Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.66 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, KÊ BIÊN, XỬ
LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN


MỤC LỤC

Trang 2 / 31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của
các bên đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Vì vậy, các bên đương
sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ
dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, khi người phải thi hành án
mặc dù có điều kiện thi hành án nhưng tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không
tự nguyện thi hành án, thì buộc cơ quan cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng
chế thi hành án, thể hiện quyền năng của cơ quan thi hành án, bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo bản án được thi hành nghiêm chỉnh,
đúng pháp luật. Và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ các
quan hệ xã hội bị xâm hại. Hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là
cơ sở, tiền đề cho sự thành công và hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khi
đương sự không tự nguyện thi hành.
Trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án


nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành
án có không ít những trở ngại cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Có nhiều
nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê
biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án như: cơ chế quản lý, hoạt động thi
hành án còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng
chế còn chưa tốt; hay các nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ các quy định của
pháp luật về kê biên, xử lý tài sản còn chưa chặt chẽ, rõ ràng, hay chưa được quy
định cho phù hợp với thực tế.
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê
biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án và quá trình áp dụng trong thực tế là
cơ sở quan trọng trong việc hoàn thiện về mặt pháp luật đồng thời tìm ra những
thiếu sót, vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp cưỡng chế
kê biên, xử lý tài sản nói riêng và từ đó nâng cao hiệu quả khhi áp dụng các biện
pháp cưỡng chế góp phần vào việc đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự nói
chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 3 / 31


Hiện nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Thi hành án dân sự,
trong đó biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án
cũng là một phần được quan tâm. Chúng ta có thể tìm hiểu trong các tài liệu như:
“Giáo trình Luật Thi hành án dân sự” của Trường Đại học luật Hà Nội, NXB.
Công an nhân dân năm 2009; “Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự”, NXB. Tư
pháp năm 2012 do Lê Thu Hà chủ biên, hay “Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị” phát hành trên
Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật số 24, 2008 của Trần
Công Thịnh,... Tuy nhiên nhóm chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu cụ thể
biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là rất cần
thiết, nhất là trong hoàn cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành

án dân sự năm 2014.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về biện pháp
cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án để thấy được vai trò
quan trọng của biện pháp này trong công tác thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
khách quan và nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện thi hành án dân sự ở
Việt Nam hiện nay.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung, biện
pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án nói riêng; những
số liệu, văn bản thống kê về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi
hành án dân sự.
3.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi của bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu những
vấn đề lý luận chung về biện pháp cưỡng chế thi hành án và tập trung phân tích
khía cạnh pháp lý và thực tiễn của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án kể từ khi Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 đến Luật Thi
hành án dân sự năm 2008, Luật sửa dổi bổ sung năm 2014 có hiệu lực. Bài nghiên
cứu nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế
Trang 4 / 31


kê biên, xử lý tài sản và những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Từ đó đó
nêu những biện pháp khắc phục và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trên thực tế.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứu

khoa học cụ thể khác nhau, như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo cứu thực tiễn
nhằm minh chứng cho những lập luận, những nhận xét đánh giá, kết luận của
nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đối chiếu những quy
định pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong các giai đoạn
thay đổi Luật thi hành án dân sự.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Về phương diện lý luận, bài nghiên cứu mang một số ý nghĩa sau: Nêu ra
những quy định pháp luật hiện hành và đánh giá toàn bộ thực trạng của việc áp
dụng những quy định đó trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý
tài sản của người phải thi hành án. Đồng thời nêu ra những mặt tồn tại, đề xuất các
ý kiến để hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Bài
nghiên cứu còn là tài liệu học tập trong môn học Thi hành án dân sự.
6. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài nghiên
cứu gồm có 2 chương:
Chương I: Lý luận chung về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án.
Chương II: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện biện pháp cưỡng
chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án.

Trang 5 / 31


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, XỬ LÝ
TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN
1.1. Khái quát chung về các biện pháp cưỡng chế thi hành án
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các biện pháp cưỡng chế thi
hành án
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự

dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi
hành án dân sự của họ, do Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải
thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án1.
Như vậy, biện pháp kê biên và đảm bảo thi hành án có những đặc điểm như
sau:
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc
biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. Cụ thể,
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được Chấp hành viên áp
dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm
buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án.
Thứ ba, đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản
hoặc hành vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê
biên là tài sản của người phải thi hành án.
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp
dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ của bản án, quyết định của Tòa án họ
còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng
không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu lực
đối với các nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, NXB CAND, 2010, trang

195

Trang 6 / 31


Việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc
chưa có hiệu lực pháp luật mà được thi hành ngay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giúp cũng cố niềm tin của nhân dân đối

với pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn mang tính chất phòng ngừa các trường
hợp người phải thi hành án tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản gây khó khăn cho công
tác thi hành án của cơ quan chức năng.
1.1.2. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
Xuất phát từ đặc trưng của thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành bản
án, phần quyết định của Tòa án về tài sản hoặc một công việc nhất định, quyết
định của trọng tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh hoặc phải nộp phí thi hành án nên đối tượng của cưỡng chế thi hành án
dân sự là tài sản hoặc một công việc nhất định. Điều này hoàn toàn khác biệt so
với đặc trưng của thi hành án hình sự là nhằm hạn chế hoặc tước đoạt quyền và lợi
ích của người bị kết án. Chính vì vậy cưỡng chế thi hành án hình sự mang tính
cứng rắn và tuyệt đối còn thi hành án dân sự mang tính mềm dẻo hơn. Điều này
thể hiện ở các nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ người có thẩm quyền thi hành án mới có quyền áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự 2008. Theo pháp luật
hiện hành thì chỉ có cơ quan thi hành án mới được Nhà nước trao cho quyền tổ
chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm
quyền và chỉ Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành án (Khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008). Ngoài ra các chủ thể
khác, bằng sức mạnh của mình, bắt buộc người khác phải thi hành án đều trái
pháp luật. Để tránh sự lạm quyền của các chủ thể trong việc cưỡng chế thi hành án
dân sự, pháp luật đã quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế mà người có thẩm
quyền thi hành án có quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng.
Tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định những biện pháp cưỡng
chến thi hành án:
Trang 7 / 31



“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do
người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công
việc nhất định”.
Như vậy, người có thẩm quyền thi hành án chỉ có thể áp dụng 6 biện pháp
cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Thứ hai, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khi hết
thời gian tự nguyện thi hành trừ trường hợp áp dụng cưỡng chế ngay. Hết thời hạn
quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008, người phải thi hành
án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi
hành án. Tuy nhiên để đảm bảo công tác thi hành án thật sự hiệu quả, với mục
đích ngăn chặn những hành vi tẩu tán tàn sản, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh
nghĩa vụ thi hành án của đương sự trong thời gian tự nguyện thi hành án thì chủ
thể có thẩm quyền vẫn được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi
hành án được quy định tại chương IV Luật Thi hành án dân sự 2008.
Thứ ba, không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian mà pháp luật
quy định không được cưỡng chế thi hành án. Pháp luật quy định không tổ chức
cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau,
các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt như
15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống của các đối tượng
chính sách (Điều 46 Luật Thi hành án 2008 và Khoản 2 Điều 13 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP). Quy định này xuất phát từ mục đích nhân đạo đối với người
phải thi hành án.

Trang 8 / 31


Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng
với nghĩa vụ của người phải thi hành án và chi phí hợp lý về thi hành án. Việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tương ứng với nghĩa vụ của
người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Trường hợp người phải thi hành án
chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà
tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị
của tài sản thì người có thẩm quyền thi hành án vẫn có quyền áp dụng biện pháp
bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án (Khoản 1 Điều 13 Nghị định
62/2015/NĐ-CP).
1.1.3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
Như đã đề cập ở trên, người có thẩm quyền thi hành án có thể lựa chọn một
hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng chỉ được phép áp dụng
một trong các biện pháp mà luật quy định. Hiện nay, pháp luật quy định có sáu
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:
● Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải thi hành án;
● Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
● Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do
người thứ ba giữ;
● Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
● Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
● Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công
việc nhất định.
1.2. Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành
án
1.2.1. Khái niệm về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của

người phải thi hành án
Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong các
biên pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, được áp dụng trong trường hợp người
Trang 9 / 31


phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người
thi hành án chỉ có tài sản và không tự nguyện thi hành án. Biện pháp kê biên, xử
lý tài sản của người thi hành án được quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 84,
từ Điều 89 đến Điều 98 và Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008. Theo đó, đối
tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là vật, vốn góp, nhà ở, tài sản
gắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử
dụng đất.
1.2.2. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án
Đối với biện pháp này, Chấp hành viên ra quyết định áp dụng khi có các
điều kiện sau đây:
● Người có nghĩa vụ thi hành án phải có nghĩa vụ trả tiền cho người được
thi hành án;
● Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền;
● Đã hết thời hạn tự nguyện do Chấp hành viên ấn định nhưng không tự
nguyện thi hành; hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại tài sản.
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản
của người phải thi hành án
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án, Chấp hành viên ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, thì còn phải áp dụng các nguyên tắc
sau:
- Mọi tài sản của người phải được thi hành án để có thể bị kê biên để thi

hành án, trừ những tài sản không được kê biên theo quy định. Điều 87 Luật Thi
hành án 2008 quy định tài sản không được kê biên bao gồm:
• Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ
quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ
quan, tổ chức.

Trang 10 / 31


• Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân: lương thực, thuốc chữa
bệnh, đồ dùng sinh hoạt cần thiết đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi
hành án và gia đình; vật dụng cần thiết của người tàn tật; công cụ lao động cần
thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy
nhất của người phải thi hành án và gia đình; đồ thờ cúng thông thường theo tập
quán địa phương.
• Trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở
kinh doanh và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế: thuốc chữa bệnh; lương thực,
thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ,
trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc cơ sở này, nếu
không phải tài sản dể kinh doanh; trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động; phòng,
chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
- Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về
tài sản được kê biên; tự nguyện đề nghị Chấp hành viên kê biên tài sản cụ thể
trong số nhiều tài sản cụ thể mà không cản trở việc thi hành án và tài sản đó đủ để
thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho
họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lí tài sản đó và tiến hành kê
biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện
giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án
(Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
- Kê biên tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án trước; nếu

người phải thi hành án không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi
hành án thì mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối
tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Khi kê biên, xử lí tài sản chung của
người phải thi hành án với người khác thì chỉ kê biên, xử lí tài sản chung là quyền
xử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ
dẻ hi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự. Trong trường hợp kê biên phần
tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người
khác, theo quy định tại Điều 74 Luật sửa đổi, bổ sung luật thi hành án dân sự cần
lưu ý các trường hợp sau:
• Chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất
của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án: Chấp hành
Trang 11 / 31


viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu
chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản
chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, trừ trường hợp
tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng; và tài sản thuộc quyền
sở hữu, quyền sử dụng chung của hộ gia đình. Nếu các bên không thỏa thuận vi
phạm điểu cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; hoặc không thỏa thuận được và
không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi
hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền
sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố
tụng dân sự. Nếu người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì
Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền
sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố
tụng dân sự. Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thi hành án dân sự. Quy định này đã làm rõ hơn việc xác định
phần tài sản chung của người phải thi hành án để xử lý thi hành án.
• Đã xác định được phần sở hữu: tùy thuộc tài sản thuộc loại có thể phân

chia được hay không để phân chia được mà Chấp hành viên tiến hành kê biên
phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án hay với toàn
bộ tài sản. Trong trường hợp kê biên, xử lý đối với toàn bộ tài sản chung thì chủ
sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án
trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài
sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở
hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời
hạn 3 tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản; đối với những lần
bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ.
Trước đây, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP quy định chỉ ưu tiên cho chủ sở hữu
chung trong lần đầu bán tài sản. Nếu người này không mua thì được thanh toán
phần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
- Việc kê biên nhà ở là nơi duy nhất của người phải thi hành án và gia đình
chỉ đực thực hiện nếu người phải thi hành án không có tài sản khác hoặc có nhưng
không đủ để thi hành án (Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008; Khoản 6 Điều 24
Nghị định 62/2015/NĐ-CP).

Trang 12 / 31


- Đối với tài sản đang được thế chấp, cầm cố hợp pháp: Điều 90 Luật Thi
hành án dân sự 2008 và Khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NND-CP quy định
nếu người phải thi hành án không còn tài sản khác mà tài sản thế chấp, cầm cố có
giá trị lớn hơn nghĩa vụ đã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố và các
chi phí liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên,
bán đấu giá tài sản thi Chấp hành viên vẫn kê biên tài sản đó để thi hanh án mặc
dù hợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn. Chấp hành viến phải thông báo bằng
văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án
và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặ khi xử lí tài sản cầm cố,
thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án đan sự biết. Cơ quan thi hành án

dân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi
xử lí tài sản để thanh toán hợp đồng đã kí, nếu có. Nếu người nhận cầm cố, thế
chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho ngừơi được thi
hành khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên: theo quy định tại Khoản 1
Điều 75 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Chấp
hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được
khởi kiện ra Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp
không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết
thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định.
- Trường hợp tài sản thi hành án được giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ
thi hành án: kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người
phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài
sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và
không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành
án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy
giấy tờ liên quan đến giao dịch đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông
báo. Hết thời hạn này mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành
viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó (Khoản 2 Điều 75 Luật sửa đổi, bổ
Trang 13 / 31


sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Khoản 1 Điều 24 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP).
- Kê biên tài sản của doanh nghiệp: chỉ kê biên tài sản khác của doanh
nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu từ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý,

kim khí quý khác, giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản
lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp
bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác (Khoản
5 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
1.2.4. Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án
Chấp hành viên ra quyết định kê biên sau khi có kết quả xác minh về tài sản
của người phải thi hành án. Trước khi kê biên tài sản, chấp hành viên có thể tiến
hành xác minh nếu cần thiết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kê biên, Chấp
hành viên phải thông báo cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về
việc kê biên. Theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 nếu kê biên tài sản là
bất động sản chấp hành viên phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc
đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên ít nhất là 03 ngày làm việc trước
khi kê biên.
Việc kê biên phải được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người
ủy quyền; nếu đương sự cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên nhưng phải
mời người làm chứng; nếu không mời được người làm chứng thì vẫn tiến hành kê
biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Biên bản kê biên có chữ kí của đương sự hoặc người ủy quyền, người làm
chứng, đại diện chính quyền cấp xã hặc đại diện tổ dân phố nơi tổ cức cưỡng chế,
chấp hành viên và người lập biên bản. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại tài
sản cụ thể hay trong những tình huống đặc biệt mà pháp Luật thi hành án dân sự
quy định trình tụ, thủ tục kê biên khác nhau.
1.2.4.1. Kê biên tài sản thuộc sở hữu chung
Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử
dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì
Trang 14 / 31



Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có
quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận
phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có
thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa
thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông
báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở
hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản
chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được
thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp
hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử
dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng
dân sự. Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các
chủ sở hữu chung. Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp
dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải
thi hành án; đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia
làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp
cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá
trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ2.
1.2.4.2. Kê biên với quyền sở hữu trí tuệ
Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở
hữu của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên. Khi kê biên quyền sở
hữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của
người phải thi hành án. Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh,
dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhà

nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan,
2 Khoản 1, 2 Điều 74 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2008

Trang 15 / 31


tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành viên không
được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt
buộc phải chuyển giao3.
1.2.4.3. Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng kí
quyền sở hữu hoặc đăng kí giao dịch bảo đảm
Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền
sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp Luật, Chấp hành
viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký.
Sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về
việc kê biên tài sản đó để tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên
quan đến các giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đăng ký tại cơ
quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm ngay sau khi nhận được yêu cầu
của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự4.
1.2.4.4. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ
ba giữ
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành
án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp
hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba
không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài
sản để thi hành án. Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được
tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết5.
1.2.4.5. Kê biên vốn góp
Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành
án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để

kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu
tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi
3 Khoản 1, 2 Điều 84 Luật Thi hành án dân sự 2008
4 Khoản 1 Điều 98, Khoản 1 Điều 178 Luật thi hành án dân sự 2008
5 Điều 91 Luật thi hành án dân sự 2008

Trang 16 / 31


hành án để cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định
phần vốn góp của người phải thi hành án6.
1.2.4.6. Kê biên tài sản là đồ vật đang bị khóa hay đóng gói
Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu
người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu
họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê
cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải
có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá,
phá khóa, mở gói. Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, mở gói,
Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58
của Luật Thi hành án dân sự 2008. Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm
phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm
chứng7.
1.2.4.7. Kê biên phương tiện giao thông
Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án,
Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng
phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có. Đối với phương
tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có
thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp
tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế

chấp. Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng
tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho
người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao
thông. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển
nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện
bị kê biên. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện
theo quy định của pháp Luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển8.

6Điều 92 Luật thi hành án dân sự 2008
7 Điều 93 Luật Thi hành án dân sự 2008
8 Điều 96 Luật Thi hành án dân sự 2008

Trang 17 / 31


1.2.4.8. Kê biên tài sản gắn liền với đất
Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả
quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo
quy định của pháp Luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm
đáng kể giá trị tài sản đó9.
1.2.4.9. Kê biên nhà ở
Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình
chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có
nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê
biên nhà ở để thi hành án. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất
gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của
người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành
án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng
đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách
rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà. Khi kê biên nhà ở của

người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông
báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết. Trường hợp tài sản kê biên là nhà
ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư
vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của
Bộ Luật dân sự10.
1.2.4.10. Kê biên hoa lợi
Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành
viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực,
thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi
hành án và gia đình họ sinh sống đáp ứng nhu cầu cần thiết của người phải thi
hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới11.

9 Điều 94 Luật Thi hành án dân sự 2008
10 Khoản 1, 2, 3 Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008
11 Điều 97, Điểm a Khoản 2 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự 2008

Trang 18 / 31


1.2.4.11. Kê biên tài sản đang cầm cố thế chấp
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo
ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận
cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47
của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự 200812
1.2.5. Xử lý tài sản kê biên
Theo Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 và Điều 25 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP thì:
● Nếu đương sự thỏa thuận được về giá tài sản: giá do đương sự thỏa thuận
là giá khởi điểm để bán đấu giá;
● Nếu đương sự có thỏa thuận được về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành

viên kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó;
● Nếu đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được
việc lựa chon tổ chức thẩm định giá hay tổ chức thẩm định giá do đương sự chọn
từ chối việc kí hợp đồng dịch vụ hoặc việc thi hành án do cơ quan thi hành án dân
sự chủ động thi hành thì chấp hành viên sẽ kí hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm
định giá trên địa bàn tỉnh nơi có tài sản kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày kê biên tài sản
● Chấp hành viên tự xác định giá: trong trường hợp không thực hiện được
hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá; hoặc tài sản kê biên thuộc loại tươi
sống mau hỏng, có giá trị nhỏ 13 mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về
giá. Trong trường hợp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có
tài sản kê biên chưa có tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên yêu cầu đương sự
thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá ở địa bàn khác. Nếu đã yêu cầu mà
đương sự không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì chấp hành viên tiến
hành xác định giá tài sản kê biên theo quy định.

12 Khoản 2 Điều 90 Luật Thi hành án dân sự
13 Tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự

chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 26 Nghị
định số 62/2015/NĐ-CP)

Trang 19 / 31


Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự năm
2008 tài sản kê biên đã định giá có thể được định giá lại trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài
sản kê biên dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản;
Thứ hai, đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai

về việc bán đấu giá tài sản. Việc yêu cầu định giá lại tài sản kê biên chỉ được thực
hiện 1 lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 5
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải
nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản.
Theo quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án
dân sự 2008, tại Khoản 1 Điều 104 trong trường hợp bán đấu giá không thành,
hoặc không có người tham gia đấu giá thì chấp hành viên phải thông báo và yêu
cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản. Nếu đương sự không thỏa thuận
hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo thì chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để quyết định
bán đấu giá.
Theo quyết định số 1557/QĐ-BTP ngày 26/8/2015 về việc công bố thủ tục
hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ Tư Pháp theo đó trong trường hợp bản án quyết định mà một
bên được nhận tài sản mà phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ nhận
được, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi và một trong các bên
đương sự có yêu cầu định giá tài sản thì tài sản được định giá theo quy định Điều
98 Luật thi hành án dân sự 2008. Về nguyên tắc, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày
có kết quả định giá, chấp hành viên thông báo bằng văn bản yêu cầu người được
nhận tài sản nộp số tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản mà đương sự được nhận
theo bản án, quyết định so với giá tài sản đã định trong bản án, quyết định để
thanh toán cho người nhận thi hành án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản yêu cầu nộp tiền thi hành án, nếu người được nhận tài sản không tự
nguyện nộp tiền thi hành án thì chấp hành viên cho phép được bán đấu giá tài sản
để thi hành án. Số tiền thu được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng so với tiền, tài sản
mà các đương sự được nhận theo bản án, quyết định nhưng không tính lãi chậm
thi hành án.
Trang 20 / 31



Sau khi tiến hành việc định giá tài sản kê biên, chấp hành viên phải thực
hiện xử lý tài sản kê biên. Việc xử lý tài sản kê biên được thực hiện theo ba hình
thức: Trao tài sản kê biên cho người được thi hành án; bán tài sản đã kê biên và trả
lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án.
1.2.5.1. Giao tài sản kê biên cho người được thi hành án.
Tài sản kê biên được giao cho người được thi hành án trong hai trường hợp:
Đương sự thỏa thuận với nhau để người được thi hành án nhận tài sản đã kê
biên để trừ vào số tiền được thi hành án theo Khoản 1 Điều 100 Luật thi hành án
dân sự 2008 và trong trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc
bán đấu giá không thành theo Khoản 2 Điều 174 Luật sửa đổi bổ sung một số điều
Luật thi hành án dân sự 2008. Nếu có nhiều người được thi hành án thì người
được nhận tài sản kê biên theo thỏa thuận phải thanh toán lại cho những người
được thi hành án khác số tiền tương ứng tỉ lệ giá trị mà họ được hưởng và người
được thi hành án chỉ được nhận tài sản đã kê biên chưa được sự đồng ý của những
người được thi hành án còn lại. Việc giao tài sản kê biên cho người được thi hành
án được thực hiên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thỏa thuận. Trong
trường hợp không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không
thành thì từ sau lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả
giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài
sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Nếu người được thi hành án đồng ý nhận
tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì chấp hành viên thông báo cho người
phải thi hành án biết. Nếu người thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và
chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày người phải thi hành nhận được thông báo về việc được người thi hành án
đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì chấp hành nghiêm giao tài sản cho người
được thi hành án. Khi giao tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền
sở hữu, sử dụng, chấp hành nghiêm phải ra quyết định giao tài sản cho người được
thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng
tài sản cho người được thi hành án.
1.2.5.2. Bán tài sản đã kê biên

Theo Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008 việc bán tài sản đã kê biên có
thể được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá hoặc bán không qua thủ tục
Trang 21 / 31


đấu giá. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu
giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì sẽ được thực hiện theo Điều 104
Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật thi hành án dân sự 2008. Bên cạnh đó, để
bảo vệ quyền lợi cho người mua tài sản đấu giá, Luật sửa đổi bổ sung, Luật sửa
đổi Điều 103 về "Giao tài sản đấu giá" thành "Bảo vệ quyền của người mua tài sản
bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án" bao gồm cả việc cưỡng chế nếu
người này đã nộp tiền đủ mua tài sản bán đấu giá. Việc bản án, quyết định bị
kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy không ảnh hưởng đến việc giao tài sản cho người
mua được tài sản bán đấu giá trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy
định của pháp Luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác trong trường hợp người
mua được tài sản bán đấu giá không được giao tài sản trong thời hạn theo hợp
đồng bán đấu giá thì có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng theo thủ tục yêu cầu hủy
hợp đồng bán đấu giá tài sản khi không được trao tài sản bán đấu giá tại Quyết
định số 1557/QĐ-BTP ngày 26/8/2015. Việc bán tài sản được thực hiện như sau:
Tài sản có giá trị từ trên 10 triệu đồng và bất động sản thì việc bán đấu giá
do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá
trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày định giá; Nếu không thỏa thuận được
thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá trong thời hạn 10 ngày làm việc
kể từ ngày định giá, việc bán đấu giá phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày
đối với động sản và 45 ngày đối với bất động sản kể từ ngày ký hợp đồng;
Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng; hoặc tại tỉnh nơi có tài
sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng thì
chấp hành viên chủ động bán đấu giá trong thời hạn 30 ngày đối với động sản, và
45 ngày đối với bất động sản kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản
từ chối của tổ chức bán đấu giá;

Tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng; hoặc tài sản tươi sống; mau hỏng thì thủ
tục bán tài sản không thông qua thủ tục bán đấu giá trong thời hạn 5 ngày làm việc
kể từ ngày kê biên.
1.2.5.3. Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án
Tài sản đã kê biên được trả lại cho người phải thi hành án trong trường hợp
không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành và giá trị
tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án
Trang 22 / 31


vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án. Khi đó, tài sản được giao lại
cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng, tuy nhiên người này không được đưa
tài sản này tham gia vào các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa
vụ thi hành án.

Trang 23 / 31


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TRONG KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI
THI HÀNH ÁN
2.1. Thực trạng
Kê biên, xử lý tài sản thi hành án nói riêng, thi hành án dân sự nói chung là
một trong những hoạt động quan trọng nhằm khôi phục và bảo vệ các quan hệ xã
hội bị xâm hại. Do đó, việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay trên thực
tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hiệu quả
của việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là cơ sở, tiền đề cho sự
thành công và hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khi đương sự không tự
nguyện thi hành. Song qua thực tế hiện nay, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật về thi hành án đang ngày càng hoàn thiện hơn nhưng trong quá trình áp
dụng các biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án vẫn gặp một
số khó khắn, vướng mắc, nhiều nguyên nhân gây cản trở việc kê kiên, xử lý tài
sản như: Cơ chế quản lý, hoạt động THADS còn chồng chéo, sự phối hợp giữa
các cơ quan tổ chức trong việc kê biên, xử lý tài sản chưa tốt,…
2.1.1. Những kết quả đạt được
Để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, trong những năm qua Đảng,
Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác THADS và
toàn thể nhân lực ngành thi hành án đã nỗ lực, cố gắng. Qua đó, nhiều bản án,
quyết định của Tòa án đã được thi hành dứt điểm (bảng kết quả thi hành án) bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên
quan góp phần ổn định tình hình ổn định an ninh, chính trị đất nước, tạo tiền đề
cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
BẢNG KẾT QUẢ THI HÀNH ÁN TỪ 2010 – 2013
Năm

Tổng số vụ việc Đã thi hành xong/ số vụ Tỷ lệ
phải thi hành
việc có điều kiện thi
hành

2010

615.411

351.373/406.896

86,35%

2011


632.545

379.990/431.979

88%

2012

642.885

395.284/446.255

88,58%

2013

732.179

492.975/569.693
Trang
24 / 31

86,53%


Nguồn: Báo cáo của Bộ Tư pháp tổng kết 4 năm Luật THADS 2008
Tuy nhiên, qua số liệu trên, bên cạnh những kết quả đạt được ta có thể thấy
vẫn còn không ít những bản án không có điều kiện thi hành hoặc có điều kiện thi
hành nhưng chưa thi hành được mà nguyên nhân chủ yếu là do không kê biên, xử

lý được tải sản của người phải thi hành án gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp đến những cá nhân, tổ chức liên quan. Ngoài ra, kết quả THADS chưa
hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tiền (năm 2013 còn thiếu 3,83%; năm 2014
còn thiếu 0,28%; năm 2015 còn thiếu 1%), còn một số lượng lớn án chưa được tổ
chức thi hành, án chuyển kỳ sau còn nhiều; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở
một số đơn vị, địa phương còn không ít hạn chế, một số lúc, một số nơi, một số
việc còn chậm, chưa sâu sát, chưa quyết liệt14;
2.1.2. Một số vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện kê biên, xử
lý tài sản của người phải thi hành án
● Công tác tổ chức cán bộ chưa thực sự “đi trước một bước”, đặc biệt là
việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của một bộ phận công chức còn chưa nghiêm, vi
phạm dẫn đến phải xử lý kỷ luật, trong bốn năm 2010 - 2013 đã xử lý kỷ luật 213
trường hợp, trong đó: khiển trách 92 trường hợp; cảnh cáo 58 trường hợp; hạ bậc
lương 06 trường hợp; giáng chức 03 trường hợp; cách chức 13 trường hợp; buộc thôi
việc 16 trường hợp; hạ bậc lương 03 trường hợp; tạm đình chỉ công tác 24 trường
hợp, do bị khởi tố hình sự15.
Ví dụ như, trường hợp Chấp hành viên không tiến hành xác minh mà chỉ
căn cứ vào Bản án và hợp đồng thế chấp để kê biên dẫn đến việc xử lý tài sản gặp
khó khăn (như: Việc thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận số
04/2012/QĐ.ST-KDTM ngày 10/8/2012, sau khi tổ chức việc bán tài sản đấu giá
thành tài sản mới phát hiện ra việc thừa một thang máy và 01 phòng họp 300 chỗ
ngồi và một số tài sản khác không có trong hợp đồng thế chấp; việc thi hành
Quyết định số 35/2012/QĐST-KDTM ngày 14/9/2012, cơ quan thi hành án đã tổ
chức kê biên và bán tài sản thế chấp là Dây chuyền đồng bộ máy sản xuất bánh
quy và các thiết bị phụ trợ (có danh mục kèm theo). Khi kiểm tra thực trạng tài
14 Nguồn: Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành trả lời phỏng vấn báo pháp

luật tháng 01/2016
15 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp 4 năm thi hành Luật THADS 2008


Trang 25 / 31


×