Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

THỰC TRẠNG về NHÂN CÁCH và TRÍ TUỆ cảm xúc của SINH VIÊN RĂNG hàm mặt, y học dự PHÒNG tại TRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.19 KB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
-----------------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

THỰC TRẠNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC
CỦA SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT, Y HỌC DỰ PHÒNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG - 2014

LUẬN VĂN Y TẾ CÔNG CỘNG THẠC SỸ
Mã số: 60.72.03.01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO THÚC SINH
PGS.TS PHẠM VĂN HÁN


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn Thạc sỹ y học chuyên ngành Y tế công cộng.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, các Thầy cô giáo, Phòng đào tạo Sau đại học, Phòng
Đào tạo Đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các bộ môn và phòng ban liên
quan của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
- Đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- GS.TS. Phạm Văn Thức – Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hải


Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học và thực
hiện đề tài.
- PGS.TS. Phạm Văn Hán – Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo đại học,
chủ nhiệm Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
Người thầy luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báo, sâu
sắc để luận văn được hoàn thiện.
- PGS.TS. Đinh Văn Thức – Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, Trường
Đại học Y Dược Hải Phòng đã tận tình dạy bảo, luôn tạo thuận lợi cho tôi
trong suốt khóa học và thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn:
Toàn thể gia đình, cha mẹ, các anh chị em, và đặc biệt là chồng tôi cùng
những người thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Hải Phòng, ngày 21 tháng 12 năm 2014


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐĐNC

Đặc điểm nhân cách

ĐHYDHP

Đại học Y Dược Hải Phòng

EQ

Chỉ số trí tuệ cảm xúc


IQ

Trí thông minh logic

KQHT
NC
NXB

Kết quả học tập
Nghiên cứu
Nhà xuất bản

RHM
SV
TB
TBK
TTCX
TLH
YHDP

Răng hàm mặt
Sinh viên
Trung bình
Trung bình khá
Trí tuệ cảm xúc
Tâm lý học
Y học dự phòng

MỤC LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................3
1.1
Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................3
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài...3
1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài.......6
1.2
Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu............................7
1.2.1 Lý luận về đặc điểm nhân cách............................................................7
1.2.2 Đại cương về trí tuệ và trí tuệ cảm xúc..............................................11
1.2.3 Đặc điểm nhân cách và trí tuệ cảm xúc của sinh viên.......................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........24
2.1
Đối tượng nghiên cứu........................................................................24
2.2
Địa điểm nghiên cứu..........................................................................24
2.3
Thời gian nghiên cứu.........................................................................24
2.4
Các phương pháp nghiên cứu............................................................24
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................24
2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu.........................................................................24
2.5
Phương pháp thu thập số liệu.............................................................24
2.5.1 Công cụ thu thập số liệu........................................................................24
2.5.2 Tiến hành thu thập số liệu..................................................................25
2.6
Phương pháp sử lý và phân tích số liệu............................................29
2.7

Sai số và cách khắc phục sai số.........................................................29
2.8
Đạo đức trong nghiên cứu................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................30
3.1
Thực trạng nhân cách của sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2 chuyên
khoa Răng hàm mặt và chuyên khoa Y học dự phòng tại
3.2

trườngĐại học Y Dược Hải Phòng năm 2014...................................
Biểu hiện mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên khoa chuyên Răng

hàm mặt và Y học dự phòng..............................................................
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................49
4.1
Thực trạng nhân cách của sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2 chuyên
khoa Răng hàm mặt và chuyên khoa YHDP tại trườngĐại học Y
4.2

Dược Hải Phòng năm 2014................................................................
Biểu hiện mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm thứ1, năm

thứ2 chuyên khoa Răng hàm mặt và Y học dự phòng.......................
KẾT LUẬN...................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................73


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu.......................................................30
Bảng 3.2: Điểm trung bình theo các khía cạnh ĐĐNC của sinh viên............31
Bảng 3.3: Kết quả NC ĐĐNC của sinh viên theo giới tính............................32
Bảng 3.4: Kết quả NC ĐĐNC của sinh viên năm 1 và năm 2........................33
Bảng 3.5: ĐĐNC của SV khoa Răng hàm mặt và Y học dự phòng...............35
Bảng 3.6: Kết quả NC ĐĐNC của sinh viên xét theo kết quả học tập...........37
Bảng 3.7: Kết quả nghiên cứu ĐĐNC của sinh viên xét theo khu vực..........39
Bảng 3.8: Điểm số EQ của sinh viên 2 khoa Răng hàm mặt và YHDP........40
Bảng 3.9: Tần suất EQ của sinh viên Răng hàm mặt và YHDP.....................40
Bảng 3.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐNC và TTCX của sinh viên........83

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Phân bố sinh viên theo khoa và năm học........................................30
Hính 3.2: Tần suất EQ của sinh viên Răng hàm mặt và YHDP.....................41
Hình 3.3: Phân loại điểm số EQ của SV Răng hàm mặt và YHDP................42
Hình 3.4: Kết quả điểm số EQ của sinh viên theo giới tính...........................42
Hình 3.5: Phân loại điểm số EQ theo giới tính...............................................43
Hình 3.6: Kết quả điểm EQ của sinh viên xét theo năm đào tạo....................43
Hình 3.7: Phân loại điểm số EQ theo năm đào tạo.........................................44
Hình 3.8: Kết quả điểm số EQ của sinh viên Răng hàm mặt và YTDP.........45
Hình 3.9: Phân loại điểm số EQ theo ngành đào tạo......................................45
Hình 3.10: Kết quả điểm số EQ của sinh vỉên theo kết quả học tập..............46
Hình 3.11: Kết quả điểm số EQ của sinh viên theo khu vực..........................47
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thành tựu thu được trong việc nghiên cứu trí tuệ đã làm
thay đổi quan niệm về trí tuệ. Trí tuệ từ chỗ được hiểu là trí thông
minh thì ngày nay “trí tuệ người thể hiện không phải chỉ trong việc giải
quyết các nhiệm vụ có tính hàn lâm mà trong việc giải quyết nhiệm vụ

cuộc sống hàng ngày. Trí tuệ là kết quả tương tác của con người với
môi trường…”[ 26; 23]. Trí tuệ được hiểu bao gồm trí thông minh, trí
tuệ cảm xúc và trí sáng tạo.
Thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Interligence-EI) mới
được biết đến vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX nhưng việc
nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống đang thu hút
được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Đã có không ít ý kiến cho
rằng: Chỉ số trí tuệ cảm xúc (TTCX) được coi là quan trọng hơn IQ và
CQ đối với sự thành bại của con người [26]. Nhà Tâm lý học người Mỹ
Daniel Goleman đã nhận định: “Trong những nhân tố quyết định sự
thành bại trong cuộc đời, IQ chiếm 25%, còn lại 75% do EQ tạo nên.”
[4; 13]


Vậy thực chất IQ hay EQ có vai trò quyết định trong sự thành đạt
của con người? Tại sao trí tuệ cảm xúc lại nhanh chóng thu hút được
sự chú ý rộng rãi như vậy? Phải chăng lý do là vì người ta nhận thấy
rằng khi xã hội càng phát triển, Khoa học - Kỹ thuật- Công nghệ ngày
càng phát triển, càng có nguy cơ làm tàn lụi đi những xúc cảm tích
cực hết sức cần thiết cho sự phát triển cá nhân và xã hội, những hiện
tượng tiêu cực trong đời sống cá nhân và xã hội gia tăng đến mức
báo động mà nguyên nhân chủ yếu là để cho những xúc cảm tiêu cực
phát triển không bị chế ngự nhất là các đối tượng sinh viên mới
chuyển bước giai đoạn tự chủ trong cuộc sống[12; 42]. Theo tác giả
Goleman: “Nghiên cứu EI để phát triển nó như là một năng lực giúp
cuộc sống của chúng ta phong phú hơn, thành công hơn, dường như
là một phương thuốc mang theo niềm hy vọng.”[ ]
Tại Việt Nam, từ năm 2001 đến nay đã có một số công trình
khoa học công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu sự phát triển trí tuệ
một cách toàn diện hơn, đã quan tâm đến cả 3 chỉ số trí tuệ IQ, CQ,

EQ góp phần phát triển văn hoá con người và phát triển nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Việc nghiên cứu, bồi dưỡng, phát triển trí tuệ nói chung, TTCX
nói riêng cho sinh viên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đảm bảo cho
sự thành công trong học tập nghề nghiệp của người chuyên gia tương
lai trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. TTCX cần thiết cho mọi
người, nhưng đối với sinh viên các trường Đại học Y thì nó đặc biệt
quan trọng. Tuy nhiên việc nghiên cứu về mối tương quan giữa TTCX
và ĐĐNC của sinh viên hiện nay chưa được đề cập nhiều. Nghiên cứu
chỉ ra mối quan hệ này sẽ giúp cho việc giáo dục sinh viên trường đại


học Y dược Hải Phòng rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao TTCX tốt
hơn.
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng về nhân cách và trí tuệ cảm xúc của sinh
viên răng hàm mặt, y học dự phòng tại trường Đại học Y Dược
Hải Phòng năm 2014 ” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhân cách của sinh viên sinh viên năm thứ 1 và
thứ 2 khoa răng hàm mặt, Y học dự phòng tại trường Đại học Y Dược
Hải Phòng năm 2014 .
2. Mô tả biểu hiện mức độ trí tuệ cảm xúc của đối tượng nghiên cứu
trên.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
Trí tuệ của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học, đặc biệt là tâm lý học. Trên thế giới đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu trí tuệ của con người với sự đa dạng của các lý

thuyết khác nhau về trí tuệ. Có thể khái quát thành các thuyết đơn trí
tuệ, các thuyết đa trí tuệ.
Trong những năm gần đây, TTCX được nhiều nhà nghiên cứu
đặc biệt chú ý. Người ta nhận thấy trí thông minh (IQ) là quá trình chật
hẹp khi nói đến trí tuệ con người. IQ chưa chắc đã đảm bảo cho sự


thành đạt của mỗi con người mà muốn thành công trong cuộc sống rất
cần một hệ số cảm xúc cao.
Howard Garden (1983), trong học thuyết đa trí tuệ của mình đã
từng đề cập đến loại trí tuệ về người khác (Interpersonal Intelligence),
bao gồm các năng lực nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng,
khí chất, động cơ và các nhu cầu của người khác một cách thích hợp.
Người có trí tuệ loại này có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác.
Nhưng phải đến năm 1990, thuật ngữ TTCX mới thực sự xuất hiện lần
đầu tiên trong một bài báo của 2 tác giả người Mỹ: Peter Salovey và
John Mayer. Hai ông cho rằng TTCX là khả năng làm chủ, điều khiển,
kiểm soát tình cảm, cảm xúc của mình và của người khác, và khả
năng sử dụng các thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách suy nghĩ
và hành động của một cá nhân.
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả Mayer và Salovey đã
chính thức định nghĩa TTCX: IE là khả năng nhận biết, bày tỏ xúc
cảm, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều
khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác” [16], [9]
Năm 1995, tiến sĩ tâm lý học (TLH) người Mỹ D. Goleman đã
xuất bản cuốn “Trí tuệ cảm xúc”gây được tiếng vang lớn ở Mỹ và thế
giới. Goleman khẳng định rằng: “Chúng ta có hai hình thức khác nhau
của trí tuệ: trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hướng dẫn
cuộc sống của mình được quyết định bởi hai thứ trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm
xúc cũng quan trọng như IQ. Trên thực tế không có TT cảm xúc thì trí

tuệ lý trí không thể hoạt động một cách thích đáng” [4 ; 28].


Năm 1998, Daniel Goleman lại tiếp tục xuất bản cuốn “Làm việc
với trí tuệ cảm xúc” (Working with Emotional Intelligence). So với mô
hình và định nghĩa đầu tiên về TTCX của Salovey và Mayer, ông đã bổ
sung thêm 5 năng lực cảm xúc và xã hội cơ bản là: năng lực ý thức,
năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các
kỹ năng xã hội.
Cùng với những công trình nghiên cứu lý luận về TTCX là một
loạt các công cụ đo lường. Năm 1985, Ruwen Bar-on đã tạo ra thuật
ngữ (EQ) và xuất bản tập EQ-I (Emotional Quotient Inventory; 1997) –
Đây là trắc nghiệm đầu tiên về TTCX. Với quan niệm rằng trí thông
minh thể hiện qua một tập hợp các năng lực chung, các năng lực cụ
thể và các kỹ năng. Ông không cho rằng EQ không thể thay thế IQ
nhưng chúng ta cần phải quan tâm cả hai phép đo để hiểu hết hơn
con người và tiềm năng của họ đối với sự thành công trong các mặt
khác nhau của cuộc sống. Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát
về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống bao gồm
các kỹ năng làm chủ xúc cảm của mình, các kỹ năng điều khiển xúc
cảm liên cá nhân; tính thích ứng; kiểm soát strees; tâm trạng chung.
Năm 1996-1997, một thang đo khác cũng được thiết kế theo
kiểu tự đánh giá là EQ Map của Cooper.
Tóm lại, trên thế giới hiện nay việc hoàn thiện về lý thuyết và
phương pháp đo TTCX đang được thực hiện mạnh mẽ.
Bên cạnh đó vấn đề nhân cách đã và đang là vấn đề cơ bản
trong tâm lý học, được rất nhều nhà nghiên cứu quan tâm.


Trước hết chúng ta phải kể đến TLH phương Tây có lịch sử

nghiên cứu nhân cách từ rất sớm và đến nay đã trở thành lĩnh vực
nghiên cứu rất mạnh mẽ cả trong lý luận lẫn thực hành. Trong TLH
phương Tây có 3 dòng hay 3 lực lượng TLH
- Lực lượng thứ nhất là TLH phân tích với các đại biểu như S.
Freud, C. Eirkson, E.Fromm, K.Horney,…
- Lực lượng thứ hai là TLH hành vi với các đại biểu như Watson,
Skinner, Bardura. Eyrenck,…
- Lực lượng thứ ba là TLH nhân văn (trong đó có cả TLH hiếu
sinh) với các đại biểu như A.Maslow, C. Rogers;
Thuộc các dòng TLH này có nhiều lý thuyết khác nhau về nhân
cách và sự phát triển nhân cách. Chẳng hạn lý thuyết nét nhân cách,
…và trong mỗi lý thuyết có nhiều tác giả khác nhau.
Lý thuyết về đặc điểm nhân cách (ĐĐNC) với các đại biểu:
Gordon, Wallport, Eyrenck, R.B.Cattell.. đã có những đóng góp to lớn
trong việc nghiên cứu về vấn đề nhân cách nói chung đó là họ đã cho
ra đời những công cụ đo lường nhân cách ổn định và rất hữu ích trong
công tác lâm sàng. Nhìn chung các đại diện của dòng lý thuyết về
ĐĐNC đều cho rằng ĐĐNC là thiên hướng phản ứng chung của cá
nhân và là đơn vị cơ sở của nhân cách. Điểm khác nhau ở họ là số
lượng và ý nghĩa của các ĐĐ cần thiết để có thể có những mô tả hoàn
chỉnh về nhân cách [dẫn theo 10; 23].
Các nhà TLH Macxôt cũng rất quan tâm nghiên cứu về các
ĐĐNC. Trong nhiều nghiên cứu khác nhau về nhân cách và các
ĐĐNC của Govaliôp, Platonôp, L.X.Vugôtxki, V.X. Merlin,…chúng tôi
đặc biệt chú ý đến quan điểm của A.N.Leonchiev và cấu trúc ĐĐNC


của J.Stefanovic. Họ đều cho rằng các ĐĐNC của con người luôn
được thể hiện trong các hoạt động, nhất là hoạt động chủ đạo cũng
như trong chính bản thân và sự tự điều chỉnh của chính họ.

1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
TTCX là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các nhà TLH Việt
Nam. Tài liệu về TTCX chủ yếu được dịch từ của các tác giả nước
ngoài. Nhưng khoảng 5-6 năm gần đây đã bắt đầu có những công
trình nghiên cứu về TTCX với các cấp độ khác nhau và đạt được
những bước tiến nhất định.
Trên các tạp chí TLH và giáo dục những năm gần đây đã đăng
tải nhiều bài viết về TTCX của các tác giả: Nguyễn Huy Tú, Nguyễn
Công Khanh và nhiều tác giả khác. Và đã có những công trình nghiên
cứu cụ thể như: Đề tài KX 05-06 các nhà khoa học đã tiến hành đo
lường cả 3 chỉ số trí tuệ: Trí thông minh, TTCX, và chỉ số sáng tạo.
Trong đó TTCX được xem là một trong ba thành tố của trí tuệ [13].
Tiếp đó là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Dung (2002) đã tiến hành đo đạc TTCX của giáo viên tiểu học để xem
IQ hay EQ đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác chủ nhiệm.
Năm 2004, tác giả Dương Thị Hoàng Yến của trường Cao Đẳng
Sư Phạm Hà Nội tiếp tục nghiên cứu mảng TTCX của giáo viên tiểu
học [32].
Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội do PGS Trần Trọng Thuỷ chủ nhiệm đã sử dụng
công cụ trắc nghiệm để đo chỉ số TTCX của sinh viên hai trường Đại
học: Sư phạm HN và Sư phạm Thái Nguyên [24].


Vấn đề nhân cách và nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam đã và
đang thu hút được sự quan tâm của các nhà TLH. Những nghiên cứu
đầu tiên về nhân cách đã được các cán bộ Ban TLH - Viện khoa học
giáo dục tiến hành từ những năm 60 của TK XX. Trong suốt thời gian
tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,
cụ thể:

Những năm 1990-1995, một chương trình nghiên cứu KX 07
được triển khai với tiêu đề : “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” ( KX07- 04). Đề tài này do tác giả
Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm.
Năm 1997 – 2000, đề tài “Mô hình nhân cách con người Việt
Nam trong thời kỳ CNH – HĐH” thuộc chương trình KHXH 04 do PGS
Trần Trọng Thuỷ làm chủ nhiệm. Trong đề tài này nhóm nghiên cứu
lần đầu tiên đã sử dụng phương pháp test 16 PF của Cattell để nghiên
cứu [23].
Năm 2001 – 2005, đề tài KX 05-07 “Xây dựng con người Việt
theo định hướng XHCN trong điều kiện Kinh tế thị trường và nguồn
nhân lực trong thời kỳ CNH – HĐH 2001-2005” đã được triển khai và
phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là test NEO- PIR [8; 19].
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Lý luận về đặc điểm nhân cách.
1.2.1.1. Nhân cách
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học:
TLH, XH học, Triết học, Giáo dục học, Y học,…


Còn TLH Macxit xuất phát từ quan điểm cho rằng: “nhân cách là
một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung
của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã
hội cụ thể chuyển vào thành ĐĐNC của từng người” [30].
Theo tác giả Đặng Xuân Hoài thì cho rằng: “Nhân cách là một
cấu trúc bao gồm những thuộc tính và đặc điểm tâm lý ổn định tạo nên
bản sắc của cá nhân, được hình thành từ những quan hệ xã hội. Nhân
cách là chủ thể của hành vi và hoạt động có ý thức, qua đó thể hiện
giá trị xã hội của mỗi người” [9]
1.2.1.2. Đặc điểm nhân cách (ĐĐNC):

Cũng như nhân cách, ĐĐNC cũng có nhiều khái niệm khác
nhau. Theo ý nghĩa chung của từ thì đặc điểm có ý nghĩa là “nét riêng
biệt” [28]. Như vậy có thể hiểu ĐĐNC là nét riêng biệt của nhân cách.
Tuy nhiên các nhà TLH lại không dừng lại ở chỗ chỉ nói chung chung
đến nét riêng biệt này của nhân cách mà còn đưa ra phương pháp đo
đạc những đặc điểm này.
ĐĐNC thường được sử dụng để hiểu, mô tả và đánh giá về một
cá nhân và để phân biệt các cá nhân khác nhau. Vì vậy trong khái
niệm về ĐĐNC cũng phải tính đến điều này. ĐĐNC theo tác giả Bùi
Văn Huệ, đó là thuộc tính nhất định của nhân cách đại diện cho một
cá nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này với hàng loạt cá nhân
khác không có thuộc tính ấy và cùng với hàng loạt những cá nhân
khác cũng có những thuộc tính ấy, nó thể hiện cái “toàn thể có tính
chất bộ phận”.


Trong từ điển Tâm lý học, khái niệm nét nhân cách được hiểu là
“đặc điểm tương đối bền vững của hành vi con người, lặp đi lặp lại
trong những hoàn cảnh khác nhau” [2]. Như vậy trong định nghĩa này
khái niệm đặc điểm đã được gắn với sự thể hiện của nó ở tính nhất
quán của hành vi trong nhiều hoàn cảnh.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách cụ thể về khái niệm
ĐĐNC là những thuộc tính nhất định của nhân cách, tạo nên đặc
trưng của một cá nhân, giúp ta phân biệt được cá nhân này với hàng
loạt cá nhân khác, được thể hiện ở tính nhất quán qua hoàn cảnh và
tính ổn định qua thời gian của hành vi.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đề cập đến một khái niệm có
liên quan đến thuật ngữ đó là tính cách. Ở một cấp độ nào đó thì tính
cách và ĐĐNC là rất gần gũi với nhau. Tính cách là phẩm chất chung
của nhân cách, là tập hợp không phải tất cả mà chỉ những đặc điểm

điển hình nhất của nhân cách trong mối liên hệ rất chặt chẽ. Theo
Cheplov thì: “Tính cách là biểu thị một tập hợp những thuộc tính tâm lý
trụ cột của con người. Tính cách là bộ khung của nhân cách”. Tính
cách là bao gồm những đặc điểm bản chất nhất của nhân cách. Như
vậy về nội dung bao hàm thì tính cách là phạm trù hẹp hơn phạm trù
ĐĐNC, là một phần của ĐĐNC. Vì thế đôi khi trong ngôn ngữ thông
thường người ta thường nhận xét về ĐĐNC của một cá nhân chính là
những tính cách của người đó.
1.2.1.3. Công cụ đo về ĐĐNC
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn, chúng tôi giới thiệu lý
thuyết về ĐĐNC của Cattell (1905-1998) [ ]


Lý thuyết về ĐĐNC của Cattell cùng với phương pháp đo nhân
cách của ông đã đánh dấu một bước phát triển của dòng lý thuyết này.
Cattell không coi con người là một đơn vị cố định ứng xử theo
một cách thức trong tất cả các tình huống. Cách ứng xử phụ thuộc
vào ĐĐNC và động cơ thích ứng với hình huống đó. Cattell cho rằng
trong một số trường hợp các hành vi nhất định bị ràng buộc bởi các
tình huống môi trường (XH) hơn là các yếu tố nhân cách. Ví dụ các
phong tục tập quán có thể làm thay đổi sự ảnh hưởng của ĐĐNC.
Theo Cattell, yếu tố cơ bản về mặt cấu trúc là đặc điểm (trait), được
định nghĩa như là một thiên hướng. Khái niệm đặc điểm ngụ ý bao
hàm một số khuôn mẫu (pattern) và sự lặp lại của hành vi theo thời
gian và tình huống. Theo ông thì các ĐĐNC không đồng nhất với nhau
chúng khác nhau về quá trình hình thành, khả năng thay đổi về vai trò
trong cấu trúc nhân cách. Ông đã tìm cách để phân biệt các loại đặc
điểm khác nhau và chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những đặc điểm năng lực (liên quan đến kỹ
năng, khả năng, ví dụ: Trí thông minh), đặc điểm tính khí (liên quan

đến cuộc sống cảm xúc của con người và chất lượng kiểu loại hành
vi) và đặc điểm động thái (quan hệ với nỗ lực, động cơ của cá
nhân…). Năng lực, khí chất và động thái là những thành phần ổn định
chủ yếu và là nền tảng của nhân cách.
- Nhóm thứ hai là phân biệt giữa các đặc điểm bề ngoài và đặc
điểm nguồn gốc. Đặc điểm bề ngoài là những đặc điểm ta quan sát
được và có tương quan với nhau. Đặc điểm nguồn gốc là nguyên
nhân của hành vi. Một số đặc điểm nguồn gốc được xác định bởi gen
và có nguồn gốc sinh học hay được gọi là đặc điểm thể chất. Một số


đặc điểm nguồn gốc khác lại là kết quả của kinh nghiệm được gọi là
đặc điểm mang gốc môi trường.
Kết quả của hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm của ông là
một bảng hỏi có tên 16 yếu tố nhân cách (Sixteen Personality Factor
Inventory) [ ]. Các thuật ngữ liên quan tới những ĐĐNC được thể hiện
trong test Cattell bao quát những khía cạnh rộng lớn của nhân cách,
đặc biệt là về đặc điểm năng lực và khí chất. Từ kết quả phân tích yếu
tố của các dữ liệu khác nhau, Cattell cho rằng có đủ bằng chứng để
xây dựng nền tảng của một bảng các yếu tố tâm lý - bảng phân loại.
Test 16 yếu tố nhân cách của ông được sử dụng với hơn 40 ngôn ngữ
khác nhau trên thế giới và có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của
ngành khoa học này. Tuy nhiên một số luận điểm trong lý thuyết của
Cattell cũng bị một số nhà TLH phê phán, tức là nó phụ thuộc nhiều
vào các kỹ thuật thống kê vào phép phân tích yếu tố.
Trắc nghiệm (bảng hỏi) 16 PF là một bảng hỏi về nhân cách
thuộc loại “ giấy và bút chì” được Raymond Cattell xây dựng lần đầu
tiên vào năm 1940 [ ]. Nó được thiết kế để đo nhân cách bình thường
và là một trong hai công cụ đánh giá khách quan về nhân cách được
sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Trắc nghiệm 16 PF của Cattell có hai loại bảng hỏi song song A
và B, mỗi bảng gồm 187 câu hỏi (dạng đầy đủ); có hai loại bảng hỏi
song song C và D, ngắn hơn, mỗi bảng gồm 105 câu hỏi (dạng rút
ngắn). Ngoài ra có loại bảng hỏi E cho trẻ con, gồm 128 câu hỏi. Các
câu hỏi ngắn hơn, cụ thể hơn, chữ to.


1.2.2 Đại cương về trí tuệ và trí tuệ cảm xúc
1.2.2.1. Trí tuệ
Trí tuệ theo quan điểm hiện đại: “Trí tuệ - đó là một cấu trúc
động, tương đối độc lập của những năng lực nhận thức và xúc cảm
của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những
điều kiện văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác
động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có
mục đích hiện thực ấy nhằm đạt được các mục đích quan trọng trong
cuộc sống của con người” [13; 8].
Các loại trí tuệ
* Trí thông minh:
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh: Trí thông minh là năng lực
tổng thể hoặc một loạt các năng lực giúp cá nhân áp dụng các kỹ
năng nhận thức, xúc cảm và sự hiểu biết để học, để giải quyết vấn đề
và để đạt các mục đích có giá trị hoặc để sáng tạo ra các sản phẩm có
giá trị trong những điều kiện văn hoá lịch sử cụ thể [24; 29]. Đây là
định nghĩa được nhiều người tán thành nhất.
Như vậy trí thông minh đề cập đên 3 nhóm năng lực cơ bản, đó
là: Năng lực phân tích, năng lực thực hành và năng lực sáng tạo. Trí
thông minh là một loại năng lực tinh thần đặc biệt nằm trong bản thân
mỗi con người, nó giúp cho chúng ta có những hành vi ứng xử thông
minh vì vậy nó luôn mang tính chủ thể và chịu sự chế ước của môi
trường xã hội, do đó mà ta có thể kích thích tính tích cực của chủ thể

và thay đổi môi trường, đặc biệt là những thay đổi chương trình giáo
dục để làm phát triển trí thông minh của mỗi người.


* Trí tuệ cảm xúc.
Theo Daniel Goleman: “TTCX là năng lực nhận biết các cảm
xúc của mình và người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý
tốt các cảm xúc trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với
người khác [13;18]
Trí tuệ cảm xúc mang bản chất xã hội và được hình thành trong
quá trình cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau và
chịu sự ảnh hưởng rất lớn của môi trường xã hội. Nhưng khác với trí
thông minh, những năng lực của TTCX của mỗi người có thể dễ dàng
thay đổi nhờ việc luyện tập, tính chất này mở ra một khả năng vô cùng
quan trọng đối với mỗi người là có thể tích cực tập luyện để thay đổi
TTCX của mình, tạo tiền đề cho sự thành công trong cuộc sống.
* Trí tuệ sáng tạo.
Có thể nói rằng, trí sáng tạo là năng lực mở rộng và nâng cao trí
thông minh bằng cách tìm ra những mối quan hệ mới giữa những
thông tin, tri thức đã có. Thao tác cơ bản của nó là tư duy phân kỳ
giúp con người tạo ra những giá trị tinh thần và vật chất mới độc đáo,
hiếm có đưa XH phát triển đi lên. Trí sáng tạo được xác định bởi chỉ
số sáng tạo CQ.
Cũng giống như TTCX, trí sáng tạo được xem như thành phần
của cấu trúc trí tuệ và gắn liền với các thành phần khác của nhân
cách, nó phụ thuộc vào tác động của giáo dục, tính tích cực hoạt
động của cá nhân. Và được hiểu là trí tuệ trải nghiệm để đạt đến cái
mới lạ thực sự, đấy là năng lực tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa kỹ năng
của cá nhân và môi trường bên ngoài của người đó.



1.2.2.2. Trí tuệ cảm xúc
* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Daniel Goleman [ ]:
Daniel Goleman cho rằng “Trí tuệ cảm xúc bao gồm năng lực tự
kiềm chế, kiểm soát nhiệt tình, kiên trì và năng lực tự thôi thúc bản
thân mình”. Trí tuệ cảm xúc được quan niệm như vậy bao gồm các
năng lực sau đây:
1) Biết xúc cảm của mình, thể hiện ở sự nhận diện được xúc
cảm của mình khi nó xảy ra và kiểm soát được các xúc cảm của bản
thân ở mọi lúc.
2) Quản lý xúc cảm, thể hiện ở việc xử lý xúc cảm để tập trung
chú ý, ở năng lực an ủi động viên con người và năng lực loại bỏ xúc
cảm lo âu, trạng thái u sầu hoặc sự nổi giận.
3). Động cơ hoá. Thể hiện ở năng lực điều khiển xúc cảm
hướng vào mục đích hành động; khả năng biết trì hoãn sự thoả mãn
nhu cầu bản thân, dập tắt sự bốc xung tính và khả năng hoà vào tâm
trạng hứng khởi.
4) Nhận biết cảm xúc của người khác, thể hiện ở khả năng đồng
cảm với người khác, làm cho mình phù hợp với điều người khác cần
và mong muốn.
5) Xử lý các quan hệ, thể hiện ở khả năng điều khiển xúc cảm ở
người khác và biết phối hợp hành động hài hoà với người khác. [3;27]
* Bản chất của TTCX.
- TTCX là một cấu trúc phức hợp của nhiều năng lực khác nhau
liên quan đến lĩnh vực cảm xúc. Tác giả J. Mayer và P. Salovey khẳng


định: EI là hiện thân của một dạng trí tuệ mới có ý nghĩa quan trọng vì
một loạt năng lực liên quan đến xúc cảm thừa nhận phù họp hoàn
toàn trong phạm vi những định nghĩa, khái niệm trí tuệ đã được thừa

nhận rộng rãi…EI chủ yếu tập trung vào vấn đề xúc cảm gắn với vấn
đề xã hội và các cá nhân nên nó là một dấu hiệu nhận biết chính xác
và tinh tế hơn trí tuệ xã hội.
- TTCX có biên độ rộng hơn trí thông minh và dễ thay đổi hơn trí
thông minh.

Năm 1999, J.Mayer và P. Salovey khẳng định rằng,

EI là dạng trí tuệ rộng hơn trí tuệ nhận thức vỡ nó bao trùm cả nhận
thức và suy luận về xúc cảm nội tại.
- TTCX là một dạng siêu trí tuệ, siêu năng lực. Sở dĩ chúng ta có
thể nhận định như vậy là bởi vì nó quyết định việc một cá nhân có thể
khai thác được những lợi thế (kể cả lợi thế về trí thông minh) của
mình. Thực tế cho thấy rằng những người hiểu được cảm xúc của
mình, nắm được và làm chủ được, đoán được những cảm xúc của
người khác và biết hoà vào với họ một cách hữu hiệu thì người này có
lợi thế trong các lĩnh vực của cuộc đời và rất thành công trong cuộc
sống.[ ]
* Đo lường về TTCX [14, 60]:
Theo tác giả Daniel Goleman, cấu trúc của TTCX gồm có hai
nhóm năng lực: nhóm năng lực cá nhân và nhóm năng lực XH [14,
60].
Cấu trúc của TTCX theo Daniel Goleman
Năng lực cá nhân

Năng lực XH


(Quan hệ với chính mình)
• Tự biết mình

-

Nhận biết xúc cảm của

mình

• Nhận biết các quan hệ XH
- Đồng cảm
- Định hướng sự phục vụ

- Đánh giá chính xác
- Tự tin
• Tự kiểm soát, quản lý mình
-

(Quan hệ với người khác)

Kiểm soát xúc cảm của

mình
- Có lòng tự tin
- Tự ý thích
- Thích ứng
- Động cơ thành đạt

- Biết cách tổ chức
• Quản lý điều khiển các mối
quan hệ XH
- Phát triển người khác
- Tạo ảnh hưởng

- Giao tiếp
- Kiểm soát xung đột
- Lãnh đạo có tầm nhìn,
khôn ngoan
- Xúc tác để thay đổi
- Tinh thần đồng đội và sự
hợp tác

• Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ
Các nhà chuyên môn cho rằng những cá nhân có trí tuệ cảm xúc
cao nhất thường vượt trội so với những người khác trong bốn khả
năng kết hợp sau:
- Khả năng kiên trì và giữ vững lòng tin khi gặp thất bại


- Khả năng kiểm soát sự bốc đồng.
- Khả năng điều khiển cảm xúc của bản thân.
- Khả năng thấu cảm, đồng cảm với người khác.
Làm thế nào để biết trí tuệ cảm xúc của một người là cao hay
thấp? Các nhà tâm lý học dùng EIQ (Emotional Intelligence Quotient)
làm đại lượng đo mức độ cao thấp của trí tuệ cảm xúc và gọi đại
lượng này là chỉ số trí tuệ cảm xúc và viết gọn là EQ. Hiện đã có nhiều
phương pháp khác nhau để xác định EQ của từng người mà sẽ được
trình bày ở mục sau.
• Đo lường trí tuệ cảm xúc
Hiện nay có rất nhiều trắc nghiệm được dùng để đo trí tuệ cảm
xúc: “Trắc nghiệm “MSCEIT” của Mayer, Salovey, Caruso (1997); trắc
nghiệm theo kiểu tự đánh giá là “EQ –I” (Emotional Quotient Interview)
của Bar-On (1997) và trắc nghiệm “EQ-Map” của Cooper (1996,1997);
trắc nghiệm được thiết kế theo kiểu tự đánh giá và người khác đánh

giá là trắc nghiệm “ECI” (Emotional Competency Inventory) của
Bayatzis, Goleman (1999)…
Đo lường trí tuệ cảm xúc bằng phương pháp trắc nghiệm
thường sử dụng các cách tiếp cận: Tự đánh giá, người khác đánh giá
(cung cấp thông tin) hoặc đánh giá căn cứ vào kết quả thực hiện.
- Trắc nghiệm tự đánh giá: Các phép đo kiểu tự đánh giá đề nghị
mọi người bộc lộ ý kiến về một loạt những mệnh đề có tính chất mô
tả, chỉ ra rằng những mệnh đề này phù hợp với sự tự đánh giá của họ
về bản thân đến mức nào. Các năng lực xúc cảm được đánh giá dựa
trên sự tự hiểu biết của cá nhân. Nếu sự tự đánh giá của một cá nhân
về bản thân là chính xác thì các phép đo đó được coi là những phép


đo chính xác về năng lực thực. Ngược lại, nếu sự tự đánh giá của cá
nhân không chính xác (mà điều này thường xảy ra), lúc đó các phép
đo kiểu tự đánh giá sẽ cho những thông tin chỉ sự tự nhận của người
đó mà không phải là những năng lực thực. Trí tuệ cảm xúc tự đánh giá
chỉ có tương quan ở mức khiêm tốn với trí tuệ cảm xúc được đo thực
(r < 0,30). Mức độ tương quan như vậy chỉ ra rằng các năng lực trí tuệ
đo được bằng các trắc nghiệm tự đánh giá tương đối độc lập với các
năng lực thực của người đó. Mặc dù vậy, tự đánh giá cũng được xem
là cách tiếp cận quan trọng (Bandura, 1997).
- Trắc nghiệm do người quan sát đánh giá: Đây là phương pháp
thứ hai được dùng để đo lường. Người quan sát đưa ra những thông
tin về những gì mình nhận thấy (chẳng hạn vợ đánh giá chồng, cha
mẹ đánh giá con cái) và người ta sử dụng những câu hỏi chỉ ra mức
độ (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) người này đã đạt được cho
từng ý, chẳng hạn: “tư duy hướng tới các ý tưởng”; “sẵn sàng thích
ứng với những thay đổi”; “là người chịu nghe”…
Cách tiếp cận đo lường này rõ ràng có những điểm ưu việt so

với các phép đo tự đánh giá. Theo Mayer, Salovey và Caruso, cách
tiếp cận này về cơ bản đo hình ảnh biểu kiến của người được đánh
giá. Nhưng hình ảnh biểu kiến cũng khác với năng lực thực. Hơn nữa,
một vài khía cạnh của hình ảnh biểu kiến tương đối dễ thấy và thường
như được phán xét chính xác (ví dụ: tính cởi mở, tính thích giao du).
Tuy nhiên, phong cách nhận thức hoặc năng lực nhận thức bên trong
được phán xét thường ít chính xác. Do đó, những gì người cung cấp
thông tin nhìn thấy luôn có một khoảng cách với những năng lực thực.
Do vậy dường như cách tiếp cận đo lường này chỉ phù hợp cho


những hành vi có thể quan sát được và không phù hợp cho việc đo
lường những năng lực trí tuệ vì chúng không có những hậu quả hành
vi cố định.
- Trắc nghiệm đánh giá năng lực hoặc kết quả thực hiện: Với
phương pháp này để xác định một người có trí tuệ cảm xúc ở mức
nào, người đó được đề nghị giải quyết những vấn đề, chẳng hạn “13
nhân 3 là bao nhiêu?”, “từ phân tích có nghĩa là gì?”, hoặc “Thành phố
nào là thủ đô của nước Pháp”. Cách tiếp cận năng lực chính là “tiêu
chuẩn vàng” trong nghiên cứu đo lường trí tuệ cảm xúc (Mayer,
Salovey và Caruso,2000), vì trí tuệ cảm xúc tương ứng với năng lực
thực để thực hiện tốt các nhiệm vụ tâm trí, không chỉ là niềm tin của
người đó về các năng lực này (Carroll,1993). Ví dụ, nếu muốn hiểu
người ta nhận diện xúc cảm tốt như thế nào, ta có thể chỉ cho họ một
khuôn mặt buồn và hỏi xem liệu họ có nhận biết đúng những biểu
hiện xúc cảm trên khuôn mặt này. Hoặc nếu muốn biết người ta suy
luận về xúc cảm tốt như thế nào, ta hãy cung cấp một số vấn đề về
xúc cảm, sau đó đánh giá chất lượng của sự suy đoán của người đó.
* Tự nâng cao trí tuệ cảm xúc:
Trong khi trí thông minh IQ là loại trí tuệ có liên quan chặt chẽ

hơn với những yếu tố di truyền, do đó mặc dù con người có thể làm
tăng IQ của mình nhưng sự tăng này là không lớn và không phải dễ
dàng, thì EQ lại là cái dễ thay đổi và biên độ thay đổi là khá lớn. Các
nhà tâm lý học đã chỉ ra con đường luyện tập làm nâng cao EQ gồm
năm bước sau:


×