Tải bản đầy đủ (.ppt) (172 trang)

bài trình chiếu môn Quản trị kinh doanh khách sạn 75 tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 172 trang )

MÔN HỌC

QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÁCH SẠN
(75 tiết)


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KINH DOANH KHÁCH SẠN
• I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
• II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH KHÁCH SẠN.
• III. Ý NGHĨA CỦA KINH DOANH KHÁCH SẠN.
• IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA KHÁCH
SẠN.
• V. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHÁCH
SẠN.


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Kinh doanh khách sạn
• Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp
các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ
sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm
mục đích có lãi
2. Kinh doanh lưu trú:
• Là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản
xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê
buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho
khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các


điểm du lịch nhằm mục đích có lãi


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3. Kinh doanh ăn uống:
• KD ăn uống trong DL bao gồm các hđ chế biến
thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác
nhằm t/m nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà
hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi.
• Nội dung hoạt động kinh doanh ăn uống du lịch:
- Hoạt động SX vật chất: chế biến thức ăn cho khách.
- Hoạt động lưu thông: bán SP chế biến của mình và
hàng chuyển bán (là sản phẩm của các ngành
khác).
- Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo đk để khách hàng
tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp đk nghỉ nghơi,
thư giãn cho khách


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
4. Khách của khách sạn
• Khách của khách sạn là tất cả những ai có
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn.
• Các tiêu thức để phân loại khách sạn:
+ Tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách.
+ Mục đích chuyến đi của khách.
+ Hình thức tổ chức tiêu dùng của khách


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

5. Sản phẩm của khách sạn:
• SP của KS là tất cả những DV và hàng hóa mà KS cung
cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ
liên hệ với KS lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi
tiêu dùng xong và rời khỏi KS.
• Đặc điểm của sản phẩm khách sạn:
+ Tính vô hình.
+ Tính không thể dự trữ.
+ Tính cao cấp.
+ Tính tổng hợp.
+ Tính không thể chuyển dịch.
+ Chỉ được thực hiện trong những đk CSVCKT nhất định


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH
KHÁCH SẠN
1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên
du lịch tại các điểm du lịch.
• Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của KS
chính là khách du lịch. Vì vậy tài nguyên du lịch có
ảnh hưởng lớn đến KD của KS.
2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn
đầu tư lớn.
• CP ban đầu về cơ sở hạ tầng cao.
• CP đất đai lớn.
• CP trang thiết bị vật chất bên trong khách sạn lớn


II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH
KHÁCH SẠN

3. Kinh doanh KS đòi hỏi dung lượng lao
động trực tiếp tương đối lớn.
• Có tính chuyên môn hóa cao.
• Thời gian lao động 24/24h.
4. Kinh doanh KS mang tính quy luật.
• Quy luật tự nhiên.
• Quy luật kinh tế - xã hội.
• Quy luật tâm lý con người


III. Ý NGHĨA CỦA KINH DOANH
KHÁCH SẠN
1. Ý nghĩa kinh tế:
• Tác động đến sự phát triển của ngành DL và đời
sống kinh tế xã hội nói chung của một quốc gia.
• Góp phần tăng GDP cho các vùng và quốc gia
phát triển nó.
• Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước.
• Tác động gián tiếp đến sự phát triển của các
ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông
nghiệp, thực phẩm, viễn thông, ngân hàng,…


III. Ý NGHĨA CỦA KINH DOANH
KHÁCH SẠN
2. Ý nghĩa xã hội:
• Gìn giữ, phục hồi khả năng lao động, sức sản
xuất người lao động.
• Nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần

cho nhân dân.
• Góp phần tích cực cho sự phát triển, giao lưu
giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới
trên nhiều phương diện khác nhau


IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT
KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN
1. Khái niệm CSVCKT của khách sạn.
• CSVCKT của khách sạn bao gồm các công trình
phục vụ lưu trú và ăn uống của khách. Nó bao
gồm các công trình bên trong và bên ngoài
khách sạn, tòa nhà, các trang thiết bị tiện nghi,
máy móc, các phương tiện vận chuyển, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thông bưu chính liên lạc viễn
thông, các vật dụng được sử dụng trong quá
trình hoạt động kinh doanh của khách sạn


IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT
KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN
2. Khái niệm khách sạn.
• Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống,
dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần
thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và
thường được xây dựng tại các điểm du lịch


IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT

KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN
3. Bố trí các khu vực và hệ thống trang thiết bị tiện nghi
bên trong KS.
3.1. Các khu vực chính của khách sạn
• Khu vực kỹ thuật.

• Khu vực giặt là.

• Khu vực lối vào dành
cho công vụ.

• Khu vực phòng làm việc.

• Khu vực kho và bếp.
• Khu vực sinh hoạt của
nhân viên.

• Khu vực cửa ra vào
chính.

• Khu vực nhà hàng.

• Khu vực thương mại và
dịch vụ.

• Khu vực phòng ngủ.

• Khu vực hội nghị.
• Các khu vực khác



IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT
KỸ THUẬT CỦA KHÁCH SẠN
3.2. Một số hệ thống kỹ thuật cơ bản trong KS
• Hệ thống cấp, thoát nước.
• Hệ thống làm lạnh.
• Hệ thống nước nóng.
• Hệ thống thông hơi.
• Hệ thống điện.
• Hệ thống điện thoại.
• Hệ thống phòng chữa cháy


V. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KHÁCH SẠN
1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường.
1.1. Thu thập và gạn lọc thông tin.
• Thu thập các thông tin về các khách sạn hiện có trong vùng
• Gạn lọc thông tin có liên quan tới khách sạn trong dự án.
1.2. Phân tích và xử lý thông tin.
• Tính mức cung và cầu về buồng.
• Chỉ số tăng trưởng hỗn hợp của cầu.
• Mức cầu về buồng trong tương lai của thị trường.
• Mức cung về buồng trong tương lai
1.3. Kđ các quan điểm và ý tưởng chính của dự án và chủ đầu tư.
• Vị trí của khách sạn trong tương lai.
• Loại, hạng khách sạn.
• Hình thức sở hữu và quản lý



V. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KHÁCH SẠN
2. Giai đoạn 2: Đánh giá tính khả thi về TC của dự án.
2.1. Dự báo chi phí cho dự án.
• Nhóm các CP liên quan đến hoạt động đầu tư và XD KS.
• Các chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp khách sạn.
2.2. Dự báo doanh thu của dự án:
• Dự báo doanh thu về kinh doanh lưu trú:
D = Pdt x QTK x CSSDPTBdt x tdoanh thu
• Dự báo doanh thu về ăn uống:
DTAU = DTbq/1người x QTK x Tổng số bữa ăn x Thời
gian hoạt động


V. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KHÁCH SẠN
3. Giai đoạn 3: Đàm phán và cam kết
• Đàm phán.
• Cam kết hoặc ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản.
4. Giai đoạn 4: Xét duyệt thiết kế, tiến hành thi công xây dựng và
chuẩn bị đưa khách sạn vào hoạt động
• Những yêu cầu cần thiết của thiết kế: kiểu dáng đẹp, độc đáo, hài
hòa với môi trường cảnh quan xung quanh.
• Chuẩn bị đưa khách sạn vào hoạt động
5. Giai đoạn 5: Khai trương và đưa khách sạn vào hoạt động.
• Diễn ra khi KS đã thực sự bước vào hoạt động KD trên thị trường.
• Phải đảm bảo mọi yếu tố về nhân lực, quy trình phục vụ diễn ra một
cách trơn tru, trôi chảy, không để xảy ra bất kỳ trục trặc kỹ thuật



V. QUY TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KHÁCH SẠN
6. Giai đoạn 6: Bảo dưỡng khách sạn.
6.1. Khái niệm chung về công tác bảo dưỡng khách sạn.
• Là những hoạt động can thiệp mang tính kỹ thuật nhằm
duy trì hiệu quả hoạt động cao của tài sản trong một
doanh nghiệp khách sạn như: tòa nhà, máy móc, trang
thiết bị, đồ dùng,…trong việc thực hiện các chức năng
hoạt động của chúng.
6.2. Các loại hình bảo dưỡng khách sạn.
• Về mức độ: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới, nâng cấp.
• Về thời gian: Bảo dưỡng có định kỳ, bảo dưỡng đột xuất


CHƯƠNG II
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QT
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KS
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KHÁCH SẠN.
1. K/n tổ chức bộ máy và các yếu tố ảnh hưởng
2. Mô hình tổ chức tiêu biểu của khách sạn
II. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KS.
1. Khái niệm
2. Đặc điểm lao động trong khách sạn
3. Vận dụng thuyết Z vào QT nguồn NL của KS
4. Bộ phận quản trị nguồn NL trong KS


I. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA
KHÁCH SẠN
1. Khái niệm tổ chức bộ máy và các yếu tố ảnh hưởng

1.1 Khái niệm tổ chức bộ máy
• Tổ chức bộ máy trong khách sạn là việc sắp xếp nhân
viên, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác thành
từng bộ phận mang tính độc lập tương đối.
• Tổ chức bộ máy trong khách sạn phản ánh:
+ Vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ
phận, cá nhân.
+ Mối quan hệ quản lý, thông tin và mối quan hệ chức năng
gữa các vị trí, các cá nhân thực hiện các công việc khác
nhau trong khách sạn hướng tới mục tiêu đề ra


I. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA
KHÁCH SẠN
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn.
• Quy mô của khách sạn, thời gian thực hiện công
việc của từng bộ phận trong khách sạn.
• Thị trường mục tiêu.
• Phạm vi hoạt động và kiểm soát


I. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA
KHÁCH SẠN
2. Mô hình tổ chức tiêu biểu của khách sạn.
2.1. Kiểu mô hình tổ chức trực tuyến chức năng.
• Đặc trưng: Mang tính chuyên môn hóa cao, chế
độ 1 thủ trưởng, thực hiện thống nhất giữa quản
lý và điều hành, phối hợp chức năng để đạt được
mục đích của cấp cao nhất trong khách sạn đã

đặt ra
• Ưu điểm
• Nhược điểm


2.2. Mô hình tổ chức bộ máy của KS có
quy mô 100-200 buồng (hạng 3 sao).
BP
QUẢN

CHUNG

BP
KINH
DOANH
LƯU
TRÚ

BP
KINH
DOANH
ĂN
UỐNG

BP
KỸ
THUẬT

BP
MARKETING


BP
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

BP
NHÂN
LỰC


- Bộ phận quản lý chung.
• Là bộ phận có chức năng hành chính cao nhất về quản lý
khách sạn.
• Lập kế hoạch công tác, thực hiện đôn đốc kiểm tra, chỉ
đạo các bộ phận hoàn thành công việc được giao.
• Phối hợp quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong
khách sạn, thay mặt khách sạn liên hệ với các tổ chức,
cơ quan, khách sạn bên ngoài.
- Bộ phận kinh doanh buồng.
• Thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ buồng ngủ.
• Được chia thành các bộ phận thành phần như: tổ tiền
sảnh, tổ bảo vệ, tổ nhận đặt buồng, tổ buồng, tổ giặt là,
tổ kỹ thuật.
• Công việc của các tổ phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy cần có
sự tổ chức điều phối chặt chẽ.


- Bộ phận kinh doanh ăn uống.

• Kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn
uống tại nhà hàng cho khách.
• Ở các khách sạn lớn, bộ phận này có thể được phân ra
thành nhiều bộ phận nhỏ tùy vào loại nhà hàng, kiểu
quầy uống và hình thức phục vụ.
- Bộ phận kỹ thuật.
• Thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của
khách sạn, cung cấp các điều kiện cần thiết để khách sạn
hoạt động bình thường và bảo đảm chất lượng dịch vụ.
• Công việc chính: lập kế hoạch vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa, đổi mới trang thiết bị của toàn bộ khách sạn.
• Được chia thành các tổ điện, nước, xây dựng


×