Công Thức Nghị Luận Văn Học
So sánh văn học: Những bài thơ, đoạn thơ, nhân vật
* Cách 1:
I/ Mở bài:
Giới thiệu:
- 2 tác giả
- 2 tác phẩm, 2 nhân vật, 2 đoạn thơ.
II/ Thân Bài:
1/ Phân tích vẻ đẹp của đoạn 1 hoặc nhân vật 1
2/ Phân tích vẻ đẹp của đoạn 2 hoặc nhân vật 2
3/ So sánh: Tương đồng khác biệt :
* Nội dung:
* Nghệ thuật:
- Điều tương đồng
- Điều khác biệt
* Lý giải sự khác biệt.
III/ Kết bài
Khẳng định sự thành công của 2 đoạn thơ 2 bài thơ
* Cách 2
II/ Thân Bài
Luận điểm 1: Điểm tương đồng điểm chung thứ 1 của 2 nhân vật.
Luận điểm 2: Điều riêng
- Nhân vật 1.
- Nhân vật 2.
Luận điểm 3: Lí giải sự khác nhau cơ bản.
So sánh 2 nhân vật trong cùng một tác phẩm
I/ Mở bài:
Giới thiệu:
- Tác giả
- Tác phẩm, 2 nhân vật.
II/ Thân Bài:
Luận điểm 1: Những nét chung của 2 nhân vật.
Luận điểm 2: Những nét riêng của 2 nhân vật.
Luận điểm 3: Đánh giá về nghệ thuật.
Nghị Luận Xã Hội
Nghị luận về tư tưởng đạo lí:
I/ Mở Bài: Dẫn dắt, Nêu vấn đề cần nghị luận “....”
II/ Thân bài
- Luận điểm 1:
+ Giải thích tư tưởng đạo lí vấn đề cần nghị luận
+ Từ ngữ, vế câu.
+ Ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí.
- Luận điểm 2: Phân tích, Chứng minh (Đúng/Sai) khẳng định ý nghĩa cuả
tư tưởng đạo lí đó.
- Luận điểm 3: Mở rộng.
+ Phê phán những biểu hiện ngược lại.
- Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hoạt động
III/ Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tư tưởng đạo lí.
Nghị luận hiện tượng đời sống
I/ Mở Bài:
Dẫn dắt, Nêu vấn đề cần nghị luận “....”
II/ Thân bài:
1/ Khái quát về hiện tượng ( trong bản tin) cần nghị luận. ( số liệu, địa chỉ,
đói tượng...)
=> Đánh giá chung.
2/ Phân tích nguyên nhân- hậu quả
- Nguyên nhân: Trực tiếp/gián tiếp
- Hậu quả: Trước mắt/ lâu dài.
3/ Đề xuất giải pháp
4/ Bài học nhận thức và hành động
III/ Kết bài
- Kêu gọi hành động cụ thể (liên hệ bản thân)
NGHỊ LUẬN VỀ XH TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
I/Mở bài
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
+ Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc.
II/ Thân bài
+ Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học, phần này phần này người
viết phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề
đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Cần nhớ, tác phẩm văn
học chỉ là cái cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội,
vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý
nghĩa khái quát để bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
+ Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu
những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Học sinh nên tham khảo lại
cách thức làm bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng
của đời sống) để làm tốt phần này.
III/ Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
+ Từ vấn đề được bàn luận rút ra bài học cho bản thân.
NGHỊ LUẬN MỘT BÀI VĂN
I/Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tu liệu.
II/ Thân Bài
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong
đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những vấn đề thường
có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ
của người làm bài là phải tườn minh, cụ thể hóa nhũng vấn đề ấy để từ đó
triển khai bài viết.
+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung
của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: ý kiến trên đề cập đến
vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
+ Lý giải tại sao lại nhận xét như thế ? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định
được như vật?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học
và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó đối với cuộc sống, với
văn học.
III/ Kết bài
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắng của vấn đề.
+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Tự sự: Tự trình bày ,tự viết lên cái sự việc mà mình đã nếm trải, đã đi
qua.Văn này dành cho người viết miêu tả trình bày theo quan điểm của
mình, tâm sự với những ngừoi khác về vấn đề, quan điểm hoặc về sự việc
nào đó.
Miêu tả: Tả chi tiết tỉ mỉ từ trong ra ngoài ,từ nhỏ đến lớn ,từ xấu đến đẹp,
từ dở đến hay v v hoặc tả ngược lại lại. Đối tựong đuợc miêu tả chủ yếu là
thiên nhiên, cảnh vật, ít khi ngừoi ta miêu tả ngừoi hoặck hành động của
ngừoi mà ngừoi ta hay diễn tả có nghĩa là vừa miêu tả vừa diễn giải.
Biểu cảm: Miêu tả, diễn tả rồi phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ của mình về
một sự kiện sự việc hoặc hoàn cảnh nào đó. Thi thoảng lại chen cái cảm xúc
riêng tư của mình vào bài văn cho cuốn hút sự chú ý của mọi người.
Nghị luận: Bàn luận một cách nghiêm túc, có tính chất triết lý về một câu
nói nổi tiếng hay một quan điểm nào đó của một nhà lãnh đạo, nhà văn,
nhân tài thiên tài nào đó rồi đưa ra quan điểm giải quyết vấn đề đó theo xu
hứong xã hội hiện tại. Loại này hơi khó .
Thuyết minh: Trình bày lại toàn bộ sự vật sự việc đã từng xảy ra, không
thêm không bớt nhưng càng chi tiết càng có giá trị !
Phong Cách Ngôn Ngữ
1. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
1.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang
tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
1.2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.
1.3 Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí,
thông báo tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.
1.4 Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết
thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
1.5 Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn
bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.
1.6 Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các
văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở
vế A.
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
- Các kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng:
Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ So sánh không ngang bằng:
Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả,
trong nghị luận.
- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần
gũi.
- Các kiểu nhân hóa:
+Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động,
tính chất của vật.
+Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.
- Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm
cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách
thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt
trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
- Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của
một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
- So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
+ Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
+ Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)
Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự
vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu
cảm.
Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….
- Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách
diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng
nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
- Liệt kê:
- Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế
hay của tư tưởng tình cảm.
- Các kiểu liệt kê:
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê
không theo từng cặp.
Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng
tiến.
- Điệp ngữ:
- Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ
( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như
vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của
một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
- So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
+ Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
+ Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)
Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự
vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu
cảm.
Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….
- Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách
diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng
nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
- Liệt kê:
- Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để
diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế
hay của tư tưởng tình cảm.
- Các kiểu liệt kê:
Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê
không theo từng cặp.
Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng
tiến.
- Điệp ngữ:
- Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ
( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như
vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.