Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

BÀI 1 QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.54 KB, 37 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Ths. Cao Tuấn Nghĩa


GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
1. Đối tượng
Môn học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia, nghiên cứu thực trạng và tính quy
luật của các quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động, khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các
hình thức, nguyên tắc đảm bảo tài chính cho các hoạt động kinh tế nêu trên, đồng thơi nghiên cứu các thiết chế,
chính sách điều chỉnh các quá trình trao đổi nêu trên.
2. Ứng dụng môn học:
-

Trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế quốc tế

-

Nhận diện, phòng tránh các vấn đề, rủi ro và xử lý các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong các giao dịch
thương mại quốc tế

-

Là nền tảng cho việc học các môn liên quan đến thương mại quốc tế.

3. Kết cấu chương trình học
-

Phần 1: Khái quát về thương mại quốc tế

-



Phần 2: Các học thuyết về kinh tế quốc tế

-

Phần 3: Quan hệ thương mại quốc tế về hàng hóa dịch vụ

-

Phần 4: Quan hệ đầu tư quốc tế

-

Phần 5: Quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế

-

Phần 6: Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế


TÀI LIỆU HỌC TẬP
1.

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế. Đại học Luật Hà Nội (chính)

2.

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế. Bùi Thị Lý. NXB Giáo Dục

3.


Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 -2020. Nguyễn
Thị Hồng Nhung. NXB Khoa Học Xã Hội.

4.

Giáo trình Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
- TS. Hà Thị Ngọc Oanh


I. QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI

1. Khái niệm nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia
trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại.
NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
-

Sự phân công lao động xã hội và sự phân công lao động quốc tế. Việc sản xuất
và tiêu dùng đã vượt quá khả năng của một quốc gia

-

Các điều kiện về giao thông, liên lạc, tài chính ngày càng phát triển

-

Pháp luật, các nguyên tắc, các thông lệ trong hoạt động thương mại quốc tế
ngày càng được hoàn thiện và chấp nhận rộng rãi.



2. Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế
a. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ mang tính kinh tế
Quan hệ kinh tế được hiểu là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá
trình tổ chức , quản lý, sản xuất, kinh doanh , cấp phát, huy động vốn phục vụ các
hoạt động đó.
b. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế mang tính quốc tế
Quan hệ quốc tế là những quan hệ giữa các chủ thể mà trong đó có liên quan đến
nhiều hơn một quốc gia.
THƯƠNG MẠI >< KINH TẾ


3. Đối tượng nghiên cứu của môn Quan hệ kinh tế quốc tế
-

Sự phụ thuộc giữa các quốc gia về mặt kinh tế

-

Những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế quốc tế

-

Các quy định, các chính sách giữa các quốc gia để phù hợp với các mối quan hệ giữa các quốc gia về mặt kinh
tế.

-

Một số khía cạnh cụ thể về kinh tế quốc tế


CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ:
-

Quan hệ thương mại quốc tế (thương mại hàng hóa và dịch vụ)

-

Quan hệ đầu tư quốc tế

-

Quan hệ quốc tế về dịch chuyển sức lao động

-

Quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ

-

Quan hệ quốc tế về trao đổi khoa học – công nghệ

-

Quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế

-

Các quan hệ khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế



THƯƠ NG MẠI QUỐC TẾ


Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia, thông qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm môi giới,
tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các
bên.



Hoạt động thương mại ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế
quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ
kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng
như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối
cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ
hàng hóa - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ
kinh tế quốc tế.


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án
đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Theo cơ sở nguồn vốn đầu tư, đầu tư quốc tế có thể được phân chia thành các loại sau:
-

ĐẦU TƯ CỦA TƯ NHÂN
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp (FII)


-

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)


TRAO ĐỔI QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ, QUYỀN SHTT
Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ là hình thức quan hệ kinh tế
quốc tế, qua đó sản phẩm khoa học công nghệ của một quốc gia
được trao đổi với quốc gia khác nhằm đạt tới lợi ích cao hơn mỗi
bên.


QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ DỊCH CHUYỂN SỨC LAO
ĐỘNG

Trao đổi quốc tế về sức lao động (SLĐ) là hình thức quan
hệ kinh tế quốc tế, trong đó người lao động di chuyển từ
nước này sang nước khác nhằm mục đích lao động kiếm
sống.


CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tài chính quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị gắn liền với sự di chuyển các nguồn lực tài
chính giữa các quốc gia với nhau.


II. NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CHỦ YẾU

CỦA QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1.

Hội nhập kinh tế quốc tế

2.

Hội nhập kinh tế khu vực

3.

Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch

4.

Kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ thương mại
quốc tế

5.

Phổ cập hóa quan hệ kinh tế thị trường

6.

Thương mại điện tử đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong
thương mại quốc tế


1. XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (TOÀN CẦU HÓA)



Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế
liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt
của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường,
v.v…) giữa các quốc gia.



Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình
thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế quốc gia


ƯU ĐIỂM
-

Các quốc gia có thể tận dụng lợi thế so sánh để phát triển

-

Mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế

-

Các quốc gia có thể tăng nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế

-

Nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ


-

Nâng cao năng lực quản lý kinh tế


NHƯỢC ĐIỂM
-

Các nền kinh tế trên thế giới đang trở nên lệ thuộc vào nhau nhiều
hơn bao giờ hết.

-

Tình hình nợ của các quốc gia đang phát triển đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng.

-

Sự tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia là không bền vững do
phụ thuộc vào xuất khẩu.

-

Lợi thế các nước đang phát triển đang yếu dần, sức cạnh tranh
của các nền kinh tế đang phát triển đang giảm sút.

-

Phân hóa giàu nghèo ở các quốc gia gia tăng


-

Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.


2. Xu thế khu vực hóa kinh tế
Được hiểu là xu hướng các quốc gia đồng ý tự do hóa thương mại
toàn bộ hoặc một phần giữa chúng với nhau, tạo ra sự phân biệt đối
xử với phần còn lại của thế giới.


Nhu cầu khu vực hóa nền kinh tế:
-

Trình độ phát triển giữa các khu vực là khác nhau, các quốc gia
trong cùng khu vực có cùng trình độ phát triển dễ hội nhập lẫn
nhau

-

Tốc độ toàn cầu hóa về kinh tế còn chậm so với nhu cầu của
nhiều quốc gia.

Khu vực hóa kinh tế có đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa về
kinh tế hay không?


XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ
MẬU DỊCH
Tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt

động kinh doanh thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho các hoạt
động thương mại quốc tế phát triển 1 cách hiệu quả.
-

Cắt giảm các công cụ hạn chế TMQT: thuế quan, hạn ngạch, các điều kiện tiêu
chuẩn

-

Hạn chế các lĩnh vực đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các quốc gia tiến hành xây dựng và đưa vào
áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
-

Xây dựng các bộ công cụ phù hợp với các cam kết quốc tế

-

Lựa chọn những ngành trọng điểm để thực hiện bảo hộ

Hai xu hướng này không bao giờ được thực hiện triệt để mà thường được thực hiện
trong xây dựng các chính sách thương mại quóc tế


XU HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG CÁC QUAN H Ệ TH ƯƠNG M ẠI QU ỐC T Ế

Kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế mà sự phát triển của nó dựa trên tri thức
chứ không phải các yếu tố sản xuất truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, sức
lao động, vốn.

Thể hiện:
-

Nhiều quốc gia vào những ngành khoa học công nghệ cao như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ.

-

Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được nhìn nhận về góc độ giá trị.

Vd: Singapore, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản




TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC

-

Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
quốc tế ở các quốc gia đến trình độ cao.

-

Làm tăng nhanh tỷ trọng các ngành kinh tế tri thức, các ngành dịch vụ, các
ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao.

-

Các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận những nguồn

lực quan trọng và cần thiết như nguồn vốn, nguồn tri thức và những kinh
nghiệm về quản lý kinh tế. Từ đó phát triển, rút ngắn khoảng cách với các
nước khác trên thế giới.



TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC:

-

Xu thế phát triển kinh tế tri thức có thể làm gia tăng rất lớn khoảng cách giữa
các quốc gia, gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội

-

Xu thế này cũng có thể làm cho các nước đang phát triển trình độ công nghệ
thấp có nguy cơ bị tụt hậu nếu không có chính sách phát triển khoa học – công
nghệ hợp lý.


Xu hướng phổ cập hóa quan hệ kinh tế
thị trường
Trước thập niên 90:
Thế lưỡng cực kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Do đó thường có những
mâu thuẫn về kinh tế, chính trị và quân sự giữa hai cực.

Sau thập niên 90:
Có sự áp dụng thống nhất cơ chế kinh tế thị trường tuy nhiên có sự khác biệt về hướng đi, mức
độ áp dụng (kinh tế thị trường triệt để, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
kế hoạch hóa tập trung chỉ áp dụng một vài yếu tố của kinh tế thị trường.

Nguyên nhân:
-

Sự sụp đổ của hệ thống XHCN

-

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bộc lộ nhiều vấn đề

-

Do hội nhập kinh tế quốc tế và sức ép từ các quốc gia có nền kinh tế thị trường


Xu hướng phát triển mạnh mẽ của
thương mại điện tử
Thương mại điện tử được hiểu là việc phân phối, quảng cáo bán và
giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử.
Hoạt động thương mại đang ngày càng trở nên phổ biến và mở ra
nhiều cơ hội cho các quan hệ kinh tế quốc tế nhưng cũng đặt ra
nhiều vấn đề đặc biệt là các vấn đề pháp lý cần quan tâm:
-

Thu thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu qua con đường TMĐT,

-

Giao kết hợp đồng,

-


Chữ kí điện tử;

-

Pháp luật áp dụng và điều chỉnh các hành vi thương mại điện tử


5. CÁC KIỂU CHIẾN LƯỢ C KINH TẾ
QUỐC TẾ
5.1. Chiến lược đóng cửa về mặt kinh tế
Chiến lược đóng cửa kinh tế là chiến lược kinh tế đối ngoại theo
đó:
-

Nền kinh tế phát triển chủ yếu theo hướng tự đáp ứng nhu
cầu trong nước,

-

chỉ xuất khẩu sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong
nước,

-

Đầu tư nước ngoài bị hạn chế và nếu cho phép chỉ được giới
hạn ở những lĩnh vực công nghiệp mà trong nước chưa có khả
năng sản xuất ra



5.1. Chiến lược đóng cửa về mặt kinh tế
Ưu điểm:
-

Không chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới

-

Có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định

-

Các ngành sản xuất trong nước không bị cạnh tranh

-

Tự chủ về mặt chính trị và các lĩnh vực khác

Nhược điểm:
-

Làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ dẫn đến năng suất
lao động thấp

-

Vay nợ nhiều, ảnh hưởng đến nền kinh tế

-


Không có khả năng học hỏi, nâng cao chất lượng sản phẩm


5.2. Chiến lược mở cửa về mặt kinh
tế
Là chiến lược kinh tế đối ngoại theo đó:
- Sản

xuất hướng vào xuất khẩu,

- Không

cản trở hoặc hạn chế nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài ,

- Tăng

cường thu hút đầu tư nước ngoài
nhằm khai thác các tiềm năng trong nước,

- Khuyến

khích đầu tư ra nước ngoài.


×