Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thế mạnh và hạn chế của báo phát thanh hiện đại và phát thanh trực tiếp xu thế phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.42 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
Cùng với truyền hình, phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng cực kỳ
quan trọng trong thời đại ngày nay. Khi phát thanh ra đời và bắt đầu phổ cập, có
người đã lầm nghĩ rằng sự phát triển của nó sẽ làm giảm nhẹ vai trò của báo
hàng ngày. Khi truyền hình dần bước đến với từng gia đình, cũng đã có người e
ngại rằng truyền hình rồi sẽ thay thế phát thanh. Thực tế đã không diễn ra như
vậy.
Mỗi phương tiện thông tin đại chúng có những đặc điểm riêng của nó. Các
loại hình báo chí không thay thế lẫn nhau và ngược lại bổ sung cho nhau, tiếp
sức cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Ở Châu Âu có một cách diễn tả súc tích (và
vì quá súc tích cho nên không bao quát hết được mà chỉ nói lên được đặc trưng
chủ yếu, thế mạnh, thế yếu của mối loại hình). Đó là: khi một sự kiện diễn ra,
phát thanh báo tin, truyền hình trình bày, báo viết giải thích nó”.
Là loại hình truyền thông ra đời sớm nhất, gắn với sự ra đời của nướcViệt
Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã gắn với từng bước thăng
trầm của lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều biến động khốc liệt và hào
hùng của lịch sử. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước
và kể cả khi bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ này, báo chí phát thanh dần
mất vị thế số một của mình do sự lớn mạnh của truyền hình. Nói cách khác, việc
truyền hình lên ngôi cũng đồng nghĩa với việc phát thanh trở thành một loại hình
yếu thế; truyền hình càng phát triển thì phát thanh – đặc biệt là phát thanh ở các
địa phương nghèo ngày càng trở nên teo tóp, mất dần thính giả.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ với tốc độ chóng mặt của mạng interrnet đã tiếp
tục đẩy các loại hình báo chí truyền thống (nhất là báo in và phát thanh) vào cái
thế phải chống đỡ, phải gồng lên để tồn tại… Trong những năm vừa qua, báo
phát thanh luôn phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc sẽ bị tiêu diệt, hoặc phải tiếp
1


tục vận động vươn lên để thích ứng và tồn tại. Không chỉ riêng phát thanh, ngay
cả truyền hình cũng phải đối mặt với sự thách thức của interrnet. Bởi trên


internet người ta đã tích hợp cả phát thanh và truyền hình ở đó, mà phát thanh,
truyền hình thì chưa thể tích hợp internet trong mình. Một thống kê gần đây cho
thấy: ở nhiều nước phương Tây, chỉ trong vòng một thập kỷ vừa qua, truyền hình
đã mất đi khoảng 70% thị phần quảng cáo cho interrnet và báo mạng điện tử.
Trên thế giới, người ta đã nêu ra những dự đoán bi quan về tương lai của báo
giấy và của phát thanh trong thời đại kỹ thuật số.
Có người nêu câu hỏi: với sự bùng nổ thông tin của những phương tiện
thông tin đại chúng ngày càng hấp dẫn và tiện lợi, liệu phát thanh có còn chỗ
đứng trong thời đại siêu tốc thông tin của thế kỷ 21? Tuy nhiên, bất chấp những
dự đoán bi quan, một số nhà nghiên cứu về báo chí phát thanh trên thế giới lại
đưa ra những dự đoán sáng sủa về tương lai của phát thanh trong bối cảnh bùng
nổ các phương tiện truyền thông đầu thế kỷ XXI này. Nhiều nhà báo chí học thế
giới đã khẳng định: thể kỷ 21 sẽ trở lại – hoặc vẫn là – thế kỷ của phát thanh.
Điều kỳ diệu là ở chỗ đó. Chúng ta tiếp tục mắc những chiếu loa công cộng
thô sơ, phục vụ đồng bào một bản hẻo lánh vùng cao. Đồng thời chúng ta cũng
đã hình dung được nhu cầu thưởng thức thông tin, văn hóa của con người trong
xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp – mà một đặc điểm là nhịp sống rất khẩn
trương, với quỹ thời gian đang bị thu hẹp vì quá nhiều nhu cầu, trong đó nhu cầu
di chuyển trên đường của mỗi người sẽ chiếm một thời lượng ngày càng đáng kể.
Ưu thế của phát thanh là ở khả năng phục vụ của nó; con người đang bận làm
một công việc khác như lái xe, đi lại, nấu bếp, tập thể dục thậm chí lao động giản
đơn, mà vẫn đồng thời có thể tiếp nhận đầy đủ những thông tin qua làn sóng
điện. Nhu cầu được thông tin bằng phát thanh không thể bị thu hẹp bởi nhịp sống
của xã hội hiện đại, ngược lại, ngày càng to lớn, đa dạng và “khó tính” hơn
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của
2


khoa học kỹ thuật là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Nằm trong xu thế chung đó, Báo phát thanh trong những năm vừa qua đã

không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng chương trình,
phục vụ tốt hơn nhu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhu cầu thông tin,
giải trí, giáo dục của nhân dân.
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh cũng đã
có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đây chính là mốc chuyển từ phát thanh
truyền thống sang phát thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi
về phương tiện kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc, đường truyền, dây dẫn,
chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh DAB, và giờ đây
đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng
trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt Nam. Một cuộc cách mạng trong
ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi, nhằm một mục đích duy nhất
Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát thanh thế giới.
Trong tiểu luận nhỏ này, phần nội dung chính em xin đề cập đến khía cạnh:
“Thế mạnh và hạn chế của báo phát thanh hiện đại và phát thanh trực tiếp xu thế phát thanh hiện đại”.
Trong tiểu luận nhỏ này còn bộc lộ nhiều thiếu sót cũng như hạn chế của
mình về phát thanh hiện đại, kính mong thầy cô chỉ dẫn thêm để em có thể tăng
thêm sự hiểu biết của mình về phát thanh hiện đại.

3


II. NỘI DUNG
II.1. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời
trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu
quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng
radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Và phát thanh hiện
đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống.
Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình phát thanh cho

phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của
phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới
mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới
và qua đó có thể hình thành công chúng mới…
Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công
nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong
quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu thế vốn có,
đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích
ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
II.1.1. Thế mạnh của báo phát thanh hiện đại
* Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các
chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần
phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc
tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các
phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không
gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát
thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và
4


nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa
làm mọi công việc , kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí
số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo mạng
điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện mà ở
Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của
chiếc radio.
* Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Nhanh chính là lợi thế của phát thanh so với các loại hình báo chí khác. Nếu

như báo in bị hổng thông tin 24 giờ thì từ số ra ngày hôm trước tới số ra ngày
hôm sau, các sự kiện, sự việc diễn ra trong thời gian giữa 2 số báo sẽ phải lưu lại
cho tới số sau. Truyền hinh thì cần yếu tố cần thiết cho việc ghi hình, việc truyền
dẫn do các công đoạn thực hiện phức tạp hơn, có nhiếu công đoạn xử lý và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố máy móc mới có thể đêm thông tin tới cho công chúng
được.
Muốn thông tin nhanh thì người làm phát thanh phải giỏi về nghiệp vụ và có
hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật. Các công đoạn, thao tác thực hiện
phải chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, chủ động đối phó và xử lí thông tin
Cách cung cấp thông tin nhanh nhất là phát thẳng tức là thông tin được
truyền tới thính giả đồng thời cùng lúc với sự kiện đang diễn ra… Phương thức
phát thanh trực tiếp hiện nay đang ngày càng phổ biến hơn trong phát thanh hiện
đại.
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn
giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh
được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông
tin.
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện
5


đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của
phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới
nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra
mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể
cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo
mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức
tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng
với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.
Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện

thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông
tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo phát thanh,
xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa
thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với
thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay, cũng giống như nhiều Đài
phát thanh trên thế giới. ở Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp của Đài Tiếng nói
Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản tin 5 phút để cập nhật những
thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những sự kiện nóng hổi nhất.
* Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao
là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động
nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh
chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh,
những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại
cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường
nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân
tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày này
6


rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe
đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng
gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu
ở từng độ tuổi...
II.1.2. Hạn chế của báo phát thanh hiện đại
* Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông
báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng
một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua,

khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình
báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh
được với một lần được chứng kiến bằng mắt.
Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp
(với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong
việc tác động qua thị giác. Tuy nhiên, với phương thức phát thanh có hình (phát
thanh trên mạng), nhược điểm này cũng đã phần nào được khắc phục. Hiện nay,
kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam đang kết hợp phát trên sóng
phát thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có hình vào những giờ cao
điểm. Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy
ưu thế của báo phát thanh hiện nay.
* Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo
in và báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra
cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này
thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy.
* Thông tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều này gây
7


khó khăn trong tiếp nhận của công chúng, công chúng không được chủ động lựa
chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng. Điều này là hạn
chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện tử. Tuy nhiên, với
phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn chế tối đa vì công
chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã dowload chương trình.
Có thể khẳng định, phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật
cao. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương
thức sản xuất chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất
theo phương thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh

hiện đại cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác sử
dụng một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình
(các thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá
trình truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet…) mà còn qua các thiết bị thu
phát đầu cuối (radio, điện thoại di động, máy tính, iphone v.v.).
Trong phát thanh hiện đại, sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên
và người dẫn làm cho chương trình có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi, hấp
dẫn công chúng hơn. Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú trong đó có nhiều tiếng nói của người dân và việc sử dụng phương thức nói với
ngôn ngữ đời sống bình dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các dạng chương trình mở, trong đó thính giả có thể
tham gia trực tiếp vào chương trình (ở những mức độ khác nhau) cũng là những
ưu thế của phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại.
Thực tế cho thấy: trên nền tảng của công nghệ kỹ thuật số, loại hình báo
phát thanh đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Có thể nói kỹ thuật số đã
góp phần quan trọng để thúc đẩy phát thanh truyền thống bước sang thời kỳ hiện
đại. Phát thanh kỹ thuật số có chất lượng âm thanh tốt như đĩa CD, tín hiệu
không còn bị nhiễu hay bị cản trở bởi các yếu tố tự nhiên.
8


Trong thực tế thì không chỉ riêng phát thanh mà báo in và truyền hình
cũng đang tận dụng tối đa công nghệ và kỹ thuật mới (kỹ thuật số, mạng
interrnet…) để hiện đại hóa chính mình nhằm tiếp tục thích ứng và phát huy sức
mạnh trong bối cảnh mới. Riêng với loại hình phát thanh, các phương thức sản
xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên
mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế… thực sự là một cuộc cách mạng
giúp cho nó đổi mới toàn diện trong nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển.
Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn chế
được những nhược điểm, hạn chế của phát thanh truyền thống (như: công chúng
chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc

thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin
không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do tính chất hình tuyến;
nghe càng nhiều, độ ghi nhớ càng giảm...).
Công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà còn có thể nhìn
(phát thanh có hình), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe
nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng); không chỉ tiếp nhận thông
tin một chiều mà có thể trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng
(phát thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v.
Theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ đa giọng
của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu hưởng thụ thông tin của
công chúng báo chí nhiều hơn. Trong cuộc sống hiện đại, tác phong công nghiệp
tạo ra áp lực rất lớn về công việc và thời gian cho con người, báo phát thanh sẽ
tạo ra sự thư giãn giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi bất cứ ở đâu và bất
cứ lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm việc mà các loại hình
báo chí khác không thể có được. Với thế mạnh riêng của mình, báo phát thanh sẽ
không ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống báo chí, truyền thông.

9


Từ những vấn đề nêu trên, có thể dự đoán trong thế kỷ XXI, báo phát
thanh nói chung và phát thanh ở Việt Nam với những bước nỗ lực chuyển mình
như vậy sẽ lấy lại vị thế trước đây trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền
thông đại chúng và sẽ có bước phát triển mạnh cả về bề rộng và chiều sâu trong
xu thế đa phương tiện…
II.2. PHÁT THANH TRỰC TIẾP – XU HƯỚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Có thể nói, thời gian qua, chương trình phát thanh trực tiếp đã tìm được
chỗ đứng quan trọng trong lòng đông đảo thính giả. Các chương trình phát thanh
trực tiếp hiện đã và đang là một trong những xu hướng của phát thanh hiện đại.
Mật độ xuất hiện các chương trình phát thanh trực tiếp xuất hiện trên các đài

trung ương nói chung và địa phương nói riêng ngày càng nhiều với những nội
dung vô cùng phong phú thể hiện được mọi mặt cũng như giải đáp mọi thắc mắc
của công chúng trong đời sống xã hội. Các chương trình trực tiếp này đã tận
dụng tối đa ưu thế của phát thanh hiện đại, tạo nên sự hấp dẫn công chúng và đã
có những bứt phá ngoạn mục, phù hợp với truyền thông hiện đại.
Phát thanh trực tiếp là một chương trình rất sinh động và thể hiện được sâu
sắc tính chân thật của báo chí. Tuy nhiên để hiểu thực sự và làm đúng theo yêu
cầu, mục tiêu đề ra của một chương trình phát thanh trực tiếp lại là một vấn đề
đáng bàn. Bởi, thực tế hiện nay vẫn có người hiểu phát thanh trực tiếp một cách
giản đơn như: phát thanh trực tiếp là người phát thanh viên đọc trực tiếp các tin,
bài tại thời điểm chương trình phát sóng chứ không thu trước chương trình chờ
đến giờ thì phát sóng hay có chăng là có thêm chuyên mục khách mời phòng thu
trả lời các câu hỏi của thính giả trực tiếp gọi đến chương trình; rồi yêu cầu các
tin bài của phóng viên phải có tiếng nói của nhân vật…
Nếu hiểu theo cách hiểu trên thì rõ ràng là chưa đạt được các tiêu chí, điều
kiện của một chương trình phát thanh trực tiếp. Theo đó, vì phát thanh viên phải
đọc trực tiếp trên sóng nên chỉ cần phát thanh viên cố gắng đọc lưu loát, không
10


vấp lỗi là được? Điều này đồng nghĩa với việc phóng viên không cần phải cố
gắng nỗ lực mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu có tiếng nói nhân vật trong tin, bài?
Phát thanh trực tiếp sẽ thể hiện được tính chân thật một cách cao nhất; tính
chất hiện thời, trực tiếp sẽ được chú trọng hơn cả. Cho nên, khi các tin, bài càng
phản ánh được trực tiếp, nhanh nhạy các sự kiện, vấn đề đang xuất hiện, nảy sinh
trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Mục tiêu lớn hơn cả là, thông qua chương
trình phát thanh trực tiếp, thính giả như được tận mắt chứng kiến sư kiện, vấn đề
tại hiện trường. “Tường thuật trực tiếp nhưng lại không là tường thuật trực tiếp”,
vì lúc này sự kiện, vấn đề đã được phản ánh qua lăng kính của nhà báo, của
phóng viên, trên cơ sở phân tích khách quan và khoa học. Như vậy có thể thấy

rằng, ở đây tính thời sự cũng được vận dụng một cách triệt để nhất. Thực tế cho
thấy, những vấn đề, sự kiện đang xẩy ra mà được phóng viên phản ánh nhanh
chóng, trực tiếp diễn tiến của nó bằng hình thức “tin điện thoại” bao giờ cũng
được thính giả chú ý lắng nghe nhiều. Song nhất thiết sự kiện ấy phải là tiêu
biểu, đặc sắc, là vấn đề lớn mà dư luận đang quan tâm. Có như vậy, tin tức ấy
mới có giá trị nhiều mặt.
Phát thanh trực tiếp có ưu thế là kịp thời và sống động. Phóng viên trình bày
trực tiếp. Thính giả có thể tham gia qua đường giây liên lạc viễn thông được chờ
sẵn, có thể tung thẳng lên sóng ý kiến của cộng tác viên hay của bạn nghe đài ở
cách xa trung tâm phát thanh hàng trăm, hàng nghìn cây số. Phương thức phát
trực tiếp cho phép vận dụng đến mức cao tính đối thoại của phát thanh. Một sự
kiện lớn vừa xảy ra hoặc đang xảy ra ư? Với sự dẫn dắt khéo léo của nhà báo,
thính giả có thể nghe được bình luận hoặc nhận xét bước đầu của một số nhân
vật có liên quan.
Tất nhiên vẫn còn đó sự ràng buộc về thời gian: không phải bất cứ lúc nào
người nghe cũng sẵn sàng chờ nghe trực tiếp (như tường thuật trực tiếp bóng đá)
và cộng tác viên cũng có mặt ở nhà để tham gia đối thoại với phóng viên. Do đó
11


vẫn cần có và buộc phải để chậm lại một số chương trình đã được thu trước theo
phương thức trực tiếp, rồi xếp hàng chờ đến “giờ của mình” mới phát sóng.
Phương thức phát thanh trực tiếp không loại bỏ các phương thức sản xuất
chương trình truyền thống. Một số chương trình giáo dục, văn hóa; những đề tài
đòi hỏi sự nghiên cứu, công phu, trình bày mạch lạc thì thực hiện theo phương
thức truyền thông có khi lại hiệu quả hơn. Cốt lõi ở đây không phải là biện pháp
kỹ thuật. Yêu cầu phải đạt vẫn là tính kịp thời, sức sống động, sự đa dạng –
những yếu tố mạng lại sự hấp dẫn cho phát thanh.
Phát thanh trực tiếp được ứng dụng trong nhiều loại chương trình. Phổ biến
nhất là hình thức làm thời sự và ca nhạc theo yêu cầu trực tiếp. Và hiệu quả nhất

là các dạng chương trình khoa học – giáo dục, chương trình chuyên đề (mang
màu sắc chính luận), chương trình giải trí. Với hình thức phát thanh trực tiếp,
người dân trong vùng phủ sóng có thể đặt nhiều câu hỏi hoặc những ý kiến chia
sẻ từ thắc mắc về nông nghiệp, y học, tình yêu – hôn nhân – gia đình, chế độ
chính sách, yêu cầu ca nhạc, giao lưu với các khách mời là những nghệ sĩ,
chuyên gia, nhà quản lý đến việc phản ánh những sự kiện hiện tượng tốt và xấu
trong đời sống…
Theo một khảo sát nhỏ (bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp) với 30 tài xế xe
buýt và taxi, và hơn 30 thính giả phát thanh (cũng là hành khách đi xe) ở nhiều
độ tuổi và nghề nghiệp trong trong khu vực miền Đông Nam bộ. Kết quả cho
thấy, 64% các bạn trẻ rất thích và thường xuyên nghe các chương trình phát
thanh trực tiếp như yêu cầu ca nhạc, bình luận bóng đá. 42% trong số họ đã từng
một lần gọi đến đài bằng điện thoại di động để yêu cầu ca nhạc, gửi tặng ca khúc
cho bạn bè, người thân hoặc đặt câu hỏi tư vấn với các chuyên gia. 20% các cán
bộ về hưu từng một lần gọi điện đến đài để tham gia các chương trình tọa đàm về
những vấn đề dư luận quan tâm. 51% phụ nữ (nhiều lứa tuổi) từng một lần gọi
điện đến đài để được tư vấn chia sẻ về sức khỏe sinh sản, hôn nhân, tình yêu.
12


30% tài xế nói rằng rất ít khi mở đài. 25% thính giả được khảo sát cho rằng họ
chỉ nghe đài thụ động trong các chuyến xe hay ở nhà chứ không chủ động mở đài
để nghe(1). Trong số các bạn trẻ thường xuyên yêu cầu ca nhạc, đa số là các bạn
công nhân, tài xế, sinh viên. Bốn kênh sóng trong khu vực được nghe nhiều nhất
là Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, Đài phát thanh Bình Dương, Đài Phát thanh
Đồng Nai và Đài phát thanh Vĩnh Long. Các chương trình được nghe nhiều nhất
là chương trình ca nhạc theo yêu cầu, chương trình “dành cho phụ nữ”, chương
trình “bạn trẻ và cuộc sống”.
Thính giả hiện nay có cơ hội được tiếp xúc với các kênh sóng phát thanh
trên xe buýt, taxi, qua điện thoại di động – đặc biệt là thính giả trẻ, (đó là chưa

kể đến internet radio, một hình thức phát thanh mới đang phát triển với tốc độ
khá nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam). Thính giả phát thanh hiện nay
chủ động hơn trong quá trình tương tác với đài. Và chính họ là những người thực
sự góp phần làm nên sự sinh động, hấp dẫn của các chương trình phát thanh trực
tiếp. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đang đặt ra cho phát thanh hiện đại.
Thực tế, công chúng trẻ ngày nay có cơ hội tiếp nhận thông tin đa truyền thông
và có cơ hội trình bày ý tưởng của mình, cung cấp thông tin mình có trên nhiều
hình thức báo chí công dân hoặc các diễn đàn khác. Và đây cũng là một thách
thức lớn cho những người làm phát thanh hiện đại: làm sao giữ được thính giả
trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thời kỳ hội tụ truyền thông?
Phát thanh Việt Nam ở thời điểm này, bức tranh chung về hệ thống phát
thanh ở Việt Nam vẫn có cả hai gam màu sáng – tối. Gam màu tối là sự teo tóp
của phát thanh trước sự lấn át của truyền hình, báo in, báo mạng. Hiện tượng này
thể hiện khá phổ biến ở hệ thống các đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, cấp

1

. Ghi chép Hoàng Văn Tú – Lại nói về phát thanh trực tiếp (17/07/2009)

13


huyện, thị và cấp xã, phường tại các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tại các
tỉnh miền núi vốn còn nghèo và tại các vùng sâu vùng xa…
Gam màu tươi sáng chủ yếu được thể hiện trong sự vận động phát triển
của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và một số Đài địa phương mạnh như Đài
Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh Phú Yên,
Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương, Quảng Ninh,
Hải Phòng v.v. Ở các đài này, các chương trình phát thanh vẫn tiếp tục phát huy
hiệu quả và có được lượng công chúng thính giả thường xuyên và đông đảo.

Có thể lấy ví dụ về một kênh phát thanh trực tiếp rất thành công hiện nay
là Kênh VOV Giao thông phát trên sóng FM 91Mhz của Đài TNVN. Ngay từ
khi ra đời, VOV Giao thông lập tức đã trở thành bạn đồng hành thân thiết, là nơi
giao lưu, tương tác, trao đổi tình cảm của hàng trăm nghìn người lái xe ô tô nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy
chương trình phát thanh hiện đại này vừa là phát thanh trực tiếp, vừa là phát
thanh tương tác, phát thanh thực tế và được phát đồng thời trên cả sóng FM và
trong chương trình của Hệ phát thanh có hình của Đài TNVN trên mạng
interrnet.
Đó là với đài trung ương, còn đối với các đài địa phương thì sao? Hơn 10
năm qua, các chương trình trực tiếp là một nét đổi mới thành công đáng ghi nhận
của phát thanh địa phương. Do tính chất gần gũi, sinh động, do độ tin cậy cao
của thông tin nên hình thức làm chương trình này tạo được sự hấp dẫn và được
đông đảo thính giả ủng hộ. Nhiều Đài địa phương đã liên tục tìm tòi những cách
chuyển tải ngày càng gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, ngày càng tiếp cận với
các làm phát thanh hiện đại. Ngay cả những nội dung “khô khan” như các vấn đề
chính trị, các vấn đề đường lối, chính sách, nhiều nhóm thực hiện những
talkshow trực tiếp cũng tạo được diễn đàn sôi nổi cho người dân cùng tham gia.
Kết cấu chương trình phát thanh phong phú và tổ chức khung giờ phát sóng,
14


chương trình chuyên biệt hướng đối tượng ngày càng rõ nét hơn. Phát thanh địa
phương ở Việt Nam đã có những bước chuyển với phương châm: gần gũi hơn
với thính giả và là người bạn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Cũng cần
nói thêm, những năm gần đây, nhiều đài địa phương đã đưa vào công nghệ phi
tuyến tính trong sản xuất và phát sóng phát thanh. Các nhà báo phát thanh ở Việt
Nam hiện nay cũng đã có cơ hội tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng
thành tựu công nghệ thông tin trong tác nghiệp. Ngoài ra, nhờ cơ sở hạ tầng viễn
thông phát triển mạnh như internet, điện thoại di động và đội ngũ phóng viên trẻ
năng động, việc sản xuất chương trình ngày càng hiệu quả và ít tốn kém hơn

Hình thức phát thanh trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện nóng
được cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thông tin dân chủ hơn, đời
sống hơn, tiếng nói của người dân được đến với diễn đàn phát thanh dễ dàng
hơn..
Khi các chương trình phát thanh trở thành chương trình của chính thính giả,
khi thông tin họ tiếp nhận không thể “một chiều” áp đặt ra rả như trước đây,
người dân càng củng cố niềm tin vào quyền tự do thông tin, quyền tự do ngôn
luận, góp phần dân chủ hóa đời sống truyền thông, góp phần làm dân chủ hóa
đời sống xã hội!
Nhờ phát thanh trực tiếp, nhiều Đài địa phương đã xây dựng được một
phong cách thời sự mang bản sắc riêng, nhanh nhạy trong việc xử lý sự kiện và
bản lĩnh trước những hiện tượng và vấn đề mà cuộc sống và dư luận đang đặt ra.
Nhờ phát thanh trực tiếp, phát thanh địa phương đã có những bước chuyển với
phương châm: gần gũi hơn với thính giả và là người bạn trong đời sống tinh thần
của nhân dân.
Không phải trước khi có Dự án hỗ trợ làm phát thanh địa phương làm phát
thanh trực tiếp của Tổ chức SIDA (Thụy Điển), tiếng nói của các tầng lớp nhân
dân chưa xuất hiện trên sóng phát thanh. Nhưng hơn 10 năm qua, hình ảnh của
15


người dân, bóng dáng của cuộc sống ngày càng đậm nét hơn trong các chương
trình nhờ sự đổi mới phương thức làm phát thanh theo hướng hiện đại mà trước
đó chúng ta ít thấy. Với cách làm phát thanh trực tiếp, người nghe ngày càng có
thêm được cảm giác như chương trình đó là của chính thính giả, do chính thính
giả thực hiện (chứ không phải là sự sắp xếp, áp đặt chủ quan của “nhà đài”).
Điểm đổi mới về chất của quá trình áp dụng phương thức làm phát thanh trực
tiếp là – trong chừng mực nào đó – tiếng nói của người dân, của thính giả xuất
hiện trên sóng như một đồng chủ thể sáng tạo với nhà báo phát thanh trong
chính “diễn đàn của nhân dân” này.

Như vậy, có thể khẳng định trong xu hướng chung của báo chí hiện đại là
hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh,
màu sắc, bố cục, giao diện trang báo…), phát thanh hiện đại ở Việt Nam không
đứng ngoài cuộc và bước đầu đã tìm được cách thích ứng hợp lý.
Những người làm phát thanh Việt Nam hiện nay đang cố gắng nâng cao
hiệu quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định
hướng và hướng dẫn dư luận xã hội; hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương
trình phát thanh; chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình,
vừa toàn diện vừa chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng
thính giả; tăng thời lượng, nâng cao chất lượng nội dung chương trình để đáp
ứng nhu cầu thông tin và mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; tăng cường phát thanh đối ngoại, tập trung vào tuyên truyền
đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh công cuộc xây dựng phát triển của
nhân dân ta; tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển có trọng điểm các cơ quan
thường trú ở nước ngoài, đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác, hấp
dẫn…
Tuy nhiên, đó là với Đài Quốc gia và các Đài địa phương có truyền thống
và có tiềm lực mạnh, còn với hệ thống phát thanh cấp tỉnh, cấp huyện trong cả
16


nước thì vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết để phát thanh tiếp tục tồn
tại và phát triển. Ngay cả với Đài TNVN, việc vận dụng các phương thức sản
xuất chương trình phát thanh hiện đại cũng đang còn nhiều câu hỏi đặt ra cả về
lý luận và thực tiễn chưa được trả lời.
Trong tình hình đó, việc nghiên cứu để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, khẳng định xu hướng
vận động phát triển của phát thanh Việt Nam và những giải pháp giúp cho hệ
thống phát thanh Việt Nam phát triển đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh và
những điều kiện cụ thể của Việt Nam đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra không

chỉ cho thực tiễn mà còn cho cả công tác lý luận báo chí, truyền thông nói chung
và lý luận chuyên ngành báo phát thanh ở Việt Nam.

17


III. KẾT LUẬN
Khi truyền hình mới ra đời, người ta đã định loại bỏ phát thanh vì cho rằng
phát thanh sẽ chẳng còn “đất” trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền
thông đại chúng. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, khi internet bắt đầu lên ngôi
và các tờ báo điện tử tung hoành và chi phối đời mọi mặt sống tinh thần của
công chúng, người ta lại bắt đầu đưa ra những cảnh báo về “cái chết đã được báo
trước” đối với cả báo in, phát thanh và truyền hình. Thế nhưng, sự thật là sau bao
nhiêu năm, báo in vẫn không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, truyền hình vẫn có
ảnh hưởng đến rất đông đảo công chúng và phát thanh vẫn đang là “người bạn
đồng hành” chung thủy của con người.
Hiện nay, phát thanh vẫn đang được coi là loại hình truyền thông có khả năng
thu hút một lượng thính giả rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Báo
phát thanh đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các
loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác với những ưu thế riêng có của mình.
Tóm lại, những ai quan tâm đến đời sống thông tin – báo chí đều hầu như có
chung một nhận định. Cuộc nở rộ các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả các
media mới vừa xuất hiện hoặc sẽ ra đời, sẽ không loại trừ lẫn nhau; hơn nữa còn
bổ sung cho nhau. Cũng như dưới ánh sáng mặt trời, có đủ chỗ cho mọi sinh vật,
nhu cầu về văn hóa, tinh thần con người vẫn cần đền nhiều phương tiện thông tin
khác nhau. Do đó, mỗi loại hình đều có “đất dụng võ” của mình. Miễn là biết
thích ứng với những nhu cầu mới, trong những điều kiện mới.
Mỗi phương tiện thông tin: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo
chí đa phương tiện (hoặc đa chức năng – multimedia)… có những đặc điểm
riêng, những lợi thế cũng như những mặt hạn chế của mình. Không có loại hình

nào thay thế loại hình nào. Hơn nữa loại hình này vẫn cần đến loại hình kia. Và
sẽ có lợi cho tất cả nếu có sự phối hợp hài hòa.
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phan Quang tuyển tập, tập 2, Nxb Văn Học (2009).
- Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà
Nội.
- Nhật An (2006), Phát thanh truyền hình, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
- GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh trực
tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Trường ĐHKHXH&NV, Khoa Báo chí (1998 - 2007), Báo chí những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
- Ths. Nguyễn Lan Phương (2010), Đài tiếng nói Việt Nam, Những ưu thế,
hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại.
- Phát thanh Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
- Hoàng Việt Thịnh: Làm phát thanh trực tiếp hiểu như thế nào? Tạp chí
Người Làm báo, số 5/2008.
- Ghi chép Hoàng Văn Tú – Lại nói về phát thanh trực tiếp (17/07/2009)

19


MỤC LỤC

20




×