Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT CỦA WTO VỀ BỎ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.34 KB, 26 trang )

Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 1
TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT CỦA WTO VỀ
BỎ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
1/ Khái niệm về tài trợ và tài trợ xuất
khẩu
- Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) có hai bộ tiêu chuẩn về trợ cấp.
Một bộ áp dụng cho nông sản, được đề
cập trong Hiệp định Nông nghiệp. Một bộ
áp dụng cho sản phẩm phi nông nghiệp,
được quy định trong Hiệp định về Trợ cấp
và Biện pháp đối kháng (SCM). Đối với
nông sản, cho tới trước Hội nghị Hồng
Kông 12-2005, WTO không cấm hình
thức trợ cấp nào cả, kể cả trợ cấp xuất
khẩu. Tuy nhiên, trước sức ép của các
thành viên cũ, các thành viên mới gia
nhập WTO từ năm 1995, kể cả Trung
Quốc và Campuchia, đều phải cam kết
loại bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản.
- Với sản phẩm phi nông nghiệp, trợ
cấp được chia thành ba nhóm lớn. Nhóm
đèn đỏ là trợ cấp bị cấm sử dụng, bao
gồm trợ cấp xuất khẩu (lấy xuất khẩu làm
tiêu chí để cho hưởng trợ cấp). Theo
SCM, trợ cấp xuất khẩu không chỉ là trợ
cấp dựa trên kết quả xuất khẩu mà còn


bao gồm cả trợ cấp dựa trên mục tiêu
hoặc tiềm năng xuất khẩu. Các loại trợ
cấp này đều bị cấm bất kể chúng được
quy định trong luật hay không (theo luật
định - de jure hoặc trên thực tế - de facto)
và trợ cấp thay thế nhập khẩu (trợ cấp để
khuyến khích sử dụng đầu vào trong
nước, khuyến khích nội địa hóa). Nhóm
đèn vàng là trợ cấp riêng biệt cho một
ngành hoặc một vùng, gây lệch lạc thương
mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có
thể bị “trả đũa” (bị đánh thuế chống trợ
cấp hoặc bị kiện ra WTO). Nhóm đèn
xanh là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc
cho thương mại (trợ cấp R&D, trợ cấp
phát triển vùng khó khăn ), được phép áp
dụng mà không bị “trả đũa”. Tuy nhiên,
WTO đưa ra những tiêu chí rất chặt chẽ
cho trợ cấp loại này.
- Với cả trợ cấp nông nghiệp và phi
nông nghiệp, WTO đều có ngoại lệ dành
cho các nước chậm và đang phát triển. Thí
dụ, với trợ cấp phi nông nghiệp, Hiệp định
SCM liệt kê một số thành viên có GNP
bình quân đầu người dưới 1.000 đô la
Mỹ/năm và cho phép họ được duy trì trợ
cấp xuất khẩu (trong danh sách này có cả
Ấn Độ, Indonesia và Philippines). Hiệp
định cũng cho phép các thành viên là nền
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu

Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 2
kinh tế chuyển đổi được xóa bỏ dần trợ cấp
bị cấm trong vòng bảy năm, kể từ 1-1-
1995. Tuy nhiên, bất kể quy định của Hiệp
định SCM, các thành viên gia nhập WTO
từ năm 1995 đều không được hưởng bất kỳ
ngoại lệ gì, trừ một vài trường hợp hãn
hữu, quy mô trợ cấp nhỏ, thời gian xin
chuyển đổi ngắn (thí dụ, Jordan được duy
trì chỉ hai chương trình trợ cấp xuất khẩu
trong vòng hai năm). Thực tế này và việc
ép các nước mới gia nhập phải bãi bỏ trợ
cấp xuất khẩu nông sản là những ví dụ
điển hình của cái gọi là “tiêu chuẩn kép”
trong đàm phán gia nhập WTO mà các tổ
chức như Oxfam và Action Aid đã đề cập.
- Muốn hiểu về trợ cấp xuất khẩu, trước
hết phải biết thế nào là trợ cấp. Theo Điều
1.1 của HĐ SCM, trợ cấp phải là một
khoản hỗ trợ tài chính của chính phủ cho
tư nhân, và khoản hỗ trợ đó phải mang lại
món nợ cho bên được nhận hỗ trợ. Bên
cạnh đó, khoản hỗ trợ phải mang tính chất
khu biệt, có nghĩa là cấp cho những doanh
nghiệp nhất định nào đó. Hỗ trợ tài chính
bao gồm: (a) Cơ chế của chính phủ mang
lại các khoản tiền trực tiếp (như cho vay),
hoặc có thể mang lại các khoản tiền trực

tiếp đó (ví dụ như đứng ra bảo đảm cho
vay); (b) Các khoản thu nhập của chính
phủ đến hạn có thể có, nhưng được bỏ qua
hoặc không thu (ví dụ như miễn giảm
thuế); (c) Chính phủ cung cấp hàng hoá
hoặc dịch vụ, hoặc mua hàng hoá; (d)
Chính phủ trả tiền cho một thiết chế do
mình lập ra hoặc chỉ đạo tư nhân thực hiện
các công việc (a) - (c) nói trên.
- Trong quá trình xem xét tranh chấp về
trợ cấp, các ban hội thẩm và Ban phúc
thẩm của WTO đã giải thích cụ thể hơn
các thuật ngữ. Trong các vụ US-Lead and
Bismuth II, US-Sofwood Lumber IV,
Canada-Aicraft, và Brazil - Aicraft; Ban
phúc thẩm giải thích thế nào là "món lợi":
(a) Món lợi phải tạo ra từ sự khác biệt cụ
thể dựa trên lợi thế so sánh với thị trường,
ví dụ nếu doanh nghiệp nhận được khoản
vay với điều kiện như mọi doanh nghiệp
khác trên thị trường, thì nó không bị coi là
trợ cấp ngay cả khi nó mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp; (b) Nếu DNNN trước
đây được trợ cấp, nay tư nhân hoá theo
đúng giá thị trường, thì khoản trợ cấp trước
kia không bị gán cho doanh nghiệp mới
(no pass - through of subsidies); (c) Về
thời điểm để xác định có trợ cấp hay
không, nếu doanh nghiệp đã nhận được
cam kết pháp lý của chính phủ về khoản

trợ cấp thì đó đã được coi là thời điểm
nhận trợ cấp, ngay cả khi trên thực tế
doanh nghiệp chưa nhận được xu nào.
- Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cụ thể
hơn trợ cấp xuất khẩu. Đây là dạng trợ cấp
bị cấm trong WTO, vì thế nó còn được gọi
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 3
là trợ cấp "đèn đỏ". Trợ cấp xuất khẩu là
dạng trợ cấp phụ thuộc vào hoạt động xuất
khẩu, tức là doanh nghiệp muốn nhận trợ
cấp này thì phải sử dụng nó cho mục đích
xuất khẩu (Điều 3.1 HĐ SCM). Phụ lục I
của HĐ SCM cũng cung cấp danh sách
tham khảo những trợ cấp nào thì bị liệt vào
trợ cấp xuất khẩu.
- Trợ cấp xuất khẩu có thể là chính
thức (de jure), cũng có thể là trên thực tế
(de facto). Trong vụ Canada -Automotive
Industry, Ban phúc thẩm giải thích rằng,
một cách chính thức, "phụ thuộc vào hoạt
động xuất khẩu" có nghĩa là "điều kiện để
nhận trợ cấp được thể hiện thành câu chữ
trong văn bản liên quan; hoặc điều kiện đó
được thể hiện rõ, dù gián tiếp, trong chính
sách liên quan". Vì thế, trong vụ này, Ban
phúc thẩm phán rằng, việc miễn một loati
thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp liên

quan đến xuất khẩu cũng bị coi là trợ cấp
xuất khẩu chính thức. Còn trong vụ
Canada-Aicraft, Ban phúc thẩm giải thích
trợ cấp xuất khẩu chính thức là loại trợ cấp
"dù trực tiếp hay gián tiếp có mục đích hỗ
trợ và phát triển nền xuất khẩu của
canada".
- Cũng theo Ban phúc thẩm trong vụ
Canada-Aicraft, trợ cấp xuất khẩu trên
thực tế "được luận ra từ việc tổng hợp tất
cả các sự kiện thực tế liên quan" tuỳ theo
từng vụ. Ví dụ, trong vụ Australia-Leather,
Ban hội thẩm đã phân tích các sự việc để
đi đến kết luận công ty Howe đã nhận trợ
cấp xuất khẩu của Chính phủ Úc, mặc dù
trên văn bản hoặc chính sách không hề có
trợ cấp nào như thế cho Howe. Điều kiện
ban đầu để nhận khoản trợ cấp này là công
ty Howe phải tăng sản lượng, mở rộng sản
xuất và thị trường. Thế nhưng, Ban hội
thẩm nhận xét, thị trường Úc quá nhỏ đối
với Howe, cho nên để đáp ứng điều kiện
nói trên, công ty buộc phải tăng lượng xuất
khẩu. Khi ký kết hợp đồng trợ cấp, Chính
phủ Úc chắc chắn thấy trước điều này, như
vậy đã chủ ý hỗ trợ hoạt động xuất khẩu
của Howe. Ban hội thẩm kết luận, "những
sự việc này trên thực tế đã biến các mục
tiêu tăng trưởng bán hàng thành mục tiêu
tăng trưởng xuất khẩu".


2/ Vai trò và hậu quả của tài trợ
- Trợ cấp xuất khẩu được quy định
trong các điều XVI và VI của Hiệp định
GATT 1994 (gọi tắt là GATT 1994), và
Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng 1995 (gọi tắt là HĐ SCM).
Ngoài ra, Hiệp định về nông nghiệp (HĐ
NN) cũng nói đến dạng trợ cấp này.
- Ngoài ra, còn có "luật án lệ" (case
law) do các bạn hội thẩm (panel) và Ban
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 4
phúc thẩm (Appellate Body) của WTO
phát triển qua thực tiễn phán xét các tranh
chấp giữa các quốc gia thành viên. Chúng
ta sẽ thấy vai trò của "luật án lệ" này trong
khi xem xét các quy định thành văn của
WTO, cụ thể trong bài này là các quy định
về trợ cấp xuất khẩu.
- Các tranh chấp về trợ cấp xuất khẩu
có thể giải quyết theo hai kênh: đa phương
và song phương. Đa phương trong cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO và song
phương khi tự quốc gia đó tiến hành điều
tra và áp dụng các biện pháp thuế đối
kháng.


* Đa phương: Đưa ra WTO
Nếu một quốc gia thành viên WTO
(tạm gọi là A) tin rằng quốc gia thành viên
khác (B) áp dụng trợ cấp xuất khẩu, trước
hết A có quyền yêu cầu tham vấn với B.
Nếu trong vòng 30 ngày (hoặc lâu hơn tuỳ
theo thoả thuận đôi bên), các cuộc tham
vấn vẫn không đem lại giải pháp thích
dáng, bất cứ bên nào cũng có quyền yêu
cầu Hội đồng giải quyết tranh chấp
(Dispute Settlement Body-DSB) của WTO
thành lập một ban hội thẩm 3 người để
xem xét vụ việc. Trong vòng 90 ngày kể từ
khi thành lập, ban hội thẩm phải xem xét
và công bố bản báo cáo cuối cùng cho tất
cả các nước thành viên. Ban này có thể tự
mình quyết định liệu có trợ cấp xuất khẩu
hay không; hoặc cũng có thể nhờ đến sự
giúp đỡ của Tổ chuyên gia thường trực
(Permanent Group of Experts - PGE) thuộc
Uỷ ban trợ cấp và Các biện pháp thuế đối
kháng. Mặc dù đây không phải là điều
khoản bắt buộc, nhưng một khi đã đề nghị
PGE trợ giúp, Ban hội thẩm phải chấp
nhận ý kiến kết luận của PGE và không
được sửa đổi kết luận đó. PGE cũng có
quyền tư vấn cho bất kỳ thành viên WTO
nào về trợ cấp, trong đó có trợ cấp xuất
khẩu.
Nếu các bên kháng án, DSB phải

thông qua báo cáo cuối cùng của ban hội
thẩm trong vòng 30 ngày kể từ khi nó được
công bố. Trong trường hợp kháng án, Ban
phúc thẩm sẽ xem xét lại những vấn đề về
luật (không xem xét những vấn đề về sự
việc). Ban phúc thẩm phải công bố báo cáo
cuối cùng trong vòng 60 ngày kể từ khi
nhận đơn kháng án, nhưng nếu trong vòng
30 ngày vẫn chưa thể công bố báo cáo,
Ban này phải giải thích nguyên nhân. Quy
trình này ngắn hơn một nửa so với các quy
trình giải quyết tranh chấp khác.
Nếu Ban hội thẩm hoặc Ban phúc
thẩm cho rằng có trợ cấp xuất khẩu, quốc
gia bị đơn phải huỷ bỏ ngay trợ cấp trong
thời hạn do DSB quy định. Trong thời hạn
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 5
đó, nếu trợ cấp xuất khẩu vẫn không bị huỷ
bỏ, quốc gia nguyên đơn có quyền áp dụng
biện pháp trả đũa (countermeasures) thích
đáng. Theo Điều 22.4, Hiệp định về giải
quyết tranh chấp trong WTO, các biện
pháp trả đũa tính theo mức độ thiết hại.
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường
hợp trọng tài phán quyết rằng biện pháp trả
đũa được tính theo mức độ trợ cấp, ví dụ
trong vụ Brazil-Aircraft.


* Song phương: Các biện pháp thuế đối
kháng
Trợ cấp xuất khẩu nếu gây thiệt hại
cho nền công nghiệp của nước nhập khẩu
cũng có thể bị kiện theo cơ chế song
phương và có thể bị áp thuế đối kháng theo
quy trình chung về áp dụng các biện pháp
thuế đối kháng khác. Muốn vậy, trước hết
nước nhập khẩu phải chứng minh 3 điều
kiện : (a) xác định được đó là có trợ cấp
xuất khẩu như đã trình bày ở phần thứ
nhất; (b) xác định được có thiệt hại xảy ra
đối với ngành sản xuất mặt hàng tương tự
của nước nhập khẩu; (c) xác định được
mối liên quan giữa hai yếu tố trên, đồng
thời thiệt hại do các yếu tố khác gây ra
không được quy cho trợ cấp xuất khẩu.
Tiếp theo, các điều 11 đến 13 của
HĐ SCM quy định cụ thể quy trình khởi
xướng và tiến hành điều tra về trợ cấp và
áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Quy
trình này phải đảm bảo tính minh bạch,
mọi bên liên quan phải có cơ hội bảo vệ
quyền lợi của mình, cơ quan có thẩm
quyền phải giải trình rõ tại sao họ lại phán
quyết như thế này chứ không như thế kia.
Cơ quan có thẩm quyền ở nước
nhập khẩu có thể áp dụng một trong 3 dạng
biện pháp sau đây: (a) Sau khi điều tra sơ

bộ ít nhất được 60 ngày, áp dụng các biện
pháp đối kháng tạm thời không quá 4
tháng; (b) Nếu nước xuất khẩu tự nguyện
huỷ bỏ hoặc hạn chế trợ cấp, hoặc xem xét
lại giá nhập khẩu khiến cho cơ quan có
thẩm quyền đồng ý rằng thiệt hại sẽ không
còn xảy ra, thì cuộc điều tra sẽ được tạm
dừng hoặc chấm dứt mà không áp dụng
các biện pháp tạm thời hoặc thuế đối
kháng; (c) Nếu cho rằng cả 3 điều kiện nói
trên đều đã được xác minh, nước nhập
khẩu có thể áp thuế đối kháng.
Mức thuế đối kháng không được vượt quá
mức trợ cấp. Thậm chí, nếu mức thiệt hại
nhỏ hơn mức trợ cấp thì áp mức thuế
tương ứng với thiệt hại. Thuế đối kháng
phải được áp dụng trên nguyên tắc không
phân biệt đối xử và không hối tố. Sau một
thời gian nhất dịnh (muộn nhất là 5 năm)
sau khi áp dụng hoặc sau lần xem xét lại
mới nhất, thuế đối kháng phải chấm dứt.
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 6
Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền xác
minh được rằng nếu chấm dứt áp thuế đối
kháng sẽ dẫn đến việc phục hồi trợ cấp và
xảy ra thiệt hại, thuế đối kháng sẽ không
được huỷ bỏ. Nếu không hài lòng với phán

quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm
quyền, có thể kiện lên toà án nước nhập
khẩu theo quy trình xem xét lại các quyết
định hành chính.
Trước hết, WTO là nơi kiện tụng
giữa các quốc gia. Hầu hết các vụ kiện về
trợ cấp đều liên quan đến trợ cấp xuất
khẩu. Vì thế, chính phủ là nơi biết rõ nhất
và chia sẻ những tri thức đó. Thế nhưng,
những gì diễn ra xung quanh vụ thép
Trung Quốc giá rẻ vào Việt Nam cho thấy,
có vẻ như ngay cả các cơ quan liên quan
trực tiếp nhất cũng chỉ biết lơ mơ và trả lời
còn lờ mờ về thương mại quốc tế, cụ thể là
về bán phá giá. Có lẽ đối với trợ cấp cũng
không khá hơn. Điều này quả thật rất đáng
ngại.
Trợ cấp xuất khẩu nói riêng và
những kiện tụng khác liên quan đến
thương mại quốc tế nói chung trong WTO
đòi hỏi một vốn tri thức khổng lồ và cặn kẽ
về pháp luật, kinh tế, chính trị và cả các
chuyên ngành khác. Nó cũng cần thứ tiếng
Anh tuyệt hảo để tranh cãi trước các ban
hội thẩm và Ban phúc thẩm, trước cơ quan
nước ngoài, để ra phán quyết tâm phục
khẩu phục với đại diện các nước. Ngoài ra,
nó cần những kỹ năng chuyên sâu như
hùng biện, ngoại giao Những điều kiện
này trước hết tối cần thiết cho những

chuyên viên của Bộ Thương mại và có thể
là Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp sẽ thay mặt
chính phủ trực tiếp hầu kiện ở WTO.
Như đã thấy, cơ chế giải quyết tranh
chấp trong WTO chịu ảnh hưởng lớn từ
luật án lệ của hệ thống Anh - Mỹ. Cách
giải thích luật ở đấy rất giống với cách
thẩm phán Mỹ hoặc Anh giải thích luật: họ
không chỉ vận dụng các điều khoản được
trực tiếp quy định trong các Hiệp định của
WTO, mà còn viện dẫn đến cả những
nguồn khác như luật tập quán quốc tế, lịch
sử của hiệp định, ý đồ của nhà soạn thảo.
Ngay cả khi viện dẫn câu cú của luật, họ
cũng có thể giải thích khá rộng, có khi
ngược với ý đồ ban đầu của văn bản. Biết
và hiểu được tư duy này để: thứ nhất,
không bị ngã ngửa khi nghe lập luật và
phán quyết; thứ hai, để sống chung với nó,
lựa theo nó để lập luận tốt nhất cho mình.
Cùng một mức độ về chứng cứ, con người,
cứ ai lập luận thuyết phục hơn thì họ nghe.
Thứ ba, khi cần tìm hiểu luật của WTO,
không thể bỏ qua các bản báo cáo của các
ban hội thẩm và Ban phúc thẩm. Các bản
báo cáo này là một nguồn không thể thiếu
của luật WTO, vì vậy, nếu cứ quen như ở
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế


Trang 7
nhà chỉ chăm chăm lục tìm văn bản sẽ
không đủ.
Đó là cho chính phủ. Nhưng điều
này không có nghĩa là doanh nghiệp không
có việc gì làm ở đây. Ví dụ, đừng hy vọng
nhiều vào việc trợ cấp xuất khẩu, vì phần
lớn nó sẽ rơi vào trường hợp bị cấm, bị áp
thuế rất cao, lợi bất cập hại. Mặt khác, dù
cơ hội ít ỏi, nhưng cũng cần tìm hiểu cặn
kẽ để xem lúc nào có thể nhận trợ cấp xuất
khẩu mà không bị cấm. Doanh nghiệp
cũng có thể chủ động đề nghị chính phủ
điều tra các mặt hàng nhập khẩu cùng loại
có nhận trợ cấp nhập khẩu hay không;
hoặc yêu cầu chính phủ đưa vấn đề ra cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Nhưng muốn thế, giống như chính phủ, họ
cũng phải nắm rõ các quy định liên quan
và nắm được các thông tin cần thiết để tin
rằng có sự trợ cấp như vậy. Bài học chung
nhất là biết để tránh, khi nhỡ xảy ra rồi thì
biết để sửa và chịu thiệt hại ít nhất.

3/ Phân loại các hình thức tài trợ
- Ngay tại Điều 1 của Hiệp định này đã
quy định: Một ngành công nghiệp được
coi là đã nhận được trợ cấp khi ngành này
“được lợi” do 4 hành động sau đây của
Chính phủ: 1/Hoạt động của Chính phủ

liên quan đến việc chuyển tiền trực tiếp (ví
dụ các khoản cho vay không, cho vay và
hỗ trợ cổ phiếu), bảo đảm chuyển tiền hoặc
chuyển nợ trực tiếp (như bảo lãnh thuế).
2/Chính phủ miễn hoặc hoãn thu các khoản
thuế đến hạn (ví dụ các biện pháp khuyến
khích tài chính như tín dụng, thuế).
3/Chính phủ cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ ngoài cơ sở hạ tầng chung hay mua
hàng hoá. 4/Chính phủ tài trợ cho một cơ
chế cấp vốn. Tuy vậy, không phải mọi hoạt
động trợ cấp đều bị WTO loại bỏ. Theo
Hiệp định SCM có thể phân ra các loại trợ
cấp như sau: 1/Trợ cấp bị cấm vận hoàn
toàn (hay có thể gọi là “trợ cấp đèn đỏ”)
bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp
khuyến khích sử dụng hàng nội so với
hàng nhập khẩu. 2/ Trợ cấp không bị cấm
nhưng có thể là đối tượng của các biện
pháp đối kháng (gọi là ềtrợ cấp đèn
vàngể). 3/Trợ cấp không bị cấm và cũng
không là đối tượng của các biện pháp đối
kháng (gọi là “trợ cấp đèn xanh”).
- Theo Hiệp định SCM thì tín dụng hỗ
trợ xuất khẩu của Quỹ Hỗ trợ Phát triển là
một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Vấn đề
đặt ra ở đây là khi gia nhập WTO, tín dụng
hỗ trợ xuất khẩu có tiếp tục duy trì được
hay không và nếu còn tồn tại thì sẽ có biến
đổi gì? Hiện nay SCM hầu như không còn

ngoại lệ dành cho nước phát triển hoặc
những nền kinh tế chuyển đổi nữa vì thế
tất cả các ềtrợ cấp đèn đỏể đều bị hạn chế
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 8
hoặc nếu nó vẫn được duy trì sử dụng thì
đương nhiên sẽ trở thành đối tượng của các
biện pháp đối kháng (điển hình là áp mức
thuế cao vào sản phẩm được trợ cấp ).
Dẫu vậy thì WTO vẫn ưu ái hơn tới các
nước đang phát triển khi có thể cho phép
một số nước có thời gian quá độ 8 năm để
từng bước loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và có
thời gian 5 năm chuyển tiếp để cắt giảm
các trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội
so với hàng nhập khẩu.
- Vì vậy, tính từ thời điểm này thì tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu chỉ còn được tối đa
là 10 năm nữa để duy trì và cắt giảm dần
dần theo đúng lộ trình mà đoàn đàm phán
gia nhập WTO có thể thương lượng đạt
được. Đồng thời trong quãng thời gian đó
hoạt động tín dụng này cũng cần có sự
chuyển biến cho phù hợp hoặc thậm chí có
thể ch m dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, khi mà
hầu như không một quốc gia thành viên
nào của WTO lại không duy trì trợ cấp thì
Việt Nam cũng sẽ phải nghiên cứu để duy

trì trợ cấp phù hợp nhất. Quan trọng là
hình thức trợ cấp này nên thuộc loại “đèn
xanh” và cũng có thể là “đèn vàng”, nhưng
có thể được bỏ qua không sử dụng các biện
pháp đối kháng hay biện pháp đối kháng
sử dụng có thể chấp nhận được.
- Trong vòng 5-10 năm tới tín dụng hỗ
trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối với
những ngành hàng ưu thế (như nông sản,
thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hàng thủ
công mỹ nghệ, hàng mây tre lá ) hay
những thị trường thế mạnh (thị trường
Đông Âu truyền thống, thị trường Trung
Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ ) đủ sức trụ
vũng và cạnh tranh được trên thị trường
quốc tế. Tiến tới dù không còn sự hỗ trợ
này của Chính phủ thì các doanh nghiệp,
các ngành hàng trên sẽ lại có được sự giúp
sức của Hiệp hội ngành nghề, làng nghề
hay Hiệp hội doanh nghiệp lúc đó là đủ
tầm hỗ trợ. Vì thế ngay từ bây giờ song
song với việc hỗ trợ xuất khẩu thì Chính
phủ cũng cần quan tâm tới việc hỗ trợ hình
thành và phát triển các hiệp hội làng nghề
hoặc hiệp hội doanh nghiệp rất cần đối với
doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.
- Vì vậy, tính từ thời điểm này thì tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu chỉ còn được tối đa

là 10 năm nữa để duy trì và cắt giảm dần
dần theo đúng lộ trình mà đoàn đàm phán
gia nhập WTO có thể thương lượng đạt
được. Đồng thời trong quãng thời gian đó
hoạt động tín dụng này cũng cần có sự
chuyển biến cho phù hợp hoặc thậm chí có
thể ch m dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, khi mà
hầu như không một quốc gia thành viên
nào của WTO lại không duy trì trợ cấp thì
Việt Nam cũng sẽ phải nghiên cứu để duy
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 9
trì trợ cấp phù hợp nhất. Quan trọng là
hình thức trợ cấp này nên thuộc loại “đèn
xanh” và cũng có thể là “đèn vàng”, nhưng
có thể được bỏ qua không sử dụng các biện
pháp đối kháng hay biện pháp đối kháng
sử dụng có thể chấp nhận được.
- Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, mong muốn trở thành thành
viên của WTO trở thành hiện thực thì trợ
cấp có còn nữa hay không? Thực tế tất cả
các nước thành viên WTO đều duy trì trợ
cấp cho doanh nghiệp, đó là loại ềđèn
xanhể hay “đèn vàng” chấp nhận được: ví
dụ như trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D); trợ cấp phát triển khu
vực; Trợ cấp bảo vệ môi trường.

- Cùng với lộ trình cắt giảm dần dần
hoạt động hỗ trợ xuất khẩu trong đó có tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu thì Chính phủ và
Quỹ Hỗ trợ phát triển cũng nên nghiên cứu
xem xét mở rộng sang các hoạt động tín
dụng ưu đãi cho các hoạt động “đèn xanh”
trên mà đặc biệt là hoạt động nghiên cứu
và phát triển (R&D) hay hoạt động bảo vệ
môi trường làm định hướng phát triển cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam trong hội nhập.

* Trợ cấp bị cấm: là các khoản trợ cấp
yêu cầu người nhận phải đáp ứng được
những mục tiêu xuất khẩu nhất định, hoặc
phải sử dụng hàng trong nước thay cho
hàng nhập khẩu. Chúng bị cấm vì chúng
được xây dựng nhằm làm biến dạng
thưưong mại quốc tế, và do đó có khả năng
tác động tiêu cực đến trao đổi thương mại
của các thành viên khác. Những trợ cấp
này phải bị dỡ bỏ dần theo một thời gian
biểu quy định. Chúng có thể bị đưa ra cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO nếu
không tuân theo thời gian biểu dỡ bỏ đó.
Nếu cơ chế giải quyết tranh chấp kết luận
rằng một khoản trợ cấp thuộc nhóm bị
cấm, khoản trợ cấp đó phải được dỡ bỏ
ngay lập tức. Nếu không được dỡ bỏ, nước
nguyên đơn có thể có những biện pháp

phản kháng lại khoản trợ cấp đó. Trong
trường hợp ngành sản xuất trong nước bị
thiệt hại bởi hàng nhập khẩu được trợ cấp,
thuế chống trợ cấp có thể được áp dụng đối
với hàng nhập khẩu.
* Trợ cấp có thể áp dụng: đối với
những khoản trợ cấp trong nhóm này, nước
nguyên đơn phải chứng minh được rằng
khoản trợ cấp đó có tác động tiêu cực đối
với lợi ích của họ. Nếu không chứng minh
được điều đó, khoản trợ cấp được phép áp
dụng. Hiệp định quy định ba hình thức
thiết hại có thể gây ra bởi các khoản trợ
cấp thuộc nhóm này. Thứ nhất, trợ cấp của
một nước có thể gây thiệt hại đến ngành
sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Thứ
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 10
hai, trợ cấp của một nước có thể gây thiệt
hại đến xuất khẩu của một nước khác khi
hàng của 2 nước cạnh tranh với nhau trên
thị trường của một nước thứ ba. Thứ ba,
trợ cấp nội địa của một nước có thể gây
thiệt hại đối với hàng xuất khẩu của các
nước khác được bán trên thị trường của
nước áp dụng biện pháp trợ cấp. Cũng
giống như trường hợp trên, khi ngành sản
xuất trong nước bị thiệt hại bởi hàng nhập

khẩu được trợ cấp, thuế chống trợ cấp có
thể được áp dụng đối với hàng nhập khẩu
- Hiệp định công nhận rằng trợ cấp có
thể đóng một vai trò quan trọng ở các nước
phát triển cũng như trong việc chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang các
nền kinh tế thị trường.

4/ Những điểm chính (hiệp định) của
WTO về chống tài trợ trong lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp
- Một trong những nội dung mà cả Quỹ
Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng ưu
đãi của Nhà nước đến các doanh nghiệp
xu t khẩu quan tâm tìm hiểu để có những
bước chuyển biến phù hợp với tiến trình
Việt Nam gia nhập WTO là: Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng -
Agreement on Subsidies and
Countenrvailing Measures (SCM). SCM là
một trong rất nhiều Hiệp định của WTO
mà mục đích chung của các Hiệp định này
là ngăn cấm hoặc hạn chế các ảnh hưởng
xấu tới hoạt động thương mại giữa các
nước thành viên WTO, nhằm tạo ra một
sân chơi chung bình đẳng cho mọi thành
viên của Tổ chức này.
- Theo Hiệp định SCM thì tín dụng hỗ
trợ xuất khẩu của Quỹ Hỗ trợ Phát triển là
một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Vấn đề

đặt ra ở đây là khi gia nhập WTO, tín dụng
hỗ trợ xuất khẩu có tiếp tục duy trì được
hay không và nếu còn tồn tại thì sẽ có biến
đổi gì? Hiện nay SCM hầu như không còn
ngoại lệ dành cho nước phát triển hoặc
những nền kinh tế chuyển đổi nữa vì thế
tất cả các ềtrợ cấp đèn đỏể đều bị hạn chế
hoặc nếu nó vẫn được duy trì sử dụng thì
đương nhiên sẽ trở thành đối tượng của các
biện pháp đối kháng (điển hình là áp mức
thuế cao vào sản phẩm được trợ cấp ).
Dẫu vậy thì WTO vẫn ưu ái hơn tới các
nước đang phát triển khi có thể cho phép
một số nước có thời gian quá độ 8 năm để
từng bước loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và có
thời gian 5 năm chuyển tiếp để cắt giảm
Hiệp định nông nghiệp của WTO yêu cầu
các nước phải giảm các hình thức trợ cấp
bóp méo thương mại và chia trợ cấp thành
các nhóm:
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 11

* Hộp Xanh lá cây: gồm các biện
pháp hỗ trợ không hoặc hầu như không
gây bóp méo thương mại nên các nước
được phép duy trì không giới hạn. Đặc
điểm của các biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp

Xanh lá cây là do ngân sách chính phủ chi
trả và không mang tính chất hỗ trợ giá trợ
cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với
hàng nhập khẩu.
* Hộp Xanh lơ: gồm các khoản chi
trả trực tiếp từ ngân sách nhà nước mà gắn
với sản xuất và thuộc các chương trình thu
hẹp sản xuất nông nghiệp. Các nước không
phải cam kết cắt giảm các biện pháp này.
* Hộp Hổ phách: gồm các biện
pháp hỗ trợ bị coi là gây bóp méo sản xuất
và thương mại, vì thế các nước phải cam
kết cắt giảm theo một lộ trình nhất định.
Các biện pháp được xếp vào Hộp Hổ
phách có thể là hỗ trợ giá, trợ cấp gắn với
sản xuất, tức là tất cả biện pháp hỗ trợ
trong nước mà không nằm trong Hộp Xanh
lá cây và Xanh lơ. Theo qui định của hiệp
định nông nghiệp, tổng mức hỗ trợ gộp
cho phép đối với nước đang phát triển là
10% giá trị sản lượng của sản phẩm nếu là
hỗ trợ cho sản phẩm cụ thê, và là 10% giá
trị sản xuất nông nghiệp cả nước nếu là hỗ
trợ không

5/ Vài nét về cam kết của Việt Nam về
việc gia nhập WTO về tài trợ xuất khẩu,
nêu lộ trình bỏ tài trợ xuất khẩu
- Việt Nam cũng đã cam kết xóa bỏ trợ
cấp xuất khẩu nông sản kể từ ngày gia

nhập WTO và ràng buộc trợ cấp xuất khẩu
nông sản ở mức 0 trong Biểu cam kết về
hàng hóa. Đối với trợ cấp bị cấm theo quy
định của Hiệp định về Trợ cấp và các biện
pháp đối kháng của WTO, Việt Nam cam
kết xóa bỏ trợ cấp theo tỷ lệ nội địa hoá
hoặc yêu cầu sử dụng nguyên liệu trong
nước và trợ cấp trực tiếp từ ngân sách theo
thành tích xuất khẩu từ thời điểm gia nhập
WTO.
Đối với một số trợ cấp xuất khẩu bị cấm
dưới hình thức ưu đãi đầu tư đã cấp cho
các dự án sản xuất hàng xuất khẩu được
cấp phép trước khi gia nhập, Việt Nam đề
nghị được áp dụng giai đoạn chuyển đổi 5
năm để xóa bỏ từng bước các trợ cấp này
nhằm bảo đảm tôn trọng cam kết của
Chính phủ với các nhà đầu tư hiện tại và
ổn định môi trường kinh doanh trong
nước.
- Với nông sản, cũng như các thành
viên mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết
sẽ xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia
nhập WTO. Các hình thức hỗ trợ nông

Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 12
nghiệp khác không gắn với xuất khẩu vẫn

được duy trì.
- Với sản phẩm phi nông nghiệp, trong
suốt 12 năm đàm phán, Việt Nam đã kiên
trì thuyết phục các thành viên WTO cho
Việt Nam hưởng ngoại lệ của Hiệp định về
Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM)
nhưng do đàm phán gia nhập là đàm phán
một chiều, các nước mới gia nhập trước đó
đều không đòi được ngoại lệ nên cuối cùng
Việt Nam đã cam kết như sau:

+ Bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu
(như thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa) và
các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức
cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước
(như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu,
thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ
lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu…) kể từ
khi gia nhập WTO.
+ Với trợ cấp xuất khẩu “gián tiếp”
(chủ yếu dưới dạng ưu đãi đầu tư dành cho
sản xuất hàng xuất khẩu), sẽ không cấp
thêm kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên,
với các dự án đầu tư trong và ngoài nước
đã được hưởng ưu đãi loại này từ trước
ngày gia nhập WTO, ta được một thời gian
quá độ là năm năm để bãi bỏ hoàn toàn.
Riêng với ngành dệt - may, tất cả các loại
trợ cấp bị cấm theo Hiệp định SCM, dù là
trực tiếp hay gián tiếp, đều được bãi bỏ

ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Tóm lại, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ
hoàn toàn trợ cấp bị Hiệp định SCM cấm
kể từ khi gia nhập, chỉ bảo lưu năm năm
cho các ưu đãi đầu tư sản xuất hàng xuất
khẩu (ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp,
tiền thuê đất, tiền sử dụng đất ) đã cấp
cho các dự án từ trước ngày gia nhập WTO
(nhưng không bao gồm các dự án dệt-
may). Các hình thức hỗ trợ khác cho sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp, nếu
không gắn với xuất khẩu hoặc khuyến
khích thay thế hàng nhập khẩu, vẫn tiếp
tục được duy trì.
+ Giai đoạn quá độ năm năm là
ngoại lệ chưa từng có kể từ ngày WTO
được thành lập. Trước yêu cầu kiên trì và
chính đáng của Việt Nam, một nước đang
phát triển ở trình độ thấp và đang trong
quá trình chuyển đổi, các thành viên WTO
đã phải nhân nhượng. Tuy chưa được như
mong muốn nhưng kết quả đàm phán này
đã phần nào giúp các doanh nghiệp của ta
có thêm thời gian để tự điều chỉnh, tránh
được sự thay đổi đột ngột.

Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế


Trang 13
* Tác động tới doanh nghiệp:
+ Việc bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và
trợ cấp nội địa hóa chắc chắn sẽ ảnh hưởng
tới một số doanh nghiệp. Để đánh giá mức
độ ảnh hưởng, cần xem xét các khía cạnh
như đối tượng và quy mô được hưởng trợ
cấp, hiệu quả thực tế của trợ cấp, mối quan
hệ giữa trợ cấp với nâng cao hiệu quả, sức
cạnh tranh và khả năng của Nhà nước
trong việc chuyển đổi từ trợ cấp thuộc diện
phải bãi bỏ sang các hình thức trợ cấp khác
được WTO cho phép.
+ Về quy mô, không có nhiều số
liệu để phân tích. Tuy nhiên, với ngân sách
còn hạn chế như hiện nay (và trong nhiều
năm tới), có thể khẳng định con số là rất
khiêm tốn. Chế độ thưởng theo kim ngạch
xuất khẩu được áp dụng từ 1998 nhưng
mãi tới 2004, tổng tiền thưởng mới đạt
29,4 tỉ đồng, tương đương gần 2 triệu đô la
Mỹ (báo Tuổi Trẻ ngày 25-7-2006). Số
doanh nghiệp được thưởng là 349. Thật
khó để nói rằng hàng vạn doanh nghiệp
xuất khẩu của ta, với kim ngạch xuất khẩu
trên 30 tỉ đô la Mỹ/năm, lại “gặp khó khăn
nghiêm trọng” khi Nhà nước bãi bỏ hình
thức trợ cấp này.
+ Đối tượng được hưởng trợ cấp
xuất khẩu cũng là việc cần bàn. Có ý kiến

cho rằng bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản
sẽ khiến nông dân gặp khó khăn, nhưng từ
trước tới nay, đã bao giờ người nông dân
được tiếp cận trực tiếp trợ cấp xuất khẩu,
hay đối tượng được hưởng chỉ là các
doanh nghiệp? Cứ cho là doanh nghiệp
được hưởng thì giá mua sản phẩm của
nông dân sẽ tăng lên thì còn cần xét xem
điều
+ Trong báo cáo của Bộ Tài chính
về những cam kết của Việt Nam gia nhập
WTO cho biết, theo quy định của WTO về
trợ cấp tập trung chủ yếu vào việc phân
biệt giữa các hình thức trợ cấp được phép
với các trợ cấp không được phép. Trợ cấp
được phép áp dụng bao gồm các hỗ trợ cho
nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó
khăn, hỗ trợ bảo vệ môi trường Trợ cấp
bị cấm, chủ yếu là các khoản trợ cấp xuất
khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu sẽ phải
loại bỏ hoàntoàn.

Cụ thể, trong cam kết WTO, Việt
Nam phải bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu đối
với hàng nông sản ngay khi gia nhập; với
các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở
mức 10% giá trị sản lượng như các nước
đang phát triển khác trong WTO. Tuy
nhiên, theo Bộ Tài chính thì mức hỗ trợ
trong nước thực tế hiện nay đang thấp hơn

10%.
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 14


Trong công nghiệp, xóa bỏ từ thời
điểm gia nhập các khoản trợ cấp bị cấm
như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế
hàng nhập khẩu; những khoản trợ cấp chi
trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Các khoản
trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu
tư cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập
khẩu sẽ phải bỏ sau 5 năm từ thời điểm gia
nhập đối với các dự án đã đi vào hoạt
động. Tuy nhiên các ưu đãi này không
được áp dụng với các dự án mới thành lập
từ sau khi gia nhập. Riêng các khoản trợ
cấp bị cấm đang áp dụng với ngành dệt
may sẽ phải bỏ ngay từ thời điểm gia nhập.

- Những trợ cấp khác mà WTO không
cấm thì chúng ta vẫn được sử dụng. Một số
thông tin gần đây có đăng gia nhập WTO
chúng ta sẽ bỏ hết trợ cấp, điều đó không
phải. Chúng ta chỉ bỏ những trợ cấp bị
cấm, còn những trợ cấp không cấm thì vẫn
được duy trì và thực hiện. Còn đối với trợ
cấp trong các lĩnh vực khác liên quan dệt

may, chúng ta có Quyết định 55 của Thủ
tướng Chính phủ. Khi những người dịch
lại cho các cơ quan nước ngoài, phiên dịch
không chuẩn. Trong Quyết định số 55,
chúng ta nói hỗ trợ các doanh nghiệp để
sản xuất hàng dệt và may để xuất khẩu.
Nhưng, từ hỗ trợ không có nghĩa là cho
không (nhiều người dịch là subsidize - cho
không) dẫn đến có sự hiểu lầm. Chúng ta
chỉ hỗ trợ vay vốn, Nhà nước chỉ hỗ trợ
chênh lệch giữa lãi suất thông thường và
lãi suất ưu đãi, tổng cái đó chỉ có năm triệu
USD. Khi đàm phán với Hoa Kỳ, phía họ
nói Việt Nam trợ cấp bốn tỷ USD cho
ngành dệt may. Ðiều đó không phải. Khi
chúng ta chứng minh đầy đủ số liệu, đoàn
Hoa Kỳ mới cho là đúng. Thứ nhất, vấn đề
cấp phép, Việt Nam cấp phép cho tất cả
các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực
dệt may. Thứ hai, chênh lệch, Việt Nam
chỉ ưu đãi về lãi suất, trong thời gian qua
chỉ có năm triệu USD, như vậy không phải
lớn. Nhưng, để thực hiện đàm phán với
Hoa Kỳ, Việt Nam đã bỏ Quyết định 55.
Hoa Kỳ sẽ bỏ hạn ngạch dệt may đối với
Việt Nam. Khi bỏ hạn ngạch dệt may của
Hoa Kỳ, thì EU và Canada đã bỏ hạn
ngạch cho chúng ta từ năm 2005. Khi gia

nhập WTO, toàn bộ dệt may không bị hạn
ngạch nữa. Ðây là cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Chúng ta cũng phải bỏ
một số quy định cấm: nhập khẩu thuốc lá
điếu, ô-tô đã qua sử dụng, linh kiện liên
quan máy tính. Trên thực tế, cấm nhập ô-tô
đã qua sử dụng đã bỏ rồi, vấn đề hiện nay
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 15
là thuế, làm thế nào bảo đảm quyền lợi
người tiêu dùng. Bộ Tài chính đang tiếp
tục làm để xử lý vấn đề thuế, vì đây cũng
là một trong những vấn đề đáng quan tâm.
Chúng ta một mặt cần bảo vệ lợi ích của
người sản xuất, đồng thời cũng cần bảo vệ
lợi ích của người tiêu dùng. Phải cân đối
hai lợi ích này, chứ không thể chỉ chú ý
đến lợi ích của người sản xuất, mà không
chú ý đến lợi ích của người tiêu dùng.
- Hai là, nền kinh tế của chúng ta có
thời kỳ chuyển đổi, nên có lộ trình giảm
thuế, lộ trình chuyển đổi thị trường. Lộ
trình giảm thuế lấy mức thuế hiện hành bắt
đầu giảm trong vòng 3-5 năm sẽ xuống
mức 14%. Tất nhiên, từng mặt hàng có
mức cắt giảm khác nhau: xe máy phân
khối lớn theo lộ trình chúng ta cắt xuống
còn 45% (hiện nay 60%); ô-tô tùy loại

mức cắt giảm xuống còn 52% hoặc 47%
hoặc 50%. Chúng ta áp mức thuế bảo hộ
cho ngành ô-tô, xe máy khá cao. Cho nên
trên thực tế mức đó không phù hợp lắm,
nếu chỉ bảo vệ cho người sản xuất, thì
người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chịu
mức giá ô-tô cao nhất thế giới. Vì vậy,
chúng ta phải giảm thuế, một mặt phải bảo
vệ người sản xuất, mặt khác phải cân đối
lại lợi ích của người tiêu dùng. Hơn nữa,
thực tế các tập đoàn đa quốc gia phân
vùng, phân khu vực thành thị trường, cho
nên đó cũng là điều kiện. Một số ngành
sản xuất trong nước của Việt Nam hiện
nay cũng đã phát triển. Cho nên, những
ngành đó trong thời gian qua đã thay thế
được phần lớn các mặt hàng lâu nay vẫn
nhập khẩu. Khi chúng ta mở cửa thị
trường, các nhà sản xuất trong nước có sản
phẩm rồi. Muốn hay không họ phải giảm
chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Như thế, chúng ta sẽ
có điều kiện đó. Thí dụ, phân đạm chúng ta
đã có nhà máy phân đạm, nếu thuế có cao
thì nhà máy phân đạm trong nước đã có
khả năng cung cấp cho thị trường. Toàn bộ
ngành bia, có mở nữa cũng coi như toàn bộ
các công ty bia của Việt Nam vẫn cạnh
tranh được; hoặc vật liệu xây dựng, xi-
măng, thép (chủ yếu thép xây dựng, bắt

đầu có đầu tư thép cao cấp), điều kiện kinh
tế của Việt Nam bây giờ đã khác xa so với
cách đây 15 năm.
- Ðối với nông nghiệp, các nước thành
viên cũ, mức thuế nông nghiệp khoảng
22%. Nhưng xu hướng các nước mới gia
nhập phải giảm thuế nhiều hơn để gia
nhập. Vì các nước cho rằng, các nước đã
gia nhập phải mất vài chục năm đấu tranh
từ GATT để có thành quả như bây giờ.
Các nước mới gia nhập nhiều hay ít đều
phải đóng góp qua việc cắt giảm thị
trường, cắt giảm thuế.
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 16
- Nhưng, tổng thuế với nông nghiệp,
Việt Nam có lợi thế là có nhiều mặt hàng
nông nghiệp xuất khẩu. Ðã xuất khẩu được
thì cạnh tranh được với thế giới. Chúng ta
lo mặt hàng thịt bò, thịt lợn. Chúng ta thấy,
thịt bò, thịt lợn là các mặt hàng từ chăn
nuôi đơn lẻ, chưa có theo hình thức trang
trại. Cho nên, trong đàm phán rất khó
khăn. Các nước xuất khẩu thịt bò lớn: Hoa
Kỳ, Canada, Australia, New Zealand đều
yêu cầu giảm thuế tới 0-5%. Chúng ta trả
lời: Bò Việt Nam phần lớn là bò cóc, mỗi
hộ nuôi 5-10 con, năng suất thấp, sức cạnh

tranh không cao. Giống bò của Việt Nam
phần lớn phải nhập khẩu, phần trợ cấp của
Nhà nước trong lĩnh vực này hầu như
không có. Các nước cũng thấy được khó
khăn của Việt Nam và cũng đi đến mức
giảm đến 4-5% so với mức thuế hiện hành.
Mức 0-5% thì chúng tôi cũng nói thẳng
đàn bò cóc Việt Nam chết, không tồn tại.
Và chúng tôi gia nhập WTO muốn để ổn
định, phát triển, mở cửa, nhưng mức độ
phải phù hợp với Việt Nam chứ không
phải mở theo bất cứ điều kiện nào. Cuối
cùng, các nước cũng phải chấp nhận, ngay
cả đàm phán với Hoa Kỳ vấn đề cuối cùng
là đàm phán về thịt bò và thịt lợn, thuế
nông nghiệp. Chúng tôi phải chấp nhận
điều kiện với Hoa Kỳ là cao hơn so với
Australia và New Zealand. Sau này cân đối
lại biểu thuế sẽ có sự điều chỉnh. Các mức
thuế sẽ áp dụng MFN cho nên các nước
đều hưởng mức thuế như nhau. Cuối cùng
Ban Thư ký sẽ tổng hợp lại.
- Ðàm phán song phương là những
cuộc đàm phán căng thẳng. Tất cả các đối
tác yêu cầu đàm phán đông vì các lý do: họ
cho rằng Việt Nam là một thị trường tương
lai hứa hẹn, vì Việt Nam có số dân đông
thứ 13 thế giới, lao động hơn 40 triệu
người, lao động trẻ hơn 30 triệu người.
Việt Nam có vị trí thuận lợi cả trên bộ, trên

biển, hàng không, là điều kiện cho phát
triển thương mại sau này. Việt Nam có
điều kiện thuận lợi nữa là chúng ta ổn định
về chính trị nhất trong khu vực. Ðây là
điều các nhà đầu tư nước ngoài rất quan
tâm. Có thể nói, thương mại Việt Nam
những năm qua tăng liên tục nhưng tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu chưa phải là
lớn lắm. Thí dụ, năm 2005 kim ngạch cả
xuất, nhập khẩu mới đạt hơn 60 tỷ USD.
Nếu riêng xuất khẩu mới khoảng hơn 30 tỷ
USD, chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn
nữa. Ðàm phán các nước thống nhất như
vậy, nhưng nhìn vào tương lai, nhiều nước
đòi hỏi được đàm phán. Khi chúng ta đàm
phán với Trung Quốc, chúng ta tưởng giữa
Việt Nam - Trung Quốc đã có Hiệp định tự
do thương mại trong ASEAN, nên không
cần đàm phán nữa, nhưng với Trung Quốc
vẫn phải đàm phán 10 phiên, rất nhiều
phiên căng thẳng, đàm phán suốt đêm,
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 17
nhiều vấn đề căng: mở du lịch, ngân hàng
phụ, mở vận tải đường bộ, nhưng sau đó,
chúng ta thấy khi đàm phán phải dựa vào
quy định của WTO. Chúng ta thấy về vấn
đề đường bộ, trong WTO chưa phát triển,

hầu như chưa nước nào cam kết, nên bỏ,
ngân hàng phụ thì chúng ta có ngân hàng
100% vốn nước ngoài, chúng ta không thể
mở theo kiểu đó được. Cuối cùng, Trung
Quốc cũng chấp nhận.
- Ðặc biệt, đàm phán sau này với Hoa
Kỳ. Hoa Kỳ và EU là các đối tác lớn nhất
trong WTO cả về hàng hóa và dịch vụ.
Hoa Kỳ và EU đàm phán không phải vì lợi
ích của Hoa Kỳ và EU mà vì lợi ích của cả
Tổ chức Thương mại thế giới, nên yêu cầu
đàm phán rộng hơn, sâu và đa dạng hơn.
Ðàm phán như vậy rất phức tạp. Chúng ta
cho rằng xong đàm phán song phương
(BTA) thì sẽ gần xong việc gia nhập WTO,
trên thực chất, có một số vấn đề rất lớn
chưa giải quyết được, như hàng dệt may
Việt Nam còn hạn ngạch. Mặt khác chúng
ta vẫn còn bị luật Jackson vanik hằng năm
Quốc hội Hoa Kỳ gia hạn một lần về cơ
chế thương mại và chúng ta chưa được
hưởng quy chế thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR). Vì vậy, để có được
PNTR, Hoa Kỳ yêu cầu chúng ta phải có
đủ BTA, gia nhập WTO. Hiện nay, chúng
ta làm xong cả hai nhiệm vụ đó. Hoa Kỳ
đánh giá Việt Nam thực hiện đầy đủ BTA,
đồng thời kết thúc đàm phán về gia nhập
WTO. Ðó là điều kiện để trình PNTR,
chúng ta đang tích cực vận động để Quốc

hội Hoa Kỳ thông qua PNTR. Việt Nam
mới được hưởng thuế phổ thông, chưa
được hưởng thuế ưu đãi GST. Hoa Kỳ
dành cho 72-74 nước được hưởng GST
không có Việt Nam, cho nên, gia nhập
WTO là cơ hội cho chúng ta trong một số
vấn đề mà chúng tôi nêu.
- Kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ có
người nói chưa hài lòng, có người nói
được nhiều, có người nói được ít. Chúng
tôi thống nhất đây là đàm phán mà hai bên
đều giành thắng lợi. Trên thực chất, các
nhà đàm phán luôn như thể no bụng đói
con mắt, thường đòi những điều kiện cam
kết rất cao, nhưng nhà doanh nghiệp không
cần cái đó. Nhà doanh nghiệp miễn có lợi
là làm. Cam kết có cao mấy mà không có
lợi thì vẫn không vào. Ðó là sự khác nhau
giữa nhà đàm phán và doanh nghiệp. Thí
dụ đòi mở ngân hàng như thế chúng ta đã
cho chi nhánh 100% vốn, nhưng ngân
hàng Mỹ vì chiến lược phát triển của họ
nên rút, không ở Việt Nam. Giữa cam kết
của nhà đàm phán với doanh nghiệp có
khoảng cách. Nếu chúng ta kết thúc đàm
phán với Hoa Kỳ mà giành được PNTR,
quỹ OPEC, quỹ hỗ trợ ngân hàng
EXIMBANK mới hoạt động mạnh. Khi đó
quan hệ đầu tư của các nhà đầu tư lớn, xuất
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu

Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 18
khẩu của Hoa Kỳ mạnh hơn. Kim ngạch
buôn bán Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tăng
trưởng đáng kể trong thời gian tới.

6/ Nêu thực trạng của tài trợ xuất khẩu
của Việt Nam trong thời gian qua
- Theo qui định của WTO, có những
chính sách trợ cấp bị cấm mà chúng ta
thường gọi là hộp hổ phách (amber box) và
những chính sách trợ cấp được phép áp
dụng trong hộp xanh lơ (blue box) và xanh
lục (green box).
- Loại trợ cấp bị cấm liên quan tới trợ
cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng
nhập khẩu. Theo đó, các khoản thưởng
xuất khẩu và hỗ trợ các dự án đầu tư sản
xuất động cơ môtô hai bánh, trợ cấp tài
chính cho sản xuất dùng nguyên vật liệu
nội địa hay hỗ trợ tài chính cho doanh
nghiệp (DN) xuất khẩu thua lỗ đang tồn
tại ở VN đều trái với cam kết gia nhập
WTO của VN. Tuy nhiên VN vẫn chưa sử
dụng hết các biện pháp trợ cấp được phép
của WTO.
- VN chưa sử dụng hết trợ cấp “xanh
lơ” và “xanh lục” : Đối với ngành nông
nghiệp, một số hình thức trợ cấp được

phép nhưng chưa áp dụng là hỗ trợ điều
chỉnh cơ cấu DN, các khoản thanh toán
trực tiếp cho người sản xuất (như chương
trình bảo hiểm thu nhập); chi cho các
chương trình bảo vệ môi trường để hỗ trợ
việc sản xuất ở các vùng có điều kiện bất
lợi và các chính sách trong hộp xanh lơ
(các nước đang phát triển không phải cam
kết từ bỏ các hình thức chi trả trực tiếp nếu
việc từ bỏ các khoản này dẫn đến thu hẹp
việc sản xuất trên một diện tích đất đai cố
định hoặc số lượng gia cầm cố định). Về
xuất khẩu, VN có thể xây dựng các chương
trình hỗ trợ chi phí tiếp thị, trợ cấp chi phí
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trong
phạm vi nội địa và quốc tế
- Việt Nam phải điều chỉnh chính sách
trợ cấp theo hướng song song việc cắt bỏ
các biện pháp bị cấm, cần chuyển sang các
biện pháp phù hợp với qui định của WTO
như bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường,
thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng kém
phát triển hơn. Cơ bản thì dù trợ cấp bằng
hình thức nào, điều quan trọng đối với
những nước đang chuyển đổi như VN là
phải xây dựng các chính sách thương mại
đồng bộ với nhau sao cho vừa phù hợp với
luật chơi quốc tế vừa đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững.
- Trong vài năm qua, Chính phủ VN

đã dần điều chỉnh chính sách trợ cấp cho
phù hợp với luật lệ quốc tế, vì thế ít có khả
năng gây sốc cho các DN. Điều tra của
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 19
chúng tôi lại cho thấy chỉ một số ít các
chính sách trợ cấp hiện nay là thật sự hữu
ích đối với sự phát triển của DN. Dù được
trợ cấp nhưng ngành điện tử vẫn ở vị thế
yếu, ngành mía đường vẫn không thể cạnh
tranh với đường nhập khẩu
- Vì thế, vấn đề không chỉ là chính sách
phù hợp với qui định của WTO mà còn
phải phát huy tác dụng. Nên cải cách thủ
tục hải quan để giảm phí lưu kho bãi, vì
các phí tổn từ thủ tục rườm rà nhiều khi
còn nhiều hơn khoản trợ cấp ưu đãi mà DN
nhận từ Chính phủ, chưa kể đánh mất cơ
hội kinh doanh của DN.
- Một số DN nhận thức tương đối rõ
ràng về những gì sắp xảy ra nhưng phần
lớn có vẻ hơi lúng túng. Các DN cần sớm
được tiếp xúc với những cam kết gia nhập
WTO, không chỉ riêng về vấn đề trợ cấp
mà Chính phủ VN đã đạt được với các
nước
- Hiện tại, hai bộ đã trình Chính phủ
phương án năm 2007 sẽ bỏ thưởng xuất

khẩu đối với thành tích xuất khẩu và
thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu.
- Việc khen thưởng xuất khẩu được Bộ
Thương mại tiến hành từ năm 1998, số
doanh nghiệp và số tiền khen thưởng đều
tăng nhanh qua mỗi năm theo sự tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu chung cả
nước.


Năm Số doanh
nghiệp
Số tiền
thưởng (tỷ)
1998 66 4,685
1999 106 6,210
2000 158 10,595
2001 196 12,744
2002 222 16,368
2003 232 19,532
2004 349 29,408

Được biết, trong quá trình đàm
phán song phương với các đối tác, trợ cấp
trong đó có trợ cấp xuất khẩu thường là
vấn đề nóng nhất trên bàn đàm phán. Thậm
chí, trong quá trình đàm phán với một số
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế


Trang 20
đối tác lớn, Việt Nam được xem là một
nền kinh tế xuất khẩu khá lớn và tăng
trưởng cao. Các đối tác tỏ ra lo ngại sự
tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam khi
gia nhập WTO sẽ gây ảnh hưởng đến sản
xuất của nước mình. Vì vậy, hầu hết các
đối tác đều có quan điểm khá cứng rắn về
vấn đề bãi bỏ các trợ cấp xuất khẩu. Và
không ít trường hợp, Việt Nam đã phải
nhượng bộ.

7/ Cơ hội và thách thức đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu và đề ra những
giải pháp để doanh nghiệp đứng vững
khi nhà nước dần dần giảm và tiến tới
bỏ tài trợ xuất khẩu.
- Chính phủ và Quỹ Hỗ trợ phát triển
bên cạnh việc nghiên cứu hoàn thiện chính
sách và đối tượng để tín dụng hỗ trợ xuất
khẩu phát huy được hiệu quả ở mức cao
nhất thì trong thời gian rất ngắn, nhằm tạo
dựng sức mạnh cho một số doanh nghiệp
hay một số ngành mà Việt Nam có ưu thế
trên thị trường quốc tế thì cũng dần có sự
chuyển đổi hợp lý tránh tình trạng doanh
nghiệp hay ngành hàng phụ thuộc vào tín
dụng hỗ trợ xuất khẩu quá nhiều nên ỉ lại,
tới lúc hội nhập mới tự đúng trên đôi chân
gần như đã tê liệt của mình

- Đây là một kết quả của sự nhân
nhượng giữa các khối nước phát triển và
đang phát triển vốn đã bất đồng sâu sắc với
nhau về các vấn đề then chốt như thời
điểm xóa bỏ hoàn toàn việc trợ giá nông
nghiệp của các nước phát triển, việc mở
cửa thị trường cho hàng công nghiệp và
các lĩnh vực dịch vụ ở các nước đang phát
triển, giúp cho cuộc thương lượng toàn cầu
về tự do hóa thương mại tránh khỏi sự thất
bại hoàn toàn.
- Mốc 2013 là đề xuất chính của Liên
minh châu Âu (EU), trước sức ép của
Braxin và những nước đang phát triển
khác, muốn khu vực này xóa bỏ trợ cấp
muộn nhất là năm 2010. Bản dự thảo cũng
đặt ra 30/4/2006 là thời hạn mới để các
thành viên đề ra các biện pháp cắt giảm
thuế và trợ cấp nông nghiệp, công nghiệp -
một bước quan trọng để vạch ra một hiệp
ước tự do thương mại toàn cầu vào cuối
năm sau, một thỏa thuận có quy mô lớn
hơn xóa bỏ những rào cản thương mại giữa
các khu vực kinh tế khác nhau .
- Các nước phát triển cũng đã chấp
nhận không đánh thuế và áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu (Côta xuất khẩu) đối với
ít nhất 97% các loại hàng hóa xuất khẩu
đến từ các nước nghèo nhất trên thế giới
(LDC).

Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 21
- Việc giảm thuế và hạn ngạch xuất
khẩu sẽ bắt đầu vào năm 2008 hoặc sau khi
hoàn tất một hiệp định khung toàn diện đối
với vòng đàm phán Đôha. Các quy định
mới này sẽ được áp dụng với tất cả các
nước phát triển nhưng các nước đang phát
triển như Pakixtan, Malaixia sẽ được miễn
trừ nếu họ không có khả năng bỏ thuế nhập
khẩu.
- Tuyên bố cuối cùng của hội nghị cũng
đặt ra mốc cuối tháng 10/2006 để các nước
thành viên chuẩn bị đầy đủ các đề xuất để
mở của thị trường dịch vụ các nước.
- Cho tới nay chưa có đề án nào phân
tích sâu về hiệu quả của trợ cấp xuất khẩu
và trợ cấp nội địa hóa. Tất cả những lập
luận về việc “nhờ trợ cấp chừng này mà
kim ngạch tăng chừng kia” đều chỉ là gán
ghép một cách áng chừng, rất thiếu thuyết
phục. Riêng mảng nội địa hóa thì kết quả
có rõ hơn nhưng đó là một kết quả buồn.
Vấn đề này đã được nhiều báo mổ xẻ nên
xin không nói thêm.
- Trong quá trình tìm giải pháp để nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh, trợ cấp đôi
khi giống như con dao hai lưỡi. Nếu không

khéo xử lý về mức độ và thời gian áp
dụng, trợ cấp có thể gây tâm lý trông đợi
và sức ỳ đáng sợ, chưa kể những lệch lạc
mà một chuyên gia tư vấn nước ngoài đã
chỉ ra “ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
như hiện nay phần nào khuyến khích các
nhà đầu tư “chia” doanh nghiệp hay dự án
đầu tư của mình thành từng phần nhỏ, hơn
là đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ
nhằm nâng cao quy mô và sức cạnh tranh.
Giảm mức độ ưu đãi về thuế sẽ giúp họ
cạnh tranh tốt hơn”. Bên cạnh đó, kết quả
điều tra của Dự án nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam (VNCI, 2005) cho thấy hạ
tầng và nguồn nhân lực là những yếu tố
quan trọng tác động đến quyết định đầu tư
của doanh nhân. Ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp chỉ đứng hàng thứ bảy trong
tổng số 14 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư. Đây là kết quả rất đáng suy ngẫm.
- Cuối cùng, gia nhập WTO, Việt Nam
chỉ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội
địa hóa, các loại trợ cấp “đèn vàng”, “đèn
xanh” (xem thêm bài Quy định của WTO
về trợ cấp) vẫn được duy trì và không ai
cấm Nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuất
khẩu và trợ cấp nội địa hóa trước đây sang
phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thông
nông thôn, nâng cao chất lượng giống,
phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây

dựng các kho lạnh cho hàng thủy sản và
kho đệm để dự trữ lúa, cà phê cho bà con
nông dân, tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào
vụ
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 22
- Các hình thức trợ cấp là rất đa dạng
và đại đa số là được phép theo quy định
của WTO. Vấn đề là chọn loại nào, hỗ trợ
cho “gốc” (mang tính bền vững) hay cho
“ngọn” (mang tính tình thế), áp dụng cho
ai, mức độ là bao nhiêu, trong thời gian
bao lâu để vừa thúc đẩy được sản xuất
nhưng cũng nâng cao được hiệu quả và sức
cạnh tranh cho toàn bộ nền kinhtế.

- Trong khi phải dỡ bỏ nhiều trợ cấp
trái với qui định của WTO đối với nông
nghiệp, VN đang tự kìm hãm cơ hội tận
dụng những chính sách hỗ trợ cho ngành
này mà WTO cho phép.
- Theo qui định của WTO đối với
nông nghiệp, có những chính sách trợ cấp
bị cấm nằm trong Hộp Hổ phách và những
chính sách trợ cấp được phép áp dụng
trong Hộp Xanh lơ và Xanh lá cây.
- Theo nghiên cứu của bà Nguyễn
Thị Hồng và Phạm Thị Lan Hương -

chuyên gia của dự án, hiện nay hầu hết
chính sách hỗ trợ trong nước đều thuộc
Hộp Xanh lá cây và hộp phát triển nên có
thể tiếp tục duy trì song song với việc
chuyển dần một số biện pháp thuộc Hộp
Hổ phách sang hai loại trên. Tổng mức hỗ
trợ gộp (AMS) hiện nay chiếm 3,4%, thấp
hơn nhiều so với mức tối thiểu được phép
theo qui định WTO là 10% giá trị sản
lượng. Một ngoại lệ là ngành mía đường
hiện có mức hỗ trợ rất cao (mỗi sản phẩm
có mức AMS lên tới 98,7%) nên ngành
này đang và sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể khi
buộc phải cắt giảm mạnh trợ cấp

- Tuy nhiên, rất nhiều các chính
sách không bị cấm lại chưa được sử dụng
như trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua
chương trình rút các nguồn lực khỏi sản
xuất nông nghiệp, chi trả trực tiếp cho
người sản xuất thay vì cho người xuất
khẩu. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có
những hỗ trợ riêng cho thu nhập như
chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng
lưới an sinh thu nhập cho nông dân Về
xuất khẩu nông sản, chúng ta chưa tận
dụng được trợ cấp chi phí tiếp thị, chi phí
chuyên chở trong nước và quốc tế, quĩ xúc
tiến xuất khẩu cho vay tín dụng để xuất
khẩu.

- Theo bà Hương, thực tế là do chi
ngân sách cho nông nghiệp còn thấp nên
kinh phí cho nhiều chính sách Hộp Xanh lá
cây còn thấp; mặc dù những chính sách đó
thật sự giúp nông dân ở chừng mực nhất
định.
- Theo ông Antonia Cordella -
chuyên gia của Mutrap II - một điều hiển
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 23
nhiên là gia nhập WTO sẽ tăng cường tự
do hóa thương mại trong lĩnh vực nông
nghiệp, mang lại lợi ích cho người tiêu
dùng trong khi mang lại thách thức cạnh
tranh cho người nông dân. Hệ quả là người
nông dân phải giảm chi phí sản xuất để
tăng khả năng cạnh tranh. Những người
không cạnh tranh được phải rời khỏi
ngành, chuyển đổi mô hình sản xuất.
- Rõ ràng “không phải nông dân nào
cũng hưởng lợi” - bà Phạm Thị Lan Hương
khẳng định. Những nông dân sản xuất
trong lĩnh vực sản xuất đầu vào thay thế
xuất khẩu như mía đường, hoặc trồng
những loại cây không có chức năng cung
cấp hàng hóa cho thị trường mà mang tính
tự cung tự cấp là chính, hoặc những nông
dân vùng xa xôi hẻo lánh sẽ hưởng lợi ít

nhất, thậm chí là thiệt hại từ việc thực hiện
các cam kết WTO. Bà Hương khuyến nghị
cần tận dụng những chính sách được phép
như chính sách hỗ trợ vùng miền, hệ thống
an sinh xã hội, bảo hiểm giá để giảm
“sốc” cho nông dân khi gặp biến động về
mùa màng, giá cả.
- Để những chính sách mới có lợi
cho nông dân và nông nghiệp, ông
Cordella cho rằng cần các biện pháp
hướng về mở rộng tiếp cận thị trường, cải
thiện hệ thống tiếp thị và quan trọng hơn
cả là hệ thống thông tin thị trường.
- Theo ông, khi người nông dân chỉ
biết quan tâm đến phát triển sản phẩm và
phó thác khâu phân phối, tiếp thị cho
người môi giới, trung gian thì việc cần làm
đối với cơ quan quản lý là phải cung cấp
thông tin thị trường càng nhiều càng tốt.
Ông nói: “Làm sao để hai đối tượng này
chia sẻ các giá trị chung từ giá bán lẻ, làm
sao để giảm bớt lợi ích quá đáng của người
trung gian và tăng lợi ích cho nông dân.”.
- Riêng việc bãi bỏ trợ cấp xuất
khẩu và trợ cấp nội địa hóa, Bộ trưởng
Trương Đình Tuyển khẳng định chắc chắn
sẽ ảnh hưởng tới một số doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng dự kiến
không lớn. Bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông
sản có thể tác động đến nông nghiệp

nhưng tác động tiếp đến nông dân là không
lớn do đối tượng được hưởng trợ cấp xuất
khẩu trước đây tuyệt đại đa số là các doanh
nghiệp.
- Bộ trưởng nói: “Hiệu quả của trợ
cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa cho
tới nay là không rõ ràng. Và để hỗ trợ cho
nông nghiệp, ta vẫn có thể sử dụng các
biện pháp được WTO cho phép không
vượt mức ta cam kết”.
- Điểm mà nhiều người dân, doanh
nghiệp và nhà quản lý quan tâm nhất là tác
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 24
động của những cam kết trong giảm thuế
nhập khẩu và mở cửa thị trường dịch vụ.
- Dự kiến, việc giảm thuế nhập
khẩu sẽ khiến một số ngành sản xuất trong
nước phải chịu sự cạnh tranh lớn hơn. Tuy
nhiên, mức giảm thuế theo cam kết gia
nhập WTO không sâu và rộng như mức
giảm thuế đã cam kết (và trên thực tế đã
thực hiện) với các nước ASEAN và Trung
Quốc, Hàn Quốc trong khuôn khổ khu vực
mậu dịch tự do với các nước này.
- Riêng đối với nông nghiệp, Bộ
trưởng Trương Đình Tuyển cho rằng áp
lực cạnh tranh là rất lớn do sản xuất nông

nghiệp của Việt Nam vẫn là nền sản xuất
nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng
thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp
theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông
nghiệp trên 1 ha canh tác trung bình ở mức
30 triệu đồng.
- Và trong tổng thể, khi hàng rào
bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước sẽ
phải đối diện với mức độ cạnh tranh lớn
hơn từ bên ngoài. Không loại trừ khả năng
sẽ có biến động ở một số ngành, nhất là
những ngành mà tính linh hoạt trong
chuyển đổi không cao.
- Về tác động của việc mở cửa thị
trường dịch vụ, theo báo cáo của Bộ
Thương mại trước Quốc hội, mức độ cam
kết về cơ bản là tương đương với BTA và
phù hợp với hiện trạng trong nước nên sẽ
không gây ra tác động quá lớn.
- Những ngành phải chịu sức ép
nhiều nhất sẽ là kinh doanh chứng khoán,
ngân hàng, phân phối và hỗ trợ vận tải
biển. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tuyển tin
tưởng rằng “chúng ta có một thời gian
chuyển đổi để chuẩn bị và cũng có một số
công cụ để kiểm soát. Nếu có sự chuẩn bị
tốt và vận dụng linh hoạt các công cụ mà
ta bảo lưu được trong Biểu cam kết dịch
vụ, tác động của việc mở cửa thị trường là
có thể kiểm soát được”.

- Điều này đặt ra không ít thách
thức cho các công ty xăng dầu trong nước.
Đa số các doanh nghiệp xăng dầu VN hiện
nay thiếu tích lũy tài chính cần thiết và
phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi
đợt biến động của giá dầu thế giới. Nói
cách khác, nhiều năm qua, những doanh
nghiệp này đã quen với “bầu sữa ngân
sách”. Nếu bỏ trợ giá hoàn toàn sẽ khiến
nhiều doanh nghiệp hụt hẫng, khó trụ
vững, nói gì đến chuyện cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này đòi
hỏi các doanh nghiệp trong nước phải thực
hiện được điều cốt tử, đó là tự tích lũy tài
chính và xây dựng chiến lược kinh doanh
phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tăng
sức cạnh tranh.
Trường ĐHKT TPHCM Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Lớp K2004 TPHCM (Ngoại Thương) Môn: Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Trang 25
- Mỗi năm, VN khai thác khoảng 18
triệu tấn dầu thô và lợi nhuận từ xuất khẩu
dầu thô được “trích chéo” để bù cho mặt
hàng dầu. Theo tính toán của Bộ Công
nghiệp, đến năm 2009, khi Nhà máy lọc
dầu Dung Quất đi vào hoạt động, nguồn
nguyên liệu dầu thô sẽ phải dành cho nhà
máy lọc dầu nhằm cung ứng 60% nhu cầu
xăng của cả nước, cho nên, kinh phí để cấp

bù sẽ không còn. Đổi lại, sự chủ động về
nguồn hàng sẽ giúp các doanh nghiệp xăng
dầu trong nước chiếm ưu thế tại thị trường
bán lẻ trong nước.
- Ở Trung Quốc, sau 2 tập đoàn
SHELL và BP, TOTAL cũng đã ngấp nghé
thâm nhập vào. Dù vậy, các công ty xăng
dầu nội địa Trung Quốc vẫn không bị “bể”
mà còn phát triển mạnh hơn nhờ chuẩn bị
tốt, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ linh hoạt
của chính phủ. Nguồn tin từ Bộ Thương
mại cho hay, tập đoàn SHELL cũng đã gõ
cửa thị trường xăng dầu VN và chắc chắn
nhiều tập đoàn khác cũng đang nhòm ngó.
Rõ ràng, từ nay đến năm 2009, nếu các
chính sách quản lý-điều hành cũng như
năng lực nội tại của các doanh nghiệp xăng
dầu trong nước không được cải thiện
nhanh và có chất lượng, nguy cơ thất thế
trước các tập đoàn xăng dầu lớn là có thể
nhìn thấy trước!
- Việt Nam khi đàm phán đa
phương, chúng tôi lại phải đàm phán cả
vấn đề nông nghiệp. Nông nghiệp Việt
Nam canh tác lạc hậu, nhưng lại xuất khẩu
được nhiều. Ðây là một xu hướng mà tất cả
các nước vừa qua đều phải bỏ trợ cấp xuất
khẩu khi gia nhập đối với hàng nông sản.
Chúng ta cũng phải chấp nhận xu hướng
này. Nhưng, 10% đối với hộp xanh (trợ

cấp trong nước) thì Việt Nam vẫn được
hưởng đầy đủ. Nhưng, đối với Trung Quốc
(vì Trung Quốc phát triển hơn Việt Nam)
nên mức cam kết của Trung Quốc là 8%.
Mức 10%, lâu nay chúng ta sử dụng rất ít.
Chúng ta bỏ trợ cấp xuất khẩu, nhưng
chúng ta chuyển tiếp vào cho người nông
dân, người sản xuất và chế biến nông sản,
không trợ cấp vào xuất khẩu nữa. 10% đối
với ngành nông nghiệp Việt Nam vào
khoảng 11 tỷ USD. Nên nếu 10% chúng ta
có 1,1 tỷ USD/năm, để phục vụ hỗ trợ cho
nông dân trong nước, mức đó bảo đảm nền
nông nghiệp ổn định phát triển trong tương
lai.

×