Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lợi tích và hạn chế của Bao thanh toán.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.79 KB, 17 trang )

Bên bánBên muaĐơn vị bao thanh toán
1
Contents
I. Cơ sở lý thuyết.
1. Khái niệm bao thanh toán:
Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN(6/9/2004) của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có quy
định: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”.
Theo Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế ( FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài
chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công
nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó
đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi,
đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá
sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay
người mua trả tiền cho người bán.
2. Lợi tích và hạn chế của Bao thanh toán:
1. .Đối với doanh nghiệp bán hàng:
- Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản
- Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm
- Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ
- Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay Ngân hàng, không
yêu cầu phải có tài sản bảo đảm.
- Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng
2. . Đối với doanh nghiệp mua hàng:
Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau:
- Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động
- Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn
- Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối.
2.3. Đối với đơn vị bao thanh toán:


- Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, duy trì, mở rộng thị phần của ngân hàng.
2
- Nâng cao uy tín của ngân hàng thương trường quốc tế.
- Thu được phí và lãi.
2.4. Hạn chế:
- Người mua phải chấp nhận một mức giá mua hàng hóa cao hơn so với các phương
thức khác.
- Người mua phải thanh toán cho đơn vị BTT khi hai bên không có quan hệ hợp đồng
rang buộc.
- BTT là hình thức tài trợ dựa trên hóa đơn và hợp đồng mua bán hàng hóa nên dễ
dẫn tới trường hợp giả mạo.
3. Những loại hình bao thanh toán và mức phí:
1. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện các hình thức bao thanh toán
sau:
- Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền
đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán khoản phải thu.
- Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro
khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong
trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng
không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên
quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
2. Đơn vị bao thanh toán được thực hiện bao thanh toán trong
nước và bao thanh toán xuất - nhập khẩu.
- Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán
hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật
về quản lý ngoại hối
- Bao thanh toán xuất-nhập khẩu: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất-
nhập khẩu.

3.3 . Phí dịch vụ Bao Thanh Toán:
Theo thông lệ quốc tế: 0.5 – 1.1 % giá trị khoản phải thu
Tại mội số Ngân hàng trong nước :0.5-0.8 % giá trị khoản phải thu
Lãi suất: căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tại thời điểm Bao Thanh
Toán. Lãi được tính trên mức ứng trước cho bên bán và số ngày thực tế kể từ ngày ứng tiền
trước đến ngày thanh toán các khoản phải thu.
4. Phương thức bao thanh toán
3
- Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ
tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu của bên bán hàng.
- Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và
xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đồng bao thanh toán: hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt
động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán
làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán.
5. Quy trình hoạt động bao thanh toán:
• Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau:
(1)
(6)
(7)
(2) (4) (5) (8) (9) (12) (3) (10) (11)
(1) HĐ mua bán hàng hóa: Bên bán và bên mua ký hợp đồng mua bán hàng hóa.
(2) Yêu cầu bao thanh toán: Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao
thanh toán các khoản phải thu.
(3) Thẩm định: Đơn vị bao thanh toán tiến hành thẩm định (phân tích các khoản phải
thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính) và cấp hạn mức BTT cho bên mua
(nếu bên mua hàng chưa nằm trong danh sách khách hàng đã được đơn vị BTT cấp
hạn mức).
(4) Thẩm định: Đơn vị tiến hành thẩm định, trả lời và cấp hạn mức BTT cho bên bán.
(5) Ký hết HĐ Bao thanh toán: Đơn vị BTT và bên bán tiến hành ký kết hợp đồng BTT

(6) Thông báo BTT: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông
báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó
nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và
hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.
(7) Giao hàng hóa: Bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua.
4
(8) Chuyển nhượng HĐ: Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng,
chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn
vị bao thanh toán;
(9) Ứng trước: Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo
thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.
(10) Thu nợ khi đến hạn: Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng
(11) Thanh toán: Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định
trong hợp đồng bao thanh toán
(12) TT ứng trước: Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định
trong hợp đồng bao thanh toán.
• Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:
Qui trình nghiệp vụ bao thanh toán có thể được thực hiện theo các bước như trên hoặc
được thực hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập
khẩu chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính
của bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ
theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho bên
nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu.
Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập
khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thoả
thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định
cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
6. So sánh giữa bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá:
Giống nhau:
- Là hình thức cấp tín dụng, bằng cách mua lại các chứng từ có giá.

- Có ba bên tham gia. Bên mua lại chứng từ, bên bán chứng từ, bên có trách
nhiệm thanh toán chứng từ.
- Không cần phải có tài sản đảm bảo.
- Số tiền mua lại thấp hơn mệnh giá của chứng từ.
- Là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp cho bên có trách nhiệm thanh toán
chứng từ.
Khác nhau:
Bao thanh toán Chiết khấu giấy tờ có giá
• Đối tượng của bao thanh
toán là các khoản phải thu trong
thương mại.
• Đối tượng là các khoản phải thu
trong thương mại, và các giấy
tờ khác trong thị trường vốn
5
• Chỉ có thể mua lại các
khoản phải thu dưới 180 ngày.
• Ngoài cấp tín dụng, còn có
các dịch vụ kèm theo, như là
quản lý và thu hồi nợ.
• Được ký kết trước khi tiến
hành giao hàng.
• Khi ký kết hợp đồng, bên
bán đã có dự định sẳn là thực
hiện bao thanh toán.
( tín phiếu, trái phiếu..).
• Có thể tiến hành đối với nhiều
kỳ hạn ( có thể chiết khấu
chứng từ còn thời hạn trên một
năm hoặc thấp hơn)

• Hầu như không có dịch vụ kèm
theo.
• Được thực hiện sau khi giao
hàng.
• Thường không có dự đinh
trước, hoặc có nhưng cũng chỉ
đối với thương phiếu, còn lại
thường nắm giữ các giấy tờ như
một hình thức đầu tư,hoặc cất
giữ.
7. Rủi ro trong bao thanh toán:
Cũng như các hình thức cấp tín dụng khác, bao thanh toán cũng gặp phải những rủi ro như:
rủi ro tín dụng, rủi ro gian lận, rủi ro thu nợ, rủi ro thanh khoản và rủi ro ngoại hối.
1. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng tronng bao thanh toán là rủi ro khách hàng, bao gồm cả người bán
và người mua mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Khi người bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán, mọi quyền và lợi
ích liên quan đến khoản phải thu đó sẽ được chuyển giao từ người bán sang đơn vụ bao
thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ có quyền được hưởng lợi từ việc người mua thanh
toán khoản phải thu Đi kèm với các quyền và lợi ích nêu trên, đơn vị bao thanh toán đồng
thời được chuyển giao mọi rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) liên quan đến khoản phải thu
đó. Khi người mua phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, đơn vị bao thanh toán sẽ phải
thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của mình: thanh toán cho người bán 100% giá trị của khoản
phải thu được chuyển nhượng. Một điều đáng chú ý ở đây là ở Việt Nam hiện nay chưa
luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải phu trong thương mại. Chính vì quyền
đòi nợ không được quy định chặt chẽ là một rủi ro cho đơn vị bao thanh toán trong việc thu
nợ từ người mua.
6
Mặt khác, đơn vị bao thanh toán còn ứng trước cho người bán trước khi được nhận
thanh toán từ người mua và người bán sẽ phải trả lãi tính trên số tiền được ứng trước. Việc

ứng trước này cũng có thể được so sánh với một khoản tín dụng ngắn hạn với tài sản đảm
bảo là khoản phải thu từ người mua. Ngay cả trong trường hợp bao thanh toán miễn truy
đòi, đơn vị bao thanh toán vẫn có quyền truy đòi người bán số tiền ứng trước này nếu xảy
ra tranh chấp giữa người bán và người mua. Khi đó, người mua không phải thực hiện nghĩa
vụ thanh toán cho đến khi tranh chấp được giải quyết và người bán phải hoàn trả cho đơn
vị bao thanh toán số tiền đã được ứng trước cho khoản phải thu có tranh chấp. Tuy nhiên,
nếu người bán gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán, đơn vị bao thanh
toán sẽ tổn thất do không có bất kỳ một tài sản đảm bảo nào khác cho khoản ứng trước đó.
2. . Rủi ro gian lận:
Rủi ro gian lận là rủi ro hóa đơn được bao thanh toán (có ứng trước) không tương
ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Vì vậy, hóa đơn đó không có giá trị pháp lý
và đơn vị bao thanh toán không thể thu nợ từ người mua.
Như đã nói ở trên, đơn vị bao thanh toán ứng trước cho người bán trước khi được nhận
thanh toán từ người mua. Người bán sau khi giao hàng sẽ ký phát hóa đơn đòi tiền người
mua và gửi cho đơn vị bao thanh toán một bảo sao hóa đơn. Phần lớn các gian lận đều xuất
phát từ đây. Người bán có thể ký phát hóa đơn trước khi giao hàng thực tế hoặc thậm chí
ký phát những hóa đơn hoàn toàn không có thật để nhận được tiền ứng trước của đơn vị
bao thanh toán.
3. Rủi ro thu nợ:
Rủi ro thu nợ là rủi ro đơn vị thanh toán không thể thu được nợ đúng hạn và hiệu
quả.
Khác với các nghiệp vụ tín dụng truyề thống khác, rủi ro trong việc thu hồi nợ phụ thuộc
rất nhiều vào uy tín và năng lực tài chính của người mua hàng chưng không phải người
bán. Bên mua hàng là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho đơn vị bao thanh toán
nhưng vì học không phải là người trực tiếp yêu cầu khoản tín dụng từ đơn vị bao thanh
toán và do đó họ không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến khả
năng tài chính và tình hình hoạt động của mình cho đơn vị bao thanh toán. Chính vì vậy,
khó khăn lớn nhất của các đơn vị bao thanh toán trong khi thực hiện nghiệp vụ này là
không chắc chắn thu hồi được nợ.
Ngoài ra, đơn vị bao thanh toán có thể gặp rủi ro nếu học cung cấp dịch vụ bao thanh toán

cho hàng được bán theo phương thức ký gửi, hoặc hàng hóa cần được lắp đăt, hoặc hàng
hóa có điều khoản bảo hành cho phép người mu không có quyền yêu cầu người bán muc
lại hoặc giảm giá nếu hàng hóa không đáp ứng được những yêu cầu nhất định.
4. Rủi ro thanh khoản

×