng hoặc cần huy động vốn từ
trong công chúng.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình
thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện.
- Là văn kiện cơ bản để các cơ quan pháp lý nhà nước xem xét , phê duyệt,
cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những điều kiện ưu đãi trong đầu tư. Các luận
chứng là cơ sở để cơ quan quản lý tiến hành kiểm kê tình hình đầu tư, góp vốn,đánh
giá động thái kinh tế, phát hiện các vấn đề trong cân đối vĩ mô để điều tiết kịp thời.
- Là một trong những căn cứ không thể thiếu để theo dõi, đánh giá và có hiệu
chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành, khai thác công trình.
- Trong nhiều trường hợp, một bảng luận chứng tốt là nhân tố có tác dụng tích
cực để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan. Luận
chứng cũng là căn cứ để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa các bên tham gia liên doanh, là tài liệu cơ sở để đàm phán ký hợp đồng liên
doanh.


Thật không đúng nếu coi việc lập báo cáo khả thi như một việc làm chiếu lệ chỉ
để xin cấp vốn, vay vốn, xin cấp giấy phép đầu tư, v.v. Với chức năng đa dạng như
trên, báo cáo khả thi cần có nội dung và cấu trúc thích hợp.
d) Nội dung kinh tế kỹ thuật chủ yếu của nghiên cứu khả thi
Vận dụng các nội dung trong nghiên cứu tiền khả thi ta phân tích sâu hơn các
vấn đề sau:
- Xác định sản phẩm và dịch vụ
- Xác định hình thức đầu tư
- Xác định công suất dự án
- Chọn kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
- Chọn địa điểm cụ thể

- Giải quyết các nội dung về kiến trúc, xây dựng
- Tổ chức quản trị thực hiện dự án
- Phân tích tài chính
- Phân tích kinh tế xã hội – môi trường.
1.1.5. Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự án
a) Vai trò và bản chất của bản báo cáo ngân lưu
Ngân lưu của một dự án được hiểu là các khoản thu và chi, được kỳ vọng xuất
hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Nếu chúng ta lấy toàn
bộ khoản tiền mặt thu trừ đi khoản tiền mặt chi sẽ xác định được dòng ngân lưu ròng
tại các mốc thời gian khác nhau của dự án. Một báo cáo mà nội dung bao gồm cả dòng
tiền mặt thu vào, dòng tiền mặt chi ra và dòng tiền mặt ròng được gọi là báo cáo ngân
lưu dự án.
Báo cáo ngân lưu là cơ sở để phân tích và thẩm định tài chính các dự án đầu tư.
Người ta căn cứ vào ngân lưu ròng để định giá doanh nghiệp, xác định giá cả cổ phiếu
hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án.
b) Nguyên tắc xây dựng một báo cáo ngân lưu dự án
Cũng giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, có thể lập báo
cáo ngân lưu theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
- Lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, về mặt hình thức, báo cáo ngân lưu có dạng:


+ Dòng ngân lưu vào (Inflows)
+ Dòng ngân lưu ra (Outflows)
+ Dòng ngân lưu ròng (NCF: net cash flows) (3=1-2)
Dòng ngân lưu vào, gồm các khoản thực thu bằng tiền mặt trong kỳ và các
khoản chênh lệch (âm) trong tài sản lưu động, như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng
tồn kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:
+ Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng và các hoạt động khác
+ Thực thu từ các khoản phải thu

+ Thu từ thanh lý tài sản cố định
+ Thu khác (trợ cấp, ứng tước của khách)
+ Giảm trong tài sản lưu động, như: giảm trong tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho,
nguyên liệu... cuối kỳ so với đầu kỳ.
Dòng ngân lưu ra, gồm các khoản thực chi bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản
chênh lệch (dương) trong tài sản lưu động như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn
kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:
+ Chi đầu tư mua hoặc thuê đất đai, tài sản
+ Số thực chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong kỳ
+ Chi bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ cho dự án
+ Chi trả thuế và các khoản chi trả trước...
+ Chi phí cơ hội của tài sản
+ Tăng trong tài sản lưu động, như: tăng tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên
vật liệu... cuối lỳ so đầu kỳ.
Trong dòng ngân lưu ra phải chú ý đến chi phí cơ hội và chi phí chìm:
Chi phí cơ hội: là khoản không thực chi nhưng phải đưa vào dòng ra của báo
cáo ngân lưu dự án. Chi phí cơ hội là lợi ích cao nhất trong các dự án khác bị loại bỏ,
trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Bởi vì, để có lợi ích của dự án này ta
phải hi sinh lợi ích của dự án kia.
Chi phí chìm: là chi phí thực chi đã bỏ ra trong quá trình quá khứ cho dự án
nhưng không dưa vào báo cáo ngân lưu. Bởi nó đã xảy ra trong quá khứ, không có khả


năng thu hồi, đã chìm và không ảnh hưởng đến việc xem xét để ra quyết định trong
hiện tại.
- Lập báo cáo ngân lưu bằng phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp gián tiếp, ngân lưu ròng được xác định bằng cách điều chỉnh
dòng lãi sau thuế trong báo cáo dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh của dự án.
Điều chỉnh bằng cách cộng vào dòng lãi sau thuế các khoản chi mà không phải

(hoặc chưa phải) chi bằng tiền mặt (như chi phí khấu hao, tiền mua chịu vật tư...) và
trừ đi các khoản thu mà không thu (hoặc chưa thu) được bằng tiền mặt trong kỳ (như:
tiền bán chịu hàng hoá, dịch vụ)...
c) Các quy ước trong báo cáo ngân lưu
Chi phí đầu tư đất đai:
- Nếu đất mua ghi theo giá mua đất
- Đất thuê ghi theo giá thuê đất
- Đất cấp để tuỳ nghi sử dụng thì tính chi phí cơ hội sử dụng đất ở dòng chi
- Trường hợp đất cấp và mục đích sử dụng đã được xác định thì không cần thể
hiện chi phí cũng như giá trị thanh lý đất trong báo cáo ngân lưu.
Dòng ngân lưu xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nhưng được
quy ước xảy ra vào cuối năm. Do đó, dòng tiền xảy ra vào đầu năm thứ nhất sẽ được
ký hiệu cuối năm 0.
Năm thanh lý là năm cuối cùng của vòng đời dự án
Xác định giá trị thanh lý của máy móc thiết bị: đơn giản nhất là bằng với giá trị
còn lại của tài sản có tính đến đến yếu tố lạm phát, theo công thức tính giá trị tương lai
của khoản tiền đơn:
F n = P(1+i)
1.1.6. Thẩm định dự án đầu tư
a) Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là sự tiến hành phân tích, kiểm tra, so sánh, đánh giá lại
một cách kỹ lưỡng các mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh trong tương lai của dự
án, trên các phương diện quản trị, tiếp thị, kỹ thuật, tài chính và kinh tế, xã hội, môi
trường.


b) Xác định lãi suất tính toán
Khi lập, thẩm định mà trước hết là tính toán một số chỉ tiêu dùng thẩm định tài
chính dự án đầu tư cần phải xác định một lãi suất chiết khấu phù hợp. Thực chất lãi
suất chiết khấu là lãi suất tính toán mà nhờ đó dòng tiền của dự án được quy về hiện

tại để xác định các chỉ tiêu dùng thẩm định dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi
suất tính toán, trước hết là:
- Độ rủi ro và khả năng sinh lời của dự án
Thông thường độ rủi ro của dự án càng cao thì khả năng sinh lời của dự án càng
lớn và ngược lại. Bởi vậy ở trường hợp thứ nhất người ta có xu hướng xác định lãi suất
cao, trường hợp thứ hai lại thấp hơn.
- Cơ cấu vốn
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất tính toán. Nếu dự
án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì lãi suất tính toán thường được chọn
theo chi phí cơ hội vốn chủ sở hữu hoặc suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư.
Nếu chủ sở hữu kỳ vọng vốn đầu tư của mình sinh lời tối thiểu bằng lãi suất
tiền gửi ngân hàng, thì chọn :
i tt ≥ i lãi gởi
Nếu đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay:
i tt > i lãi vay
Nếu đầu tư bằng cả vốn tự có và vốn vay:
i tt > WACC
Với WACC (Weighted Average Cost of Capital) là lãi suất bình quân gia quyền
của các nguồn vốn được tính trong hai trường hợp có thuế và không có thuế TNDN
(thu nhập doanh nghiệp).
Trường hợp không có thuế TNDN:
D

W
V

Trường hợp có thuế TNDN


D


WACC = (1- t)⋅

V

Trong đó:
D: số nợ vay
E
⋅ r d+ ⋅ r e
V

r d : lãi suất vay
E: vốn chủ sở hữu
r e : suất sinh lời vốn chủ sở hữu
V: vốn tổng đầu tư
t: thuế suất thuế TNDN
D+E = V
c) Các chỉ tiêu cơ bản dùng thẩm định dự án đầu tư
Hiện giá thuần (NPV)
- Khái niệm
Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng
tiền ra trong suốt vòng đời của dự án, cũng tức là hiện giá của dòng ngân lưu ròng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án và là chỉ
tiêu “tốt nhất” để lựa chọn dự án.
- Ý nghĩa:
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cụ thể là lãi sau thuế tính theo
các khoản tiền mặt của từng năm khi quy chúng về thời điểm hiện tại (0). NPV mang
giá trị dương có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu
tư, cũng tức là dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiện
tại. Ngược lại, nếu như NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem

lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
NPV chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đối với các dự án xã hội, dự án môi
trường việc xác định NPV khó và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có dự án không phải
tính NPV, như các dự án quốc phòng, an ninh nhà nước hoặc dự án xoá đói giảm
nghèo.
B
n

-



N
j
j

T
B
C
n


×