Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Địa hình việt nam và ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.41 KB, 39 trang )

MỤC LỤC

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................2

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG

CHUYÊN ĐỀ
MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH
ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo sư Lê Bá Thảo đã từng viết “ những đồi núi và đồng bằng, sông ngòi và bờ biển
nước ta không phải đã được cấu tạo nên một sớm, một chiều nhưng cũng không phải cứ
luôn luôn cứ như thế mà tồn tại”. Trong cảnh quan, địa hình bao giờ cũng được xem là “yếu
tố trội” vì là yếu tố bảo thủ nhất, là yếu tố biến đổi chậm nhất theo thời gian so với các yếu
tố tự nhiên khác như khí hậu, sông ngòi, đất đai và lớp phủ sinh vật. Tuy nhiên, khi địa hình
có sự thay đổi thì nó tác động rất rõ rệt, rất sâu sắc tới tất cả các thành phần tự nhiên còn lại.
Đến lượt nó, địa hình cũng chịu tác động cực kỳ phức tạp của các yếu tố tự nhiên khác đặc
biệt là khí hậu với những tác nhân bóc mòn, xâm thực cùng quá trình bồi tụ.
Việt Nam trong thực tế gồm có phần lãnh thổ trên đất liền và một không gian rộng
lớn gấp 3 lần trên biển Đông và thềm lục địa. Có lẽ, không một nước nào ở Đông Nam Á
mà thiên nhiên trên một diện tích lãnh thổ tương đối khiêm tốn lại đa dạng đến như vậy.
Tính đa dạng của địa hình kết hợp với khí hậu cũng đa dạng làm cho cảnh quan luôn thay
đổi dù là đi từ Bắc xuống Nam hay từ Đông sang Tây.
Với cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí hiện hành, nội dung địa lí tự
nhiên đại cương và địa lí tự nhiên Việt Nam chiếm 9/20 điểm. Đây cũng là nội dung quan


trọng trong các đề thi học giỏi cấp trường, cấp tỉnh hay giao lưu khu vực dành cho học sinh
THPT chuyên lớp 11 và 12. Trong đó, nội dung phân tích mối quan hệ giữa các thành phần
tự nhiên là một trong những nội dung thường có số điểm khá cao trong các đề thi. và địa
hình là một thành phần tự nhiên có vai trò quan trọng trong hệ thống kiến thức địa lí nói
chung và nội dung ôn tập trong các kỳ thi học sinh giỏi nói riêng. Tuy nhiên, kiến thức
trong sách giáo khoa lớp 10, lớp 12 tương đối hạn chế, chủ yếu chỉ nêu khái quát đặc điểm
của địa hình Việt Nam mà hầu như không có nội dung cụ thể cho việc phân tích đặc điểm
của địa hình, các dạng địa hình cũng như kiến thức về mối quan hệ giữa địa hình với các
thành phần tự nhiên khác. Vì vậy, để nâng cao kiến thức và trao đổi kinh nghiệm với các
1


trường bạn về nội dung này trong bồi dưỡng thi HSG môn Địa lí, chúng tôi chọn đề tài “Địa
hình Việt Nam và ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về đặc điểm địa hình, các dạng địa hình của
Việt Nam và ảnh hưởng của địa hình đối với các thành phần tự nhiên khác của nước ta phục
vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học.
- Xây dựng một số câu hỏi, bài tập về địa hình Việt Nam và ảnh hưởng của nói đối
với các thành phần tự nhiên khác. Trong mỗi câu hỏi có hướng dẫn trả lời chi tiết
Nội dung của chuyên đề có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí; làm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp chuyên và học sinh
tham gia thi học sinh giỏi các cấp.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng hệ thống kiến thức chi tiết về:
+ Đặc điểm chung về địa hình Việt Nam
+ Các kiểu địa hình và các khu vực địa hình của Việt Nam
+ Đại cương về tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác
+ Phân tích chi tiết về tác động của địa hình Việt Nam tối với các thành phần tự
nhiên khác của đất nước.

- Trên cơ sở nội dung của chuyên đề chúng tôi xây dựng một hệ thống các câu hỏi và
cách hướng dẫn học sinh tư duy, trả lời các câu hỏi nhanh và hiệu quả.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 10
nâng cao, lớp 12 nâng cao mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nội
dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, chuyên đề này có những nội dung chủ yếu sau:
Chương 1. Địa hình việt nam
Chương 2: Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác
Chương 3. Một số câu hỏi và bài tập
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Địa hình là toàn bộ các hình dạng lồi lõm trên mặt thạch quyển của trái đất nói chung
hay một khu vực nói riêng. Những cơ sở lồi lõm ấy được gọi là yếu tố địa hình. Địa hình là
thành phần quan trọng nhất của môi trường địa lí tự nhiên, đồng thời cũng là thành phần bền
vững nhất. Địa hình chi phối mạnh mẽ các thành phần tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh
vật.......
Một cách khái quát địa hình của Việt Nam có quá trình hình thành lâu đời từ cổ sinh
cho đến trung sinh. Địa hình hiện tại do các vận động của thời Tân kiến tạo. Đó là ảnh
hưởng của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, tuy nó không tạo nên những uốn nếp mới
2


nhưng do tác động nâng lên và làm sụt xuống từng bộ phận lãnh thổ đưa đến sự chênh lệch
cao thấp quan trọng, nó thúc đẩy hoạt động xâm thực – bồi tụ mà chính hoạt động đó là
nguyên nhân trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Địa hình nước ta chiếm 3/4 diện tích là đồi núi, là khu vực địa hình được hình thành
sớm nhất. Địa hình nước ta phân hoá theo qui luật đai cao, theo chiều kinh tuyến và theo

chiều biển – lục địa. Trong khi ở phía Bắc thì phát triển địa hình Cacxtơ, dãy núi cao sườn
dốc, địa hình đồi điển hình, đồng bằng bóc mòn xâm thực bị chia cắt thung lũng địa hào,
miền Nam thể hiện địa hình cao nguyên núi sót, các đồng bằng bóc mòn tích tụ. Đặc điểm
địa hình Việt Nam là sự phân bố của các hệ núi ở ven rìa bao quanh, các cao nguyên thấp và
đồng bằng trung tâm. Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam thể hiện nét nổi bậc đặc trưng
riêng của ba miền về phương diện địa hình.
Việt Nam có đủ các dạng địa hình: lắm núi nhiều sông, có cao nguyên có cả đồng
bằng, bờ biển. Địa hình Bắc Bộ chia làm ba vùng lớn, dòng sông Hồng chia cắt Bắc Bộ ra
làm 2 phía. Miền núi Tây Bắc có các mạch núi và cao nguyên nối tiếp nhau chạy từ tây bắc
xuống đông nam, từ biên giới Việt Trung, Việt – Lào đến vùng Thanh Nghệ Tĩnh, dãy núi
Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan – xi – păng (Lào Cai) cao nhất Đông Dương (3143m). Miền
Bắc và Đông Bắc có núi ở thượng nguồn sông Chảy, có các dãy núi đá vôi hình cánh cung
quay lưng sang đông gồm các cánh cung sông Gâm, cánh cung sông Ngân Sơn, cánh cung
Đông Triều hướng ra và chìm một phần xuống biển tạo thành những đảo núi vùng Hạ Long,
Bái Tử Long. Vùng giữa là đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (còn gọi là Đồng Bằng Sông Hồng)
được bồi tụ bởi 2 con sông lớn: sông Hồng và sông Thái Bình làm thành một tam giác đồng
bằng mà đỉnh là Việt Trì và đáy là vùng ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có diện tích
khoảng 15.000km2 . Cũng cần kể đến những vùng đất cao ven đồng bằng phía Bắc và Tây
Nam nhấp nhô những đồi và thung lũng được gọi là Trung Du Bắc Bộ, nơi định cư của tổ
tiên người xa xưa.
Vùng Trung Bộ là một dải đất hẹp có núi đồi, sông ngòi, đồng bằng ven biển đan
xen. Những dòng sông bắt nguồn từ miền Tây dải Trường Sơn chảy ra biển cùng một số
mạch núi nhô ra biển chia cắt đất miền Trung ra nhiều vùng riêng biệt. Dải núi Trường Sơn
chạy dài suốt phía Tây Trung Bộ. Tây Nam Trung Bộ phần tiếp nối của dải Trường Sơn có
một quần thể các cao nguyên đá Hoa Cương và đất Badan được gọi là Tây Nguyên, độ cao
trung bình khoảng 900m so với mặt biển, có diện tích khoảng 5600km2
Nam Bộ địa hình ít phức tạp hơn so với Bắc và Trung Bộ, chỉ có một số đồi núi thấp
ở vùng tiếp giáp nối Tây Nguyên và miền tây tỉnh Kiên Giang giáp với Campuchia, còn lại
là đồng bằng châu thổ sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Lớn nhất là đồng bằng Sông Cửu
Long với diện tích 40.000km2 , đất đai phì nhiêu.

2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
2.1 . Tính chất đồi núi trong cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang
đông. Hệ núi của Việt Nam là phần kéo dài về phía đông nam của những cao nguyên Vân
Nam và Quý Châu của Trung Quốc. Hệ này chia thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất đi về phía
đông và cấu tạo thành những cánh cung đồng tâm bao quanh khối núi ở thượng nguồn sông
Chảy. Vùng này có độ cao tương đối thoai thoải với những đỉnh núi tròn, đá gnai và đá
granit chiếm ưu thế. Nhánh thứ hai đi theo hướng tây và tây bắc của sông Hồng, bao gồm
nhiều dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc - đông nam và kéo dài xuống phía Nam thành
dải Trường Sơn. Đỉnh cao nhất là Phan – xi – phăng (3.142m) nằm trong dãy Hoàng Liên
Sơn.Tính chất quan trọng của đồi núi thể hiện ở tỷ lệ đa số tuyệt đối về diện tích lãnh thổ,
3


về tính chất đồ sộ và liên tục từ Bắc chí Nam, về sự tác động của nó đến dãy đồng bằng ven
biển và bờ biển
Mặc dù đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồi núi thấp
chiếm hơn 60% diện tích. Nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%
diện tích. Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. Tuy không có những ngọn núi
thuộc loại cao của thế giới, nhưng cũng có nhiều ngọn núi vượt quá độ cao 2500m như đỉnh
Phan-xi-păng (Lào Cai) 3143m, Putaleng (Lai Châu) 3096m, Puluông (Yên Bái) 2985m, La
Cung (Yên Bái) 2913m, Saphin(Yên Bái) 2574m, Pukhaoluông (Lào Cai) 2810m, Puxai Lai
Leng (Nghệ An) 2711m, Ngọc Lĩnh (Kon Tum) 2598m, Pu Nậm Nhé (Lai Châu) 2534m.
2.2 Cấu trúc địa hình đa dạng
2.2.1 Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm
trẻ lại
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình, nhân tố kiến tạo là một
trong ba nhân tố ảnh hưởng đến địa hình Việt Nam. Trong lịch sử phát triển lãnh thổ nước
ta, địa hình được hình thành Cổ sinh đến Trung sinh. Địa hình hiện tại là dấu vết còn để lại
với đường nét kiến tạo cổ, những đặc điểm về sắp xếp địa tầng, về tính chất nham thạch về

thế nằm của đá mắcma. Liên quan mật thiết đến địa hình ngày nay là Tân kiến tạo do ảnh
hưởng của vận động tạo núi AnPơ - Himalaya. Đặc biệt vận động tạo núi AnPơ - Himalaya
đã ảnh hưởng tạo nên mạng lưới thủy văn hiện tại cùng sự cắt xẻ địa hình của chúng hình
thành dạng địa hình thung lũng sông rất độc đáo.
Cấu trúc cổ của địa hình Việt Nam thể hiện ở chỗ phần lớn là địa hình đồi núi thấp,
có nhiều bề mặt bán bình nguyên cổ, nhiều nơi nham cổ lộ trên mặt. Các nền móng cổ cũng
chi phối hướng địa hình hiện tại. Sau giai đoạn Cổ kiến tạo vỏ lục địa Việt Nam đã được
củng cố vững chắc vào cuối đại Trung Sinh, phần lớn các miền đồi núi đã được hình thành,
sau đó các hoạt động ngoại lực đã làm cho địa hình đồi núi cổ bị san bằng, hạ thấp ( giai
đoạn bán bình nguyên Paleogen)
Sang giai đoạn Tân kiến tạo, do chịu ảnh hưởng của các vận động tạo núi Tân sinh
nên các vùng núi cổ, các nền móng cũ được nâng cao, kết hợp với các hoạt động ngoại lực
đã cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên cổ. Mặt khác, vận động Tân kiến tạo về căn bản mang
tính kế thừa, đã khôi phục lại các mảng nền, các nếp uốn cổ làm hồi sinh các đứt gãy cũ. Do
đó, vận động Tân kiến tạo không những không phá hủy cấu trúc địa chất – kiến tạo cổ mà
trái lại đã làm sống dậy cấu trúc cổ để tạo nên những đỉnh nhọn, sườn dốc, nhiều khe rãnh,
độ chia cắt lớn (thể hiện qua các lát cắt địa hình); Trắc diện sông ngòi: Ở miền núi: sông
chảy thẳng, nhiều thác ghềnh, đào lòng mạnh. Ở đồng bằng: sông chảy uốn khúc mạnh,
nhiều chi lưu. Chính vì vậy, có thể khẳng định núi ở Việt Nam không phải là núi uốn nếp trẻ
của vận động tạo núi Himalaya mà chủ yếu là kết quả của sự cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên
cổ theo nhiều bậc của ngoại lực.
2.2.2 Cấu trúc địa hình Việt Nam có tính phân bậc rõ rệt
Trong Tân kiến tạo nước ta được nâng lên thành nhiều đợt (6 đợt) của chu kì vận
động tạo núi Anpơ – Himmalaya với những pha nâng lên và pha yên tĩnh xen kẽ. Cường độ
nâng ở các đợt khác nhau và có sự khác nhau giữa các khu vực. Đợt sau phát triển nâng lên
và có sự kế thừa đợt trước nên có sự phân bậc. Các bậc địa hình được nhận biết chủ yếu qua
độ cao sàn sàn của các đỉnh núi thuộc cùng một bậc vì chúng là di tích của một bề mặt san
bằng cổ. Địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần ra biển.

4



Từ cao xuống thấp thường gặp các bậc địa hình chính như: Các đỉnh núi cao trên
2500m chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu là các đỉnh núi cao nằm đơn lẻ, phân bố ở dãy
Hoàng Liên Sơn. Bậc địa hình cao 2100 – 2200m tập trung chủ yếu ở vùng núi cao Tây
Bắc, Việt Bắc, khối núi Kon Tum. Bậc địa hình 1500 – 1800m thường gặp ở các cao
nguyên Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi Sa Pa, Đà Lạt…Bậc địa hình 1000 – 1400m phổ biến
ở vùng núi phía Bắc, Trường Sơn Bắc, Tây Nguyên. Bậc địa hình 600 – 9000m tiêu biểu
cho vùng vúi thấp, tập trung ở vùng núi phía Bắc và các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên.
Bậc địa hình từ 200 – 600m gồm các núi, đồi, dãy đồi có diện tích lớn nhất ở nước ta và
phân bố rộng khắp ở trung du Bắc Bộ, các vùng đồi núi thấp ở Trung Bộ và nam Tây
Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ. Bậc địa hình cao 25 – 100m là các vùng đồi gò thấp, phần
lớn là các bậc thềm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Bậc địa hình
thấp dưới 15m là các bậc thềm sông và thềm biển hiện đại.
2.2.3 Cấu trúc địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Địa hình nước ta có xu thế thấp dần ra biển theo hướng cấu trúc của địa hình và theo
dòng chảy. Các đỉnh núi cao nhất cũng như các dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và
Tây Bắc, càng ra phía biển Đông chúng ngày càng thấp dần, thông thường kết thúc bằng
một dải đất hẹp ven biển. Xu thế địa hình thấp dần ra biển đã tạo nên ở nước ta các vùng
đồng bằng châu thổ ở ven biển mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng Bằng Nam Bộ
được bồi đắp bởicác trầm tích đệ tứ và phù sa màu mỡ hiện đại. Các đồng bằng này cho đến
nay vẫn không ngừng mở rộng về phía biển và được nối bởi vùng thềm lục địa rộng lớn,
tương đối nông và khá bằng phẳng bao gồm toàn bộ vịnh Bắc Bộ và biển Nam Bộ cho đến
vịnh Thái Lan
2.2.4 Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã, rõ
nhất qua các dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng, dãy Hoàng Liên Sơn ở hữu ngạn sông
Hồng, dãy núi sông Mã, dãy Trường Sơn Bắc,….hoặc thể hiện qua dòng chảy sông ngòi
như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đà, sông Chảy….các dãy núi chạy theo hướng tây

bắc – đông nam đã tạo nên sự khác biệt cho tự nhiên của các vùng. Dãy Hoàng Liên Sơn và
dải Trường Sơn Bắc đã tạo sự phân hóa lớn cho tự nhiên của hai vùng Đông Bắc và Tây
Bắc, Vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
* Hướng vòng cung
Ngoài hướng cấu trúc của địa hình nước ta là hướng tây bắc - đông nam, địa hình
nước ta còn có một hướng cấu trúc nữa rất độc đáo là hướng vòng cung. Hướng vòng cung
là hướng của các dãy núi bao quanh các địa khối có hình dạng tương đối tròn như khối núi
thượng nguồn sông Chảy hoặc các dãy núi Nam Trung Bộ bao quanh địa khối Kon Tum
chạy sát ra biển, tạo nên dáng cong tự nhiên của bờ biển Nam Trung Bộ. Hướng vòng cung
thể hiện rõ nét nhất và trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc và khu vực
Nam Trung Bộ.
Ở Đông Bắc là các dãy núi hình cánh cung hướng lồi ra phía biển, bao quanh địa
khối vòm sông Chảy và quy tụ với nhau về phía núi Tam Đảo như hình một nan quạt. Lần
lượt từ phía tả ngạn sông Gâm ra vùng bờ biển Đông Bắc là các cánh cung sông Gâm, cánh
cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Các cánh cung này đã tạo
nên các thung lũng sông chạy theo hướng bắc – nam hoặc theo hướng đông bắc - tây nam
của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam là các sông lớn ở khu vực, được hợp lưu tại Phả
Lại của hệ thống sông Thái Bình. Ở Nam trung Bộ là cả một cánh cung lớn ôm lấy các cao
5


nguyên ba dan ở phía Tây, bao gồm nhiều dãy núi tây bắc – đông nam; bắc – nam và đông
bắc – tây nam kế tiếp nhau.
2.3 Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Địa hình nước ta vốn đã da dạng và càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn trong điều
kiện chịu tác động sâu sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt và ẩm ở Việt Nam ngay
từ đầu đã phối hợp với nhau để phá hủy đá và hình thành nên một lớp vỏ phong hóa sâu, lớp
vỏ này có chiều dầy thay đổi tùy theo từng loại đá.
Đồng thời, địa hình nước ta là kết quả của sự xâm thực và bồi tụ mãnh liệt của hệ
thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước lên xuống theo mùa của khí hậu. Chính nhiệt độ và độ

ẩm cao trong không khí với chế độ mưa nhiều hơn được thể hiện gián tiếp qua việc xâm
thực, bồi tụ của sông ngòi mà còn thể hiện qua dòng chảy trên mặt địa hình, tác động trực
tiếp như xâm thực, thẩm thấu tạo nguồn nước ngầm và phong hóa hóa học nham thạch.
Khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm còn đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi,
dẫn đến sự cácxtơ hóa triệt để khối đá vôi, chỉ còn những mảnh sót lại nằm rải rác trên nền
đá không hòa tan được lộ ra. Các khối đá vôi còn tương đối lớn cũng đã bị đục khoét ngầm
bên trong, với rất nhiều hang động cũng như các hàm ếch chân núi. Đấy là tiền đề cho các
quá trình đổ vỡ từng mảng sườn tạo ra hàng loạt các nón phóng vật đá tảng đồ sộ, sườn núi
trở nên dựng đứng và tiến hóa từ dạng thấp đến dạng nón và núi sót.
Tóm lại, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm đã để lại ấn tượng đậm nét trong địa hình
nước ta, thể hiện cụ thể ở quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở miền đồi núi: trên các sườn núi
dốc bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bóc mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ
sỏi đá, khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt đá lở. Ở vùng núi đá vôi, phong hóa hóa
học diễn ra mạnh hình thành các dạng địa hình cacxtơ với suối cạn, thung khô, hang động.
Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
Kết quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Rìa phía đông nam đồng bằng sông Hồng, tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm
vẫn lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
2.4. Sự tương phản và tương đồng giữa địa hình đồng bằng và đồi núi
Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên lại có
cả đồng bằng, bờ biển trải dài và uốn lượn, lúc nhô ra thì tạo nên bán đảo nhỏ, khi vòng lại
hình thành vũng, vịnh lớn. Tuy nhiên, các quan hệ tỉ lệ giữa núi và đồng bằng trong diện
tích phần đất liền không giống nhau giữa các vùng. Đồi núi được hình thành tại các vùng
uốn nếp, các mảng nền còn sót lại của các lục địa cổ hay các nền cổ, chính do nguồn gốc
phát sinh như vậy nên tạo cho đồi núi các nền móng vững chắc. Vùng đồi núi ở nước ta còn
rất hiểm trở, khó đi lại, vì bị chia cắt bởi một mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng thời sườn
lại rất dốc và đỉnh thì chênh vênh so với thung lũng, có nơi là những hẻm vực sâu tới
1000m, như thung lũng sông Nho Quế ở sơn nguyên Đồng Văn, thung lũng sông Chảy ở
sơn nguyên Bắc Hà – Mường Khương,thung lũng sông Đà ở khuỷu Lai Châu.
Tương phản với đồi núi là đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, nhưng là vùng đất đai

bằng phẳng, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc quần cư và khai thác kinh tế. Đồi núi
được hình thành đại cổ sinh và tồn tại cho đến ngày nay, còn đồng bằng thì hình thành vào
kỷ đệ tam và đầu kỷ đệ tứ của đại tân sinh do tân kiến tạo nên còn rất trẻ,đang phát triển dần
về phía biển. Đồi núi có độ cao rất lớn, có nham cấu tạo khác nhau, tạo nên các địa hình
khác nhau. Đồng bằng mới được hình thành chủ yếu là do phù sa bồi đắp hoặc do mài mòn
của các bờ biển tạo thành.

6


Tuy nhiên giữa hai vùng núi và đồng bằng lại có một mối quan hệ vô cùng mật thiết
về mặt phát sinh. Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi. Hai đồng bằng lớn là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt
lún, đứng trong đồng bằng cũng có thể nhìn thấy đồi núi bao quanh. Còn dãy đồng bằng
Duyên Hải Miền Trung thì bị những nhánh núi ngang chạy ra sát bờ biển chia cắt rất mạnh.
Bồi đắp nên đồng bằng là phù sa của các con sông từ miền núi xuống. Bên cạnh sự tương
phản là sự phù hợp và thống nhất, cả hai địa hình này điều được hình thành trên những
nham cấu tạo như nhau. Vì do điều kiện khí hậu nóng ẩm đã làm xâm thực mài mòn các lớp
vỏ phân hóa dâng lên, tạo nên lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng bằng. Tuy đồi núi được
hình thành trước do tân kiến tạo làm cho địa hình già trẻ lại vào kỷ Đệ Tam và đầu Đệ Tứ
cùng tuổi hình thành địa hình nước ta. Tính chất của đồi núi và đồng bằng còn giống nhau ở
độ cao của đồi núi hạ thấp dần ra biển tiếp giáp với đồng bằng như vậy đồng bằng là một
phần phát triển tiếp tục của đồi núi ra biển tạo nên các thềm lục địa, địa hình bờ biển và đáy
biển ven bờ.
Như vậy, địa hình Việt Nam giữa đồi núi và đồng bằng có sự tương phản và phù hợp
thống nhất rất lôgic phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, rất có ý nghĩa về mặt khoa
học, cả về mặt thực tiễn.
2.5. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Con người từ khi xuất hiện đã tác động lên địa hình theo cả hai hướng: tích cực và tiêu
cực, để phục vụ cho mục đích cư trú và sản xuất của mình. Các hoạt động tích cực có tác

dụng bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả kinh tế, các hoạt động tiêu cực đã phá hủy bề mặt địa
hình, xói mòn thổ nhưỡng, làm giảm năng suất sinh học...
Các hoạt động thường diễn ra ở vùng đồng bằng như đắp đê, đào sông, xây dựng... đã
tạo nên nhiều dạng địa hình mới. Ở đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê điều chống lũ lụt
chia cắt đồng bằng thành các ô trũng, các ruộng bậc cao. Ở đồng bằng sông Cửu Long con
người đào kênh mương cải tạo đất. Ở ven biển thì diễn ra quá trình quai đê lấn biển…
Ở miền núi điển hình với hoạt động phá rừng, làm nương rẫy,tập quán sản xuất du
canh du cư từ lâu đời khiến cho đất đai trở nên cằn cỗi, diện tích rừng suy giảm. Mất lớp
phủ thực vật, nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ làm tăng diện tích đất trống đồi trọc,
hiện tượng trượt đất, lở đá. Tuy nhiên ở một số vùng, con người đã cố gắng định canh định
cư, đẽo gọt các sườn núi hàng thế kỉ hình thành các thửa ruộng bậc thang cũng đã làm cho
địa hình miền núi thay đổi lớn.
II. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH VÀ CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH Ở VIỆT NAM
1. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH
Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài có thể phân biệt địa hình nước ta thành các kiểu
hình thái địa hình chính như núi, cao nguyên, đồi và đồng bằng. Ngoài ra còn có một số
kiểu địa hình đặc biệt như cacxto, bờ biển và đảo.
1.1 Kiểu địa hình núi
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp
dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt
Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ vùng Tây Bắc
tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía tây và tây bắc với đỉnh Phanxi- păng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần
và thường kết thúc bằng một dãy đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào nam, địa hình đơn
giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng
7


lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao. Còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành
Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.
1.1.1. Địa hình núi cao

Có độ cao tuyệt đối trên 2000m, phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới,
đặc biệt là ở biên giới phía Bắc từ Hà Giang đến lai Châu và biên giới phía Tây thuộc hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở khu vực phía nam dãy Trường Sơn cũng có một số đỉnh cao trên
2000m như Ngọc Linh, Ngọc Kring, Vọng Phu...
Điển hình là dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong cấu trúc địa hình của dãy Hoàng Liên
Sơn. Sườn Tây Nam của khối Phan – xi – păng thấp dần về thung lũng các phụ lưu tả ngạn
sông Đà, còn phía Đông Bắc chịu ảnh hưởng hạ thấp của khu vực nứt vỡ sông Hồng cho
nên sườn Đông Bắc ít dốc hơn sườn Tây Nam, kéo dài cho đến thung lũng sông Hồng qua
hệ thống ba dãy đồi song song mà độ cao giảm dần từ 1000 – 500m và 180 – 100m. Do đó
tại khu vực núi cao quá trình đất lở, đá lở và hoạt động xâm thực sông ngòi diễn ra mãnh
liệt các thung lũng thường là những hành lang hẹp, vách đứng trắc diện hành lang dọc lao
thẳng xuống, nước chảy xiết, hoàn toàn không có tích tụ, những nón phóng vật nhiều khi
bao gồm cả những tảng đá lớn. Hiện tượng xâm thực do dòng nước hiện nay là nhân tố hình
thành địa hình chủ yếu của khối núi. Miền Hoàng Liên Sơn là miền mưa nhiều, sông ngòi
nhiều nước, tăng cường sức xâm thực. Sự cắt xẻ theo chiều sâu tiến hành rất mạnh mẽ, các
điểm cao của đường chia nước nằm ở trên cao 2000m, thế mà các thung lũng gần đó sâu tới
600 – 500m.
1.1.2. Địa hình núi trung bình
Có độ cao từ 1000 – 2000m, chiếm diện tích không lớn lắm, khoảng 15% diện tích
đồi núi, phân bố rộng khắp từ bắc vào nam. Tuy nhiên khu vực Tây Bắc vẫn là khu vực có
đồi núi trung bình chiếm đa số. Địa hình núi trung bình có dạng các đỉnh núi, khối núi và
các dãy núi đơn độc tách biệt với các vùng núi cao như các đỉnh: Phiaya – 1980m, Phia Văc
– 1930m, Mẫu Sơn – 1541m, Nam Châu Lãnh – 1506m, Tam Đảo –1591m, Tản Viên 1287m, Bạch Mã – 1444m, Bảo Lộc – 1545m…. hoặc gắn liền với vùng núi cao Tây Bắc,
Bắc và Nam dãy Trường Sơn.
Miền núi tả ngạn sông Đà là đường chia nước chính ngăn sông Đà với sông Nậm Mu
ở độ cao khoảng 2000m, điểm cao nhất 2500m còn có đường chia nước bên sườn cao
1500m. Cách đó khoảng – 5km, thung lũng sông Đà nằm ở độ cao 100m. Các thung lũng
sông ở đây vừa phát triển theo chiều ngang vừa phát triển theo chiều dọc. Độ dốc theo chiều
dọc lớn, thung lũng sông phân chia nhiều bậc do các nham khác nhau, nên việc qua lại khó
khăn.

Dãy núi sông Mã chạy dọc theo biên giới Việt Lào, nó được phân chia làm hai phần:
phần thứ nhất là các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Đà, từ biên giới chung ba nước Viêt Nam
– Lào – Trung Quốc phát triển trên nền đá kết tinh biến chất của địa phối tà Pusilung với
ganit xâm nhập và những đứt gãy lớn như đứt gãy Lai Châu – Điện Biên…
Khối núi vòm sông Chảy: đây là một trong những khối núi cổ ở miền Bắc, xâm thực
theo chiều sâu dữ dội làm cho đa số các thung lũng của khối vòm có dạng hẻm vực Khối núi
này bị chia cắt rất mạnh do xâm thực do độ dốc của sườn rất lớn, đặc biệt bộ phận thấp của
sườn và thung lũng sông.
Khối núi ở cực Nam Trung Bộ: đây là bộ phận núi có độ cao tuyệt đối trên 2000m,
có sự dao động lớn về độ cao tương đối. Địa hình khối Nam Trung Bộ được hình thành ba
nhân tố chính, nhân tố đầu tiên là vận động nâng lên của tạo lục diễn ra theo từng đợt hình
8


thành các độ cao của núi ở các mức độ khác nhau. Mực cao của các đỉnh núi 2000m và mực
cao của các cao nguyên 1500 – 1000m trong quá trình phun trào macma.
1.1.3. Địa hình núi thấp
Có độ cao trung bình từ 500m đến dưới 1000m, thường liền kề với vùng núi trung
bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau, thậm chí
kiểu địa hình này còn gặp ở ngay vùng đồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót như
núi Voi, núi Đồ Sơn, núi Bà Đen, núi Thất Sơn và các đảo ven bờ. Kiểu địa hình này tập
trung thành một khu vực rộng lớn ở Nam Trung Bộ, thành khối núi rời rạc ở Việt Bắc, Đông
Bắc và dải hẹp ở biên giới Việt - Lào thuộc Bắc Trung Bộ.
1.2. Kiểu địa hình cao nguyên
Do tính chất phân bậc của địa hình gây nên bởi các chu kì trong vận động tân kiến
tạo, trên đất nước ta hình thành nên một số cao nguyên. Các cao nguyên này có cấu
tạo,nguồn gốc và độ cao khác nhau nhưng vẫn có thể xếp chung một kiểu địa hình về đặc
điểm hình thái của nó. Đó là kiểu địa hình có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khá bằng
phẳng, lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và ngăn cách với các vùng thấp
bởi các vách bậc địa hình. Ở nước ta thường gặp ba kiểu địa hình cao nguyên chính là các

cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan và cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, macma
và biến chất.
Cao nguyên badan được hình thành chủ yếu từ đá bazan, có bề mặt bằng phẳng hơn
các cao nguyên khác. Cao nguyên Gia Lai kéo dài từ phía nam đèo Hải Vân tới thung lũng
sông Ba bao gồm địa phận của hai tỉnh Kon Tum và Pleiku. Các cao nguyên bazan tập trung
chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa Đông Nam Bộ. Trong đó gồm có cao nguyên Kon Tum –
Pleiku và cao nguyên Đắklắk. Cao nguyên Đắklắk nằm về phía nam của cao nguyên Gia
Lai, cao độ trung bình 1.000m, chiếm trọn địa phận tỉnh Đắklắk là hai cao nguyên rộng lớn
có độ cao 700 – 800m, cao nguyên Mơ Nông nằm về phía Tây hai cao nguyên Lâm Viên và
Di Linh, Cao nguyên Di Linh thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng, thấp dần về phía nam thuộc
các tỉnh Bình Tuy và Long Khánh, có nhi ều đồi đất tốt cho trà và cà phê và cao nguyên Di
Linh nằm ở phía nam Tây Nguyên, cao nguyên này
Cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía bắc và tây bắc nước ta.Kiểu địa hình
này có đặc điểm chung là có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khá bằng phẳng, mạng lưới
sông suối rất thưa thớt và rất hiếm nước, nhất là thời kì mùa khô.Điển hình là cao nguyên đá
vôi ở vùng núi tương đối cao mang tính chất sơn nguyên là các cao nguyên Đồng Văn (Hà
Giang), cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai).Vùng núi Tây Bắc nước ta còn có một dải các cao
nguyên chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, có độ cao tương đối thấp dưới 1000m. Đó
là các cao nguyên TàPhình – Sìn Chải là cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình 1000m.
Cao nguyên đá vôi Sơn La có địa hình thấp hơn cả, độ cao trung bình chỉ khoảng 550 –
750m. Cao nguyên đá vôi Mộc Châu bao gồm các dải đá vôi lớn hơn và có địa hình cacxtơ
trẻ hơn. Mặt bằng của cao nguyên này có độ cao trung bình 1000 – 1100m, còn ở bộ phận
rìa cao nguyên có độ cao từ 600 – 1000m.
Cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích macma và biến chất. Đó là các cao nguyên
bóc mòn có độ cao khá lớn, tới 1500m ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Trên bề mặt cao nguyên
còn lộ ra các loại đá trầm tích tuổi cổ sinh và các loại đá macma biến chất có tuổi trẻ hơn. Ở
đây địa hình bằng phẳng xen kẽ với các dãy đồi và ngọn đồi thoải tạo nên cảnh quan thiên
nhiên rộng mở có nhiều phong cảnh đẹp mà tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt.
Khoảng giữa sông Đà và biên giới Lào-Việt là một vùng núi và cao nguyên xếp nếp, trải dài
từ góc tây - bắc tỉnh Lai Châu xuống tới vùng châu thổ sông Hồng

9


1.3. Kiểu địa hình đồng bằng
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều
khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu
vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Kông, rộng
40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc
theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan
Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Trong đồng bằng, tùy theo mức độ sụt võng mạnh hay
yếu, tùy theo đặc điểm của địa hình dẫn đến hình thành nhiều kiểu địa hình khác nhau.
Chúng ta có hai loại địa hình chủ yếu: Địa hình tam giác châu (đồng bằng Bắc Bộ và Nam
Bộ) Địa hình đồng bằng bào mòn – bồi tích (đồng bằng ven biển và đồng bằng Duyên hải
miền Trung
Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích khoảng 15000km 2, địa hình bằng phẳng, có hướng
nghiêng dần ra biển theo hướng tây bắc – đông nam, được bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn
là sông Hồng và sông Thái Bình trên nền trầm tích đệ tứ rất dày. Từ Móng Cái đến Quảng
Ngãi là dãy đồng bằng ven biển duyên hải Quảng Ninh, đồng bằng được cấu tạo chủ yếu là
đất phù sa cổ, tạo nên nhiều bậc thềm cao dải đồng bằng này còn được kéo dài ra biển bằng
các bãi triều. Đồng bằng càng hẹp thì các bậc thềm càng chiếm tỷ lệ lớn và ngược lại đồng
bằng càng rộng thì tỷ lệ bãi bồi phù sa càng tăng, phía Bắc đồng bằng còn có đồi núi sót,
phía Nam là các đồng bằng ô trũng như đồng bằng Thanh Hóa, một đồng bằng mang tính
chuyển tiếp từ châu thổ rộng lớn sang đồng bằng nhỏ hẹp.Đồng bằng sông Hồng là một
vùng hình tam giác, thời trước đồng bằng là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần đồng
bằng được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông qua hàng
nghìn năm, mỗi năm nó lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét.
Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung: chạy từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận. Tất cả
các đồng bằng duyên hải điều có đặc điểm chung, giống nhau, bắt nguồn từ một lịch sử phát
sinh thống nhất. Các đồng bằng này chủ yếu là mài mòn và bồi tích. Đồng bằng Duyên Hải
Miền Trung nhỏ hẹp và dốc hơn so với đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, càng ra

phía biển, các bậc thềm biển cứ thấp dần 40m, 25 - 20m, 5 - 2m và tuổi cũng trẻ dần, các
cồn các dần dần được hình thành. Vì thế tính chất chung của dải đồng bằng Duyên Hải
Miền Trung là tính chất chân núi - ven biển như đồng bằng Quảng Ninh, Quãng Bình,
Khánh Hòa.
Đồng bằng Nam Bộ có diện tích khoảng 67.000 km 2 rộng hơn cả đồng bằng miền
Bắc và miền Trung cộng lại. Đồng bằng Nam Bộ có hai khu vực khác nhau rõ rệt đó là đồng
bằng Nam Bộ và Tây Nam Bộ, mà thành Phố Hồ Chí Minh là ranh giới phân chia. Đồng
bằng Đông Nam Bộ là đồng bằng phù sa cổ cao đến 100m và bán bình nguyên đất đỏ bazan
cao đến 200m, thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh đây là loại hình đồng bằng cao
duy nhất ở Việt Nam, không bị ngập nước. Đồng bằng Tây Nam Bộ là một đồng bằng châu
thổ rộng lớn độ cao trung bình cao khoảng 2m, cách bờ biển 300km. Đồng bằng không có
hệ thống đê ven sông như Bắc Bộ, nước lũ tràn bờ và ngập nhiều vùng nhất là vào mùa
mưa, có vùng không ngập do nước bồi đắp cao từ lâu bao gồm chợ lớn Tân An, Mỹ Tho,
Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Châu thổ sông Cửu Long là một vùng rất trẻ đang
độ phát triển.
1.4. Kiểu địa hình đồi
Có độ cao tuyệt đối dưới 500m, độ cao tương đối 25 - 200m. Địa hình đồi thường
gắp ở vùng giáp ranh có tính chất chuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồng bằng. Kiểu
địa hình đồi của nước ta thường phổ biến dưới 2 dạng đồi bát úp và dãy đồi.
10


Đồi bát úp: Chủ yếu gồm những quả đồi riêng biệt có kích thước tương tự nhau và
được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng xâm thực.
Dãy đồi: Gồm các các đồi nối tiếp nhau dưới dạng yên ngựa hoặc lượn sóng. Các dãy
đồi thường nằm xen kẽ nhau, giữa chúng là các khoảng trũng hoặc các thung lũng.
1.5 Địa hình đặc biệt
1.5.1. Địa hình Cacxtơ
Trong khu vực đồi núi nước ta, các kiểu địa hình Cácxtơ giữ một vị trí quan trọng,
chiếm gấn 1/6 diện tích nước ta (gần 50.000 km2). Địa hình cácxtơ rất phổ biến ở Bắc Bộ,

rồi đến Trung Bộ còn ở Nam Bộ địa hình này rất hiếm. Địa hình Cácxtơ ở Việt Nam phản
ánh rất rõ các điều kiện khí hậu và địa chất kiến tạo. Về cơ bản địa hình cácxtơ ở Việt Nam
cũng là một địa hình cácxtơ nhiệt đới ẩm già được vận động nâng lên của tân kiến tạo làm
trẻ lại ở những mức độ khác nhau.
Các miền cácxtơ tiêu biểu ở việt Nam như: miền cácxtơ ở vùng trũng Đông Bắc có
vùng cácxtơ Kinh Môn – Hạ Long, cácxtơ Bắc Sơn, cácxtơ Cốc Xô và Kim Hỉ, vùng cácxtơ
ở khu vực biển tiến vào kỷ triat, cácxtơ đông Cao Bằng, cácxtơ tây Cao Bằng, cácxtơ Đồng
Văn. Miền cácxtơ ở khối nâng Việt Bắc: vùng cácxtơ ở Quãn Bạ - Lang Ca Phu, vùng
cácxtơ Thanh Thủy- Hà Giang, cácxtơ Chợ Rã – Ba Bể và chợ đồn chợ điền và vùng cácxtơ
Bắc Hà. Miền cácxtơ vùng trũng sông Đà: cácxtơ Lang Nhi Thăng, cácxtơ Ma Lu Thăng –
Tà Phình – Sìn Chải, vùng cácxtơ Sơn La – Mộc Châu, Hòa Bình – Ninh Bình. Miền cácxtơ
từ khối nâng sông Mã đến vùng trũng Cửu Long, vùng cácxtơ sông Mã – Phu Hoạt, cácxtơ
Kẻ Bàng – Khe Ngang, cácxtơ Hà Tiên.
1.5.2. Địa hình bờ biển
Vùng biển Việt Nam trải dài 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam, có đường bờ dài
khoảng 3260 km, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong vùng biển diện tích gấp vài
lần đất liền, vừa có vùng thềm lục địa rộng lớn. Với đường bờ biển dài nước ta có các kiểu
địa hình bờ biển rất đa dạng. Khu vực bờ biển hiện tại là kết quả của sự tác động qua lại
giữa các quá trình bồi đắp phù sa của các con sông với quá trình mài mòn, vận chuyển phù
sa do sóng, thủy triều, dòng biển và ở một số nơi có sự tham gia của gió và của sinh vật vào
quá trình tạo thành bờ biển. Địa hình bờ biển nước ta gồm kiểu địa hình mài mòn, kiểu địa
hình bồi tụ và kiểu địa hình trung gian là bờ biển hỗn hợp.
Kiểu địa hình bờ biển mài mòn: Kiểu bờ biển mài mòn ở nước ta xuất hiện ở các khu
vực đồi núi trực tiếp tiếp xúc với biển, điển hình nhất ở đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú
Yên) đến mũi Dinh (Ninh Thuận) Đặc điểm của kiểu bờ biển mài mòn là bờ biển khúc
khuỷu với các mũi đá, bán đảo,vũng, vịnh sâu và các đảo sát bờ. Ở nhiều nơi thuộc kiểu địa
hình này có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển nước sâu, kín đáo như
cảng Cam Ranh có nhiều bãi biển, bằng phẳng rộng lớn, cát trắng trong khung cảnh thiên
nhiên hùng vĩ rất có giá trị để phát triển du lịch biển.
Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ: được quyết định bởi quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông và

ven biển. Khu vực cửa sông Hồng và khu vực bờ biển từ cửa sông Sài Gòn đến Hà Tiên là
điển hình cho kiểu địa hình bồi tụ tam giác châu ở nước ta. Ở đây hàng năm có lượng nước
rất lớn của các sông đổ ra biển mang theo rất nhiều phù sa các phù sa này được bồi đắp
ngay khu vực cửa sông và di chuyển, tích tụ ở khu vực lân cận có tác động của các dòng
biển. Trong kiểu địa hình bồi tụ bên cạnh các đoạn bờ biển địa hình tam giác châu còn có
kiểu địa hình cửa sông dạng hình phễu. Kiểu địa hình này được hình thành bởi những nơi
sông chảy ra biển với lượng nước không lớn, nghèo phù sa lại chịu ảnh hưởng của thủy
11


triều. Nên hạn chế sự bồi đắp phù sa và làm cho khu vực cửa sông có độ sâu khá lớn. Điều
này rất thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác các cảng ở tương đối sâu trong đất liền như
cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn.
Kiểu địa hình bờ biển hỗn hợp: có dạng tương đối bằng phẳng, ở những nơi có đồi
núi nằm sát biển thì bờ biển có khúc khuỷu hơn so với mũi đất và vùng biển. Ở khu vực ven
biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát ven biển như ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc các đầm phá bởi vũng biển như ở Thừa Thiên Huế. Điển
hình cho kiểu bờ biển này là các khu vực kiểu bờ biển này là các khu vực ven biển Quảng
Ninh, khu vực bờ biển miền Trung từ Thanh Hóa đến mũi Dinh và đoạn ven biển từ Ninh
Thuận đến Vũng Tàu.
1.5.3. Địa hình đảo
Một đặc điểm khác biểu hiện tính đa dạng của địa hình Việt Nam là hệ thống các đảo
và quần đảo. Tính chung, ven bờ biển và trên thềm lục địa vùng biển Việt Nam có khoảng 4
nghìn hòn đảo, trong đó riêng vịnh Bắc Bộ đã có tới 3 nghìn đảo lớn nhỏ. Những đảo thuộc
Vịnh Bắc Bộ hình thành nên các hệ thống đảo ở Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và các khu
xung quanh đảo lớn Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Riêng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử
Long mỗi nơi có chừng một nghìn hòn đảo. Quần đảo Cát Bà có đến 366 đảo. Gần bờ Trung
Bộ cũng có hàng trăm đảo lớn, Trong đó có đảo Hòn Mê, Hòn cát, Cồn Cỏ, cù lao Tràm, cù
lao Xanh, Hòn Tre, Hòn Một, Phú Quý. Xa hơn là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng
Sa. Vùng biển phía Nam cách Vũng Tàu 98 hải lí có 12 đảo lớn nhỏ lập nên huyện Côn Đảo

(Bà Rịa – Vũng Tàu).
Hệ thống đảo ven bờ gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích là 1720 km 2 trong đó
đảo nhỏ (nhỏ hơn 0.5 km2) chiếm 97% và tập trung ở ven bờ biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam là
những núi đá vôi địa hình thấp, chịu tác động của quá trình phong hóa hóa học tạo nên một
quần thể đảo đặc sắc các sườn, vách dốc đứng với các đỉnh sắc nhọn, hoặc các khối đổ lở
chồng chất và các hốc đá sóng vỗ - một cảnh quan độc nhất vô nhị trong ý nghĩa toàn cầu về
giá trị địa chất và địa mạo vùng đá vôi Karst với cái tên huyền thoại “Di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long”. Đặc biệt Vịnh Hạ Long đã được công nhận là một
trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
Các đảo lớn từ 1km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10km 2 đến
557km2, chiếm 82% tổng diện tích tự nhiên các đảo (1413 km2/1720 km2), phân bố rải rác
từ vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng đến vùng biển ven bờ Tây Nam; 14 đảo trên
10 km2 và 3 đảo có diện tích trên 100 km2.
Về mặt phân bố, 83,7% số đảo ở ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi tập
trung thứ hai là các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau trên vịnh Thái Lan. Số đảo ở khu vực vịnh
Thái Lan, mặc dù chiếm 5,7% về số lượng, nhưng cũng đã chiếm tới 35,5% về diện tích, số
còn lại phân bố suốt theo chiều dài của ven biển đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam
Bộ.
2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
2.1 Khu vực đồi núi
2.1.1. Vùng núi Tây Bắc
Là miền núi hiểm trở nhất nước ta, trải rộng từ thượng nguồn sống Mã đến thung
lũng sông Hồng, lan một phần đến thung lũng sông Chảy. Trong thực tế, toàn miền toàn
miền gồm có những dãy núi trung bình và các cao nguyên chạy theo hướng tây bắc – đông
nam và song song với nhau
12


Là khu vực cao và đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều đỉnh cao trên 2000m, có những
đỉnh trên 3000m: Phan Si Păng (3143m), Pu Si Lung (3076m), Pu Trà (2504m), Phu Luông

(2985m)... Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế. Khu vực mang đặc điểm hình thái của
núi trẻ với sống núi rõ, sắc sảo, sườn dốc, khe sâu, độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn.
Khu vực gồm có 3 mạch núi chính:
Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn gồm nhiều đỉnh
núi cao nhất cả nước. Là dãy núi duy nhất nước ta mà trên một chiều dài gần 200km, có
hàng loạt đỉnh cao trên 2500m, trong đó đỉnh Phanxipăng (3143m) là đỉnh cao nhất toàn
Đông Dương. Phía tây là vùng núi cao trung bình của các dãy núi chạy dọc theo biên giới
Việt - Lào. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi như Sơn La,
Mộc Châu... Nối tiếp với những dãy núi trên là vùng núi Ninh Bình - Thanh Hóa.
Xen giữa các dãy núi, cao nguyên là các bồn trũng, mở rộng thành các cánh đồng
giữa núi như đồng bằng Nghĩa Lộ ở Điện Biên, đồng bằng Mường Thanh... Ở đây, các
thung lũng thường hẹp, dạng chữ V hay dạng hẻm vực làm chứng cho hoạt động xâm thực
theo chiều sâu của sông, suối. Các quá trình ngoại lực khác hoạt động rất mạnh mẽ vào mùa
mưa lũ gây nên các hiện tượng đá đổ, trượt lở đất, lũ quét...
2.1.2. Vùng núi Đông Bắc
Vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng, Do ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo nên khu
vực này được nâng lên với cường độ trung bình và dốc từ tây bắc về đông nam. Đa số các
núi thuộc loại thấp, từ độ cao 2000m xuống còn 1500m - 500m và thấp dần ra biển. Khu
vực mang hình thái của núi già được trẻ hóa: đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc và độ chia cắt
yếu.
Vùng núi Đông Bắc gồm một loạt các dãy núi chạy theo hướng cánh cung uốn quanh
khối núi đá kết tinh cổ thượng nguồn sông Chảy. Các cánh cung này mở rộng về phía bắc và
quy tụ ở núi Tam Đảo, bao gồm các cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung
Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Ngoài cánh cung còn có những dải sơn nguyên đá vôi, độ cao trung bình 1000m và
chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Lào Cai đến Cao Bằng. Đó là các sơn nguyên Mường
Khương (772m), sơn nguyên Bắc Hà (974m), sơn nguyên Sinmacai, sơn nguyên Quản Bạ
(870m), sơn nguyên Đồng Văn (1842m) và sơn nguyên Mèo Vạc (950m). Trên nền các sơn
nguyên đá vôi có các khối núi cao trên dưới 2000m như: Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiều Liêu
Ti (2403m), Pu Tha Ca (2274m), Phia Ya (1979m), Phia Uăc (1931m). Trung tâm là vùng

đồi núi thấp 500 - 600m. Giữa vùng núi và đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.
2.1.3. Vùng núi Trường Sơn Bắc
Khu vực kéo dài từ phía nam sông Cả đến núi Bạch Mã. Núi Trường Sơn được nâng
lên với hai sườn không đối xứng. Sườn phía tây (trên lãnh thổ Lào) rộng và thoải dần về
thung lũng sông Mê Công, còn sườn phía đông (thuộc Việt Nam) hẹp và dốc, núi lan ra sát
biển.
Dãy núi Trường Sơn Bắc bao gồm một chuỗi các dãy núi cùng hướng tây bắc - đông
nam, có đường chia nước chạy dọc biên giới Việt - Lào, phân chia 2 lưu vực giữa sông Mê
Công và các sông ven biển miền Trung. Ngoài ra còn có hướng tây - đông (dãy Bạch Mã).
Núi ở đây không cao lắm, chỉ trên dưới 1000m song có một vài đỉnh cao trên 2000m nhu Pu
Lai Leng (2771m), Rào Cỏ (2235m).Các đỉnh núi nhô cao phần lớn là những khối nền cổ đá
măcma xâm nhập được Tân kiến tạo nâng lên mạnh. Nơi thấp nhất của các đường chia nước
là các đèo.
2.1.4 Vùng núi Trường Sơn Nam
13


Khu vực này nằm ở phía nam dãy Bạch Mã đến hết vùng núi cực Nam Trung Bộ.
Đây là một miền núi và cao nguyên, đồi và thung lũng xen kẽ nhau rất phức tạp mặc dù
hình thái bên ngoài có vẻ đơn giản. Là khu vực gồm các khối núi và cao nguyên cao hơn ở
khu vực Trường Sơn Bắc do được Tân kiến tạo nâng lên mạnh. Kèm theo sự nâng lên là sự
phun trào mãnh liệt đá badan tạo nên một vùng cao nguyên đá đỏ rộng lớn. Vùng núi hướng
vòng cung, dựng đứng ở phía đông và thoải dần về phía tây:
Phía đông khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng, nâng cao
đồ sộ, địa hình xô về phía đông với nhiều đỉnh cao trên 2000m: Ngọc Linh (2598m), Vọng
Phu, Chư Yang Sin...
Phía tây là các cao nguyên có bề mặt mở rộng khá bằng phẳng, có độ cao trung bình
500 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
2.2. Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là các bề mặt bán bình nguyên hoặc

các đồi trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ
cao khoảng 100m và bề mặt phủ ba dan ở độ cao khoảng 200m. Địa hình đồi trung du phần
nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng
nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
2.3 Khu vực đồng bằng
Khu vực đồng bằng có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 1/4 diện tích đất tự nhiên, các
đồng bằng nước ta đều nằm tiếp giáp với biển Đông. Hình ảnh dân gian hai châu thổ - hai
vựa lúa và dải đồng bằng ven biển – đòn gánh ở giữa nói lên một phần đặc điểm phân bố
của các đồng bằng
2.3.1 Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ trên một vịnh biển cổ của hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đồng bằng rộng 15000km 2, thấp dần từ tây bắc xuống
đông nam. Đồng bằng có dạng một tam giác cân, đáy là đoạn bờ biển từ Hải Phòng đến
Ninh Bình, đỉnh là Việt Trì ở độ cao 15m.
Địa hình khá bằng phẳng, trong đồng bằng có xen kẽ một số ô trũng, ao hồ dễ ngập
úng và một số khu vực đồi núi sót. Trong vùng có trên 2000m đê lớn, nhỏ chia cắt đồng
bằng thành từng ô trũng, khó thoát nước vào mùa mưa lũ. Ô trũng lớn nhất nằm ở vùng
trong đê giữa sông Hồng và sông Đáy. Do địa hình đã được con người khai thác từ lâu đời
nên bị biến đổi mạnh. Bở biển phẳng, thêm lục địa nông, mở rộng nên khả năng mở rộng
lớn, sông Hồng vẫn tiếp tục bồi đắp phù sa cho châu thổ sông Hồng và hàng năm lấn ra biển
hàng chục mét.
Đất của đồng bằng chủ yếu là đất phù sa ngọt trong đê không được bồi đắp hàng
năm. Ngoài ra, bên ngoài đê có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm, vùng ven
biển có diện tích nhỏ đất ngập mặn.
2.3.2 Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là sản phẩm bồi tụ trên một vịnh biển lớn ngày
trước ăn sâu tới tận Phnompenh ( Cămpuchia) của hệ thống sông Cửu Long (sông Tiền và
sông Hậu). Đồng bằng có dạng tứ giác châu thổ, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Với
diện tích khoảng 40000km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn so với địa hình đồng bằng
sông Hồng.


14


Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, về mùa lũ nước ngạp trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho gần
2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Địa hình có xen kẽ những vùng trũng lớn chưa
được phù sa bồi tụ đầy như khu vực Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, giữa bán đảo
Cà Mau. Địa hình bở biển phẳng, thềm lục địa nông và mở rộng hơn so với thềm lục địa của
đồng bằng sông Hồng, vì vậy khả năng mở rộng đồng bằng còn rất lớn, lớn hơn nhiều so
với đồng bằng sông Hồng.
Về cơ cấu đất: Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, chia thành 3 loại: Đất
phù sa ngọt phân bố chủ yếu dọc sông Tiền, sông Hậu, chiếm diện tích lớn là đất bị nhiễm
phèn và đất bị nhiễm mặn.
2.3.3 Đồng bằng duyên hải miền Trung
Đồng bằng có diện tích khảng 15000km 2. Biển có vai trò quan trọng trong việc hình
thành đồng bằng này. Đồng bằng kéo dài, hẹp ngang và bị chia cắt mạnh bởi các mạch núi
ăn lan ra sát biển, chia đồng bằng thành nhiều đồng nhỏ, trong đó lớn nhất là đồng bằng
Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành ba dải: giáp biển, ở giữa và trong
cùng. Trong đó, dải giáp biển có nhiều cồn cát, đầm phá, thường xuyên chịu tác động của
biển. Ở giữa là vùng trũng thấp. Dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng. Địa hình bờ
biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp và sâu nên khả năng mở rộng đồng bằng chậm.
Đất phù sa cát chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu đất của đồng bằng. Loại đất này
thường nghèo dinh dưỡng, kém hơn phù sa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Ngoài ra trong vùng cũng có đất phù sa ngọt (diện tích không đáng kể), đất phù sa cổ.

15



CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
I. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI CÁC THÀNH
PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan ( địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu
cơ…) tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, không một thành
phần nào trong số các thành phần đó lại tồn tại và phát triển một cách cô lập, chúng luôn
chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại cũng phát huy tác động ảnh hưởng
của mình tới các thành phần khác. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến
chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất, trong đó thành phần này phụ thuộc vào thành
phần khác, thành phần này ảnh hưởng tới thành phần khác.
Địa hình là nhân tố rất quan trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ địa hình
làm nền và tác động mạnh tới các yếu tố tự nhiên khác.
1. Tác động của địa hình tới khí hậu
Địa hình tác động tới khí hậu với các yếu tố nhiệt độ; lượng mưa… thông qua hướng
sườn, độ cao và mức độ gồ ghề của địa hình
*. Tác động của địa hình tới nhiệt độ
- Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm,
trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C
- Hướng sườn: Nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi. Sườn phơi nắng (hoặc
sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng
- Độ dốc và hướng sườn:
+ Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: Độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn vì không
khí được đốt nóng có độ dày nhỏ hơn
+ Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao
+ Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp

16



- Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình, nơi đất bằng biên độ nhiệt
nhỏ hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh trên
cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt cao nguyên không khí loãng hơn ở đồng
bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng
*. Tác động của địa hình tới lượng mưa
- Độ cao địa hình: Cùng một sườn, không khí ẩm chuyển động gặp địa hình cao thì
gây mưa, càng lên cao càng mưa nhiều tới 1 độ cao nhất định không khí trở nên khô, không
mưa
- Hướng sườn: Mưa nhiều ở sườn đón gió; mưa ít ở sườn khuất gió
2. Tác động của địa hình tới sông ngòi:
Một số tác giả bằng những nghiên cứu của mình đã kết luận rằng nhân tố khí hậu –
thủy văn có tác dụng khoảng 75-85% tới sông ngòi còn các nhân tố bề mặt có ảnh hưởng tới
15- 25%. Trong nhóm nhân tố bề mặt địa hình giữ vai trò quan trọng nhất. Địa hình có thể
ảnh hưởng tới dòng chảy sông ngòi qua nhiều yếu tố:
- Hướng nghiêng của địa hình và hướng núi có tác động lớn trong việc quy định
hướng sông
- Độ dốc quy định tốc độ dòng chảy, độ dốc lớn làm tăng tốc độ dòng chảy, tăng
cường quá trình tập trung lũ và cường suất nước dâng; sông miền núi chảy nhanh hơn sông
ở đồng bằng. Ngay trong một lưu vực sông khi độ cao thay đổi lượng dòng chảy cũng thay
đổi theo
- Mật độ và độ sâu chia cắt cũng có thể làm tăng lượng dòng chảy, tác dụng điều tiết
tự nhiên của khu vực.
- Hướng sườn cũng ảnh hưởng lớn tới dòng chảy sông ngòi, có thể thấy qua ví dụ
trong bảng sau
Sông
Tiên Yên
Kỳ Cùng
Nghĩa Đô
Chảy


Trạm
Bình Liêu
Bản Lãi
Vĩnh Yên
Cốc Ly

Diện tích
lưu vực
( km2)
505
455
138
3480

Hướng
sườn

Lượng mưa
(mm/ năm)

Đón gió
Khuất gió
Đón gió
Khuất gió

2041
1686
2389
1917


Mo đun
dòng chảy
( l/s – km2)
46,5
24,6
58,3
31,6

Hệ số
dòng
chảy
0,72
0,46
0,77
0,52

3. Tác động của địa hình tới đất đai:
Địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua trao đổi nhiệt
độ, độ ẩm:
- Địa hình là nguyên nhân tạo ra các vỏ phong hóa tàn tích ( tự thành) chúng thường
xảy ra ở những địa hình cao, chia nước. Địa hình cũng là nguyên nhân tạo ra lớp vỏ phong
hóa trầm tích ( thủy thành) thể hiện ở những địa hình lõm, trên sườn tạo ra những nón
phóng vật, sườn tích
- Độ dốc của địa hình đã phân bố lại vật chất trong đất, sườn càng dốc tầng đất càng
mỏng do xói mòn càng mạnh, đất nơi cao bị bào mòn đến nơi thấp do trọng lực, nếu trên
sườn dốc tốc độ nước tăng gấp đôi thì lượng vật chất di chuyển đi tăng gấp 16 lần

17



- Hướng của sườn cũng có vai trò khá quan trọng, sườn đón gió mưa nhiều, tầng đất
thường mỏng; sườn khuất gió mưa ít, quá trình xói mòn diễn ra yếu song quá trình hình
thành đất cũng chậm hơn.
- Địa hình cao, thấp, lồi lõm có chế độ nước, chế độ khí, độ Ph và thành phần hóa học
khác nhau:
+ Ở địa hình lồi ( đường chia nước): các điều kiện địa hóa cảnh quan thường mang
tính độc lập, thường mất nước, khô hạn, nhiệt độ thấp, cường độ phong hóa yếu
+ Trên địa hình lõm ( chân núi, đồng bằng) các điều kiện địa hóa cảnh quan có tính
phụ thuộc, đó là phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ. Độ ẩm thường cao, nhiệt độ cao thuận lợi
cho cường độ phong hóa đất diễn ra mạnh mẽ, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, đất thường dày
và màu mỡ hơn. Trên dạng địa hình này còn liên quan tới mực nước ngầm, liên quan tới hồ,
sông xung quanh. Vì vậy, trên dạng địa hình lõm thấp thường có quá trình hình hành đất
phức tạp
- Ở các vùng núi cao khí hậu được phân hóa thành các vành đai cao kéo theo sự phân
hóa các đai của sinh vật từ đó tính địa đới theo chiều cao của đất cũng được hình thành và
sự phân hóa của hướng sườn, độ dốc, độ cao, vị trí địa lí cũng chi phối đến quá trình hình
thành đất. Trên núi cao khí hậu thường lạnh, tạo điều kiện cho than bùn xuất hiện cùng mưa
khí quyển tăng dần từ chân đến lưng chừng núi cũng ảnh hưởng tới đất, sinh vật. Vì vậy,
vùng núi cao quá trình phá hủy đá diễn ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất chậm.
4. Tác động của địa hình tới sinh vật:
Độ cao, độ dốc, hướng sườn của địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố sinh vật ở vùng núi
- Độ cao: càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi
dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau
- Hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt nhiệt, ẩm và chế độ chiếu
sáng khác nhau nên ảnh hưởng tới độ cao nơi bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
KHÁC Ở VIỆT NAM
Địa hình có vai trò vô cùng quan trọng vì chính trên bề mặt đã diễn ra sự tiếp xúc và
tác động trực tiếp của các thành phần tự nhiên, trong đó địa hình vừa là nhân tố hình thành
và thường xuyên tác động đến các thành phần khác của tự nhiên, vừa chịu sự chi phối và

ảnh hưởng trở lại của chúng. Đối với Việt Nam, trong các thành phần tự nhiên thì địa hình
có vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta.
1. Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu Việt Nam
1.1. Khái quát về khí hậu Việt Nam
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng
đai nhiệt đới nữa cầu Bắc đã tạo cho nước ta có một nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình từ
220c – 270c, giờ nắng khoảng 1500 đến 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100
Kcal/cm2, cán cân bức xạ luôn dương.
Với lãnh thổ hẹp ngang, địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam, giáp biển
Đông nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, biển Đông đã làm biến tính các khối
không khí khi đi qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa, độ ẩm lớn. Hàng năm, có
khoảng một trăm ngày mưa với lượng mưa trung bình 1500 đến 2000mm, độ ẩm không khí
trên dưới 80% số.
18


Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến với sự hoạt động của gió Tín Phong hướng
Đông Bắc, xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương hoạt động quanh năm,
biểu hiện rõ hơn vào mùa xuân – thu, Tính chất nóng, khô, ổn định, chỉ gây mưa khi có điều
kiện, Hoạt động mạnh ở phía Nam 16 oB từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gây mưa cho
Duyên hải miền Trung vào thu – đông, tạo mùa khô cạn kiệt cho Tây Nguyên, Nam bộ.
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên
thế giới với các loại gió chính là : gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) từ áp cao Xibia
thổi về có hai loại kí hiệu là NPC lục địa thổi qua lục địa, có tính khô, lạnh hoạt động vào
nữa đầu mùa đông và NPC biển, loại gió này do dịch chuyển áp cao xibia sang phía đông
mang tính lạnh ẩm, sau đó mới đi vào đất liền, gây nên hiện tượng mưa phùn vào nửa cuối
mùa đông. Vào mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta. Đầu mùa hạ,
khối không khí nhiệt đới vịnh Bengan(bắc Ấn Độ Dương) di chuyển theo hướng tây nam
xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy
Trường Sơn khối không khí trở nên nóng khô tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và

phần nam của khu vực Tây Bắc(gió Lào). Thời tiết do gió fơn tây nam mang lại là rất nóng
và khô nhiệt độ lên tới 37 0C và độ ẩm xuống dưới 50%. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây
nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu nam hoạt động, hình thành gió mùa mùa hạ
chính thức ở Việt Nam. Vượt qua biển vùng xích đạo khối không khí trở nên nóng ẩm,
thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động
của gió Tây Nam cùng với đường hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa
hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX ở Trung Bộ.
Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo bắc – nam, theo độ cao, theo đông –
tây. Sự phân hóa đa dạng đó thể hiện rõ trong chế độ nhiệt, chế độ mưa là chế độ gió.
Nguyên nhân chủ yếu của sự phân hóa này là do vị trí địa lí, do lánh thổ trải dài trên nhiều
vĩ độ và địa hình đa dạng. Trong đó địa hình có vai trò quan trọng trong sự phân hóa khí hậu
nước ta.
1.2 Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu Việt Nam
1.2.1 Địa hình đối với sự phân hóa khí hậu
Địa hình là nhân tố chính tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc Nam, Đông –
Tây và theo độ cao
Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu thể hiện rõ nhất là sự phân hóa theo hướng Bắc Nam. Miền Bắc địa hình chủ yếu là núi cao có hướng mở ra để đón những luồng gió mùa
Đông Bắc thổi xuống, bên cạnh đó có núi cao theo hướng tây bắc - đông nam cùng với
nhánh ngang theo hướng tây đông tạo bức tường chắn các luồng gió này di chuyển xuống
phía Nam cho nên từ đèo Hải Vân trở về phía Nam nhiệt độ khác hẳn hầu như không có
mùa đông đậm nét như ở miền Bắc. Ở phía Nam gần đường xích đạo, tính chất khí hậu khác
hẳn, ở đây chủ yếu chịu tác động của gió Tín Phong khô nóng vào mùa đông và đón gió
mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè.
Ngoài sự phân hóa theo hướng bắc nam còn có sự phân hóa theo hướng đông - tây,
giữa hai dãy núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, giữa 2 sườn của dãy Hoàng Liên
Sơn đã tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt, chế độ mưa, lên càng cao nhiệt độ giảm khoảng
5 – 6 0c cho 1000m. Vì vậy, trong mỗi một khu vực địa lí, tự nhiên có sự phân hóa nhiệt ẩm
chi phối bởi các kiểu địa hình, khiến cho Việt Nam có rất nhiều kiểu khí hậu được hình
thành. Ở các sườn đón gió lượng mưa sẽ tăng rất nhiều, ngược lại các sườn không đón gió
mưa sẽ giảm rất nhiều hầu như không có mưa, tạo hiệu ứng phơn thì sẽ khô nóng.


19


Như vậy, độ cao địa hình là yếu tố chính tạo nên sự phân hóa vùng khí hậu ở một số
vùng khí hậu như: vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Đồng thời, một số dãy núi đóng vai trò là ranh giới của các miền, vùng khí hậu như
dãy Bạch Mã là ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh
giới giữa vùng khí hậu Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ
Yếu tố địa hình làm thay đổi tính mùa, khí hậu chung thì chỉ có hai mùa chủ yếu, tùy
theo đặc điểm địa hình vẫn có sự thay đổi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Rõ nhất là ở miền
Bắc diễn ra một cách đều đặn, nhiệt độ trung bình năm thì nhiệt độ ở các vùng không chênh
lệch nhau quá lớn: Hà Nội 240c, Huế 250c, Thành Phố Hồ Chí Minh 270c. Vì vậy có sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
Nếu nhiệt độ giữa các tháng ở miền Nam là không đáng kể từ 2 – 30c thì ở miền Bắc mức
chênh lệch ấy lên tới 120c ở Nam Bộ nhiệt độ xuống 200c là hiếm nhưng ở Bắc Bộ có khi rét
dưới 50c.
Độ cao và hướng của các hệ núi cũng tác động sâu sắc tới sự phân hóa khí hậu nước
ta. Nước ta có nhiều đồi núi và cao nguyên, các đồng bằng chỉ là châu thổ. Đồi núi nước ta
phần lớn là đồi núi thấp , chiếm tỉ lệ tương đối cao nhất, các núi cao trên 2000m chiếm một
tỉ lệ không đáng kể nên vành đai khí hậu nhiệt đới vẫn là vành đai rộng nhất nước ta, tiếp
đến là vành đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi, vành đai ôn đới gió mùa trên núi hầu
như rất ít chỉ tập trung một vùng nhỏ ở khu vực Tây Bắc Puluong) ở các khu khác chỉ là
đỉnh núi lẻ tẻ.
Với sự phức tạp của địa hình, lại do ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu Việt Nam
thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này đến nơi khác, từ Bắc vào
Nam, từ thấp đến cao. Địa hình dẫn đến sự chênh lệch khí hậu nước ta nhất là nhiệt độ so
với chuẩn vĩ tuyến có thể xem là một dị thường trong chế độ khí hậu nhiệt đới. Ví dụ, nhiệt
độ trung bình tháng 1 ở miền Bắc Việt Nam nhiều nơi xuống tới dưới 16 0c chỉ dưới 200c,
nhiệt độ mà không có vùng đất liền nhiệt đới nào cùng vĩ độ có được.

1.2.2 Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo địa hình
Ở Việt Nam mỗi vùng địa hình tương ứng với kiểu khí hậu khác nhau: Miền Bắc có
một mùa nóng, và một mùa lạnh, miền Nam suốt năm nóng đều, mỗi vùng lại có những tiểu
vùng khí hậu khác nhau. Miền núi và Trung Du Bắc Bộ bên tả ngạn sông Hồng trực tiếp
đón gió mùa Đông Bắc đến nên mùa đông rất rét, làm cho nhiệt độ trung bình năm có nơi
gần 200C, mùa nắng thì gió đông nam vịnh Bắc Bộ thổi vào làm nhiệt độ lên cao. Càng lên
miền núi mưa càng nhiều hơn ở đồng bằng. Miền Tây Bắc tuy gió Đông Bắc không tác
động sâu sắc nhưng phần lớn là núi và cao nguyên nên khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 20 – 210C, mùa đông có nhiều sương mù nhưng ít khi mưa phùn. Đồng bằng Bắc Bộ
và miền Bắc Trung Bộ cho đến đèo Ngang có hai mùa nóng và mùa lạnh rất rõ, gió mùa
Đông Nam từ biển thổi vào đem theo mùa mưa, mùa lạnh thì gió mùa Đông Bắc đem đến
những đợt rét ít có ở nước nhiệt đới khác. Đến khu Bình Trị Thiên từ đèo Ngang đến đèo
Hải Vân nóng và hạn vào mùa hè nhưng mưa nhiều vào mùa thu - đông vì gió Đông Bắc
gặp dãy Trường Sơn bị đẩy mây ẩm lên cao sinh ra mưa. Từ đèo Hải vân vào phía Nam thì
khác hẳn. Ở đồng bằng từ đèo Hải Vân đến Mũi Dinh nhiệt độ tháng nào cũng trên 20 0C,
trung bình 25 – 270C. Mùa hè mưa không nhiều vì gió ẩm từ vịnh Thái Lan thổi lên qua
Trường Sơn rồi đổ xuống đồng bằng thì bị khô hết nước thành ra gió nóng thường gọi là gió
Lào. Vào đến khu vực Nam Trung Bộ thì nóng rát lại ít mưa, chỉ khoảng 720mm/1năm,
phần lớn thời gian trong năm khô hạn. Nhưng khu vực Tây Nguyên phần lớn là núi và cao
nguyên đón gió cả hai mùa nên mưa nhiều, có nơi mưa trên 2000mm/năm. Độ cao làm giảm
nhiệt độ nên trung bình các tháng nhiệt độ chỉ trên dưới 20 0C, chênh lệch trung bình năm
20


trên dưới 200C. Phần tận phía Nam là đồng bằng Nam Bộ thì nóng quanh năm nhiệt độ
trung bình lên gần 270C, chênh lệch giữa các tháng rét nhất với tháng nóng nhất là 3 0C,
lượng mưa khá lớn.
Nền nhiệt độ vào mùa đông ở miền Bắc đặc biệt là ở các vùng chịu ảnh hưởng mạnh
của không khí lạnh, dao động gấp 2 – 2.5 lần so với nhiệt độ mùa hè và gấp 1.5 – 2.5 lần so
với mùa đông ở miền Nam đánh giá thông qua độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình tháng I,

tháng VII. Chế độ nhiệt ở miền Nam do vậy ổn định hơn miền Bắc, ở đồng bằng Nam Bộ
nhiệt độ hầu như ổn định quanh năm. Tùy theo từng khu vực địa hình của từng vùng mà có
xu thế chuỗi nhiệt độ và lượng mưa nhận biết tương đối dễ dàng.
Bên cạnh tính chất cơ bản nóng ẩm, thì tác động của địa hình và gió mùa khiến cho
tự nhiên nước ta có nơi, có lúc ngoài sắc thái lạnh còn có có sắc thái khô. Tại những nơi
khuất gió ở các thung lũng hẹp giữa núi cao, lượng mưa xuống dưới 700mm đến 1000mm
và tương quan nhiệt ẩm đạt tiêu chuẩn khô hoặc hơi khô như ở Yên Châu (sông Mã),
Mường Xén (sông Ba).Từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận và nhất là ở Ninh Thuận vừa do địa
hình bờ biển song song với các luồng gió mùa, vừa do có hiệu ứng phơn đồng thời lại có ít
những nhiễu động gây mưa như hoạt động của Frong, hoạt động của áp thấp di động nên
lượng mưa là thấp nhất cả nước và đã phát triển những cảnh quan xavan nội chí tuyến gió
mùa khô. Nước ta có Mường Xén (643mm) và Phan Rang (653mm) là hai nơi mưa ít nhất
toàn quốc. Trong khi đó lại có những nơi lượng mưa lên lớn, đặc biệt có nơi lượng mưa lên
tới trên 3000mm/ năm, nguyên nhân chủ yếu là do có địa hình chắn gió thuận lợi, địa hình
núi cao, nằm gần biển, nằm trong khu vực có nhiều nhiễu động (Áp thấp, bão…) với các
trung tâm mưa nhiều như Vùng núi phía Nam Hà Giang ( thượng nguồn sông chảy); vùng
núi cao Hoàng Liên Sơn; khu vực Móng Cái; khu vực Huế - Quảng Nam; vùng núi Ngọc
Lĩnh, Kontum
2. Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi Việt Nam
2.1. Khái quát về sông ngòi Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2360 sông
ngòi lớn nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm. Nhìn trên bản đồ sông ngòi,
ta thấy một mạng lưới dày đặc. Trên lục địa có tới hàng nghìn sông ngòi lớn nhỏ, và dọc bờ
biển thì cứ độ 20 km lại có một cửa sông. Ngoài ra, lại còn có các sông đào, mương, máng
và đặc biệt là một hệ thống kênh rạch dài hàng nghìn kilomet ở đồng bằng Nam Bộ. Tuy
vậy các sông thường là sông nhỏ, ngắn và dốc. Còn các con sông lớn như sông Hồng, sông
Mêkông thì chỉ có một phần hạ lưu cho tới trung lưu là cùng, chảy qua lãnh thổ nước ta.
Sông ngòi Việt Nam nhìn chung chảy xiết do vậy thường làm xói mòn địa hình, cuốn
đi một lượng cát bùn khá lớn,và Do tác động xâm thực mạnh, nhất là trong mùa hạ, nên
sông ngòi thường có lượng phù sa lớn, vào bậc nhất thế giới. ước tính khoảng 200 triệu

tấn/năm. Dọc theo bờ biển có tới 112 cửa sông lớn, nhưng không phải tất cả bùn cát các
dòng sông mang theo đều đổ ra biển, mà một phần được giữ lại bồi đắp nên các đồng bằng
rất trẻ.
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung,
đồng thời đều đổ thẳng ra Biển Đông, trừ hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và các sông
Tây Nguyên. Hướng tây bắc – đông nam là hướng chảy của các con sông lớn nhất như sông
Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long. Hướng vòng
cung thể hiện rõ nhất ở trung lưu sông Lô, ở các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,
sông Hiến. Ngoài ra, còn có hướng khác như hướng đông nam – tây bắc của sông Kỳ Cùng,
của sông Nậm Sạp, Nậm Pan, Nậm Muôi, Crông Knô.
21


Sông ngòi nước ta thường có đặc trưng về hình học là hình dạng nan quạt, tức là các
sông thường hợp lại thành những hệ thống sông ngòi lớn và các sông phụ thường tập trung
ở một điểm trước khi chảy vào đồng bằng như sông Hồng, hoặc ngay ở đồng bằng như sông
Thái Bình, sông Mã hoặc trước khi đổ ra biển như sông Đồng Nai. Một phần do tác động
tổng hợp của khí hậu và cấu trúc địa hình. Tác động đó đã dẫn tới một mạng lưới sông ngòi
dày đặc, đa dạng với một nguồn nước dồi dào và một hàm lượng phù sa lớn. Mạng lưới
sông ngòi cũng có sự khác nhau tùy theo từng khu vực tự nhiên, tương ứng với sự phân hóa
không gian của cấu trúc địa chất – địa hình.
Chế độ nước chảy theo mùa do khí hậu có 2 mùa mưa và khô dẫn tới sông ngòi có 2
mùa lũ và cạn tương phản nhau. Nhìn chung mùa lũ của sông tương ứng với mùa mưa và
mùa cạn của sông tương ứng với mùa khô của khí hậu. Tuy nhiên, do tính chất của khí hậu
và thủy văn có những nét riêng nên chế độ khí hậu và chế độ sông không thật trùng khớp.
Mùa lũ: sông ngòi nước ta thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng, trung bình 4 – 5 tháng. Cũng
như mùa mưa, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Mùa lũ chiếm 70-80% lượng
nước, tháng cực đỉnh chiếm 25-30% lượng nước. Mùa cạn: dài hơn mùa lũ, kéo dài từ 6-9
thàng, trung bình 7-8 tháng, lượng nước chỉ chiếm 20-30% tổng lượng nước cả năm, riêng
tháng kiệt nhất chỉ chiếm 1-2% lượng nước cả năm. Lượng nước của tháng đỉnh lũ và tháng

kiệt chênh lệch nhau 15 – 30 lần
2.2. Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi Việt Nam
Địa hình là một trong những nhân tố quan trọng quy định đặc điểm chung của sông
ngòi nước ta, ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy, chế độ nước sông và sự phân hóa không gian
của hệ thống sông ngòi đất nước.
Địa hình nhiều đồi núi, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa có lượng mưa lớn đã tạo ra cho nước ta một mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi Việt Nam vẫn thể hiện đặc điểm của sông
ngòi miền đồi núi dốc. Sông thường bắt nguồn từ vùng núi dốc, ví dụ như sông Hồng bắt
nguồn từ dãy Ngụy Sơn cao 1766m ở Vân Nam, sông Đồng Nai bắt nguồn từ sơn nguyên
Đà Lạt cao 1500m. Độ cao bình quân của lưu vực cũng lớn, nên độ dốc bình quân cũng
đáng kể, độ dốc của sông Hồng cho tới Việt Trì là 23 cm/km, độ dốc của sông Lô là 33
cm/km, của sông Đà tới 71 cm/km. Độ dốc bình quân của sông suối ở sườn đông Trường
Sơn còn lớn hơn nữa, vì núi thượng nguồn gần sát biển, độ dốc ở thượng lưu đến 200 - 250
cm/km. Trong khi đó, ngay sông Cửu Long, độ dốc bình quân trên lãnh thổ Đông Dương
chỉ có 16 cm/km.
Hướng nghiêng của địa hình và hướng núi quy định hướng chảy của sông. Sông ngòi
nước ta chảy theo hai hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung, đồng thời đều đổ
thẳng ra Biển Đông, trừ hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và các sông Tây Nguyên. Đó
cũng là hướng của cấu trúc địa chất, đồng thời cũng thể hiện độ nghiêng chung của lãnh thổ
từ tây sang đông, từ trong đất liền ra ngoài biển. Hướng tây bắc – đông nam là hướng chảy
của các con sông lớn nhất thường phù hợp với các đứt gãy kiến tạo lớn như sông Chảy, sông
Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long. Hướng vòng cung thể
hiện rõ nhất ở trung lưu sông Lô, ở các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hiến.
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như hướng đông nam – tây bắc của sông Kỳ Cùng, của
sông Nậm Sạp, Nậm Pan, Nậm Muôi, Crông Knô.
Cấu trúc địa hình đồi núi già được Tân kiến tạo làm trẻ lại thể hiện rõ trong hình thái
sông. Trên cùng một dòng sông cũng có khúc già, khúc trẻ xen kẽ, điển hình nhất là các
sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như sông Đa Nhim, sông Đa Đưng. Trong vùng núi mà
22



phần lớn các sông trẻ đang đào lòng dữ dội , thung lũng hẹp, có nơi là những hẻm vực thì
tồn tại cả những thung lũng già có bãi bồi, thềm đất. Hiện nay chỉ có suối nhỏ đang chảy ở
đó còn dòng sông lớn tạo ra thung lũng ấy thì đã chuyển dịch đi như đoạn thung lũng cũ của
sông Kỳ Cùng từ Lạng Sơn đến Na Sầm, đoạn thung lũng cũ của sông Hồng đoạn từ Bát
Xát đến Cam Đường. Nhiều sông có những khúc chuyển hướng đột ngột, gần như thẳng góc
bằng chứng của sự cướp dòng như đoàn Xiềng Lâm – Cửa Rào trên sông Cả.
Địa hình nước ta có tác động rất lớn đến dòng chảy sông ngòi. Trước hết, ta thấy đồi
núi nước ta chiếm một diện tích rất rộng tới 3/4 diện tích cả nước. Núi không cao nhưng tạo
ra mưa địa hình lớn, nhất là sườn đón gió: Sa Pa, Tây Côn Lĩnh điều là những nơi lượng
mưa lớn: đặc biệt là phải kể tới Trường Sơn Nam, vì được hưởng cả hai hướng gió nên mưa
gần như quanh năm và lượng mưa rất lớn. Ngay cả những vùng đồng bằng thấp mà được
núi chắn phía sau cũng có lượng mưa rất lớn như Móng Cái, Huế. Dòng chảy sông ngòi
nước ta hoàn toàn do mưa cung cấp nước.
Địa hình nước ta tuy không cao lắm nhưng độ dốc lại lớn do các sông ngòi cắt xẻ.
Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc tập trung nước nhanh chóng, làm cho tốc độ chảy của
sông ngòi tăng lên rõ rệt, nhất là trong mùa lũ, làm cho lũ dồn về hạ lưu rất đột ngột.Ảnh
hưởng này thấy biểu hiện ở hai sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn. Do sườn
Đông Trường Sơn dốc hơn sườn Tây Trường Sơn mà sông ngòi ở miền Đông có một hệ số
dòng chảy lớn, tốc độ nước chảy mãnh liệt, cường độ xâm thực mạnh mẽ và kết quả là đã
xãy ra nhiều hiện tượng cướp dòng, thí dụ như: sông Quảng Trị, sông Ba. Ngoài ra, địa hình
còn tạo ra sự tương phản giữa dòng sông ở đồng bằng và miền núi. Dòng sông ở miền núi
thường hẹp và sâu, nước chảy cuồn cuộn, xâm thực mạnh, còn trái lại đồng bằng thì lại chảy
rất chậm, uốn khúc quanh co. Sự phân bố của địa hình và lãnh thổ hẹp ở nước ta đã làm cho
nước ta chỉ có những con sông nhỏ có tính chất ven biển, ví dụ như trong 1083 con sông ở
miền Bắc thì chỉ có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 5000km 2, còn tới 900 sông có diện
tích lưu vực bé hơn 200 km 2. Các sông lớn rất ít. Sông Hồng dài 1148km nhưng chảy qua
nước ta chỉ 510km, tức là non 1/2 chiều dài, đặc biệt thuộc phạm qui lãnh thổ nước ta chỉ có
220km trong số 4000km của sông Mêkông.

Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đến dòng chảy, độ cao của địa hình có ảnh hưởng
làm tăng lượng mưa, giảm lượng bốc hơi, cả hai nhân tố đóảnh hưởng đến việc tăng dòng
chảy trên lưu vực. Tùy theo tổ chức của địa hình ảnh hưởng đến lượng nước trên sông. Từ
đó có thể phân lưu vực sông thành các loại: sông lưu vực miền núi, sông lưu vực vùng cao,
vùng sơn nguyên, sông suối lưu vực đồng bằng và vùng cửa biển.
Địa hình ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng chảy được thể hiện chủ yếu trên hai phương
diện là nhân tố phi địa đới theo chiều cao tạo ra các vành đai thẳng đứng và nhân tố phi địa
đới tạo ra những ảnh hưởng mang tính cục bộ địa phương. Đối với sự hình thành vành đai
theo độ cao, địa hình tác động đến sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng và thực vật theo độ cao.
Kéo theo sự thay đổi đó dẫn đến sự thay đổi chế độ dòng chảy. Sự gia tăng độ cao của địa
hình sẽ dẫn tới sự gia tăng lượng mưa và độ dốc của lưu vực, nhiệt độ giảm và mạng lưới
sông suối tăng, do đó dòng chảy cũng tăng theo.Tuy nhiên sự gia tăng này chỉ giới hạn từ 30
đến 500 m và khoảng 2000m thì không thay đổi được nữa. Ở nước ta, kết quả nghiên cứu
cho thấy các lưu vực đều gia tăng lượng mưa và dòng chảy khi địa hình thay đổi. Tuy nhiên,
ở Việt Nam có những vùng không theo đúng qui luật như trên như duyên hải miền Trung,
duyên hải Quảng Ninh. Đây là vùng thấp nhưng lượng mưa và dòng chảy lớn. Điều này do
ảnh hưởng của địa hình chắn gió chỉ gây mưa ở các sườn đón gió. Đối với tính phi địa đới
của địa hình thể hiện ở độ cắt sâu và độ dốc. Các đặc trưng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc
độ dòng chảy vào mùa lũ nhưng rất ít ảnh hưởng đến tổng lượng dòng chảy cả năm.
23


Một đặc điểm nổi bật thể hiện tính phi địa đới của địa hình là hướng đón gió ẩm của
nó thường thì ở sườn đón gió Tây Trường Sơn và hiệu ứng phơn của duyên hải miền Trung
hoặc ở Đông Bắc và Tây Nam của dãy núi Đông Triều cũng xuất hiện sự chênh lệch dòng
chảy tới 35%.
Địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy, làm thay đổi mùa mưa, mùa lũ so với
vùng xung quanh. Ở vùng có địa hình cao, mưa nhiều tỉ số phân phối dòng chảy trong năm
mà điều hòa hơn vùng thấp có lượng mưa ít. Nguyên nhân chủ yếu là do mưa kéo dài. Vùng
Tây Nguyên ở Tây Trường Sơn có mùa lũ tương ứng với mùa lũ ở Bắc Bộ vì có cùng hướng

đón gió mùa Tây Nam. Ngược lại ở ven biển miền Trung tuy có cùng vĩ độ nhưng lại có
mưa khô hanh, mùa lũ lệch về mùa thu đông ( từ tháng IX – XI, XII).
Nước ta có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, vì vậy yếu tố địa hình đóng vai trò không
nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của dòng chảy sông ngòi ở nước ta.Ảnh hưởng của
địa hình đến mưa thể hiện qua hướng địa hình, độ cao và độ dốc. Ở sườn núi có hướng đón
gió mang hơi ẩm từ biển vào thì có mưa lớn. Ví dụ: vào đầu mùa hè, gió mùa Tây Nam thổi
từ vịnh Bengan vào phía Tây Trường Sơn gây mưa lớn ở Lào.Ngược lại ở đông Trường
Sơn, từ Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên có gió Lào khô nóng nên gây hiện tượng phơn và
mưa nhỏ. Điều đáng chú ý có sự chênh lệch lượng mưa ở hướng đón gió và khuất gió cũng
phụ thuộc vào độ cao của địa hình càng lên cao chênh lệch càng giảm. Ví dụ: ở sát chân núi
Ba Vì chênh lệch lượng mưa là 250mm nhưng lên cao chỉ còn 100mm. Độ cao ảnh hưởng
đến mưa ở chỗ càng lên cao mưa càng tăng. Tuy vậy đến một độ cao nào đó thì lượng mưa
không tăng nữa vì hơn ẩm của khối không khí do mây mang đi đã giảm. Ví dụ như: ở Ba Vì
sự biến thiên lượng mưa, mưa năm theo độ cao là 60mm/100mm, ở Tam Đảo cao hơn Ba
Vì, độ biến thiên lượng mưa năm là 127mm/100mm.
Ảnh hưởng của độ dốc trong quá trình thuỷ văn thể hiện ở quá trình tập trung nước.
Địa hình càng dốc, sự tập trung nước càng nhanh, kết hợp với mưa lớn là điều kiện thuận lợi
hình thành lũ lụt và lũ quét. Địa hình ảnh hưởng đến sự sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra trong
mấy năm gần đây khá nghiêm trọng trên khắp các triền sông và ven biển ở nước ta. Sạt lở
bờ sông, bờ biển đã uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của hệ thống đê điều và các công trình
trên sông ven biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Ở vùng đồng bằng thấp như
Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Trung Bộ, vùng biên giới có sông
Chảy qua, những vùng cửa sông thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở. Ở phía Bắc, trên các
tuyến sông chính như sông Đà và sông Thái Bình đều có nhiều khu vực xảy ra sạt lở mạnh.
Ở các tỉnh miền Trung cũng xảy ra sạt lở nghiêm trọng dọc các tuyến sông chính, như
cácsông thuộc hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc,
sông cái Phan Rang, sông Cái Ninh Thuận. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên các tuyến
sông chính như sông Tiền, sông Hậu có nhiều khu vực sạt lở mạnh. Bên cạnh lở bờ sông,
hiện tượng sạt lở bờ biển, bồi lắp cửa biển nhất là các dải ven biển miền Trung (Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

3. Ảnh hưởng của địa hình đối với đất đai Việt Nam
3.1. Khái quát về đất đai Việt Nam
Quá trình hình thành đất feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng và feralit là loại
đất chính ở vùng đồi núi nước ta. Đó cũng là quá hình thành đất chủ yếu đặc trưng cho khí
hậu nhiệt đới ẩm. Bản chất của quá trình feralit là sự rửa trôi mạnh mẽ của các chất badơ dễ
tan (Ca2+ , Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe 203) và ôxit nhôm
(Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng. Đất
thường chua, nghèo mùn và có màu đỏ vàng. Tầng phong hoá rất dày từ và m đến vài chục
m, đất feralit phổ biến rộng rãi dưới 1000m
24


Đất dễ bị suy thoái đây là một đặc điểm của thổ nhưỡng Việt Nam và hệ quả của khí
hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. Sự hình thành đá ong là giai đoạn
cuối của quá trình feralit diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô càng
khắc nghiệt, sự tích tụ ôxit trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên
trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt (tầng A) bị rửa trôi hết, tầng tích tụ (tầng B) lộ
trên mặt, rắn chắc lại thành đá ong. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt. Quá trình
feralit diễn ra mạnh mẽ ở trên các đồi, thềm phù sa cổ. Vì các vùng này, nếu mất lớp phủ
thực vật thì quá trình đá ong hoá dễ tiến triển.
Nước ta có nhiều loại đất được chia làm 3 nhóm gồm: Nhóm đất feralit, nhóm đất
phù sa và các loại đất khác
Nhóm đất feralit chiếm diện tích rộng lớn 65,2% tổng diện tích đất, phân bố ở vùng
đồi núi, cao nguyên. Có tính chất: chua, có màu đỏ vàng, ít mùn, ít chất khoáng, dễ bị xói
mòn, rửa trôi. Thích hợp cho trồng rừng, đồng cỏ, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
Gồm có các loại: đất feralit trên đá Badan và đá măcma, đất thường có màu nâu, đỏ tầng
phân hoá dày, tơi xốp, giàu mùn, giàu chất khoáng ( Ca, Mg, Fe, Al, K…) thích hợp cho
trồng cây công nghiệp dài ngày, phân bố chủ yếu ở Tây nguyên ngoài ra rải rác ở BTB
( quảng trị, Nghệ an…). Đất feralit trên đá vôi, chiếm tỉ lệ diện tích ít, phân bố rải rác ở
vùng núi đá vôi ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, đất có đặc điểm màu đỏ, nâu đỏ tơi xốp, tầng

đất mỏng giàu chất khoáng, nhiều vi lượng và mùn, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây
công nghiệp ngắn ngày và hoa màu. Đất feralit trên các loại đất khác, chiếm S rộng lớn,
phân bố rộng khắp ở vùng núi nước ta, đất có màu vàng, vàng đỏ, chua, nghèo dinh dưỡng,
tầng đất thay đổi tuỳ thuộc vào địa hình. Thích hợp cho trồng rừng
Nhóm đất phù sa, chiếm diện tích thứ 2 ( 23,7%: 1/4S). đất đai màu mỡ, nhiều vi
lượng khoáng, giàu mùn, tơi xốp, phân bố ở đồng bằng, dọc các thung lũng sông, là nơi
quần cư và trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.Gồm có các loại: đất phù sa
sông, màu mỡ, tơi xốp, giàu vi lượng, nhiều mùn rất thích hợp cho thâm canh cây lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Chiếm tỷ lệ diện tích lớn của đất phù xa tập
trung ở ĐBSH, ĐBSCL, dọc cửa sông Mã, Chảy, Cả…đất xám ( phù sa cổ) có màu xám,
xám trắng, xám tro, tỷ lệ mùn thấp, nhiều cát, ít chất khoáng, thoát nước tốt, phân bố tập
trung ở ĐNB, trung du BB, vùng đất thấp ở Tây nguyên; Đất phèn chiếm tỉ lệ S khá lớn tập
trung ở ĐBSCL, ĐBSH, có đặc điểm: chua, nhiều gỉ, váng sắt. Muốn canh tác có hiệu quả
phải cải tạo; đất mặn chiếm tỉ lệ S ít 4% S đất Việt Nam phân bố ở ven biển, tập trung nhiều
hơn ở ĐBSCL, ĐBSH. chủ yếu trồng cây ưa mặn được: Sú, Vẹt; Đất cát: 530000ha, chiếm
tỉ lệ S ít 1,7%. Phân bố dọc ven biển , đặc biệt ven biển miền Trung, đất nghèo dinh dưỡng,
được cải tạo có thể trồng hoa màu.
Đất khác, chiếm tỉ lệ S ít khoảng 11,1%. với đất Alit, mùn thô tầng đất mỏng, dễ bị
xói mòn rửa trôi ( đất ở vùng núi cao thuộc đai cận nhiệt và ôn đới trên núi), chủ yếu để
phát triển rừng đầu nguồn, phân bố rải rác ở vùng núi cao ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên.
3. 2. Ảnh hưởng của địa hình đối với đất đai Việt Nam
Ở nước ta nhìn chung điều kiện địa hình có quy luật theo độ cao, theo kinh tuyến và
theo chiều biển và lục địa. Trong khi ở phía Bắc phát triển kiểu địa hình cácxtơ, địa hình
dãy núi cao, sườn dốc, địa hình đồi điển hình, đồng bằng bóc mòn xâm thực bị phân cách,
thung lũng địa hào…. Thì ở miền Nam địa hình cao nguyên bình sơn, núi sót, các đồng
bằng tích tụ rộng rãi, phân cách chủ yếu do bồi tụ từ các vật liệu tự nhiên.

25



×