Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

SKKN văn hóa việt nam TK x XIX – những thành tựu và sự giao thoa với văn hóa nhân loại, kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương ( phần lịch sử việt nam lớp 10 chuyên )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định
--------------------SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
CHUYÊN ĐỀ

Văn hóa Việt Nam Thế kỷ X-XIX
- Những thành tựu
- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại
- Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương
Mục tiêu:
- Dạy học sinh chuyên Sử
- Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Giảng dạy Lịch sử địa phương

Tác giả:
Trần Thị Kim Oanh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Lịch sử
Chức vụ:
Tổ trưởng tổ Sử - Địa – GDCD
Nơi công tác : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
Nam định, tháng 5 năm 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
CHUYÊN ĐỀ


Văn hóa Việt Nam TK X-XIX
- Những thành tựu
- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại
- Kết hợp giảng dạy lịch sử địa phương
( Phần lịch sử Việt Nam - Lớp 10 Chuyên )
Mục tiêu:
-Dạy học sinh chuyên Sử
-Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Giảng dạy Lịch sử địa phương
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :
Giảng dạy cho học sinh khối chuyên Sử dự thi học sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia
Giảng dạy Lịch sử địa phương cho học sinh chuyên và đại trà khối 10, 11

3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ năm 2007 đến nay
4. Tác giả :
Họ và tên : Trần Thị Kim Oanh
Năm sinh : 1964
Nơi thường trú : 11B/ 9 Gốc Mít 1 Vị Xuyên – Nam Định
Trình độ chuyên môn : Cử nhân sư phạm Lịch sử
Chức vụ công tác : Nhóm trưởng nhóm Sử
Tổ trưởng tổ Sử - Đia – GDCD
Nơi làm việc : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Địa chỉ liên hệ : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
76 Vị Xuyên – Nam định
2


Điện thoại : 0902141696

5. Đồng tác giả : Không

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Địa chỉ : 76 Vị xuyên – Nam định
Điện thoại : 0350 3640297

3


I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Đã nhiều năm nay, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có nhiều học
sinh tham dự thi học sinh giỏi Tỉnh và Quốc gia đạt nhiều giải cao, tỉ lệ đỗ vào
các trường Đại học cũng cao. Môn Lịch sử cũng có sự đóng góp sức mình trong
đó.
Bộ giáo dục chưa có giáo trình riêng cho môn chuyên. Vì vậy giáo viên
dạy chuyên phải tự biên soạn bài giảng cho lớp chuyên dựa trên tài liệu sách
giáo khoa Nâng cao và các tài liệu tham khảo. Là một giáo viên dạy môn Lịch
sử của trường, tôi luôn có ý thức giảng dạy tốt và góp phần viết chuyên đề để
giảng dạy cho học sinh chuyên
Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm, ý kiến riêng thông qua việc giảng dạy
chuyên đề
Văn hóa Việt Nam TK X-XIX – những thành tựu và sự giao thoa với văn
hóa nhân loại, kết hợp giảng dạy Lịch sử địa phương
( Phần lịch sử Việt Nam - Lớp 10 Chuyên )
để phục vụ cho vấn đề dạy môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi thi Tỉnh ,
Quốc gia, giảng dạy Lịch sử địa phương
II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến :
Bản thân và các đồng nghiệp tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi, luyện thi
Đại học môn Lịch sử thấy đây là 1 việc làm khó khăn, cần có sự nỗ lực, kiên trì
của cả thầy và trò.
Phần kiến thức và kĩ năng đều do các giáo viên tự tập hợp và biên soạn

để bồi dưỡng cho học sinh . Tôi thấy việc soạn giảng chuyên đề để bồi dưỡng
HSG và ôn luyện thi Đại học là 1 việc làm hết sức cần thiết. Để học sinh nắm
vững kiến thức hơn và vận dụng vào quá trình làm bài một cánh nhuần nhuyễn,
tôi soạn chuyên đề này dưới hình thức hệ thống các vấn đề và những câu hỏi, bài
tập, kết hợp với liên hệ thực tế ở địa phương
III. Các giải pháp thực hiện:
4


Chuyên đề này gồm các vấn đề sau :
- Thành tựu văn hóa TK X – XIX
- Sự giao thoa với văn hóa nhân loại
- Liên hệ sử địa phương
1. Về mặt kiến thức:
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu được những điều cơ bản nhất
về: Văn hóa, văn minh, những thành tựu …
2. Về mặt tư tưởng:
Trên cơ sở kiến thức cụ thể của chuyên đề, giáo viên giáo dục cho học
sinh:
Thấy giá trị của văn hóa truyền thống, nền Văn minh Đại Việt. Học sinh
thêm yêu và tự hào về dân tộc, đất nước, quê hương mình
Liên hệ ngày nay: Sự nghiệp của thế hệ trẻ chúng ta là xây dựng và bảo vệ
tổ quốc XHCN. Phải biết vượt khó học tập và vươn lên. Thế hệ trẻ giữ gìn bản
sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Hòa nhập không hòa tan
3. Về mặt phương pháp:
Thông qua các giờ giảng trên lớp của giáo viên và việc học bài, làm bài tập
của học sinh, học sinh phải biết:
 Chọn lọc sự kiện tiêu biểu trong hệ thống các sự kiện.
 Biết hệ thống sự kiện.
 Biết so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện để tìm ra bản chất của sự kiện.

 Trên cơ sở đó giáo viên rèn kỹ năng làm bài cho học sinh ( ra đề, yêu cầu
phân tích để thấy được trọng tâm của đề, phạm vi kiến thức, phân bố thời
gian cho hợp lý, định lượng kiến thức cần dùng ...)
 Học sinh phải biết phân tích các vấn đề lịch sử để đánh giá, kết luận.
 Phải biết so sánh, liên hệ
4. Tổng hợp kiến thức, rèn kĩ năng và luyện đề.
5


Trên cơ sở kiến thức cơ bản, tôi nâng lên thành những vấn đề mang
tính chất khái quát để giúp học sinh giải quyết những đề thi của học sinh trong
các kì thi Học sinh giỏi. .
Tôi hướng dẫn cho học sinh phân tích đề, lập dàn ý và tập viết.
Quá trình cho học sinh làm bài tập là quá trình củng cố kiến thức và rèn
kỹ năng cho học sinh. Công việc này đối với học sinh giỏi là rất quan trọng vì
yêu cầu viết đối với các em rất cao.
5. Hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức và liên hệ.
Từ những vấn đề trong phạm vi của chuyên đề, tôi hướng dẫn học sinh
mở rộng, liên kết với các phần kiến thức khác có liên quan.
6. Bài tập củng cố kiến thức, phát huy vai trò của học sinh.
Ngoài dạng bài tập viết, tôi còn tổ chức cho học sinh hội thảo.
Hằng năm chúng tôi kết hợp với PHHS tổ chức cho học sinh đi tham quan
trải nghiệm những di tích lịch sử. Sau đó hướng dẫn học sinh viết thu
hoạch và hội thảo.
7. Sau đây tôi trình bày phần nội dung :

Hệ thống kiến thức theo chuyên đề:
THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ
THẾ KỶ X ĐẾN XIX
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên

ngôi vua, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc, đồng thời khôi phục
lại nền văn hóa Việt cổ từ thời Văn Lang - Âu Lạc. Nói như sử cũ “nối lại quốc
thống của Hùng Vương”. Qua 1.000 năm Bắc thuộc tiếp biến văn hóa Hán cùng
với sự tiếp biến nền văn hóa Ấn Độ từ ngàn xưa giống như bao quốc gia Đông
Nam Á khác, cùng với các nền văn hóa bên cạnh khác như: Chăm Pa, Chân Lạp,
6


… Một nghìn năm lịch sử trôi qua (thế kỷ X - XIX) nhân dân ta với sự cần cù
trong lao động, sự hăng hái tiếp thu học hỏi cùng với sự sáng tạo, nhân dân ta
không chỉ gặt hái được những thành tựu trong chính trị, thành tựu trong kinh tế,
đánh thắng bao kẻ thù hùng mạnh mà còn xây dựng được một nền văn hóa rực
rỡ với bao thành tựu sống mãi cùng dân tộc.
Đầu tiên trong lĩnh vực tôn giáo thì chúng ta phải kể đến sự tồn tại và
cùng phát triển rực rỡ của ba tôn giáo du nhập từ bên ngoài là Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian như tục thờ Mẫu, thờ ông bà, tổ tiên,
những người có công với làng với nước.
Từ thời kỳ đầu của chế độ phong kiến dưới các triều đại Đinh – Tiền Lê,
Lý, Trần thì Phật giáo rất phát triển và được coi là Quốc giáo. Hầu hết các vua
Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh tông, Nhân Tông, Thần Tông) đều sùng bái
Phật, sai xây dựng Chùa, Tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách
Phật, … Như năm 1031 vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở
các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc, tôn thất đã quy y đầu Phật.
Đặc biệt vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng đi tu ở Yên Tử lập nên
thiền phái Trúc Lâm và đã được các đệ tử của người là Pháp Loa và Huyền
Quang phát triển .Thiền phái này lấy sự gắn liền giữa ‘tâm’’ và ‘phật’’, phật ở
trong lòng làm hạt nhân. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các
chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc,
Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã
được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo

đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho
đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người
ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa
chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”. Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư
tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội. Có thể kể các
nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,
Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang …
7


Nho giáo ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập và làm công cụ
thống trị nhân dân về tư tưởng của phong kiến phương Bắc. Du nhập vào nước
ta từ thời Bắc thuộc và đã được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng
Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ đó Nho giáo đã dần dần phát triển và trong sự lụi
tàn của Phật giáo nước ta cuối thời Lý Trần thì Nho giáo đã nhanh chóng phát
triển. Đến thời Lê sơ nhờ các chính sách hạn chế Phật giáo đẩy cao Nho học nên
Nho giáo đã vươn lên vị trí độc tôn trong xã hội, là tư tưởng chính thống của
giai cấp thống trị. Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đề cao Nho học. Vua Lê
Thánh Tông đã cho viết 24 giáo huấn để quan địa phương đọc cho nhân dân
nghe nhằm phổ cập Nho giáo trong nhân dân. Trong giáo dục và thi cử, Nho
giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng
bia tiến sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học trong Văn Miếu Quốc
Tử Giám .
Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục
thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển
và khuyến khích. Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái,
rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền
thuyết hóa và tôn vinh. Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên
các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội tràng. Hình tượng Phật Mẫu Man
nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi.

Do chữ Hán cũng du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và xuất phát từ
nhu cầu cấp thiết xây dựng đất nước và đẩy mạnh giáo dục nên chữ Hán đã trở
thành chữ viết chính thức của dân tộc.Việc thi cử,mọi giấy tờ hành chính...đều
dùng chữ Hán. Và cũng từ nền tảng chữ Hán mà người Việt đã sáng tạo ra chữ
Nôm. Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ
của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai. Như vậy chúng ta thấy được rằng
chữ Hán đã bị Việt hoá thành chữ viết của dân tộc.
Cùng với quá trình truyền đạo thì các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra
chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến ngày nay trên cơ sở bảng chữ cái latinh. Tuy
nhiên thời kì này thì chữ quốc ngữ chỉ được dùng trong bộ phận giáo dân và chỉ
8


để truyền kinh. Loại chữ này có tính ưu việt hơn chữ Hán rất nhiều như dễ hoc
dễ viết nên dễ phổ biến.
Đầu thời Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công
Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần
dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.Thời
Lý - Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được
thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi
mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em
được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.
Dưới thời Trần, Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ Quốc Tử Giám, với
những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng
đối tượng học tập.
Năm 1427, sau khi Lê Thái Tổ đánh được quân Minh, khôi phục độc lập,
việc học lại được đặt lại. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm Đại Bảo thứ ba
(1442), chủ trương dựng bia đá để tôn vinh những người đỗ đạt được đề ra, đến
năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đời Lê Thánh Tông chủ trương đó được thực hiện
trên thực tế. Triều Lê Thánh Tông được xem là triều đại đỉnh cao nhất trong lịch

sử chế độ phong kiến Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị, văn
hoá xã hội, việc học hành thi cử cũng có nhiều tiến bộ. Lê Thánh Tông cho mở
rộng lại nhà Thái học ở phía sau Văn Miếu, làm thêm phòng ốc cho sinh viên ở
và học, xây kho bí thư để cất sách vở. Ông cũng cho định lại phép thi Hương, thi
Hội, thi Đình và định lệ ba năm một khoa thi; lệ xướng danh và lệ vinh qui cũng
có từ thời đấy. Triều Lê Thánh Tông cũng là lúc mà hiền tài đông đảo nhất, vua
ở ngôi 20 năm mà mở tới 19 khoa thi.
Đến triều Nguyễn, vua Gia Long thống nhất đất nước cũng theo chế độ
nhà Lê mà định phép thi và các dời sau có chỉnh sửa đôi chút. Việc học thời
Nguyễn có thể xem như là phát triển nhất với số lượng 47 khoc thi từ năm1807
đến năm1919. Từ năm Minh Mệnh thứ 6, 1825 trở về sau, nghi lễ thi cử được tổ
chức ngày càng long trọng, các sĩ tử trình báo theo phủ huyện, khảo hạch thật kĩ
càng, có các chức quan lo thu quyển, rọc phách, chấm điểm phân định rõ rệt.
9


Văn học Việt Nam truyền thống gồm 2 bộ phận chủ yếu: văn học dân gian
và văn học viết.
Văn học dân gian (hay văn học truyền miệng) bao gồm các tục ngữ,ca
dao,hò vè, truyện cổ tích,truyện cười, tiếu lâm...
Văn học viết chủ yếu là những tác phẩm văn thơ được viết bằng 2 loại
chữ chính là chữ Hán và Nôm của tầng lớp trí thức(vua quan , nho sĩ, sư sãi ).
Thế kỉ XVIII-XIX, một số truyện dân gian khuyết danh cũng đã được ghi lại
bằng chữ Nôm.
Văn học thế kỉ X-XIX đánh dấu sự phát triển cuả nền văn học viết nước
nhà. Văn học viết nước ta được tạo thành từ nhiều khuynh hướng văn học khác
nhau. Đầu tiên phải kể đến khuynh hướng văn học Phật giáo rất phát triển trong
thời kì Lý-Trần. Nó phản ánh sự thịnh đạt của văn học Phật giáo thời kì này .
Bao gồm nhiều bài thơ phú kệ hàm chứa tư tưởng Phật giáo về Triết học , Nhân
sinh xã hội như Khoá hư lục(Trần Thái Tông), lịch sử Phật giáo như Thiền uyển

tập anh,Tam tổ thực lục...Cùng với đó là khuynh hướng thơ văn yêu nước cũng
rất phát triển trong tiến trình văn học của lịch sử nước nhà đặc biệt là trong thời
Lý Trần bởi nó phản ánh sự đi lên của vương triều Lý Trần trong công cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc .Tiêu biểu là Nam Quốc
sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Hịch tướng
sĩ (Trần Hưng Đạo). Đến thời Lê sơ thì nổi lên một gương mặt nổi bật là
Nguyễn Trãi – một nhà nho thấm đậm lòng yêu nước,thân dân,tư tưởng nhân
nghĩa và lòng tiết khí thể hiện qua những tác phẩm là Bình Ngô đại cáo , Quân
trung từ mệnh tập, Lam sơn thực lục. Có thể kể thêm Lý Tử Tấn với Chí Linh
sơn phú, Xương Giang phú cùng với một số bài thơ vinh sử, các anh hùng dân
tộc bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông.
Văn học Nho giáo cung đình phát triển dưới thời Lê sơ (thế kỉ XV) điển
hình là hội Tao đàn của Lê Thánh Tông cùng 28 bày tôi (Thân Nhân Trung, Đỗ
Thuận, ...). Đây là những bài thơ xướng họa có nội dung ca tụng chế độ phong
kiến, quan hệ vua tôi...với hình thức quy phạm, khuôn sáo trong cung đình. Tác
10


phẩm tiêu biểu là tập Quỳnh uyển cửu ca của Lê Thánh Tông. Nó phản ánh
chính sách sùng đạo Nho của triều đình và ít mang tính sáng tác văn học .
Ngoài ra còn có khuynh hướng văn học tìm về với cội nguồn dân tộc
trong thời kì đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập được phản ánh qua các
dã sử, truyền thuyết đặc biệt thời quốc sơ (Văn Lang, Âu Lạc) với 2 cuốn sách
tiêu biểu là Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên) và Lĩnh Nam chích quái (Trần Vũ
Pháp,Vũ Quỳnh,Kiều Phú). Nó đã nói lên rằng ý thức dân tộc ở thời Lý Trần đã
chín muồi.
Khuynh hướng thơ văn trữ tình rất phát triển trong giai đoạn từ thế kỉ
XVI - XIX là khi chế độ phong kiễn đang đi vào suy thoái. Những tác phẩm này
đề cập tới những chủ đề là khát vọng hạnh phúc cá nhân, khát vọng cuộc sống
hoà bình, nói nhiều đến giới nữ, tố cáo bất công trong xã hội…Các tác phẩm tiêu

biểu là Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc(Nguyễn Gia Thiều) ,Sơ kính tân tranh
(Phạm Thái), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du).
Ngoài ra thể loại kí sự cũng rất phát triển trong giai đoạn XVI - XIX cụ
thể là Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)...
Trong thế kỉ XVI - XIX thì bên cạnh nền văn học viết thì văn học dân
gian cũng bùng nổ nhiều thể loại truyền miệng và văn học chữ Nôm . Đó là các
truyện cười, tiếu lâm (Trạng Quỳnh,Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất), các truyện
Nôm dài (Phan Trần, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa).
Nền văn học dân gian lúc này mang đậm tính hiện thực (tố cáo cái ác) và
nhân văn (khát vọng chiến thắng của cái thiện)
Kiến trúc điêu khắc nước ta bao gồm nhiều thể loại.
Loại hình kiến trúc đơn giản, phổ biến nhất chính là nhà ở trong dân gian
với nhà sàn ở miền núi, nhà đất ở nông thôn, nhà ống bằng gạch ở phương phố,
nhà thuyền trên sông...
Các công trình kiến trúc được coi là lớn nhất là loại hình cung điện của
vua chúa, quý tộc. Hoàng thành Thăng Long được coi là quần thể các cung,
điện, đường, lâu, đài, các... đồ sộ nguy nga trong nhiều thế kỉ và khiến nhiều
11


người nước ngoài phải thán phục. Cung Thiên Trường (ở Nam Định) của các
Thái Thượng Hoàng đời Trần lui về nghỉ chỉ còn trong kí ức. Quần thể cung
điện còn lại đến ngày nay là khu Đại Nội Huế (đầu thế kỉ XIX) vừa mô phỏng
theo cung điện Trung Hoa kết hợp với những nét dân tộc độc đáo với những
kiến trúc còn lại ngày nay như Ngọ Môn, điện Thái Hoà,Thế Miếu.
Lăng tẩm các triều vua cũng là một loại hình kiến trúc đáng lưu ý. Còn
lại là phế tích các khu lăng vua Trần ở Thái Bình và Đông Triều(Quảng Ninh),
khu lăng vua Lê ở Lam Sơn(Thanh Hoá) . Đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua
nhà Nguyễn ở Huế nổi tiếng với lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) uy nghiêm và

lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thơ mộng.
Kiến trúc thành luỹ vừa mang tính chính trị vừa mang tính quân sự tiêu
biểu là kinh đô Thăng Long tồn tại với 3 phòng thành: La thành hoặc Phòng
thành (bao quanh kinh đô), Hoàng thành (nơi nhân dân,quan lại sống và sinh
hoạt) và Tử cấm thành (nơi hoàng thất ở).
Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng là mảng kiến trúc truyền thống chủ yếu còn
lưu giữ được ở Việt Nam bao gồm nhiều loại hình khác nhau như chùa đền,
đình, quán, sau đó có thêm nhà thờ Kitô giáo.
Trong thời kì đầu thì Phật giáo phát triển nên kiến trúc Phật giáo rất phát
triển với loại hình chùa tháp. Đặc điểm của chùa Việt Nam là hoà mình vào cảnh
sắc thiên nhiên, gần gũi với con người .Tiêu biểu là Chùa Phật Tích, Long Đội
và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ. Chùa
Thái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu chạm trổ độc đáo. Tháp Phật có
nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm,
khá phổ biến ở thời Lý- Trần. Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời
Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long có 12 tầng. Những tháp đời Trần còn lại là
tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng.
Nho giáo thì có các văn miếu,văn chỉ và tự miếu trong đó tiêu biểu là Văn
Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) với cổng Văn Miếu,Đại Trung, Khuê Văn
Các,giếng Thiên Quang,Đại Thành và cổng Thái Học.
12


Loại hình kiến trúc Đạo giáo ở Việt Nam là các quán,tĩnh, điện.Một đạo
quán còn lại đến ngày nay là quán Trấn Vũ (đền Quán Thánh) có pho tượng
khổng lồ bằng đồng đen thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đình làng loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phổ biến nhất của Việt
Nam. Đình là nơi tế lễ các vị thần,thành hoàng,nơi hội họp và tổ chức hội hè.
Đình có thể xuất hiện từ thế kỉ XV (thời Nho học thịnh đạt) nhưng kiến trúc mô
phỏng biến cách từ các nhà làng nhà sàn.Một số ngôi đình nổi tiếng là đình Lỗ

Hạnh (Bắc Giang), đình Tây Đằng , đình Chu Quyến (Hà Nội). Ngôi đình lớn,
đẹp kiên cố nhất là đình Đình Bảng(Bắc Ninh) được xây dựng năm 1736 có 7
gian 2 chái sàn cao 70cm,có 84 cột lim,nhiều phù điêu phong phú.
Ở Việt Nam điêu khắc phần lớn hỗ trợ cho kiến trúc, mang chức năng
trang trí. Hai loại hình điêu khắc chủ yếu là tượng và phù điêu.
Tượng Phật ở các chùa đã được thiết kế rất nhiều trong thời kì Lý-Trần.
Đồng thời thì có rất nhiều bức tượng được phục dựng dưới thế kỉ XVI đến nủa
đầu thế kỉ XVIII. Một số pho tượng nổi tiếng ở Việt Nam: tượng phật A Di Đà
bằng đá chùa Phật Tích (cao 1m87 không kể bệ), tượng Phật Di Lặc bằng đồng
chùa Quỳnh Lâm nay đã mất (tương truyền cao 20m), tượng Quan Âm nghìn
mắt nghìn tay bằng gỗ sơn thiếp ở chùa Bút Tháp (tạc năm 1656), tượng 18 vị
La Hán bằng gỗ sơn chùa Tây Phương , tượng Bát Bộ kim cương ở chùa Mía...
Đạo giáo có một bức tượng rất nổi tiếng là Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen
ở quán Trấn Vũ đúc năm 1678 cao 3m96, nặng 4 tấn. Nho giáo thì có các bức
tượng thờ của Khổng Tử , Mạnh Tử, Chu Công hay Chu Văn An một ngưòi
thầy lỗi lạc của Nho học nước ta.
Trong các công trình kiến trúc có rất nhiều các loại tượng và phù điêu
chạm khắc trên đồng ,gỗ, đá. Các bức phù điêu nổi tiếng thấy được ở chùa Thái
Lạc , hai cánh cửa chùa Phổ Minh, bệ đá chùa Phật Tích, Bút Tháp, đình làng.
Các mô típ đêu khắc tượng tròn và phù điêu phổ biến và tiêu biêu là rồng (hình
tượng khác nhau qua các thời Lý - Trần, Lê - Nguyễn), vũ nữ, lá đề, toà sen,
sóng nước, lưỡng long cầu nguyệt, sư tử hí cầu, tứ linh (long, ly,quy, phụng), tứ
quý (tùng, trúc, cúc, mai), các hình tượng dân gian như sinh hoạt hội hè, trò chơi
13


dân gian,...Các biểu tượng Linga - Yoni Champa, tượng linh điểu du nhập từ
Ấn Độ đã được cách điệu đi với bản sắc dân tộc Việt cụ thể là cột biểu chùa
Dạm.v..v. Trong những mô típ đó đã phản ánh sự hài hoà và đậm đà các yếu tố
thiên nhiên, tâm linh trong đời sống con người Việt.

Đúc tạo hình cũng là một loại hình mỹ thuật đặc biệt kết hợp giữa điêu
khắc và luyện kim. Thời Lý Trần đúc tạo hình có An Nam tứ đại khí. Thời
Nguyễn có Cửu đỉnh (9 đỉnh đồng lớn) và Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác).
Hội hoạ Việt Nam từ thế kỉ X - XIX đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Tranh chân dung có những bức vẽ hình Nguyễn Trãi và Phùng Khắc Hoan.
Tranh sinh hoạt nổi tiếng với 49 bức tranh màu liên hoàn ở đỉnh làng Đông
Ngạc vẽ các cảnh sĩ, nông, công ,cổ, ngư, tiều , canh, mục.
Tranh tôn giáo có bức Thập điện diêm vương ở chùa Thầy (Hà Tây). Nổi
tiếng nhất và cũng là sinh động, phong phú nhất là loại tranh dân gian. Nó được
sáng tác hàng loạt qua mẫu vẽ của các phiên bản màu. Lâu đời hơn là loại tranh
Đông hồ Thuận Thành (Bắc Ninh) mang vẻ đệp chất phác , hồn hậu, với những
chủ đề dân dã, hóm hỉnh: Lợn gà, Đám cưới chuột, Kéo co, Đấu vật, Hứng
dừa,Tố nữ...với các chất liệu thiên nhiên như hoè, hoa hiên, vang, vỏ trứng...
Nghệ thuật biểu diễn ở nước ta rất đa dạng, phong phú và độc đáo. Nó
tồn tại dưới nhiều loai hình dân gian, tôn giáo (trong các lễ hội) và cung đình.
Thời Lê sơ thì nhà nước phân biệt 2 loại âm nhạc là: Tục nhạc và Nhã nhạc. Về
ca múa thì chúng ta có nhiều loại ca hát phần lớn mang tính dân gian như các
loại hát đồng giao, hát ru, hát ví, hát ru, hát trống quân, hát ca trù, hát ả
đào...Nhiều điệu hát nổi tiếng như hát quan họ Bắc Ninh, hát dặm Nghệ Tĩnh, hò
Huế, chòi Nam Trung Bộ...Có nhiều loại ca múa nhạc của tôn giáo như múa lên
đồng, hát trầu văn...Múa cung đình thì có điệu múa Lục cúng hoa đăng cùng với
các loại nhã nhạc thời Lê sơ và nhà Nguyễn.
Trong lĩnh vực sân khấu, chúng ta có nhiều các loại hình rất đặc sắc như
múa rối nước, hát tuồng, chèo. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật của
nhiều quốc gia Đông Nam Á phản ánh nền văn minh sông nước. Từ thời Lý
trong các dịp hội hè thì múa rối vẫn được diễn ra. Múa rối nước gắn liền với tên
14


tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh và các địa phương như Hà Nam, Hà Tây, Hà

Nội... Chèo là loại hình tổng hợp các yếu tố ca, kịch. Loại chèo phổ biến nhất là
chèo cửa đình. Nội dung của chèo mang tính nhân văn và hiện thực. Các vở
chèo nổi tiếng như Đồng tiền Vạn Lịch, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ,
Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, , Từ Thức gặp tiên, Trương Viên. Tuồng
gắn liền với tên tuổi Đào Duy Từ với nội dung là chủ đề lịch sử và được diễn
dưới hình thức hát và nói. Các loại hình sân khấu dân gian rất phát triển thời Lý
Trần nhưng lại bị hạn chế dưới thời Lê sơ và được phục hồi trong thế kỉ XVIXVIII . Các trò chơi dân gian cũng có rất nhiều và thường được tổ chức trong
các dịp lễ hội. Đó là các trò như đấu vật,cờ người,kéo co, đua thuyền, đánh
đu,ném còn...
Trong y học chúng ta có Tuệ Tĩnh với những bài thuốc vô cùng quý báu
là tác giả bộ Nam dược thần hiệu . Nổi bật nhất là Hải Thượng lãn ông là một
thầy thuốc kiêm toàn về nhân cách, y đức và tài năng. Hải Thượng y tông tâm
lĩnh được coi là bộ sách thuốc có giá trị nhất của y học cổ truyền Việt Nam.
Khoa học kĩ thuật thì chúng ta đã đạt được những thành tựu rất lớn. Đầu
tiên thiên văn lịch pháp thì chúng ta có cơ quan Khâm Thiên giám có chức năng
soạn lịch pháp. Đời Trần, Đặng Lộ đã chế tạo ra lung linh nghi và làm ra loại
lịch Hiệp Kỉ mang tính dân tộc. Trần Nguyên Đán làm ra loại lịch mới “Thuận
Thiên” với những chính xác về thiên văn... Lịch pháp Việt Nam là âm lịch giống
như một số quốc gia
Việt Nam là một nhà nước quân chủ tập quyền, là một dân tộc độc lập, vì
vậy, việc ghi chép quốc sử và địa lý rất được coi trọng . Những bộ sử nổi tiếng
thời Trần và thời Lê là Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu, đã thất truyền), Đại Việt sử
lược (chưa rõ tác giả) và từ đó ra đời bộ Đại Việt sử kí toàn thư (Phan Phu Tiên,
Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ). Đến thế kỉ XVIII, một học giả nổi
tiếng là Lê Quý Đôn đã viết rất nhiều sách, trong đó có cuốn sử nổi tiếng là
Kiến văn tiểu lục (lịch sử văn hoá), Đại Việt thông sử và Phủ biên tạp lục.Thời
Nguyễn, Phan Huy Chú tác giả của một bộ bách khoa thư rất có giá trị về Việt
Nam (cho đến thời Lê Trung Hưng) là bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Cũng
15



ở thời Nguyễn cơ quan biên soạn sử của nhà nước là Quốc sử quán đã khắc in
những bộ sử nổi tiếng như Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam cương mục,
Đại Nam liệt truyện. Nội các triều Nguyễn biên soạn một bộ điển chế lớn là bộ
Đại Nam hộ điển sự lệ. Về các tác phẩm địa lí nổi tiếng thì thời Lê có Dư địa
chí (Nguyễn Trãi), tập Hồng Đức bản đồ (thời Lê Thánh Tông). Thời Nguyễn
có Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Phương đình địa chí (Nguyễn
Văn Siêu) và bộ Đại Nam nhất thống chí. Ngoài ra theo quan điểm văn sử bất
phân một số tác phẩm văn học cũng chứa đựng nhiều tư liệu sử địa quý giá như
Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
Trong lĩnh vực khoa học quân sự ta có các tác phẩm Binh thư yếu lược,
Vạn Kiếp tông bí truyền, Hồ trướng khu cớ. Đặc biệt cuối thế kỉ XV thì Hồ
Nguyên Trừng đã chế tạo ra được súng thần cơ và thuyền chiến lớn đi biển.
Đến thời Minh Mạng đã sáng tạo ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Về công trình
quân sự có Luỹ Thầy (Quang Bình) của Đào Duy Từ.
Tổng kết lại văn hoá nước ta từ thế kỉ X-XIX qua 2 thời kì lịch sử đầy
biến động của dân tộc là :thế kỉ X-XV và XVI-XIX đã luôn có sự bảo tồn những
giá trị văn hoá từ thời kì trước và sự thay đổi cho phù hợp với cục diện thời đại.
Trong thời kì đầu từ thế kỉ X-XV trải qua các triều đại Ngô, Đinh-Tiền Lê,Lý,
Trần và Lê sơ là thời kì chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ
đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong
cách riêng cho mình vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc.Thời kì thứ 2 là thời kì
tiếp nối và phát triển nền văn hoá của thời kì trước.Tuy nhiên dù trong thời kì
nào đi chăng nữa thì văn hoá Đại Việt luôn đạt được rất nhiều thành tựu đến bây
giờ chúng ta vẫn có thể biết đến. Đây là nền văn hoá của sự đồng nguyên tam
giáo Lão, Phật, Nho cùng với các tín ngưỡng dân gian. Cùng tồn tại và cùng
phát triển nhưng không hề riêng rẽ mà hoà cùng với nhau thành một để cuối
cùng lại tiếp tục hoà vào cùng những tín ngưỡng dân gian.
Những thành tựu văn hoá này đã là một sức mạnh tinh thần, vừa là một
xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về
16


một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh
thần dân tộc Việt. Nhân loại sẽ mãi biết đến dân tộc Việt Nam cũng những thành
tựu văn hoá mà dân tộc này đã tạo ra.

17


VĂN HOÁ NƯỚC TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN XIX VÀ VĂN
HOÁ NHÂN LOẠI
Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá luôn luôn diễn ra cùng với
quá trình phát triển của nhân loại
Đó là một nhu cầu tất yếu, một quy luật của sự phát triển trong xã hội
loài người.
Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của
nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hóa này vay
mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến điều chỉnh cho phù hợp dẫn
đến sự tiếp biến văn hóa.
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Là một quốc gia có biển chạy dài theo
lãnh thổ thì quá trình này càng được đẩy mạnh. Đặc biệt trong thời kì phong
kiến thì sự tiếp biến văn hoá được chú trọng và được đẩy mạnh kể cả trong triều
đình và trong nhân dân. Đây là sự giao thoa giữa văn hoá Việt –Trung là chủ
yếu rồi văn hoá Việt-Ấn; Việt Nam-Đông Nam Á; ngoài ra còn có cả văn hoá
Việt Nam - phương Tây (từ thế kỉ XV). Nó tồn tại và diễn ra ở mọi mặt của đời
sống văn hoá - tinh thần.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu
Á.. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc , Lào và Campuchia và bờ

biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt
Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số
dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung
ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển Đông. Văn hoá Việt Nam là một
nền văn hoá lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm trọng; ưa chuộng hoà bình,an
cư lạc nghiệp. Những đặc trưng này toát lên tính chất “trọng tình” của văn hóa
truyền thống, cốt giữ cho tình cảm nồng hậu, trọng đạo đức nhân nghĩa, thích
yên lặng hoà bình cho cuộc sống.
Từ ngàn xưa tôn giáo ở Việt Nam là tôn giáo nguyên thuỷ. Người Văn
Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phồn thực, thờ thần đất, thần mặt trời, thờ ông bà
tổ tiên, thờ người có công với nước với làng ...Trải qua 1000 năm Bắc thuộc
18


bước vào thời kì xây dựng quóc gia phong kiến độc lập Việt Nam đã có thêm
nhièu loại tôn giáo mới cụ thể là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nho giáo là
một hệ tư tưởng bắt nguồn từ Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập ra và được các
triều đại phong kiến phương Bắc dùng làm công cụ thống trị nhân dân. Nho giáo
được truyền vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc do âm mưu đồng hoá của chính
quyền đô hộ. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ do nhà hiền triết Thích Ca Mâu
Ni phật tổ) sáng lập. Phật giáo được truyền vào nước ta qua 2 con đường:Trung
Quốc (đại thừa) và Ấn Độ (tiểu thừa). Đạo giáo (hay Lão giáo) được sáng lập ở
Trung Quốc do Lão Trang sáng lập và cũng được truyền vào nước ta từ thời Bắc
thuộc.
Trong thời kì đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, do Nho giáo
được truyền bá bằng con đường đối đầu nên kém được phát triển cả trong nhân
dân và triều đình. Ngược lại, Phật giáo đựoc truyền bá vào nước ta qua quan hệ
đối thoại, có tư tưởng triết lí phù hợp với người Việt nên rất phát triển. Đó là từ
bi bác ái, ở hiền gặp lành, kiếp luân hồi, hướng tới cái thiện ,thuyết nhân
quả...Vì vậy chính quyền phong kiến thời kì này (Đinh-Tiền Lê,Lý,Trần,Hồ) đã

lấy Phật giáo làm tư tưởng thống trị nhân dân, chi phối xã hội.
Các vị cao tăng như Mãn Giác,Vạn Hạnh... đều trở thành các cố vấn quan
trọng trong triều đình. Chính quyền trung ương có cả một hệ thống tăng quan rất
được mọi người kính trọng. Các nhà sư được coi là tầng lớp trí thức .Quan lại,
hoàng tộc đều theo đạo Phật. Nhiều hoàng thân, công chúa đã đi tu và ngay cả
nhà vua trong đó tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông đã sáng lập nên thiền phái
Trúc Lâm. Trong nước đâu đâu cũng có chùa, nơi nào có người ở là nơi đấy có
sư sãi.Nhiều ngôi chùa cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như chùa Diên Hựu,
chùa Phổ Minh,chùa Quỳnh Lâm...
Tuy nhiên sau 1 thời gian bị suy yếu do chính sách độc tôn Nho giáo của
nhà Lê cụ thể là bắt người trên 50 tuổi mới được đi tu, hạn chế xây chùa chiền...
đến giai đoạn từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII lại tiếp tục được phát triển
trong nhân dân. Nguyên nhân là do thời kì này đồng tiền chi phối mọi mặt,
chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên, chính quyền không quan tâm đến đời
19


sống con người gây bao đau khổ cho con người vì vậy kể cả vua chúa và người
dân lại tìm đến với đạo Phật. Nhiều chùa mới được xây dụng cùng với nhiều
ngôi chùa được phục dựng. Tiêu biểu là chùa Thiên Phúc (Hà Tây), chùa Sùng
Quang (Hà Nội)...
Nho giáo đã vươn lên chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ(thế kỉ XV)
cùng với đó là sự lụi tàn của Phật giáo và Đạo giáo. Nhà nước rất khuyến khích
phát triển Nho giáo, sự phát triển của giáo dục đồng thời cũng làm cho Nho học
phát triển. Vua Lê còn cho dựng bia tiến sĩ để đề cao Nho học. Nho giáo thực sự
trở thành công cụ thống trị của nhà nước. Vua Lê Thánh Tông còn cho viết 24
điều giáo huấn nhân dân nhằm phổ cập Nho giáo và cho các quan địa phương
đọc cho dân. Nguyên nhân của việc này là do tư tưởng trung quân ái quốc sẽ
củng cố chính quyền phong kiến vững chắc, tập trung nhiều quyền lực vào trong
tay nhà vua hơn. Do đó thời Lê sơ chính là đỉnh cao của chế độ phong kiến nước

ta. Tuy nhiên không phải tất cả những tư tưởng của Nho học đều được chúng ta
tiếp thu. Vai trò và quyền lợi của người phụ nữ vẫn được đề cao trong xã hội.
Đến dưới thời nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) thì đạo Nho lại được chú
trọng. Việc giáo dục khoa cử nhằm đẩy mạnh đạo Nho nhưng trong hoàn cảnh
đó không còn phù hợp nữa và đây cũng là nguyên nhân của nhà Nguyễn làm mất
nước ta .Tuy nhiên, Phật giáo vẫn phát triển mà không bị hạn chế như thời Lê
sơ.
Đạo giáo vẫn được tồn tại trong sự dung hoà Tam giáo nhưng không được
chú trọng như Phật giáo và Nho giáo. Nó chỉ tồn tại trong dân gian, rất hạn chế.
Nhà nước không quan tâm đến Đạo giáo cho lắm nhưng không thực hiện chính
sách cấm đạo.
Đến thế kỉ XVI thì ở Đại Việt đã có sự du nhập của Thiên Chúa giáo. Đây
là loại tôn giáo do Giêsu sáng lập nên vào thế kỉ I và đã trở thành một công cụ
thống trị về tư tưởng của hầu hết các nước phương Tây thời trung đại.Từ năm
1533 một giáo sĩ đạo Thiên chúa vào truyền đạo ở khu vực duyên hải là Ninh
Cường, Hải Hậu (Nam Định), Trà Lũ(Thái Bình) nhưng đến thế kỉ XVII thì việc
truyền giáo mới được đẩy mạnh ở Việt Nam. Ban đầu chính quyền Lê-Trịnh và
20


chúa Nguyễn đều tỏ ra thân thiện với các nhà truyền giáo nhưng sau đó thì thực
hiện chính sách cấm đạo ở cả 2 miền. Tuy vậy đến thập niên 70 của thế kỉ XVII
số giáo dân tăng lên 10 vạn.
Cùng với sự du nhập tôn giáo thì đồng thời cũng là sự du nhập của chữ
viết. Do chữ Hán cũng du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và xuất phát từ
nhu cầu cấp thiết xây dựng đất nước và đẩy mạnh giáo dục nên chữ Hán đã trở
thành chữ viết chính thức của dân tộc. Việc thi cử, mọi giấy tờ hành chính...đều
dùng chữ Hán. Và cũng từ nền tảng chữ Hán mà người Việt đã sáng tạo ra chữ
Nôm. Chữ Nôm ra đời bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa, là ý thức phản vệ
của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai. Như vậy chúng ta thấy được rằng

chữ Hán đã bị Việt hoá thành chữ viết của dân tộc.
Cùng với quá trình truyền đạo thì các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra
chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến ngày nay trên cơ sở bảng chữ cái latinh. Tuy
nhiên thời kì này thì chữ quốc ngữ chỉ được dùng trong bộ phận giáo dân và chỉ
để truyền kinh. Loại chữ này có tính ưu việt hơn chữ Hán rất nhiều như dễ học,
dễ viết nên dễ phổ biến
Văn học chúng ta tiếp biến chủ yếu từ văn học Hán về cả hình thức và nội
dung. Tiếp biến về mặt hình thức thì chúng ta sử dụng chữ Hán, các thể loại thơ,
truyền kỳ, tiểu thuyết Trung Hoa (thơ Đường luật,tiểu thuyết chương hồi) để
sáng tác nhưng chúng ta cũng đã cải biên đi như từ 7 chữ xuống 6 hay lên 8 chữ
(Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm...) và cũng từ đó cho ra đời nhiều thể thơ mới
như song thất lục bát, lục bát...Bên cạnh đó chúng ta cũng sử dụng chữ Nôm để
sáng tác thơ ). Tiếp biến về mặt nội dung thì chúng ta đã sử dụng khuôn mẫu,
hình tượng văn học Trung Hoa để sáng tác với hai đề tài chủ đạo là lịch sử (con
người dũng cảm,trung nghĩa hay thời đại,đất nước và phong cảnh tự nhiên, vẻ
đẹp của núi non, thời khắc giao mùa). Song điều đáng nói là chúng ta còn thể
hiện tình cảm yêu nước sâu đậm, niềm tự hầo dân tộc cùng lòng nhân đạo của
con người.Tiêu biểu là Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bạch Đằng giang
phú(Trương Hán Siêu), Hịch tướng sĩ(Trần Hưng Đạo), Hồng Đức quốc âm thi
tập (Lê Thánh Tông), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hoàng Lê nhất thống chí
21


(Ngô gia văn phái). Đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Du đã mượn cốt truyện của
Thanh Tâm tài nhân(Trung Quốc) kết hợp cùng với thể thơ lục bát và hình ảnh
thiên nhiên đất Việt làm nên kiệt tác Truyện Kiều. Trong văn học dân gian cũng
xuất hiện nhiều hình tượng của văn học Ấn Độ và Trung Quốc như anh hùng mĩ nhân, số phận bất hạnh gặp may mắn, sự sản sinh ra loài người, đả kích cái
bất công trong xã hội, bảo vệ người lương thiện. Nó đã được cách điệu hoá đi để
phù hợp với tâm hồn, bản sắc của dân tộc Việt. VD: Thạch Sanh, Đẻ đất đẻ
nước (sử thi người Mường),Trạng Quỳnh, Sọ Dừa, Quả bầu (sử thi người

Thái)...
Về mặt kiến trúc, những lí thuyết thuật phong thủy, kĩ thuật xây dựng, cấu
trúc, cách bài trí Trung Hoa đã được người Việt sử dụng triệt để kết hợp với kiến
trúc cổ truyền của dân tộc đã tạo ra hàng loạt những công trình kiến trúc độc
đáo, mang đậm bản sắc dân tộc ở cả trong triều đình và dân gian . Nó bao gồm
cung điện của vua chúa, đền đài, chùa chiền, đình làng cho đến nhà ở của nhân
dân. Ngoài ra chúng ta cũng tiếp thu từ Trung Hoa nhiều công trình kiến trúc
quân sự để tăng cường hệ thống quốc phòng bảo vệ đất nước. Tiêu biểu là hoàng
thành Thăng Long, cố đô Huế, chùa Quỳnh Lâm, đình Đình Bảng (Bắc Ninh),
những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm, ở Huế...Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa
ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời
Lý- Trần. Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời Lý, ở giữa kinh thành
Thăng Long có 12 tầng. Những tháp đời Trần còn lại là tháp Phổ Minh (Nam
Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng, chùa Bút Tháp còn có ngọn
tháp gỗ, chuyển động quay được đó là toà Cửu phẩm liên hoa.
Điêu khắc của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Phật giáo. Nghệ nhân Việt
đã học hỏi kĩ thuật điêu khắc Trung Hoa để tạo nên một nền điêu khắc riêng biệt
về cả chất liệu và phong cách. Không chỉ trang nghiêm, kì vĩ như điêu khắc
Trung Hoa, điêu khắc của chúng ta còn có sự hài hoà, tự do cách điệu. Và chúng
ta còn sử dụng một số hình tượng của điêu khắc Ấn Độ như biểu tượng Linga Yoni Champa, tượng linh điểu và cách điệu cho phù hợp với bản sắc dân tộc.
22


Dần dần những hình tượng điêu khắc này còn xuất hiện ở trong các cung điện,
đền đài, đình làng....Cụ thể là cột biểu chùa Dạm, tượng Phật chùa Phật Tích...
Nghệ thuật biểu diễn (gồm âm nhạc nhạc và múa) thì chúng ta ảnh hưởng
từ Trung Hoa chủ yếu trong loại hình nghệ thuật cung đình và tôn giáo kết hợp
với những loại hình nghệ thuật cổ truyền của người Việt đã cho ra đời nhiều
điệu múa, bản nhạc như 8 loại nhã nhạc thời Lê sơ với nhiều loại nhạc cụ như
trống, khánh, sáo, đàn...,Lục cúng hoa đăng thời Nguyễn...

Khoa học kĩ thuật ở Việt Nam dựa trên nền tảng trí tuệ Việt và sự học hỏi
tiếp thu từ bên ngoài đã đạt được nhiều thành tựu. Kĩ thuật làm giấy du nhập từ
Trung Hoa cũng rất phát triển ở Việt Nam tiêu biểu là các làng làm giấy như
Nghĩa Đô, Đống Cao...với kĩ nghệ thủ công mà tinh xảo nên đã tạo ra những
loại giấy còn được dùng để tặng cho Trung Quốc.
Kĩ thuật sản xuất thì chúng ta chủ động học hỏi từ các kĩ thuật sản xuất
nông nghiệp ( kĩ thuật gieo trồng, canh tác, đo lượng mưa, sức gió, thủy lợi) đến
những kĩ thuật thủ công nghiệp. Kĩ thuật làm gốm thì chúng ta đã học hỏi đợc
từ Trung Hoa nhiều kĩ thuật làm gốm từ thời Bắc thuộc nên chúng ta đã cho ra
đời nhiều làng gốm nổi tiếng như Bát Tràng,Thổ Hà, Chu Đậu...với nhiều loại
gốm đa dạng về màu sắc,chất lượng, họa tiết.
Lịch pháp Việt Nam cũng theo Trung Quốc là âm lịch, theo chu kì mọc
lặn của mặt trăng một năm gồm 12 tháng, có 365 ngày chia 1 năm thành 24 tiết
trong đó quan trọng nhất là tiết Nguyên Đán (tết âm lịch cổ truyền). Chúng ta
cũng có 12 con giáp như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng chúng ta cũng có rất
nhiều điểm khác biệt như một số ngày lễ tết có phong tục khác (ở Trung Quốc
tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch) là ngày người dân làm bánh thả xuống sông,
nhưng Việt Nam thì là ngày diệt sâu bọ...) ,chúng ta thay thế thỏ của Trung
Quốc và Ấn Độ bằng mèo và bò của Trung Quốc bằng trâu trong 12 con giáp.
Sự tiếp biến văn hoá ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, đa dạng, độc đáo như
vậy đương nhiên có sự tiếp biến của chủ thể văn hoá. Đó là bộ máy nhà nước và
tình hình kinh tế.
23


Về bộ máy nhà nước thì ngay sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ
Lĩnh đã xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mô
phỏng theo các triều đại Trung Hoa.Trải qua các triều đại tiếp theo là Tiền
Lê,Lý,Trần thì nó ngày càng được củng cố và kiện toàn. Cho đến thế kỉ XV thì
nó đã đạt đến đỉnh cao dưới vương triều Lê sơ. Cùng với đó chế độ quân điền

(Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc, ruộng
trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu
được cha truyền con nối) được thực hiện dưới thời kì ny cùng thời Lê Trịnh với
sự buôn bán của thương nhân nước ngoài dẫn đến sự hình thành và phát triển
của nền kinh tế hàng hoá tạo ra nền tảng cho sự tiếp biến văn hoá được đẩy
mạnh.
So với các nước Đông Nam Á khác và Triều Tiên, Nhật Bản thì chúng ta
tiếp biến các nền văn hoá lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây trong một
bối cảnh chung và riêng về điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - xã hội, thái độ
và cách tiếp biến văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng ta được biết, vào thế kỷ XI
cùng thời với triều Lý, các nước vùng Đông Nam Á ngoài Đại Việt đều là những
quốc gia Ấn hóa, với những nền tảng văn hóa – tôn giáo dựa trên sự dung hợp
giữa Phật giáo nam truyền và Hindu giáo, mà không hề có ảnh hưởng của Nho
giáo. Hiện tượng trong lịch sử, mặc dù ban đầu có chung một cổ tầng văn hóa,
nhưng Việt Nam đã đi theo một ngã rẽ riêng, khác biệt với Đông Nam Á, để lại
nhiều quan hệ giữa tích cực cũng như tiêu cực.Việt Nam chúng ta có một vị trí
địa lí rất thuận lợi bởi đây là nơi dễ dàng giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ,Trung
Quốc và phương Tây, có lịch sử thời kì đầu là một nghìn năm Bắc thuộc luôn
phải đương đầu với âm mưu đồng hoá của chính quyền đô hộ. Do vậy, chúng ta
có một sức sáng tạo, một trí tuệ tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của
nhân loại, nhờ đó đã làm nên được một bản sắc văn hoá Việt Nam đa dạng mà
độc đáo. Đó chính là “sự hoà nhập nhưng không hoà tan” của con người Việt
Nam. Do sự khác biệt đó nên dù tiếp biến chung một nền văn hoá nhưng ở mỗi
24


quốc gia lại có chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật, tôn giáo – tư
tưởng, bộ máy nhà nước riêng.
Qua đây chúng ta thấy được rằng con người Viêt Nam tiếp biến văn hoá

nước ngoài do hoàn cảnh lịch sử đặt ra yêu cầu cấp thiết là xây dựng đất nước.
Qua một ngàn năm lịch sử, các yếu tố văn hóa ngoại lai đã được chúng ta biến
đổi, góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc. Và từ đây chúng ta đã rút ra được
những bài học vô cùng quan trọng đó là: Tiếp biến văn hóa nước ngoài luôn phải
đặt trên cơ sở cái nền văn hóa dân tộc, phải biết kế tục đi đôi với đổi mới truyền
thống, chú trọng xây dựng nguồn lực nhân văn làm nguồn lực phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội.

Kết hợp dạy Lịch sử địa phương:
Quê hương Nam định gắn với lịch sử triều đại nhà Trần, với 3 lần chiến thắng
Mông – Nguyên, văn hóa Phật giáo, văn minh Đại Việt …Tôi lựa chọn một số
kiến thức phù hợp để giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu, giáo
dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước và tự hào dân tộc
Sau đây là 1 số ví dụ điển hình trong phần kiến thức ấy
Câu 1:
Triều Trần ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Thời gian tồn tại của nhà
Trần, kể tên các vua đời Trần?
Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh trị trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành
được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5
tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý
Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm. Đây là triều đại hừng hực hào khí
Đông A, ghi nhiều hiển hách trong lịch sử phong kiến Việt Nam với ba lần đánh
bại các cuộc xâm lược của người Mông Cổ cũng như triều Nguyên – đế chế từng
làm mưa làm gió trên chiến trường châu Âu và châu Á trong thế kỷ XIII, cùng
với nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt các quốc gia láng giềng như Ai Lao,
Chiêm Thành.
25



×