Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thể loại bình luận ngắn chuyên mục “thời sự và suy nghĩ” trên báo tuổi trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.41 KB, 26 trang )

Mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, hiện đại, nhu cần thông
thông tin của con người ngày càng cao. Tấy cả các ngành đang phải tự
hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Báo chí cũng không nằm ngoài
quy luật đó.
Mặc dù, hiện nay, báo chí đang từng ngày, từng giờ tác động sâu sắc,
toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mỗi con người trên khắp
hành tinh. Nhưng không ai dán tự tin nói rằng: Báo chí là “món ăn tinh
thần” duy nhất của con người. Vì thế, để giữ chân công chúng và nâng cao
hơn nữa vai trò của mình, báo chí cần nâng cao chất lượng. Hay nói cách
khác, báo chí cần những “món ăn” mới hấp dẫn, phù lợp với thị hiếu của
công chúng.
Bên cạnh nâng cao chất lượng về hình thức trình bày, thì việc phát
hiện, khơi ra một phong cách làm báo, một thể loại báo chí mới là điều vô
cùng quan trọng. Bởi nói như nhà văn Van Garten “Các thể loại đều định
trước. Chúng như những cầu vồng đa sắc. Nếu có chúng – cả thế giới rực
rỡ. Nếu như không – cả thế gian thật trống trải…”. Đồng thời, ở nước ta,
báo chí trở thành đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa thì
những thứ báo chí “tầm tầm nhàng nhàng” phải loại bỏ, nhường “đất” cho
những thể loại báo chí vì sự phát triển của con người.
Theo dòng chảy của lịch sử báo chí Việt Nam, nếu thế kỉ XVII thể
loại báo chí trở thành “vua báo chí”, thế kỉ XX những tác phẩm điều tra
mang lại dư âm lớn trong lòng bạn đọc thì sang thế kỉ XXI, thể loại bình
luận mang đến cho công chúng báo chí những cái nhìn sâu sắc, toàn diện về
các vấn đề trong xã hội. Đặc biệt, trong nhyững năm gần đây, trước những
yêu cần đặt ra của thực tiễn, thể loại bình luận ngắn xuất hiện trên mặt báo
của những tờ báo uy tín như Lao động, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ, Đại
đoàn kết… Nó đã mang đến một “hơi thở” mới cho nền báo chí Việt Nam,
trở thành một thể loại được nhiều bạn đọc yêu thích.
1



Với ưu thế của mình, hiện nay, thể loại bình luận ngắn trở thành xu
thế phát triển của thể loại báo chí chính luận. Đồng thời, xứng đáng là một
thể loại xung kích góp phần to lớn trong việc nắm bắt, xoáy sâu, làm nổi
bật giá trị, ý nghĩa của sự kiện, tích cực cổ vũ việc làm tốt, cảnh báo kịp
thời những nguy cơ cuh thể đối với xã hội. Vì vậy, việc tìm hiẻu thể loại
bình luận ngắn là điều cần thiết đối với sự phát triển của báo chí nói chung
và sự hoàn thiện của thể koại này nói riêng.
Nội dung: Thể loại bình luận ngắn
Chương I: Lý luận chung
1.1, Khái niệm thể loại
Trải qua quá trình phát sinh và phát triển, thể loại bình luận ngắn đã
và đang khẳng định được vai trò không thể thiếu của mình trên mặt trận
văn hóa tư tưởng.
Trên thực tế hiện nay, báo chí sử dụng rất nhiều hình thức bình luận
và phạm vi nghiên cứu của mỗi bài cũng rất phong phú, đa dạng. Tùy theo
sự kiện, vấn đề nhà báo Hữu Thọ chia bình luận thành bình luận ngắn và
bình luận dài. Nhà báo Trần Quang thì chia bình luận thành bình luận tổng
quan, bình luận quốc tế và bình luận ngắn. Còn PGSTS Trần Thế Phiệt lại
chia thnhà bình luận ngắn, bình luận trong ngày và tin bình. Dù có nhiều
cách chia nhưng chúng ta vẫn thấy được một điểm chung đó là sự xuất hiện
của thể loại bình luận ngắn trong hệ thống báo chí chính luận. Vậy bình
luận ngắn là gì?
Bình luận ngắn là một thể loại báo chí ra đời muộn, vì thế những
khái niệm về thể loại này không nhiều. Theo cách hiểu thông thường, là sự
hợp nhất của hai từ có nghĩa. Bình luận là bàn và nhận xét về vấn đề gì đó.
Ngắn là sự hận chế về nội dung và dung lượng. Như vậy, bình luận ngắn là

2



những bài viết ngắn gọn về moth sự kiện. Trong đó thể hiện được cách
nhìn nhận và đánh giá của tác giả.
Theo PGSTS Trần Thế Phiệt: Bình luận ngắn xuất hiện cjỉ cần 20
đến 30 dòng chữ in, dẫn ra một sự kiện, một lời phát biểu và chỉ một vài
câu bình luận (hoặc tán thành, hoặc mỉa mai, phê phán) . Khái niệm này
mới chỉ nói được một cách sơ sài về nội dung và hình thức của thể loại bình
luận ngắn mà thiếu đi mục đích và đặc điểm của thể loại này.
Quan niệm của nhà báo Trần Quang: “ Có bài bình luận chỉ đánh giá
một sự kiện. Mọi lập luận của người viết chỉ nhằm mục đích làm sáng rõ
bản chất, nguồn gốc và ý nghĩa chính trị xã họi của sự kiện đó. Phương
pháp này sẽ tạo ra một kiểu bài bình luận ngắn”. Hạn chế của cách hiểu này
là không đề cập đến dung lượng của thể loại bình luận ngắn.
Còn nhà báo Hồng Phương thì đưa ra khái niệm như sau: các tác
phẩm nghị luận chỉ dài mấy trăm chữ, xuất hiện thường xuyên ở một vị trí
ổn định, in nghiêng, đóng khung và phải viết ngắn gọn , viết nhanh, thường
chỉ xoáy sâu vào một luận điểm nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của bạn
đọc. Đó là những bài bình luận ngắn. Cách nhìn nhận này là tương đối đầy
đủ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phương pháp luận thể hiện tác phẩm.
Từ những quan điểm trên chúng ta có thể rút ra khái niệm đầy đủ
như sau: Bình luận ngắn là một dạng tác phẩm thuộc thể loại bình luận báo
chí.dạng tác phẩm này có dung lượng dưới 1000 chữ và chỉ tập trung làm
sang tỏ một sự kiện mang tính thời sự. moi lập luận của người viết đều
nhằm làm sáng tỏ bản chất của sự kiện, đem đến cho công chúng báo chí
một cách nhìn mới về sự kiện, có tác động trực tiếp làm thay đổi quan
điểm, thái độ của công chúng.
1.2, Khái quát các tờ báo khảo sát
1.2.1, Chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ” trên báo Tuổi trẻ

3



Trong làng báo in Việt Nam, báo Tuổi trẻ hiện lên là một tờ báo
có uy tín và là một trong những tờ nhật báo được phát hành rộng rãi
trên cả nước.
Xuất hiện số đầu tiên vào ngày 2/9/1975, đến nay, báo Tuổi trẻ đã
khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển chung của
đất nước. Như chúng ta đã biết, Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn
TNCS thành phố HCM, là tiếng nói của giới trẻ. Vì thế, sự năng động, sáng
tạo là một điều không thể thiếu trong tờ báo này. Báo Tuổi trẻ hiện
nay có 30 chuyên mục thường xuyên và không thường xuyên, với số
trang in là 20 trang.
Báo Tuổi trẻ có nhiều chuyên mục tạo được ấn tượng trong lòng bạn
đọc. Trong những năm gần đây, sự xuất hiện thường xuyên của chuyên
mục “Thời sự và suy nghĩ” đã mang lại dư âm trong lòng độc giả.
Trước sự phát triển không ngừng của báo chí, để giữ vững chổ đứng
của mình, báo Tuổi trẻ cũng cần tìm ra một hường đi mới. Việc thai nghén
và cho ra đời một chuyên mục có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và
đầy tính chiến đấu là một điều cần thiết. Năm 1998,chuyên mục “Thời sự
và suy nghĩ” đã được hình thành dưới sự chỉ đạo của tổng biên tập nhà báo
Lê Văn Nuôi và 2 phó tổng biên tập là nhà báo Huỳnh Sơn Phước và nhà
báo Trương Quang Vĩnh. Ngay từ khi ra đời, chuyên mục này trở thành
“mảnh đất riêng” cho thể loại bình luận ngắn phat huy thế mạnh của mình.
1.2.2, Chuyên mục “Cùng bàn luận” trên báo Quân đội nhân dân
Là một tờ báo gạo cội trong làng báo Việt Nam, báo Quân đội nhân
dân được độc giả biết tới như một tờ báo chính trị, luôn mang đậm phong
thái bình luận. Xuất bản số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 và chỉ phát hành
trong lực lượng vũ trang. Đến nay, qua quá trình trưởng thành, bán Quân
đội nhân dân đã trở thành người bạn thân thiết của mọi gia đình.
Bước vào công cuộc đổi mới, để thích ứng với đời sống xã hội nói

chung và đời sống báo chí nói riêng, ban biên tập đã quyết định một hướng
4


đi mới cho tờ báo chủa mình. Đó chính là tiền đề để chuyên mục “cùng bàn
luận” ra mắt bạn đọc. Chúng ta có thể hiểu chuyên mục này như sau:
“Cùng bàn luận”: “Cùng” ở đây là ý nói có nhiều người tham gia trao đổi,
có được những ý kiến nhiều chiều và khách quan. “Bàn luận” là người đọc
suy ngẫm những quan điểm của người viết đưa ra nhằm tìm ra những bài
học kinh nghiệm, quy luật. “Cùng bàn luận” gợi lại sự gần gũi, thân thiết,
dường như ai cũng được nhập cuộc và có một phần trách nhiệm với vấn đề
đang được bàn tới. Chuyên mục này là nơi tập trung những bài bình luận
ngắn hung hồn, sắc sảo, ngắn gọn, súc tích.
1.2.3, Chuyên trang Tuần Việt Nam của báo điện tủe Vietnamnet
Báo điện tử Vietnamnet là một trong những mạng thông tin trực
tuyến ra đời đầu tiên tại Việt Nam (ngày 19/12/1997). Trải qua 14 năm
hình thành và phát triển, đến nay, Vietnamnet được đánh giá là một tò báo
có chất lượng cả về nội dung và hình thức, phản ánh sinh động mọi mặt của
đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của
độc giả trong và ngoài nước. Viennamnet cũng là một trong số ít những tờ
báo trực tuyến độc lập tại Việt Nam (không phải là phiên bản hoặc một ban
của các tờ báo, cơ quqan báo chí). Chính vì vậy, những sản phẩm báo chí
của Vietnamnet luôn mang tính độc lập, không có sự trùng lặp khi đăg tải.
Với những lợi thế của mình, trong những năm gần đây. Vietnamnet
đã có những bước tiến mới đáng kể trong cuộc hành trình chinh phục công
chúng. Một trong những thành tựu đó là sự ra đời của chuyên trang Tuần
Việt Nam – mảnh đất màu mở cho thể loại bình luận ngắn phát triển.
Chuyên trang Tuần Việt Nam là nơi tập trung những bài bình luận,
nơi bình luận được tỏa sáng. Chuyen trang này bao gồm các chuyên mục
như: thông tin đa chiều, tư liệu và suy ngẫm. nhân vật trong ngày, thế giới

truyền thông, xem đọc nghe, trực tuyến, người quan sát. Mỗi chuyên mục
là một đề tài thú vị, thu hút được sự sáng tạo của nhà báo, cùng sự hứng thú
của độc giả. Không ai có thể phủ nhận rằng: chính những bài bình luân đã
5


mang lại uy tín, hiệu quả cho chuyên trang này. Trong đó, những bài bình
luân ngắn cũng là một thành phần không thể thiếu tạo nên hương sắc,
phong cách cho chuyên mục đầy thú vị này.
Chương II: Thể loại bình luận ngắn qua khảo sát trên chuyên mục
“Thời sự và suy nghĩ” (báo Tuổi trẻ), chuyên mục “Cùng bàn
luận”(báo Quân đội nhân dân), chuyên trang Tuần Việt Nam (bao
Vietnamnet)
2.1, Quá trình hình thành và phát triển củabình luân ngắn trên báo chí.
Trong nền báo chí thế giới, bình luần xuất hiện từ đầu thế kỉ XIX tại
Anh, Pháp,Nga…”có tác dụng soi sáng giải thích một sự kiện, một vấn đề
hoặc một hiện tượng nào đó”. Ngay từ khi mới xuất hiện, bình luận đã trở
thành một công cụ quan trọng trong cuộc đấu tranh cho phong trào dân chủ,
là một vũ khí sắc bén để cải tạo xã hội.
So với nhiền nước trên thế giới, báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn.
Cho nên,cũng như các loại thể loại khác, bình luận nói chung và bình luận
ngắn nói riêng xuất hiện trên các ấn phẩm báo chí muộn nhưng hoàn chỉnh
hơn.
Từ năm 1998, thể loại bình luận ngắn xuất hiện rải rác trên các
chuyên mục của nhiều tờ báo. Các bài bình luận ngắn trong giai đoạn này
đã thu hút được sự quan tâm của công chúng. Các bài viết thuộc thể loại
này đã tạo ra một phong cách làm báo mới cho những cây bút viết chính
luận. Đoa là một cách viết cô đọng, ngắn gọn, “lời ít ý nhiều”.
Với những ưu thế của mình, thể loại bình luận ngắn đã và đang phát
triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Hàng loạt bài báo thuộc thể loại này

xuất hiện thường xuyên, liên tục trên các vị trí quan trọng của nhiều tờ báo.
Đến năm 2002, những bài bình luân ngắn đã trở thành phong cách, tạo nên
bản sắc riêng cho mỗi tờ báo. Ví dụ như : “Thời sự và suy nghĩ” của báo
Tuổi trẻ, “Cùng bàn luận” báo Quân đội nhân dân, “Sự kiện và bình luận”
6


của báo Lao động, “Sự kiện, nhân vật, nhận định” trên báo Nhân dân…
Không chỉ tạo được chỗ đứng vững chắc tyển báo in mà thể loại này cũng
góp phần tạo nên uy tín cho các tờ báo mạng điện tử. Đặc biệt là báo
Vietnamnet với chuyên trang Tuần Việt Nam. Có thể nói, hiện nay, bình
luận ngắn thự sự là một thể loại đặc sắc và tạo được dư âm lớn trong lòng
công chúng.
2.2, Đặc trưng của bình luận ngắn
Mỗi thể loại báo chí đều mang trong mình một đặc trưng riêng, tạo
nên “ cái tôi” cho thể loại của mình và bình luận ngắn cũng không ngoại
lệ.Bên cạnh mang những đặc điểm chung của thể loại bình luận ngẵn còn
có những đặc điêm riêng góp phần làm nên thế mạnh của mình. Đó là: đối
tượng phản ánh là những sự kiẹn nóng hổi; một bài bình luận ngắn đánh giá
1 sụ kiện với dung lượng không quá 1000 chữ; bình luận ngắn độc lập quan
điểm của tác giả , cơ quan báo chí và có sức ảnh hưởng lớn tới thái độ của
công chúng; phương pháp thể hiện tác phẩm là phương pháp quy nạp, diễn
dịch.
2.2.1 Đối tượng phản ánh là những sự kiện nóng hổi.
Như chúng ta đã biết, cũng như những thể loại khác, đối tương của
bình luận là toàn bộ các sự kiện,hiện tượng ,quá trình… của đời sống xã
hội đương thời. Giúp chúng ta nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của xã hội.
Với bình luận ngắncác phóng viên phải theo dõi các đối tượng bám sát chủ
đề, nắm vững thời gian diễn biến, không bỏ sót thông tin về các sự kiện dể tù
đó tìm ra 1 “lát cắt” về 1 sự kiện mang tính thời sự đã, đang và sẽ diễn ra.

Sự kiện nóng hổi chính là nguyên liệu tốt nhất tạo nên sức hấp dẫn
cho bình luận ngắn, là “đất” cho bình luận ngắn “dụng võ”.
Sự kiện nóng hổi ở đây có thể là 1 sự kiện mới đang diễn ra hoặc đó
là những sự kiện chìm sâu, bây giờ mới được phát hiện. Mặc dù sự kiện đi
vào các bài bình luận dài là những sự kiện to tát, mang tính tầm cỡ, nhưng
sự kiện trong bình luận ngắn mang yếu tố “gọn” hơn, từ một sự kiện lớn có
7


thể nhặt ra 1, 2 sự kiện “đắt”, chi tiết đắc dụng để viết. Đó là những sự kiện
nóng hổi nhất, sát sườn nhất, có ý nghĩa nhất được “chẻ” ra từ một đề tài
lớn nào đó.
Những sự kiện mang tính thời cuộc, được bình luận ngắn sử dụng
một cách đắc lực và có hiệu quả. Trong xã hội hiện nay, công chúng luôn
cần những bài viết nhanh, gọn, mang tính bình giả, phân tích để kịp thời
làm sáng tỏ vấn đề, tạo sự định hướng dư luận. nếu bình luận dài cần một
khoảng thời gian để chuẩn bị thì bình luận ngắn là thể loại xuất hiện kịp
thời để giữ chân độc giả trước những sự kiện nóng.
Bình luận ngắn không chấp nhận những bài viết chung chung với
những sự kiện nhỏ lẽ, cũ. Bình luận ngắn bám sát sự vận động của xã hội,
kịp thời đưa các vấn đề nóng hổi đến với công chúng. “Nhà báo bám sát
nguồn tin, cập nhật thông tin, tác nghiệp nhanh, chần chừ là kẻ thù giết chết
sức sống của bình luận ngắn.” Vì thế, sự kiện nóng chính là ngọn lửa hâm
nóng sức hấp dẫn của bình luận ngắn.
Qua khảo sát một số tờ báo, chúng ta thấy được đặc trưng này một
cách rõ ràng. Chuyển động cùng với những vấn đề dang xảy ra trong xã
hội, những bài viết thuộc thể loại bình luận ngắn luôn cập nhật được những
thông tin nóng hổi. Đó là sự kiện bất ổn ở Lybia trong tháng 2 ảnh hưởng
đến sự an toàn của lao động Việt Nam tại đó. Trên báo Tuổi trẻ ngày
28/2/2011 có bài viết “Điểm tựa của người Việt ở Lybia” của Hồ Văn. Hay

điểm nóng của tháng 5 là cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp trên cả
nước, báo Quân đội nhân dân có bài viết “Trách nhiệm với lời hứa” ngày
11/5/2011 của tác giả Lâm Quý.
Đặc biệt về điểm nóng về giáo dục, đó là sự chênh lệch trong tỉ lệ hồ
sơ nạp vào các trường đại học giữa các khối. Nói về vấn đề này báo Tuổi
trẻ ngày 5/5/2011 có bài viết “ Bất thường khối c” của tác giả Đoàn Lê
Giang. Hay sau khi kêt quả tốt nghiệp trung học phổ thông được công bố
với tỉ lệ đậu “rất đẹp” nhưng tiềm ẩn trong đó là nhiều vấn đề bất cập trong
8


giáo dục thì Trần Hữu Tá có bài viết “Những nổi băn khoăn” đăng trên báo
Tuổi trẻ ngày 20/6/2011.
Sự kiện nóng của tháng 6 là vấn đề quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là vấn đệ được nhiều tờ báo quan tâm
và được đề cập bang nhiều thể loại báo chí khác nhau, trong đó có bình
luận ngắn. Nhất là trên báo Tuổi trẻ qua các bài viết: “Mềm nắn rắn buông”
của Danh Đức ngày 30/5/2011; “Bảo vệ ngư dân chính là bảo vệ chủ
quyền” của Tạ Quang Ngọc ngày 1/6/2011; “Vì một “ngày đại dương” bình
yên” của Danh Đức ngày 8/6/2011. Trên chuyên trang Tuần Việt Nam của
Vietnamnet có bài: “Họa mà phúc đấy” của tác giả Hòa Bình ngày
17/6/2011…
Bên cạnh trọng tâm của bình luận ngắn là những sự kiện tươi rói,
những ấn tượng tươi rói, tức thì tjì bình luận ngắn còn là thể loại đắc dụng
cho những nhà báo có cái mũi “biết ngửi vấn đề, ngửi sự kiện” phát hiện ra
vấn đề từ những mảnh vụn của tình tiết, chi tiết trong sự kiện. Chính điều
này sẽ tạo cho độc giả có cơ hội mở ra một cách cửa khác, một tầm nhìn
sâu sắc hơn về vấn đề.
Chắc hẳn rằng, dư luận chưa hết xôn xao về kết quả cuối cùng của vụ
án vườn mít: anh Lê Bá Mai được xử trắng án. Có nhiều bài báo nói về

hạnh phúc của anh và gia đình, có bài viết phản ánh sự kiện đơn thuần.
Nhưng báo Tuổi trẻ tren chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ” số ra ngày
26/5/2011 có bài viêt “Pháp luật nhân văn”. Bài viết đã cho chúng ta có
thêm một cái nhìn mới sau sự may mắn hiếm hoi của anh Lê Bá Mai “Làm
cho may mắn của anh Lê Bá Mai cũng trở thành may mắn của bất kì ai lỡ
rơi vào vòng lao lý, đó là mục đích nhân văn của pháp luật.” Hay trên trang
Tuần Việt Nam của báo Vietnamnet ngày 32/5/2011 có bài viết “Dìn Ký ơi,
có gì kín thế” của Phạm Đi. Chúng ta thấy rằng: Vụ đắm tàu Dìn Ký vào
tối ngày 20/5/2011 đã lam 16 sinh mạng ra đi vĩnh viễn. Tác giả không đi
vào nói về thiệt hại , trách nhiệm thuộc về ai mà tác giả nói đến văn hóa
9


nhận lỗi của người Việt Nam. Rằng “Điều khác biệt mà chúng ta thấy ở
đây là, các quan chức quản lí ở một số nước đứng ra xin lỗi những sự việc
mà họ, về lí có thể “đổ thừa” cho hoàn cảnh khách quan (ai ngăn được song
thần, động đất, ai biết được trời mưa nhiều hay ít mà làm ngập úng thành
phố…) Còn trong xã hôih chúng ta, những vị việc rành rành là trách nhiệm
cac nhân hoặc cơ quan quản lí trực tiếp thì các bộ tìm cách đùn đẩy cho
người khác, bộ phận khác, hoặc “đổ thừa” cho hoàn cảnh khách quan”.
Có thể nói rằng, sự kiện nóng không chỉ giới hạn trong một tọa đọ,
một giao điểm mà nó còn nảy sinh trong tình tiết của sự kiện. Những sự
kiện nóng hổi trong bình luận ngắn không chỉ thể hiện qua tính thời sự tức
thời. Mà sự kiện nóng hổi còn thể hiện trong tính phát hiện ra những cách
nhìn, đánh giá về một sự kiện nào đó. Với bình luận ngắn, sự kiện nóng là
một đặc trưng không thể thiếu. Điều này đòi hỏi người viết phai có sự
nhanh nhạy, có cái nhìn đa diện, vận động, biết góp nhặt và phản ánh
những vấn đề nảy sinh trong dòng xoáy cuộc đời, để đưa đến cho công
chúng những bài viết nóng hổi.
2.2.2, Một bài bình luận ngắn đánh giá một sự kiện với dung lượng không

quá 1000 chữ.
Bình luận ngắn khác với bình luận dài ở tầm cỡ chủ đề và dung
lượng. Nếu bình luận dài đề cập đến tất cả moi khía cạnh trong một sự
kiệnthì bình luận ngắn dừng lại ở một điểm nhấm nhất định. Nếu dung
lượng bài bình luận dài la không giới hạn thì dung lượng trong bình luận
ngắn dừng lại ở “ngưỡng” 1000 chữ.
Một bài bình luận ngắn đánh giá một sự kiện: Một bài bình luận ngắn
chỉ tập trung làm rõ một sự kiện và những vấn đề liên quan dến sự kiện đó.
Tất cả mọi viện dẫn, lập luận đều nhàm làm sáng tỏ bản chất của sự kiện
nêu lên đánh giá. Vì thế, bình luận ngắn thường dêo đuổi mục tiêu như:
Đánh giá sự kiện và lưu ý người đọc chú ý đến nó với các sự kiện khác;
Chỉ ra nguyên nhân của sự kiên và mối lien hệ của nó với các sự kiện khác;
10


Dự báo xu hướng phát triển của sự kiện, nêu những ví dụ để so sánh, làm
nổi lên bản chất của sự kiện.
“Nếu như trong tin tức, nội dung tác phẩm cần trả lời các câu hỏi:Cái
gì? Ở dâu? Khi nào?Như thế nào? Thì trong bình luaạn ngắn cần trả lời
được các câu hỏi: Bản chất của sự kiện đó là gì? Hoàn cảnh nào làm xuất
hiện nó? Tại sao như vậy? Ai có lợi? Tình huống ra sao? Nên hiểu như thế
nào? Mâu thuẩn thể hiện ở chỗ nào? Hướng phát triển? (tr107,)
Đối với một bài bình luận ngắn, tầm cỡ sự kiện và nội dung phản ánh
của nó chỉ xoay quanh một sự kiện. Nếu vượt ra ngoài thì đó không còn là
một bài bình luận ngắn nữa. Nên sự rạch ròi về nội dung thể hiện cũng là
yếu tố quan trọng để phân biệt thể loại bình luận ngắn với các thể loại khác.
Bài bình luận ngắn có dung lượng không quá 1000 chữ nhưng trên
thực tế hiện nay cho thấy, dung lượng chủ yếu của một bài bình luận ngắn
dao động từ 600 – 800 chữ và được đặt trong những chuyên mục cố định.
Sự giới hạn về dung lượng cho chúng ta thấy rằng: bình luận ngắn là một

thể loại không hề co sự dễ dãi trong cách viết. Nó luôn tạo ra sức ép về tính
chất và thời gian đối với người viết. Chính vì thế, sự ôm đồm, dài dòng của
người viết là một điều tối kị khi bắt tay viết bình luận ngắn.
Một bài bình luận ngắn đánh giá một sự kiện với dung lượng không
quá 1000 chữ là một trong những đặc trưng quan trọng mà nó được dễ dàng
chứng minh qua tất cả các bài bình luận ngắn mà chúng ta gặp. Một số ví dụ:
Trên chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ” báo Tuổi trẻ ngày
16/6/2011 có bài viết “Bi kịch từ game online” của Đăng Đại. Bài viết này
có dung lượng là 742 chữ. Nội dung của bài viết này là nói ra những bi
kịch có nguyên nhân xuất phát là từ game online. Tất cả những lập luận
trong bài viết đều nhằm làm sáng tỏ sự kiện. Dẫn dắt từ việc “hình ảnh hai
đứa trẻ bị bắt bò trên đường – hình phạt người bố buộc hai con thi hành do
nghiện game online mà lơi lỏng việc học” để đi đến vấn đề những bi kịch
mà game online đang gây ra cho một người, một gia đình, một bộ phận giới
11


trẻ. Sau đó, bằng những lập luận sắc sảo về nguyên nhân, sức hút của game
online, những con số minh họa, những cách bao biện của nhà knh doanh.
Tất cả đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sát để có thể đanh giá được lợi –
hại của game online.
Hướng đến ngày báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 20/6/2011 trên
bao Quân đội nhân dân có bài viết “Bảo vệ nhà báo” của Mai Nam Thắng.
Với dung lượng 590 chữ, tác giả đã cho chúng ta thấy được viếc bảo vệ các
nhà báo là một việc làm cần thiết. Vì hiện nay, số lượng vụ việc các nhà
báo bị hành hung, đe dọa, cản trở trong quá trình tác nghiệp đang ngày
càng tăng lên nhanh chóng.
Như vậy để một bài bình luận ngắn đảm bảo được đặc trưng này thì
các cây bút phải có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề được bàn đến. Đồng thời,
họ phải có một vốn từ vựng phong phú bởi thể loại bình luận ngắn luôn cần

toeí một hệ thống ngôn ngữ sắc sảo, các tính, súc tích để đi vào bản chất
vấn đề hiệu quả.
2.2.3, Bình luận ngắn bộc lộ quan điểm của tác giả, cơ quan báo chí và có
sức ảnh hưởng lớn đến công chúng.
Nhìn vào đội ngũ viết bình luận ngắn chúng ta thấy rằng, đội ngũ viết
bình luận ngắn không chỉ là những phóng vien, nhà báo mà còn có sự tham
gia của các cộng tác viên là các chuyên gia, giảng viên… Bình luận ngắn
“kén” người vitết nhưng lại luôn cần đến những cây bút có tư duy đánh giá,
nhìn nhận vấn đề.
Như chúng ta đã biết, đối tượng phản ánh của bình luận ngắn là
những sự kiện nóng hổi. Kho một sự kiện mới xuất hiện chắc hẳn có nhiều
cách hiếu khác nhau. Vậy công chúng nên đi theo hướng nào? Trong khi
bình luân dài còn thai nghén đề tài thì đây là thời điểm để bình luận ngắn
lên tiếng, đóng vai trò dẫn dắt dư luận. Nên bình luận ngắn cần những
người viết biết “nhìn” vấn đề. Tức là nó cần những cây bút có góc nhìn sự
kiện sâu sắc, trách nhiệm và đầy tính nhân văn. Bình luận ngắn đòi hỏi
12


người viết phải nhìn thẳng vào sự thật, bộc lộ được quan điểm khen, chê,
không vòng vo, né tránh vấn đề. Chính vì thê, một góc nhàn tốt sẽ giúp
công chúng nhìn rõ đươc vấn đề, mở rộng tư duy, định hương tư tưởng cho
họ. Đúng trước một sự kiện, để thõa mãn được yêu cầu của công chúng, đòi
hỏi nhà báo phải thể hiện được “cái tôi” của mình trong đánh giá sự kiện.
Điều này không phải ai cũng làm được. Thực tế, chỉ có những cây bút có
bản lĩnh, phẩm chất, năng lực mới dám dấn than và bộc lộ quan điểm,
chính kiến của mình. Bình luận ngắn là sân chơi công bằng cho những nhà
báo có phong cách, cá tính; Là nơi đế các nhà báo kịp thời điều chỉnh dư
luận xã hội, tạo ra một diễn đàn để tất cả mọi người cùng phán xét vấn đề.
Một bài bình luận ngắn tốt là bài viết đảm bảo được 3 yếu tố: đúng,

trúng, hay. Với 3 yếu tố này, góp phần tạo điều kiện cho tác giả bộc lộ
được chính mình.
Theo như nhà báo Hồ Quang Lợi: Đúng là “Một bài bình luận phải
đạt được 3 cái đúng sau: đúng bản chất của sự việc, vấn đề; đúng xu thế
phát triển của tình hình; đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước.” Vì thế đòi hỏi nhà báo bắt mạch đúng dòng chảy của thời cuộc, có
nhãn quang chính trị sâu sắc, lựa chọn góc nhìn phù hợp. Điếu này không
những đánh giá được trình độ của người viết mà còn đánh giá được “cái
tầm” của cơ quan báo chí.
Yếu tố thứ hai là trúng: trúng vấn đề thpời sự, bối cảnh, thời điểm
xuất hiện vấn đề để thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Điều này cần đến
những nhà báo có phông nền kiến thức rộng lớn, màng lọc thông tin tinh tế,
có tư duy và trách nhiệm.
Hay là yếu tố thứ ba: Hay ở đây được quyết định bởi văn phong
trong sáng, sâu sắc, dễ đi vào lòng người. Có sự sáng tạo trong sử dụng
ngôn ngữ và hình ảnh. Bài viết có sức kích thích sự suy luận, tò mò của độc
giả.

13


Một bài bình luận ngắn tốt không những tạo nên được phong cách
của một tác giả mà còn khẳng định được uy tín đối với một cơ quan báo
chí. Cách viết tạo nên phong cách của tác giả; còn để bài báo đến với công
chúng hay không lại phụ thuộc vào quyết định của co quan báo chí. Chính
những quyết định ây đac tạo nên bản sắc cho mỗi cơ quan báo chí.
Chắc hẳn bạn đọc của báo Tuổi trẻ chưa quên bài viết “ những nỗi
băn khoăn” của Trần Hữu Tá, đăng ngày 20/6/2011. Bài viết là trăn trở của
tác giả đằng sau một kết quả “đẹp” của ngành giáo dục. Nếu thây cô, học
sinh, phụ huynh vui vẻ vì những kết quả đạt được thì nhưng người tâm

huyết với ngành giáo dục đang lo ngại về căn bệnh thành tích cũ đang tái
phát một cách nhanh chóng. Vấn đề mà tác giả đặt ra ở đây chính là “Có
nên ttổ chức một kì thi tốn không biết bao nhiêu mồ hôi, thời gian, tiền của
đề kiểm tra 10000 người chỉ để đánh trượt 13 người” trong khi thực tế chất
lượng giáo dục Việt Nam chưa đạt được điền đó. Bài viết cho chúng ta một
khoảng lặng để mỗi người ngẫm lại mình, ngám lại nền giáo dục của đất
nước. Tác giả không chạy theo cái vẻ hào nhoáng bề ngoài của những con
số như nhiều người mà đi sâu vào bản chất của nó. Đây là một thành công
của bài viết.
Một bài bình luận ngắn sẽ bị dìm xuống nếu không có đủ sức nặng
khiến độc giả quan tâm. Nên việc cho đăng tải các chuỗi bài là một điều
phù hợp. Mỗi bài viết là một mảnh ghép để tạo nên một bức tranh hoàn
chỉnh, lá một tiếng nói để tạo nên dư luận.
Chuỗi bài về lễ hội trong tháng 2 và tháng 4, báo Tuổi trẻ mang đến
cho độc giả một bức tranh tổng thể về những gì còn tồn đọng trong nền văn
hòa dân tộc qua loạt bài:
-

“Thương thay đào núi mai rừng” của Nguyễn Vĩnh Đăng (29/1/2011)
“Xe công lại đi lễ chùa” của Lê Kiên (18/2/2011)
“Nỗi buồn lễ hội” của Phạm Duy Nghĩa (19/2/2011)
“Đèn lồng đỏ treo…không cao” của Hoài Quân (22/2/2-11)
“Chưa hết giật mình” của Thu Hà (12/4/201
14


Hay trong những ngày gần đây, báo Tuổi trẻ cũng như Vietnamnet luôn có
những bài bình luận ngắn viết về vấn đề quần đảo trường Sa và Hoàng Sa.
Mỗi bài viết là một tiếng nói góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam.

Như vậy , mỗi bài bình luận ngắn là một đứa con tinh thần thể hiện
phong cách của tác giả, là những chính kiến được tác giả trăn trở trên cùng
trang viết. đó là tiếng nói của nhà báo cùng cơ quan báo chí. Hiện nay, bình
luận ngắn thực sự là diễn đàn chung để nhà báo bộc lộ chính mình là nơi để
công chúng cùng tham gia vào các vấn đề trong xã hội một cách hiệu quả.
2.2.4, Phương pháp thể hiện tác phẩm: phương pháp quy nạp và diễn
dịch.
Phương pháp quy nạp là phương pháp chủ yếu, chủ đạo được sử
dụng để xây dựng một tác phảm bình luận ngắn. Phương pháp quy nạp là
cách xây dựng vấn đề từ những cái riêng cái đơn lẻ để đi đến cái chung rút
ra tổng thể mở rộng phạm vi tác động và ảnh hưởng của sự kiện. Phương
pháp này cho phép tác giả đi sâu vào bản chất vấn đề.
Đối với một sự kiện nóng bắt đầu xuất hiện, việc định hướng dư luận
là rất quan trọng. muốn làm được đièu đó cần tác giả có lối suy luận logic
dễ hiểu. Vì thế, bắt đầu từ một sự kiện khác để đi đến vấn đề chính là một
cách mở đầu giúp người đọc nắm vấn đề dê dàng.
Ví dụ: để đưa ra kết luận “ cần học thuộc kiến thức, kĩ năng đến xây
dựng chủ trương chính sách “ đảm bảo an toàn trong giao thông và khai
thác đá … tác giả Lê Đức Dục đã bắt đầu bài viết của mình bằng việc đặt
vụ sập mỏ đá Nghệ An. Sau đó đi đến vấn đề và đưa ra bài học ( trong bài
viết “ những bài học xương máu” ngày 2/4/2011 trên báo Tuổi trẻ ).
Hay trong bài viết “ không phải việc nhỏ” của Lâm Quý được đăng
tải trên báo Quân đội nhân dân ngày 25/2/2011. Tác giả bắt đầu bài viết của
mình bằng một tiểu tiết rất nhỏ - chuyện cái ổ cắm ở bến xe Đà Nẵng. để từ

15


đó tác giả kết luận rằng việc làm các ổ cắm… là việc làm rất cần thiết cho
hành khách và đặc biệt là những người khuyết tật.

Phương pháp quy nạp được sử dụng đắc lực bởi nó giúp người cầm
bút phân tích đành giá sự kiện để nêu bật được chính kiến quan điểm của
họ; cho phép người viết đặt mỗi sự kiện, hiện tượng “ nón” , trong mối liên
hệ tổng thể với nhiều vấn đề khác là phương pháp luận để người viết phát
huy trí tuệ qua cách lập luận và khả năng thuyết phục công chúng một cách
biện chứng. sử dụng phương pháp này sẽ cho người đọc có thể thấy được
những giá trị, ý nghĩa lớn lao đằng sau những sự kiện đơn lẻ, khuất lấp.
Phương pháp diễn dịch là phương pháp bổ trợ cho người viết trong
quá trình hình thành tác phẩm. phương pháp này được sử dụng ít hơn
nhưng nó cũng là phương pháp bổ trợ đắc lực cho người viết. nó giúp
người viết nhìn sâu, xa hơn nhiều sau những sự kiện đơn lẻ. người viết bộc
lộ được ý đồ và tư tưởng một cách tự nhiên để từ đó toát lên quan điểm của
người cầm bút.
Phương pháp luận là một cách đặc trưng của bình luận ngắn. giúp tác
giả thể hiện thành công hơn tác phẩm của mình và tạo nên hiệu quả tác
động lớn đối với độc giả.
2.3. Ưu điểm và hạn chế của bình luận ngắn.
Mỗi thể loại báo chí đều có nhưng ưu điểm, nhược điểm nhất định và
bình luận ngắn cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó.
2.3.1, Ưu điểm.
Không phải ngẫu nhiên mà bình luận ngắn được bạn đọc yêu quý,
được các tờ báo dành cho những vị trí quan trọng để đăng tải. có được điều
này là bởi tác giả luôn phát huy được những ưu điểm của thể loại trong các
tác phẩm báo chí. Thể loại bình luận ngắn có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, dung lượng ngắn nhưng chứa đựng nhiều thông tin: trong
cuộc sống hiện nay, độc giả luôn bận rộn nên thời gian họ dành cho báo chí
là rất ít. Với dung lượng ngắn nhưng nội dung cô đọng súc tích chính là ưu
16



điểm lớn giúp cho bình luận ngắn phù hợp với nhu cầu của độc giả. Nó
giúp người đọc tiếp cận một cách nhanh nhất, chính xác nhất các vấn đề
đang xảy ra.
Thứ hai, bình luận ngắn khai thác được nhyững vấn đề thời sự kịp
thời: nếu tin chỉ mang tích chất phản ánh sự kiện một cách nhanh nhất để
độc giả biết đến sự kiện. Phóng sự, bình luận dài giúp người đọc hiểu hết
mọi khía cạnh của vấn đề. Thế nhưng, trước nhưng sự kiện cần có sự định
hướng cho công chúng một cách nhanh và hiệu quả thì việc lựa chọn thể
loại bình luận ngắn là một lựa chọn tối ưu nhất. Với ưu cầu viét nhanh
nhưng đúng bản chất đã giúp bình luận ngắn khẳng định được vai trò của
mình trong việc tạo ra dư luận xã hội, làm tiền đè quan trọng trong sự định
hướng tư tưởng trong công chúng.
Thứ ba, bình luận ngắn có cách trình bày thích hợp với logic nhận
thức của độc giả. Từ đó mang lại hiệu quả cao. Phương pháp quy nạp và
diễn dịch là chìa khóa tạo ra sự dễ hiểu cũng nyhư mối liện hệ giữa các sự
kiện riêng lẻ để độc giả hiểu rõ bản chất vấn đề. Phương pháp này giúp tác
giả thể hiện tác phẩm một cách ngắn gọn súc tích, tạo lên những điểm nhấn
quan trọng.
Thứ tư, bình luận ngắn khẳng định được phong cách của người viết:
bình luận ngắn là sân chơi dành cho những người có tay nghề vững vàng.
Tác giả là người đứng đầu nguồn tin, bình luận ngắn cho phép người viết
phát huy sự sáng tạo trong cách lựa chọn đề tai, các điều kiện cần, đánh giá
sự kiện cũng như lựa chọn văn phong, ngôn ngữ, kết cấu cho bài viết.
chính điều này đã tạo điều kiện cho mỗi cây bút bộc lộ hết khả năng, thế
mạnh của mình. Đây là tiền đề để làm nên những bài bình luận ngắn có
chất lượng. qua khảo sát các báo, chúng ta có thể nhận thấy một số cây bút
xuất sắc như: Mai Nam Thắng, Lâm Quý…( báo Quân đội Nhân dân) Danh
Đức, Lê Đức Dục…( báo Tuổi trẻ).

17



Thực tế đã chứng minh, bốn ưu điểm này là tiền đề làm nên thành
công của bình luận ngắn trong nền báo chí Việt Nam.
2.3.2, Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm như trên thì qua khảo sát các báo chúng ta
vẫn thấy bình luận ngắn còn tồn tại những nhược điểm cần được khắc
phục:
Thứ nhất, quan điểm bình luận chưa thuyết phục: yêu cầu sống còn
của bình luận là thấy được chính kiến của tác giả. Nhưng thức tế, bên cạnh
những bài viết bộc lộ quan điểm tõ ràng, đúng hướng thì các bài bình luận
ngắn vãn tồn tại những bài” tầm tầm, nhàng nhàng”, những bài viết trung
tính, không có cái tôi , cá tính, lập trường của người viết. hoặc có những
quan điểm chưa thuyết phục được độc giả, chưa tạo ra một diễn đàn chung
trong cách nhìn nhận đánh giá vấn đề.
Thứ hai, lựa chọn đề tài, chi tiết: không ít tác giả lựa chọn đề tài một
cách dễ dãi, trùng lặp; lựa chọn những chi tiết vụn vặn, rườm rà, không tạo
được những điểm nhấn cần thiết cho tác phẩm. vì thế, nhưng tác phẩm đó
chỉ mang vị” nhạt”, không ntạo được dư âm lâu dài trong long độc giả.
Thứ ba, là một thể loại báo chí riêng biệt nhưng chúng ta có thể nhận
ra rằng bình luận ngắn chưa có văn phong riêng. Văn phong trong bình
luận ngắn hiênmj nay là sự tập hợp của nhiều phong cách viết khác nhau.
Mỗi người là một cách viết, một cách diễn đạt chưa tạo ra được một dấu ấn
riêng trong cách thể hiện tác phẩm. việc tạo ra “chuẩn” trong cách viết lòa
một điều quan trọng giúp độc giả nhạn diện được thể loại. đồng thời tạo ra
sưc hút với độc giả. Đặc biệt là trong cách rút tít bài. Độc giả trong bình
luận ngắn là những người có học nhưng những vấn đề đặt ra là những vấn
đề của toàn xã hội nên việc chưa tạo ra được văn phong riêng để cho tất cả
độc giả hiểu được vấn đề là một hạn chế khiến cho thể loại này tự thu hẹp
độc giả của mình. Hiện nay, có nhiều bài viết của các chuyện gia “đẫm


18


mùi” từ nghữ chuyên ngành. Điều này gây ra không ít khó khăn trong quá
trình tiếp nhận vấn đề cảu độc giả.
Thứ tư, đội ngũ viết bài mỏng: bình luận ngắn là một thể loại khó,
không phải ai cũng viết được. Thể loại này có yêu cầu khắt khe với người
viết. Bởi nó luôn đòi hỏi sự chính xác về nội dung, dung lượng và sự sáng
tạo trong cách nhìn nhận , thể hiện đề tài. Không những thế, để đảm bảo
tính kịp thời, tính thời sự nó còn đòi hỏi người viết phải nghĩ nhanh, viết
nhanh để đảm bảo sưc ép về mặt tiến độ.
Thứ năm, các vấn đề trong bình luận ngắn chưa có sự hài hòa: đọc
các bài bình luận ngắn chúng ta thấy rằng khoảng 80% các bài viết là đề
cập đến vấn đề tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh đó còn thiếu sự hài hòa giữa
nội dung trong các lĩnh vực: các bài bình luận ngắn chủ yếu viết về mảng
kinh tế, văn hóa xã hội còn mạng chính trị thì để trống rất nhiều. Đồng thời
thiếu sự cân bằng trong phản ánh vấn đề trong nước và vấn đề quốc tế.
Trong khi đó, bối cảnh hiện nay đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức đến
các vến đề quốc tế.
Chương III: giải pháp nâng cao chất lượng bình luận ngắn.
Phải khẳng định rằng, hiện nay thể loại bình luận ngắn đang ngày
càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hệ thống thể loại
báo chí. Để thể loại này phát triển hơn nữa về số lượng lẫn chất lượng,
chúng ta cần phải phát huy những ưu điểm và khắc phục được những hạn
chế của bình luận ngắn.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng bình luận ngắn:
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng bình luận ngắn việc đào tạo một
đội ngũ viết bài có chất lượng là một điều quan trọng. Để làm được điều
này chúng ta có một số giải pháp như sau:


19


-

Người viết thể loại bình luận ngắncần trang bị cho mình 1 phông nền kiến
thức về tất cả các lĩnh vực và có sự hiểu biết sâu sắc về các đề tài họ viết.
Đồng thời có tư duy sắc xảo, tính khái quát tổng hợp cao, khả năng quan
sát tinh tế, tư duy khoa học, logic để phát hiện vấn đề. Để có được điều này
buộc người viết phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức, viết nhiều để rèn luyện

-

văn phong và có được những quan điểm, cách nhìn mới mẻ về các sự kiện.
Người viết phải phát hiện. Nắm bắt mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Vì
thế, người cầm bút phải luôn chuẩn bị sẵn tâm thế để dấn thân tìm kiếm và

-

phát hiện sự kiện.
Văn phong và ngôn ngữ là hai yếu tố tạo nên một bài bình luận có sức gợi
trong lòng bạn đọc. Muốn như thế, người viết phải có vốn ngôn ngữ phong
phú và cách hành văn hấp dẫn. Vì vậy, tích lũy, sáng tạo trong ngôn ngữ,
thực hành với ngôn ngữ qua các bài viết là một việc làm cần thiết đối với

-

mỗi cây bút.
Trong bình luận ngắn, chính kiến của người viết là điều tạo nên điểm nhấn

cho tác phẩm. Để có điểm nhấn thành công đòi hỏi người cầm bút phải có
tư tưởng vững chắc, hiểu biết về đời sống, chính trị. Đây là điều đòi hỏi cả
“tâm” và” tầm” của nhà báo. Nên việc rèn luyện tư cách đạo đức, bản lĩnh

-

sẽ giúp họ tự tin bộc lộ quan điểm của mình.
Người viết cần nắm vững lý luận về thể loại bình luận ngắn để có sự hiểu
biết về nó. Từ đó làm nên những tác phẩm bình luận ngắn hội tụ cả ba yếu
tố: đúng, trúng, hay.
Thứ hai, đối với cơ quan báo chí:

-

Đẩy mạnh quá trình tổng kết và rút kinh nghiệm từ những bài báo đã đăng
thuộc thể loại bình luận ngắn. Điều tra phản ứng của độc giả để từ đó có
những giải pháp khắc phục kịp thời những vấn đề đang tồn đọng, phát huy

-

những gì đã làm được.
Mở ra các lớp “ xóa mù lý thuyết” cho những nhà báo đam mê thể loại này
thông qua cá lớp học hoặc các cuộc trao đổi trên mạng. Các lớp này phải
hoạt động thường xuyên và có định kì. Vậy mỗi bài bình luận ngắn cần đáp
20


ứng được những đặc trưng thể loại của nó. Bởi thế, có nắm vững lý luận
người viết mới tạo nên những tác phẩm tốt. Thực tế hiện này cho thấy, số
lượng công tác viên viết bình luận ngắn chủ yếu chỉ viết theo đam mê và

-

trách nhiệm còn lý luận về thể loại thì họ còn yếu.
Các cơ quan báo chí cần tạo được điểm tựa vững chắc về trách nhiệm pháp
lý để người viết sẵn sàng bộc lộ chính kiến của mình một cách khách quan

-

đầy đủ.
Cơ quan báo chí cần tổ chứa những cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa
các thế hệ viết bình luận ngắn. Đồng thời góp phần giúp các nhà nghiên
cứu viết ra các tài liệu tham khảo về thể loại bình luận ngắn. Có như thế thế
hệ viết bài sau này mới có được nền tảng để hoàn thiện thể loại bình luận

-

ngắn.
Bình luận ngắn hiện nay đã trở thành một chuyên mục định kỳ trong nhiều
tờ báo. Vì thế, sức ép về tiến độ là rất lớn. để đảm bảo được quá trình dàn
trang, có không ít bài bình luận ngắn không đạt chất lượng đã được đưa lên
mặt báo. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cơ quan báo chí cần tận dụng
được đội ngũ công tác viên có tay nghề, có khả năng trong viết bình luận

-

ngắn. Đồng thời có cơ chế quan tâm bồi dưỡng đội ngũ này.
Cần khuyến khích có thêm hình ảnh trong các bài bình luận ngắn để tăng

-


them tính hấp dẫn và hiệu quả cho bài viết.
Cơ quan báo chí cần có sự đãi ngộ xứng đáng đối với các bài viết thuộc thể
loại bình luận ngắn để thu hút được sự sáng tạo, cộng tác của người viết.
Như vậy, với những giải pháp trên chúng sẽ góp phần nâng cao chất
lượng cũng như sức hấp dẫn cho các bài bình luận ngắn.
Kết luận:

Kết luận
Hiện nay, số lượng các bài bình luận ngắn xuất hiện ngày càng
nhiều. Trên nhiều tờ báo bình luận ngắn đã được ưu tiên dành trọn một

21


phần “ đất” – một chuyên mục riêng mang tính định kì, được đặt ở những
vị trí trang trọng ( trang 1) để bạn đọc dễ dàng tiếp cận với nó.
Đối với độc giả, bình luận ngắn là một thể loại hấp dẫn đối với họ.
Còn với nhyà báo, bình luận ngắn là một mảnh đất ai cũng muốn đặt chân
lên để khẳng định chính mình. Thế nhưng, không giống như những thể loại
khác, bình luận ngắn là thể loại “ kén” người viết, nhà báo không chỉ muốn
là được. Họ phải luôn tự hoàn thiện mình về bản lĩnh, hiểu biết, phong
cách, trình độ thường xuyên thì mới có thể dấn thân thành công vào
thể loại này.
Mặc dù tuổi đời còn rất ít nhưng bình luận ngắn đã tạo được một chỗ
đứng vững chắc trong long độc giả, cũng như trong hệ thống báo chí Việt
Nam. Đó là một điểm sáng của báo chí trong những năm gần đây, trở thành
xu thế phát triển chung của thể loại báo chí chính luận.tuy nhiên hiện nay,
bình luận ngắn chưa được nhiều tờ báo tận dụng một cách có hiệu quả.
Bình luận ngắn là một trong những thể loại mang đậm tính chiến
đấu, khẳng định được tính cách, trình độ, quan điểm của người cầm bút

cũng như các cơ quan báo chí. Trong tương lai, nó sẽ phát triển trở thành
một thể loại có khả năng xung kích trên cấc mặt trận. Nắm được triển vọng
này, mỗi nhà báo, cơ qun báo chí cần có sự quan tâm đúng mức để bình
luận ngắn tiếp tục phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng.

22


Tài liệu tham khảo:
1, Các thể loại báo chí chính luận, Trần Quang, NXB đại học quốc gia Hà Nội
2, Luận án thạc sĩ “bình luận ngắn trên báo in hiện nay” của Phan Ngọc
Chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3, Nhà báo bí quyết kĩ năng – nghề nghiệp, NXB Lao động
4, Tác phẩm báo chí tập III, PGSTS. Trần Thế Phiệt, NXB Giáo dục, HN 1995
5, Báo Tuổi trẻ
6, Báo Quân đội nhân dân
7, Chuyên trang Tuần Việt Nam, báo Vietnamnet
8,Tạp chí Người làm báo số 19, 26,32-33
9, Các thể loại báo chí , A.A.Chertưchơnưi, NXB Thông tấn, HN 2004
10, Các thể thể loại báo chí phát thanh, V.V.Xmirnôp, NXB Thông tấn, HN 2004

23


Mục lục

24


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:
Hãy đọc và phân tích những đặc trưng cơ bản, ưu điểm, hạn chế của thể loại bình
luận ngắn trên các chuyên mục: Thời sự và suy nghĩ (Tuổi trẻ), Cùng bàn luận
(QĐND), Chuyên trang Tuần Việt Nam (Vietnamnet). Từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng của thể loại bình luận ngắn trên báo chí hiện nay

Giảng viên : Trần Đại Nghĩa
Sinh viên : Cao Thị Ngọc
25


×