Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Một số biện pháp rèn phát âm l n cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trên địa bàn huyện an dương – hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.51 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc
giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm
lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất
nước. Bác Hồ kính yêu đã giành nhiều tâm tư, tình cảm cho thế hệ trẻ trong công
tác giáo dục, đặc biệt Bác đã giành cho trẻ em những tình yêu thương vô bờ.
Trong công tác giáo dục mầm non, giáo dục ngôn ngữ đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với trẻ. Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm
vụ được đặt lên hàng đầu. Phát triển ngôn ngữ giúp trẻ lĩnh hội được cả ba phần
của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi
nhà trẻ là dạy trẻ lắng nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời
nói) còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ nói mạch lạc, phát âm
chuẩn và chính xác.
Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, là phương thức
biểu đạt cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của
bản thân thông qua lời nói. Từ xa xưa, dân tộc ta đã từng có “ truyền thống quý
trọng tiếng mẹ đẻ của mình và có ý thức đề cao cái hay, cái đẹp trong lời ăn
tiếng nói ”. Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày:
phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng; trẻ khám phá về mọi sự vật, hiện
tượng, về thế giới xung quanh mình.
Ngôn ngữ của trẻ em 5 - 6 tuổi phát triển không ngừng, vốn từ của trẻ tăng
nhanh. Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc
vào tuổi mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xung quanh trẻ: môi trường
lớp học, môi trường gia đình, môi trường văn hoá – xã hội nơi mà trẻ sinh sống...
Trẻ 5 - 6 tuổi có thể đọc biểu cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao; câu nói của trẻ có
thể đạt 8 từ trở lên. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 5 - 6 tuổi là ngôn ngữ phải mạch lạc,
trẻ phát âm chuẩn. Nếu trẻ phát âm ngọng, vốn từ ít, trẻ sẽ không diễn đạt được
điều mình muốn nói. Hoặc trẻ nói không đúng ngữ pháp, diễn đạt không mạch lạc
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tư duy của trẻ.
1



1


Trẻ mầm non thường phát âm chưa chuẩn bởi vì bộ máy phát âm của trẻ
chưa hoàn thiện. Ở trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, trẻ còn nói sai, nói ngọng nhiều về
vần. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi bộ máy phát âm đã dần hoàn thiện thì trẻ lại
ngọng nhiều phụ âm L - N. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan
trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng. Khi hết tuổi mẫu giáo trẻ sẽ bước vào
trường phổ thông, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, trẻ sẽ
chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang hoạt động học tập. Nếu trẻ phát âm sai
thì trong quá trình tập đọc, tập viết chính tả, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn gây ảnh
hưởng lớn đến kết quả học tập.
Để ngôn ngữ của trẻ sau này được phát triển toàn diện; trẻ tự tin trong giao
tiếp với mọi người, trẻ học tập tốt ở trường phổ thông và đặc biệt giáo viên sẽ có
những biện pháp tích cực rèn cho trẻ phát âm đúng phụ âm L - N. Em lựa chọn
đề tài: “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địa
bàn huyện An Dương – Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua tất cả các nghiên cứu lý luận, thực trạng để tìm ra các biện
pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện
An Dương - Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Trẻ mầm non 5 - 6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện An
Dương - Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp rèn luyện phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc phát âm của trẻ mầm non còn chưa chuẩn, trẻ 5 - 6 tuổi phát âm sai

chữ L - N là chủ yếu. Nếu có biện pháp tác động tích cực, phù hợp thì sẽ giúp
cho trẻ phát âm chuẩn L - N.

2

2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường mầm non.
5.2. Thực trạng của việc rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
5.3. Đề xuất các biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung: rèn phát âm L - N cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
6.2. Địa điểm:
- Trường mầm non An Hồng – An Dương – Hải Phòng
- Trường mầm non Đại Bản – An Dương – Hải Phòng
- Trường mầm non Tân Tiến – An Dương – Hải Phòng
6.3. Độ tuổi: trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
6.4. Thời gian: từ tháng 9/ 2015 đến tháng 1/2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích lí luận
- Thu thập và phân tích tư liệu, sách báo, tạp chí… có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp phân tích thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát trẻ phát âm L - N thông qua hoạt động học tập, hoạt động
giao tiếp, hoạt động vui chơi...
- Quan sát cách phát âm L - N của giáo viên khi giảng dạy, khi luyện

phát âm cho trẻ.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ để nắm rõ hơn về cách phát âm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi, cách trẻ phát âm L - N.
- Trò chuyện với giáo viên về các vấn đề có liên quan đếnviệc rèn phát
âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, kịp thời sửa sai khi trẻ chưa phát âm chuẩn.

3

3


7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket
- Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài về việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các lỗi trẻ mắc
phải khi phát âm L - N, các biện pháp giáo viên sử dụng để rèn phát âm L - N
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
- Sử dụng các thao tác toán học để tổng hợp, phân tích kết quả điều tra
anket nhằm đưa ra kết luận cho đề tài, từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện phát
âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Phần nội dung của để tài: “Một số
biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địa bàn huyện An
Dương – Hải Phòng” gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng của việc rèn phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương – Hải Phòng.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

4


4


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phân biệt giữa người và động vật, ngôn
ngữ làm cho con người giao tiếp được với nhau và biểu đạt những mong muốn, ý
tưởng, cảm xúc; mô tả các sự vật hiện tượng thiên nhiên hiện ra trước mắt, tiếng
nói giúp người với người hiểu và gần gũi nhau hơn. Ngôn ngữ luôn đi đôi, gắn
liền với mọi đời sống sinh hoạt của con người làm cho loài người là loài trội nhất
và tách biệt hơn so với các loài khác. Các nhà khoa học thí nghiệm trên các con
vật và các loài chim, dạy chúng đáp ứng một vài tiếng nói đơn giản. Ví dụ như
loài vượn: sau khi được huấn luyện, có thể sử dụng một vài điệu bộ hay cử chỉ để
diễn tả một vài cảm xúc của chúng. Nhưng khả năng diễn tả cảm xúc bằng một
vài dấu hiệu đơn giản của loài vượn hay loài chim còn quá đơn giản không thể
nào so sánh được với khả năng ngôn ngữ kì diệu của con người.
Nhiều chuyên gia đã tìm cách giải quyết nguồn gốc của tiếng nói thông
qua các cách tự nhiên. Họ cho rằng quá trình tiến hóa từ vượn đến con người,
thanh quản đã tự điều chỉnh để có thể phát ra âm thanh khác nhau. Đồng thời,
bộ não cũng lớn dần ra giúp con người có thể kiểm soát và sử dụng các dây phát
âm trong bộ thanh quản hữu hiệu hơn để phát ra tiếng nói. Theo lối giải thích
này, con người thô sơ chỉ biết hú, biết gào để diễn tả suy nghĩ, cảm xúc nhưng
qua quá trình tiến hóa lâu dài, đã tự hoàn chỉnh thanh quản để đạt tiếng nói như
ngày nay. Nhà ngôn ngữ học lừng danh thế giới của thế kỉ 20, giáo sư Noam
Chomsky không thỏa mãn với cách giải thích trên nên ông đã tự nghiên cứu
nguồn gốc của tiếng nói. Giáo sư quan sát rằng, nếu đặt một em bé và một con
mèo vào môi trường có tiếng nói thì sau một thời gian ngắn, em bé có khả năng
nhận biết được tiếng nói và nói được, trong khi con mèo thì không nói được.

Như vậy, có thể khẳng định tiếng nói là một khả năng bẩm sinh chỉ có ở con
người. Giáo sư Noam quan sát rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra chỉ cần nghe và thu
nhận những nét căn bản trong tiếng mẹ đẻ để có thể nói đúng ngữ pháp và giao
tiếp qua tiếng nói. Mặc dù có nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới nhưng tất
5

5


cả ngôn ngữ của con người đều có chung một quy luật ngữ pháp đã được thế kế
sẵn trong não của con người. Con người ai ai cũng biết quy luật ngữ pháp trong
khi sử dụng ngôn ngữ mà không cần phải đến trường lớp gì cả. Ví dụ: Khi biết
nói thì con người nói rằng: “ tôi muốn ăn cơm” chứ chẳng ai nói là: “ cơm ăn
muốn tôi” [8]. Giáo sư Noam còn quan sát rằng, một đứa bé mới sinh chỉ cần
nghe và thu nhận những nét cơ bản trong tiếng mẹ đẻ và nhờ khả năng bẩm sinh
cùng quy luật ngữ pháp được đặt trong não bộ, nó có thể học và nói được trong
một thời gian rất ngắn. Tóm lại, mỗi con người khi sinh ra đều được trang bị
một cách bẩm sinh để sẵn sàng nói, nói được đúng quy luật ngữ pháp để có thể
truyền đạt và giao tiếp qua lời nói.
Lời nói là các chuỗi âm thanh được phát ra từ bộ máy phát âm của con
người, dùng để trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa các thành viên trong xã hội. Lời
nói có mặt giống những âm thanh khác trong thế giới tự nhiên, chúng đều là
những sóng âm được truyền đi trong không khí. Lời nói có hai mặt: âm thanh và
ý nghĩa. Hai mặt này thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa của lời nói
được người ta hiểu đúng chỉ khi âm thanh phát ra chính xác. Giọng nói rất đa
dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay
thấp, liên tục hay ngắt quãng. Trong lời nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và
giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ cho lời nói như: nét mặt, ánh mắt, cử
chỉ, điệu bộ…
Ở nước ta, việc phát âm chuẩn được quan tâm rất nhiều. PGS – TS Vũ

Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam nói rằng: “Bản chất
của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng
phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Hiện tượng không phân biệt trong
cách phát âm các phụ âm đầu như ch - tr, s - x, d - r - gi của người miền Bắc
hay sự lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã của người miền Nam”[9]. Về việc phát
âm đúng, viết đúng hai phụ âm L - N ông cho biết: “Chuyện nói ngọng chẳng
riêng gì ở 13 nơi tại Hà Nội. Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành thuộc
khu vực đồng bằng Bắc Bộ như: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định,
Bắc Ninh… Việc nói ngọng giữa hai phụ âm L - N có nhiều dạng: tất cả các từ
6

6


bắt đầu bằng phụ âm “L” được đọc thành “N” hoặc ngược lại đọc “L” thành
“N”; có vùng thì đọc đúng, từ đọc sai; có vùng thì đọc lẫn lộn L và N”[9]. Về
việc sửa nói ngọng PGS - TS cho hay: “Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể
sửa được. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì
bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn.
Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng rất nguy hiểm vì
ngữ âm biến đổi làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng
“ngọng”, sai chính tả” [9].
Phát âm ngọng L - N xuất hiện chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ và được rất
nhiều người quan tâm vì nói ngọng làm cho mọi người không tự tin trong giao
tiếp. Đặc biệt, khi trẻ em phát âm ngọng sẽ ảnh hưởng không tốt trong quá trình
học tập của trẻ. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát âm
của trẻ có giá trị như: “Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1” ( NXB GD – 1973)
của tác giả Phan Thiều; “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ” của
Tạ Thị Thanh Ngọc; “Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn” ở
trường mầm non Thụy Vân, Thành phố Việt Trì… Bên cạnh đó, còn có các công

trình nghiên cứu quan tâm về vấn đề phát âm chuẩn L - N: “Bước đầu tìm hiểu
hiện tượng phát âm lệch chuẩn L - N” của tác giả Trần Thị Thìn – 1979; “ Phát
âm nhầm lẫn L - N trong Tiếng Việt: Từ biểu hiện đến can thiệp” của tác giả
Phạm Thị Bền – 2013”.
Ngoài ra còn có những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như: “Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3 - 4 tuổi”, Sáng kiến kinh nghiệm về việc “Rèn
phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”,“Biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mãu
giáo 3 - 4 tuổi”, “Rèn kỹ năng phát âm chuẩn phụ âm L - N”...Những công trình
nghiên cứu và những sáng kiến kinh nghiệm này đã dựa vào đặc điểm phát triển
tâm sinh lý, đặc điểm bộ máy phát âm, đặc điểm phát âm của trẻ. Đó là những
đóng góp quan trọng trên các phương diện lý luận và thực tiễn. Song, việc
nghiên cứu để tìm ra những biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
7

7


tuổi vẫn còn rất ít, gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề này.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên địa bàn huyện An Dương” làm nội dung cho nghiên cứu
khoa học nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu, giúp giáo viên phát triển ngôn
ngữ, rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách đầy đủ, khoa học và
mang tính ứng dụng cao nhất.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1 Âm tiết tiếng Việt
1.2.1.1. Khái niệm
Âm tiết tiếng Việt là chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc
đoạn dài ngắn khác nhau, đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết. Dù lời nói có

chậm đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết. Câu: “Vườn
hồng có lối nhưng chưa ai vào” có tất cả 8 âm tiết [1, tr 76].
Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao: Trong lời nói, âm tiết tiếng Việt bao
giờ cũng thể hện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn
riêng biệt. Các âm tiết tiếng Việt không hề bị “biến dạng” ở trong lời nói. Ví dụ:
“im ắng” không nói thành “i mắng”; “thức ăn” không nói thành “thứ căn”…
[1, tr.78].
Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Đa số các âm tiết tiếng
Việt đều có nghĩa. Nói cách khác, ở tiếng Việt gần như toàn bộ các âm tiết đều
hoạt động như từ. Ví dụ: mắt, đầu, tay, bụng, mây, mưa, gió,… Chính vì mỗi âm
tiết của tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa cho nên người Việt mới có
điều kiện tạo ra cách chơi chữ theo lối tách từ: có hội mà không có nghị, có nghị
mà không có quyết (tách đôi các từ hội nghị, nghị quyết) [1, tr.80].
1.2.1.2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt
Mỗi âm tiết Tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất bao gồm 5 thành phần:
8

8


Thanh điệu
Vần
Âm chính

Âm đầu
Âm đệm

Âm cuối

* Thành phần thứ nhất có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về cao

độ đó là thanh điệu. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu: thanh
ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
* Thành phần thứ hai có chức năng mở đầu như một âm tiết. Các âm tiết
khác nhau có thể phân biệt với nhau bằng cách mở đầu khác nhau, đó là âm đầu.
Âm đầu bao giờ cũng do các phụ âm đảm nhiệm. Ví dụ: âm tiết “bàn” thì chữ
cái /b/ là âm đầu.
* Thành phần thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sắc của âm tiết sau lúc
mở đầu, đó là âm đệm. Ví dụ: âm tiết “loạt” thì âm đệm là chữ cái /o/
* Thành phần thứ tư quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, thành phần
này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm, đó là âm chính.Ví dụ: âm tiết
“lan” thì chữ cái /a/ là âm chính
* Thành phần cuối cùng đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết. Nó có thể
là một phụ âm như /t/ trong “loạt”, /n/ trong âm tiết “lan”…người ta gọi thành
phần này là âm cuối. Cũng như âm đệm, âm cuối có thể là “zêrô” như trong âm
tiết: ba, mẹ, bé, trẻ,…[1, tr.82]
- > Các yếu tố của phần vần bao gồm âm đệm + âm chính + âm cuối kết
hợp với nhau khá chặt chẽ. Âm tiết bao giờ cũng có âm chính và thanh điệu, vị
trí còn lại có thể có hoặc không.
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc:
Bậc 1 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhua lỏng lẻo, có tính độc lập
cao. Đó là thanh điệu, âm đầu và phần vần
Bậc 2 là bậc của những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lập
thấp. Đó là những yếu tố của phần vần: âm đệm, âm chính, âm cuối [4, tr 83].

9

9


Có thể mô tả cấu trúc hai bậc của âm tiết Tiếng Việt qua sơ đồ sau:

Âm tiết

Bậc 1:

Bậc 2:

Âm đầu

Âm đệm

Vần

Thanh điệu

Âm chính

Âm cuối

1.2.2. Phát âm
Trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, chúng ta đã biết phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là vấn đề vô cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu. Để ngôn ngữ
của trẻ được phát triển toàn diện thì việc đầu tiên phải dạy trẻ phát âm đúng,
phát âm chuẩn.
- Theo từ điển Wikipedia: phát âm có nghĩa là cách đọc một từ hay một
ngôn ngữ nào đó hoặc phát âm có thể hiểu là cách ai đó thốt ra một từ nào đó.
Một từ có thể được đọc theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhân tố con
người như:
+ Nơi họ đã lớn lên
+ Nơi họ đang sinh sống
+ Họ có thiếu sót trong khả năng nói hay không

+ Dân tộc của họ
+ Tầng lớp xã hội của họ
+ Trình độ văn hóa của họ
- > Như vậy, ta có thể hiểu rằng phát âm là cách con người sử dụng các
động tác của cơ quan phát âm như: môi, lưỡi, răng, thanh quản…để phát ra âm
thanh của một ngôn ngữ nào đó.

10

10


1.2.3. Rèn phát âm
Đối với lứa tuổi mầm non việc rèn phát âm có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ.
Hiện nay, vấn đề rèn phát âm chuẩn cho trẻ mầm non đang được các nhà
giáo dục quan tâm sâu sắc. Rèn phát âm được đặt lên hàng đầu trong việc giáo
dục trẻ, trẻ có phát âm tốt thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển hơn, lời nói mạch lạc
hơn. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sau này trẻ có thể học tập, rèn luyện tốt
ở môi trường bậc học phổ thông.
Vì vậy, rèn phát âm ta có thể hiểu là cách dùng các biện pháp để giúp trẻ
phát âm đúng, phát âm chuẩn, rèn lời nói mạch lạc và các câu nói đúng ngữ
pháp. Từ đó, giúp trẻ hiểu đúng nghĩa của từ và có thể diễn đạt được câu theo ý
hiểu của mình.
1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi
Độ tuổi trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi
“mầm non”. Trẻ giai đoạn 5 - 6 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, đạt chất
lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp. Đây là điều kiện cơ

bản để hoàn thiện chức năng tâm lý người. trẻ luôn tò mò, hoạt động nhiều, ham
học hỏi, thích tự làm việc… Những phẩm chất tâm lý và những đặc điểm của trẻ
mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi. Trẻ 5 tuổi bắt
đầu có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi, trẻ đã chơi theo nhóm vì đối với trẻ
trò chơi bao giờ cũng phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn xung
quanh, mà hoạt động của người lớn trong xã hội không mang tính chất riêng lẻ,
đơn độc. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng: “nhóm chơi của trẻ là một trong những
cơ sở xã hội đầu tiên của con người”. Ở lứa tuổi này tâm tư của trẻ được bộc lộ
ra ngoài. Tâm trạng của trẻ không kéo dài, dễ bộc phát nhưng cũng dễ tiêu tan.
Tâm tư của trẻ được bộc lộ ra bên ngoài cho nên chỉ cần nhìn cũng biết được tẻ
đang vui hay đang buồn. tính tình của trẻ lúc này tương đối ổn định, người lớn
có thể dễ dàng hướng dẫn và chỉ bảo trẻ. Đời sống tình cảm của trẻ ở lứa tuổi
11

11


này phong phú và sâu sắc, trẻ luôn mong muốn được tình yêu thương của cha
mẹ và những người thân trong gia đình, khi không được sự quan tâm của mọi
người thì trẻ rất dễ bị tủi thân.
Trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày.
Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sử
dụng được một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Tiếng mẹ
đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu
với những người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học, để bồi dưỡng tâm
hồn… Ganzalốp – một nhà thơ nổi tiếng của Đaghextan đã nói: “Khi chết, người
cha để lại cho con cái của mình nhà cửa, ruộng vườn, thanh kiếm và cây đàn
pandua. Nhưng một thế hệ khi mất đi thì để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng nói. Ai
có tiếng nói người ấy sẽ xây dựng nhà mình, sẽ cày được ruộng, đúc được kiếm,
lên được dây đàn pandua và gẩy được nó”. Trẻ em “tốt nghiệp” xong trường mẫu

giáo là đứng trước một nền văn hóa của dân tộc và nhân loại mà nó có nhiệm vụ
phải lĩnh hội những kinh nghiệm của ông cha ta để lại. Việc phát triển tiếng mẹ đẻ
cho trẻ em lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, mà ở độ tuổi mẫu
giáo lớn nhiệm vụ đó phải được hoàn thành [6, tr. 305].
Trẻ đã nắm vững ngữ âm và sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội
dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thường dùng ngữ điệu
êm ái để biểu thị tình tình cảm yêu thương, trìu mến và khi giận dữ trẻ lại dùng
ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này được trẻ thể hiện rõ khi trẻ kể chuyện cho
người khác nghe. Vốn từ của trẻ tích lũy được khá phong phú không chỉ về danh
từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ… Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ
để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày. Trong khi sử dụng ngôn ngữ trẻ
đã bắt đầu hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của nó. Trẻ mẫu giáo lớn đã phải giải
thích cho bạn hiểu là: “con của con bò thì gọi là “bê” vì nó hay kêu bê bê…”.
1.3.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi
Mỗi tháng cân nặng của trẻ tăng 100g – 150g, đến 6 tuổi cân nặng trung
bình từ 18kg – 20kg. Chiều cao mỗi tháng tăng tăng từ 1cm – 1,5cm, đến 6 tuổi
trẻ cao từ 105cm – 115cm. Vận động của trẻ ở giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ
12

12


từ 5 tuổi trở đi có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn
như: chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo,.. Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những
có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn. Do vậy
trẻ có thể cầm bút để viết hoặc để vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác
mới và tinh tế hơn.
Tròn 6 tuổi, não của trẻ đạt khoảng 1300g như người lớn. hệ tiêu hóa đã
hoàn thiện. Vận động giai đoạn này của trẻ đã hoàn thiện. Trẻ 5 tuổi trở đi đã có
thể vận động toàn thân hoặc làm các động tác phức tạp hơn: đá cầu, leo trèo…

Trẻ cần ngủ ít nhất là 10 tiếng mỗi ngày… Hệ thần kinh của trẻ tương đối phát
triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, chức năng phân tích,
tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng
nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Vì
vậy, trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học, có đối tượng sâu
sắc đối với những người xung quanh.
1.3.3. Đặc điểm bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Bộ máy phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có các bộ phận: bộ phận cung
cấp làn hơi, bộ phận phát thanh, bộ phận truyền tăng âm, bộ phận phát âm, bộ
phận dội âm. Một số đặc điểm của cơ quan phát âm của trẻ chưa được phát triển
và hoàn thiện so với người lớn:
1.3.3.1. Bộ phận cung cấp làn hơi
Ở lá phổi phải chia làm ba thùy, lá phổi trái chia làm hai thùy. Ở người
lớn, ranh giới chia các thùy được xác định rõ ràng và chính xác. Nhưng ở trẻ,
ranh giới này chưa thể hiện rõ rệt [7, tr.101].
1.3.3.2. Bộ phận phát thanh
Thanh quản của trẻ khe âm thanh ngắn, thanh đới ngắn nên trẻ có giọng
nói cao hơn so với người lớn [7, tr.106].
1.3.3.3. Bộ phận truyền tăng âm
Ở trẻ, họng và hầu ít phát triển: họng, hầu tương đối hẹp, ngắn, hướng
thẳng đứng có hình phễu, sụn mềm nhẵn [7, tr.106].
13

13


1.3.3.4. Bộ phận phát âm ( nhả chữ )
Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm.
Khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong
của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi

phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất
lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời [10].
1.3.3.5. Bộ phận dội âm
Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là khoảng trống trên
đầu, trên mặt gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang họng và
khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm
mặt,xoang trán… chủ yếu có tính cách dội âm, tức là làm cho âm thanh được
cộng hưởng, âm vang đầy đặn, giàu màu sắc [10].
1.3.3.6. Sự hình thành tiếng nói
Âm sắc của tiếng nói do tính chất của hòa âm xác định và phụ thuộc vào
các khoang cộng hưởng của phần trên của thanh quản, họng ,khoang miệng,
mũi. Như vậy, tham gia vào sự hình thành âm thanh, tiếng nói thì ngoài thanh
quản ra còn có họng, miệng, mũi. Âm thanh do thanh quản phát ra biến đổi khá
nhiều tùy thuộc vào vị trí của vòm miệng, của lưỡi và môi. Phát âm các nguyên
âm phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, của miệng là chủ yếu. Khi phần nào đó của
khoang miệng co lại thì nhiều loại âm thanh phụ âm phát ra.Ngoài ra, muốn hình
thành được mối liên hệ có điều kiện với các từ, trẻ phải bắt chước nét mặt và âm
thanh ngôn ngữ của những người xung quanh. Sau đó nó bắt đầu phát ra các
nguyên âm và hình thành nên các từ như “ba”, “bà”, “mẹ”. Rồi ngay sau đó, các
âm khác lại xuất hiện, cũng liên kết với các nguyên âm. Dần dần, các âm được
phân hóa dẫn tới sự hình thành âm thanh ngôn ngữ thực sự [7, tr.108].
1.4. Đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.4.1. Đặc điểm về phát âm
Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ rất phong phú, vốn từ ngữ của trẻ phát triển với
tốc độ khá nhanh. Tai âm vị của trẻ được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận
các ngữ âm khi nghe người lớn nói. Cơ quan phát âm của trẻ đã trưởng thành,
14

14



trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ
đẻ như: “ khúc khuỷu ”, “ uềnh oàng ”… Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu sử dụng
giọng nói diễn cảm trong lời nói hàng ngày, khi đọc thơ, truyện …
Mặt âm thanh trong lời nói của trẻ 5 - 6 tuổi nhanh chóng phát triển và
hoàn thiện: Phần lớn trẻ đã nắm được và phát âm đúng tất cả các âm vị tiếng mẹ
đẻ, phát âm đúng hầu hết các thanh điệu; biết phát âm đúng và rõ các từ, câu; trẻ
sử dụng được nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; trẻ biết điều chỉnh tốc độ
(phát âm nhanh, chậm) và cường độ (phát âm to, nhỏ) của giọng nói; sử dụng
phương tiện biểu cảm phát âm phù hợp…
1.4.2. Những lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm. Ở tuổi
này, trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ
vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm:
1.4.2.1. Lỗi về thanh điệu
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh có
cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm đệm gãy, ở giữa là cách phát
âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm
điệu không gãy ở giữa. Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
Ví dụ: ngã - > ngá;
nghĩa - > nghía,…
Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu của thanh hỏi không diễn
ra đột ngột như thanh ngã, qua trình phát âm kéo dài trở nên khó đối với trẻ nhỏ
có hơi thở ngắn. Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy.
Điều này làm cho trẻ phát âm thanh hỏi gần như đồng nhất với thanh nặng.
Ví dụ: khỏi - > khọi,
quả - > quạ…
Đến cuối 6 tuổi thì hầu như lỗi sai về thanh điệu được khắc phục hoàn toàn.
1.4.2.2. Lỗi về âm chính
Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành

nguyên âm đôi kia. Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương, các âm tiết
15

15


có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết phức tạp hơn, trẻ phát
âm khó khăn hơn [3, tr.193].
Ví dụ: trẻ phát âm “con hươu” - > “con hiêu”,
“ốc bươu” - > “ốc biêu”,…
1.4.2.3. Lỗi phụ âm đầu
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thường hay nói lẫn lộn l - n:
Ví dụ: quả lê - > quả nê,
này - > lày,
nào - > lào
nặng nề - > lặng lề,…
+ Lỗi lẫn tr - t
Ví dụ: trăng sáng - > tăng sáng,
trời - > tời,…
+ Lỗi lẫn d – gi - r:
Ví dụ: dễ dàng - > rễ ràng,
chú dì - > chú gì,…
- Trẻ phát âm sai: “tr” thành “ch”, “s” thành “x”.
Ví dụ: trắng - > chắng,
trong - > chong,
sáng - > xáng,…
- Trẻ phát âm “v” thành “d”.
Ví dụ: vui vẻ - > dui dẻ,…
- Một số trẻ chưa phát âm được phụ âm “p”, trẻ lẫn sang phụ âm “b”:
Ví dụ: đèn pin - > đèn bin,…

1.4.2.4. Lỗi vễ âm đệm
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm này. Chính
vì thế, âm đệm trẻ thường bị bỏ qua.
Ví dụ: quả quất - > quả cất,
loắt choắt - > lắt chắt,…
16

16


1.4.2.5. Lỗi về âm cuối
Trong phụ âm đứng làm âm cuối thì những cặp “ch” và “nh” trẻ phát âm
thành “t”, “n”
Ví dụ: Anh - > ăn,
xanh - > xăn,
cái phích - > cái phứt,…
Trẻ ở miền Nam phát âm sai các phụ âm cuối: “n” thành “ng”, “t” - >
“ch”, “nh” - > “n”, “ch” - > “c”[3, tr.194].
1.5. Đặc điểm phát âm L - N
1.5.1. Đặc điểm phát âm L - N của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi
“L” là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở
vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang
miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo
chiều đi xuống, tạo thành âm: L.
“N” là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở
mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang
miệng, sau đó bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: N.
Bên cạnh trẻ phát âm đúng chữ L - N thì đa phần trẻ đều mắc lỗi phát âm L
và N. Một số trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N; phát âm L thành N: líu lo - > níu
lo, lúc - > núc, leo - > neo,…. Trẻ phát âm N thành L. Ví dụ: nào - > lào, này > lày, nóng - > lóng, nặng - > lặng…

Một số trẻ lại chỉ phát âm âm L: lồng làn, lu la lu lống, lày, lếu…; hoặc chỉ
phát âm âm N: núc, nặng nẽ, nạnh nùng, níu no, nàng quê…
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm L - N của trẻ 5 - 6 tuổi
Phát âm không chuẩn chính là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không
hoàn thiện ở trẻ. Nếu không có những biện pháp kịp thời giúp trẻ khắc phục thì
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ của trẻ sau
này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ:

17

17


1.5.2.1. Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp
Giáo viên mầm non, phụ huynh và những người xung quanh trẻ chính là
“cái gương” để trẻ soi vào đó. Có nghĩa là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ của
người lớn được trẻ thu hết vào tầm mắt và trẻ sẽ học hỏi theo. Những hành vi,
lời nói của người lớn được trẻ học rất nhanh nhưng khi sửa thì lại cần một
khoảng thời gian rất lâu. Vấn đề phát âm của trẻ cũng vậy, khi cô giáo và người
thân trẻ phát âm sai phụ âm L - N thì trẻ cũng sẽ phát âm theo.
Ngay lúc nhỏ, trẻ em ở độ tuổi tập nói, học nói khi ở nhà trẻ giao tiếp với
người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ…); đến trường trẻ giao tiếp với cô
giáo. Trong khi giao tiếp với trẻ, người lớn mà nói ngọng thì trẻ cũng “bắt
chước” nói ngọng theo. Môi trường giao tiếp là yếu tố có liên quan đến việc phát
âm của trẻ mầm non. Trẻ em khi bắt đầu học nói đã bắt chước từ những người
thân xung quanh mình. Trẻ bắt chước phát âm giống người lớn, học theo người
lớn. Người lớn nói đúng, dễ hiểu, mạch lạc thì con đường tiếp cận tới việc phát
âm của trẻ rất dễ dàng. Ngược lại, người lớn phát âm không chuẩn trong khi
giao tiếp với trẻ thì trẻ sẽ học theo ngữ điệu, phát âm sai.
1.5.2.2. Do ý thức rèn luyện

Khi giao tiếp trong môi trường mà mọi người đều nói ngọng thì sẽ không
phát hiện ra lỗi phát âm sai để sửa. Những người phát âm sai chưa có ý thức rèn
luyện phát âm, coi như việc nói ngọng là bình thường với vùng miền mình đang
sinh sống. Cho nên, khi sống ở địa phương phát âm chưa chuẩn thì người ta
không phát hiện ra mình phát âm sai, có những từ ngữ ở địa phương là đúng
nhưng so với từ toàn dân là chưa chuẩn ( ví dụ: bảo - > bẩu). Hoặc khi bản thân
đã biết mình phát âm ngọng nhưng do quá trình phát âm đã thành thói quen nên
rất khó sửa và ngại sửa. Vì thế mọi người vẫn phát âm theo thói quen từ trước
đến nay.
1.5.2.3. Do bộ máy phát âm
Bộ máy phát âm của trẻ góp phần quan trọng vào việc phát âm đúng của trẻ.
Bộ máy phát âm bao gồm 13 bộ phận đó là: khoang yết hầu, khoang miệng,
khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi
18

18


trước, mặt lưỡi sau, nắp họng. Bộ máy phát âm bị khiếm khuyết ảnh hưởng lớn
đến việc phát âm của trẻ, trẻ sẽ phát âm khó khăn, phát âm sai: hở hàm ếch, sứt
môi, lưỡi quá to, quá dày, răng cửa trên bị khe hở… Rất nhiều trẻ phát âm không
rõ phụ âm L và N là do cử động của môi, lưỡi, sự linh hoạt của hàm còn yếu.
Việc phát âm của trẻ phụ thuộc lớn vào bộ máy phát âm cho nên muốn dạy
trẻ phát âm chuẩn, phát âm đúng thì người lớn và giáo viên cần chú ý hướng dẫn
trẻ luyện tập một số cơ quan phát âm như: Môi, lưỡi, sự linh hoạt của hàm để trẻ
có thể phát âm chuẩn và chính xác phụ âm L – N. Nếu bộ máy phát âm của trẻ
bị khiếm khuyết: hở hàm ếch, sứt môi,… thì cần tới sự giúp đỡ của các bác sĩ y
khoa để có các phương pháp giúp cho bộ máy phát âm của trẻ được lành lặn. Từ
đó, trẻ có thể dễ dàng phát âm chuẩn phụ âm L và N.
Tóm lại, bộ máy phát âm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng

đến quá trình phát âm chuẩn phụ âm L - N của trẻ mầm non. Vì thế, giáo viên
mầm non và cha mẹ trẻ cần có những bài tập phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo để
các cơ quan phát âm của trẻ được hoạt động linh hoạt và trẻ phát âm chuẩn, phát
âm chính xác phụ âm L và N.

19

19


Tiểu kết chương 1
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện giúp trẻ giao tiếp với mọi
người xung quanh. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ
nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ một cách toàn diện. Để ngôn ngữ của trẻ được phát triển thì ngay từ lứa tuổi
mầm non người lớn phải rèn cho trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn tiếng Việt.
Trẻ phát âm đúng là trẻ biết phát âm chính xác những thành phần âm tiết,
không ngọng, không lắp, biết điều chỉnh âm lượng thể hiện đúng ngữ điệu khi
nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ. Đặc biệt, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
cần được quan tâm về việc rèn phát âm L - N bởi ở lứa tuổi này đa phần trẻ còn
mắc lỗi khi phát âm 2 phụ âm này như: trẻ phát âm L thành N, trẻ phát âm N
thành L, trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng
của môi trường giao tiếp, do ý thức rèn luyện,do bộ máy phát âm của trẻ bị
khiếm khuyết: hở hàm ếch, sứt môi, sự linh hoạt của hàm còn yếu….Vì vậy, vấn
đề đặt ra là làm thế nào để rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn L - N mà vẫn đảm
bảo các nguyên tắc, quy tắc chính tả hiện hành. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà
em muốn hướng tới trong đề tài nghiên cứu của mình.

20


20


Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM L - N CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
2.1. Vài nét về cơ sở giáo dục mầm non huyện An Dương
Trường mầm non An Hồng nằm ở thôn Lê Lác 1 - An Hồng - An Dương
- Hải Phòng. Hiệu trưởng nhà trường là cô Đỗ Thị Huần. Trường mầm non An
Hồng hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 500 trẻ, trong đó đông nhất là trẻ 5 6 tuổi đạt 100% tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Tại đây, các bé nhà trẻ, mẫu giáo
3 tuổi được vui chơi, học múa, hát, được chăm sóc yêu thương. Nhà trường có
34 cán bộ, giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ. Trong đó, có 50%
giáo viên trên chuẩn, 9 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Trường mầm non Đại Bản nằm tại thôn Tân Thanh - Đại Bản - An Dương
- Hải Phòng. Hiệu trưởng nhà trường là cô Phạm Thị Sắm. Trường mầm non
Đại Bản có tất cả 50 giáo viên có trình độ chuyên môn cao (80% giáo viên đạt
trình độ cao đẳng - đại học, 20% giáo viên đạt trình độ trung cấp) và 25 lớp học
thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Trong
đó, có 8 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với 280 trẻ được sự chăm sóc của 16 cô giáo.
Trường mầm non Tân Tiến địa chỉ ở Do Nha - Tân Tiến - An Dương - Hải
Phòng. Hiệu trưởng nhà trường là cô Phạm Thị Trầm. Trường mầm non Tân
Tiến có 51 cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn yêu thương, chăm
sóc trẻ chu đáo, tận tình. Nhà trường có 5 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ đi học đầy
đủ, ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và cha mẹ.
2.2. Khái quát quá trình điều tra thực trạng
2.2.1. Mục đích điều tra
Tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên, các bậc phụ
huynh và thực trạng của việc rèn luyện phát âm L - N cho trẻ. Từ đó đề xuất một
số biện pháp rèn luyện phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.


21

21


2.2.2. Đối tượng điều tra
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non An Hồng, trường mầm non
Đại Bản, trường mầm non Tân Tiến
- Giáo viên giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non An
Hồng, trường mầm non Đại Bản, trường mầm non Tân Tiến.
- Phụ huynh của các cháu lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở 3 trường mầm non An
Hồng, trường mầm non Đại Bản, trường mầm non Tân Tiến.
2.2.3. Thời gian điều tra
Thời gian điều tra bắt đầu từ 9/2015 đến 1/2016
2.2.4. Phương pháp điều tra
- Tìm hiểu khả năng nhận thức của giáo viên và phụ huynh về tầm quan
trọng trong việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và phụ huynh về việc rèn
phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Các biện pháp giáo viên và phụ huynh đã sử dụng để rèn phát âm L - N
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2.2.5. Phương pháp điều tra
- Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của giáo viên và phụ huynh qua
phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và phụ huynh về vấn đề rèn
phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Điều tra thực trạng việc rèn luyện
phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiện nay.
- Sử dụng phương pháp trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề phát âm L - N của trẻ mẫu giáo và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát
âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

- Sử dụng phương pháp quan sát và trò chuyện với trẻ để tìm hiểu khả
năng phát âm L - N của trẻ.
* Các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến khai thác những thông tin sau:
- Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi.
22

22


- Các hình thức cô giáo sử dụng để rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Tần suất giáo viên sử dụng các hình thức để rèn luyện phát âm L - N
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Tầm quan trọng của vấn đề rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
2.3. Kết quả điều tra
2.3.1. Kết quả về việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non trên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng
Để nắm vững được thực trạng của việc rèn phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện An Dương, em đã lập
phiếu trưng cầu ý kiến và thu được 50 phiếu trả lời của giáo viên trực tiếp giảng
dạytrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và 50 phiếu của phụ huynh của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi. Kết quả điều tra được trình bày như sau:
2.3.1.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N
Khi được hỏi: “Cô(chị) cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
phát âm ngọng L - N” thì hầu hết các giáo viên và phụ huynh đều có ý kiến cho
rằng dấu hiệu để biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N được tổng hợp
qua bảng sau:
Bảng2.1: Dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N
T

T

Dấu hiệu nhận biết trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát
âm ngọng L - N

1
2
3

Trẻ phát âm L thành N
Trẻ phát âm N thành L
Trẻ phát âm lẫn lộn giữa
L và N
Tất cả ý kiến trên

4

Giáo viên
Số
Mức độ
lượng
đánh giá
(%)
5/50
10
8/50
16
9/50
18


Phụ huynh
Số
Mức độ
lượng
đánh giá
(%)
14/50
28
8/50
16
10/50
20

28/50

18/50

56

36

Kết quả cho thấy:
* Về phía giáo viên:
- Có 5/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: Trẻ phát âm L thành N là dấu hiệu
nhận biết trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát âm ngọng L - N (chiếm 10%)
23

23



- Có 8/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: Trẻ phát âm L thành N (chiếm 16%)
- Có 9/50 phiếu giáo viên chọn dấu hiệu nhận biết trẻ mẫu giáo phát âm
ngọng L và N là: Trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N (chiếm 18%)
- Trong đó, có 28/50 phiếu giáo viên chọn là: Tất cả ý kiến trên: Trẻ phát âm
L thành N, trẻ phát âm N thành L và trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và N (chiếm 56%)
- > Ý kiến mà giáo viên mầm non lựa chọn nhiều nhất đó là: “Tất cả ý
kiến trên” bởi giáo viên cho rằng lỗi phát âm L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là
không giống nhau: có trẻ phát âm L thành N, có trẻ phát âm N thành L và có trẻ
lại phát âm lẫn lộn âm L với N. Từ đó, giáo viên chú ý tới từng đặc điểm phát
âm của trẻ để có biện pháp tác động kịp thời, rèn luyện phát âm chuẩn phụ âm L
và N cho trẻ. Ý kiến giáo viên chọn thứ hai là: “Trẻ phát âm N thành L” (chiếm
tỷ lệ 18%). Qua trò chuyện với giáo viên, giáo viên cho rằng đa phần trẻ mẫu
giáo mắc lỗi phát âm N thành L.
Ý kiến giáo viên chọn ít nhất đó là: “Trẻ phát âm L thành N”, giáo viên
cho biết một số trẻ phát âm ngọng L thành N vì bộ máy phát âm của trẻ chưa
hoàn thiện: lưỡi của trẻ ngắn, lưỡi dày. Cho nên, trẻ không thể cong lưỡi để phát
ra phụ âm L.
Như vậy, giáo viên có nhận thức đúng về việc phát âm cho trẻ. Giáo
viên đã rất quan tâm về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và khi trẻ phát âm
sai, phát âm chưa chuẩn giáo viên sẽ có các biện pháp để rèn phát âm cho trẻ.
* Về phía phụ huynh:
- Có 14/50 phiếu phụ huynh cho rằng dấu hiệu nhận biết trẻ 5 - 6 tuổi
ngọng phát âm L - N là: Trẻ phát âm L thành N (chiếm 28%)
- Có 8/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: Trẻ phát âm N thành N (chiếm 16%)
- Có 13/50 phiếu phụ huynh chọn đáp án: Trẻ phát âm lẫn lộn giữa L và
N (chiếm 26%)
- Có 15/50 phiếu phụ huynh chọn: Tất cả ý kiến trên
- > Như vậy, có 30% phụ huynh chọn dấu hiệu trẻ phát âm ngọng L và N
là: “Tất cả ý kiến trên”: Trẻ phát âm L thành N, trẻ phát âm N thành L và trẻ

phát âm lẫn lộn giữa L và N. Qua đó, ta có thể thấy rằng phụ huynh đã quan tâm
24

24


đến việc phát âm của trẻ. Phụ huynh đã nhận biết được các dấu hiệu mà trẻ phát
âm ngọng L và N. Đó cũng là một tín hiệu tốt để cho giáo viên và phụ huynh
cùng kết hợp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đạt được hiệu quả cao.
2.3.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Kết quả câu hỏi:“ Nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N của trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi” được tổng hợp như sau:
Bảng 2.2: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm L - N cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi
TT

Nguyên nhân ảnh hưởng
đến lỗi phát âm L - N
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi
1
Do ảnh hưởng của bộ máy
phát âm
2
Do ảnh hưởng của môi
trường giao tiếp
3
Do ý thức rèn luyện của
trẻ và người lớn
4

Một số ý kiến khác
* Về phía giáo viên:

Giáo viên
Số
Mức độ
lượng
đánh giá
(%)
13/50
26

Phụ huynh
Số
Mức độ
lượng
đánh giá
(%)
10/50
20

20/50

40

19/50

38

11/50


22

21/50

42

6/50

12

0/50

0

- Có 13/50 phiếu giáo viên chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi phát âm
L - N của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là: “Do bộ máy phát âm” (chiếm 26%)
- Có 20/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: “Do ảnh hưởng của môi trường
giao tiếp” (chiếm 40%)
- Có 11/50 phiếu giáo viên chọn đáp án: “Do ý thức rèn luyện của trẻ và
người lớn” (chiếm 22%)
- > Giáo viên mầm non chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến phát âm L - N
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là: “Do ảnh hưởng của bộ máy phát âm” với tỷ lệ
26%. Sở dĩ, giáo viên mầm non cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến lỗi
phát âm L - N cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đó là do ảnh hưởng bộ máy phát âm
bởi vì giáo viên nắm được cấu tạo về đặc điểm sinh lý của trẻ, giáo viên đã
nghiên cứu và tìm hiểu về cấu tạo của bộ máy phát âm của trẻ. Từ đó, giáo viên
cho rằng bộ máy phát âm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát âm của trẻ. Bộ
25


25


×