Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo tổng kết học phần thực tập di truyền học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT HỌC PHẦN
THỰC TẬP DI TRUYỀN HỌC

BỘ MÔN: SINH HỌC – NHÓM 2
Sinh viên thực hiện:

Trần Chí Linh

Mã số sinh viên: B1303493

Mai Hoàng Long

B1303495

Trần Thị Ngọc Loan

B1303494

Trần Phú Lợi

B1303496

Nguyễn Thị Hồng Lẹ

B1303491

Nguyễn Thành Luân


B1303497

Ngành học: Sinh học, Lớp: KH1394A1, Khoa: Khoa học Tự nhiên
Người hướng dẫn:

ThS. Võ Thị Tú Anh

Mã số cán bộ: 002453

2016


PHẦN 1
GIỚI THIỆU
Di truyền học cũng như học phần thực tập di truyền học là môn học
nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật… Mục tiêu của môn học
là nghiên cứu, tìm hiểu bản chất di truyền của của sinh vật, ảnh hưởng của các
tác nhận ngoại cảnh, vật lý, hóa học đến gen và sự biểu hiện kiểu hình ở đời
con… Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên củng cố các kiến thức lý thuyết
đã học, cũng như nắm vững các thao tác sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. Qua
đó, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với các kỹ thuật cơ bản và áp dụng vào
việc thực hiện một đề tài hoàn chỉnh hay ứng dụng vào thực tiễn đối với các
lĩnh vực có liên quan.
Sau đây nhóm sinh được trình bày kết quả thí nghiệm của những bài
sau:






Kiểm soát biểu hiện gen ở vi khuẩn;
Đặc điểm hình thái và vòng đời của ruồi giấm (Drosophila melanogaster);
Ứng dụng thống kê trong di truyền số lượng;
Kỹ thuật điện di.


PHẦN 2
NỘI DUNG PHÚC TRÌNH NHÓM
Nội dung thực hiện của học phần thực tập di truyền học gồm có 5 bài. Trong
đó bài 1:”” đã được thực hiện và nộp phúc trình từ trước do đó trong bài báo
cáo này nhóm chỉ trình bày kết quả cùa các bài 2, 3, 4 ,5 lần lượt như sau:
Bài 2: Kiểm soát biểu hiện gen ở vi khuẩn
I. Mục đích yêu cầu



Khảo sát sự biểu hiện gen ở tế bào sơ hạch.
Nắm vững các kỹ thuật, thao tác nuôi cấy vi khuẩn.

II. Phương tiện thí nghiệm
1. Vật tư , hóa chất
Dụng cụ thí nghiệm
Đĩa petri, micro pipette, đầu típ xanh, máy lắc, tủ ủ, tủ cấy, nồi khử
trùng, que cấy, cân điện tử…
Hóa chất
Glucose 0,1 M, lactose 0,05 M, K 2HPO4, KH2PO4, (NH4)2SO4, natri
citrate, MgSO4, nước cất, agar, cồn 70o.
2. Mẫu vật
Vi khuẩn E. coli GM 2613 được nuôi cấy trên máy lắc trong môi
trường lỏng có bổ sung 1 mg glucose.

III. Hướng dẫn thực hành
1. Môi trường nuôi cấy
a. Công thức môi trường
Công thức pha 1 lít môi trường tối thiểu (minimal medium)
K2HPO4

9 gram

KH2PO4

2 gram

Natri citrate
(NH4)2SO4
MgSO4.7H2O

0,5 gram
1 gram
0,1 gram


Cho nước vào đến 1 lít, bảo quản ở nhiệt độ phòng.
b. Pha chế môi trường đặc
Mỗi nhóm cần chuẩn bị 200 ml môi trường tối thiểu. Cho môi trường
tối thiểu vào các bình nắp xanh, thêm agar vào để đạt nồng độ 2,5%, mở lỏng
nắp bình và cho vào nồi khử trùng.
Lưu ý: Môi trường tối thiểu pha xong phải khử trùng ngay.
2. Bố trí thí nghiệm
Mỗi nhóm thực hiện 4 nghiệm thức:
Đối chứng: Môi trường đặc có bổ sung:


30 gram TSB/1 lít nước.

A: Môi trường đặc có bổ sung:

Glucose 0,1 M

B: Môi trường đặc có bổ sung:

Glucose 0,05 M + Lactose 0,025 M

C: Môi trường đặc có bổ sung:

Lactose 0.05 M

Khi agar nguội đến khoảng 70 – 80oC cho thêm đường vào môi trường
theo các nghiệm thức trên. Mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần (2 đĩa, 25 ml môi
trường/1 đĩa).
Môi trường được đổ trong tủ hút vô trùng. Khi đổ đĩa chú ý không để
tay quơ trên các đĩa petri đã có môi trường để tránh bị nhiễm.
3. Tiến hành thí nghiệm
Cấy chuyển vi khuẩn từ bình ủ sang các nghiệm thức đối chứng, A, B,
C.
Cho các đĩa petri vào bọc nylon theo từng nồng tổ, cột miệng lại và ủ ở
37oC trong 1 tuần.
Đo khuẩn lạc:
Thời gian: đo vào các giờ cố định trong ngày, 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Cách đo ngẫu nhiên 3 khuẩn lạc (đánh dấu khuẩn lạc và đánh dấu chiều
đo).
Lưu ý: các dụng cụ, môi trường nuôi vi khuẩn phải được khử trùng trước khi

rửa hay bỏ.
IV. Kết quả


Hình 1. Khuẩn lạc E. coli sau một tuần nuôi cấy trên các nghiệm thức
Các khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy không rời do đó không thể xác
định được số lượng khuẩn lạc nhưng dựa vào cảm quan ta có thể thấy số lượng
khuẩn lạc trên nghiệm thức A là nhiều nhất kế đó là nghiệm thức B rồi đến
nghiệm thức C và cuối cùng là mẫu đối chứng. Kết quả nuôi cấy sau 7 ngày
trên 4 nghiệm thức cho thấy trên nghiệm thức đối chứng khuẩn lạc có kích
thước to nhất đạt kích thước trung bình là 9 mm kế đó là ngiện thức C là 6
mm. Riêng đối với nghiệm thức A và B thì kích thước khuẩn lạc ở nghiệm
thức B (4mm) có phần lớn hơn A (3,5 mm) nhưng ở mức độ thống kê 5% thì
sự khác biệt này là không có ý nghĩa.Số liệu được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Kích thước khuẩn lạc E. coli trên 4 nghiệm thức sau 7 ngày nuôi cấy
Nghiệm thức

ĐC

A

B

C


9

3,1


3,7

5,9

Kích thước (mm)

9,1
8,9

3.3
4,1

3,8
4,5

6,1
6

Trung bình (mm)

9a

3,5c

4c

6b

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái theo sau trong cùng một hàng khác nhau sẽ
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Nguyên nhân dẫn đến các kết quả trên có thể là do:
ĐC: Khi cấy vào môi trường không có sẵn các chất dinh dưỡng dễ biến
dưỡng nên khi mới cấy vào thì số lượng E. coli bị chết nhiều, làm cho số
lượng khuẩn lạc ở nghiệm thức này ít hơn so với nghiệm thức B và C. Khi môi
trường không có lactose và glucose (một loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn là
chất biến dưỡng nhanh chống và hiệu quả nhất) thì AMB vòng được sản xuất.
AMB vòng gắn vào và hoạt hóa CAP, sự phiên mã của các operon biến dưỡng
các chất dinh dưỡng tăng lên nhanh chóng làm cho E. coli sinh sản nhanh
chống làm gia tăng mật số vì vậy kích thước khuẩn lạc có kích thước to.
A: khi môi trường có glucose là chất biến dưỡng nhanh chống và hiệu
quả nhất thuận lợi cho sự sống nên khi mới cấy vào tỷ lệ vi khuẩn sống nhiều
làm cho ở nghiệm thức này số lượng khuẩn lạc nhiều hơn. Đồng thời E. coli
không cần phải phiên mả mà chỉ cần sử dụng các chất dinh dưỡng sẳn có do
đó mà ít gia tăng về mật số làm cho kích thước của lạc nhỏ nhất.
B: Khi môi trường có lactose và nồng độ glucose cao hơn thì vi khuẩn
E. coli khi mới cấy vào sẽ có tỷ lệ sống nhiều hơn do có sẵn nguồn chất dinh
dưỡng dễ biến dưỡng làm cho số lượng khuẩn lạc nhiều. Đồng thời, khi môi
trường có lactose và nồng độ glucose cao thì các gen phiên mã, dịch mã ít hoạt
động nên E. coli ít sinh sản nên kích thước khuẩn lạc nhỏ.
C: ở nghiệm thức này trong môi trường không có sẵn glucose nên khi
mới cấy vào môi trường các vi khuẩn E. coli sẽ khó sống nên số lượng khuẩn
lạc tương đối ít hơn các nghiệm thức khác. Trong điều kiện môi trường có
lactose, các phân tử lactose liên kết với các protein ức chế, biến đổi cấu hình
không gian của nó, làm protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành
O, operon họat động, các gen cấu trúc hoạt động tiến hành phiên mã. Tăng
sinh làm gia tăng kích thước khuẩn lạc ở thời gian sau đó.


Hình . Hoạt động của gen khi môi trường có lactose



Bài 4: Ứng dụng thống kê trong di truyền số lượng
I. Mục đích yêu cầu
Biết kỹ thuật thụ phấn cho đậu, tạo các dòng đậu lai.
Biết cách thu mẫu, xác định tình trạng số lượng cần ghi nhận, dùng
thống kê đơn giản để so sánh sự khác biệt giữa các dòng đậu đũa.
II. Phương tiện thí nghiệm
Hạt của 2 giống đũa Hồng Điểm trắng và đỏ.
Kéo nhỏ, cọ, dĩa petri, băng keo trong, cân, thước, lọ thủy tinh nhỏ.
III. Hướng dẫn thực hành
1. Trồng đậu
Thời gian: trước khi thực hành 40 ngày.
Bố trí thí nghiệm:
Mỗi tổ trồng 2 luống đậu: 1 luống đậu trắng, 1 luống đậu đỏ. Hai luống
kề cách nhau ít nhất 1,5 m, trên cùng một luống 2 vị trí trồng đậu liền kề cách
nhau khoảng 20 cm.
Các thành viên trong tổ phân công tưới nước mỗi ngày.
Khi đậu ra 2 lá thì tưới phân urê 2 lần/tuần, sau 1 tuần rải thêm NPK ở
khoảng giữa 2 cây đậu liền kề trên 1 luống. Khi đậu bắt đầu ra hoa thì không
tưới phân urê, chỉ cần rải phân NPK.
Sau khi trồng khoàng 2 tuần thì bắt đầu làm giàn cho đậu leo.
2. Thụ phấn
Khoảng 5 tuần sau khi trồng, đậu bắt đầu ra hoa.
Khử nhị đực: chiều hôm trước khi thụ phấn, tiến hành khử nhị đực ở
các nụ hoa cái: tách bỏ các cánh hoa, cắt ngang mỏ két bao lấy nhị và nhụy,
sau đó dùng kéo cắt bỏ hoàn toàn các bao phấn của hoa. Sau khi khử nhị đực
xong chụp mỏ két lên nhụy như cũ.
Chú ý: chọn hoa vừa chín để tiến hành hôm sau thụ phấn. Thao tác phải
nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nhụy.
Thụ phấn:



Nên tiến hành lúc sáng sớm.
Chọn các hoa nở to, nhị chín (khi chấm phấn tung và lòng bàn tay).
Cách tiến hành: mở mỏ két của hoa cái ra, chấm phấn từ hoa của cây
đực lên nướm hoa cái (có thể dùng cọ để chấm phấn hay dùng trực tiếp nhị
của hoa đực (tránh làm tổn thương nướm). Sau khi thụ xong chụp mỏ két lên
nướm lại như cũ. Ghi nhận lại cẩn thận các thông tin: cây cha, mẹ, ngày lai,
người thực hiện lai, đánh số thứ tự hoa được thụ, dán lên hoa và ghi nhận vào
sổ thí nghiệm.
Lưu ý: mỗi sinh viên đều phải thực hiện thao tác thụ phấn.
3. Thu mẫu và ghi nhận số liệu
Thu mẫu: mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 10 trái đậu/loại (đậu đỏ, trắng,
trắng lai hoặc đỏ lai)với kích thước và độ tuổi tương đối đồng đều.
Chú ý: ghi nhận số lượng trái hái ở từng cây, không để lẫn lộn trái – hạt
của đậu lai với đậu tự thụ. Ghi nhận số liệu của các trái đậu lai ở từng cây.
Các thành viên trong tổ thảo luận các tính trạng số lượng cần ghi nhận
để so sánh sự khác biệt giữa 2 giống đậu trên.
4. Xử lý số liệu
So sánh các giá trị trung bình của các tính trạng số lượng thu được,
nhận xét màu sắc hạt lai và hạt tự thụ.
IV. Kết quả
Qua thực hiện thí nghiệm kết quả thu được cho kiểu hình về màu sắc
của các giống đậu đều có màu đen giống nhau nên ở đây các so sánh tập trung
vào chiều dài trái, số lượng hạt, hạt lép cũng như độ nhăn hạt của mỗi loại
đậu.
Bảng 2. Chiều dài trái và số hạt đậu trung bình của mỗi nghiệm thức:
Nghiệm thức

Trắng


Trắng lai

Đen

Đen lai

Chiều dài trung bình (cm)

63,55a

48,00c

58,45b

49,10c

Số hạt trung bình (cm)

17,00a

14,00ab

16,00ab

13,00b

Ghi chú: Các giá trị có chữ cái theo sau trong cùng một hàng khác
nhau sẽ khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.



Hình 2. Đậu tươi và đậu khô
Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy rằng chiều dài mỗi loại đậu là khác
nhau. Đậu trắng (63,55 cm) dài nhất rồi đến đậu đen (58,45 cm). Riêng đậu
trắng lai (48,00 cm) có ngắn hơn đậu đen lai (49,10 cm) nhưng so về mặt
thống kê 5% là khác biệt không ý nghĩa.


Hình 2. Trái đậu ở 4 nghiệm thức theo thứ tự từ trái sang phải là: trắng lai,
trắng, đen lai, đen.
Khi so sánh về số lượng hạt ở từng nghiệm thức, đậu trắng cho số
lượng hạt nhiều nhất sắp sĩ là 17 hạt và đậu đen lai cho số hạt là ít nhất sắp sĩ
13 hạt. Nhận thấy, khi lai 2 giống đậu với nhau trái tạo ra có chiều dài ngắn
hơn đậu bình thường và cho số hạt cũng ít hơn. Hạt đậu lai tạo ra, thường có
nhiều hạt lép.


Hình 3. Đậu trắng lai cho hạt đậu lép
Khi so sánh về độ nhăn của các dòng đậu nhận thấy đậu trắng lai cho
hạt đậu nhăn nhiều nhất, đậu đen lai cho hạt đậu nhăn ít hơn, đậu trắng cho hạt
nhăn hơn đậu đen nhưng không bằng các giống đậu lai. Chỉ tiêu này rất khó
quan sát.


Hình . So sánh độ nhăn của các nghiệm thức đậu lai và không


Bài 5: Kỹ thuật điện di
I. Mục đích yêu cầu
Biết cách sử dụng thiết bị dung trong sinhh học phân tử như

micropipette, thiết bị điện di.
Biết được nguyên tắc hoạt động của phương pháp điện di.
II. Phương tiện thí nghiệm
1. Hóa chất
Mẫu 1: Trypan blue
Mẫu 2: Xanh metylen
Mẫu 3: Chất A
Mẫu 4: Giemsa
Mẫu 5: Carmin
Agar, dung dịch đệm 1 (50X), dung dịch đệm 2 (NaCl) (50X),
glycerol ,nước cất.
2. Thiết bị
Ống đong 250 ml và 1000 ml, bếp điện, 3 loại micropipette, eppendorf,
bộ nguồn + bộ điện di + lược (12 giếng), máy vortex.
III. Hướng dẫn thực hành
1. Nguyên tắc điện di
Kỹ thuật điện di có thể tách riêng các phân tử khác nhau trong hỗn hợp.
Kỹ thuật này được sử dụng để phân tích các acid nucleic và protein.
Để hiểu được nguyên tác của điện di ta phải trả lời các câu hỏi sau đây:
Trong một điện trường, vận tốc các phân tử nằm trong pha lỏng di chuyển về
diện cực trái dấu tùy thuộc vào các yếu tố nào?
− Các phân tử acid nucleic tích điện âm đồng đều trên khắp bề mặt nên khi chịu
tác dụng của điện trường thì chúng sẽ di chuyển về cực dương của điện
trường. Phương pháp điện di các acid nucleic sử dụng aragose tạo môi trường
bán rắn (bản gel) đặt trong điện trường, các phân tử cần phân tích sẽ di chuyển
trong bản gel. Như vậy tính linh động của phân tử trong bản gel phụ thuộc vào



các yếu tố nào? Tại sao thực hiện phương pháp điện di chúng ta phải chọn

nồng độ agarose thích hợp để tạo bản gel?
− Để phát hiện các đoạn phân tử acid nucleic trên gel agarose người ta dung chất
nhuộm (ethidium bromide). Cấu trúc phân tử trong các mẫu thí nghiệm này
thích hợp với phương pháp điện di tương tự như các phân tử acid nucleic
2. Nguyên tác sử dụng micropipette:
Đây là dụng cụ khá đắt tiền và rất dễ bị hư do đó chúng ta cần chú ý khi
sử dụng








Chọn micropipette thích hợp (thể tích cần lấy nằm trong thể tích cho phép của
micropipette)
Điểu chỉnh thể tích mong muốn
Gắn típ vào đầu micropipette, không được cầm vào típ cũng như không để típ
đụng vào các vật dụng chung quanh.
Có hai vị trí dừng khi ấn micropipette
Ấn đến vị trí dừng thứ nhất, đưa típ vào dung dịch cần lấy, nhã ra từ từ
Để bơm hóa chất đã lấy ra ấn micropipette từ từ đến vị trí dừng thứ nhất, sau
đó ấn tiếp tục đến vị trí dừng thứ hai.
Đẩy típ ra.
Chú ý:








Không lấy thể tích dung dịch vượt quá thể tích cho phép của micropipette
Khi típ có chứa dung dịch, không để dốc ngược micropipette
Không hút hóa chất khi micropipette không mang típ
Khi hút hóa chất nên để típ sâu dưới bề mặt chất lỏng
Khi hút các loại dung dịch khác nhau cần để thay típ để tránh làm nhiễm
các hóa chất hoạt mẫu
3. Cách tiến hành
a. Đổ gel
Pha 150 ml gel 1,5% agarose bằng dung dịch đệm 1(1X)
Làm tan bằng nhiệt
Chuẩn bị bản gel (khuôn)
Đổ agar lỏng (khoảng 50-600C) vào khuôn
Sau khi gel đặc hoàn toàn tháo lược
Dặt bản gel theo đúng chiều điện di. Các giếng cần đặt gần điện cực
đen (-) hay đỏ (+). Tại sao?


Làm đầy buồng điện di (đến vạch full line) bằng dung dịch đệm 2(1X).
b. Cho mẫu vào giếng điện di
Cho 10 μL mẫu và 2μL glycerol vào eppendorf, hòa tan bằng máy
vortex. Tại sao phải pha mẫu với glycerol?
Bơm mẫu vào giếng theo thứ tự. Chú ý cách sử dụng micropipette và
thao tác trong quá trình bơm mẫu để tránh làm rách giếng, hoặc làm tràn mẫu
ra ngoài giếng.
Đậy nắp buồng điện di, nối với nguồn. Điện di ở cường độ 90V trong
90 phút.


IV. Kết quả

Ta có thể quan sát bằng mắt thường thấy hỗn hợp mẫu trong giếng điện
di dịch chuyển chậm từ cực âm sang cực dương.
Trong tất cả 5 hỗn hợp mẫu có 2 mẫu điện di thành công (mẫu dịch chuyển
hoàn toàn )
Đối với các mẫu thành công sẽ cho ra các vạch màu riêng biệt.
Lưu ý:


1. Trong một điện trường, vận tốc các phân tử và tính linh động của phân tử
nằm trong pha lỏng di chuyển về diện cực trái dấu tùy thuộc vào các yếu tố :
Kích thước, cấu hình phân tử, nồng độ gel, lực điện trường...
2. Các phân tử có kích thước khác nhau dịch chuyển ở các tốc đô k ̣ hác nhau
qua các bản gel chứa các nồng đô a ̣ garose khác nhau, nên tùy vào loại nào
chúng ta phải chọn nồng độ agarose cho thích hợp.
3. Các loại gel được sử dụng trong kỹ thuật điện di: agarose. Polyacrylamide,

4. Chất nhuộm chung với AND để tạo màu xác định là loading dye
5. Bỏ bản gel vào dung dịch nhuộm EtBr (Ethidium bromide) để tạo bang
phát quang.


PHẦN 3
NỘI DUNG PHÚC TRÌNH CÁ NHÂN
Câu 1: Ứng dụng của môn TT. Di truyền học trong thực tế?
Câu 2: Đề xuất hướng nghiên cứu những ứng dụng trên, việc nghiên
cứu đó có dem lại hạnh phúc cho ai không?
1.Trần Chí Linh – B1303493
Thông qua học phần thực tập di truyền học đã phần nào giúp cho sinh

viên tiếp cận thực tế nhiều hơn với phòng thí nghiệm cũng như các thí nghiệm
cơ bản trong Sinh học. Từ đó giúp cho sinh viên biết xử dụng các thiết bị dụng
cụ trong phòng thí nghiệm như: Micro pipette, nồi khử trùng, tủ cấy… Không
những vậy các bài thực tập trong học phần này còn giúp cho sinh viên ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế như:
Ở bài 1: Kiểm tra được chất lượng tinh trùng cũng như nhận dạng được
những loại tinh trùng nào là bình thường hay dị tật từ đó có thể cải thiện được
chất lượng sinh sản cho vật nuôi, kể cả con người.
Ở bài 2: Từ việc thực hiện thí nghiệm “kiểm soát biểu hiện gen ở vi
khuẩn” giúp sinh viên nắm vững các kỹ thuật , thao tác nuôi cấy vi khuẩn sau
này khi làm việc trong các phòng vi sinh, hiểu rõ hơn về sự kiểm soát biểu
hiện gen ở tế bào sơ hạch ứng dụng trong giảng dạy. Ngoài ra,có thể nghiên
cứu sự biểu hiện gen trên đối tượng vật nuôi và cây trồng để mang lại hiệu
quả, năng suất cao trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
Ở bài 3: Từ việc quan sát hình thái và vòng đời của ruồi Giấm gây đột
biến sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về đột biến cũng như tác nhân gây
đột biến, ứng dụng vào trong việc phòng tránh các tác nhân gây đột biến có
hại. Không chỉ vậy, việc ứng dụng đột biến vào công tác chọn tạo giống, tạo ra
những giống vật nuôi, cây trồng mới, làm da dạng nguồn sinh vật nước nhà.
Ở bài 4: Kỹ thuật điện di giúp cho sinh viên biết được thao tác cơ bản
để có thể định danh một loài nào đó cũng như những kiến thức cơ bản để làm
việc trong các phòng các phòng thí nghiệm sinh học phân tử, các bệnh viện
trong vai trò xét nghiệm DNA của cha mẹ với con cái, xác nhận người thân…


Ở bài 5: Thông qua việc thực hiện các phép lai trên đậu có thể giúp ta
nâng cao kỹ thuật thụ phấn cho cây trồng, từ đó có thể áp dụng vào trong việc
lai tạo các giống cây mang lại hiệu quả cao, kiểu hình đẹp.
Các hướng nghiên cứu sau khi thực hiện các thí nghiệm trong học phần
thực tập di truyền:

Gây đột biến, tổn thương trên ruồi giấm bằng các tác nhân vật lý như
tia UV hoặc hóa học rồi sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để điều trị.
Thực hiện gây đột biến bằng tia X, tia UV… trên một cụm callus của
một loài hoa có giá trị kinh tế cao để tạo nên giống mới.
Thực hiện thao tác thụ phấn giữa các loài lan đẹp để tạo ra những kiểu
hình mới hấp dẫn hơn.
Các hướng nghiên cứu trên sẽ mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người,
cụ thể là những người mắc bệnh ung thư, các bà con nông dân…
2. Trần Phú Lợi – B1303496

Môn TT.di truyền cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành duy
truyền học, giúp cho những nghiên cứu của chúng ta trong tương lai trong các
lĩnh vực như: y học, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, có thể dựa vào các đặc
điểm để biết được hướng tiến hoá của sinh vật,…
Bài 1: Giúp chúng ta biết những thao tác cơ bản để làm tiêu bảng quang
sát hình dạng và số lượng giao tử động vật ( tinh trùng). Giúp chúng ta phân
biệt được tinh trùng bình thường, và tinh trùng kỳ hình. Từ đó giúp ta lựa chọn
được nguồn giống tốt trong thực tế. Biết các thao tác cơ bản trong việc làm
tiêu bản và đếm số lượng của chúng trong một đơn vị thể tích tinh dịch.
Bài 2: Giúp ta biết được sự biểu hiện gen của vi khuẩn phụ thuộc vào
các điều kiện bên ngoài, giúp ta trong việc nuôi cấy chúng tuỳ vào mục đích
nghiên cứu. Ngoài ra, chúng ta hiểu sơ lược về cách cấy vi khuẩn vào môi
trường, phục vụ cho những nghiên cứu sao này của chúng ta. Chúng ta có thể
nuôi những giống vi khuẩn mới trong tương lai để tìm ra lợi ích cũng như
điểm nguy hại của từng loài. giúp đở trong lĩnh vực y học,…
Bài 3: Giúp chúng ta biết được vòng đời của một loài sinh vật ( ruồi
giấm), biết cách xây dựng nghiệm thức thí nghiệm và gây đột biến ở mẫu,
cũng như cách lấy số liệu. Giúp chúng ta trông việc lai tạo, gây đột biến để tạo



ra giống mới có sự biểu hiện tính trạng tốt hơn giống củ hoặc có những phẩm
chất tốt thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong tương lai.
Bài 4: giúp chúng ta biết được kỹ thuật lai giống ở cây đậu, bố trí thí
nghiệm, thu mẫu, ghi nhận kết quả và sử lý số liệu, giúp ít cho việc làm luận
văn sau này. Ngoài ra còn cung cấp một cách khái quát về phương pháp lai tạo
giống mới, chúng ta có thể xác định một cách sơ lược những tính trạng sẽ
được tạo ra trong thế hệ con. ứng dụng trong lai tạo những giống mới có các
tính trạng tốt.
Bài 5: giúp chúng ta biết sơ lược về kỹ thuật điện di. Góp phần cho sau
này thực hiện việc định danh các loài sinh vật, khi làm các đề tài liên quang
đến phân loại, hoặc tiễn chọn giống tốt.
Trong việc chọn tạo giống mới chúng ta có thể gây đột biến để tạo ra
những giống cây chịu được hạn, mặn. để trồng ở những nơi bị biến đổi khí hậu
ảnh hưởng,
Chúng ta có thể ứng dụng biện pháp điện di trong qui trình để định
danh giống mới, hoặc giống có giá trị ứng dụng cao.
Chúng ta có thể nghiên cứu về nguồn góc của các loài sinh vật để biết
được nguyên nhân gây ra sự tiến hoá của các loài, và hướng tiến hoá của các
loài, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về sinh giới. Tìm ra được điểm
chung của các loài, góp phần dự đoán tương lai nhân loại. phục sinh những
loài đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Các nghiên cứu trên sẽ đem lại lợi ích cho con người, giúp chúng ta
sinh tồn trong sinh giới đang biến đổi. Làm đa dạng thêm số lượng loài trong
sinh giới. Chúng ta dự đoán được tương lai, giúp chúng ta trong việc thay đổi
hành động làm hại thiên nhiên làm cho tuổi thọ của trái đất được kéo dài, giảm
bớt sự tuyệt chủng của các loài.
3. Nguyễn Thị Hồng Lẹ – B1303491
Từ các hiểu biết về môn học này ta có thể ứng dụng sau:
Kiểm soát các biểu hiện gen ở vi khuẩn hỗ trợ cho các nghiên cứu về bệnh ung
thư hay một số bệnh lien quan.

− Gây đột biến ở ruồi giấm nhằm tạo ra các chủng ruồi đột biến ứng dụng trong
các thí nghiệm khoa học.





Kỹ thuật thụ phấn ứng dụng trong nông nghiệp tạo ra các giống lai có giá trị
sản lượng cao …..
Từ các ứng dụng này ta có thế mở rộng hơn nữa về các nghiên cứu như:



Tạo các giống cây trồng kháng sâu bệnh thống qua kỹ thuật đột biến UV.
− Các nghiên cứu này mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, các nghiên cứu
tương lai mang lại lợi ích cho thế hệ trẻ.
4. Nguyễn Thành Luân – B1303497
Những ứng dụng của môn TT. Di truyền vào thực tế:









Dựa vào điện di ta có thể định danh một loài qua gene.
Có thể gây đột biến ở sinh vật bậc thấp để tạo ra những loài ưu việt biến đổi
gene.

Kiểm tra tính kháng và sự thích nghi của sinh vật trên môi trường để chọn
giống thích nghi cao với môi trường như: mặn, phèn, khô hạn…
Lai các dòng để tạo ra các dòng mới cho năng suất cao hơn hoặc tìm hiểu kiểu
gene của giống bố mẹ.
Xét nghiệm DNA để kiểm tra quan hệ huyết thống và xác định hung thủ gây
án trong khoa học hình sự.
Xét nghiệm để biết các bệnh di truyền tiềm ẩn có nguy cơ truyền sang con.
Tạo các dòng thuần bằng cách lai phân tích.
Đề xuất và lợi ích:



“Chỉ cần” nghiên cứu sâu hơn về những cây lương thực cần thiết để tạo ra
những giống cây năng suất cao, kháng mặn, kháng sâu bệnh… cung cấp cho
nhu cầu cấp thiết hiện nay. Điều này giúp cho các gia đình nhà nông đỡ cơ
hàn, các nước nghèo, đất xấu có đủ lương thực dùng.
Có lẽ nghiên cứu trên sẽ mang lại hạnh phúc cho một số người. Có
nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng theo định nghĩa triết học:
hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một
nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
Với một số người nghèo, hạnh phúc của họ như là người phụ nữa trong
“Chiếc thuyền ngoài xa”: “hạnh phúc chỉ giản đơn là được nhìn thấy những
đứa con của bà được ăn no mỗi ngày.” Hoặc họ sẽ chẳng hạnh phúc vì họ
không biết thỏa mãn những gì mình có, được ăn no sẽ mong được mặc đẹp,
được mặc đẹp sẽ mong được… được nhiều thứ khác hơn nữa, chẳng bao giờ là
thỏa mãn.


Đối với các nhà nghiên cứu di truyền, hạnh phúc lớn nhất của họ như
Karl Marx nói: “Người hạnh phúc nhất là người mang đến hạnh phúc cho

nhiều người nhất.” Bởi những nhà nghiên cứu tự hào rằng “tất cả sức ta, tất cả
cuộc đời ta, ta đều đem cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại…” (Trích Thép đã tôi
thế đấy). Thật vậy, những cống hiến to lớn của các nhà nghiên cứu di truyền
có lẽ đã mang đến hạnh phúc cho nhiều người. Nhưng có lẽ họ cũng chẳng
thỏa mãn gì mấy bởi họ luôn muốn hoàn thiện, phát triển, mở rộng công trình
nghiên cứu của mình hơn nữa, nghiên cứu nhiều hơn nữa, chẳng bao giờ là
thỏa mãn.
Tóm lại chỉ cần nghiên cứu theo đề xuất trên là ta đã thỏa mãn một phần về
nhu cầu cuộc sống cho một phần loài người.

5. Trần Thị Ngọc Loan – B1303494
Ứng dụng của môn thực tập di truyền vào thực tế:
- Việc quan sát, nhận diện tinh trùng bình thường và tinh trùng kì hình góp
phần quan trọng trong công tác chọn tạo giống vật nuôi.
- Qua việc gây đột biến ở ruồi giấm bằng tia UV ở những khoảng thời gian
khác nhau giúp chúng ta xác định được thời gian tối thiểu cần thiết để có thể
gây nên đột biến ở những cá thể này. Mặt khác, việc sử dụng những tác nhân
gây đột biến như tia UV hay những chất hóa học để gây đột biến trên các loài
vật nuôi hay cây trồng cũng là một trong những hướng nghiên cứu đang được
quan tâm trong việc cải tạo giống mới . Ví dụ: gây đột biến để tạo những dòng
hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau.
- Những thao tác trong bài thực hành về ứng dụng thống kê trong di truyền số
lượng giúp ích cho sinh viên trong việc làm Luận văn tốt nghiệp sau này như:
cách bố trí thí nghiệm, thu mẫu, lấy số liệu và xử lí số liệu.Bên cạnh đó, những
thí nghiệm về lai giữa hai giống đậu trắng và đậu đen có ý nghĩa quan trọng
trong công tác tạo giống mới, cho năng suất cao .
- Qua bài kĩ thuật điện di giúp sinh viên nắm được phần nào những nguyên tắc
cơ bản cần thiết khi điện di, giúp ích trong các thí nghiệm về tinh sạch DNA
qua đó có thể phát hiện hiện bệnh trên vật nuôi , cây trồng và kể cả con người.
Từ những ứng dụng trên cần có những hướng nghiên cứu sâu hơn nhằm mang

lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho con người:


- Gây đột biến ở nhiều đối tượng vật nuôi và cây trồng nhằm tạo ra những
giống mới mang lại năng suất cao, có thể thích nghi tốt ở nhiều môi trường
khác nhau như tạo giống cây chịu mặn, chịu hạn,kháng sâu bệnh,..
- Tạo ưu thế lai.
Những nghiên cứu này tùy vào mục đích khác nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho
những đối tượng khác nhau. Suy cho cùng hạnh phúc của con người vẫn là
đích chính của nghiên cứu khoa học.


Phụ lục
Bài 2: Kiểm soát sự biểu hiện gen ở vi khuẩn
One-way ANOVA: Kích thước khuẩn lạc (mm) với 4 nghiệm thức sau 7 ngày
nuôi cấy
Source

DF

SS

MS

F

P

Nghiệm thức 3 56.063 18.688 152.55 0.000
Error


8 0.980 0.122

Total

11 57.042

S = 0.35 R-Sq = 98.28% R-Sq(adj) = 97.64%

Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N

Mean StDev -----+---------+---------+---------+----

A

3 3.5000 0.5292 (--*-)

B

3 4.0000 0.4359

C

3 6.0000 0.1000

ĐC

(-*-)

(-*-)

3 9.0000 0.1000

(-*-)

-----+---------+---------+---------+---4.0

6.0

8.0

10.0

Pooled StDev = 0.3500

Grouping Information Using Tukey Method

Nghiệm
thức

N

Mean Grouping

ĐC

3 9.0000 A

C


3 6.0000

B

B

3 4.0000

C

A

3 3.5000

C

Meansthat do not share a letter are significantly different.


Bài 4: Ứng dụng thống kê trong di truyền số lượng
One-way ANOVA: Chiều dài trái (cm) versus Nghiệm thức

Source

DF

SS

MS


F

P

Nghiệm thức 3 1639.0 546.3 24.84 0.000
Error

35 769.9 22.0

Total

38 2408.9

S = 4.690 R-Sq = 68.04% R-Sq(adj) = 65.30%

Level

N

Đen

10 58.450 4.963

Trắng lai

Mean StDev

10 48.000 4.848


Đen lai

10 49.100 4.402

Trắng

10 63.550 4.543

Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level

-----+---------+---------+---------+----

Đen
Trắng lai

(----*----)
(----*----)

Đen lai

(----*----)

Trắng

(----*----)
-----+---------+---------+---------+---48.0

54.0


60.0

66.0

Pooled StDev = 4.690

Grouping Information Using Fisher Method

Nghiệm thức
Trắng

N

Mean Grouping

10 63.550 A


×