Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kich ban tieu pham hai lan chiem via he

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.72 KB, 4 trang )

/>Chú Trường hòa giải viên đến quán café ngồi xuống uống café. (nghe hết câu chuyện từ đầu và đứng ra
hòa giải).
Các nhân vật khác cũng đi ra diễn.
Phân công vai:

- Người bán café (T)
- Người giữ xe (N)
- Người đi đường (A)





Một ngày nọ trên một con đường tại khu phố Bình Quới A, một người đi đường trong lúc đang đi bổng
dừng lại khi thấy 1 a bán cà phê bên cạnh 1 xe đẩy để chắn ngang lối đi bộ. Người đi đường dừng lại hỏi.
A: nè nè anh bán cà phê
T: dạ còn còn, em còn nè, cà phê đen hay cà phê sữa, anh muốn cà phê gì em cũng có.
A: thôi thôi, a để đó đi ra đây tôi nói chuyện
T: *biểu cảm*
A: ra đây ra nhanh lên tui nói nghe
T: ủa, không mua sao nói chuyện giọng oai quá vậy?
A: tôi nói a nghe nè, tui thấy cái đường này a để xe cà phê vầy là không được rồi? lý do tại sao mà mỗi
người nhích ra 1 ít như vầy, đường nó không có chỗ đi, nha. Rồi cái bãi gửi xe này lấn ra, rồi a lấn ra nữa,
đường đâu người ta đi.
T: trộ ôi, công nhận rảnh nè, trời ơi sáng giờ gặp đúng rảnh luôn nè. Tự nhiên đi ngang không mua cà
phê cái vô dạy đời ngta luôn vậy đó hà. Ủa tui đậu đây mấy chục năm rồi mắc gì giờ đến nói tui làm chi
zạ? ông cũng ít có rảnh quá ha?
A: bao nhiêu năm tui không cần biết. Nhưng mà tui mong rằng anh phải ý thức, bởi vì mỗi ng mà nhích
ra 1 chút như vậy đó, thì rồi trong xưởng tan ca ra, rồi xe cộ đông, lại gây tai nạn, a hiểu điều đó hoq?
T: tui đậu cái xe ở đây rất là lâu rồi, rồi cái bãi gửi xe này, nó mới mọc lên, nó mới lấn ra, sao không chửi
cái bãi gửi xe đi, mắc gì chửi tui làm chi?


A: ủa, vậy thì giờ tui mới nói, mỗi người ý thức 1 chút, đâu phải cái bãi gửi xe lấn ra, rồi a cũng lấn ra, lấn
cứ 1 chút 1 chút, đường đâu ngta đi.
T: ủa giờ mà không lấn ra thì tui đứng đâu, thì bán ở đâu?
A: giờ tui không có nói chuyện với a nữa. / T: rồi tui bán ở đâu? Giờ a cho tui cái địa điểm đi rồi tui ra
đứng tui bán


A: tại sao a không lại đằng kia trống trải a bán cũng được vậy
T: a rảnh quá ha, ở đây xí nghiệp, rồi công nhân ra ngta nó ăn, ở đằng kia nguyên cái bụi cỏ, rồi tui bán
cho dế nó ăn hả? Hả? rảnh qá ha?
A: giờ tui không có đôi co với a, tui nói vậy thôi, mong a ý thức,
N: ê, zụ gì? Vụ gì? ở đây có vụ gì đó hả? vụ gì mà đụng chạm đến bãi gửi xe hả?
T: bà lại đây, lại đây, lại tui nói bà nghe nè.
N: uh để t qua đứng cho nó cao chút coi, đứng đây tui lùn lắm.
T: đây bà lại đây. Cái vấn đề là hồi nãy ông cố nội tui, tới nói là tụi mình lấn chiếm lòng lề đường hiểu
hoq? Mà cái xe cà phê tui là bà biết, mười mấy năm rồi, mà bà mới mọc ra, là nói bà chứ nói ai.
N: thiệt kỳ ta. / T: đó kìa, nhìn cái mặt bị chẻ ra làm đôi rồi kìa.
A: xin lỗi nha, chị là..là… chủ bên bãi giữ xe này hả?
N: nè tui nói cho ông anh nghe nha, ông a đừng có ý kiến ý cò gì ở đây hết đó, không phải tự nhiên mà
tui được nhảy vô làm ở bãi giữ xe này đâu. Tui phải đấu thầu, phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt
qua bao nhiêu người, bỏ ra bao nhiêu tiền mới đấu thầu được bãi giữ xe này.
T: đúng đó… đúng rồi… / Đấu riết nên bả mới lùn luôn đó.
N: Ờ, tự nhiên trên trời rót xuống cho tụi tui ăn đâu. / T: Bởi vậy.
A: cái đó là cái việc làm ăn của chị, nhưng mà ý tôi mốn nói là mỗi người phải có 1 ý thức, không có được
lấn chiếm lòng lề đường như vậy. Chị lấn chiếm vậy, rồi ông này lấn chiếm vậy, rồi đường đâu để mà mà
mà người ta đi xuống đường, rồi xe cộ đi qua vậy gây tai nạn.
T: đi cái đường cống, đào cái hầm đi riêng 1 mình không gây tai nạn không có ai cản hết.
A: ý cậu nói tui đi đường cống, cậu nói tui là chuột hả? / T: ừ.
A: ăn nói cẩn thận nha. / N: ông anh ông anh. / A: tôi cảnh cáo cậu nha.
N: ông a lớn mà lo xa quá, lo đến chuyện tai nạn cho người khác, bởi vậy ông lo quá đầu ông rụng hết

không còn cọng tóc. Hahahahah, chuyện mình không lo, lo chuyện người ta.
A: thôi thôi bây giờ không có cười gì hết đó, bây giờ tôi muốn biết ai chịu trách nhiệm cho chị đấu thầu
bãi giữ xe này? Chị cho tôi biết đi.
T: láu cá à?
N: nè a, không phải nói là nói miệng xuông, giấy trắng mực đen ký hợp đồng đàng hoàng, cái nhà đằng
sau lưng bự chà bá lửa kìa, tui điện tui nói chuyện liền.


T: uh bởi vậy, xúc ổng liền đi.
A: rồi rồi chị điện đi.
N: chỉ cần 1 cú alo của tôi thôi là a lên đường liền. / T: bấy nhầy liền chị. / N: uh. / A: uh điện liền đi.
T: bấy nhày luôn. / N: người ta bỏ tiền ra ngta đấu thầu, đâu phải tự nhiên mà giỡn chơi vậy?
T: tới đi. / N: alo. / T: đợi xíu đợi xíu, alo.
N: a Khánh a Khánh, a làm ăn bậy quá a. / T: trời, điện cho tui chi bà nội. / N: tao gọi lộn số thôi m.
N: XL XL, đợi tui xíu. / A: tui không có thời giờ giỡn với bà đâu. / N: từ từ nóng quá à
T: từ từ, muốn người ta xúc cũng phải từ từ chứ đâu mà vội dữ vậy?
N: alo, a Khánh phải không a Khánh, bậy quá a Khánh, tui thiệt tui bực quá, tui bỏ tiền ra tui đấu thầu a
ký hợp đồng tui rõ ràng mà. Mà tui làm ăn tui không yên, có cái ông này nè, ổng cứ lại cằn nhằn cử nhử
tui. / T: đầu hói, ừ. Mũi chẻ làm đôi, mũi chẻ càm chẻ.
N: ừ. Cái gì cũng chẻ luôn đó.
N: cái lại cằn nhằn tui lấn chiếm lòng lề đường. a lại a coi nói chuyện đi, tui bực mình lắm.
N: đó nè ông nói chuyện đi. / A: đâu, ông này chịu trách nhiệm cho chị làm bãi gửi xe ở đây phải không ?
A: alo. ừ, tui là Bảy, người dân trong khu phố này. Tôi thấy cậu để cho mấy người này thuê chỗ gửi xe và
bán hàng trên vỉa hè nhà mình như vậy là không được, nguy hiểm gây tai nạn. Tui muốn cậu ra đây để
nói chuyện 3 mặt 1 lời cho ra lẽ.
Đang lúc đôi bên đang cự cãi thì lúc này một người đàn ông nãy giờ ngồi đọc báo gần đó đứng dậy tiến
lại. Đó là chú Trường, vốn là một cán bộ hòa giải tại cơ sở. Sau khi ngồi nghe câu chuyện từ lúc nãy đến
giờ và đã nắm lý do … Không khí om sòm.
Chú Trường: được rồi mọi người, qua đây chú nghe kể sơ qua, chú cũng hiểu phần nào câu chuyện rồi.
Thật ra thì T và N cũng vì cuộc sống mưu sinh nên mới phải ra đây kiếm sống. cả 2 đây cũng là người tốt,

cũng không có ý định gì xấu mà chỉ là muốn mình buôn bán suôn sẻ thôi. Còn cậu A thì là 1 người dân
trong vùng, đi ngang qua thấy 2 người để như vậy gây cản trở người đi đường, dễ gây ùn tắc mất an
toàn giao thông tại nơi ảnh ở nên ảnh mới nói như vậy.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông
qua hoà giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai…


Luật Giao thông đường bộ tại khoản 1 và 2 điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng
đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Khoản 3, Điều 8 của luật này cũng nghiêm
cấm hành vi sử dụng lòng- lề đường, hè phố trái phép.
Theo Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng
đường đô thị, vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 100- 200 ngàn đồng.
Phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4- 6 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi họp chợ, kinh
doanh dịch vụ ăn uống… hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường, hè phố
gây cản trở giao thông.
Chú nghĩ dù sao mọi người cũng là người dân trong khu phó, ở gần nhau. Có câu :”Bán anh em xa mua
láng giềng gần”, chú nghĩ cũng không có gì mọi người phải làm lớn chuyện quá lên rồi đứng đây nói qua
nói lại, bà con đi ngang qua nhìn vào lại không hay. Về chỗ để xe cà phê và bãi gửi xe của mình lấn ra tới
hết vỉa hè như vậy là không đúng, cậu Bảy góp ý cũng không sai. Chú thấy giờ mình dọn lại chỗ này gọn
gàng, trả lại vỉa hè cho thông thoáng mọi người qua lại, rồi ngta đi qua đông thì mình cũng bán được
nhiều hàng, gửi được nhiều xe. Anh chị thấy làm như vậy có được không ?
T: dạ, qua đây nghe thấy chú Trường nói như vậy, cháu thấy cũng đúng, mà tại vì mình ích kỷ quá, cứ
nghĩ mình lấn chút rồi không thấy ai nói năng gì thì cũng không sao. Rồi ra sát tới chỗ cái cống thoát
nước cũng không được sạch sẽ gì. Thôi, để từ giờ cháu đẩy xe cà phê vào sát lề trong để đường thông hè
thoáng.
N: dạ, giờ con cũng hiểu ra rồi, mình lấn ra, tưởng tiện cho mình lúc người ta ra vào lấy xe, mà không

nghĩ lúc người ta lấy xe ra xong ra sát giữa đường, gây nguy hiểm cho những người đang đi trên đường.
Thôi từ nay con cũng đẩy cửa bãi xe sát vào trong.
A: vậy tốt quá, thật ra tôi cũng không có ý gì đâu, 2 người đừng để bụng nha, tại tính tui cũng hay nói
thẳng, nhiều khi nói hơi lỡ lời, có gì thì bà con cũng bỏ quá cho, thấy chú Trường hòa giải như vậy, tui
cũng rất đồng tình, từ nay đường xá cũng thông thoáng.
Chú Trường: rồi, vậy là nhất trí nha, 2 người rút kinh nghiệm và nhanh trả lại chỗ vỉa hè cho người đi
đường nha. Mình làm ăn ở đây lâu dài, cái gì cũng có nền nếp thì không ai có gì mà nói mình cả, người ta
còn mừng nữa.

TIỂU PHẨM CỦA KHU PHỐ BQA THAM GIA CUỘC THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI ĐẾN ĐÂY XIN ĐƯỢC KẾT THÚC.
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI VÀ CỔ VŨ !



×