Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ HOÀI

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
BÌNH DƯƠNG, HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, bản thân em đã đươc dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Ban
giám hiệu, các phòng ban của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng
lớn đối với bản thân em. Quá trình học tập và rèn luyện tại trường đã giúp em
được trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về
xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không phải bỡ ngỡ và để có thể
đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn chỉnh các
nội dung của khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực của bản
thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và tâm huyết của các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của
thầy giáo, Th.S Nguyễn Quang Thi. Đồng thời em còn nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ của các chú, các cô, các anh, các chị trong Phòng địa chính
của xã Bình Dương, Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Với tấm lòng biết ơn của
mình, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy, các cô
trong Khoa Quản Lý Tài nguyên- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
cùng các chú, các cô, các anh, các chị trong Phòng địa chính của xã Bình
Dương, Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực
tập được giao.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Hoài


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2.Mục đích của đề tài .................................................................................. 2
1.2.1.Mục đích tổng quát ........................................................................... 2
1.2.2.Mục đích cụ thể ................................................................................ 2
1.3.Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 2
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 3
2.1.1.1.Các khái niệm liên quan đến sử dụng đất hiệu quả. ............... 3
2.1.1.2.Các phương pháp nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất
hiệu quả trên thế giới, trong nước và địa phương nghiên cứu ......................... 5
2.1.1.3. Các văn bản của nhà nước,của địa phương liên quan đến việc sử
dụng đất........................................................................................................... 7
2.2. Tình hình sử đụng đất nông nghiệp trong cả nước ................................. 11
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại một số địa phương trên cả nước
..................................................................................................................... 11
2.2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ..................... 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 14

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 14
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................... 14
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 14
3.2.2.Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................ 14


3.3.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Bình
Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ......................................................... 15
3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng ...................................................................................................... 15
3.3.4. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương
..................................................................................................................... 15
3.3.5. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình
Dương .......................................................................................................... 15
3.3.6. Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Bình Dương
..................................................................................................................... 15
3.3.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững ............ 15
3.3.8. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp cho xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ................. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................ 15
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp................................ 16
3.4.3. Phương pháp điều tra tài liệu, số liệu sơ cấp .................................. 16
3.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................. 16
3.4.5. Phương pháp minh họa bằng sơ đồ,biểu đồ, hình ảnh .................... 16
3.4.6. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .................... 17

3.4.5.1. Hiệu quả về kinh tế............................................................. 17
3.4.5.2. Hiệu quả về xã hội.............................................................. 17
3.4.5.3. Hiêu quả về môi trường ...................................................... 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 18
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.......................................... 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 18
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................... 18
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................... 18
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................... 19
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên đất ......................................................... 21
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên nước ...................................................... 22
4.1.1.6. Nguồn tài nguyên rừng ....................................................... 22
4.1.1.7. Nguồn tài nguyên khoáng sản............................................. 23
4.1.1.8. Nguồn tài nguyên nhân văn ................................................ 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................... 23


4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 23
4.1.2.2. Ngành nông nghiệp.......................................................................... 24
4.1.2.3. Thực trạng về kết cấu hạ tầng .......................................................... 25
4.1.2.4. Dân số và lao động .......................................................................... 26
4.1.2.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................... 26
4.2. Khái quát chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bình
Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ......................................................... 28
4.2.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ......................... 28
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai theo địa giới hành chính ........................ 29
4.2.3 Tình hình đo đạc và lập bản đồ địa chính....................................... 29
4.2.4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai .......................... 30
4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bình Dương ..................................... 32
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Bình Dương năm 2013 .................. 32

4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Bình Dương
..................................................................................................................... 33
4.4. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương .... 36
4.4.1 Các loại hình sử dụng đất của xã .................................................... 36
4.4.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất ..................................................... 37
4.4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng
đất xuất nông nghiệp của xã Bình Dương năm 2013 .................................... 42
4.5. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương ... 43
4.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 43
4.5.1.1. Hiệu quả kinh tế của LUT cây trồng hàng năm ........................... 43
4.5.1.2. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả................................. 45
4.5.1.3 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất... 45
4.5.2 Đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................... 47
4.5.3. Đánh giá hiệu quả môi trường ............................................................. 48
4.5.4 Đánh giá chung các loại hình sử dụng đất ............................................... 49
4.6. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Bình Dương ............. 50
4.6.1. Những căn cứ để định hướng sử dụng đất ...................................... 50
4.6.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 50
4.6.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 51
4.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững .................... 52
4.7.1. Nguyên tắc lựa chọn .......................................................................... 52
4.7.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 52


4.7.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất................................................ 52
4.8. Môt số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Bình
Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng................................................................ 53
4.8.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................ 53
4.8..2. Giải pháp cụ thể ................................................................................ 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 58

5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
5.2. Đề nghị. ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 60
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trên cả nước năm 2013............................... 11
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương (01/01/2013) ..... 12
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa An năm 2013 ........ 13
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Dương năm 2013 ........................... 32
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Bình Dương năm 2013 ...... 33
Bảng 6: Cơ cấu các loại đất nông nghiệp của Bình Dương ........................... 34
Bảng 7: Biến động sử dụng đất của xã Bình Dương ..................................... 35
Bảng 8: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Bình Dương ....................... 36
Bảng 9: Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng ..... 42
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế của cây trồng hằng năm tính trên 1 ha............................. 43
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả............................................ 45
Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của cây trồng hằng năm ............................................... 46
Bảng 13: Hiệu quả xã hội của các LUT ............................................................... 48
Bảng14. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ............................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Dương năm 2013 ........................ 33
Hình 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Bình Dương năm 2013 .... 34


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


CP
TT
BTNMT
BTC
BNNPTNT
VH

TDTT
CT
DS- GD
TTTL
BNV
KT
CV
GCNQSDĐ
HĐBT
UBND
LUT
BVMT

Ngữ Nghĩa
: Nghị định
: Chính phủ
: Thông tư
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
: Bộ Tài Chính
: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
: Văn hóa
: Quyết định

: Thể dục thể thao
: Chỉ thị
: Dân số - Giáo dục
: Thông tư liên tịch
: Bộ nội vụ
: Kinh tế
: Công văn
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Hội đồng bộ trưởng
: Ủy ban nhân dân
: Loại hình sử dụng đất
: Bảo vệ môi trường


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì
vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh
thái và phát triển bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên
cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó
làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang
trở thành vấn đề toàn cầu.

Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước. Nông
nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn
diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp không
những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu
cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng như các xã nông nghiệp khác xã Bình Dương đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề như: Sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc
hậu, chất lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh cạnh tranh còn
yếu, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Trong điều kiện diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa và gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo đà cho
phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là mục tiêu thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ”.


2

1.2.Mục đích của đề tài
1.2.1.Mục đích tổng quát
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông trên cơ sở các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của xã.
1.2.2.Mục đích cụ thể
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất.
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.
- Đánh giá những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên – kinh tế xã

hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của xã.

1.3.Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
của xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Số liệu thu thập được phải khách quan trung thực, chính xác.
- Các nội dung nghiên cứu phải cụ thể, thực tế, phản ánh đúng thực trạng.
- Các định hướng phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những
kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá
trình làm đề tài.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp cho sinh viên tiếp cận, học hỏi và đưa ra những cách xử lý đối
với những tình huống trong thực tế.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề
xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1.Các khái niệm liên quan đến sử dụng đất hiệu quả.
- Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
- Khái quát về hiêu quả sử dụng đất

Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng đất. Khi nhận thức người dân
còn kém thì họ cho rằng hiệu quả và kết quả là một. Nhưng hiệu quả với kết
quả là 2 phạm trù khác nhau.
+ Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người,
được biểu hiện bằng những tiêu chí cụ thể, xác định.
+ Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người
chờ đợi, hương tới. Trong sản xuất hiệu quả là năng suất, là hiệu suất còn
trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất là lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là
năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hoa phí để sản suất
ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian. Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất
lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoat động kinh tế, thể hiện qua
lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời mặt hiệu quả xã
hội được thể hiện là mức thu hút lao động trong hoạt động kinh tế để khai
thác sử dụng đất. Riêng đối với sản xuất nông nghiệp hiệu quả được thể hiện
là lượng nông sản thu hoạch được để đảm bảo sự ổn định về kinh tế và xã hội.
Vậy hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp
tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,


4

khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn
cảnh cụ thế gắn với sản xuất nông nghiệp với các nghành khác của nền kinh
tế, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao phải thông qua việc bố trí cơ
cấu cây trồng vật nuôi. Hiện nay các nhà khoa học cho rằng, vấn đề đánh giá
hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía
cạnh nào đó, mà phải xem xét trên tất cả các mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường.

- Hiệu quả về kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của nguồn lực đầu vào. Kinh tế sử dụng đất với một diện tích đất đai nhất
định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng chi phí
về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất của xã hội. Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu
quả và có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế
có thể lượng hóa, tính toán được và tương đối chính xác được thể hiện bằng
các hệ thống chi tiêu.
- Hiệu quả xã hội là mỗi tương quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội
và tổng chi phi bỏ ra. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút
lao động, thu nhập của người dân. Hiệu quả xã hội của sử dụng đất chủ yếu là
xác định bằng khả năng tạo ra việc làm trên một diện tích đất. Sử dụng đất
phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương để sử dụng đất bền
vững hơn.
- Hiệu quả về môi trường được thể hiện qua loại hình sử dụng đất phải
bảo về được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa và bảo về
được môi trường sinh thái.


5

2.1.1.2.Các phương pháp nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất hiệu quả
trên thế giới, trong nước và địa phương nghiên cứu
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau
nhưng dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại hình
sử dụng đất cụ thể để đánh giá.



Phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ): Phương pháp được

hình thành từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX để phục vụ cho đánh
giá đất và thống kê chất lượng đất đai nhằm mục đích xây dựng chiến lược
quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính thuộc Liên bang Xô Viết.
Phương pháp này thống kê các đặc tính cơ bản của đất đai để hướng cho các
mục đích sử dụng và bảo vệ đất hợp lý (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [13].


Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ: Năm 1951, Cục Cải tạo đất đai -

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi
đất có tưới. Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (arable)
đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không
thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc
điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới
hạn ở phạm vi thủy lợi (Đào Đức Ngọc, 2009)[15].


Phương pháp đánh giá đất đai ở Canada: Canada đánh giá đất theo

các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm
cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ
số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là
thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ độ độc trong đất, xói mòn và đá lẫn.
Trên cơ sở đó, đất Canada được chia làm 7 nhóm rất chi tiết và thích nghi cao
tới không gian sản xuất được (Đào Đức Ngọc, 2009) [15].



Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh: Đánh giá đất đai ở Anh được áp

dụng theo hai phương pháp:


6

- Phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất.
- Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào
năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân
nhiều nằm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên
đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009) [15].


Phương pháp đánh giá đất theo FAO:

Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai, tổ
chức Nông - Lương của Liên hợp quốc - FAO đã tập hợp các nhà khoa học
đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và
kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá
đất đai” (FAO -1976).
Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm dùng trong đánh giá đất
đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình
sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất.
Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và
vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là
phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông,
lâm nghiệp.
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã “dung hòa” các phương pháp
đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy được ưu điểm của các

phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Cơ sở của phương pháp này là sự so
sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía
cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng tối ưu.
Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức và hiểu
biết về phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất
trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ
gìn nguồn tài nguyên đất đai không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền
(Đào Đức Ngọc, 2009)[15].


7

Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO:
- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai.
Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO gồm:
1

2

3

Xác

Thu

Xác


định thập tài
mục

liệu

tiêu

5

6

7

8

9

Xác

Đánh

Xác

Xác

Quy

Áp

định


định

giá khả

định

định

hoạch

dụng

loại

đơn vị

năng

hiện

loại

sử

của

hình sử đất đai

thích


trạng

hình sử

dụng

việc

hợp

KT -

dụng

đất

đánh

đất

XH và

đất

giá

(LUT)

môi


thích

đất

trường

hợp

dụng

4

nhất
(Nguồn: Nông Thị Thu Huyền. Bài giảng Đánh giá đất 2013)
2.1.1.3. Các văn bản của nhà nước,của địa phương liên quan đến việc sử dụng đất
• Luật đất đai 2003.
• Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của thủ
tướng chính phủ V/v hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.
• Nghị Định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
• Thông 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP
thi hành Luật Đất đai.
• Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật
Đất đai.


8

• Thông tư 05/2007/TT-BTNMT hướng dẫn trường hợp được ưu đãi

sử dụng đất và quản lý đất đai đối với cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, VH,
TDTT, KHCN, môi trường, XH, DS-GĐ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
• Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
• Thông tư 06/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định
84/2007/NĐ-CP.
• Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý
hồ sơ địa chính.
• Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Quyết định 51/2008/QĐ-TTg về
chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng
cho người lao động là người tàn tật.
• Quyết định 512/QĐ-BTC đính chính TTLT 14/2008/TTLT/BTCBTNMT hướng dẫn Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
• Thông tư liên tịch 14/2008/TTTL-BTC-BTNMT hướng dẫn thực
hiện Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
• Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Hết hiệu lực
khoản 9 Điều 6, điểm k, K 1 Điều 12 và điểm đ, K 1 Điều 19).
• Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Thông tư 14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
• Nghị Định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.


9


• Nghị Định 105/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai.
• Công văn 181/ĐC-CP đính chính Nghị định 69/2009/NĐ-CP về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
• Thông tư 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất.
• Thông tư 20/2010/TT-BTNMT quy định bổ sung về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Thông tư 106/2010/TT-BTC hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu
địa chính.
• Thông tư 57/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, sử dụng và
quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Thông tư 151/2010/TT-BTC hướng dẫn áp dụng các
loại thuế và các khoản nộp NSNN đối với quỹ phát triển đất quy định tại Điều
34 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
• Thông tư 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
• Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc
đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
• Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
• Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy
định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.


10


• Nghị quyết 39/2012/QH13 tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối
với các quyết định hành chính về đất đai.
• Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
• Thông tư 205/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ
để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản
lý, sử dụng đất trồng lúa .
• Thông tư 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi
bồi ven sông, biển, đất có mặt nước ven biển.
• Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ
trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng
lúa (có hiệu lực 01/01/2014).
• Nghị quyết 49/2013/QH13 kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá
nhân (Hết hiệu lực từ ngày 01/7/2014).
• Nghị định 126/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Nghị quyết
49/2013/QH13 về kéo dài thời hạn sự dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
• Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch
vụ đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất.


11

2.2. Tình hình sử đụng đất nông nghiệp trong cả nước
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại một số địa phương trên cả nước
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trên cả nước năm 2013
Loại hình sử dụng đất
CẢ NƯỚC

Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây

Đất đã giao
Đất đã giao cho
cho các đối
các đối tượng
Tổng diện tích
tượng sử dụng
quản lý
33.095,7
26.226,4
10.126,1
6.437,6
4.120,2
44,4
2.273,0
3.688,5
15.366,5
7.431,9
5.795,5
2.139,1
689,8
17,9
26,1
3.705,0
683,9
133,7

550,2
1.823,8

25.070,4
22.812,6
10.006,9
6.384,7
4.106,8
33,0
2.244,9
3.622,2
12.084,2
5.975,9
4.112,1
1.996,2
678,6
17,2
25,7
1.737,5
678,7
131,5
547,2
870,1

8.025,3
3.413,8
119,2
52,9
13,4
11,4

28,1
66,3
3.282,3
1.456,0
1.683,4
142,9
11,2
0,7
0,4
1.967,5
5,2
2,2
3,0
953,7

19,2
337,9

18,9
337,6

0,3
0,3

260,1
1.206,6
14,7
101,1

249,6

264,0
14,5
93,9

10,5
942,6
0,2
7,2

1.077,5
4,0
3.164,3
237,7
2.632,7
293,9

77,6
2,7
520,3
8,4
504,2
7,7

999,9
1,3
2.644,0
229,3
2.128,5
286,2


( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2013 )


12

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương (01/01/2013)
Trong đó
Tỉnh/ TP

Tổng

Đất sản

diện tích xuất nông
nghiệp

Đất lâm
nghiệp

Đất
chuyên

Đất ở

dùng

Hà Nội

334.5


153.2

24.1

68.6

34.9

TP.Hồ Chí Minh

209.6

75.3

34.4

30.6

21.2

Vĩnh Phúc

123.2

49.9

32.8

18.7


7.6

Bắc Ninh

82.3

43.7

0.6

16.7

9.9

Cao Bằng

672.5

84.0

514.3

12.2

4.7

Bắc Kạn

485.9


37.5

334.7

11.3

2.4

Tuyên Quang

587.0

69.5

446.8

22.6

5.4

Lào Cai

638.4

79.9

315.7

16.0


3.4

Yên Bái

689.9

77.6

470.0

31.6

4.5

Thái Nguyên

352.6

99.4

171.7

20.4

10.6

Lạng Sơn

832.4


106.0

414.0

23.3

5.8

Bắc Giang

382.8

122.3

136.1

51.3

21.4

Phú Thọ

353.2

99.7

167.9

24.4


9.0

Điện Biên

956.3

120.5

623.6

9.5

3.4

Lai Châu

911.2

77.6

398.7

7.9

2.8

1.417.4

247.7


572.9

17.7

7.0

459.5

55.2

251.3

15.0

20.1

Sơn La
Hoà Bình

(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2013)


13

2.2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa An năm 2013
STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT


1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.1.5
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1

3.2
3.3

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất sông suối và mặt nước chuyên
Đất phi nông nghiệp khác
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây



NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP

CAN
CSK
CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

DIỆN TÍCH

CƠ CẤU

(ha)

(%)

60.710,33
55.115,01
7.820,93
6.609,12
4.294,20
8,37
2.306,55
1.211,81
47.190,04
1.718,48

45.401,56
70,01
62,83
0.00
23,61
4.202,82
474,03
445,11
28,92
2.347,85
7,55
821,91
0,51
135,45
1.382,42
0,35
72,97
1.302,77
4,85
1.392,50
100,99
813,33
478,18

100,00
90,72
12,87
10,81
07,08
0,01

3,80
1,95
46,74
39,80
6,94
0,11
0,09
0,00
0,03
15,65
4,65
4,48
0,17
8,43
0,05
1,60
1,19
1,49
2,22
0,13
2,22
0,007
2,29
0,16
1,33
0,77

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hòa An, 2013)



14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, các loại hình sử dụng đất của xã Bình
Dương – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng.
- Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến sử dụng đất nông
nghiệp của xã.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Bình Dương bao gồm các loại đất
nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu
Xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng, hệ thống thủy văn,…
- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển
các ngành nghề, tình hình đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn hóa phúc lợi,…


15


3.3.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Bình
Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng
3.3.4. Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương
3.3.5. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình
Dương
3.3.6. Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Bình Dương
3.3.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững
3.3.8. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp cho xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn các Xóm có tính đại diện cho các vùng của xã. Xã được chia làm
2 tiểu vùng trong đề tài này chúng tôi chọn 6 Xóm trên 2 tiểu vùng của xã.
- Tiểu vùng 1: Có địa hình cao, vàn cao bao gồm các xóm như Nà Niển,
Nà Vường, Nà Hoan, Khuổi Lầy chọn đại diện xóm Nà Niển, Nà Hoan, Nà
Vường để nghên cứu.
- Tiểu vùng 2: Có địa hình vàn thấp, tương đối bằng phẳng bao gồm
các xóm như Thin Tẳng, Bó Mỵ, Nà Phung, Khuổi Rỳ chọn ra 3 xóm đại diện
cho tiểu vùng để nghiên cứu ( xóm Thin Tẳng,Bó Mỵ, Khuổi Rỳ).
Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp
có diện tích các cây trông phổ biến, thuộc 6 xóm đại diện cho 2 tiểu vùng.
Mỗi xóm tiến hành điều tra 6 hộ và tổng số phiếu điều tra là 36 hộ theo
phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp.


16


3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như: Phòng
địa chính. Phòng Khuyến Nông, phòng kế hoạch – tài chính của Xã.
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Thu thập số liệu, tài liệu về địa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất và
các loại hình sử dụng đất của xã.
- Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất.
3.4.3. Phương pháp điều tra tài liệu, số liệu sơ cấp
- Điều tra trực tiếp thông qua số liệu hệ thống hồ sơ sổ sách, tài liệu đã
được công bố như là sổ địa chính, báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo
thủy nông của xã.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA); phương pháp điều tra
có sự tham gia của người dân (PRA) tiến hành đi điều tra trên địa bàn 2 vùng
trọng điểm của xã với tổng số phiếu điều tra là 36 phiếu.
- Điều tra các loại hình sử dụng đất, loại hình luân canh thông qua các
phiếu điều tra mà đã được xây dựng sẵn để hỏi người dân.
3.4.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra,
thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel để xử lý, tổng hợp, phân
tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế.
3.4.5. Phương pháp minh họa bằng sơ đồ,biểu đồ, hình ảnh
- Phương pháo biểu đồ dùng để thể hiện một số kết quả nghiên cứu như
là biểu đồ hiện trạng sử dụng đất, biểu đồ cơ cấu đất,….
- Phương pháp hình ảnh để mô tả các loại hình sử dụng đất đang nghiên cứu.


×