Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

skkn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần sinh thái học chương trình chuyên trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.52 KB, 81 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN:
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Lĩnh vực/ Môn: Sinh học
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thủy- Đinh Thị Viềng
GV môn: Sinh - KTNN
Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, 25 tháng 4 năm 2015
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY
HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Tác giả sáng kiến:

NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY
Chức vụ: Giáo viên
ĐINH THỊ VIỀNG
Chức vụ: Tổ trưởng

Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Ninh Bình, 25 tháng 4 năm 2015

2


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I.

Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến:

6

II.

Tác giả sáng kiến:

6


III.

Tên sáng kiến:

6

IV.

Nội dung sáng kiến:

6

1. Giải pháp cũ thường làm

6

2. Giải pháp mới cải tiến:

7

2.1. Mục tiêu của đề tài

7

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

7

2.3 Điểm mới, và sáng tạo


8

3. Nội dung chính của sáng kiến

8

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

9

1.1. Lí do chọn đề tài:

9

1.2. Tổng quan về đề tài :

9

Phần II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

10

2.1. Cơ sở lí luận

10

2.1.1. Năng lực sáng tạo

10


2.1.2. Câu hỏi, bài tập sáng tạo

10

2.1.2.1. Khái niệm

10

2.1.2.2. Vai trò của câu hỏi, bài tập sáng tạo với việc phát huy và nâng cao

10

năng lực sáng tạo của HS
2.1.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi, bài tập sáng tạo

10

2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập sáng tạo phần Sinh thái học-

11

chương trình chuyên- Trung học phổ thông
2.3. Tổ chức sử dụng câu hỏi, bài tập sáng tạo trong dạy học để phát

32

huy và nâng cao năng lực sáng tạo cho HS.
2.3.1. Những biện pháp sư phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng câu hỏi,


32

bài tập sáng tạo vào dạy học.

3


2.3.2. Các hình thức sử dụng câu hỏi, bài tập sáng tạo trong dạy học phần

34

sinh thái học
2.4. Thực nghiệm sư phạm

35

2.4.1. Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra

35

2.4.2. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo qua bảng kiểm quan sát

36

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

40

3.1. Kết luận


40

3.2. Khuyến nghị

40

V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được:
1. Hiệu quả kinh tế:
2. Hiệu quả xã hội:

40
40
41

VI. Kinh phí thực hiện sáng kiến:

41

VII. Điều kiện và khả năng áp dụng:

42

PHỤ LỤC

43

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
4



CH

Câu hỏi

BT

Bài tập

BTXP

Bài tập xuất phát

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HST

Hệ sinh thái

NLST

Năng lực sáng tạo

QT


Quần thể

QX

Quần xã

THPT

Trung học phổ thông

PPDH

Phương pháp dạy học

5


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2015
IV.

Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến:
-

V.

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Tác giả sáng kiến:

1. Họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Thủy
Tỉ lệ đóng góp: 60%
Chức danh: Giáo viên môn Sinh học
Học vị: Thạc sĩ khoa học giáo dục
Địa chỉ: Tổ Sinh – KTNN trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Hộp thư điện tử:
Số điện thoại liên hệ: 01697479542
2. Đồng tác giả: Đinh Thị Viềng
Tỉ lệ đóng góp: 40%
Chức danh: Tổ trưởng tổ Sinh KTNN
Địa chỉ: Tổ Sinh – KTNN trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Hộp thư điện tử:
Số điện thoại liên hệ: 0943058606

VI.

Tên sáng kiến: :
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng

tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung
học phổ thông.
Lĩnh vực áp dụng: áp dụng trong dạy học phần Sinh thái học của chương
trình chuyên THPT - bộ môn Sinh học (có thể dùng cho cả chương trình đại trà)
III. Nội dung sáng kiến:
1. Giải pháp cũ thường làm
Một trong các phương pháp thường dùng để phát huy năng lực sáng tạo
cho HS chuyên đó là sử dụng các CH, BT trong quá trình dạy học. Tuy nhiên đa
phần các CH, BT được GV sử dụng là các CH, BT giáo khoa (dạng CH, BT
6



thường gặp trong sách giáo khoa, sách bài tập với nội dung mang tính sách vở,
xa rời thực tế) hoặc các CH, BT luyện tập ( dạng CH, BT đòi hỏi phải áp dụng
các kiến thức xác định, đã biết để giải quyết các tình huống quen thuộc); hoặc
sử dụng các BT sáng tạo vào bồi dưỡng HS giỏi tỉnh, HS giỏi quốc gia, quốc tế,
tuy nhiên chủ yếu là những bài tập có độ khó cao (phức tạp toán học), không
phải BT có mức sáng tạo cao.
Việc sử dụng các dạng CH, BT này có những ưu điểm và nhược điểm sau
+ Ưu điểm: đảm bảo đựợc tiến độ thời gian, chương trình, giáo viên
không mất nhiều thời gian, công sức cho việc soạn bài tập và giảng dạy.
+ Nhược điểm: không gây được hứng thú, không kích thích được khả
năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu của thực tế trên là do đa số giáo viên chưa biết cách
xây dựng và sử dụng các CH, BT sáng tạo, hơn nữa số lượng CH, BT sáng tạo
hiện có là rất ít. Từ những phân tích trên đây, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải xây
dựng hệ thống CH, BT sáng tạo mà GV có thể sử dụng vào dạy học nhằm phát triển
NLST cho HS chuyên.
2. Giải pháp mới cải tiến:
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Hướng dẫn giáo viên tìm hiểu và biết cách xây dựng các CH, BT sáng tạo.
- Xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống CH, BT sáng tạo để
phát huy và nâng cao NLST cho HS trong dạy học phần Sinh thái học - chương
trình chuyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu, khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
(2) Nghiên cứu phương pháp xây dựng CH, BT sáng tạo
(3) Nghiên cứu mục tiêu, nội dung phần Sinh thái học để định hướng xây
dựng hệ thống CH, BT phát triển NLST.
(4) Xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống CH, BT để tổ chức
phát triển NLST cho HS trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình

chuyên.
7


(5) Thực nghiệm (TN) để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực
thi của hệ thống CH, BT rèn luyện NLST mà đề tài đề xuất.
2.3 Điểm mới, và sáng tạo
a) Về lí luận
- Đã tổng kết bổ sung thêm cơ sở lý luận về CH, BT sáng tạo, vai trò của
CH, BT sáng tạo trong dạy học nói chung và đối với sự phát triển năng lực sáng
tạo cho HS nói riêng, từ đó giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc
xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT sáng tạo trong dạy học.
- Đã đưa ra được phương pháp xây dựng hệ thống CH, BT sáng tạo giúp giáo
viên có thể dễ dàng xây dựng hệ thống CH, BT sáng tạo hơn.
b) Về thực tiễn
Nội dung các CH, BT sáng tạo mang tính thực tiễn cao:
- Áp dụng phương pháp xây dựng hệ thống CH, BT sáng tạo chúng tôi đã
xây dựng được hệ thống gồm 56 CH, BT sáng tạo phần sinh thái học chương
trình chuyên. Đó là những CH, BT chứa đựng những nhiệm vụ đòi hỏi HS phải
giải quyết một cách sáng tạo. Đa phần các CH, BT này có nội dung gắn liền với
thực tiễn đòi hỏi HS phải kết nối kiến thức để đề xuất ý tưởng mới nhằm cải tạo
thực tiễn. Chúng không chỉ có giá trị cho việc phát triển năng lực sáng tạo của
HS mà còn phục vụ tốt cho công tác bồi dưỡng HS giỏi tỉnh, HS giỏi Quốc gia.
- Các biện pháp sư phạm và các hình thức sử dụng CH, BT sáng tạo trong
dạy học mà đề tài đề xuất giúp giáo viên có thể dễ dàng áp dụng CH, BT sáng
tạo trong thực tiễn dạy học, từ đó mà tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học.
3. Nội dung chính của sáng kiến
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài:

Chúng ta đang bước vào kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, hay nền kinh
tế sáng tạo dựa trên phát minh và ở đó sáng tạo, phát minh trở thành động lực
chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Do
đó việc phát triển năng lực sáng tạo (NLST) cho học sinh (HS) là một yêu cầu
8


không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này
đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, HS, đặc biệt là HS chuyên ẩn chứa nhiều
tiềm năng sáng tạo, nếu không chú ý phát triển tiềm năng sáng tạo cho các em
thì những tiềm năng đó sẽ dần bị mất đi. Tuy nhiên thực trạng dạy học theo
hướng phát triển NLST cho HS trong các trường trung học phổ thông (THPT)
chuyên có nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là
do GV thiếu kĩ năng xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT rèn luyện NLST cho
HS.
Đứng trước yêu cầu đổi mới dạy học, trước thực trạng việc rèn luyện
NLST cho HS chuyên THPT, việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy
học rèn luyện NLST cho HS chuyên một cách có hiệu quả là vấn đề mang tính
cấp thiết. Một trong những biện pháp có thể giải quyết tốt nhiệm vụ nêu trên là
sử dụng câu hỏi, bài tập (CH, BT) để rèn luyện NLST.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo
cho HS trong dạy học phần Sinh thái học- chương trình chuyên Trung học phổ
thông”
1.2. Tổng quan về đề tài :
Cho đến nay tại Việt Nam, chúng tôi thấy rằng có nhiều đề tài nghiên cứu
về NLST nhưng chưa có đề tài nào đề cập một cách hệ thống về vấn đề phát
triển NLST cho HS thông qua sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học phần Sinh
thái học chương trình chuyên.

Phần II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Năng lực sáng tạo
NLST chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết
làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn luôn phù hợp
với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, chưa được
nghe giảng hay đọc tài liệu, hoặc tham quan về việc đó, nhưng vẫn đạt kết quả
9


cao.
2.1.2. Câu hỏi, bài tập sáng tạo
2.1.2.1. Khái niệm
CH, BT sáng tạo là loại CH, BT được xây dựng nhằm mục đích rèn luyện,
bồi dưỡng năng lực ST cho HS [33] .
2.1.2.2. Vai trò của câu hỏi, bài tập sáng tạo với việc phát huy và nâng cao
năng lực sáng tạo của HS
CH, BT sáng tạo rất đa dạng và có độ khó khác nhau, đều giống nhau ở
tính mới lạ về nội dung hoặc phương pháp tiếp cận hay cơ bản nhất là phương
pháp tư duy không đi theo lối mòn mà luôn tìm tòi theo những quy luật vận động
chung nhất của triết học duy vật biện chứng về tư duy. Để trả lời được các CH,
BT sáng tạo cần phải có sự nhạy bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng, sự vận
dụng kiến thức một cách sáng tạo trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới,
HS phát hiện ra những cái chưa biết, những điều chưa biết đầy đủ đối với HS.
Vì vậy HS sẽ ham học, hứng thú học, biết cách tự học, khám phá thế giới và qua
đó mà phát huy và nâng cao được NLST cho HS.
2.1.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi, bài tập sáng tạo
Theo Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước phương pháp xây dựng CH, BT
sinh học để bồi dưỡng NLST cho HS được đề xuất như sau [19]:
- Lựa chọn một hoặc một số CH, BT xuất phát

- Giải các CH, BT xuất phát.
- Phân tích hiện tượng, giả thiết (dữ kiện của CH, BT), kết luận , lời giải
của CH, BT xuất phát.
- Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng các CH, BT mới bằng
cách trả lời các CH:
+ Các hiện tượng, các quy luật được đề cập trong CH, BT xuất phát gắn
với thực tiễn như thế nào?
+ Có thể phát biểu CH, BT theo cách khác không? Có thể lược bỏ hoặc
thay đổi dữ kiện của CH, BT thành CH, BT khác được không?

10


+ Có thể thay đổi một số dữ kiện để hiện tượng trong CH, BT mâu thuẫn
với các quy luật sinh học không, thay đổi giả thiết thành kết luận và ngược lại để
tạo thành CH, BT mới được không?
+ Tăng mức độ phân nhỏ của CH, BT xuất phát.
+ Có thể chuyển CH, BT thành tổng quát hơn không? Có thể kết hợp các
CH, BT thành CH, BT tổng quát hơn không?, Có thể sử dụng thêm CH, BT có
liên quan để xây dựng CH, BT mới không?
2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập sáng tạo phần Sinh thái họcchương trình chuyên- Trung học phổ thông
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung, mục tiêu chương trình sinh thái
học và vận dụng phương pháp xây dựng CH, BT sáng tạo chúng tôi đã xây
dựng được hệ thống các CH, BT sáng tạo sau:
STT

01

Chủ đề


Bài tập xuất phát

Bài tập sáng tạo

(BTXP)

(BTST)

Giới

BTXP 1.

BTST1. Con người có biện pháp gì để mở

hạn

Phân tích sơ đồ dưới đây và rộng giới hạn sinh thái của vật nuôi cây

sinh

trả lời các CH sau:

thái

trồng?
BTST 2. Dựa vào đâu người ta có thể nhập
nội được một giống vật nuôi, cây trồng.
BTST 3. Một sự cố bất thường đã gây ra tình
trạng ô nhiễm môi trường trong một hồ nước
vào năm 2006. Người ta đã nghiên cứu sự


Hình 2.1

thay đổi về số lượng cá thể của 5 loài SV

- Hãy cho biết khái niệm về trong hồ trong 6 năm liên tiếp (việc lấy mẫu
giới hạn sinh thái?
được tiến hành vào tháng 3 hàng năm). Kết
- Thế nào là khoảng thuận quả nghiên cứu được ghi lại theo sơ

11


lợi, khoảng chống chịu?
- Giới hạn sinh thái đặc
trưng cho loài hay cho cá
thể SV?

Hình 2.2
a) Dựa vào sự thay đổi số lượng cá thể hãy
dự đoán đặc điểm giới hạn sinh thái của 5
loài nói trên?
b) Hãy nêu các lợi ích mà nghiên cứu trên có
thể mang lại.
c) Trong 5 loài, những loài nào có thể sử
dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường?
BTST 4. Có hai loài động vật biển (A và B),
loài A sống ở tầng mặt vùng cửa tiếp giáp
giữa sông với biển, loài B sống ở vùng khơi,

dưới độ sâu 50 m so với mặt nước. Hãy dự
đoán đặc điểm giới hạn sinh thái của hai loài
trên về nhiệt độ và hàm lượng muối.
BTXP 2. Nêu đặc trưng

BTST 5. Loài đặc trưng thuộc nhóm loài có

của loài có vùng phân bố đặc điểm giới hạn sinh thái như thế nào?
rộng, vùng phân bố hạn chế
và vùng phân bố hẹp?

BTST 6. Có hai loài, một loài phân bố rộng,
môt loài phân bố hẹp thì khả năng tồn tại và
phát triển của loài nào bền vững hơn? Vì sao.

12


02

Ổ sinh BTXP 3.
thái

BTST 7. Nhà sinh thái học Joseph Connell

- Nêu khái niệm ổ sinh

đã nghiên cứu 2 loài hà sống ở biển là

thái.


Chthamalus stellatus và Balanus balanoides,

- Nguyên nhân dẫn tới sự

chúng phân bố ở các tầng cao thấp khác nhau

phân hóa ổ sinh thái ? Ý

trên vách đá dọc theo bờ biển Scotland. Loài

nghĩa của sự phân hóa ổ

hà Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn

sinh thái?

so với vùng sống của Balanus. Để xác định
xem phân bố của loài hà Chthamalus có chịu
tác động của cạnh tranh khác loài với
Balanus không Connell đã loại bỏ Balanus
khỏi một số chỗ trên vách đá

Hình 2.3.
a) Từ kết quả thí nghiệm có thể rút ra kết
luận gì ?
b) Một số quan sát khác cho thấy Balanus
không thể tồn tại trên vùng đá cao do môi
trường ở đó quá khô khi thủy triều xuống
thấp. Ổ sinh thái thực tế của Balanus so với

ổ sinh thái cơ sở của nó khác nhau như thế
nào?
BTST 8. Hai loài chim sẻ Geospiza
fuliginosa và Geospiza fortis cách ly địa lý
trên hai đảo Los Hermanos và Daphne có
hình thái mỏ gần tương tự nhau và cùng

13


thích ăn hạt có kích thước như nhau.
a) Giả sử rằng người ta đưa các QT của hai
loài chim này sống trong cùng một khu vực
địa lý trên một hòn đảo mới, ở đảo có nhiều
loại hạt cây có kích thước khác nhau. Theo
bạn sau một thời gian dài, kích thước mỏ
chim sẽ khác biệt nhau như thế nào? Giải
thích.
b) Giả sử rằng các QT của hai loài chim này
sống trong cùng một khu vực địa lý trên
một hòn đảo mới, ở đảo chỉ có một loại hạt
cây có kích thươc bằng nhau. Theo bạn sau
một thời gian dài, kích thước mỏ chim sẽ
khác biệt nhau như thế nào? Giải thích.
BTST 9.
a) Trong một khu rừng rậm, có rất nhiều
loài SV cùng sinh sống. Hãy cho biết bằng
cách nào mà chúng có thể chung sống với
nhau trong một môi trường?
b) Khi đưa một số loài thú sống ở trong rừng

rậm về nuôi trong điều kiện nhân tạo bình
thường ở vùng thành phố, mặc dù chúng
được cho ăn đầy đủ, đúng loại thức ăn ưa
thích như khi ở trong rừng nhưng nhiều loài
vẫn không sống được. Giải thích tại sao?

14


03

Phản

BTXP 4. Jens Clausen và BTST 10.

ứng

các đồng nghiệp đã nghiên a) Bạn hãy nêu hai giả thuyết giải thích

thích

cứu về kích thước của cây nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chiều

nghi

cỏ thi (Achillea lanulosa) cao cây cỏ thi theo vị trí độ cao mà nó phân

của SV mọc ở những vị trí từ thấp bố?
với


đến cao trên vùng đất dốc b) Nếu bạn nhặt được hạt của cây cỏ thi ở

môi

của Sierra Nevada. Họ thấy cả những vị trí thấp và cao thì bạn sẽ tiến

trường

rằng nhìn chung loài cây hành thí nghiệm như thế nào để kiểm tra hai
này ở vùng đất thấp có kích giả thuyết đó?
thước cao hơn cây mọc ở
vùng đất cao, như hình minh
họa dưới đây.

Hình 2.4
Sự khác biệt về các nhân tố
sinh thái nào giữa vùng thấp
và vùng cao dẫn đến sự
khác biệt về chiều cao cây
như vậy?
04

BTXP 5.

BTST 11. Trong một công viên, người ta

- Mật độ cá thể là gì?

mới nhập nội một giống cỏ sống một năm có


- Tỉ lệ tử vong cao khi mật

chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ mẹ sẽ

độ cao có lợi hay có hại

cho 20 cây cỏ con trong một năm). Số lượng

cho QT?

cỏ trồng ban đầu là 500 cây trên diện tích 10
m2.
a) Mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 3
năm và 10 năm.
15


b) Mật độ cỏ liệu có thể gia tăng mãi như vậy
được không? Tại sao?
BTST 12. Bạn đang kiểm tra giả thuyết về
quan hệ tỉ lệ thuận giữa mật độ QT của một
loài thực vật với tỉ lệ gây bệnh nấm cho cây.
Do nấm gây các vết có thể nhìn thấy được
trên lá nên bạn có thể dễ dàng xác định cây
có bị bệnh hay không.
a) Hãy làm một thí nghiệm để kiểm tra giả
thuyết của bạn.
b) Hãy tìm hiểu xem các số liệu và các kết
quả thu được (kể cả thí nghiệm xử lý và
kiểm soát bệnh) có đúng với giả thuyết

không.
c) Hãy giải thích ý nghĩa của kết quả đó.

05

Kích

BTXP 6. Trong một ao cá tra,

BTST13. Điều kiện quan trọng của phương

thước

người ta bắt ngẫu nhiên lên pháp bắt- dánh dấu - thả- bắt lại là các cá thể

của QT ngày đầu được 180 con. Tất được đánh dấu có cùng khả năng bị bắt lại
cả được đánh dấu mà không với cá thể chưa được đánh dấu. Hãy cho biết
làm cho chúng bị thương. điều gì sảy ra trong trường hợp điều kiện này
Ngày thứ hai người ta bắt lên không được thực hiện?
cũng ngẫu nhiên được 200
con, trong đó 60 con có đánh
dấu.
a) Hãy tính số lượng cá trong
ao, biết rằng trong hai ngày
đánh bắt đó không có sự thay
đổi nào về kích thước QT
trong ao này.
b) Phương pháp bắt - đánh
dấu - thả và bắt lại chỉ phản
16



ánh đúng số lượng cá thể cuả BTST 14. Để xác định số lượng cá thể của
QT khi nào?

QT ốc người ta đánh bắt lần thứ nhất được
125 con ốc, tiến hành đánh dấu các con bắt
được và thả trở lại QT. Một năm sau tiến
hành bắt và thu được 625 con, trong đó có
50 con được đánh dấu. Nếu tỉ lệ sinh sản là
50% năm, tỉ lệ tử vong là 30% năm. Hãy xác
định số lượng cá thể ốc hiện tại của QT. Cho
rằng các cá thể phân bố ngẫu nhiên và việc
đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và
khả năng sinh sản của các cá thể.

BTST 15. Giả sử có một ngư trường mới
phát hiện, và bạn phải có trách nhiệm phát
triển bền vững nó. Dữ liệu sinh thái nào bạn
cần có về QT cá đó? Tiêu chuẩn gì bạn sẽ
áp dụng trong việc phát triển ngư trường
đó?

06

Tăng

BTXP 7. Phân biệt hai kiểu BTST 16. Loài X có đường cong tăng trưởng

trưởng


tăng trưởng của QT: Tăng trong giai đoạn đầu đời như sau :

của QT trưởng theo tiềm năng sinh
học và tăng trưởng thực tế
(tăng trưởng thực tế).

Hình 2.5
Từ đường cong tăng trưởng, hãy dự đoán về:
17


- Đặc điểm sinh học của loài X
- Đặc điểm môi trường sống
của loài X
- Đặc điểm về mức sống sót
của loài X
BTST 17. Người ta đưa một QT thỏ đến một
vùng đất mới, sự thay đổi số lượng cá thể
của QT qua thời gian được mô tả bằng sơ đồ
sau:

Hình 2.6
Giải thích vì sao QT thỏ có sự biến động số
lượng cá thể theo sơ đồ như vậy?
BTST 18. Hình bên ghi lại sự biến động số
lượng của QT trùng đế giày được nuôi
trong phòng thí nghiệm. Số lượng cá thể (các
chấm đen trên hình) rất phù hợp với dạng
đồ thị hình chữ S.


Hình 2.7
Điều kiện thí nghiệm phải thế nào
thì mới có được kiểu tăng trưởng của
QT như vậy? Vào ngày thứ bao nhiêu trong
thời gian thí nghiệm thì QT có tốc độ tăng
18


trưởng nhanh nhất? Giải thích.

BTST 19. Hãy giải thích tại sao QT phù hợp
với mô hình tăng trưởng logistic lại tăng
trưởng nhanh hơn khi QT có kích thước
trung bình so với khi QT có kích thước
tương đối nhỏ hoặc tương đối lớn?
BTXP 8 Nêu các đặc điểm BTST 20. Khi người nông dân bỏ hoang
đặc trưng khác biệt giữa các đồng ruộng, cỏ dại sẽ phát triển rất nhanh
loài có kiểu tăng trưởng QT chóng trên đồng ruộng đó. Các loài cỏ đó
theo chọn lọc K với các loài tăng trưởng theo kiểu chọn lọc K hay r? Hãy
các kiểu tăng trưởng QT giải thích.
theo chọn lọc r?
BTST 21. Khi một khu rừng bị cháy để lại
bãi đất trống thì sau đó có chiến lược chọn
lọc nào (K hay r) sẽ xâm chiếm vùng đất
trống đầu tiên ?
BTXP 9. Tại sao kích

BTST 22. Hãy giải thích vì sao một QT động


thước của QT lại duy trì

vật sinh sản hữu tính sau khi bị suy giảm số

tương đố ổn định?

lượng quá mức do yếu tố ngẫu nhiên, được
phục hồi số lượng như ban đầu nhưng vẫn có
nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong hoàn cảnh đó,
để làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của QT
nên áp dụng những biện pháp gì? Giải thích.

07

Sự biến BTXP10.

BTST 23. Tại sao số lượng thỏ tuyết lại

động

tăng giảm theo chu kì 10 năm? Hãy đưa ra

số

các các giả thuyết giải thích hiện tượng

lượng

này?
19





thể

BTST 24. Cần phải tiến hành TN như thế

của QT

nào để chứng minh cho các giả thuyết mà
bạn đã nêu (trong bài tập 23).
BTST 25. Nêu giả thuyết giải thích nguyên
nhân của sự biến động số lượng cá thể của
Hình 2.8 Chu kỳ biến động
số lượng của thỏ tuyết và

QT linh miêu theo chu kì 10 năm. Nêu cách
TN để chứng minh cho giả thuyết.

linh miêu. Số lượng cá thể
được tính toán dựa vào các
tấm da thú do thợ săn bán
cho công ti Vịnh Hudson.
- Bạn thấy gì khi quan sát
thời gian xuất hiện các đỉnh
đồ thị về số lượng linh miêu
và số lượng thỏ? Hãy giải
thích cho điều đó.
08


Các

BTXP 11. Vì sao trong BTST 26. Trong mối quan hệ vật ăn thịt -

mối

QX SV thì vật ăn thịt là con mồi, nếu có lượng cá thể của QT loài

quan

động lực phát triển của con ăn thịt và QT con mồi đều bị săn bắt với

hệ

mồi, còn con mồi là điều mức độ như nhau, thì số lượng cá thể của

trong

kiện tồn tại của vật ăn thịt? QT nào được phục hồi nhanh hơn? Vì

QX

Nêu tóm tắt ý nghĩa của sao?

20


mối quan hệ này trong hệ BTST 27.
sinh thái.


a)Trong một QX, sóc là nguồn thức ăn
chủ yếu của chó sói. Số lượng cá thể của
QT sóc biến động theo chu kì mùa kéo
theo sự biến động của QT chó sói.
- Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến động số
lượng cá thể của hai QT này
- Một căn bệnh gây tử vong bắt đầu giảm
số lượng cá thể của QT sóc trong khoảng
thời gian vài tháng. Hãy vẽ đồ thị mô tả
sự thay đổi dự kiến của số lượng cá thể
của QT chó sói và QT sóc?

b)Trong một QX đặc biệt, Nai là nguồn
thức ăn chủ yếu của chó sói. Số lượng cá
thể của QT nai biến động theo chu kì
mùa kéo theo sự biến động của QT chó
sói.
- Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến động số
lượng cá thể của hai QT này.
-Một căn bệnh gây tử vong bắt đầu giảm
số lượng cá thể của QT sói trong khoảng
thời gian vài tháng. Hãy vẽ đồ thị dự kiến
mô tả sự thay đổi của số lượng cá thể của
QT chó sói và QT nai?

21


BTXP 12. Giả sử có hai BTST 28. Đồ thi I, II, lần lượt mô tả

loài A và B sống trong đường cong tăng trưởng của hai loài A và
cùng khu vực và có các B khi nuôi cấy riêng. Đồ thị III mô tả
nhu cầu sống giống nhau, đường cong tăng trưởng của hai loài A và
hãy nêu xu hướng biến B khi nuôi cấy chung.
động số lượng cá thể của
hai loài sau một thời gian
xảy ra cạnh tranh.

Hình 2.9
Dựa vào đồ thị hãy cho biết mối quan hệ
giữa loài A và loài B. Giải thích.
BTST 29. Sơ đồ I, II, lần lượt mô tả
đường cong tăng trưởng của hai loài A và
B khi nuôi cấy riêng. Sơ đồ III mô tả
đường cong tăng trưởng của hai loài A và
B khi nuôi cấy chung.

Hình 2.10
Dựa vào đồ thị một HS đã cho rằng mối
quan hệ giữa loài A và loài B là quan hệ
cạnh tranh loại trừ. Theo em quan điểm
đó đúng hay sai? Giải thích
BTXP

13.

Hãy

nêu


BTST 30. Đồ thị dưới đây mô tả biến

những điểm giống và khác động số lượng cá thể của hai loài trong
nhau giữa quan hệ sinh vật một QX.

22


này ăn sinh vật khác với
quan hệ vật kí sinh - vật
chủ? Ý nghĩa của các mối
quan hệ này đối với QX.
Hình 2.11
Dựa vào đồ thị hãy cho biết mối quan
hệ giữa loài A và loài B. Giải thích
BTST 31. Giả sử một bệnh mới phát sinh
do lan truyền từ động vật ở rừng mưa
nhiệt đới. Các bác sỹ chưa tìm ra các
chữa bệnh, do vậy ngăn cản việc truyền
bệnh là việc làm hết sức quan trọng. Nếu
bạn là nhà sinh thái học bạn có thể làm
gì để góp phần ngăn cản việc phát tán
của bệnh?
09

Loài

BTXP 14. Thế nào là loài

BTST 32. Trong một vùng biển, mỗi khi


chủ

chủ chốt?

có một loài sao biển, người ta thấy có tới

chốt

15 đến 20 loài động vật không xương
sống và tảo cùng sinh sống. Nhưng nếu
loại bỏ loài sao biển khỏi vùng biển này,
thì thành phần các loài trên của vùng
biển này bị giảm hẳn, chỉ còn tồn tại
không đến 5 loài động vật không xương
sống và tảo. Dựa vào những thông tin
trên hãy cho biết vai trò của sao biển
trong vùng biển và giải thích vì sao khi
sao biển bị loại bỏ khỏi QX thì lại gây ra
hậu quả như vậy?
BTST 33. Trên cánh đồng chăn thả bò
lâu năm người ta thấy số lượng cá thể
của QT của ba loài cỏ A, B và C là gần
tương đương và tương đối ổn định.
23


Ngược lại, trên một số đồng cỏ không
chăn thả bò thì số lượng cá thể của loài
A hơn hẳn số lượng cá thể của loài B và

C, thậm chí có những vùng thiếu vắng
hẳn loài cỏ B,C.
a) Hãy nêu một câu hỏi nghiên cứu cho
hiện tượng nêu trên.
b) Hãy nêu giả thuyết giải thích cho câu
hỏi nghiên cứu.
c) Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng
minh cho giả thuyết đã nêu.
d) Hãy dự kiến sự thay đổi số lượng cá
thể của ba QT cỏ trong thí nghiệm mà
bạn sẽ tiến hành.
BTST 34. Một nhà sinh thái học nghiên
cứu thực vật ở sa mạc đã thực hiện thí
nghiệm sau. Bà đã đóng cọc quanh hai ô
nghiên cứu, trong mỗi ô nghiên cứu có
một số cây ngải đắng và nhiều cây hoa
dại nhỏ ra hoa hằng năm. Ở cả 2 ô nghiên
cứu đều có 5 loài hoa dại giống nhau. Bà
tiến hành rào kín 1 trong 2 ô nghiên cứu
đó, không cho kangaroo (một loài chuột
túi ăn thực vật phổ biến trong vùng) vào
phá cây. Sau 2 năm, 4 loài hoa dại không
còn thấy trong ô nghiên cứu đã rào kín,
còn một loài thì rất phát triển. Ở ô nghiên
cứu không rào kín thì số loài không thay
đổi.
Hãy sử dụng các nguyên tắc sinh thái học
QX để đưa ra giả thuyết giải thích cho thí
nghiệm đó.
24



BTST 35. Trong một thí nghiệm sinh thái
trên thực địa, một HS tiến hành loại bỏ
một loài động vật ra khỏi khu vực thí
nghiệm gồm nhiều loài thực vật trong
một QX. Sau một số năm quay lại đánh
giá số lượng số loài thực vật trong khu
vực thí nghiệm, HS này nhận thấy số
lượng loài thực vật đã giảm đi nhiều so
với trước khi làm thí nghiệm.
a) Mục đích thí nghiệm của HS này là gì?
Kết quả thu được có đáp ứng mục tiêu đề
ra hay không? Giải thích.
b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự suy
giảm số lượng loài trong thí nghiệm trên
và nếu thấy cần thiết hãy mô tả thí
nghiệm chứng minh giả thuyết của mình
11

Diễn

BTXP 15. Một số dân tộc

BTST 36. Hãy cho biết bà con nông dân

thế

miền núi thường đốt rẫy để phải làm gì để có thể trồng các cây lương


sinh

lấy đất trồng cây lương

thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi

thái

thực, nhưng chỉ canh tác

khác?

được vài năm rồi lại phải
chuyển đi nơi khác.
Hãy giải thích nguyên
nhân của hiện tượng.
BTXP 16. Tại sao nhiễu BTST 37. Hầu hết các thảo nguyên đều
loạn ở mức cao hoặc thấp bị cháy thường xuyên, nhất là vào một số
đều làm giảm độ đa dạng năm. Sự đa dạng loài ở thảo nguyên sẽ
loài? Tại sao nhiễu loạn ở như thế nào nếu thảo nguyên dường như
mức độ trung bình lại làm không bị cháy trong khoảng 100 năm?
tăng độ đa dạng loài?
12

Hãy giải thích ?

Các

BTXP 17. Trong bể cá BTST 38. Sau một thời gian nuôi, người


thành

cảnh nhân tạo có một số ta thấy có hiện tượng cá bị chết và bể bắt
25


×