Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÁC ĐỘNG BIẾN DẠNG của CHƯƠNG TRÌNH tín DỤNG ưu đãi CHO SINH VIÊN NGHÈO học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.16 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LỚP : K07401

Môn: Kinh tế công

Đề tài:

TÁC ĐỘNG BIẾN DẠNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
CHO SINH VIÊN NGHÈO
HỌC ĐẠI HỌC

Nhóm thực hiện :

TPHCM, ngày 7 tháng 6 năm 2015
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai! Thật vậy, đầu tư cho giáo dục là quốc
sách quan trọng của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập
quốc tế như ngày nay thì nguồn lực con người luôn là tài sản vô giá của mỗi quốc gia,
để phát triển kinh tế nhất là đối với các nước đang phát triển thiếu thốn cả về vốn lẫn
công nghệ thì không có chính sách nào hiệu quả hơn là đầu tư phát triển con người.
Nhận thức rõ điều đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư hợp lí cho giáo dục,
trong đó có bậc giáo dục đại học, bộ phận giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc đào
tạo ra nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Để tạo điều kiện cho sinh
viên được học tập trong môi trường tốt nhất, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về
xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ giảng


viên…hơn thế nữa một chính sách không thể không nhắc đến là chương trình tín dụng
ưu đãi cho sinh viên nghèo học đại học. Với mục tiêu không để sinh viên nghèo nào
phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, chương trình này đã phát huy nhiều tác dụng
tích cực, giúp cho hàng trăm ngàn sinh viên nghèo thực hiện được ước mơ hoài bão của
mình, tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít những bất cập làm cho nó chưa thực sự đạt
được những mục tiêu tốt đẹp đã đề ra. Là những sinh viên ngành Kinh tế học, với mong
muốn đóng góp một phần nào đó giúp chương trình này ngày càng hiệu quả hơn, nhóm
chúng em quyết định nghiên cứu và xin ra mắt đề tài: “TÁC ĐỘNG BIẾN DẠNG CỦA
CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN NGHÈO HỌC ĐẠI
HỌC”.

2. Mục đích nghiên cứu
Đem đến cái nhìn tổng quan về chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên nghèo
học đại học và những hiệu quả của chưong trình.
Chỉ ra và phân tích chi tiết các tác động biến dạng của chương trình. Từ đó nêu lên
một số giải pháp và kiến nghị để chương trình ngày càng hiệu quả hơn.

3. Đối tượng nghiên cứu
2


Nghiên cứu tác động biến dạng của chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên
nghèo học đại học.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với sinh
viên giai đoạn 1998-2009.

5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các lý thuyết về chi tiêu công làm nền tảng đồng thời k ết hợp linh hoạt các

phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp, định lượng, định tính trong quá trình thu thập, xử lí, hệ thống
nguồn tài liệu.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Lý luận về chi tiêu công
1.1 Khái niệm chi tiêu công
Là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các
đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Ngoài trừ các khoản chi
của các quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân
sách nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua.
1.2

Nhiệm vụ chi tiêu công

- Trợ cấp xã hội cho những thành viên trong xã hội, mà không có khă năng tự đảm
bảo được cho cuộc sống cho mình ( thương binh, người tàn tật, nạn nhân chiến tranh và
v.v.).
- Đảm bảo bảo hiểm bắt buộc trong những trường hợp bệnh tật, thất nghiệp và v.v.
- Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa công cộng đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
1.3 Chuyển dời lợi ích và tác động biến dạng của chương trình chi tiêu công
1.3.1 Chuyển dời lợi ích của chương trình chi tiêu công


Quá trình chuyển dời lợi ích chi tiêu công cộng liên quan hợp qui luật với


tác động biến dạng của nó.


Điều này được trình bày trên sơ đồ 1.1, khi Nhà nước áp dụng trợ cấp bán

một vài loại hàng hóa trên thị trường cạnh tranh.

Sơ đồ 1.1

4


Lợi ích nhà sản xuất P0PSESE0 , Lợi ích ngi TD P0E0EDPD , Tổng chi phí công là hình
chữ nhật PSESEDPD , Mất mát là tam giác E0ESED .
1.3.2 Tỏc ng bin dng ca chi tiờu cụng
Chơng trình chi tiêu công cộng có giới hạn
ú l tr cp tiờu dựng mt loi hng húa hoc dch v ch trong phm vi gii hn.
Trong s 1.2 (a,b,c) gii hn ti a ca tr cp c kớ hiu l CL.
ng mng mụ t ng gii hn ngõn sỏch khi cha cú chng trỡnh chi tiờu cụng
cng. ng m góy khỳc th hin ng gii hn ngõn sỏch sau khi ó vn dng
chng trỡnh chi tiờu cụng .
Trờn s (a) v (b) ng chm chm biu hin phn tip tc phm vi ca ng
ngõn sỏch AB.

2. V chng trỡnh tớn dng i vi hc sinh sinh viờn
2.1 Tht bi ca th trng v s cn thit chi tiờu cụng cho giỏo dc i hc
Giỏo dc i hc l hng hoỏ cụng khụng thun tuý. Nú khụng cú tớnh cnh tranh
nhng cú tớnh sng lc. õy ch xột khớa cnh ti chớnh, sinh viờn theo ui chng
trỡnh hc i hc phi úng mt khon chi phớ bng tin cng nh chi phớ c hi cho
vic hc tp. Nu th trng t iu chnh thỡ nhng ngi nghốo khụng cú kh nng

hc i hc khi khụng cú kh nng tr hc phớ. Trong khi hng hoỏ giỏo dc l mt loi
hng hoỏ khuyn dng cho vic vn hnh mt xó hi dõn ch thỡ Nh nc cn ng
ra gii quyt bi toỏn chi tiờu cho giỏo dc sao cho tho ỏng nht. Cụng c thc
hin iu ny l s dng chi tiờu cụng.
5


2.2 Can thiệp của chính phủ: Lựa chọn chính sách tín dụng cho sinh viên
Vốn vay của các ngân hàng thương mại cho giáo dục (với mức lãi suất “hợp lý”)
thường không có sẵn vì hầu hết sinh viên (hoặc gia đình của họ) không có đủ tài sản thế
chấp hoặc không có đủ bằng chứng để ngân hàng tin tưởng. Trong hầu hết các trường
hợp, chính phủ can thiệp bằng các biện pháp cấp vốn vay ban đầu, trợ cấp thanh toán lãi
suất, chịu rủi ro cho các trường hợp không trả nợ và chịu hầu hết các chi phí quản lý
chương trình cho vay.
2.3 Mục tiêu của chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên


Mục tiêu ngân sách (tạo thu nhập từ học phí)



Mở rộng hệ thống giáo dục



Mục tiêu xã hội (bình đẳng / tiếp cận giáo dục cho người nghèo)



Nhu cầu nhân lực




Hỗ trợ sinh viên

2.4 Nguồn vốn của chương trình
Nguồn vốn của chương trình xuất phát từ các nguồn chủ yếu sau:
 Ngân sách hay tiền đi vay của Chính phủ: Chính phủ xây dựng chương trình
cho sinh viên vay vốn để trang trải việc học tập. Chính phủ là người bảo lãnh gián tiếp
bằng cách chịu khoản lỗ do sinh viên không trả nợ. Mặc dù nhiều chương trình cho sinh
viên vay vốn đòi hỏi cha mẹ (hoặc họ hàng) người vay phải cùng ký với tư cách là
người bảo lãnh vay vốn nhưng trong thực tế việc này chủ yếu vẫn mang tính hình thức
vì họ thường không nộp thế chấp để vay vốn.
 Ngân hàng thương mại: Trong trường hợp ngân hàng thương mại cấp vốn vay,
chính phủ là người bảo lãnh trực tiếp xuất phát từ rủi ro không trả nợ ở sinh viên (nhất
là sinh viên nghèo) không thể thế chấp để vay vốn.
 Nguồn kinh phí hiện có hoặc sử dụng một cơ quan bán chính phủ cấp vốn
vay: quỹ lương hưu của công chức nhà nước (Hàn Quốc), hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ
thống bảo hiểm dịch vụ của chính phủ và ngân hàng nhà nước (Philiphin)…
2.5 Qui trình phân bổ vốn vay

Đơn xin vay vốn của sinh viên
6


Đơn xin vay vốn

Các cơ quan phân bổ vốn
Phân bổ ngân sách cho vay vốn


Nguồn tài trợ
Hình 2.1. Quy trình phân bổ vốn vay: Mô hình đơn giản
Sinh viên nộp đơn xin vay vốn cho các đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí
vốn vay (màu xám nhạt); kinh phí vốn vay được nhận từ nguồn tài trợ (màu đen). Cơ
quan này phẩn bổ kinh phí vốn vay cho các cơ quan phân bổ để từ đó sinh viên xin vay
vốn. Nguồn tài trợ của chương trình có thể xuất phát từ chính phủ, ngân hàng thương
mại (không được chính phủ hỗ trợ), quĩ chương trình vốn vay…
2.6 Lựa chọn đối tượng mục tiêu
Với số lượng vốn vay có hạn cùng với việc đáp ứng mục tiêu mà chương trình đặt ra để
nguồn vốn đến đúng đối tượng cần có cơ chế chọn đối tượng mục tiêu một cách rõ
ràng. Các chương trình tín dụng tập trung chủ yếu ở các đối tượng sau :
 Đối tượng sinh viên nghèo - những người xứng đáng được hỗ trợ nhiều nhất.
 Xét đến việc nâng cao hiệu quả trong của chương trình cho vay vốn, sẽ là tốt hơn
nếu tập trung vào đối tượng sinh viên có năng lực học tập tốt hơn. Những sinh viên này
ít có nguy cơ bỏ học hoặc lưu ban trong quá trình học, xin được việc làm tốt hơn và
nguy cơ không trả được nợ là thấp hơn.

học

Sinh

viên

những ngành nghề hiện
thiếu nguồn nhân lực
hoặc sẵn sàng làm việc ở
những vùng ít hấp dẫn

hơn


giảm bớt được khó khăn

thiếu nguồn nhân lực.

7


Hình 2.2. Sơ đồ hình trứng: Tiếp cận đối tượng nghèo
 Đối tượng được vay bao gồm tất cả những sinh viên nghèo đang học tại các
trường THCN, dạy nghề, cao đẳng, đại học( phần A và B). Trong số này chỉ có sinh
viên ở phần A được vay vốn còn sinh viên ở phần B không được nhận vốn vay. Tổng số
đối tượng mục tiêu là phần A + B + C ( thanh niên nghèo đã tốt nghiệp trung học, đủ
trình độ học đại học nhưng không được đi học và có thể được đi học trở lại nhờ vào các
khoản vốn vay).
2.7 Tính bền vững về tài chính của chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên
 Khả năng hoàn vốn đầy đủ
Sự bền vững của bất cứ chương trình cho vay nào cũng phụ thuộc vào mức độ hoàn
vốn đầy đủ. Tỷ lệ hoàn vốn đo bằng tỷ lệ tổng số tiền trả nợ so với tổng kinh phí.
Có 2 nhóm yếu tố làm giảm khả năng hoàn vốn đầy đủ. Bao gồm các yếu tố “tự thân”vốn gắn với chương trình ngay từ khâu thiết kế và chi phí quản lý chương trình.
Về các yếu tố “tự thân”, có thể thấy các điều kiện mà chính phủ cho sinh viên nghèo
vay vốn thì “mềm” hơn so với các điều kiện vay vốn của các ngân hàng thương mại
thông thường, nghĩa là sinh viên nghèo với tư cách người đi vay không phải hoàn trả
đầy đủ khoản vay nhận được. Ảnh hưởng của các yếu tố “tự thân” này càng được nhân
lên khi thời hạn trả dần nợ tương đối dài.


Tình trạng không trả nợ

Việc thu hồi vốn thành công phụ thuộc vào hiệu quả của đơn vị thu nợ và thái độ, hành
vi của người đi vay. Về phía người đi vay, nguyên nhân không trả được nợ là do người

đi vay không có khả năng trả nợ hoặc không có ý muốn trả nợ. Giải quyết vấn đề này
bằng cách giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay và có chế tài xử lý đối với hành vi
không chịu trả nợ.

8


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG BIẾN DẠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN NGHÈO HỌC ĐẠI
HỌC
1. Tổng quan về chương trình tín dụng ưu đãi đối với HSSV
Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên (HSSV) [1]:
1.1.1.

Phạm vi áp dụng

Hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí học tập, sinh
hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua
sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
1.1.2.

Đối tượng áp dụng

HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương
đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại
không có khả năng lao động.
HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu
nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả
hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn nơi cư trú.
1.1.3.
Phương thức cho vay: áp dụng theo 2 phương thức cho vay
HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình
Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại
NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.
1.1.4.
Điều kiện vay vốn
HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho
vay đủ tiêu chuẩn quy định theo phương thức cho vay ở trên.
9


Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận
được vào học của nhà trường.
Đối với HSSV từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc
đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc,
nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
1.1.5.
Mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/HSSV. Mức vốn sẽ được điều chỉnh
tương ứng với sự thay đổi của học phí cũng như biến động giá cả trên thị trường.
1.1.6.
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với HSSV là 0,5%/tháng.

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
1.1.7. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và
lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên
đến ngày trả hết nợ gốc.
Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau
khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết
thúc khoá học.
Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được
thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

2. Tình hình thực hiện và hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV
2.1.

Tình hình thực hiện
Chương trình tín dụng đối với HSSV thực sự được triển khai từ tháng 3 -1998 [4].

Nguồn vốn ban đầu của chương trình chỉ có 160 tỷ đồng, bao gồm 30 tỷ đồng từ ngân
sách và 130 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Nhà nước, do Ngân hàng Công thương đảm
nhiệm, số tiền HSSV được vay mỗi tháng là 200.000 đồng với lãi suất 0.45%/tháng.
Đến năm 2003 mức vay được năng lên 300.000 đồng/tháng, đồng thời việc cho vay tín
dụng ưu đãi sinh viên được chuyển cho NHCSXH quản lý, số dư nợ đến thời điểm
chuyển giao khoảng 76 tỷ đồng.
Đến năm 2007 mức lãi suất vốn vay được điều chỉnh tăng lên 0.65%/tháng, và
được tính ngay khi người vay nhận tiền nhưng không thu liền mà đến khi HSSV ra
10


trường mới thu. Cùng với đó Ngân hàng CSXH có chế độ giảm lãi cho những học sinh
trả nợ trước thời hạn. Nếu trả nợ trước 4 năm trở lên, được giảm 30% lãi suất; trả nợ

trước hạn 3 năm trở lên đến dưới 4 năm, được giảm 20%; trả nợ trước hạn từ 2 năm đến
dưới 3 năm, được giảm 15%; trả nợ trước hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm, được giảm
10%; trả nợ trước hạn dưới 1 năm, được giảm 5%

[5]

. Trong quá trình vay vốn, trường

hợp HSSV bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan, ngân hàng sẽ xem xét
giảm lãi tiền vay, nhưng không giảm quá 50% số lãi tiền vay HSSV đó còn phải trả.
Sau hơn 10 năm thực hiện, đến tháng 9-2007, chỉ có 100 nghìn HSSV vay với tổng dư
nợ là 290 tỷ đồng.
Tín dụng đối với HSSV chỉ thật sự trở thành chương trình lớn và đi vào cuộc sống
của sinh viên khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg vào ngày
29/7/2007, thông qua quyết định này mỗi sinh viên sẽ được vay 8 triệu/năm với lãi suất
ưu đãi là 0.5% tháng tức khoảng 6% năm. Đồng thời, trong thời gian đang theo học tại
các trường, cộng với một năm khi ra trường HSSV chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay;
trường hợp trả nợ trước hạn được giảm 50% lãi suất cho vay. Quyết định vừa ban hành
nhưng đã được đông đảo phụ huynh, sinh viên, cùng ban lãnh đạo các cấp nhiệt tình
hưởng ứng và ủng hộ. Ngay sau quyết định, Bộ Tài Chính đã nhanh chóng chuyển ngay
500 tỷ đồng cho Ngân Hàng Chính sách Xã Hội làm nguồn vốn tín dụng cho sinh viên,
cùng với đó Bộ Tài Chính cũng đã phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu Chính Phủ để bổ
sung thêm cho nguồn vốn tín dụng. Nhu cầu vay vốn của các gia đình có con đi học rất
lớn chính vì vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng triển khai thực hiện Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg, cả nước đã có hơn 134.000 HSSV được vay vốn, số vốn giải ngân
đạt gần 490 tỷ đồng, trong đó có hơn 100.000 HSSV được vay vốn lần đầu

[6]

. Tổng


cộng nguồn vốn Bộ Tài Chính cấp đến thời điểm này đã là 2500 tỷ đồng.
Về phía cho vay, tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay HSSV đạt 2.803 tỷ đồng
với 630.159 sinh viên đang vay. Trong đó, doanh số cho vay từ 1/10/2007 theo quyết
định mới của Thủ tướng Chính phủ đạt 2.504,6 tỷ đồng với 596.354 HSSV đang vay
vốn. Cơ cấu nợ cụ thể: đại học và cao đẳng 1.930 tỷ đồng với 425.313 HSSV vay;
Trung cấp chuyên nghiệp 680 tỷ đồng với 157.447 HSSV được vay; học nghề (thời hạn
11


học trên một năm) 1.690 tỷ đồng với 37.773 HSSV được vay; học nghề dưới 1 năm là
43 tỷ với 9.626 HSSV được vay [7].
Trong năm học 2007-2008, tính đến hết tháng 5/2008 cả nước đã có 748.224 sinh
viên được vay vốn học tập, chiếm hơn 25% so với tổng số 3,1 HSSV các trường dạy
nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước, tổng số tiền giải ngân đã trên 5.240 tỷ đồng

[8]

.

Như vậy, cứ 4 sinh viên thì có 1 sinh viên được vay vốn học tập. Song song theo đó
Ngân hàng CSXH cũng đã tổ chức các điểm giao dịch đến từng xã với trên 180 nghìn tổ
tiết kiệm và 8.779 điểm giao dịch lưu động để đồng vốn nhanh chóng đến tay các
HSSV khó khăn.
Tiếp theo quyết định số 157, Thủ tướng Chính phủ ban hành thêm Quyết định số
1675/QĐ-TTg vào ngày 19/ 11/ 2008 về tín dụng đối với HSSV nghèo, đồng thời giao
chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng HSSV năm 2009 là 8.000 tỷ đồng. Nguồn vốn
mà Ngân Hàng CSXH đã giải ngân tính đến ngày 31/12/2008 đã hơn 9.535 tỷ đồng, thu
nợ 92 tỷ đồng và hiện còn hơn 1,2 triệu HSSV còn dư nợ, với số tiền 9.741 tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ cho vay đối với HSSV học đại học, cao đẳng là 6.949 tỷ đồng với 883

nghìn HSSV, chiếm 69,6%/tổng số HSSV vay vốn, với HSSV học trung cấp là 2.199 tỷ
đồng, 302 nghìn HSSV, chiếm 23,7%; với HSSV học nghề trên 01 năm là 459 tỷ đồng,
63 nghìn HSSV, chiếm 4,9%; với HSSV học nghề dưới 01 năm là 134 tỷ đồng, 22
nghìn HSSV chiếm 1,8% [9]. Trong học kỳ I-2009, Ngân Hàng CSXH đã cho vay được
4.498 tỷ đồng, còn lại học kỳ II hơn 4.000 tỷ đồng.
Tổng dư nợ của chương trình tính dụng ưu đãi cho HSSV tăng với một mức độ rất
nhanh, ở hầu hết các tỉnh thành vốn được giải ngân rất thuận lợi cả về mặt thủ tục lẫn
tốc độ giải ngân, tính đến ngày 30/4/2009 tổng dư nợ đã đạt 13.700 tỷ đồng với 1,335
triệu HSSV đang vay vốn. Trong đó, đại học có 547.196 HSSV vay vốn với 5.795 tỷ
đồng, chiếm 42,39%; cao đẳng có 396.452 HSSV vay vốn với 4.126 tỷ đồng, chiếm
30,18%; trung cấp có 318.605 HSSV vay vốn với 3.133 tỷ đồng, chiếm 22,7%; học
nghề trên 1 năm: 72.747 HSSV vay vốn với 646 tỷ đồng, chiếm 4,73% [10].
Bước sang năm học mới 2009-2010, khi Bộ Giáo Dục điều chỉnh tăng mức học phí
lên mức trần 240.000 đồng/tháng, thì theo đó Bộ Tài Chính cũng tịnh tiến chương trình
12


tín dụng cho HSSV từ 800.000 đồng/tháng lên 860.000 đồng/tháng tăng 60.000/ tháng
so với quyết định 157, lãi suất vẫn giữ ở mức 6% năm. Khi quyết định nâng mức vay
cho HSSV từ 800.000 đồng/tháng lên 860.000 đồng/tháng thì không khí của chương
trình tín dụng HSSV trong năm ngày càng trở nên sôi động. Kể từ khi thực hiện chương
trình cho đến học kì I năm 2009-2010, Nhà nước đã bố trí 18.000 tỷ đồng cho chương
trình này. Ngân hàng CSXH đã cho vay 17.842 tỷ đồng; nguồn vốn NSNN còn lại
khoảng 200 tỷ đồng [11].
2.2.

Hiệu quả của chính sách vay vốn ưu đãi HSSV
Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi cho HSSV, Chính phủ cùng với các bộ,

ban ngành đã tạo được không khí phấn khởi cho những gia đình có con là sinh viên,

nhất là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Với
các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ cùng với mức cho vay phù hợp với điều
kiện thực tế, chương trình thật sự đã ngày càng đi sâu vào đời sống của HSSV, thu hút
nhiều đối tượng HSSV tham gia. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện nó cũng mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực cho xã hội, nhà trường, gia đình HSSV.
Đối với HSSV: chương trình góp phần giảm gánh nặng chi phí hiện tại cho các
HSSV có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, đảm bảo một phần nguồn tài chính để
trang trải chi phí sinh hoạt, học tập, sách vở.... Từ đó tạo tâm lý vững chắc để HSSV
yên tâm học hành, trau dồi kiến thức, nâng cao và phát huy năng lực học tập, có nhiều
thời gian hơn để đầu tư cho việc học tập nghiên cứu, giảm gánh nặng làm thêm. Mặt
khác, thông qua chương trình vay vốn, HSSV ngày càng có trách nhiệm hơn với việc
học tập để sau khi ra trường dễ tìm kiếm việc làm, có mức lương cao trả nợ cho Chính
Phủ.
Đối với gia đình của HSSV: chương trình này giúp gia đình giảm bớt gánh nặng, lo
toan về tiền bạc để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập và học phí của con.
Đối với nhà trường: Việc thực hiện chương trình cho vay tín dụng sinh viên giúp
cho nhà trường đảm bảo kịp thời trong công tác thu học phí, giảm tỷ lệ bỏ học giữa
chừng do không có tiền trang trải học phí. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở
vật chất của trường cũng như năng lực học tập, nghiên cứu của sinh viên.
13


Đối với toàn xã hội: Bằng chương trình tín dụng ưu đãi cho HSSV, chính phủ cùng
các bộ, ban ngành có liên quan đã trực tiếp làm giảm bớt tỷ lệ HSSV bỏ học, tạo cho xã
hội nguồn lao động chất lượng, có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất
đạo đức, từ đó nâng cao năng suất lao động tạo ra càng nhiều giá trị thặng dư cho nền
kinh tế. Hơn nữa thông qua chương trình này về mặt ngắn hạn chương trình có thể hạn
chế những bất ổn và tệ nạn cho toàn xã hội vì làm giảm tỷ lệ bỏ học, về mặt dài hạn có
thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người cho nền
kinh tế.

Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả đạt được chương trình còn gặp phải không ít
bất cập, sự mất cân đối trong quá trình thực hiện như là: sự chênh lệch lớn cơ cấu dư nợ
cho vay theo nhóm hệ đào tạo, cho vay sai mục đích, sai đối tượng, … những bất cập và
mất cân đối này sẽ được phân tích xác đáng ở phần sau.

3.
3.1.

Những tác động biến dạng của chương trình
Cho vay sai đối tượng

"Không để trường hợp nào sinh viên phải bỏ học giữa chừng vì thiếu học phí...".
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi thực hiện chương
trình cho HSSV vay vốn hỗ trợ học tập. Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp
dụng để hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc
học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường. Mặc dù phần lớn nguồn vốn đã
đến đúng đối tượng và phát huy vai trò quan trọng của nó giúp hàng trăm nghìn HSSV
nghèo thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, tuy nhiên chương trình vẫn còn tồn
tại một số bất cập, trong đó vấn đề hỗ trợ sai đối tượng vẫn là một trong những tác động
biến dạng của chương trình hỗ trợ sinh viên nghèo vay vốn học đại học.
Hộ nghèo là một trong những đối tượng chính mà chương trình này hướng tới. Đến
4-2009 có 438 ngàn hộ thuộc đối tượng này đang được vay 4.844 tỷ đồng, chiếm 35,4%
[12]

. Tuy nhiên, theo thống kê, trong số 100 hộ nghèo chỉ có 19 hộ có con đang là HSSV

và được vay vốn, tỷ lệ này vẫn còn thấp. Điều này chứng minh thực trạng, số lượng con
em gia đình nghèo vẫn chưa có cơ hội được học hành còn rất cao.

14



Hộ cận nghèo là đối tượng vay nhiều nhất với 624 ngàn hộ, vay gần 7.000 tỷ đồng,
chiếm 50% tổng số hộ được vay

[12]

. Từ năm 2007, số hộ này luôn tăng cho đến nay,

ngược hoàn toàn với số hộ nghèo được vay vốn đang có xu hướng giảm.
Nếu như đối tượng được vay vốn hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng gồm HSSV
là thành viên của các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, và hộ có hoàn cảnh khó
khăn đột xuất thì một phần không nhỏ nguồn vốn lại không đến với những đối tượng
này và kết quả là hàng ngàn sinh viên không nghèo vẫn được vay vốn. Theo báo cáo
của các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, đến 31/12/2008, số tiền cho vay sai
đối tượng là 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,1%. Đến thời điểm 30/4/2009, số tiền cho vay sai
đối tượng đã giảm xuống còn 5,4 tỷ đồng, chiếm 0,07%. Lý do cho vay sai đối tượng là
các tổ tiết kiệm bình xét chưa đúng đối tượng được vay vốn, do có sự nể nang, cảm tình
cũng như do một phần nhận thức chưa đúng chính sách nên đã xác nhận chưa đúng đối
tượng được thụ hưởng.
Cụ thể như theo kết quả khảo sát Chương trình tín dụng sinh viên, học sinh từ 9.838
hộ gia đình thuộc 1.619 tổ tiết kiệm và vay vốn ở 154 xã, phường, thị trấn An Giang...
phát hiện 446 hộ gia đình thuộc 81 xã không thuộc đối tượng vay vốn, chiếm tỷ lệ 4,5%
số hộ kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu là do việc xác nhận đối tượng vay chưa chuẩn xác
của UBND cấp xã. Trong đó, phát hiện có 55 UBND cấp xã xác nhận cho 262 hộ sai
đối tượng với số tiền 995 triệu đồng. Dù UBND, hội đoàn thể và tổ tiết kiệm vay vốn
động viên, giải thích, nhưng đến cuối tháng 4.2009 mới xử lý dứt điểm được các trường
hợp sai sót này.
Một ví dụ khác là tại Đồng Tháp, theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến 42008 đã có 12.271 HSSV vay tổng số tiền gần 57 tỉ đồng. Qua kiểm tra ở 30 xã phường
đã phát hiện 215 trường hợp chính quyền địa phương xác nhận không đúng nên ngân

hàng cho vay sai đối tượng [13].
3.2.

Sinh viên nghèo khó vay vốn

Bên cạnh việc cho vay sai đối tượng tức là sinh viên không nghèo đang được vay
vốn thì một hiện tượng khác bức xúc hơn nữa vẫn đang tồn tại đó là nhiều sinh viên
nghèo nhưng không vay được vốn hoặc rất khó vay vốn. Khi làm các thủ tục để được
15


xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên tại địa phương, các sinh viên gặp rất nhiều
khó khăn. Nhiều địa phương, vì bệnh thành tích nên không đưa số gia đình có hoàn
cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo, chưa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực
trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho sinh viên để được vay vốn.
Báo Lao Động số 81 ngày 10/04/2008 nêu lên trường hợp các ông Thân Văn Huy,
Thân Văn Kế, Thân Văn Quỳ là những hộ nghèo nhất thôn Bảy, xã Tăng Tiến, huyện
Việt Yên, Bắc Giang có 1 đến 3 con đang học ĐH-CĐ lại không được vay vốn của
Ngân hàng chính sách xã hội. Hậu quả bạn Thân Văn Trung đỗ cùng lúc hai trường đại
học nhưng phải về quê phụ giúp cha mẹ sau gần hai tháng theo học tại Trường Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội vì không có tiền đóng học. Ông Thân Văn Huy, bố của bạn
Trung bức xúc: "Chủ trương của Chính phủ rõ như ban ngày, vậy mà cán bộ gây khó
khăn”. Năm học 2006- 2007, gia đình tôi và nhiều hộ nghèo trong xã đã không được
vay. Để ăn chắc, năm nay, khi làm hồ sơ xin vay vốn mỗi hộ phải chi "màu" 20 nghìn
đồng cho tổ trưởng. Vậy mà đến ngày 25/12/2007, NHCSXH huyện giải ngân, nhiều hộ
nghèo lại không có trong danh sách được vay vốn. Trong khi hàng chục hộ nhà cao cửa
rộng, có lương hưu ổn định vẫn được vay. Thắc mắc thì cán bộ ngân hàng trả lời hồ sơ
không đủ điều kiện”. Nhiều người dân nói rằng: “vì họ là dân nghèo, không có tiền lo
lót nên cán bộ cố tình viết sai, gây khó khăn”.
Chương trình cho HSSV vay vốn hỗ trợ học tập đã tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại

học cho người nghèo. Đây cũng là cơ hội giảm bớt khó khăn tài chính cho HSSV, đồng
thời tăng cường trách nhiệm của họ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Vậy mà,
vẫn có nhiều trường hợp sinh viên nghèo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
thậm chí không được vay vốn hỗ trợs học tập, vấn đề này cần nhanh chóng được giải
quyết để chương trình này phát huy được hiệu quả thực sự của nó.
3.3. Nguồn vồn từ chương trình bị sử dụng sai mục đích
Xã hội càng phát triển, nhận thức của con người về vai trò cũng như tầm quan trọng
của giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Vì vậy, đầu tư cho việc học tập của con
em mình được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, với những gia đình
nghèo thì đây lại là một vấn đề khó khăn. Vì vậy, chương trình tín dụng ra đời nhằm
16


mục đích không để một HSSV nào phải nghỉ học, bỏ học vì thiếu tiền, tạo cơ hội học
tập ngang bằng cho tất cả HSSV. Nhưng khi nhận được tiền vay, HSSV có sử dụng
đúng mục đích ban đầu mà chính sách đưa ra không?
Vấn đề sẽ dừng lại nếu sinh viên sử dụng nguồn vốn này đúng với mục đích cao
đẹp của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi nhận được tiền vay vốn một số sinh viên lại
sử dụng nguồn vốn này sai mục đích.
Theo kết quả tổng kết thực tiễn việc thực hiện chương trình tín dụng 6 tháng năm
2008 đã phát hiện có 77 hộ gia đình và 59 HSSV sử dụng vốn vay sai mục đích. Tổng
kết cuối năm 2008, tại hơn 9.048 xã trong tổng số 10.000 xã có đối tượng được vay vốn
trên cả nước, phát hiện 247 hộ vay sử dụng vốn sai mục đích

[14]

. Tính đến ngày

30/04/2009, trong tổng số 1,335 triệu người vay có 931 người vay sai mục đích. Tức là
trong 1 vạn HSSV vay vốn có 7 người vay sai mục đích và đã bị thu hồi[15].

Những con số trên chỉ giúp ta khái quát được số trường hợp sử dụng nguồn vốn sai
mục đích. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là những con số đơn thuần này mà quan
trọng hơn là “biểu hiện cụ thể bên trong” của chúng.
Theo đại diện các cơ quan chức năng TP HCM, họ tỏ ra e ngại vì không ít người
vay vẫn nợ học phí trong khi được cấp gần 50 tỷ đồng vốn ưu đãi cho học sinh, sinh
viên vay[16]. Bà Ngô Thị Bích Hồng-Phó phòng nghiệp vụ Ngân hàng chính sách TP
HCM cho biết [16]: “Không loại trừ khả năng sinh viên đầu tư vốn vay để sắm trang thiết
bị đắt tiền như xe máy, laptop nên không còn tiền đóng học phí. Nhiều sinh viên trình
bày lý do vay vốn với ngân hàng là để kinh doanh”. Một trường hợp khác “đầu tư” hết
vào điện thoại di động đắt tiền, cá độ bóng đá, không bao lâu điện thoại di động, xe
máy cũng không cánh mà bay[17].
Có thể có ý kiến cho rằng xe máy, laptop tuy là những hàng hóa xa xỉ đối với sinh
viên nhưng nó là cần thiết và cần phải có để việc học tập được tốt hơn. Quan điểm này
hoàn toàn không sai. Tuy nhiên, nếu đánh đổi giữa khoảng tiền phải nộp học phí để có
được những xa xỉ phẩm này thì lúc đó chúng không còn là phương tiện hỗ trợ học tập
mà chúng trở thành công cụ cản trở việc học tập. Bỡi lẽ không đóng tiền học phí thì
không được học (theo qui chế 43) và như vậy mục đích của chương trình đã bị chệch
17


hướng. Khi đó, chương trình tín dụng không những không hỗ trợ học sinh sinh viên
nghèo mà trở thành hỗ trợ các cơ sở sản xuất những sản phẩm này.
Bên cạnh đó, việc nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích còn tính đến trường hợp sinh viên
sử dụng nó để kinh doanh. Không thể phủ nhận đây là một việc làm tốt- cần phải có
hoài bão như vậy. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi lấy nguồn vốn “ngắn”
(4 triệu cho mỗi lần rút tiền và 8 triệu cho cả năm học từ chương trình) để nuôi nguồn
vốn dài cộng thêm những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.
Vậy đâu là nguyên nhân cho hiện tượng này? Đầu tiên phải kể đến ý thức của đối tượng
được vay vốn. Một bộ phận đã cố tình sử dụng nguồn vốn này sai mục đích. Một bộ
phận khác dường như chưa nắm được mục đích của chương trình. Họ vay tiền theo

phong trào và coi việc vay tiền ưu đãi như một thứ quyền lợi mà bất kì một ai cứ miễn
là học sinh sinh viên thì tất yếu được hưởng. Vậy phải chăng nguyên nhân sâu xa của
hiện tượng này chính là sự thiếu rõ ràng trong nội dung kèm theo sự thiếu chặt chẽ của
việc triển khai chính sách đến cộng đồng. Một số sinh viên cho rằng vì thủ tục quá “dễ
dãi” cho nên cứ vay mặc dù không biết vay để làm gì

[18]

. Thậm chí, chính sách ưu đãi

này còn được một số SV “tính toán” rất kỹ càng: “Năm nay bố mẹ mình sửa lại cái bếp
nên kinh tế cũng eo hẹp. Vay thêm tiền này về sửa chữa cho thoải mái. Hai chị em mình
cùng vay cũng được hơn chục triệu đồng. Sau mấy năm nữa mới phải trả. Khi đó kinh
tế nhà mình cũng khá hơn rồi” - Phan Thị Thanh Thảo (ĐH Kiến trúc) cho biết

[18]

. Với

những trường hợp minh họa trên, có thể thấy tình trạng “con vay vốn, cha mẹ sử dụng”
không còn là hiếm khi không ít trường hợp có sự thỏa hiệp giữa phụ huynh và con em
nhằm vay vốn ưu đãi để giúp gia đình làm ăn.
Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Nguồn vốn của chương trình còn bị lạm dụng bởi một
số đối tượng vào mục đích cho vay lấy lãi. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý: nguồn
vốn từ chương trình không phải thực hiện trách nhiệm tiếp vốn cho sinh viên theo đúng
với trách nhiệmcủa nó mà tiếp vốn cho các thành phần cho vay lấy lãi. Vậy đối tượng
của họ là ai? Chính là những trường hợp không được vay vốn hay gặp khó khăn trong
việc vay vốn như tác động biến dạng đã đề cập ở trên. Do vậy, vô hình chung nguồn
vốn từ chương trình không những không đến được với những sinh viên nghèo để bộ
18



phận này có cơ hội tiếp cận giáo dục mà lại làm cho sinh viên nghèo trước đã khó khăn
nay lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, một số gia đình với tư tưởng “đầu tư hôm nay để
đổi đời trong tương lai” nhờ cơ hội nghề nghiệp được mang đến từ giáo dục thì cũng
đành chấp nhận vay với mức lãi suất cao từ người cho vay. Bỡi lẽ nếu không vay thì
không được đến trường và tương lai nghèo lại càng nghèo hơn. Điều này đặt ra một dấu
hỏi lớn: phải chăng nguồn vốn từ chương trình đã bị phân phối ngược? Nếu thực tế này
xảy ra vấn đề công bằng có còn được đảm bảo nữa hay không?
Đây quả thật là một thực tế đáng buồn. Bởi lẽ chính sự thông thoáng cũng như ưu
đãi của chính sách dành cho sinh viên lại tạo ra tác dụng ngược như vậy. Điều này gợi
lên một nghịch lí trong công tác quản lí của chính phủ: quá “nhẹ phần cứng”. Nghĩa là
nếu sự thông thoáng và ưu đãi trên được đảm bảo dựa trên một chế tài “đủ mạnh” thì
trường hợp trên đã không xảy ra. Bên cạnh đó, sự thiếu chặt chẽ trong việc xác định đối
tượng được hưởng ưu đãi cũng như sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra giám sát từ phía địa
phương cũng như nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra biến dạng
này.
3.4

Ăn chặn tiền trong nguồn vốn hỗ trợ sinh viên nghèo

Lợi dụng chủ trương cho sinh viên nghèo vay vốn của Chính phủ, cán bộ một số
địa phương đã cố tình gây khó dễ cho người dân khi đến lĩnh tiền rồi tìm cách xà xẻo.
Nhiều tờ báo như Dân Trí, Tiền Phong, Lao Động đã đưa thông tin về tình trạng này.
Báo Dân Trí cung cấp thông tin:
Tại thôn Bắc Thọ xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá), bà Hoàng Thị Phương
cho biết: "Tôi vay 8.000.000 đồng bị "cấn" mất 110.000 đồng. Khi nghe tin sắp có báo
chí về, chi hội phụ nữ thôn đã triệu tập cuộc họp yêu cầu những người được vay vốn
phải ký vào biên bản đóng góp quỹ tự nguyện 55.000 đồng một hội viên". Còn ông Tô
Ngọc An (thương binh 4/4) ấm ức: "Tôi được vay đợt 1 cho con trai ăn học là 4 triệu

đồng và bị thu luôn 55.000 đồng. Cán bộ chi hội phụ nữ đến yêu cầu tôi ký vào biên
bản "họp tổ" nhưng tôi không kí. Họ dặn: "Nếu nhà báo hỏi nhớ nói chỉ phải nộp
15.000 đồng đừng khai 55.000 đồng mà ảnh hưởng đến phong trào".

19


Bà con ở xã Cao Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) cũng cho biết: "Khi đến nhận tiền
cán bộ đòi thu 7.000 đồng/1 triệu. Các hộ có sinh viên nghèo kêu cao quá, họ hạ xuống
5.000 đồng, ai không nhất trí thì đừng vay, buộc mọi người phải tuân theo".
Lí do thu lệ phí được nêu ra là đóng góp quỹ tự nguyện, để photo hồ sơ, giấy bút,
xăng xe đi lại…Tuy biết việc thu lệ phí trên là sai nhưng hầu hết các hộ dân không dám
phản ánh vì sợ bị trù dập tại địa phương và sợ không được vay vốn nữa.
Sau khi làm rõ những thông tin này, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội các địa
phương nêu trên đều đã xin lỗi, trả tiền lại cho dân và khẳng định kiên quyết nghiêm
cấm thu lệ phí vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào.
Trên đây chỉ là vài trường hợp điển hình được báo chí nêu ra tại một số xã của 2
tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, ngoài ra, chưa ai có thể khẳng định tại các tỉnh thành còn
lại của cả nước tình trạng này có diễn ra hay không và đang diễn ra ở mức độ nào.
Thậm chí ngay ở các xã nêu trên những giải pháp của chính quyền địa phương liệu có
ngăn chặn triệt để vấn đề này trên thực tế hay chỉ có ý nghĩa về mặt lí thuyết…và nếu
hiện tượng này không chấm dứt thì chính sách hỗ trợ HSSV nghèo vay vốn học tập của
Nhà nước sẽ là cơ hội để những người có thẩm quyền làm giàu bất chính.
3.5.

“Giả nghèo” để được vay vốn

Cũng có thể nói đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nguồn vốn hỗ trợ
sinh viên nghèo đến sai đối tượng. Tuy nhiên nếu xét ở khía cạnh các nguyên nhân
khiến chương trình bị “biến dạng” hay mức độ gây “biến dạng” cho chương trình thì

vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Bên cạnh đó, còn chưa kể ảnh hưởng đến các đối tượng vay
vốn thì hai tác động này cũng khác nhau.
Với việc nguồn vốn đến sai đối tượng thì đối tượng bị ảnh hưởng là những trường
hợp nằm trong đối tượng áp dụng của chương trình. Còn trường hợp này thì đối tượng
bị ảnh hưởng còn phải kể đến cả các hộ nghèo không có con em là học sinh sinh viên.
Bỡi lẽ, với trường hợp “giả nghèo” thì bộ phận “cần được hỗ trợ” bị loại khỏi danh sách
“hộ nghèo” do phải nhường “suất” cho các trường hợp “giả nghèo” (vì tỷ lệ hộ nghèo
tại một số địa phương chỉ có một tỷ lệ nhất định). Điều này không những khiến cho họ

20


không được hưởng ưu đãi từ chương trình này mà có thể không được hưởng ưu đãi từ
các chương trình ưu đãi khác của chính phủ.
Ngoài ra, việc “giả nghèo” để được vay vốn còn gây ra các hiện tượng tiêu cực
trong xã hội. Tại rất nhiều địa phương, các hộ gia đình có con học đại học tìm cách
“chạy chọt” để có sổ hộ nghèo, và nhiều địa phương lại tự ý đưa ra những tiêu chí riêng
để xét hộ nghèo. Một số vụ việc đã được báo Đất Việt nêu ra như: 9 cán bộ chủ chốt
của xã Thanh Xuân (Thanh Chương - Nghệ An), trong đó có gia đình chủ tịch, Bí thư
xã bỗng dưng biến thành hộ nghèo để vay vốn SV cho con, hay ở xã Quế Phong, huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có hơn 1.400 hộ, trong đó có 544 hộ nghèo, chiếm 38%.
Phớt lờ quy định của Chính phủ, chính quyền xã Quế Phong (Quế Sơn, Quảng Nam) tự
ý bình xét cấp sổ hộ nghèo trên tiêu chí… có con học ĐH. Vì tiêu chí xét nghèo kỳ cục
đó, nhiều hộ dân tại xã Quế Phong có con là sinh viên đều tìm cách để “chạy chọt” sổ
hộ nghèo. Thực tế, phần lớn các hộ này đều có công việc, thu nhập ổn định, nhà cửa
khang trang. Đảng uỷ xã giải thích rằng: “Những hộ trên có con là sinh viên, lương cán
bộ thôn xã không bao nhiêu nên được chính quyền ưu ái xét hộ nghèo”.
Như vậy mục đích của chương trình không những không đạt được mà còn làm ảnh
hưởng đến những người nghèo đang thực sự cần hỗ trợ do đó rất cần những chính sách
cứng rắn để chương trình mang lại những kết quả tốt đẹp như mục tiêu nó đề ra.

3.6.

Sự thiếu bền vững về mặt tài chính của chương trình

Mức độ bền vững tài chính của một chương trình phụ thuộc vào mức độ hoàn vốn của
nó. Chương trình tín dụng ưu đãi cho HSSV vay vốn là chương trình vay không có thế
chấp cùng với các điều kiện như việc trả lãi suất thấp, thời hạn trả nợ tương đối dài…
đều “mềm hơn” so với điều kiện của các khoản cho vay theo hình thức thương mại
thông thường. Các khoản trợ cấp này càng lớn thì số tiền mà người vay phải trả càng ít
nhưng chính phủ phải chi ngày càng nhiều.
Các khoản “hỗ trợ ẩn” của chính phủ với nguồn ngân sách có hạn cộng với tổn thất do
không thu hồi được nợ (bao gồm không trả nổi và cả thoái thác nợ) đã làm cho nguồn
tài chính của chương trình thiếu tính bền vững và nguy cơ nguồn vốn có khả năng bị
“cháy” trong tương lai là rất cao.
21


Bảng tổng hợp về số lượng sinh viên vay vốn cũng như dư nợ qua các năm.
Năm

Cho vay
(học sinh)

2007
2008

630159
1200000

2009

03/2010

1335000
1800000

Cơ cấu dư nợ (tỷ đồng)
Đại học- Trung cấp
Học nghề
Cao đẳng
1930
6949
11630

680
2199

1690
593

Tổng dư nợ
(tỷ đồng)
2803
9741
17842
19900

(Nguồn số liệu: [10], [11], [12], [13])

Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy được song song với số lượng sinh viên
được vay vốn ngày càng tăng cũng kèm theo với hiện tượng dư nợ cũng tăng nhanh.

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu bền vững về mặt tài chính của chương trình một
phần phải kể đến do việc phối hợp thông tin giữa ngân hàng chính sách, địa phương và
nhà trường chưa thông suốt. Trong khi ngân hàng mong muốn Bộ GD&ĐT và Bộ
LĐTB&XH theo dõi vay nợ, đặc biệt là khi HSSV ra trường. Nhưng thực tế, nhà
trường còn chưa nắm chắc ai được vay, vậy làm sao có thể theo dõi vay nợ đối với các
đối tượng này [14] ?
Đề cập đến vấn đề thu hồi nợ khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng quay vòng và
tính bền vững của nguồn vốn cũng cần nhìn lại những khó khăn mà sinh viên phải đối
mặt với qui định bắt đầu trả nợ và lãi sau khi ra trường một năm. Bởi lẽ, phần lớn sinh
viên vừa ra trường sau 1 năm thì việc tìm được một việc làm phù hợp gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa, nếu có tìm được việc thì mức lương cũng không cao. Thu nhập thấp,
nhất là những học sinh trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề (thường thu nhập dưới một
triệu đồng/tháng)

[15]

cộng với nhu cầu chi tiêu lớn cho các phương tiện phục vụ công

việc (điện thoại, xe máy) nên việc trả nợ thật sự là điều khó khăn cho người mới tốt
nghiệp.
Ngoài ra, khó khăn hiện nay là học sinh sinh viên vay vốn sẽ được cấp thông qua
hộ gia đình nhưng các trường hợp này đều là gia đình trong diện nghèo và cận nghèo
cộng thêm quãng thời gian từ 4 đến 5 năm nuôi con ăn học, nếu không có nguồn kinh
phí khác hỗ trợ thì rất khó có khả năng trả nợ chứ chưa nói đến chuyện trả nợ đúng hạn.
22


Như vậy người phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn chính là các học sinh sinh viên
được hưởng khoản vay này chứ không ai khác. Tuy nhiên thực tế lại là một sự thật đáng
buồn. Theo thống kê, Năm học 2005 - 2006, số sinh viên vi phạm quy chế bị buộc thôi

học trong cả năm học là 12.821 em[16]. Trong học kì I năm học 2006-2007 theo thống kê
từ Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ trên toàn quốc đã kỷ luật, cảnh cáo và buộc thôi học
296.445 sinh viên. Trong đó buộc thôi học gần 14.000 sinh viên do vi phạm quy chế

[17]

.

Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận nghỉ học giữa chừng vì thiếu điều kiện, các lý do
khách quan... Với hi vọng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận giáo dục để sử dụng kiến
thức này nuôi sống bản thân trong tương lai kèm theo trách nhiệm hoàn trả vốn vay khi
họ có thu nhập, thực trạng trên đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ vấn đề một cách
nghiêm túc hơn. Thật sự gánh nặng lại đè lên đôi vai của nhà nước. Trợ cấp cho chương
trình vay ở mức quá lớn có xu hướng làm ảnh hưởng đến mục tiêu đích thực của vốn
vay và trên thực tế đã chuyển vốn vay vô hình thành khoản cho không gây ảnh hưởng
đến ngân sách.
Bên cạnh việc người vay không có khả năng trả nợ như đã phân tích ở trên, nguồn vốn
thu hồi khó còn do người vay cố tình không trả nợ hay thoái thác nợ. Tình hình này
cùng với nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên đang tăng cao và nguồn vốn cho vay
bị hạn chế nên dẫn tới nhiều thời điểm các ngân hàng đã không đáp ứng được kịp thời
nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo nói
riêng và học sinh, sinh viên cả nước nói chung. Thực trạng này đặt chính phủ vào một
tình thế vô cùng khó khăn, cho vay tiếp đễ “hỗ trợ” sinh viên trong tình trạng nguồn
vốn eo hẹp hay là dừng chương trình. Bỡi lẽ nếu cho vay tiếp nhưng việc thu hồi nợ gặp
khó khăn như đã phân tích ở trên cùng với việc Chính phủ tăng mức cho vay đối với
HS-SV lên thì khả năng thu hồi vốn còn khó khăn hơn. Nếu cho vay mà không thu hồi
được thì chỉ được một thời gian sẽ “vỡ quỹ”.
Vậy nhà nước sẽ thu hồi vốn bằng cách nào, nguồn vốn sẽ được tiếp sức nhờ đâu và ai
sẽ là người trả nợ? Để giải quyết vấn đề này thật sự là một vấn đề khó khăn và có thể
giải quyết được hay không chính là ở khả năng quản lí của chính phủ!


23


CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Đầu tư trong giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng trong nhiều chiến lược phát
triển giáo dục. Về cơ bản Chương trình đã tạo điều kiện cho sinh viên an tâm học tập
nhưng trong quá trình triển khai đã gặp phải những tác động biến dạng làm ảnh hưởng
lớn đến chất lượng và mục tiêu của chương trình. Vì vậy cần có những biện pháp để
hạn chế đến mức thấp nhất những tác động biến dạng này.

1. Về phía nhà nước
Các qui định ban hành cần rõ ràng chặt chẽ trong việc xác định đối tượng được vay vốn
để nguồn vay phục vụ đúng đối tượng. Bất cứ một sự thay đổi nào liên quan đến
24


chương trình phải được thông báo sâu rộng đến các đối tượng có liên quan. Ngoài ra,
công tác cập nhật “chuẩn nghèo” tại địa phương cần được tiến hành thường xuyên tránh
tình trạng có hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn được hưởng ưu đãi như hộ nghèo.
Bằng việc chuyển đổi từ hình thức cho vay trực tiếp đối với học sinh, sinh viên sang
cho vay đối với hộ gia đình, việc thu hồi vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều gia
đình “nghèo vẫn hoàn nghèo” khi hết thời hạn vay vốn. Vì vậy, nhà nước, chính quyền
địa phương nên có nhiều chính sách để tạo điều kiện cho những gia đình này có thể ổn
định kinh tế hơn trong tương lai. Ngoài ra, kêu gọi các doanh nghiệp tuyển dụng nhân
viên trực tiếp tại các trường đại học dưới sự giúp đỡ của ban lãnh đạo các trường, hoạt
động này vừa tạo điều kiện giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp vừa
giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và kinh phí tuyển dụng. Bên cạnh đó Nhà
nước có thể có chính sách giảm nợ hoặc xóa nợ cho những sinh viên có kết quả học tập
tốt để khuyến khích sinh viên cố gắng phấn đấu.

Đối với những đối tượng gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhà nước nên có biện pháp
giảm nhẹ gánh nặng trả nợ cho họ. Tạm thời hoãn trả nợ đối với sinh viên ra trường có
mức thu nhập thấp (thấp hơn một ngưỡng nào đó) nhưng vẫn phải trả lãi suất. Tương tự
như vậy, một kế hoạch trả nợ theo hình thức tăng dần (mặc dù vẫn dựa trên nguyên tắc
cho vay có lãi suất) có thể giúp làm giảm gánh nặng đối với sinh viên.
Bên cạnh đó, nhà nước cần kết hợp với các ban ngành địa phương kiểm tra thường
xuyên tiến độ cũng như tình hình thực hiện tại các địa phương để kịp thời đưa ra các
biện pháp xử lý trong những trường hợp có vi phạm, tiêu cực nảy sinh. Với các trường
hợp cố tình không trả được nợ, nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh gây áp lực về
đạo đức thông qua công bố tên của những đối tượng ngoan cố không trả nợ.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ sâu và sát tình hình cho vay tại các địa phương chính phủ
cũng có thể cho lập đường dây nóng để người dân liên lạc được dễ dàng hơn.
Có thể thấy việc điều hành một cách hiệu quả chương trình cho vay thường gặp khó
khăn do không thẩm định tài chính phù hợp, không lập kế hoạch trước, giám sát và
đánh giá. Rõ ràng là cần phải xây dựng năng lực nghiên cứu và đánh giá của các

25


×