Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 trường tiểu học thiên hương thủy nguyên hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.62 KB, 44 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những nhu cầu về giáo dục ngày càng
cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì con người cần trang bị cho mình rất nhiều tri
thức về mọi mặt của đời sống. Trong đó tri thức về toán học là một bộ môn không
thể thiếu. Trong giáo dục Tiểu học,Toán học là một môn khoa học vô cùng quan
trọng. Một mặt, nó cung cấp kiến thức cho học sinh, mặt khác nó là cơ sở nền tảng
để giúp học sinh tiếp thu các môn khoa học khác tốt hơn. Qua đó, nó có khả năng
giáo dục nhiều mặt về phát triển tư duy, các thao tác trí tuệ, giáo dục ý chí vượt khó
và những đức tính cần thiết, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Khi nghiên cứu về môn Toán ở Tiểu học, ta thấy môn Toán gồm 5 mạch kiến
thức: số học, đại lượng và phép đo đại lượng, một số yếu tố hình học, một số yếu tố
thống kê và giải toán có lời văn. Trong đó, mạch giải toán có lời văn là một nội
dung quan trọng của chương trình, nó được coi là “ hòn đá thử vàng” của dạy - học
toán. Trong giải toán, đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt,
huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau,
trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ liệu hay điều kiện chưa được
nêu ra một cách tường minh, và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng
động sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động
nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Trong thực tiễn, có nhu cầu rất lớn sử dụng giải toán có lời văn để giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra như: giúp học sinh Tiểu học thấy được mối quan hệ
giữa các đại lượng, cung cấp cho học sinh Tiểu học kĩ năng vận dụng tổng hợp các
kiến thức và thủ thuật Toán học, để giải quyết nhiệm vụ của các bài toán cụ thể. Từ
đó có cơ sở để tính toán thành thạo, dựa vào các giá trị đại lượng cần tính trong đời
sống. Nhưng trong chương trình môn Toán ở Tiểu học đang diễn ra sự mất cân đối
giữa nội dung và thời lượng dạy học, kiến thức đưa ra còn đơn điệu, chưa cân đối,
1


giáo viên chỉ chú trọng mục tiêu là cung cấp kiến thức, mà chưa chú ý đến việc


phát huy tính tích cực trong hoạt động của học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh
chưa hiểu đúng đề bài, không phát hiện được chính xác mối quan hệ giữa các giá trị
đại lượng. Do đó, còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, việc áp dụng không đúng
phương pháp giải toán cho các bài toán cụ thể là điều dễ hiểu.
Hơn thế nữa, một số bài tập chưa phù hợp với quá trình phát triển tư duy của
học sinh, các bài tập sách giáo khoa thường chỉ ở dạng máy móc, áp dụng công
thức, cách giải mà kiến thức bài mới đã đưa ra, rất ít có những bài tập lưu ý phát
triển trí tuệ, khả năng sáng tạo của học simh, mà hệ thống bài tập lại vô cùng quan
trọng cho phép tổ chức hợp lí quá trình học tập, là công cụ phát huy nhu cầu, động
cơ hứng thú và hoạt động học tập đọc lập sáng tạo của học sinh, giúp các em nắm
vững và hoàn thiện tri thức kĩ năng kĩ xảo.
Xung quanh những khó khăn, tồn tại của giáo viên và học sinh khi dạy và
học chủ đề “ giải toán có lời văn” sao cho phát huy được tính tích cực trong hoạt
động học tập thông qua hệ thống bài tập đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này.
Tuy nhiên, giải toán có lời văn là mạch kiến thức đòi hỏi sự linh hoạt, tổng
hợp kiến thức cao, phạm vi kiến thức rộng và gắn liền với những sự kiện đời sống,
cần được nghiên cứu, sắp xếp một cách có hệ thống, đặc biệt là ở lớp 4, tập trung
nhiều những kiến thức mới, quan trọng, tương đối khó của chương trình Toán tiểu
học, thì hầu như chưa có công trình nào giải quyết vấn đề này một cách riêng biệt.
Từ những yêu cầu trong lí luận và thực tiễn đặt ra như trên, cũng như mong
muốn giúp cho học sinh học tập một cách có hiệu quả tối ưu nhất đáp ứng được xu
thế phát triển, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Dạy- giải toán có lời văn ở
lớp 4 Trường Tiểu học Thiên Hương- Thủy Nguyên- Hải Phòng”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 4 theo chương
trình mới.

2



- Giúp bản thân nắm vững hơn về nội dung, phương pháp mức độ cần đạt khi
dạy về phần giải toán có lời văn trong môn toán ở Tiểu học.
- Tìm hiểu và bước đầu xây dựng hệ thống bài tập về giải toán có lời văn
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học để từ đó lựa chọn phương
pháp dạy học cho phù hợp.
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng trong việc “Dạy và giải
toán có lời văn ở lớp 4 Trường Tiểu học Thiên Hương - Thủy Nguyên - Hải Phòng”
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: “Dạy - giải toán có lời văn ở lớp 4 Trường Tiểu học
Thiên Hương - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng”
3.2. Khách thể nghiên cứu: 36 giáo viên và 60 học sinh khối lớp 4 Trường
Tiểu học Thiên Hương - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Qua khảo sát và được dự giờ một số tiết dạy tại Trường Tiểu học Thiên
Hương Thủy Nguyên - Hải Phòng em nhận thấy:
- Một số bài giáo viên chưa hiểu rõ ý đồ của sách giáo khoa, chưa phân định
rõ giữa phần kiến thức cũ đã học và phần kiến thức mới, chưa chú ý tới kiến thức
trọng tâm của bài. Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc vận dụng phương pháp
mới vào giảng dạy vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán,
khó nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho
nhất là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan
hệ logic giữa dữ kiện và ẩn số.
- Học sinh lớp 4 thường xử lí các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa
ra trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự kiện. Nếu đảo ngược các
sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó
khăn. Nếu nâng cao chất lượng giảng dạy và tìm ra phương pháp hiệu quả đối với
3



từng dạng toán giúp các em học sinh có kĩ năng giải toán có lời văn một cách thành
thạo. Đề tài này có thể vận dụng dạy tuyến kiến thức về toán có lời văn ở các khối
lớp khác.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận về giải toán có lời văn ở lớp 4
5.2. Thực trạng về giải toán có lời văn ở lớp 4
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy toán có lời
văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy toán ở Tiểu học
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Tên đề tài: “Dạy - giải toán có lời văn ở học sinh lớp 4 Trường Tiểu học
Thiên Hương - Thủy Nguyên - Hải Phòng”
6.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 dến tháng 5 năm học 2015 - 2016
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê
8. Đóng góp ý kiến mới cho đề tài
- Hệ thống hóa lí luận về dạy giải toán có lời văn.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về giải toán. Giáo viên trong khối
đưa ra các đề bài toán để các thành viên thảo luận từ đó tìm ra cách giải ngắn gọn
dễ hiểu với học sinh.
- Giáo viên cần chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp, tạo không khí học tập
vui tươi hứng thú cho học sinh vào bài học.
- Làm rõ hiệu quả của dạy - giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4.

4



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ “ DẠY - GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ở LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THIÊN HƯƠNG - THỦY NGUYÊN HẢI PHÒNG”
1.1. Lịch sử nghiên cứu về đề tài “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4”
Toán học có vị trí rất quan trọng giúp cho học sinh khả năng phát triển tư
duy logic trong thế giới hiện thực từu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp,
so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện
phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có
căn cứ khoa học toàn diện chính xác. Thấy được tầm quan trọng như vậy, có rất
nhiều tài liệu liên quan đến môn toán đặc biệt ở tiểu học giúp các em học tốt môn
toán hơn:
- Cuốn “ Giúp em giỏi toán 4” của PGS.TS Trần Ngọc Lan – NXB Giáo dục
Việt Nam được biên soạn theo kiến thức của SGK giúp các em hệ thống hóa kiến
thức và ôn luyện
- Cuốn “ Bài tập phát triển toán 4” của Nguyễn Áng- Đỗ Trung Hiếu- NXB
Giáo dục gồm hệ thống các bài tập giúp học sinh củng cố các kiến thức.
- Cuốn “ Các bài toán về tỉ số và quan hệ tỉ lệ ở lớp 4-5” của Nguyễn ÁngNXB Giáo dục Việt Nam nhằm giúp thầy giáo, cô giáo, các em học sinh các bậc
cha mẹ học sinh có tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho việc dạy học môn Toán.
- Cuốn “ Phát triển và nâng cao toán 4” của Trần Ngọc Lan (chủ biên)Nguyễn Hùng Quang-Nguyễn Thủy Chung- Nguyễn Thị Thanh Hà của NXB Giáo
dục Việt Nam nhằm giúp các em học sinh củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức,
rèn luyện các kĩ năng cơ bản và trọng tâm của môn Toán tiểu học.
- Cuốn “ Phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học” cảu Đỗ Trung Hiệu,
Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Trung- NXB Đại học sư phạm
Ngoài ra, có rất nhiều đề tài liên nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
5


- “Giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4”- Đinh Thị
Huyền, giáo viên Trường tiểu học Hồng Phong

- “ Sáng kiến kinh nghiêm giải toán có lời văn ở lớp 4” – Nguyễn Thị Thanh
Hà, giáo viên trường Tiểu học số 2 Quảng Phúc.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giải toán có lời văn ở lớp 4 để em học hỏi.
Từ đó em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4” tại
Trường Tiểu học Thiên Hương - Thủy Nguyên - Hải Phòng và chưa có ai nghiên
cứu đề tài này.
1.2. Cơ sở lí luận về “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4”
1.2.1. Vai trò của dạy- giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp
4 nói riêng
- Việc dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết vận
dụng những kiến thức về toán, được rèn kĩ năng thực hành với những yêu cầu thể
hiện một cách đa dạng phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều
kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và
những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới.
- Giải toán có lời văn là hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập được
mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của
bài toán. Chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán, giúp học
sinh phát triển khả năng phân tích tổng hợp tốt.
- Dạy giải toán có lời văn lớp 4 cũng không nằm ngoài chương trình toán ở
Tiểu học nói chung và mạch kiến thức giải toán có lời văn, giúp học sinh củng cố
các kiến thức đã học trong cả chương trình toán 4. Chương trình này thực hiện
những đổi mới nhằm hoàn thiện chương trình toán ở Tiểu học, phù hợp với xu thế
thực tế của thời đại.
1.2.2. Nội dung của “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4”
- Tìm số trung bình cộng của nhiều số
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
6


- Tìm phân số của một số

- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
- Tính diện tích, chu vi của một số hình đã học
- Các bài toán có lời văn nằm trong mặt kiến thức khác
1.2.3. Mục tiêu cần đạt khi “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4”
Trong phạm vi đề tài em chỉ nghiên cứu 4 dạng toán điển hình như sau:
Dạng 1: Dạng tìm số trung bình cộng: Học sinh cần nắm được hai bước giải
và thực hiện tốt hai bước đó.
Bước thứ nhất: Tính tổng của các số đó
Bước thứ hai: Chia tổng đó cho số các số hạng ( số các số hạng là một khái
niệm mà học sinh cần nắm vững khi giải loại toán này)
Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Ở dạng này học sinh cần:
+ Xác định được dạng toán thông qua việc xác định được các thuật ngữ: “
tổng”, “ hiệu”, “số lớn”, “ số bé”.
+ Các thuật ngữ này đôi khi tường minh, đôi khi không tường minh nên việc
xác định cho tường minh các thành phần ứng với công thức là rất quan trọng.
+ Nắm chắc cách giải và kĩ thuật tính toán có liên quan.
+ Giải được bài toán đúng, lời văn ngắn gọn, đầy đủ chính xác.
Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Mục tiêu cụ thể khi dạy dạng này là:
+ Xác định được dạng toán thông qua việc xác định các thuật ngữ “tổng”, “ tỉ
số” các thuật ngữ này đôi khi không tường minh ( ẩn trong dạng toán khác)
+ Nắm chắc các bước giải toán ( ba bước không kể bước trung gian nếu có)
- Tìm giá trị một phần bằng nhau
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm hai số đó.
7



+ Giải được bài toán chính xác ngắn gọn.
Dạng 4: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Mục tiêu cần làm là:
+ Học sinh xác định được các dạng toán thông qua các thuật ngữ: “ hiệu”, “
tỉ số”. Các thuật ngữ này nhiều khi không tường minh
+ Nắm chắc các bước giải toán ( ba bước không kể bước trung gian nếu có)
+ Giải được bài toán chính xác, ngắn gọn.
1.2.4. Tìm hiểu cách dạy và thời lượng của mạch kiến thức của đề tài “
Dạy – giải toán có lời văn ở lớp 4”
Dạng 1: Tìm số trung bình cộng
- Tiết lí thuyết: gồm hai bài toán mẫu, lời giải mẫu và 3 bài toán giúp học
sinh luyện tập với yêu cầu đơn giản, chỉ đơn thuần áp dụng công thức ( trang 2627- toán 4).
- Tiết luyện tập: Gồm 5 bài tập trong đó 3 bài đầu cũng dừng lại ở mức độ
học sinh áp dụng công thức. Bài 4 và 5 có yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn. Yêu cầu
học sinh phải suy luận ( trang 28- Toán 4)
Dạng 2: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Tiết lí thuyết: gồm một bài toán mẫu, lời giải mẫu, công thức khái quát và 4
bài tập giúp học sinh luyện tập ở mức độ đơn giản nhằm củng cố công thức, cách
giải dạng toán ( trang 47- Toán 4)
- Tiết luyện tập ( trang 48- Toán 4): Gồm 5 bài tập , trong đó bài 1 ở mức độ
đơn giản, các bài còn lại thì phức tạp hơn ( tổng hiệu chưa tường minh học sinh
phải qua bước trung gian).
- Tiết luyện tập chung ( trang 48- Toán 4): có 1 bài tập ôn luyện kiến thức
của dạng này ( bài 6).
Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
( gồm 4 tiết)

8



- Tiết 1: Lí thuyết ( trang 147- Toán 4): gồm hai bài toán mẫu và các bước
giải mẫu. Bài có ba bài tập với các số liệu tường minh nhằm giúp học sinh khắc sâu
các bước giải.
- Tiết 2: Luyện tập ( trang 48- Toán 4) gồm 4 bài tập trong đó:
+ Hai bài 1 và bài 2 ở mức độ đơn giản.
+ Hai bài 3 và bài 4 ở mức độ phức tạp hơn, yêu cầu học sinh phải qua bước
trung gian để tìm tổng hay hiệu rồi mới áp dụng được công thức.
- Tiết 3: Luyện tập ( trang 149 – toán 4) gồm 4 bài tập trong đó:
+ Ba bài đầu tỉ số được nói đến với các văn phong khác nhau như “ đoạn một
dài gấp ba lần đoạn hai” nhằm giúp học sinh cách vận dụng kiến thức đã biết để
nhận dạng toán.
+ Bài 4: cho dạng tóm tắt, yêu cầu học sinh nêu đề và giải ( bài toán có yêu
cầu nâng cao).
- Tiết 4: Luyện tập chung ( trang 149- Toán 4).
Gồm 5 bài tập trong đó:
+ Bài 2,3,4 là những bài toán thuộc dạng trong đó bài 3,4 có yêu cầu nâng cao.
+ Bài 5: bài toán tổng hiệu nhằm giúp học sinh nhận dạng toán chính xác.
Dạng 4: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Gồm 4 tiết trong đó
+ Tiết 1:
• Lí thuyết ( trang 150, 151- Toán 4) gồm hai bài toán và lời giải mẫu
• Phần bài tập gồm ba bài đơn giản để khắc sâu các bước giải.
+ Tiết 2: Luyện tập ( trang 151- Toán 4) gồm 4 bài tập: Trong đó có 3 bài
toán đơn giản, 4 bài phức tạp hơn, yêu cầu học sinh diễn giải các số liệu dưới dạng
văn phong toán học.
+ Tiết 3: Luyện tập ( trang 152- Toán 4) gồm 4 bài tập trong đó:
• Bài 1: Rèn cơ bản các bước giải. Các số liệu tường minh chỉ yêu cầu áp
dụng công thức.
9



• Bài 2: Có nâng cao hơn, đòi hỏi học sinh phải suy luận.
• Hai bài còn lại luyện cho học sinh giải bài toán Tổng- tỉ. Yêu cầu học sinh
muốn làm được bài phải suy luận, tính qua các bước trung gian.
- Ngoài ra dạng 3 và dạng 4 còn được ôn lại ở tiết luyện tập chung ( trang
153- Toán 4).
1.2.5. Yêu cầu của việc “ Dạy- giải toán có lời văn ở lớp 4”
- Yêu cầu 1: Học sinh phải tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích
cực, hứng thú, tự nhiên và tự tin. Trách nhiệm của học sinh là phát hiện, chiếm lĩnh
và vận dụng.
- Yêu cầu 2: Giáo viên phải lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng, hợp
tác giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân của học sinh. Giáo viên và học sinh
ảnh hưởng nhau, thích nghi và hỗ trợ nhau.
- Yêu cầu 3: Tạo điều kiện để học sinh hứng thú, tự tin trong học tập.
1.2.6. Phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 4
- Phương pháp trình bày trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 10 tuổi còn
mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức
của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này
giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư
duy trừu tượng và vốn hiểu biết.
- Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực hành
luyện tập kiến thức kĩ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp ( chủ yếu ở các tiết
luyện tập). Trong quá trình dạy học sinh luyện tập, gióa viên có thể phối hợp các
phương pháp như gợi mở- vấn đáp và cả giảng giải- minh họa.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và thích
hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời,
tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh.
- Phương pháp giảng giải- minh họa: Giáo viên hạn chế dùng phương pháp
này. khi giảng giải- minh họa thì giáo viên nói gọn, rõ và kết hợp với gợi mở- vấn
10



đáp. giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành của học sinh, giáo
viên phối hợp sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thật để học sinh phối hợp nghe, nhìn
và làm.
- Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để
biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại
lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học
sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh cụ
thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu tham khảo, sách giáo khoa
toán lớp 1,2,3,4,5, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, các tạp chí...có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra những kết luận có tính thiết
thực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giải toán có lời văn.
- Phương pháp lấy ý kiến giảng dạy: Sau khi dự giờ các tiết học giáo viên
ngồi lại rút kinh nghiệm sau bài dạy.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
1.2.7. Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4
Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ phép tính và thực hành trên các hệ thống số
- Giúp học sinh Tiểu học hiểu rõ ý nghĩa phép tính và thực hành thành thạo
trên hệ thống số là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi vì, toán có lời văn dù ở
dạng nào thì để giải quyết nó, học sinh vẫn phải thực hành các phép tính toán với
hệ thống số. Vì thế, làm toán có lời văn đúng trước hết học sinh phải thực hành
thành thạo các phép với các hệ thống số và hiểu rõ ý nghĩa phép tính.
Để hiểu rõ ý nghĩa của phép tính, ngay từ những bài đầu tiên ( ôn tập kiến
thức lớp 3) của chương trình toán 4, giáo viên cần củng cố ngay kiến thức về thực
hành với 4 phép tính trên hệ thống số tự nhiên, đặc biệt là phép nhân và phép chia (
chia hết, chia có dư....). Trên cơ sở đó, tiếp tục nâng cao kĩ năng thực hành 4 phép
tính trên hệ thống số tự nhiên với vòng số lớn hơn ở lớp 4 ( 7 đến 10 số ).

11


- Cần hướng dẫn các em làm các dạng toán cộng, trừ, nhân, có cách diễn đạt
khác nhau.
Ví dụ: Một nhóm học sinh có 12 bạn, trong đó số bạn trai bằng một nửa số
bạn gái ( bằng 1/2 hoặc số bạn gái gấp 2 lần số bạn trai). Hỏi nhóm bạn đó có mấy
bạn trai, mấy bạn gái.
Khi đó, các em sẽ hiểu rõ ràng hơn về ý nghĩa của phép tính.
+ Để rèn kĩ năng tính theo tôi các em ở lớp 4 gặp nhiều khó khăn nhất là tính
nhân, chia ( đặc biệt là nhân có nhớ, chia cho số có hai chữ số, chia có dư...).
Vì vậy, để rèn kĩ năng tính cho học sinh không gì hơn là việc thực hành thực
tế với các bài toán cụ thể của mỗi loại. Muốn vậy cần làm được 3 việc:
+ Cần nắm thật chắc bảng cửu chương
+ Nắm chắc quy trình thực hành phép tính ( cách tính, thứ tự tính ) vấn đề
này học sinh cần thực hành thường xuyên tích cực với sự quan tâm sâu sắc và đầu
tư thời gian của giáo viên.
+ Cần phát hiện những học sinh kém trong việc thực hành phép tính, nhận thức
ý nghĩa phép tính để bồi dưỡng trên lớp, giao cho các nhóm học để bồi dưỡng thêm.
Biện pháp này là biện pháp nền tảng cơ sơ và đem lại hiệu quả rất lớn cho
việc giải toán có lời văn.
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm chắc mối quan hệ của các bảng đơn vị đo
đã học, các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
Đây là phần tương đối quan trọng để làm tốt toán có lời văn. Với những bài
toán có liên quan tới các hình, dữ kiện cho là chu vi hay diện tích các hình. Để áp
dụng công thức của một dạng nào đó học sinh phải giải mã được giữ kiện nào đó
thành các yếu tố cần thiết cho việc giải bài toán thì việc giải bài toán sẽ rất dễ dàng.
Ngược lại khi các em không làm được việc đó thì rất khó để các em làm đúng được
bài toán.
Như thế, việc nắm chắc mối quan hệ giữa các bảng đơn vị đo, các công thức

hình học là vô cùng quan trọng. Nó đặt nền móng cho học sinh để các em có thể
12


giải tốt các bài toán có lời văn liên quan. Ví dụ: Hình chữ nhật có chu vi là 320m.
Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Hãy tính diện tích hình chữ nhật đó.
Nhận xét: Đây thực ra là một bài toán với lòng cốt là toán tổng – tỉ. Song
không rõ ràng bởi tổng ẩn trong chu vi (với hình chữ nhật thì P= (a+b) x 2) còn hai
số yêu cầu tìm là số đo chiều dài và số đo chiều rộng. Muốn thực hiện yêu cầu cuối
cùng là tính diện tích thì các em phải biết được số đo của hai cạnh hình chữ nhật.
- Như thế ở bài cụ thể này, các em cần nắm được các công thức.
P= (a+b) x 2
S= a x b
Trong đó: P là chu vi của hình chữ nhật.
S là diện tích của hình chữ nhật
a là số đo chiều dài của hình chữ nhật
b là số đo chiều rộng của hình chữ nhật
Biện pháp 3: Trang bị quy trình giải toán có lời văn.
Quy trình giải toán có lời văn, nhất là quy trình giải toán có lời văn trong
phạm vi đề tài là một vấn đề vô cùng quan trọng. Quy trình đó gồm 4 bước:
- Bước 1: Đọc và phân tích đề toán.
- Bước 2: Tóm tắt bài toán, tìm hướng giải.
- Bước 3: Trình bày lời giải.
- Bước 4: Kiểm tra.
Với quy trình này, để các em có thể nắm được và áp dụng thành thạo là một
vấn đề hết sức phức tạp. Vì giải toán có lời văn là một hoạt động trí tuệ , khó khăn,
nó không chỉ dừng lại ở mức độ nắm và áp dụng mẫu mà nhiều lúc, một bài toán
có sự kết hợp của nhiều khái niệm và quan hệ toán học. Nó đòi hỏi học sinh khả
năng phân tích, tổng hợp rất lớn.
Để giúp học sinh nắm được quy trình giải, em thực hiện như sau:

Bước 1: Đọc và phân tích đề
Đây là bước rất quan trọng, giáo viên cần giúp học sinh hiểu mục tiêu cần
đạt khi đọc và phân tích đề.
13


+ Xác định được:
- Dữ kiện của bài toán (cái đã cho).
- Ẩn số của bài toán (cái phải tìm, cái chưa biết).
- Điều kiện ( mối quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số). Để từ đó, học sinh phác
họa ra dạng của bài toán.
Một vấn đề nữa trong bước này là giáo viên cần rèn cho học sinh đọc đi đọc
lại, quan tâm đặc biệt tới các từ có tính chất “chìa khóa”, biết loại bỏ các yếu tố
thừa không liên quan.
Bước 2: Tóm tắt bài toán, tìm hướng giải
Sau khi đọc nắm được các thông tin cần thiết học sinh thực hiện việc tóm tắt
bài toán. Nghĩa là rút gọn bài toán lại sau khi đã loại bỏ các yếu tố không liên quan.
Việc tóm tắt bài toán đánh giá mức độ đọc – hiểu đề của học sinh. Nhất là với các
dạng toán điển hình, tóm tắt được bài toán đồng nghĩa với việc các em đã định
dạng xong.
Để làm tốt bước này thì giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều cách
tóm tắt điển hình nhất, ngắn gọn nhất mà vẫn đảm bảo đủ lượng thông tin cần thiết
để giải bài toán.
Khi tóm tắt xong học sinh tiến hành tìm cách giải. Có hai trường hợp.
1, Bài toán thuộc loại áp dụng công thức đơn thuần học sinh chỉ cần xác định
rõ các yếu tố cần tìm và mối quan hệ giữa chúng, áp dụng công thức để giải.
2, Với một số bài toán mà dạng điển hình chưa rõ ràng mà để áp dụng một
loại điển hình nào đó, học sinh phải qua một hay nhiều bước trung gian. Tôi sẽ
dùng sơ đồ phân tích đi lên để hướng dẫn các em tìm lời giải. Với kinh nghiệm của
mình tôi thấy cách này rất thành công.

* Ví dụ: Bài 4 trang 28 SGK Toán 4.
Có 9 ôtô vận chuyển thực phẩm vào thành phố. Trong đó 5 ôtô đi đầu mỗi
ôtô chở được 36 tạ và 4 ôtô sau mỗi ôtô chở được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ôtô chở
được bao nhiêu thực phẩm?
14


Sơ đồ phân tích
Trung bình mỗi ô tô chở được?
Tổng số ôtô tham gia
vận chuyển ?

Tổng số thực phẩm vận
chuyển?

5 ôtô đi đầu
chuyển
được ?
1 ô tô
chuyển bao
nhiêu tạ ?

Đi đầu bao
nhiêu ôtô ?

4 ôtô đi sau
vận chuyển
được ?

1 ô tô chuyển

bao nhiêu tạ ?

Số ôtô ?

Đi sau bao
nhiêu ôtô ?

Số ô tô ?

*Ví dụ 2: Bài 2 trang 28 SGK Toán 4
Dân số của một xã trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là 96 người, 82 người,
71 người. Hỏi trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
Sơ đồ phân tích
TB mỗi năm dân số
tăng bao nhiêu người ?

Tổng số người tăng ?

96
người

82
người

Số năm ?

71
người

3 năm


Với dạng sơ đồ này, khi các câu hỏi được trả lời cụ thể bằng các chữ
số tường minh, các em sẽ bắt tay vào việc giải toán rất dễ dàng và không hay mắc
sai sót.
15


Bước 3: Trình bày lời giải
Thứ nhất: Mỗi câu phép tính, phải có câu lời giải đi kèm. Câu lời giải này
xuất phát từ mục đích của phép tính ( phép tính ta thực hiện nhằm đi tìm cái gì ? )
Từ mục đích đó ta có câu trả lời hợp lí.
Đi từ mục đích của phép tính, câu trả lời của học sẽ sát với phép tính, độ
chính xác cao và các em ít mất sai lầm hơn trong các diễn đạt câu lời giải.
Thứ hai: Mỗi phép tính đều có kết quả và đơn vị của kết quả đó ghi trong
ngoặc ( km, kg, quả, m, tấn ...)
- Kết quả ở phần đáp số không ghi trong dấu ngoặc đơn.
- Phần này học sinh cần ghi nhớ, giáo viên cần theo dõi, nhắc nhở thường xuyên.
Thứ ba: Phần đáp số phải ghi rõ ràng theo yêu cầu của bài ( không phải do
số phép tính) cần nhấn mạnh. Hỏi cái gì đáp số cái đó, câu trả lời cuối cùng cho câu
hỏi bài toán mà phần lời giải là phần giải thích, là cơ sở cho câu trả lời đó.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
Đây là bước cuối cùng của quá trình giải toán nhằm 2 mục đích:
- Kiểm tra tính chính xác của phép tính, của cách giải, của kết quả
- Rèn tính cẩn thận, chu đáo cho học sinh.
Vì vậy ở bước này giáo viên cần yêu cầu các em thực hiện thật nghiêm túc
và tự giác. Có thể:
+ Tự kiểm tra ngay sau từng bước là, từng phép tính....
+ Kiểm tra sau khi đã hoàn thành cả bài để phát hiện, sửa kịp thời hoặc trong
quá trình kiểm tra, suy luận giải đó các em tìm ra cách giải mới hay hơn.
Biện pháp 4:Giúp học sinh nhận dạng các bài toán và phương pháp giải đặc thù

Với việc dạy giải toán có lời văn và đặc biệt là trong phạm vi đề tài nghiên
cứu thì việc giúp học sinh nhận dạng được các bài toán và phương pháp giải đặc
thù của từng dạng là vô cùng quan trọng.
Muốn làm tốt được các dạng toán này trước hết cần:

16


Nhận dạng bài toán: Bài toán điển hình bao giờ cũng bao gồm một yếu tố
cho trước nhất định có tính chất giống nhau ( số lớn, số bé, tổng, hiệu, tỉ số của hai
số) và yêu cầu tìm những đối tượng tuy khác nhau song đều có tính chất toán học
giống nhau. Các yếu tố này có lúc cho tường minh có lúc không tường minh. Vì
thế, việc xác định dạng toán vô cùng quan trọng.
- Tìm hiểu phương pháp giải đặc thù của từng dạng:
+ Xác định được dạng toán rồi từ đó học sinh đã xác định được bản chất toán
học của từng đối tượng. Lúc đó học sinh phải hiểu được phương pháp giải đặt thù
của từng loại toán.
+ Như thế các em mới áp dụng giải được một cách dễ dàng.
1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải toán có lời văn
1.2.8.1. Tri giác
Tri giác là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học cũng
như của người lớn. Ở lứa tuổi đầu cấp, học sinh thường tri giác trên tổng thể nên
chúng rất hay nhầm lẫn những đối tượng gần giống nhau hay hình thức tương tự
nhau. Tri giác còn gắn với hoạt động thực tiễn như cầm, nắm, sờ sự vật ấy. Những
gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, những gì thường gặp trong cuộc sống, những
gì giáo viên thì mới được các em tri giác. Vì thế trong giáo dục nên vận dụng “
trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Cuối bậc Tiểu
học tri giác của các em đã phát triển, học sinh đã nhận biết được đối tượng bằng
cách phân tích từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẻ
theo yêu cầu quy định. Tri giác không còn gắn liền với những hành đồng thực tiễn

như cầm, nắm, sờ như đầu cấp.
1.2.8.2. Chú ý
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả
năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Nếu như ở học sing đầu bậc
học thường bắt mình chú ý khi có động cơ gần như: điểm cao, được cô giáo khen,
sự tập trung chú ý của các em còn yếu, thiếu bền vững, bị phân tán, Đến cuối bậc
17


học thì chú ý có chủ định của học sinh được duy trì ngay cả khi có động cơ xa, sự
tập trung chú ý trong học tập của học sinh cao hơn với đầu cấp nhưng khối lượng
chú ý chưa nhiều, khả năng phân phối chú ý chưa cao, học sinh chưa biết kết hợp
chú ý một cách đồng loạt.Vì vậy mà khi các em giải toán lời lẽ thường thiếu logic,
chưa chặt chẽ, chưa gọn và chưa phù hợp với nội dung bài.
1.2.8.3. Trí nhớ
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thứ nhất của hócinh ở lứa tuổi
này tương đối chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan- hình tượng phát triển hơn trí nhớ
từ logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và
tốt hơn là nhớ những định nghĩa,những lời giải dài dòng. Học sinh có khuynh
hướng lặp đi lặp lại nhiềulần, có khi chưa hiểu về những mối liên hệ ý nghĩa của tài
liêuụ học tập đó, các em thường học thuộc lòng tài liệu đó theo từng câu, từng chữ
mà không sắp xếp, sửa đổi lại.
Học sinh diễn đạt bằng lời lẽ của mình là do: Ghi nhớ máy móc của các em
chiếm ưu thế, học sinh chưa hiểu cụ thể cần phải ghi nhớ cái gì, ngôn ngữ của các
em còn hạn chế, nhiều học sinh chưa biết tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử
dụng sơ đồ logic và dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài
liệu cần ghi nhớ.
Chính vì vậy mà dẫn đến học sinh giải các bài toán có lời văn một cách máy
móc dựa trên trí nhớ về các phép tính cơ bản, khi gặp bài toán nâng cao học sinh dễ
mắc sai lầm do trí nhớ của các em lúc đó không đủ để giải quyết vấn đề thậm chí

trở nên mâu thuẫn khi gặp tình huống phức tạp. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo
viên là hướng dẫn các em ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho các em đâu là điểm
chính, điểm quan trọng của bài học, tránh để các em ghi nhớ một cách máy móc,
học vẹt.
1.2.8.4. Tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởng
tượng cho học sinh không đầy đủ thì nhất định sẽ gặp khó khăn trong hành động.
18


Tưởng tượng cho học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động
học và các hoạt động khác của trẻ. Vì vậy mà trí tưởng tượng của các em đã phát
triển và phong phú hơn so với trẻ em chưa đến trường. Song ở những năm đầu cấp,
trí tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức dẫn đến hình ảnh của tưởng
tượng còn đơn giản, chưa bền vữngvà hay thay đổi. Đến những năm cuối bậc Tiểu
học do vốn tri thức kinh nghiệm sống đã phong phú nên tưởng tượng của các em
gần hiện thực hơn, tính trực quan của các em đơn giản dần. Trí tưởng tượng đó
cũng góp phần tích cực vào việc học toán, tạo hứng thú giải toán cho các em.
1.2.8.5. Tư duy
Ở đầu cấp, tư duy của các em là tư duy cụ thể mang tính hình thức. Các em
suy nghĩ dựa vào những hình ảnh, các biểu tượng gắn với hoàn cảnh cụ thể, sử
dụng với toàn bộ các nét riêng của nó. Các em thường đặt đề toán y như mẫu đã
biết, nói lại biện pháp tính dựa trên mẫu cụ thể dễ hơn bằng lời lẽ khái quát, giải bài
toán có nội dung thực tế dễ hơn bài toán cụ thể.
Nhưng với việc học tập một cách có hệ thống, học sinh tiểu học dần dần
chuyển từ nhận thức cái mặt bề ngoài của các hiện tượng vào tư duy. Điều đó tạo
cho các em có khả năng tiến hành những khái quát, so sánh đầu tiên, xây dựng
những suy luận sơ đẳng. Trên cơ sở đó, học sinh dần dần học tập các khái niệm
khoa học. Đến những năm cuối cấp tư duy đã khái quát hóa, trừu tượng hóa phát
triển hơn so với đầu cấp. Các em cũng đã biết gạt bỏ những dấu hiệu không bản

chất, giữ lại những dấu hiệu bản chất. Song sự phát triển này chưa cao, mới ở bước
đầu nên học sinh vẫn còn nhiều sai lầm. Các em khó nhận thức được mối quan hệ
giữa các đối tượng cùng bản chất, khái niệm, quy tắc khái quát nên việc nêu định
nghĩa logic của khái niệm là việc khó, nhiều khi dùng từ mà không hiểu nội dung,
thuộc quy tắc mà không vận dụng được.
Hoạt động phân tích- tổng hợp của học sinh Tiểu học còn sơ đẳng. Đối với
học sinh các lớp đầu bậc Tiểu học chủ yếu tiến hành hoạt động phân tích- trực
quan- hành động khi tri giác trực tiếp với đối tượng. Học sinh cuối bậc Tiểu học có
19


thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành đọng thực tiễn đối với đối
tượng đó. Các em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác
nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ. Việc học tấp môn Toán sẽ giúp học sinh
biết phân tích các dữ kiện bài toán và biết tổng hợp lại kiến thức một cách chính
xác hơn.

20


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY- GIẢI TOÁN CÓ LỜI
VĂN CỦA LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THIÊN HƯƠNG
THỦY NGUYÊN- HẢI PHÒNG
2.1. Vài nét về Trường Tiểu học Thiên Hương-Thủy Nguyên-Hải Phòng
Trường Tiểu học Thiên Hương có 3 khu, khu A nằm trên địa bàn thôn 9 làng
văn hóa Trịnh Xá, khu B nằm trên địa bàn thôn 1 làng văn hóa Trinh Hưởng, khu C
nằm trên địa bàn thôn 5 làng văn hóa Đồng Giá xã Thiên Hương- Thủy NguyênHải Phòng. Toàn trường có 50 cán bộ công nhân viên và 825 học sinh. Trường
được đón bằng chuẩn Quốc gia năm 2000. Trường được đánh giá ngoài kiểm định
chất lượng giáo duc đạt mức độ 3. Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát thích
hợp cho các em học sinh vui chơi. Về cơ sở vật chất trường trang bị đầy đủ đồ dùng

học tập, phòng dạy tin, dạy tiếng anh.....Bàn ghế đạt chuẩn, các lớp học có máy
chiếu tạo hứng thú trong mỗi tiết học. Thầy cô giáo trong trường tận tâm với học
sinh, lòng nhiệt huyết với nghề. Phần lớn học sinh của trường là dân địa phương,
trình độ phát triển khá đồng đều. Ở trường các thầy cô luôn chú trọng ngoài việc
dạy kiến thức còn kết hớp hợp dạy kĩ năng sống, dạy cách đối nhân xử thế và tạo
mọi điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt nhà trường còn tổ chức
ăn bán trú cho học sinh ở các khối lớp, quan tâm đến bữa ăn giấc ngủ, tạo được sự
gần gũi giữa thầy và trò.
2.2. Thực trạng về “Dạy - giải toán có lời văn ở lớp 4 Trường Tiểu học
Thiên Hương - Thủy Nguyên - Hải Phòng”
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về “Dạy - giải toán có lời văn ở lớp 4”
Qua điều tra giáo viên của trường, em có bảng sau về tầm quan trọng của
việc dạy- giải toán có lời văn đối với học sinh:

21


Bảng 1: Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của môn toán.
Mức độ
Số
giáo viên
36

Rất quan trọng

Quan trọng

Số lượng

%


Số lượng

%

21

58,3

15

41,7

Nhìn vào bảng trên em nhận thấy rằng các thầy cô đều thấy được tầm quan
trọng của việc day - giải toán có lời văn to lớn như thế nào, đối với cả giáo viên và
học sinh.
2.2.2. Những hạn chế mà học sinh gặp phải khi giải toán có lời văn ở lớp 4
Khi học giải toán có lời văn ở lớp 4 học sinh thường mắc một số sai lầm như:
- Bài toán có chứa các “ từ khóa” học sinh thường nhầm lẫn, ngộ nhận bởi vì
các từ này thường gợi ra phép tính cụ thể như: “ ít hơn” hoặc “ nhiều hơn” ... gợi ra
phép tính cộng hoặc trừ tương ứng. Do không đọc kĩ đầu bài nên một số học sinh
đã nhầm lẫn, ngộ nhận khi gặp phải các từ cảm ứng đó dẫn đến việc chọn sai phép
tính và kết quả sai.
Ví dụ: Cả hai lớp 4A và lớp 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít
hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Do đầu bài có từ “ ít hơn” nó gợi cho học sinh làm phép tính trừ nên một số
học sinh đã xác định sai và giải sai bài toán. Học sinh bị nhầm khi tính số cây lớp
4B bằng cách lấy 600 trừ đi 50).
- Một số bài toán đầu bài có chứa các yếu tố không tường minh thì học sinh
thường không pháp hiện ra yếu tố không tường minh đó. Do vậy việc xác định nội

dung yêu cầu của đầu bài không chính xác, không đủ dẫn đến giải sai.
Ví dụ: Cả hai hộp có 32 gam chè. Nếu chuyển hộp thứ nhất sang hộp thứ hai
4 gam thì số chè đựng trong mỗi hộp sẽ bằng nhau. Hỏi trong mỗi hôp lúc đầu có
bao nhiêu gam chè?
Ở bài này phần lớn học sinh không đọc kĩ đầu bài xác định sai điều kiện của
đầu bài. Yếu tố không tường minh ở đây là khi chuyển 4 gam chè từ hộp 1 sang
22


hộp 2 thì hai hộp có số gam chè bằng nhau. Phần đông học sinh xác định đúng dạng
cơ bản của bài toán là loại toán tìm hai phân số khi biết tổng và hiệu. Nhưng xác
định sai hiệu, đa số học sinh xác định 4 gam là hiệu. Nhưng ở bài này hiệu là 8 gam
chứ không phải là 4 gam. Do đó học sinh giải sai bài toán.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến kĩ năng giải toán còn hạn chế của học sinh
Qua khảo sát, em nhận thấy nguyên nhân dẫn đến kĩ năng giải toán của học
sinh còn hạn chế cụ thể là:
- Một số bài giáo viên chưa hiểu rõ ý đồ của sách giáo khoa, chưa phân định
rõ giữa phần kiến cũ đã học và phần kiến thức mới, chưa chú ý tới kiến thức trọng
tâm của bài. Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc vận dụng phương pháp mới vào
giảng dạy vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán,
khó nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái đã cho nhất là không
nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ logic giữa
dữ kiện và ẩn số.
- Nội dung bài toán lớp 4 thường nêu ra những tình huống quen thuộc, gần
gũi với học sinh trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng. Khi học sinh tìm
hiểu bài toán các em thường bị phân tán vào các nội dung cụ thể của đại lượng hơn
là các yếu tố cần thiết cho việc diễn tả điều kiện bài toán theo yêu cầu của câu hỏi.
- Trong các bài toán có lời văn ở lớp 4 các dữ kiện thường là không thừa
hoặc không thiếu. Vì vậy học sinh thường quan niệm bài toán bao giờ cũng có đáp

số, vấn đề là tìm cách nào đó để có đáp số. Nhưng khi đề toán ra ngoài cách đó thì
học sinh rất lúng túng kể cả học sinh giỏi.
- Học sinh lớp 4 thường xử lí các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra
trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự
việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó khăn.
2.2.4. Biện pháp khắc phục một số sai lầm của học sinh khi giải toán có
lời văn
23


- Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần quan tâm hơn đến
dạy giải toán có lời văn, không ngừng học tập để nâng cao trình độ, kiến thức kĩ
năng. Khi giảng dạy cần lưu ý:
+ Nhất quán các bước giải để tạo cho học sinh thói quen làm việc khoa học.
+ Để học sinh chủ động tìm ra cách giải bài toán. Sau khi hình thành cho học
sinh kĩ năng phân tích bài toán, trình bày bài giải, với mỗi bài- dạng toán giáo viên
nên để học sinh tự tìm hiểu đề bài, thảo luận nhóm tìm ra cách giải- thử lại kết quảtìm ra cách giải khác.
Giáo viên chỉ hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn, kiểm tra lại kết quả bài
toán và khẳng định cách làm đúng. Động viên khuyến khích kịp thời các em tìm ra
cách giải hay, sáng tạo.
- Hướng dẫn học sinh suy luận để tìm cách giải bài toán theo phương pháp
phân tích tổng hợp. Đây là biện pháp mà học sinh học tập cách suy luận, chú ý vào
điều bài toán hỏi, phân tích xem: để tìm ra được điều đó thì cần phải có những dữ
kiện gì, dữ kiện đó có hay chưa, nếu chưa thì tìm như thế nào.
- Kiểm tra thường xuyên và định kì:
+ Cho học sinh thực hiện các dạng toán tương tự, kiểm tra thường xuyên vào
các tiết toán hằng ngày.
+ Thường xuyên đặt ra các câu hỏi trong quá trình học sinh học các bài toán
liên quan đến kiến thức đó và nhắc nhở học sinh sửa các sai lầm đó.
+ Khuyến khích học sinh giải các bài toán theo nhiều cách để học sinh so

sánh và nhận ra sai lầm.
- Đọc thật kĩ các dữ liệu bài toán cho, điều bài toán hỏi để xác định chính xác
điều mình muốn giải quyết để không đi đến việc sa đà trong bài giải. Đây là điều
cốt yếu để có thể hiểu được bài toán nói gì.
Qua thời gian nghiên cứu em có bảng sau:
Bảng 2: Mức độ áp dụng các biện pháp khi giải toán có lời văn.
Mức độ
24

Rất tốt

Tốt

Không tốt


Biện pháp
Nhận diện bài toán theo ý của mình
Vận dụng linh hoạt một số phương pháp giải
toán
Nhận diện được từ ngữ cảm ứng
Phân biệt được dữ kiện và điều kiện của bài

SL
15

%
25

SL

37

%
61,7

SL
8

%
13,3

8

13,3

42

70

10

16,7

9
15

15
25

36

40

60
66,7

15
5

25
8,3

2.2.2. Hiệu quả đạt được khi học sinh học giải toán có lời văn
- Đây là bảng điều tra về mức độ giải được các dạng toán trong phần giải
toán có lời văn sau thời gian áp dụng:
Bảng 3: Khả năng giải các dạng bài của toán có lời văn.
Rất tốt
Mức độ
Dạng bài
Tìm số trung bình cộng của nhiều số
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai
số đó
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai
số đó

Tốt

Chưa tốt


SL

%

SL

%

SL

%

20

33,3

35

58,3

5

8,4

10

16,7

47


78,3

3

5

10

16,7

44

73,3

6

10

10

16,7

38

63,3

12

20


Dựa vào kết quả bảng trên, thấy được sự cải thiện rõ rệt của các học sinh khi
giải các bài toán có lời văn. Kết quả đạt được trên chứng tỏ đã áp dụng đúng các biện
pháp nâng cao chất lượng dạy và học của thầy trò Trường Tiểu học Thiên Hương.
- Tiếp theo sau đây là kết quả nghiên cứu cách học sinh thực hiện quy trình
giải một bài toán:
Bảng 4: Cách học sinh thực hiện quy trình giải toán có lời văn.
Mức độ
Quy trình
Đọc và phân tích đề
Tóm tắt bài toán và tìm hướng giải
Trình bày lời giải

Rất tốt
SL
%
15
25
12
20
15
25
25

Tốt
SL
45
38
39

%

75
63,3
65

Chưa tốt
SL
%
0
0
10 16,7
6
10


×