Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 169 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI RỪNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CƠ QUAN CHỦ TRÌ:

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
CƠ QUAN THỰC HIỆN:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:

ThS. VŨ TẤN PHƯƠNG

HÀ NỘI – THÁNG 1 NĂM 2007

i


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI RỪNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM

BÁO CÁO GỬI ĐẾN:
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM


VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
CƠ QUAN THỰC HIỆN:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG

 RCFEE & FSIV 2006

Bản quyền thuộc về RCFEE và FSIV
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng (RCFEE)
Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội, Việt Nam
Tel.: +844 755 0801; Tel/fax.: +844 838 9434
Email: /
Http://www.rcfee.org.vn

ii


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI:

GS. TSKH. Đỗ Đình Sâm - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TS. Võ Đại Hải - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
PGS. TS. Ngô Đình Quế - Trung tâm Nghiên cứu sinh thái & MTR
KS. Nguyễn Tiến Hưng - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
CN. Trần Thị Thu Hà - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
Th.S. Đinh Thanh Giang - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
KS. Nguyễn Thanh Hải - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
KS. Nguyễn Khoa Phương - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
KS. Hoàng Thị Nhung - Trung tâm nghiên cứu sinh thái & MTR
KS. Nguyễn Viết Xuân – Trung tâm nghiên cứu sinh thái và MTR
CƠ QUAN PHỐI HỢP THỰC HIỆN:


Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Viện Khí tượng Thủy văn
Trường Đại học Lâm nghiệp
Đại học Thủy lợi
Trung tâm Tài nguyên môi trường – Viện ĐTQH rừng
iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNH

xii

TÓM TẮT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1

KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

9

PHẦN THỨ 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

11

1. TRÊN THẾ GIỚI

11

2. Ở VIỆT NAM

14

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

17

PHẦN THỨ 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

18


1.1. Mục tiêu dài hạn

18

1.2. Mục tiêu ngắn hạn

18

2. CÁCH TIẾP CẬN

18

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Đối tượng nghiên cứu

19

3.2. Phạm vi nghiên cứu

19

3.3. Phương pháp nghiên cứu

21

PHẦN THỨ 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


29

1. GIÁ TRỊ HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC CỦA RỪNG

29

1.1. Vùng đầu nguồn sông Cầu

29

1.2. Vùng lưu vực sông Chảy (Hồ Thác Bà)

46

2. GIÁ TRỊ LƯU GIỮ VÀ HẤP THỤ CÁCBON CỦA RỪNG

61

2.1. Rừng tự nhiên

61

2.2. Giá trị hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng

65

iv



3. GIÁ TRỊ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ/CUNG CẤP PHÂN BÓN CỦA RỪNG

83

3. 1. Rừng tự nhiên

83

3.2. Rừng trồng

86

4. GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ VÀ HỒ THÁC BÀ

95

4.1. Đặc điểm cơ bản của du khách ở VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà

95

4.2. Phân vùng khách du lịch của VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà

103

4.3. Ước lượng chi phí du lịch

105

4.4. Hồi quy tương quan giữa chi phí và số lượng khách du lịch


108

4.5. Ước lượng giá trị cảnh quan

110

4.6. Phân tích mức sẵn lòng chi trả

111

5. GIÁ TRỊ TỒN TẠI VÀ TÙY CHỌN CỦA VQG BA BỂ VÀ GIÁ TRỊ ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI KBTTN NA HANG

111

5.1. Giá trị tồn tại và tuỳ chọn của VQG Ba Bể

111

5.2. Giá trị ĐDSH của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang

118

6. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG

126

6.1. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng tự nhiên

126


6.2. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng trồng

131

7. ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ DVMT
MỘT SỐ LOẠI RỪNG

137

7.1. Lượng giá giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của rừng

137

7.2. Lượng giá giá trị lưu trữ và hấp thụ các bon của rừng

142

7.3. Lượng giá giá trị cảnh quan

145

7.4. Lượng giá giá trị đa dạng sinh học ĐDSH/Giá trị tồn tại và tuỳ chọn

148

PHẦN THỨ 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

151


1. KẾT LUẬN

151

2. KIẾN NGHỊ

153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

154

v


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:

GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH SWAT

158

PHỤ LỤC 2:

DÒNG CHẢY MẶT VÀ XÓI MÒN ĐẤT DƯỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT Ở LƯU VỰC SÔNG CẦU

162

PHỤ LỤC 3:


CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ

163

PHỤ LỤC 4:

DÒNG CHẢY MẶT VÀ XÓI MÒN ĐẤT DƯỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT Ở LƯU VỰC HỒ THÁC BÀ

164

PHỤ LỤC 5:

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁCBON RỪNG TỰ NHIÊN

165

PHỤ LỤC 6:

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁC BON RỪNG TRE NỨA
THỨ SINH

166

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁCBON RỪNG TRỒNG
KEO LAI

167


KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁC BON RỪNG TRỒNG
KEO TAI TƯỢNG

168

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁC BON RỪNG TRỒNG
KEO LÁ TRÀM

169

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁCBON RỪNG TRỒNG
BẠCH ĐÀN UROPHYLLA

170

PHỤ LỤC 11:

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN SINH KHỐI VÀ CÁCBON RỪNG TRỒNG QUẾ

171

PHỤ LỤC 12:

GIÁ TRỊ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT/CUNG CẤP NGUỒN PHÂN BÓN
CỦA RỪNG TỰ NHIÊN

172

GIÁ TRỊ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT/CUNG CẤP PHÂN BÓN CỦA
RỪNG TRỒNG KEO LAI


173

GIÁ TRỊ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT/CUNG CẤP NGUỒN PHÂN BÓN
RỪNG KEO TAI TƯỢNG

174

GIÁ TRỊ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT/CUNG CẤP PHÂN BÓN
RỪNG BẠCH ĐÀN UROPHYLLA

175

GIÁ TRỊ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ ĐẤT/CUNG CẤP PHÂN BÓN
CỦA RỪNG QUẾ

176

PHỤ LỤC 7:
PHỤ LỤC 8:
PHỤ LỤC 9:
PHỤ LỤC 10:

PHỤ LỤC 13:
PHỤ LỤC 14:
PHỤ LỤC 15:
PHỤ LỤC 16:

vi



DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 01:

Diễn biến sử dụng đất lưu vực sông Cầu, 1995 - 2004

31

Biểu 02:

Ảnh hưởng của che phủ rừng tới dòng chảy và xói mòn

40

Biểu 03:

Khả năng điều tiết nước và chống xói mòn của một số loại thảm thực vật
rừng tại lưu vực sông Cầu

41

Biểu 04:

Giá trị mất dinh dưỡng đất do xói mòn trên toàn lưu vực

42

Biểu 05:

Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn đất


43

Biểu 06:

Giá trị tăng dòng chảy mùa kiệt trên toàn lưu vực nghiên cứu

44

Biểu 07:

Giá trị điều tiết nước của một số loại rừng ở lưu vực nghiên cứu so với
đất trống cây bụi và đất canh tác nương rẫy (sông Cầu)

45

Biểu 08:

Diễn biến sử dụng đất lưu vực sông Chảy giai đoạn 1995 - 2004

48

Biểu 09:

Ảnh hưởng của che phủ rừng tới dòng chảy và xói mòn trên lưu vực

56

Biểu 10:


Khả năng điều tiết nước và chống xói mòn của một số loại thảm thực vật
rừng tại lưu vực sông Chảy

57

Biểu 11:

Giá trị dinh dưỡng mất trong lượng đất xói mòn đất trên toàn lưu vực

58

Biểu 12:

Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn đất

59

Biểu 13:

Giá trị điều tiết nước trên toàn lưu vực nghiên cứu

59

Biểu 14:

Giá trị điều tiết nước của một số loại rừng ở lưu vực nghiên cứu so với
đất trống cây bụi và đất canh tác nương rẫy (sông Chảy)

60


Biểu 15:

Sinh khối trung bình của rừng tự nhiên

61

Biểu 16:

Trữ lượng các bon trung bình của rừng tự nhiên

62

Biểu 17:

Giá trị lưu giữ các bon của rừng tự nhiên

64

Biểu 18:

Giá trị hấp thụ CO2 bình quân của rừng tự nhiên

65

Biểu 19:

Sinh khối khô bình quân của Keo lai

66


Biểu 20:

Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Keo lai

67

Biểu 21:

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Keo lai

68

Biểu 22:

Sinh khối khô bình quân của Keo tai tượng

69

Biểu 23:

Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Keo tai tượng

71

Biểu 24:

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Keo tai tượng

72


Biểu 25:

Sinh khối khô bình quân của Keo lá tràm

73

vii


Biểu 26:

Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Keo lá tràm

74

Biểu 27:

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Keo lá tràm

76

Biểu 28:

Sinh khối khô bình quân của Bạch đàn urophylla

76

Biểu 29:

Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Bạch đàn urophylla


77

Biểu 30:

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Bạch đàn Urophylla

79

Biểu 31:

Sinh khối khô bình quân của Quế

80

Biểu 32:

Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Quế

81

Biểu 33:

Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng Quế

82

Biểu 34:

Lượng rơi rụng dưới một số loại rừng tự nhiên


83

Biểu 35:

Lượng dinh dưỡng trung bình trong thảm mục dưới rừng tự nhiên

84

Biểu 36:

Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng tự nhiên

85

Biểu 37:

Lượng rơi rụng trung bình dưới rừng Keo lai

86

Biểu 38:

Lượng dinh dưỡng trung bình trong thảm mục dưới rừng Keo lai

87

Biểu 39:

Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng Keo lai


88

Biểu 40:

Lượng rơi rụng dưới rừng Keo tai tượng

89

Biểu 41:

Lượng dinh dưỡng trong thảm mục rừng trồng Keo tai tượng

89

Biểu 42:

Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng Keo tai tượng

90

Biểu 43:

Lượng rơi rụng của rừng trồng Bạch đàn urophylla

91

Biểu 44:

Lượng dinh dưỡng trong thảm mục dưới rừng Bạch đàn Urophylla


92

Biểu 45:

Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng Bạch đàn Urophylla

92

Biểu 46:

Lượng rơi rụng của rừng trồng Quế

93

Biểu 47:

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thảm mục dưới rừng Quế

93

Biểu 48:

Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng trồng Quế

94

Biểu 49:

Đặc điểm của khách du lịch nội địa tới thăm VQG Ba Bể


97

Biểu 50:

Đặc điểm của khách nước ngoài tại vườn quốc gia Ba Bể

97

Biểu 51:

Đặc điểm của du khách tới khu du lịch Hồ Thác Bà

98

Biểu 52:

Bảng phân tích số lượng du khách trong mỗi nhóm

99

Biểu 53:

Số ngày lưu trú và chi phí cho chuyến du lịch của du khách trong nước
tại các điểm nghiên cứu

101

Biểu 55:


Mức sẵn lòng chi trả của du khách tại Vườn Quốc gia Ba Bể

102

Biểu 56:

Mức sẵn lòng trả của du khách tại Khu du lịch Hồ Thác Bà

103

viii


Biểu 57:

Phân vùng du lịch Vườn quốc gia Ba Bể

104

Biểu 58:

Phân vùng du lịch khu du lịch hồ Thác Bà

104

Biểu 59:

Tỷ lệ khách du lịch theo vùng tại VQG Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà

105


Biểu 60:

Ước lượng chi phí đi lại của du khách ở VQG Ba Bể và hồ Thác Bà

106

Biểu 61:

Ước lượng chi phí thời gian của du khách ở VQG Ba Bể và hồ Thác Bà

107

Biểu 62:

Ước lượng các chi phí khác của khách du lịch tại VQG Ba Bể

107

Biểu 63:

Ước lượng tổng chi phí du lịch của khách theo vùng

108

Biểu 64:

Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn

113


Biểu 65:

Mục đích chi trả của du khách

113

Biểu 66:

Mức chi trả trung bình cho bảo tồn của du khách

113

Biểu 67:

Giá trị thống kê mô tả của các biến độc lập

114

Biểu 68:

Kết quả phân tích hồi quy

115

Biểu 69:

Ước lượng giá trị tuỳ chọn và giá trị tồn tại và tuỳ chọn VQG Ba Bể

117


Biểu 70:

Phân tích đặc điểm của người tham gia phỏng vấn

119

Biểu 71:

Hiểu biết của người dân về Voọc mũi hếch

121

Biểu 72:

Kết quả định giá giá trị Voọc mũi hếch

122

Biểu 73:

Mối quan hệ giữa mức định giá với một số nhân tố khác

124

Biểu 74:

Ước lượng giá trị giá trị sử dụng gỗ hàng năm

127


Biểu 75:

Ước lượng giá trị sử dụng củi hàng năm

128

Biểu 76:

Ước lượng giá trị sử dụng tre, nứa, vầu hàng năm

128

Biểu 77:

Ước lượng giá trị sử dụng măng và rau rừng hàng năm

129

Biểu 78:

Ước lượng giá trị lâm sản ngoài gỗ làm dược phẩm

129

Biểu 79:

Khối lượng động vật hoang dã bị khai thác

130


Biểu 80:

Ước lượng giá trị động vật hoang dã bị săn bắt hàng năm

130

Biểu 81:

Ước lượng giá trị chuối rừng khai thác sử dụng

131

Biểu 82

Tổng hợp giá trị sử dụng trực tiếp của rừng tự nhiên

131

Biểu 83

Giá gỗ tại bãi I của một số loài cây theo cấp kính

132

Biểu 84

Chi phí khai thác, vận chuyển gỗ rừng trồng

133


Biểu 85

Giá cây đứng của một số loại rừng trồng

134

Biểu 86

Tổng hợp giá trị của rừng tự nhiên

135

Biểu 87

Tổng hợp giá trị kinh tế rừng trồng

136

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 01: Sơ đồ vị trí địa điểm nghiên cứu của đề tài

20

Hình 02: Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu tại lưu vực sông Cầu, Bắc Kạn


30

Hình 03: Quá trình lưu lượng tính toán - thực đo tại Thác Bưởi và tương quan ứng
với hiện trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

34

Hình 04: Tương quan lưu lượng tính toán - thực đo tại Thác Bưởi và tương quan
ứng với hiện trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

34

Hình 05: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

35

Hình 06: Tương quan lượng bùn cát tính toán- thực đo tại Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

35

Hình 07: Quá trình lưu lượng tính toán thực đo tại Thác Bưởi ứng với hiện trạng
rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

36

Hình 08: Tương quan lưu lượng tính toán thực đo tại Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)


36

Hình 09: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Thác Bưởi và tương quan
ứng với hiện trạng rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

37

Hình 10: Tương quan lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

37

Hình 11: Quá trình lưu lượng tính toán - thực đo tại trạm Thác Bưởi và tương
quan ứng với hiện trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)

38

Hình 12: Tương quan lưu lượng tính toán - thực đo trạm Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng năm 2004 (Xác nhận mô hình)

38

Hình 13: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo trạm Thác Bưởi ứng với hiện
trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)

39

Hình 14: Tương quan lượng bùn cát tính toán - thực đo trạm Thác Bưởi ứng với
hiện trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)


39

Hình 15: Quá trình lưu lượng tính toán - thực đo tại Bảo Yên tương quan ứng với
hiện trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

49

Hình 16: Tương quan lưu lượng tính toán - thực đo tại Bảo Yên và tương quan
ứng với hiện trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

50

Hình 17: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Bảo Yên ứng với hiện
trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

50

Hình 18: Tương quan lượng bùn cát tính toán- thực đo tại Bảo Yên ứng với hiện
trạng rừng năm 1995 (Hiệu chỉnh mô hình)

51

x


Hình 19: Quá trình lưu lượng tính toán thực đo tại Bảo Yên ứng với hiện trạng
rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

51


Hình 20: Tương quan lưu lượng tính toán thực đo tại Bảo Yên ứng với hiện trạng
rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

52

Hình 21: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Bảo Yên và tương quan
ứng với hiện trạng rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

52

Hình 22: Tương quan lượng bùn cát tính toán - thực đo tại Bảo Yên ứng với hiện
trạng rừng năm 2000 (Kiểm định mô hình)

53

Hình 23: Quá trình lưu lượng tính toán - thực đo tại trạm Bảo Yên và tương quan
ứng với hiện trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)

53

Hình 24: Tương quan lưu lượng tính toán - thực đo trạm Bảo Yên ứng với hiện
trạng rừng năm 2004 (Xác nhận mô hình)

54

Hình 25: Quá trình lượng bùn cát tính toán - thực đo trạm Bảo Yên ứng với hiện
trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)

54


Hình 26: Tương quan lượng bùn cát tính toán - thực đo trạm Bảo Yên ứng với
hiện trạng rừng 2004 (Xác nhận mô hình)

55

Hình 27: Biểu đồ trữ lượng Các bon trung bình của các loại rừng nghiên cứu

63

Hình 28: Diễn biến giá bán tín chỉ Các bon (CER)

64

Hình 29: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Keo lai

66

Hình 30: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Keo lai

67

Hình 31: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Keo tai tượng

70

Hình 32: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Keo tai
tuợng

71


Hình 33: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Keo lá tràm

74

Hình 34: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Keo lá
tràm

75

Hình 35: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Bạch đàn
Urophylla

77

Hình 36: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Bạch đàn
urophylla

78

Hình 37: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Quế

80

Hình 38: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Quế

91

Hình 39: Lượng khách du lịch tại các điểm nghiên cứu (giai đoạn 2000 - 2005)

96


Hình 40: Những điểm du khách chưa hài lòng với VQG Ba Bể và hồ Thác Bà

100

Hình 41: Đường cầu du lịch tại VQG Ba Bể và khu du lịch Thác Bà

110

Hình 42: Cơ cấu thu nhập hộ gia đình

120
xi


CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNH
BEF (Biomass Expansion Factor): Hệ số chuyển đổi sinh khối
CDM (Clean Development Mechanism): Cơ chế phát triển sạch
CVM (Contigent Valuation Method): Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên
CO2e: Khí cácbonníc tương đương
C: Cacbon
CER (Certified Emission Reduction): Giảm phát thải được chứng nhận
DVMT: Dịch Vụ Môi Trường
DLST: Du Lịch Sinh Thái
DMĐ: Dưới Mặt Đất
ĐDSH: Đa Dạng Sinh Học
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức Nông lương
của Liên Hiệp Quốc
FRA (Forest Resource Assessment): Đánh giá tài nguyên rừng
HC: Hữu Cơ

IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change): Ủy ban liên chính phủ về biến
đổi khí hậu
LSNG: Lâm Sản Ngoài Gỗ
PTNT:Phát Triển Nông Thôn
SWAT (Soil and Water Assessment Tool): Công cụ đánh giá đất và nước
RRA (Rapid Rural Appraisal): Đánh giá nhanh nông thôn
R/S (Root Shoot ratio): Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất
TCM (Travel Cost Method): Chi phí du lịch
TMĐ: Trên Mặt Đất
PRA (Participatory Rural Appraisal): Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
WTP (Willingness To Pay): Sẵn lòng chi trả
WTA (Willingness To Accept): Sẵn lòng chấp nhận
PES (Payment for Environment Services): Chi trả dịch vụ môi trường
UNFCCC (United Nation Framework Convention on Climate Change): Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
USD: Đô la Mỹ
VQG: Vườn Quốc Gia
KP (Kyoto Protocol): Nghị định thư Kyoto
1C = 3,67 CO2e
1 USD = 16.000 đồng

xii


TÓM TẮT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. THÔNG TIN CHUNG
Tên đề tài: Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của
một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam.
Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam;
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng.
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Tấn Phương.
Kinh phí thực hiện: 950 triệu đồng
Thời gian thực hiện: từ 9/2004 đến 12/2006
2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu dài hạn của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến giá trị kinh tế về
môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu để hình thành cơ chế
và chính sách về quản lý và sử dụng hợp lý dịch vụ môi trường ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu dài hạn nêu trên, đề tài có hai mục tiêu cụ thể là:
1) xác định được giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng ở
Việt Nam; và
2) Đề xuất hướng dẫn lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng.
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 7 nội dung như sau:
1) Nghiên cứu giá trị của rừng về bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của

một số loại rừng ở vùng đầu nguồn hồ Thác Bà và sông Cầu;
2) Nghiên cứu giá trị hấp thụ/tích trữ các bon của một số loại rừng tự nhiên và

rừng trồng (3 loài keo, bạch đàn urophylla, quế);
3) Nghiên cứu giá trị về cải thiện độ phì đất/Phân bón của một số rừng tự nhiên

(giàu, trung bình, nghèo, phục hồi và tre nứa) và rừng trồng (3 loài keo, bạch
đàn urophylla, quế);
4) Nghiên cứu giá trị cảnh quan/du lịch sinh thái của một số loại rừng tại hồ Thác

Bà và vườn quốc gia Ba Bể;


1


5) Nghiên cứu giá trị tồn tại và lựa chọn tại vườn quốc gia Ba Bể và giá trị bảo

tồn ĐDSH ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Na Hang – Tuyên Quang;
6) Nghiên cứu các giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, ....) của số

loại rừng tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) và rừng trồng (keo, bạch
đàn urophylla);
7) Xây dựng đề xuất hướng dẫn kỹ thuật về lượng giá giá trị môi trường và

DVMT rừng một số loại rừng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam;
2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp tiếp cận của đề tài mang tính đa ngành và dựa trên quan điểm về tổng giá
trị kinh tế (hay giá trị toàn bộ) của rừng, trong đó tập trung vào giá trị môi trường và
DVMT rừng (giá trị sử dụng gián tiếp). Để có thể tiến hành lượng giá cần phải tiến
hành thu thập thông tin và xác định giá trị MT và DVMT thông qua các phương pháp
lượng giá khác nhau. Các phương pháp sử dụng trong đề tài gồm:
1) Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như
phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên điển hình của FAO trong điều tra trữ
lượng rừng, sinh khối, đất đai, thảm mục; phương pháp giải tích cây tiêu chuẩn trong
xác định sinh khối rừng trồng; phương pháp PRA, RRA, phỏng vấn, chuyên gia để thu
thập các thông tin về sử dụng rừng, giá cả lâm sản, du lịch sinh thái; phương pháp mô
hình toán trong đánh giá xói mòn và điều tiết nước (SWAT).
2) Phương pháp tính toán xử lý số liệu: Các phương pháp phân tích trong phòng
thí nghiệm, phương pháp thống kê, mô tả trong phần mềm Excel và SPSS được ứng
dụng để phân tích và xử lý số liệu, kiểm định thống kê thông qua các chỉ số thống kê.
3) Phương pháp lượng giá: Sử dụng các phương pháp lượng giá hiện hành để
lượng giá giá trị môi trường và DVMT rừng. Các phương pháp sử dụng gồm phương

pháp giá thị trường (market price method) dùng cho các sản phẩm có giá; phương
pháp chi phí tránh thiệt hại (damage avoided cost), chi phí phòng ngừa (preventation
cost) dùng cho việc lượng giá các dịch vụ môi trường (bảo vệ đất chống xói mòn,
điêều tiết nước) dựa trên các kịch bản sử dụng rừng; phương pháp chi phí du lịch
(TCM-Travel Cost Method) trong đánh giá giá trị cảnh quan; phương pháp lượng giá
ngẫu nhiên (CVM – Contigent Valuation Method) trong xác định giá trị bảo tồn
ĐDSH, giá trị tồn tại và lựa chọn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp giá trị ròng hiện
tại (NPV – Net Present Value) để xác định giá trị gỗ, củi của rừng trồng.
2.4. Tóm tắt kết quả đề tài:
1) Về giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của rừng:
Nghiên cứu giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn và điều tiết nước ở lưu vực sông
Cầu và hồ Thác Bà cho thấy giá trị bảo vệ đất chống xói mòn điều tiết nước của rừng,
2


đặc biệt là rừng tự nhiên, là rất đáng kể. Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của lưu vực
sông Cầu là từ 9,2 – 12 tỷ đồng/năm, dao động từ 81.000 – 151.000 đ/ha/năm và giá trị
điều tiết nước (tăng dòng chảy mùa kiệt) là khoảng từ 1,3 – 2,95 tỷ đồng/năm (bình
quân từ 18.000 – 37.000đ/ha rừng/năm). Đối với lưu vực hồ Thác Bà (sông Chảy), giá
trị bảo vệ đất của toàn lưu vực là 5,2 – 6,5 tỷ đồng/năm (giá trị bình quân cho 1 ha
trong bảo vệ đất từ 51.000 – 143.000 đồng/năm); giá trị của rừng trong việc tăng dòng
chảy mùa kiệt là 2,5 – 3,85 tỷ đồng/năm, với giá trị bình quân từ 57.000 –
87.000đồng/ha/năm.
2) Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ CO2 của rừng:
Đối với giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng, nghiên cứu cho thấy rừng tự nhiên
lưu giữ một lượng lớn các bon, đặc biệt là rừng tự nhiên giàu. Giá trị lưu giữ các bon
của rừng tự nhiên giàu khoảng 57,6 – 126,7 triệu đồng/ha (tính theo giá 5-7 USD/tấn
CO2e); rừng trung bình từ 45 – 98,7 triệu đồng/ha; rừng nghèo từ 36 – 79 triệu
đồng/ha; rừng phục hồi là 23,4 – 51,4 triệu đồng/ha và rừng tre nứa thứ sinh là 14,7 –
32,4 triệu đồng/ha; giá trị hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên là khoảng 6,7 – 12,3 triệu

đồng/ha/năm.
Đối với rừng trồng, giá trị hấp thụ CO2 của rừng phụ thuộc chủ yếu vào sinh
trưởng của rừng và mật độ cây. Nghiên cứu đã xác định giá trị hấp thụ CO2 cho rừng
trồng keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn urophylla và quế cho các cấp tuổi
khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu đã xây dựng được phương trình tương quan giữa
sinh khối, trữ lượng các bon với đường kính ngang ngực và là cơ sở quan trọng cho
việc ước tính trữ lượng các bon của một số loại rừng trồng.
3) Giá trị cải thiện độ phì đất/cung cấp phân bón:
Giá trị cải thiện độ phì đất được ước tính thông qua giá trị lượng dinh dưỡng trong
thảm mục hoàn trả lại cho đất. Kết quả nghiên cứu trên một số loại rừng tự nhiên và
rừng trồng cho thấy giá trị này là khá cao, khoảng 790.000 – 3.100.000 đồng/ha đối
với rừng tự nhiên. Với rừng trồng, giá trị nguồn dinh dưỡng trong thảm mục là khoảng
700.000 – 2.800.000đ/ha với rừng keo và khoảng 900.000 – 1.000.000 đồng/ha với
rừng bạch đàn và khoảng 400.000 – 900.000 đ/ha với rừng quế.
4) Giá trị cảnh quan/du lịch tại VQG Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà:
Giá trị cảnh quan tại VQG Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà được xác định thông qua
phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị
cảnh quan của VQG Ba Bể là khoảng 1,2 tỷ đồng/năm và mức sẵn lòng chi trả của du
khách là 21.300đ/người với du khách trong nước và khách quốc tế là khoảng
89.000đ/người. Giá trị này ở khu du lịch hồ Thác Bà là khoảng 0,5 tỷ đồng/năm với
mức sẵn lòng chi trả là khoảng 8.600 đồng/người.

3


5) Giá trị tồn tại và tuỳ chọn tại QVG Ba Bể và giá trị ĐDSH tại khu BTTN Na
Hang:
Bằng phương pháp lượng giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method) đề tài tiến
hành điều tra đánh giá giá trị tồn tại và tuỳ chọn của rừng tại VQG Ba Bể và giá trị bảo
tồn ĐDSH tại khu bảo tồn Na Hang – Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu tại VQG Ba

Bể đã xác định được giá trị tồn tại và tuỳ chọn này là khoảng 1,1 tỷ đồng và tổng mức
sẵn lòng chi trả để bảo tồn rừng lâu dài là khoảng 237 triệu đồng.
Với giá trị bảo tồn ĐDSH tại khu bảo tồn Na Hang – Tuyên Quang nghiên cứu đã
chọn Voọc mũi hếch là đối tượng tiêu Biểu để nghiên cứu. Kết quả đánh giá ngẫu
nhiên trên 217 phiếu điều tra hộ gia đình trong khu vực bảo tồn cho thấy giá trị của
đàn Voọc được xác định là khoảng 260.000 triệu đồng.
6) Giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, LSNG, ...) của rừng:
Với giá trị sử dụng trực tiếp từ rừng, đề tài tiến hành nghiên cứu với đối tượng rừng tự
nhiên và rừng trồng. Với rừng tự nhiên, kết quả cho thấy giá trị lượng lâm sản (gỗ, củi,
LSNG,…) người dân khai thác từ rừng để sử dụng và thương mại hàng năm là khoảng
từ 2- 4 triệu đồng/ha.
Với các loại rừng trồng nghiên cứu, hầu hết áp dụng khai thác trắng một lần vào
cuối luân kỳ kinh doanh (thường luân kỳ là 6 – 7 năm) nên giá trị sử dụng trực tiếp
hàng năm hầu như không đáng kể. Đối với rừng trồng Bạch đàn urophylla, giá cây
đứng bình quân cho cả luân kỳ 7 năm là khoảng 1,7 triệu đồng/ha/năm; với rừng Keo
lai, giá cây đứng bình quân tính cho luân kỳ kinh doanh 7 năm là khoảng 2,6 triệu
đồng/ha/năm; rừng keo tai tượng với chu kỳ kinh doanh 7 năm giá cây đứng bình quân
khoảng 2,2 triệu đồng/ha/năm.
7) Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và DVMT của một số loại
rừng:
Đề xuất hướng dẫn xác định giá trị môi trường và DVMT của một số loại rừng được
xây dựng cho việc lượng giá giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước; lưu
giữ các bon và hấp thụ CO2; giá trị cảnh quan; giá trị tồn tại và bảo tồn ĐDSH.
2.4. Tóm tắt các kết luận chính của đề tài
1) Giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường và DVMT là rất khác nhau và không
phải là giá trị cố định. Giá trị của rừng phụ thuộc vào địa điểm, loại rừng, chất lượng
rừng và thời điểm lượng giá. Rất khó để có thể xác định một giá trị chung cho tất cả
các loại rừng. Tuy nhiên, trên các đối tượng nghiên cứu cho thấy, giá trị môi trường và
DVMT (hay giá trị sử dụng gián tiếp của rừng) chiếm tỷ lệ lớn so với tổng giá trị của
rừng.


4


Đối với rừng tự nhiên, giá trị môi trường và DVMT chiếm khoảng 96,8 % tổng giá trị
của rừng. Trong đó các giá trị chiếm tỷ lệ lớn là giá trị lưu giữ/hấp thụ các bon, bảo vệ
đầu nguồn (bảo vệ đất chống xói mòn và tăng dòng chảy mùa kiệt); giá trị cảnh quan
và bảo tồn đa dạng sinh học. Với các loại rừng trồng nghiên cứu, giá trị môi trường và
DVMT chiếm khoảng 70 – 75 % tổng giá trị của rừng.
2) Giá trị của rừng trong bảo vệ đầu nguồn gồm bảo vệ đất chống xói mòn và điều
tiết nước (tăng dòng chảy mùa kiệt) là khá cao và phụ thuộc nhiều vào chất lượng
rừng, điều kiện địa hình, đất đai và che phủ của rừng.
3) Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ khí CO2 của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là
rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ
CO2 tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với rừng trồng các loài keo, bạch đàn
urophylla và quế có thể sử dụng phương trình tương quan đã xác lập để tính trữ lượng
các bon trong sinh khối rừng;
4) Giá trị của rừng trong việc trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất/nguồn phân bón
thông qua lượng thảm mục của rừng là khá cao và phụ thuộc nhiều vào loại rừng và
lượng thảm mục của rừng.
5) Giá trị cảnh quan/du lịch của rừng cũng rất khác nhau giữa các điểm nghiên cứu
(VQG Ba Bể và Khu du lịch hồ Thác Bà) và không thể có một giá trị cảnh quan chung
cho mọi loại rừng. Giá trị cảnh quan là giá trị mang tính xã hội cao nên phụ thuộc
nhiều vào lượng du khách và sự đánh giá của du khách.
6) Giá trị tồn tại và tuỳ chọn, giá trị ĐDSH được xác định theo phương pháp ngẫu
nhiên dựa trên sự đánh giá của các đối tượng phỏng vấn thông qua sự bằng long chi
trả. Nhìn chung việc xác định giá trị này là tương đối khó do sự hiểu biết và đánh giá
của các đổi tượng phỏng vấn là rất khác nhau.
7) Các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá
trị của rừng. Giá trị sử dụng của các loại rừng tự nhiên nghiên cứu là tổng giá trị sử

dụng trực tiếp các lâm sản gồm gỗ, củi, LSNG từ rừng. Giá trị sử dụng này được ước
tính là từ 2 – 4 triệu đồng/ha/năm. Trong đó giá trị sử dụng trực tiếp chủ yếu là giá trị
gỗ, củi và măng rừng. Với rừng trồng keo và bạch đàn urophylla, giá cây đứng là
khoảng 12 – 18,2 triệu đồng/ha, chiếm khoảng 26,6 – 34 % tổng giá trị rừng.
3. CÁC KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Báo cáo chuyên đề:
1) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu một số phương pháp lượng giá tài nguyên rừng

và sản phẩm ngoài gỗ.
2) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các phương pháp xác định sinh khối rừng.

5


3) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu một số phương pháp xác định dòng chảy mặt,

năng lực giữ nước, điều tiết nước và mối liên hệ giữa chúng với các loại thực bì
khác nhau ở Việt Nam.
4) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các phương pháp xác định trữ lượng, tăng
trưởng của rừng và kết quả nghiên cứu liên quan đến xác định trữ lượng, tăng
trưởng của rừng ở Việt Nam.
5) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng các bon trong
thực vật và đất
6) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn và
kết quả nghiên cứu về xói mòn đất dưới các dạng thảm thực vật khác nhau ở
Việt Nam.
7) Báo cáo chuyên đề Giá trị cải tạo đất/cung cấp nguồn phân bón của một số loại

rừng tự nhiên và rừng trồng.
8) Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu giá trị của rừng trong việc cung cấp và điều tiết


nước, bảo vệ đất hạn chế xói mòn vùng đầu nguồn sông Cầu và hồ Thác Bà.
9) Báo cáo chuyên đề Đánh giá giá trị tồn tại và giá trị tuỳ chọn của Vườn Quốc

Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
10) Báo cáo chuyên đề giá giá trị cảnh quan của Vườn Quốc Gia Ba Bể và khu du

lịch hồ Thác Bà.
11) Báo cáo kết quả điều tra trữ lượng gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ của rừng tự nhiên

phòng hộ, sản xuất và đặc dụng.
12) Báo cáo chuyên đề Giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, LSNG) của một số loại

rừng tự nhiên và rừng trồng.
13) Báo cáo chuyên đề Giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn Na Hang – Tuyên

Quang;
14) Báo cáo chuyên đề Giá trị hấp thụ các bon của một số loại rừng tự nhiên và

rừng trồng;
15) Báo cáo sơ kết đề tài và báo cáo tổng kết đề tài

3.2. Bài báo khoa học của đề tài
1) Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương (2006). Đánh giá giá trị cảnh quan vườn

quốc gia Ba Bể và Khu du lịch hồ Thác Bà. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số
18/2006 (99-103). Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2) Vũ Tấn Phương (2006). Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng. Tạp chí

Nông nghiệp và PTNT số 15/2006 (7-11). Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3) Vũ Tấn Phương (2006). Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi làm

cơ sở cho xây dựng đường các bon cơ sở trong dự án trồng rừng và tái trồng
rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR CDM) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp
và PTNT số 8/2006 (81-84). Bộ Nông nghiệp và PTNT.
6


3.3. Số liệu điều tra khảo sát hiện trường:
1. Nghiên cứu trữ lượng các bon của một số loại rừng
-

Bảng số liệu tính toán trữ lượng các bon trong sinh khối của rừng tự nhiên cho
118 ô tiêu chuẩn (OTC) thuộc các trạng thái rừng giàu, trung bình, nghèo và tre
nứa.

-

Bảng số liệu đo đến sinh khối rừng trồng trên 168 OTC cho các cây Keo lai,
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla và Quế;

-

Số liệu phân tích hàm lượng nước (trọng lượng khô) và hàm lượng các bon của
400 mẫu thực vật của các loại rừng trồng nghiên cứu;

2. Nghiên cứu về cải thiện độ phì đất (nguồn phân bón) của một số loại rừng
-

Số liệu khảo sát đánh giá lượng thảm mục ở rừng tự nhiên và rừng trồng trên

130 ô dạng bản;

-

Số liệu phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng (C, N, P, K) trong thảm mục
của 130 mẫu;

3. Nghiên cứu giá trị cảnh quan tại VQG Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà
-

Số liệu điều tra khảo sát và phỏng vấn du khách tại hồ Thác Bà và VQG Ba Bể
cho 257 phiếu mẫu phỏng vấn;

4. Nghiên cứu giá trị tồn tại và tuỳ chọn tại VQG BA Bể và giá trị bảo tồn đa
dạng sinh học tại Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Na Hang – Tuyên Quang.
-

Số liệu điều tra khảo sát đánh giá về giá trị tồn tại và tuỳ chọn của Vườn Quốc
Gia Ba Bể của 182 phiếu điều tra;

-

Số liệu điều tra đánh giá về đa dạng sinh học, kinh tế xã hội, giá trị của rừng tại
VQG Ba Bể và Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Na Hang – Tuyên Quang cho 415
phiếu điều tra hộ gia đình;

5. Nghiên cứu các giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, LSNG,.....) của rừng tự nhiên
(giàu, trung bình, nghèo, phục hồi, tre nứa) và rừng trồng (keo, bạch đàn, mỡ,
quế)
-


Số liệu khảo sát đánh giá trữ lượng (gỗ, củi, LSNG) rừng gỗ tự nhiên 108 OTC
cho các trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo (thuộc rừng phòng hộ, đặc
dụng và sản xuất);

-

Số liệu khảo sát đánh giá trữ lượng (gỗ, củi) rừng trồng cho 77 OTC tại các loại
rừng trồng Keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla và quế.

-

Số liệu khảo sát đánh giá đất đai rừng trồng và rừng tự nhiên trên 118 phẫu
diện;

-

Số liệu khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên 120
phiếu điều tra tại 3 xã.

7


KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
Giá là lượng tiền mặt trả cho một lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, do
người mua và người bán thoả thuận trên chợ (thị trường) hay để cung ứng sản
phẩm đến một địa điểm nhất định.
Giá trị là nói đến sự quý báu được Biểu hiện bằng đơn vị tiền mà chủ sở hữu đặt
lên tài nguyên hay sản phẩm nhằm phản ánh mọi đặc tính của tài nguyên hay sản
phẩm.

Sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng: Được hiểu là các chức năng của rừng
trong việc hấp thụ các bon, bảo vệ đất chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, .vv mà
chúng hầu như chưa được buôn bán trên thị trường hoặc bị coi là “hàng hóa công
cộng”.
Hàng hóa công cộng (public good): Là hàng hóa mà hầu như không có sự cạnh
tranh. Nói cách khác là việc sử dụng hàng hóa này của một cá nhân này không làm
giảm khối lượng hàng hóa đối với cá nhân khác.
Lượng giá kinh tế (economic valuation) giá trị môi trường và DVMT rừng: Là
việc xác định các giá trị kinh tế định lượng (thường thể hiện bằng tiền) đối với
hàng hóa hay dịch vụ môi trường mà rừng đem lại.
Tổng giá trị kinh tế của rừng: Là tổng các giá trị sử dụng (gồm giá trị sử dụng
trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp) và các giá trị chưa sử dụng (gồm giá trị lựa
chọn, giá trị tồn tại và giá trị để lại).
Các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): Là giá trị của những
nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt
động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, thức ăn, cây thuốc,
vật liệu gen, vv.
Các giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): Là giá trị kinh tế của
các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất
lượng nước, điều tiết dòng chảy, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ
các bon, bảo tồn đa dạng sinh học, vv.
Các giá trị lựa chọn (Option Value – OP): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết
đến của nguồn gien, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh
thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm,
nông nghiệp, vv trong tương lai.
Các giá trị để lại (Bequest Value – BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp
mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.
Các giá trị tồn tại (Existence Value – EV): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại
của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp
như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản, kế thừa...


8


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của
mỗi quốc gia. Rừng đã và đang là nơi cung cấp các sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi,
lâm sản ngoài gỗ, v v..., đặc biệt là cung cấp và duy trì chức năng “sinh thái” nhằm
bảo vệ sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, hiện nay giá trị của rừng hiện mới chỉ được
biết như là nơi cung cấp các sản phẩm sử dụng trực tiếp trong khi các giá trị về môi
trường và dịch vụ môi trường của rừng vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn. Các
giá trị sử dụng gián tiếp dịch vụ môi trường rừng mà chủ yếu là bảo vệ đất chống xói
mòn, điều tiết dòng chảy nhằm hạn chế lũ lụt về mùa mưa duy trì nguồn nước về mùa
khô, hấp thụ các bon, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học v.v…, những giá trị
này ở Việt nam hầu như chưa được đề cập và nghiên cứu một cách có hệ thống. Thực
tế đối với một xã hội phát triển, trong nhiều trường hợp giá trị sử dụng gián tiếp của
một khu rừng còn lớn hơn nhiều so với giá trị sử dụng trực tiếp, tuy nhiên để nhận
dạng và lượng giá chúng làm cho các nhà hoạch định chính sách và xã hội thừa nhận
không phải là vấn đề dễ thuyết phục.
Việt Nam mặc dù là một quốc gia đang phát triển, sau hơn 20 năm đổi mới, đặc
biệt là những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho đến nay tăng trưởng kinh tế
nhanh ở mức trung bình 7-8%/năm, kèm theo đó là nguy cơ về các vấn đề tài nguyên
và môi trường, trong đó có tài nguyên rừng đã bị khai thác quá mức dẫn đến chất
lượng rừng suy giảm nghiêm trọng. Sự suy giảm rõ nét tài nguyên rừng là sự giảm
nhanh chóng diện tích rừng trong giai đoạn 1943 – 1999 (từ độ che phủ 43% xuống
còn 28%) và đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật nước ta đang bị mất đi ở mức
nghiêm trọng. Đặc biệt hơn là sự tàn phá rừng đã làm suy giảm đáng kể chức năng
sinh thái của rừng trong việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Hiện tượng
biến đổi khí hậu, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét về mùa mưa, cạn nước về mùa khô

trên các lưu vực sông là những minh chứng cho việc cần phải đánh giá đúng đối với
những giá trị này, các giá trị đó phải được quy đổi ra bằng tiền tệ.
Lượng giá giá trị kinh tế đối với tài nguyên và môi trường rừng sẽ cho chúng ta
biết được giá trị thực của nó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những biện
pháp tốt hơn trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

9


Nét đặc thù là giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng thường không được
xác định một cách đầy đủ trong các quyết định đầu tư và quản lý có tác động tới môi
trường. Nguyên nhân chủ yếu là các hàng hoá và dịch vụ môi trường đã không được
trao đổi mua bán trên thị trường, do vậy đã không có được giá cả thị trường. Vì vậy,
nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường rừng không được đánh giá đúng mức và đôi khi
chưa được coi trọng, đây là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong quá trình ra
quyết định.
Kinh tế học tài nguyên và môi trường là một lĩnh vực khoa học mới được ra đời,
nếu so với nhiều lĩnh vực kinh tế khác còn non trẻ. Tuy nhiên, do yêu cầu đáp ứng của
thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh có tính toàn cầu, những
năm gần đây đã xuất hiện một số kỹ thuật tính toán mới nhằm lượng giá các giá trị
dịch vụ của hàng hóa môi trường rừng trong trường hợp không có giá thị trường.
Những kỹ thuật này hiện nay đang được nhiều quốc gia đưa vào sử dụng nhằm phục
vụ cho nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đang diễn ra ở Việt nam, với yêu
cầu đặt hàng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhằm mục đích đưa ra các
cơ sở khoa học và hiểu biết rõ hơn về giá trị của rừng với trọng tâm là giá trị môi
trường và dịch vụ môi trường rừng, đề tài “Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường
và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” đã được Trung
tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam thực hiện.

Báo cáo tổng kết đề tài đề cập đến các kết quả nghiên cứu với trọng tâm là giá trị
môi trường và DVMT rừng, từ đó đề xuất hướng dẫn đánh giá giá trị môi trường và
DVMT một số loại rừng ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài gồm 4 phần chính là:
1) Phần thứ 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
2) Phần thứ 2: Mục tiêu, nội dung và đối tượng nghiên cứu;
3) Phần thứ 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;
4) Phần thứ 4: Kết luận và kiến nghị.

10


Phần thứ 1:

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. TRÊN THẾ GIỚI
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt là người dân và
cộng đồng miền núi. Hai chức cơ bản của rừng là: (i) cung cấp các sản phẩm trực tiếp
như gỗ, củi, LSNG, …. và (ii) cung cấp chức năng “sinh thái”, nghĩa là cung cấp các
dịch vụ môi trường như duy trì, điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, bảo vệ đất chống xói mòn, hấp thụ các bon, môi
trường sống cho hệ động thực vật, vv.
Trước đây, khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng (Total Economic Value TEV) được xem xét rất hạn hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá
trị của rừng thông qua các lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra để phục vụ cho
các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của con người. Tuy nhiên các sản phẩm có thể sử
dụng trực tiếp này chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng. Trong
thực tế, rừng đã tạo ra một lợi ích kinh tế vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu hình
đang được buôn bán chính thức trên thị trường.
Dần dần, định nghĩa về giá trị kinh tế của rừng đã thay đổi. Khái niệm về tổng giá
trị kinh tế (TEV) được đưa ra khoảng hơn một chục năm về trước (Pearce, 1990). Từ

đó đến nay, khái niệm này đã trở thành một trong những khuôn khổ để xác định và
phân loại các lợi ích của rừng. Muốn xem xét tổng giá trị của rừng phải xem xét toàn
bộ giá trị của các nguồn tài nguyên, các dòng dịch vụ môi trường và các đặc tính của
toàn bộ hệ sinh thái như một thể thống nhất. Tổng giá trị kinh tế của rừng được mô tả
theo sơ đồ dưới đây. Theo mô hình này, tổng giá trị kinh tế của rừng bao gồm giá trị
sử dụng và giá trị chưa sử dụng. Các giá trị của rừng được hiểu như sau:
Các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): Là giá trị của những
nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt
động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, thức ăn, cây thuốc,
vật liệu gen, vv.
Các giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): Là giá trị kinh tế của
các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất
lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu
nguồn, hấp thụ các bon, vv.
Các giá trị lựa chọn (Option Value – OP): Là giá trị hiện tại có thể chưa được biết
đến của nguồn gien, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh
thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm,
nông nghiệp, trong tương lai.
Các giá trị để lại (Bequest Value – BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp
mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.

11


Cỏc giỏ tr tn ti (Existence Value EV) : L giỏ tr ni ti i kốm vi s tn ti
ca cỏc loi trong rng v h sinh thỏi rng m khụng k n vic s dng trc tip
nh ý ngha v vn hoỏ, thm m, di sn, k tha...
Mụ hỡnh ỏnh giỏ tng giỏ tr kinh t ca rng
Tổng giá trị kinh tế của rừng
(TEV)


Giá trị cha sử dụng

Giá trị sử dụng

Giá trị sử
dụng trực tiếp

Giá trị sử
dụng gián tiếp

Giá trị lựa
chọn

Giá trị để lại

Giá trị tồn tại

Các sản phẩm
sử dụng/mua
bán trực tiếp

Các lợi ích tạo
ra từ các chức
năng sinh thái
của rừng

Các giá trị sử
dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp

trong tơng lai

Các giá trị sử
dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp
để lại cho thế
hệ sau

Các giá trị
thẩm mỹ, văn
hoá, di sản,

Giá trị của các
chức năng có
liên quan tới:
Thựcphẩm
Sinh khối
Giải trí
Sức khoẻ
.

Giá trị của các
chức năng có
liên quan tới:
Chức năng
sinh thái
Kiểm soát
lũ lụt
Bảo vệ
đầu nguồn


Giá trị của các
chức năng có
liên quan tới:
Đa dạng
sinh học
Bảo vệ môi
trờng
sống,...

Giá trị của các
chức năng có
liên quan tới:
Môi trờng
sống
Các thay đổi
không thể
đảo ngợc,


Giá trị của các
chức năng có
liên quan tới:
Văn hóa, lịch
sử,..
Các loại
động thực
vật quý
hiếm,...


Theo s ny t trỏi sang phi, t giỏ tr s dng trc tip giỏ tr s dng giỏn tip
giỏ tr la chn giỏ tr li giỏ tr tn ti, kh nng lng húa s khú dn.
Thc t cng cho thy, giỏ tr ca rng l rt khỏc nhau tu thuc vo tng loi rng
v iu kin c th. Trong nhng nm qua, nhiu nghiờn cu ó tp trung xỏc nh giỏ tr
ca rng trờn nhiu khớa cnh khỏc nhau, c v giỏ tr s dng trc tip v s dng giỏn
tip. Di õy l mt s kt qu nghiờn cu v giỏ tr ca rng.
Cỏc nh khoa hc Trung Quc ó khng nh vai trũ ca rng trong vic gi t
v nc l ln hn nhiu so vi giỏ tr kinh t trc tip m nú mang li. Trn Hu
Tuyn v Trn Vn i (1993) ó nghiờn cu kh nng gi nc ca rng vựng u
ngun h Tựng Hoa Cụn Minh (Trung Quc) cho thy din tớch rng u ngun
60.000ha, vi tn che 30% hng nm gi c khong 8,3 triu một khi nc.

12


Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn đất ở nơi phá rừng làm
rẫy cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Song song với quá trình xói
mòn là sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công
trình thuỷ lợi, ước tính khoảng 4USD/ha/năm (Cruz et al, 1988) và các hồ nhân tạo
ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm (Mahmood, 1987). Trong khi đó, nếu được rừng bảo
vệ, lợi ích về chống xói mòn, rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80
USD/ha/năm (Cruz et al, 1988).
Nghiên cứu về rừng đầu nguồn ở lưu vực sông ở Vân Nam – Trung Quốc liên
quan đến khả năng giữ đất, nước và phân bón của rừng cho thấy giá trị này là khoảng
4.450,5 NDT (khoảng 8.455.855 VND, tỷ giá 1 NDT = 1.900 VND) chiếm 87.9%
trong khi đó giá trị trực tiếp (than củi, gỗ) là 528.5 NDT (Khoảng 1.384.245 VND)
chiếm 12,1% (Chương Gia Binh, 2003).
Đánh giá giá trị của rừng Tapean rộng 1.824 ha tại xã Poey, huyện O Chum, tỉnh
Natanakiri, Cam Pu Chia cho thấy giá trị của lâm sản ngoài gỗ khoảng 625-3.925 USD/hộ
gia đình/năm, giá trị của gỗ, củi là 711 USD/ha/năm; lợi ích từ việc bảo về nguồn nước là

75,59 USD/ha/năm; giá trị của đa dạng sinh học là 300 - 511 USD/ha/năm và giá trị của
chức năng tích trữ các bon khoảng 6,86 USD/ha/năm (Camillie Bann, 2003).
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trò của rừng đã được khẳng định. Đó
là khả năng hấp thụ khí các bon níc (CO2) của rừng nhờ khả năng quang hợp. Giá trị
hấp thụ CO2 của các khu rừng tự nhiên nhiệt đới thì khoảng từ 500 – 2.000 USD/ha và
giá trị này với rừng ôn đới được ước tính ở mức từ 100 – 300 USD (Zhang, 2000).
Giá trị kinh tế về hấp thụ CO2 ở rừng Amazon được ước tính là 1.625USD/ha/năm,
trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 – 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 –
3.000 USD/ha/năm và rừng thưa là 600 – 1.000 USD/ha/năm (Camille Bann và Bruce
Aylward, 1994)
Ở vùng cát, các nghiên cứu đều khẳng định vai trò của các đai rừng trong phòng hộ và
cải thiện điều kiện canh tác. Một đai rừng có bề rộng 100m có khả năng cố định 104223m3 cát. Theo Zheng Haishui (1996), ở khoảng cách bằng 5-25 lần chiều cao đai rừng,
tốc độ gió giảm 25-40%, vùng có hiệu quả phòng hộ nhất là khoảng cách bằng 5 lần chiều
cao, tốc độ gió giảm 46-69%. Thêm vào đó tiểu khí hậu được cải thiện như nhiệt độ tăng
0,3 – 1,50C vào mùa đông và giảm 1-20C vào mùa hè; lượng bốc hơi giảm từ 10-30%.
Ngoài các giá trị nêu trên, giá trị cảnh quan/giải trí của rừng là rất lớn. Ví dụ, trong
năm 1996, người Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1.9 tỷ USD cho các hoạt động du lịch
sinh thái, đóng góp cho ngành thuế của địa phương là 116 triệu USD (Canada
Environment, 1996). Cơ chế chi trả cho dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu Âu và Bắc Mỹ
được xác định theo mức "Bằng lòng chi trả - WTP (Willingness To Pay) với mức giá từ 13USD/người/lần (David W. Pearce và Corin G T Pearce, 2001). Liên quan đến giá trị này
Elsser (1999) cho rằng giá trị giải trí của rừng ở Đức được xác định là khoảng 2.2 tỷ
USD/năm.
Natasha Land-Mill (2002) đã thu thập và tổng hợp trên 200 kết quả nghiên cứu
về giá trị của rừng. Số liệu trung bình về cơ cấu giá trị môi trường của rừng là: Hấp
thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn ĐDSH chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%;
Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10%.

13



×