Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Tác động và hạn chế của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.59 KB, 95 trang )

Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
MỤC LỤC
Thực hiện ......................................................................................................................... 9
Hộp 1. Jamaica và giấc mơ ngành công nghiệp sữa ................................................................. 58
Nguồn: vtv.org.vn ............................................................................................................... 58
Nghiên cứu của ngân hàng thế giới về hiệu quả của viện trợ và Việt Nam ............................. 92
1
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới
nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới kinh tế toàn
diện trong thời gian qua đã mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực trong tăng
trưởng và phát triển kinh tế, mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đạt được những
thành tựu này là do Chính Phủ Việt Nam đã huy động và sử dụng đúng đắn mọi nguồn lực
để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế.
Với quan điểm xem “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau
thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”, Chính Phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực
không ngừng trong việc thu hút các nguồn ngoại lực để bổ sung nguồn tích luỹ trong
nước. Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu
vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Việc khai thông trở lại quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế năm 1993,
đã trở thành mốc đánh dấu sự xuất hiện trở lại của ODA tại Việt Nam. Trong suốt 12 năm
qua, ODA cam kết cho Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phương thông
qua các chương trình dự án đã đạt trên 30 tỷ USD, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của
nền kinh tế và đã có những tác động to lớn và quan trọng đối với kinh tế cũng như đồi
sống nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, ODA cũng có những hạn chế nhất định mà nguyên
nhân có thể do các mục đích khác nhau từ phía các nhà tài trợ hoặc từ phía Việt Nam.
Chính vì vậy việc tổng hợp và đánh giá đúng về những tác động cũng như hạn chế của
ODA đối với Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao


hiệu quả ODA trong thời gian tới là hết sức cần thiết và cấp bách.
2
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Xuất phát từ thực tế đó, “Tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam ” đã được
chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay
 Đánh giá những tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam
 Đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong
giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những ảnh hưởng của ODA trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam
giai đoạn 1993 – 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau như: thống kê toán, phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống, so sánh…
5. Đóng góp của công trình
 Phân tích tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay rút ra những thành tựu, yếu
kém và những khó khăn đặt ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
 Phân tích thực trạng ODA ở Việt Nam hiện nay, minh hoạ cụ thể bằng ODA
của Nhật Bản; đánh giá một cách hệ thống những tác động và hạn chế của
ODA đối với Việt Nam trên cả phương diện chính sách lẫn thực thi.
 Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong thời gian tới.
6. Kết cấu của công trình
Tên đề tài: “Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với
Việt Nam”.
3
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Kết cấu của công trình ngoài phầ
n mở đầu, phụ lục, kết luận và các nội dung khác, nội dung chính gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Chương II: Tác động và hạn chế của ODA đối với Việt Nam
Chương III: Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong thời gian tới
4
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Với mục tiêu tổng quát: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá; nâng cao rõ
rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại; tạo chuyển biến
mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người; tạo
nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tiếp tục tăng cường
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.” Trong 12 năm qua tình hình
trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với nhiều khó khăn, thách
thức lớn, Việt Nam đã kiên trì đường lối đởi mới; chủ động sáng tạo phát huy những
thành quả đã đạt được; vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì tốc độ tăng trưởng cao
về kinh tế; có những chuyển biến tích cực về các mặt xã hội, hoạt động ngoại giao, quốc
phòng an ninh…
1.1. Những thành tựu đạt được
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Sau một số năm giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và khó
khăn nội tại nền kinh tế, từ năm 2000, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày càng
phục hồi duy trì được khả năng tăng trưởng cao. Kinh tế phát triển theo hướng tích cực,
năm sau cao hơn năm trước; GDP bình quân 5 năm 2001-2005, cao hơn mức tăng trưởng
bình quân 5 năm trước, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,4%/năm, công nghiệp và
xây dựng đạt 10,2%/năm và các ngành dịch vụ đạt 6,9%/năm. Đây là cố gắng rất lớn cũng
5
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam

là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực trong cùng thời kỳ.
Năm 2005, tổng GDP đạt trên 50 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt khoảng
600 USD.
1.1.2 Tình hình các ngành kinh tế
1.1.2.1. Nông nghiệp
Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu sản xuất, sản phẩm.Tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt bình quân khoàng
5,1% / năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra giá trị tăng thêm bình quân khoảng 3,4%/năm.
Ngành trồng trọt đã từng bước gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng và giá
trị hàng hoá. Chăn nuôi có bước phát triển khá; giá trị sản phẩm chăn nuôi đã chiếm
khoảng 20,2% giá trị sản xuất nông nghiệp thuần. Thuỷ sản phát triển toàn diện cả về
đánh bắt và nuôi trồng chiếm 21,3% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Lâm nghiệp đã
chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế, do đó đã có sự phục hồi và phát triển vốn rừng; độ che phủ
rừng từ 33,7% năm 2000 ước tăng lên 39,5% năm 2005.
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề tăng tỷ trọng của
công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm 2001-2005 tỷ trọng công
nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng hơn 6 điểm %; tỷ trọng dịch vụ tăng thêm khoảng 4
điểm % trong khi tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp giảm hơn 10 điểm %.
Các mô hình làm ăn giỏi ngày càng nhiều; phong trào chuyển đổi mùa vụ thay đổi cơ
cấu cây trồng tăng thu nhập trên 1ha đất canh tác đã thu hút phần lớn các hộ nông dân
tham gia. Chương trình hỗ trợ hạ tầng làng nghề, xây dựng chợ nông thôn, phát triển hạ
tầng khu công nghiệp nhỏ và vừa đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời tăng sức mua của dân cư và xoá
đói giảm nghèo của nông thôn.
6
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Nhiều làng nghề được khôi phục. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông,
thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước, trường học, bệnh xá, chợ . . . được chú ý đầu tư. Thu nhập
của nông dân nhiều vùng đã tăng lên do sản lượng hàng hoá tăng và giá cả nhiều sản

phẩm chủ yếu được cải thiện. Cơ cấu thu nhập dân cư ở nông thôn đã có những thay đổi,
đặc biệt là thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã chiếm
đến 10% và thu nhập từ các ngành dịch vụ nông thôn chiếm gấn 15%... đời sống nhân dân
nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể.
1.1.2.2. Công nghiệp
Công nghiệp đã có bước tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công
nghệ theo hướng hiện đại, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp
kỹ thuật cao; tạo cơ sở ban đầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của
từng ngành, từng sản phẩm, duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, gắn sản xuất với thị
trường, sản phẩm tiêu thụ khá.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2001-2005 là
15,4% cao hơn 2,3% so với kế hoạch đề ra; giá trị tăng thêm toàn ngành tăng bình quân
khoảng 10%/năm. Sản xuất công nghiệp của các thành phần được phát triển khá. Sự tham
gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất công
nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất
lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ
thu nhập khác nhau.
Khối lượng sản xuất nhiều sản phẩm chủ yếu tăng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường
trong nước và nước ngoài như: than đá, xi măng, thép xây dựng, sản phẩm công nghiệp
chế biến, hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã được chuyển
dịch một bước. Các ngành công nghiệp chế tác đã được sắp xếp lại cùng với việc quy
hoạch phát triển vùng nguyên liệu.
7
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
1.1.2.3. Dịch vụ
Các ngành dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu
cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành
dịch vụ tăng nbình quân hàng năm khoảng 7,5% xấp xỉ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong cả
nước và trong từng vùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ bình quân 5 năm

2001-2005 tăng khoảng 13%/năm. Ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh và toàn
diện. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu
cầu của nhân dân với nhiều loại phương tiện đa dạng và phương thức thuận tiện; chất
lượng dịch vụ được nâng lên. Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh; mạng lưới
về cơ bản đã được hiện đại hoá; chất lượng dịch vụ được cải thiện trong khi giá liên tục
giảm dần; cuối năm 2005 cơ bản đạt cùng mặt bằng với các nước trong khu vực và phổ
cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, tin học, kỹ thuật, y tế giáo dục, thể dục thể thao . . .
đều có bước phát triển khá và tiến bộ cơ bản so với thời kỳ trước.
8
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Bảng 1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Chỉ tiêu
kế hoạch
Thực hiện
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP % 7,5 7,4
(2) Tốc độ tăng giá trị sản xuất
nông lâm ngư nghiệp
% 4,8 5,1
(3) Tốc độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp
% 13,1 15,4
(4) Tốc độ tăng các ngành dịch vụ % 7,5 7,5
(5) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu % 14÷16 14,5
(6) Cơ cấu ngành kinh tế % 100 100
- Nông lâm, ngư nghiệp % 21÷22 19

-Công nghiệp và xây dựng % 38÷39 42
-Dịch vụ % 41÷42 39
(7) Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn
xã hội so với GDP đến năm 2005
% 35,9 36,5
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
1.1.3. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Các ngành sản xuất, dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và hiệu quả,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ
trọng nông nghiệp trong GDP liên tục giảm (mục tiêu là 20-21%), tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng liên tục tăng (mục tiêu là 38-39%); Tỷ trọng các ngành dịch vụ giảm một chút ở
mức 39% (mục tiêu là 41-42%) giảm so với năm 1995 do tốc độ tăng trưởng thấp hơn
tăng trưởng kinh tế (xem phụ lục).
Trong từng ngành kinh tế kỹ thuật, đã có sự sắp xếp, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá
trong các khâu sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại sản xuất theo hướng hiệu quả gắn với thị
trường, phát huy được những lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã
giảm từ 80,1% năm 2000 xuống còn 75% năm 2005; tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng từ
9
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
15,6% lên 21%; riêng trong ngành nông nghiệp thuần tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 16,5%
lên 19,3%.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã chuyển dịch một bước. Các ngành công nghiệp chế
tác đã được sắp xếp lại cùng với việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Các ngành
công nghiệp khác như sửa chữa và chế tạo các sản phẩm cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng
đã có bước đổi mới về công nghệ và phát triển khá. Tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng
nhanh trong khi công nghiệp sản xuất điện gas, nước và công nghiệp khai thác vẫn giữ
được vị trí quan trọng, tác động tích cực đối với các hoạt động kinh tế xã hội.
Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Đặc

biệt một số ngành dịch vụ có tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất cao như ngân hàng, bảo
hiểm ... đã phát triển khá nhanh.
Cơ cấu vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương,
đô thị, địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang phát huy
lợi thế trong phát triển. Vai trò kinh tế vùng đã được coi trọng; sự đóng góp vào tăng
trưởng chung của mỗi vùng đã có nhiều cải thiện. Nhiều khu kinh tế mới đang từng bước
được hình thành, tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh tế tại các vùng tương ứng.
Các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp và nhiều vùng sản xuất chuyên môn hoá
cây trồng, vật nuôi ở một số vùng kinh tế lớn đang phát huy tác dụng,lôi kéo các vùng
khác cùng phát triẻn.
Các thành phần kinh tế đều có sự phát triển. Khu vực kinh tế nhà nước đã tiến hành
sắp xếp lại và đổi mới theo Nghị quyết TW3 khoá IX, kinh tế tập thể, tư nhân và các thành
phần kinh tế khác đang được phát huy tiềm năng. Nhờ có các cơ chế, chính sách khuyến
khích ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
liên tục cao hơn khu vực kinh tế nhà nước.
10
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
1.2. Những yếu kém tồn tại
1.2.1. Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp kém
bền vững
Biểu hiện ở các mặt sau đây:
Một là, tăng trưởng chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, với
những ngành sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư cao, chưa đi mạnh
vào chất lượng sản phẩm với phát triển khu vực công nghệ cao; còn phụ thuộc quá nhiều
vào đầu tư công và bảo hộ, bao cấp dưới nhiều hình thức của nhà nước.
Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù theo xu thế tích cực nhưng với quy mô nền kinh
tế nước ta còn qúa nhỏ bé, thì tốc độ tăng trưởng như vậy là quá chậm để có thể rút ngắn
khoảng cách so với các nước trong khu vực.
Ba là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp do chính sách kinh tế vĩ mô chưa
thật ổn định; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm hoàn thiện. chi

phí sản xuất của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp va diạc vụ còn ở mức cao. Năng suất
lao động xã hội thấp; chất lượng lao động kém. Chưa công khai minh bạch trong quản lý
tài chính công, tài chính doanh nghiệp; yếu kém trong liên doanh, liên kết, trong cải cách
doanh nghiệp nhà nước và phát triển các thành phần kinh tế. Tình trạng độc quyền của
nhiều tổng công y nhà nước vẫn còn lớn; thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà.
Bốn là, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng. Hiện tượng khai thác bừa bãi và sử
dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường và làm mất cân đối hệ sinh
thái diễn ra phổ biến. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá
mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nuớc mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn.
1.2.2Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn dự kiến
Những chuyển dịch cơ cấu này cũng chính là những thước đo tổng hợp của kết quả
thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng hiện đang còn những vấn đề lúng túng mới
11
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
chỉ rõ về phương hưóng nhưng không cụ thể về giải pháp ví dụ như công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn, gắn kết công nghệ mới, công nghệ cao vào phát triển, mở rộng và nâng
cao chất lượng các ngành dịch vụ... làm cho tính hiện đại trong cơ cấu kinh tế còn thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo chiều sâu để nâng cao chất lượng tăng trưởng;
chuyển dịch cơ cấu này, vùng còn mang tính tự phát... Các thành phần kinh tế chưa được
khuyến khích phát triển trên cùng một mặt bằng về cơ chế chính sách, môi trường chưa đủ
thuận lợi và ổn định để huy động toàn bộ nguồn lực của đất nước cho phát triển sản xuất
kinh doanh, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chậm.
1.2.3 Sử dụng nguồn lực của nền kinh tế chưa đạt hiệu quả cao
Nguồn tài chính quốc gia chưa được huy động và sử dụng có hiệu quả vào các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tài sản quốc gia, tài chính công và tài chính doanh nghiệp
nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, còn nhiều lãng phí. Nguồn thu ngân sách nhà nước
chưa thật ổn định, thu từ yếu tố đầu vào và từ khai thác tài nguyên chiếm tỉ trọng cao. Chi
ngân sách tiếp tục tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, các khoản chi có tính chất
bao cấp, trợ cấp trực tiếp từ ngân sách đã tăng lên nhanh. Bao cấp về vốn, về cơ chế chính
sách có xu hướng phát triển. Lãng phí và thất thoát trong đầu tư ở các khâu từ quy hoạch,

thiết kế, tổng dự toán, định mức, vẫn là vấn đề nhức nhối. Đội ngũ cán bộ quản lý, thiết
kế, tư vấn, giám sát...Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng còn nhiều yếu kém, hạn chế.
Tình trạng nợ dây dưa, kéo dài chưa được sử lý dứt điểm
1.2.4. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn nhiều khó khăn
Chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường. Lĩnh vực
xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn; hàng hoá xuất khẩu kém sức cạnh tranh; xuất
khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô có giá trị thấp còn chiếm tỷ trọng khá lớn; tỷ lệ
xuất khẩu qua trung gian còn lớn; công tác dự báo giá cả còn yếu.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Số dự án hướng vào tiêu thụ tại thị
12
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
trường nội địa còn nhiều. Giá một số yếu tố đầu vào như xăng dầu, điện, cước viễn thông
vận tải biển…nhìn chung còn cao làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.5. Một số mặt xã hội còn nhiều bức xúc
Chất lượng về giáo dục và đào tạo còn thấp; hoạt động về khoa học và công nghệ
chưa đáp ứng được những vấn đề đặt ra. Thu nhập và đời sống của nhân dân còn khó
khăn, nhất là ở vùng nông thôn vùng bị thiên tai; nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội chưa
giảm; tai nạn giao thông đã bớt nhưng vẫn chưa vững chắc và còn nhiều bức xúc; trật tự
trị an ở một số vùng còn phức tạp; tình hình khiếu kiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm…
1.3. Khó khăn và thách thức đặt ra trong giai đoạn phát triển tiếp theo
Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế trong thời kỳ tới sẽ có những cơ hội, điều
kiện thuận lợi đan xen với những thách thức và khó khăn rất gay gắt tác động đến khả
năng phát triển của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2010.
Ngoài những nhân tố khách quan như quy mô nền kinh tế còn quá nhỏ, Việt Nam còn
ở trong nhóm những nước nghèo; trình độ công nghệ, cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng còn
nhiều yếu kém, là những thách thức rất lớn thì những thách thức về mặt chủ quan cũng
không nhỏ
Thứ nhất, cải cách kinh tế thực hiện toàn diện hơn sâu mạnh hơn, đi vào những vấn đề
mới và mức độ khó khăn phức tạp hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏi cần tiếp tục
đổi mới tư duy, kế tục và phát triển đường lối đổi mới để tạo ra động lực có bước đột phá,

đưa nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển mới, tiến hành xông nghiệp hoá rút ngắn
theo hướng hiện đại, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, từng bước phát triển
công nghệ tri thức, hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường…
Thứ hai, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đòi hỏi cao trong khi nền kinh tế
còn nhiều bề bộn khó khăn, tồn tại đòi hỏi một mặt phải nâng cao khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế, xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển bên trong, cơ cấu
13
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
lại công ty, làm sống động các hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tăng khả năng cạnh
tranh trong từng sản phẩm, từng ngành hàng và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác cần phải
xây dựng các bước đi thích hợp để chủ động trong quá trình hội nhập, trước mắt là có lộ
trình cụ thể đến từng ngành, từng doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế trong hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới.
Thứ ba, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nền
kinh tế đa sở hữu… là một yêu cầu bức xúc để tạo động lục mới cho sự phát triển. Thời
gian qua Chính phủ đã làm được rất nhiều việc, hình thành từng bước thể chế kinh tế thị
trường, nhưng vẫn còn chắp vá thiếu đồng bộ. Yêu cầu sắp đến cần phải tập trung cao hơn
trong các lĩnh vực sau đây:
 Tạo lập đồng bộ các thị trường, hình thành thị trường hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh, bảo đảm sự kết hợp với thị trường, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước,
thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh té xã hội.
 Thực hiện việc đổi mới cơ chế, chính sách, kiện toàn hệ thống tài chính, tiền tệ, xây
dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh. Cải thiện môi trường đầu tư một cách đồng
bộ, khai thác tốt nguồn vốn trong nước và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nước ngoài.
 Khéo tận dụng kết hợp các nhân tố phát triển bên trong với hội nhập kinh tế quốc tế
tạo điều kiện thích nghi môi trường kinh tế thế giới mới, tranh thủ tối đa các cơ hội,
thuận lợi và hạn chế, khắc phục được tối đa các bất lợi rủi ro trong việc tham gia
cạnh tranh toàn cầu và khu vực.
Thứ tư, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi
mới của đất nước. Đó là thử thách rất lớn cần phải vượt qua. Cần đẩy mạnh cải cách hành

chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh. Đẩy lùi quan liêu tham nhũng.
Thực hiện quy chế dân chủ và công khai ở cơ sở và các cấp chính quyền; kiện toàn hợp lý
tổ chức bộ máy nhà nước, quy địng roc trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp hành chính,
rút ngắn quy trình ra quyết định, khắc phục tòih trạng chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm;
14
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước; đẩy mạnh việc
đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước, cán bộ hành chính xã hội, cán bộ quản lý sản
xuất kinh doanh. Nhanh chóng thực hiện việc tách chức năng quản lý nhà nước và quản lý
sản xuất kinh doanh ở các bộ ngành Trung ương.
15
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
CHƯƠNG II
ẢNH HƯỞNG CỦA ODA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 ODA và sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới
nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với quá trình này là việc mở cửa nền kinh tế ra thế giới
nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, “tranh thủ nguồn lực bên ngoài và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Trong quá
trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới, vị thế Việt Nam ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế do những thành tựu về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở
rộng. Quá trình thu hút ODA đã có những kết quả nhất định trong giai đoạn 1993 – 2005,
góp phần gia tăng nguồn ngoại lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước. Sau khi những khoản nợ với IMF được giải quyết thông qua mua lại nợ và vay nợ
mới trả nợ cũ, quan hệ Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế đã được khơi thông trở
lại vào năm 1993. Với sự giúp đỡ của IMF và WB, Việt Nam đã thoả thuận cơ cấu lại nợ
với CLB Paris và CLB London, mở ra một trang mới trong quan hệ ngoại giao và kinh tế

đối ngoại giúp Việt Nam thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó có
ODA.
2.1.1 Tình hình thu hút ODA
2.1.1.1 Tình hình vận động ODA
Trong thời gian qua Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế
16
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn ODA đã đóng góp vai trò hết sức quan
trọng, giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, giảm bớt tỷ lệ nghèo đói và cải thiện
đời sống trên khắp đất nước. Để tận dụng nguồn vốn này trong bối cảnh hiện nay, Chính
Phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng ODA.
Thông qua Hội nghị các nhà tài trợ, mối quan hệ giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế
ngày càng được cải thiện. Hình ảnh một Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh
tế với những thành tựu đạt được về phát triển và tăng trưởng cùng với một chính sách
ngoại giao mở rộng đã được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao. Bắt đầu bằng Hội nghị
quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam khai mạc lần đầu tiên tại Paris ngày 09/11/1993
đã đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế, tạODA ra những cơ
hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững. Với
22 quốc gia và 17 tổ chức tham dự, Việt Nam đã nhận được số vốn ODA cam kết trị giá
1,81 tỷ USD thông qua đối thoại thẳng thắn và hợp tác về con đường phát triển của Việt
Nam. Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ đã trở thành một diễn đàn đối thoại thường niên
giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế với tên gọi Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ
dành cho Việt Nam (gọi tắt là Hội nghị CG – Consultative Groups). Thông qua hội nghị
CG, Việt Nam và các nhà tài trợ chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến về kết quả phát triển
kinh tế - xã hội trong năm, những giải pháp nhằm tăng cường và đổi mới kinh tế, thu hút
viện trợ và giải pháp quản lý nguồn lực này.
Hội nghị CG 2005 họp ngày 07/12 là một trong những hội nghị CG thành công nhất
đánh dấu chặng đường 12 năm nối lại quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta và cộng
đồng tài trợ quốc tế. Tại hội nghị CG lần này mặc dù còn những khó khăn tài chính song

các nhà tài trợ đồng thuận cam kết dành ODA cho Việt Nam với mức cao nhất từ trước
đến nay là 3,747 tỷ USD - mức cam kết cao kỷ lục vượt mức năm 2005 khoảng 300 triệu
USD. Trong số này các nhà tài trợ hàng đầu tiếp tục là EU với 936,2 triệu USD; Nhật Bản
17
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
với 835.6 tri ệu USD; WB với 750 triệu USD; ADB với 539 triệu USD; Pháp với 397,7
triệu USD. Đặc biệt Trung Quốc cũng cam kết tài trợ cho Việt Nam 200 triệu USD và đây
là lần đầu tiên nước này công bố mức cam kết viện trợ cho Việt Nam một cách chính
thức. Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động về kinh tế và chính trị, nhiều nhà tài trợ
cũng gặp khó khăn về tình hình kinh tế cùng với cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước
đang phát triển về thu hút ODA thì kết quả vận động ODA của Việt Nam rất đáng được
khích lệ.
Hình 2.1. Giá trị ODA cam kết cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2005
Đơn vị: tỷ USD
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
2.1.1.2 Tình hình kí kết hiệp định ODA
Nguồn vốn ODA cam kết cho Việt Nam nói trên được Chính Phủ sử dụng để thực
hiện các chương trình, dự án đầu tư trong một số năm nhất định. Theo Nghị định số
17/2001/N Đ-Chính Phủ ngày 04/05/2001 của Chính Phủ, vốn ODA được ưu tiên trong
các lĩnh vực sau:

 Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình dự
án thuộc các lĩnh vực:
18
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
• Xoá đói giảm nghèo, trước hết ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
• Y tế, dân số và phát triển;
• Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực;
• Các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch
bệnh, các tệ nạn xã hội);
• Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
nghiên cứu khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực và triển khai;
• Nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển ( quy hoạch, điều tra
cơ bản);
• Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
 Vốn ODA vay được ưu tiên sử dụng những chương trình, dự án thuộc các
lĩnh vực:
• Xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn;
• Giao thông vận tải, thông tin liên lạc;
• Năng lượng;
• Cơ sở hạ tầng xã hội ( các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và
đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường);
• Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội;
• Hỗ trợ cán cân thanh toán;
• Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ.
Trong quá trình thực hiện, danh mục và thứ tự các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng
nguồn vốn ODA sẽ được Chính Phủ điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Để tiến hành sử dụng ODA cho các lĩnh vực trên, Chính Phủ Việt Nam và các nhà tài trợ
phải ký kết các điều ước quốc tế về ODA (thực chất là các hiệp định. bản ghi nhớ, văn
kiện dự án…).
19

Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Trong giai đoạn 1993 – 2005 tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA ước đạt >70%
so với tổng giá trị ODA cam kết.
2.1.2 Tình hình thực hiện các dự án ODA
2.1.2.1 Tình hình giải ngân theo ngành
Tốc độ và khối lượng giải ngân ODA theo cơ cấu ngành ở Việt Nam là một chỉ tiêu
quan trọng đánh giá hiệu quả ODA. Kết quả tổng hợp cho thấy:
 Giao thông vận tải
Đây là một trong những lĩnh vực phát triển kinh tế được Chính Phủ Việt Nam cũng như
các nhà tài trợ quan tâm hàng đầu trong thời gian qua. Là một cấu thành quan trọng của cơ
sở hạ tầng, giao thông vận tải là một lĩnh vực đầu tư đòi hỏi vốn lớn, trong khi nguồn nội
lực trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành này thì vốn ODA đã phát
huy hiệu quả. Từ nguồn vốn ODA nhiều công trình, dự án đã được thực hiện tạo nên một
hệ thống giao thông huyết mạch trên toàn đất nước như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, cầu Mỹ
Thuận, Dự án giao thông nông thôn…Song trong thực tế, công tác thực hiện các dự án
thuộc lĩnh vực này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Mặc dù cam kết cho ngành này là rất lớn
nhưng tỷ lệ giải ngân của các dự án còn thấp so với tỷ lệ chung của các ng ành khác, chỉ
đạt khoảng xấp xỉ 60%. Ngành này cũng là ngành nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ
phía nhà tài trợ Nhật Bản. Nguyên nhân của việc giải ngân chậm là do công tác giải phóng
mặt bằng chậm, dự án quy mô lớn, thời gian thực hiện dài…
 Năng lượng
Ngành năng lượng là ngành nhận được mức cam kết ODA khá cao trong toàn giai đoạn.
Mức cam kết ODA cho ngành này 12 năm qua đạt gần 24% tổng số ODA cam kết. Các dự
án năng lượng chủ yếu là xây dựng các nhà máy điện lớn như: Dự án điện Phú Mỹ 1, Phú
Mỹ 2, sông Hinh, Phả Lại 2…Khoảng trên 86% mức giải ngân trong ngành năng lượng do
Nhật Bản cung cấp. Tỷ lệ giải ngân ngành này so với tỷ lệ giải ngân chung vẫn còn thấp.
20
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
 Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Gắn trực tiếp với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở

Việt Nam, nông nghiệp là lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan t âm. Tỷ lệ giải ngân của
các dự án lĩnh vực nông nghiệp khá cao, gần 80% so với số vốn ODA cam kết với tổng
giá trị. Phần lớn vốn tài trợ cho phát triển nông th ôn liên quan đến các khoản phát triển
tài chính - tín dụng nông thôn. Các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực
hiện chủ yếu bằng nguồn vay của ADB và WB như: Hạ tầng cơ sở nông thôn ( ADB ), hạ
tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (WB); khôi phục thuỷ lợi và chống lũ (ADB),
bảo v ệ rừng và phát triển nông thôn (WB)…Các khoản viện trợ không hoàn lại được các
nhà tài trợ tập trung vào thực hiện các dự án xoá đói giảm nghèo nằm trong khuôn khổ
chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính Phủ với mục tiêu đến năm 2010 còn 5% hộ
nghèo. Các dự án thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản nhận được sự quan tâm của một số nhà
tài trợ song pương mới nên khối lượng vi ện trợ tăng gấp 3 – 4 lần so với thời kỳ đầu.
Trong ngành lâm nghiệp, vốn ODA được sử dụng để thực hiện các chương trình d ự án
phát triển cà phê, chè, trồng rừng…
 Cấp - thoát nước
Trong giai đoạn 1993 – 2005 tổng giá trị ODA hỗ trợ cho ngành cấp thoát nước đạt
khoảng 9% thông qua hàng loạt các dự án như: Cấp nước và vệ sinh thành phố, thị xã
(ADB); Hỗ trợ quản lý ngành nước (Danida); Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực đô thị
(WB); Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hồ Chí Minh (Nhật
Bản )…
 Y tế - xã hội
Trong điều kiện nước ta còn nhiều thiếu thốn cơ sở vật chất và điều kiện kỹ thuật phục vụ
y tế đặc biệt là y tế cộng đồng, nguồn vốn ODA đã giúp giải quyết nhiều vấn đề về chăm
sóc sức khoẻ cộng cũng như kế hoạch hoá gia đình. Ngành này đã thu hút được nhiều
nguồn vốn ODA khác nhau với tỷ lệ vốn không hoàn lại lớn nhất so với các lĩnh vực khác.
21
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Ngành có một số dự án lớn như: Dân số và sức khoẻ gia đình (ADB), hỗ trợ y tế quốc ga
(Nhật Bản); Hỗ trợ các hoạt động của phụ nữ (SIDA).
 Giáo dục đào tạo – khoa học công nghệ và môi trường
Đây là nhóm ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ đặc biệt là các nhà

tài trợ đa phương. Lượng vốn ODA được giải ngân với tỷ lệ khá, khoảng 88%, đ ược xem
là cao nhất trong tất cả các lĩnh vực có sử dụng ODA (không kể lĩnh vực hỗ trợ ngân sách
Nhà nước).Sở dĩ đạt được kết quả khả quan như vậy là do phần lớn ODA dành cho ngành
này là viện trợ không hoàn lại với điều kiện giải ngân “thoáng”, các dự án có quy mô nhỏ,
thời gian thực hiện ngắn.
2.1.2.2 Tình hình giải ngân theo nhà tài trợ
Trong giai doạn 1993 – 2005, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác phát
triển với khoảng 29 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa phương và gần 400 tổ chức
phi Chính Phủ quốc tế. Trong số các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam có 3 nhà tài trợ lớn
nhất là: nhật Bản, ADB và WB. Tổng số vốn ODA mà 3 nhà tài trợ này cung cấp cho Việt
Nam chiếm khoảng trên 70% tổng số ODA cam kết và xấp xỉ 80% lượng giải ngân trong
toàn giai đoạn. Đặc biệt trong năm 2005 số vốn ODA do 3 nhà tài trợ này chiếm khoảng
72,3% tổng giá trị hiệp định đã được ký kết và giải ngân vốn vay chiếm tới 89% tổng mức
giải ngân vốn vay trong năm 2005.
22
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Hình 2.2. Giải ngân vốn ODA của 10 nhà tài trợ hàng đầu Việt Nam năm 2004
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: UNDP Việt Nam DCAS
 Nhật Bản (chúng ta sẽ xem xét kỹ về ODA Nhật Bản trong phần 2.2)
 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Trong số các nhà tài trợ của Việt Nam thì ADB là nhà tài trợ đạt mực giải ngân cao
nhất khảng 75% vốn được giải ngân do các thủ tục hành chính thông thoáng và đầu tư chủ
yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và hạ tầng cơ sở nông thôn. Chiến lược quốc gia của ADB
tại Việt Nam tập trung vào xây dựng chính sách và phát triển thể chế, nông nghiệp và phát
triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
cơ chế thị trường, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển hài hoà và bền vững.
23
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam

Hình 2.3. Cơ cấu ngành được tài trợ bằng ODA của ADB
Cơ sở hạ
tầng
33%
Giao thông
vận tải và
truyền
thông
19%
Tài chính
9%
Nông
nghiệp và
phát triển
nông thôn
39%
Nguồn: Số liệu tổng hợp
Mức giải ngân của ADB tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm cuối thế kỷ trước,
năm 1998 đạt 139 triệu USD, năm 1999 đạt 199 triệu USD dến năm 2000 tăng lên 217
triệu USD. Trong xu thế chung năm 2001 mức giải ngân có giảm xuống chút ít là 207
triệu USD song sang năm 2002 đạt 238,6 triệu USD trở thành nhà tài trợ thứ 3 tại Việt
Nam sau Nhật Bản và WB.
 Ngân hàng thế giới (WB)
Nguồn vốn vay ODA của Việt Nam từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) được xem
là lớn nhất trên thế giới. Mục tiêu trọng tâm của các hoạt động do WB thực hiện tại Việt
Nam là giúp Chính phủ và nhân dân Việt Nam nâng cao mức sống, cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân đặc biệt là nông dân, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
WB ưu tiên hỗ trợ cho Việt Nam trong các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, phát triển nguốn
nhân lực, phát triển bền vững moi trường xã hội, tài chính khu vực tư nhân và hạ tầng cơ
sở.

24
Tác động và hạn chế của Hỗ trợ phát triển hình thức (ODA) đến Việt Nam
Hình 2.4. Cơ cấu ngành được tài trợ bằng ODA của WB
Quản lý
kinh tế
20%
Cơ sở hạ
tầng
33%
Nông
nghiệp và
phát triển
nông thôn
40%
Phát triển
con người
7%
Nguồn: Số liệu tổng hợp
 Các nhà tài trợ khác
Ngoài 3 nhà tài trợ lớn trên, Chính phủ các nước như Pháp, Đan Mạch, Australia,
Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh…là những nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn ODA quan
trong cho Việt Nam. Các nhà tài trợ này có tỷ lệ giải ngân cao so với kế hoach thướng đạt
từ 80 – 90% do các khoản ODA cung cấp đều chủ yếu dưới dạng viện trợ không hoàn lại
(70 – 80% trong tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam). Các lĩnh vực mà các nhà tài
trợ song phương tập trung vào Việt Nam là: công nghệ viễn thông, hạ tầng cơ sở và phát
triển con người và cải thiện các vấn đề xã hội.
Để thấy rõ thực trạng ODA ở nước ta hiện nay, chúng ta sẽ xem xét cụ thể nguồn
ODA của Nhật Bản ở Việt Nam trong phần 2.3.
2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về ODA
Ðể đạt được các thành tựu kể trên, bằng việc xây dựng các chính sách đúng đắn về thu

hút ODA và tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, Chính phủ Việt Nam chứng tỏ được
25

×