6-8
MỤC LỤC
1
6-8
A-
LỜI MỞ ĐẦU
Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền
sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Ngày nay, khi nước ta đang trong
giai đoạn hội nhập với thế giới thì vấn nạn trộm cắp tài sản ngày càng
trở nên nhức nhối . Cùng với sự phát triển của đất nước là sự phát triển
của các loại hình tội phạm với mức độ tinh vi và quy mô hơn.Đề tài trộm
cắp tài sản, một vấn đề không còn là mới mẻ, nhưng nó luôn là vấn đề
đáng quan tâm trong mọi thời kỳ và là đề tài mà em thấy tâm đắc
nhất.Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này, em xin chọn và phân tích
đề bài số 2:” Đức biết gia đình anh Mạnh thường không có ai ở nhà
vào buổi sáng. Khoảng 9h sáng ngày 26 tháng 7 năm 2010, Đức phá
khóa vào nhà anh Mạnh để lấy tài sản, Đức đang dắt chiếc xe máy
của anh Mạnh ra sân ( chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng), lúc đó
anh Mạnh quay về nhà, phát hiện và hô hoán. Đức bị mọi người bắt
giữ. Đức bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tội phạm mà Đức đã thực hiện dừng lại ở giai đoạn nào?
B-
1.
Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi
phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định. Người cố ý phạm tội luôn
mong muốn thực hiện được trọn vẹn quá trình đó để đạt được mục đích
của mình. Nhưng trong thực tế có những trường hợp ngoài ý muốn,
người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải
dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội
2
6-8
phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi TNHS của người phạm
tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm:
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành( điều 17,
điều 18 BLHS). Trong đó, Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó
người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó; Phạm tội chưa
đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì
những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội; Tội phạm hoàn
thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được
mô tả trong CTTP. Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp
lý – tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP.
Theo ví dụ trên đây, Đức đã bị tòa án tuyên 3 năm tù về tội trộm cắp
tài sản, hơn nữa tài sản mà Đức lấy trộm là chiếc xe của anh Mạnh trị
giá 30 triệu đồng. Do đó, ta có thể thấy được tội mà Đức phạm phải
được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 138 BLHS:
”1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm
nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
3
6-8
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”.
Trong trường hợp này, ta có thể sẽ bị nhầm lẫn trong việc phân định
tội phạm mà Đức thực hiện dừng lại ở giai đoạn pham tội chưa đạt hay
tội phạm hoàn thành bởi Đức đã dịch chuyển chiếc xe máy của anh
Mạnh trị giá 30 triệu đồng ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Vì vậy, để tránh
nhầm lẫn, ta nên phân tích kỹ hơn hai giai đoạn thực hiện tội phạm này.
Tội phạm hoàn thành là giai đoạn phạm tội mà hành vi phạm tội đã
thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Khi tội
phạm hoàn thành đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội.Từ
thực tiễn xét xử, có thể xác định thời điểm hoàn thành tội trộm cắp tài
sản dựa vào tính chất của tài sản bị chiếm đoạt như sau: nếu tài sản nhỏ
gọn dễ cất giấu thì thời điểm hoàn thành tội phạm là kể từ khi người
phạm tội đã cất giấu được tài sản đó, nếu tài sản cồng kềnh và có khu
vực bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã
mang tài sản ra khỏi khu vực bảo quản đó, nếu tài sản cồng kềnh và
4
6-8
không có khu vực bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành khi người
phạm tội đã dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu (ví dụ: A đến quán
của chị B uống nước, trong khi ngồi uống nước thì thấy chiếc xe đạp trị
giá 3 triệu của anh C để trên vỉa hè không ai trông và xe cũng không bị
khóa. A đến và dắt xe của anh C đi. A vừa dắt xuống lòng đường và đi
được một đoạn 5m thì bị phát hiện và bị mọi người bắt giữ, trường hợp
này tội phạm mà A thực hiện là tội phạm hoàn thành bởi chiếc xe đạp
của anh C không có khu vực bảo quản riêng và A đã dịch chuyển chiếc
xe đạp ra khỏi vị trí ban đầu).
Theo Điều 18 BLHS năm 2009: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện
tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân
ngoài ý muốn của người phạm tội.”. Căn cứ vào thái độ tâm lí của người
phạm tội đối với hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện, có thể phân biệt
phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt,
trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực
hiện hết các hành vi khách quan cho là cần thiết để gây ra hậu quả của
tội phạm.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt
nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết
để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn
không xảy ra.
5
6-8
Như vậy trong trường hợp này, tội phạm mà Đức thực hiện dừng
lại ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bởi chiếc xe máy trị
giá 30 triệu của anh Mạnh mới được Đức dắt ra sân (chiếc xe máy này
thuộc trường hợp là tài sản cồng kềnh), tức là chưa bị dịch chuyển ra
khỏi phạm vi khu vực cất giữ, bảo quản mà trong trường hợp này là nhà
và sân nhà của anh Mạnh, Đức đã thực hiện hết các hành vi cho là cần
thiết để gây ra hậu quả ( phá khóa nhà anh Mạnh để vào nhà dắt chiếc xe
máy ra một cách lén lút) nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn (anh
Mạnh về và phát hiện) hậu quả nguy hiểm cho xã hội vẫn không xảy ra
(Đức vẫn chưa dắt được chiếc xe máy ra khỏi nhà anh Mạnh tức là vẫn
chưa chiếm đoạt được chiếc xe máy đó). Giả sử trong trường hợp này
Đức đã dắt chiếc xe mày của anh Mạnh ra khỏi cổng sân nhà anh Mạnh
hay nói cách khác là ra khỏi khu vực bảo quản, cất giữ thì tội phạm mà
Đức thực hiện mới dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
2.
Giả sử Đức mới 15 tuổi thì Đức có phải chịu TNHS không? Tại sao?
Con người không phải bẩm sinh đã có năng lực TNHS. Năng lực
TNHS là năng lực tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển
của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội. Ở mỗi con người bình thường đều
có khả năng hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức. Nhưng phải
qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội, khả năng đó
mới có thể trở thành hiện thực. Như vậy, năng lực TNHS chỉ được hình
thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục
6
6-8
phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo. Khi đã đạt độ
tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ những trường
hợp cá biệt- những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng
không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS). Nhà nước ta đã xác định
trong BLHS tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi 16 là tuổi
năng lực TNHS đầy đủ. Điều 12 BLHS quy định: “1.Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.”
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 BLHS, trong trường hợp giả sử khi thực
hiện hành vi phạm tội Đức mới 15 tuổi thì Đức sẽ không phải chịu
TNHS bởi tội mà Đức phạm phải được quy định tại khoản 1 hoặc khoản
2 Điều 138 BLHS là tội ít nghiêm trọng theo khoản 1(mức cao nhất của
khung hình phạt là 3 năm tù) hoặc tội nghiêm trọng theo khoản 2 (mức
cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù) ( ). Chỉ khi Đức phạm tội rất
1
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Đức mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
3.
Đức có thể được hưởng án treo không? Tại sao?
1() Xem phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.
7
6-8
Theo BLHS Việt Nam hiện nay, án treo được hiểu là biện pháp miễn
chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Khoản 1 Điều 60 BLHS đã quy
định án treo như sau: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào
nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy
không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án
treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”.
Như vậy, theo quy định của BLHS thì có bốn căn cứ để cho người bị
kết án tù được hưởng án treo, đó là: Mức hình phạt tù, nhân thân người
phạm tội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thuộc trường hợp không cần bắt
chấp hành hình phạt tù.
Qua đó, ta có thể thấy được rằng trong trường hợp này, Đức có thể
được hưởng án treo bởi:
Thứ nhất, Đức bị Tòa án xử phạt 3 năm tù (không quá 3 năm).
Thứ hai, Đức có thể là người có nhân thân tốt : “chấp hành đúng
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
bản thân với tư cách là thành viên trong xã hội, chưa có tiền án, tiền sự”.
Thứ ba, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể ghi nhận trường hợp
phạm tội của Đức có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ hai trở lên nhưng trong
đó phải có ít nhất một tình tiết được quy định tại khoàn 1 Điều 46
BLHS). Trong trường hợp này, Đức có thể phạm tội ít nghiêm trọng nếu
như tội phạm mà Đức thực hiện được quy định tại khoàn 1 điều 138
BLHS và rất có thể là phạm tội lần đầu (Điểm h Khoản 1 Điều 46
8
6-8
BLHS); tình tiết giảm nhẹ khác có thể được Tòa án ghi nhận phù hợp
với quy định của khoản 2 Điều 46 BLHS.
Thứ tư, đối chiếu với yêu vầu phòng ngừa và phòng chống tội phạm
ở từng loại tội trong môi trường xã hội nhất định của từng thời kỳ, Tòa
án sẽ áp dụng án treo nếu người phạm tội nếu xét thấy Đức thực sự có
khả năng tự hoàn lương, không có nguy cơ tái phạm hoặc không ảnh
hưởng xấu đến công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm…
Như vậy, trong trường hợp này, Đức có thể được hưởng án treo nếu
thỏa mãn bốn căn cứ trên đây.
4.
Giả thiết, khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, Đức đang phải
chấp hành bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành
được 2 năm thử thách thì Đức có được hưởng án treo lần nữa
không? Nếu không được hưởng án treo lần nữa thì hình phạt tổng
hợp của hai bản án là bao nhiêu năm tù?
Về bản chất pháp lí, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù
có điều kiện, điều kiện ở đây chính là người phạm tội không được phạm
tội mới trong thời gian thử thách. Nếu người được hưởng án treo phạm
tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người này phải chấp
hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Đây là chế định thể
hiện rõ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự, qua đó
nhà nước tỏ rõ thái độ khoan hông đối với những người phạm tội lần
đầu, tội phạm đã thực hiện là tội ít nghiêm trọng, có nhân cách tốt và có
9
6-8
nơi làm việc, nơi cư trú rõ ràng. Người này chưa tới mức phải cách ly ra
khỏi xã hội và xét thấy họ có khả năng tự cải tạo tại cộng đồng. Vì vậy,
Tòa án cho họ được miễn chấp hành hình phạt tù nhưng buộc họ phải
trải qua thời gian thử thách với những điều kiện nhất định. Tuy nhiên,
pháp luật cũng thể hiện sự nghiêm khắc, kiên quyết xử lí nghiêm minh
với những kẻ coi thường luật pháp, và hậu quả sẽ phải gánh chịu khi vi
phạm các điều kiện thử thách của án treo là: “Đối với người được hưởng
án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết
định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với
hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật
này.”( Khoản 5 Điều 60 BLHS).
Như vậy, nếu như khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, Đức đang
phải chấp hành bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành
được 2 năm thử thách thì Đức sẽ không được hưởng án treo lần nữa bởi
mặc dù đang phải chấp hành một bản án nhưng lại không chịu cải tạo,
giáo dục mà lại đi vào con đường phạm tội mới; chứng tỏ tác dụng
phòng ngừa giáo dục của hình phạt do Toà án áp dụng đối với người
phạm tội (cụ thể ở đây là Đức) lúc này không có tác dụng. Vì thế, để thể
hiện rõ sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với người phạm tội trong
trường hợp này, Tòa án sẽ buộc Đức phải chịu hình phạt 3 năm tù của
bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định
tại Điều 51 của Bộ luật này.
10
6-8
Khoản 2 Điều 51 quy định: “Khi xét xử một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối
với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của
bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều
50 của Bộ luật này.”
Điểm a Khoản 1 Điều 50 quy định: “Nếu các hình phạt đã tuyên
cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình
phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không
được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba
mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 51, Điểm a Khoản 1 Điều 50, hình phạt
tổng hợp của Đức trong trường hợp này sẽ là 6 năm tù gồm 3 năm hình
phạt tù của bản án trước và 3 năm hình phạt tù của bản bán mới.
C-
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây, ta có thể thấy được tội trộm cắp tài
sản mà Đức thực hiện dừng lại ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Đức
có thể được hưởng án treo bởi mức án mà Tòa án quyết định trong
trường hợp này không quá 3 năm tù và trường hợp phạm tội của Đức
có thể thỏa mãn các điều kiện cho hưởng án treo khác được quy định
tại khoàn 1 Điều 60 BLHS. Nếu như Đức mới 15 tuổi thì Đức sẽ
không phải chịu TNHS căn cứ vào độ tuổi chịu TNHS được quy định
tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Trong trường hợp khi thực hiện hành vi
11
6-8
trôm cắp tài sản, Đức đang phải chấp hành bản án 3 năm tù cho
hưởng án treo và mới chấp hành được 2 năm thử thách thì Đức sẽ
không được hưởng án treo lần nữa ( căn cứ vào khoản 5 Điều 60
BLHS), và Đức sẽ bị xử phạt 6 năm tù (căn cứ vào khoản 2 Điều 51
BLHS về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và Điểm a Khoàn 1
Điều 50 BLHS về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều
tội). Trên đây là bài làm của em về tình huống đã nêu, do kiến thức
và trình độ còn hạn hẹp nên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong thầy, cô góp ý và sửa chữa để bài làm của em được hoàn
thiện hơn trong những lần sau. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
12