Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tìm hiểu Tố tụng hành chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.59 KB, 11 trang )

Khái quát về tố tụng hành chính Việt Nam
1. Khái niệm tố tụng hành chính
Trong Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh có giải thích: "tố tụng" là việc
thưa kiện (procès), "tố tụng pháp lý" là pháp luật quy định những thủ tục về cách
tố tụng (code deprocédure)". Sách Tiếng nói nôm na của Lê Gia, dẫn giải 30.000
từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt giải thích chi tiết hơn: "Tố
tụng" là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ "tố" là vạch tội;
chữ "tụng" là thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái" 1. Hiểu một cách đơn
giản: "Tố tụng" là việc thưa kiện ở Tòa án.
Tố tụng được vận dụng vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho ngành luật và
được hiểu là thủ tục pháp luật quy định để giải quyết các vụ án, vụ kiện ở tòa án.
Do tính chất của các tranh chấp khác nhau, được điều chỉnh bởi các lĩnh vực pháp
luật khác nhau cùng với việc thành lập các tòa án chuyên trách để giải quyết riêng
cho từng loại tranh chấp thì cũng hình thành các thủ tục pháp luật tương ứng: Tố
tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính… Như vậy, tố tụng hành chính
được hiểu là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại
Tòa án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức thuộc những cơ quan
này. Tố tụng hành chính gồm có các giai đoạn sau: khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn
bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (giai
đoạn đặc biệt của tố tụng hành chính) “và thi hành bản án, quyết định của Tòa án
về vụ án hành chính”.2
Hiện nay, các giai đoạn của TTHC còn các cách hiểu khác nhau. Có nhiều ý
kiến cho rằng thi hành án là một giai đoạn tố tụng độc lập, là giai đoạn tố tụng
tiếp theo sau giai đoạn xét xử: "Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa
1 Lê Gia (1999), Sách Tiếng nói nôm na, NXB Văn Nghệ TP. HCM
2 Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học , NXB Từ điển bách khoa, NXB Tư pháp

1



trên cơ sở của công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của
quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự"3 hay “Thi hành án thực chất là hoạt động tố
tụng của Tòa án, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản
án và quyết định của Tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời” 4. Quan
điểm khác cho rằng, TTHC không bao gồm giai đoạn thi hành án hành chính. Tác
giả luận văn đồng ý với quan điểm thứ hai. Theo Từ điển Luật học, thi hành án là
hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình
tự được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án. Về bản chất, thi hành án không phải là một giai đoạn tố
tụng, mang tính tư pháp, mà là một giai đoạn mang tính hành chính - tư pháp. Bởi
thi hành án có mục đích khác với mục đích của tố tụng. Tố tụng là quá trình đi tìm
sự thật của các vụ việc đã diễn ra để trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyết vụ việc
theo đúng các quy định của pháp luật. Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng
diễn ra theo quy trình hết sức chặt chẽ và phải bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng,
nguyên tắc công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích của người tham gia tố
tụng... và khi có phán quyết của Tòa án thì quá trình tố tụng kết thúc. Trong khi
đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án và
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật 5. Khác với trong thủ tục tố tụng,
mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thi hành án là tổ chức thi hành, có
tính hành chính, mệnh lệnh liên quan. Do đó, sẽ hình thành lĩnh vực luật tương
ứng: Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự,…
Tố tụng hành chính có đặc điểm cơ bản sau:

3 Nguyễn Công Bình (1998), "Mấy vấn đề về thi hành án dân sự trong việc soạn thảo Bộ luật Tố tụng dân sự,
Tạp chí Luật học số 05
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà
Nội.
5 . Lê Minh Tâm (2001), “Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án", Tạp chí Luật học, (02), tr. 21-26

2



Một là, TTHC có mục đích là giải quyết một loại tranh chấp đặc biệt trong
đó một bên là cơ quan nhà nước, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (bên bị kiện) và một bên là cá
nhân, tổ chức (bên khởi kiện), “trong đó, người khởi kiện yếu thế hơn so với
người bị kiện, vì người bị kiện là người có thẩm quyền ra các quyết định hành
chính. Còn người khởi kiện là người phục tùng, chấp hành quyết định hành
chính”6. Chính vì đặc điểm này mà nếu như các tranh chấp khác (dân sự, kinh tế,
lao động, hôn nhân, gia đình) được điều chỉnh trong một văn bản pháp luật là Bộ
luật tố tụng dân sự thì các tranh chấp về hành chính được điều chỉnh riêng trong
một bộ luật là Luật tố tụng hành chính.
Hai là, hoạt động giải quyết các VAHC được tiến hành theo Luật TTHC tại
cơ quan xét xử, tức tại Tòa án có thẩm quyền. Đây là đặc điểm rất quan trọng để
phân biệt với việc giải quyết các khiếu nại hành chính. TTHC và giải quyết khiếu
nại hành chính đều có chung mục đích là giải quyết các tranh chấp hành chính và
đối tượng chủ yếu là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai hoạt động này là nếu khiếu
nại và giải quyết khiếu nại hành chính được tiến hành tại các cơ quan hành chính
nhà nước và theo các thủ tục được quy định tại Luật khiếu nại năm 2011 và các
văn bản pháp luật có liên quan thì việc giải quyết các khiếu kiện hành chính được
tiến hành tại Tòa án theo các thủ tục tố tụng được quy định tại Luật TTHC năm
2010.
2. Bản chất của tố tụng hành chính và sự khác biệt giữa tố tụng hành chính
và các loại hình tố tụng khác
2.1. Bản chất của tố tụng hành chính

6 Nguyễn Hoàng Anh, Công lý hành chính, Hội thảo tập huấn lồng ghép giảng dạy quyền con người trong môn
Luật Hành chính, tr. 37-67


3


Xét về bản chất, TTHC là một phương thức giải quyết các khiếu kiện hành
chính, nó tồn tại song song với cơ chế giải quyết các khiếu nại, tố cáo hành
chính bằng thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo. So với cơ chế giải quyết các
khiếu kiện hành chính bằng thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính, TTHC có
ưu điểm lớn đó là các khiếu kiện được giải quyết bởi một hệ thống cơ quan
chuyên trách độc lập – đó là các Tòa hành chính thuộc TAND. Không những thế,
thủ tục tụng hành chính còn bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan
công quyền trước Toà án, đây là điều không thể có được khi giải quyết theo thủ
tục hành chính các khiếu kiện hành chính. TTHC được điều chỉnh bởi các quy
phạm TTHC mà trọng tâm của TTHC là hoạt động xét xử của Tòa án để phán
quyết tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật
nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do
Chính phủ quy định; các quyết định, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức; quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
cục trưởng trở xuống; quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh; lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân bị khiếu kiện tại Tòa án (Điều 28 Luật TTHC năm 2010). Chính vì
vậy, bản chất của TTHC là một trong những cơ chế hữu hiệu, góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi những quyền lợi của họ
bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan
hành chính nhà nước; đồng thời, góp phần làm cho các cơ quan hành chính nhà
nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao trách nhiệm, tăng cường tuân thủ pháp luật
trong quản lý hành chính nhà nước.
2.2. Sự khác biệt giữa tố tụng hành chính và các loại hình tố tụng khác

4



Trong các hoạt động tố tụng ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh TTHC còn có
hoạt động TTDS và TTHS. Tuy cùng là hoạt động tố tụng nhưng các loại tố tụng
này cũng có những sự khác biệt nhất định.
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động tố tụng. Hoạt động
TTHC chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định của pháp luật TTHC; hoạt
động TTHS căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS; hoạt động TTDS được
tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật TTDS. Ngoài ra, do pháp luật về
thủ tục tố tụng có mối quan hệ mật thiết với các quy định của pháp luật về nội
dung nên khi tiến hành các hoạt động tố tụng cụ thể, các chủ thể tiến hành tố tụng
cũng như chủ thể tham gia tố tụng cần tuân thủ các quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực hành chính, hình sự, dân sự.
Thứ hai, về các nguyên tắc đặc thù mà mỗi hoạt động tố tụng phải tuân theo.
Xuất phát từ tính chất của các quan hệ pháp luật nội dung, trong hoạt động TTHC
và TTDS thì các đương sự tham gia các hoạt động tố tụng này được quyền tự định
đoạt (Điều 7 Luật TTHC năm 2010, Điều 5 BLTTDS năm 2004 sửa, đổi bổ sung
năm 2011). Trong khi đó, hoạt động tố tụng hình sự lại được tiến hành theo nguyên
tắc về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 13 BLTTHS năm 2003).
Như vậy điểm khác biệt cơ bản đó là trong TTHS thì trách nhiệm khởi tố cũng như
xử lý vụ án hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; trong khi đó pháp luật
TTHC, TTDS lại trao quyền quyết định và tự định đoạt cho các đương sự trong vụ
án.
Về trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh trong các hoạt động tố
tụng cũng có sự khác nhau rõ rệt. Trong TTHC và TTDS thì các đương sự có
quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 8 Luật TTHC năm 2010, Điều 6 BLTTDS
năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011). Còn trong hoạt động TTHS thì trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
5



Thứ ba, về người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Mỗi hoạt động
tố tụng đều có các chủ thể tố tụng đặc thù: TTHC có người khởi kiện, người bị
kiện trong VAHC; TTHS có bị can, bị cáo, người bị hại, người bào chữa, người bị
tạm giữ…; TTDS có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Điểm khác biệt lớn giữa
TTHC với TTHS và TTDS là một bên người bị kiện thường là cơ quan hành
chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành
quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị cho là trái pháp luật;
người khởi kiện là công dân (cá nhân, tổ chức). Khi đó sẽ xảy ra trường hợp người
bị kiện là chủ thể quản lý còn người khởi kiện lại là đối tượng bị quản lý mà trong
hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì chủ thể quản lý hành chính được quyền
áp đặt ý chí đơn phương lên đối tượng quản lý…
3. Sơ lược quá trình phát triển của tố tụng hành chính ở Việt Nam
3.1. Giai đoạn trước năm 1996
Đây là giai đoạn trước khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các VAHC có hiệu lực pháp luật.
Ngay khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, chính quyền
cách mạng đã quan tâm tới công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân,
trong đó có các khiếu kiện hành chính. Tháng 11-1945, Ban thanh tra đặc biệt đã
được thành lập với hai chức năng cơ bản: thứ nhất là, giám sát việc thi hành pháp
luật và chính sách của Nhà nước ở các cấp hành chính; thứ hai là, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân7. Sắc luật số 04/SLT ban hành năm 1957 về bầu cử Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp đã trao cho Toà án nhân dân thẩm
quyền giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri nếu người khiếu kiện không đồng
ý với việc giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri (Điều 15). Tuy nhiên trong
giai đoạn này, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận các khiếu nại hành chính mà
không thừa nhận khiếu kiện hành chính phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội


6


với các cơ quan công quyền và các khiếu nại này được giải quyết theo thủ tục
hành chính chứ không được giải quyết theo con đường tố tụng tại Tòa án.8
3.2. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010
Đây là giai đoạn sau khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật đến trước khi có Luật tố
tụng hành chính năm 2010.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi
phải thiết lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập để giải quyết các
tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (23/01/1995) đã quyết định về
việc thành lập Toà hành chính trong hệ thống TAND. Ngày 28/10/1995, Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, kỳ họp thứ 8 đã thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, trong
đó giao cho TAND chức năng xét xử những vụ án hành chính. Và hệ thống Toà
hành chính đã được thành lập bên cạnh các Toà chuyên trách khác. Ngày
21/5/1996, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính (có hiệu lực từ ngày 01-7-1996) làm cơ sở cho hoạt động xét xử các
VAHC.Trong quá trình thực thi, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính đã được UBTVQH sửa đổi, bổ sung hai lần, lần thứ nhất ngày 25/12/1998
và lần thứ hai ngày 05/4/2006.
Việc Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành đã
tạo ra một cơ chế mới để giải quyết các khiếu kiện hành chính, góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan công
quyền, đồng thời góp phần củng cố hoạt động đúng đắn của các cơ quan hành
chính Nhà nước. Tuy nhiên, qua thời gian, thực tiễn giải quyết các VAHC cho
8 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ Đặc san tuyên truyền pháp luật số
12/2011, Chủ đề: Luật tố tụng hành chính


7


thấy các quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ những bất cập nhất định, có những quy
định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác (Luật Đất đai, Luật
Khiếu nại, Luật tố cáo...), một số quy định chưa rõ ràng và chưa đầy đủ, đặc biệt
là các quy định về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính của Toà án,
điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, vấn đề chứng minh và chứng cứ...
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
các VAHC tại Tòa án trong suốt thời gian qua, khiến cho việc giải quyết các
VAHC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, lòng tin của người dân vào cơ chế
giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng tại Tòa án vẫn chưa cao,
còn nhiều bất cập, hạn chế. Từ đó nhu cầu hoàn thiện pháp luật Tố tụng hành
chính được đặt ra ngày càng bức thiết… Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế đang
ngày càng diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
cũng đòi hỏi sự tương thích, phù hợp của pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật
về TTHC nói riêng với các nguyên tắc và tư tưởng tiến bộ của pháp luật quốc tế.
Từ những yêu cầu đó, việc pháp điển hoá các quy định về thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính thành Luật TTHC với hiệu lực và tính chất pháp lý cao là cần
thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như đảm bảo tính thống nhất của hệ
thống pháp luật Việt Nam.9
3.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc Việt Nam trở
thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO); đồng thời, để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng về
cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 24/11/2011, Quốc hội khóa XII
đã thông qua Luật tố tụng hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011.
9 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ Đặc san tuyên truyền pháp luật số

12/2011, Chủ đề: Luật tố tụng hành chính

8


Theo quy định của Luật TTHC thì thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành
chính tại TAND được mở rộng; trình tự, thủ tục giải quyết cũng có những sửa đổi,
bổ sung quan trọng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện hơn để TAND giải quyết
các khiếu kiện hành chính có hiệu quả, góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; tăng cường
sự tuân thủ pháp luật và phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy
nhiên, sau gần 5 năm thi hành từ 1/7/2011, Luật TTHC năm 2010 đã bộc lộ một
số hạn chế cần phải được sửa đổi, bổ sung như những vướng mắc trong việc xác
định đối tượng khởi kiện, vấn đề đối thoại trong vụ kiện hành chính còn quy định
chung chung, trong việc áp dụng các quy định của các Điều luật cụ thể liên quan
đến công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính (kiểm sát trả lại đơn khởi
kiện, kiểm sát việc xác minh, thu thập chứng cứ, kiểm sát tạm đình chỉ, đình
chỉ)... Những hạn chế, bất cập của Luật tố tụng hành chính là một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các bản án, quyết định hành chính bị sửa,
hủy chiếm tỷ lệ cao; nhất là các bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp
huyện trong việc giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hiệu
lực thi hành các bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính chưa bảo
đảm.10 Để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thi hành Luật tố tụng hành
chính năm 2010, đáp ứng yêu cầu đổi mới tư pháp, Luật Tố tụng hành chính năm
2015 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII, đã tiếp tục thể
chế hóa các chủ trương, đường lối quan điểm về cải cách tư pháp; mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ
tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho
10 Thân Thanh Huyền, Một số điểm mới về nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong Luật tố tụng hành chính

năm 2015, nguồn />
9


người tham gia tố tụng, đảm bảo sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công
quyền trước Tòa án.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh, Công lý hành chính, Hội thảo tập huấn lồng ghép giảng
dạy quyền con người trong môn Luật Hành chính, tr. 37-67.
2. Nguyễn Công Bình (1998), "Mấy vấn đề về thi hành án dân sự trong việc soạn
thảo Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học số 05.
3. Lê Gia (1999), Sách Tiếng nói nôm na, NXB Văn Nghệ TP. HCM.
4. Thân Thanh Huyền, Một số điểm mới về nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND
trong

Luật

tố

tụng

hành

chính

năm


2015,

nguồn

/>option=com_content&view=article&id=2852:mot-so-diem-moi-ve-nhiem-vu-vaquyen-han-cua-vksnd-trong-luat-to-tung-hanh-chinh-nam2015&catid=101:nghien-cuu-trao-doi&Itemid=204
5. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ Đặc
san tuyên truyền pháp luật số 12/2011, Chủ đề: Luật tố tụng hành chính.
6. Lê Minh Tâm (2001), “Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án", Tạp chí
Luật học, (02), tr. 21-26.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt
Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt
Nam, NXB CAND, Hà Nội.
9. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học , NXB Từ điển
bách khoa, NXB Tư pháp.

11



×