Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Tới Năng Suất Và Dư Lượng NO3 Trong Đậu Trạch Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGÔ THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN
TỚI NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NO3TRONG ĐẬU TRẠCH TẠI THÁI NGUYÊN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn Khoa học: TS. NGUYỄN THÚY HÀ

Thái Nguyên 11- 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Ngô Thị Yến


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ


của các thầy cô công tác tại khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia khoá đào tạo thạc
sỹ khoá K20 trồng trọt của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Hà đã hướng dẫn tận tình
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông
học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và
gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng10 năm 2014
Tác giả

Ngô Thị Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
CT
CV (%)
ĐBSH
FAO
GDP
ha
KLTB
LSD

NSLT
NSTT
NXB
P
WHO

: Bảo vệ thực vật
: Công thức
: Coefficient of variance (hệ số biến động)
: Đồng bằng Sông Hồng
: Food Agriculture Organization (tổ chức Nông – Lương thế giới)
: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
: hecta
: Khối lượng trung bình
: Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
: Năng suất lý thuyết
: Năng suất thực thu
: Nhà xuất bản
: Probabllity (xác xuất)
: Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 4
1.2. Sơ lược về tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón trên thế giới ....... 8
1.2.1. Sơ lược về tình hình phát triển rau trên thế giới .................................... 8
1.2.2. Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới..................... 10

1.3. Sơ lược về tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón ở Việt Nam ...... 11
1.3.1. Sơ lược về tình hình phát triển rau ở Việt Nam................................... 11
1.3.2 Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam.............. 12
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan tới đề tài .... 15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu của một số nước trên thế giới ........................... 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 17
1.5. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 24
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3.1. Công thức, phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................... 24
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi........................................ 27
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ................................................ 27
2.4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở các công thức ................................ 27
2.4.3. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............... 28
2.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả................................................................. 28
2.4.5. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ........................................................ 28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 29


2.5.1. Phương pháp phân tích mẫu................................................................ 29
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 29
2.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu trạch............................................... 76
2.6.1. Thời vụ ............................................................................................... 76
2.6.2. Làm đất, bón phân, gieo hạt................................................................ 76
2.6.3. Chăm sóc và phòng chống dịch hại..................................................... 78
2.6.4. Thu hoạch........................................................................................... 81

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30
3.1. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển của đậu
trạch ............................................................................................................. 30
3.1.1. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch 30
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của đậu
trạch ............................................................................................................. 30
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến chiều cao cây của đậu trạch . 32
3.1.4. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá của đậu trạch ............... 36
3.1.5. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tốc độ ra lá của đậu trạch ...... 39
3.1.6. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến sâu, bệnh hại đậu trạch......... 40
3.1.7. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu theo dõi quả dậu
trạch ............................................................................................................. 42
3.1.8. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thànhnăng suất
và năng suất quả đậu trạch........................................................................... 44
3.1.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ........................................................ 45
3.2. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến sinh trưởng và phát triểncủa đậu trạch
..................................................................................................................... 47
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch ...... 47
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng và phát triển
của đậu trạch ................................................................................................ 47
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến chiều cao cây của đậu trạch ....... 49


3.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
đậu trạch....................................................................................................... 50
3.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến số lá của đậu trạch ..................... 52
3.2.6. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ ra lá của đậu trạch ........... 54
3.2.7. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến sâu, bệnh hại đậu trạch............... 55
3.2.8. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến một số chỉ tiêu theo dõi quả đậu
trạch ............................................................................................................. 56

3.2.9. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả đậu trạch ............................................................................... 57
3.2.10. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ...................................................... 58
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và dư lượng nitrat (NO3-)
trong đậu trạch ............................................................................................. 59
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch ...... 59
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của đậu trạch
..................................................................................................................... 60
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây của đậu trạch ........ 61
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
của đậu trạch ................................................................................................ 63
3.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá của đậu trạch ...................... 65
3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của đậu trạch ............ 66
3.3.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sâu, bệnh hại đậu trạch .............. 68
3.3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số chỉ tiêu theo dõi quả đậu
trạch ............................................................................................................. 69
3.3.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất quả đậu trạch ............................................................................... 71
3.3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng nitrat (NO3-) trong quả
đậu trạch....................................................................................................... 72
3.3.11. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ...................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 75


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 - 2012 ........................ 8
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau châu Á........................................................ 9
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau Trung Quốc ................................................ 9
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á............ 10
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 - 2012........................... 11

Bảng 1.6: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO3- trong rau tươi của FAO, 1993 ...... 14
Bảng 1.7: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO3- trong rau của CHLB Nga ....... 15
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch ... 30
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của
đậu trạch....................................................................................................... 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây đậu trạch.......................................................................................... 33
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây đậu trạch.......................................................................................... 35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái ra lá cây đậu trạch.......... 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tốc độ ra lá của đậu trạch ....... 39
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm ............................ 41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến một số chỉ tiêutheo dõi quả
đậu trạch....................................................................................................... 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến các yếu tốcấu thành năng
suất và năng suất quả đậu trạch .................................................................... 44
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế cây đậu
trạch ............................................................................................................. 46
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch ....... 47
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng của đậu
trạch ............................................................................................................. 47
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến động thái tăng trưởng chiều
cao của đậu trạch.......................................................................................... 49


Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
của đậu trạch ................................................................................................ 50
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến số lá của đậu trạch .............. 52
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ ra lácủa đậu trạch ..... 54
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến tình hình sâu, bệnh hại đậu

trạch ............................................................................................................. 55
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến một số chỉ tiêu theo dõi quả
đậu trạch....................................................................................................... 56
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất quả đậu trạch............................................................................ 57
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của lượng phân lân đến hiệu quả kinh tế của đậu trạch..... 58
Đơn vị tính: VNĐ/ha...................................................................................... 58
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ nảy mầm của đậu trạch..... 59
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của đậu
trạch ............................................................................................................. 60
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây đậu trạch.......................................................................................... 62
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây đậu trạch ................................................................................................ 63
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến số lá của đậu trạch ........... 65
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá của cây đậu trạch...... 66
Bảng 3.27: Tỷ lệ sâu, bệnh hại lá ở các công thức thí nghiệm ...................... 69
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số chỉ tiêu theo dõi quả
đậu trạch....................................................................................................... 70
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất quả đậu trạch............................................................................ 71
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng nitrat (NO3-) trong
quả đậu trạch ............................................................................................... 73
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế của đậu trạch .... 73


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đồ thị năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của lượng phân bón
sử dụng........................................................................................................... 5

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây đậu trạch ..................................................................... 33
Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây đậu trạch ................................................................................ 35
Hình 3.3: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến số lá của đậu trạch
..................................................................................................................... 37
Hình 3.4: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến tốc độ ra lá của đậu
trạch ............................................................................................................. 39
Hình 3.5: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đến một sốchỉ tiêu theo
dõi quả đậu trạch ........................................................................................ 43
Hình 3.6: Biểu đồ NSLT và NSTT cây đậu trạch trong vụ Đông - Xuân năm
2013 - 2014 tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ......................................... 45
Hình 3.7: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân lân đến chiều cao cây đậu trạch
..................................................................................................................... 49
Hình 3.8: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây đậu trạch......................................................................................... 51
Hình 3.9: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân lân đến số lá đậu trạch........... 53
Hình 3.10: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân lân đến tốc độ ra lá của đậu
trạch ............................................................................................................. 54
Hình 3.11: Biểu đồ ảnh hưởng của lượng phân lân đến một sốchỉ tiêu theo dõi
quả đậu trạch ............................................................................................... 56
Hình 3.12: Biểu đồ NSLT và NSTT cây đậu trạch trong vụ Đông - Xuân năm
2013 - 2014 tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ......................................... 58
Hình 3.13: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây đậu
trạch ............................................................................................................. 62


Hình 3.14: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây đậu trạch ................................................................................ 64
Hình 3.15: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá đậu trạch ........ 65

Hình 3.16: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ ra lá đậu trạch
..................................................................................................................... 67
Hình 3.17: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số chỉ tiêu theo dõi quả
đậu trạch....................................................................................................... 70
Hình 3.18: Biểu đồ NSLT và NSTT cây đậu trạch trong vụ Đông - Xuân năm
2013 - 2014 tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ......................................... 72


1

MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng
ngày của con người vì chúng không chỉ cung cấp các loại dinh dưỡng thiết
yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp nhiều chất khoáng quan
trọng như canxi, phốt pho, sắt v.v. rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
con người. Ngoài ra rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn các chất
xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự
di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp
của đường ruột được dễ dàng. Ngoài ra rau còn là nguyên liệu quan trọng
cho ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần làm
tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình thế giới hiện nay khi
dân số ngày càng tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn.
Đậu trạch là cây sinh trưởng mạnh, phù hợp với điều kiện canh tác ở
nhiều nơi, cho thu hoạch quả 60-70 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch kéo
dài 30-35 ngày. Đậu trạch là cây ưa ánh sáng, rất cần giàn leo. Cây có bộ rễ
khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn tốt.( Trồng cây rau ở Việt Nam, 2005). .
Đậu trạch không chỉ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế vụ chính, loại cây
trồng trái vụ này đã mang lại cho nông dân thu nhập cao gấp 2 – 3 lần trồng
lúa, được đông đảo bà con nông dân lựa chọn.

Bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng
để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân hóa học
chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam là một
trong những nước nhập khẩu phân bón nhiều. Hàng năm, chúng ta đã nhập
khẩu 90 – 93% lượng phân đạm, 30 – 35% lượng phân lân, 100% lượng phân
Kali (Đường Hồng Dật, 2003) [3].
Tuy vậy, phân bón vẫn bị người dân sử dụng một cách lãng phí do
thiếu kiến thức, do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng của bón
phân hợp lí,…chính vì vậy, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 –
40%, phân lân và kali chỉ đạt 50% (Đường Hồng Dật, 2003) [3].


2

Sử dụng phân hóa học liên tục, không hợp lí, cân đối, thiếu hiểu biết đã
dẫn đến dư lượng nitrat tồn dư trong các sản phẩm nông sản cao gây ra nhiều
ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo những kết quả nghiên cứu của giới y học, sản xuất rau không thể
không chú trọng tới hàm lượng nitrat. Hàm lượng NO3- trong rau đã được coi
là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau “sạch” do một số tổ chức quốc tế,
một số nước quy định ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau đó cũng là tiêu
chuẩn để các nước đánh giá chất lượng rau xuất nhập khẩu. Ở nước ta đây
cũng là chỉ tiêu khiến cho ngành xuất khẩu rau trong nước đã nhiều lần phải
điêu đứng vì bị làm mất uy tín với khách hàng gây thiệt hại nhiều cho người
sản xuất. Mặc dù hàm lượng NO3- trong rau chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
Loại rau, khí hậu, điều kiện canh tác (phân bón, thuốc trừ cỏ, đất
đai,…)…Trong đó phân bón ảnh hưởng lớn nhất tới hàm lượng NO3- trong
rau. Bởi vậy, các nghiên cứu cũng tập trung vào hàm lượng NO3- trong rau.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới
năng suất và dư lượng NO3- trong đậu trạch tại Thái Nguyên”.
* Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
* Mục đích
Xác định lượng phân hữu cơ, phân lân và phân đạm thích hợp cho đậu
trạch sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao mà
dư lượng Nitrat (NO3-) dưới ngưỡng cho phép tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
* Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao của đậu trạch.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của đậu trạch.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại đậu trạch.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu về chất lượng quả đậu trạch.
-Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của đậu trạch.


3

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến dư lượng Nitrat (NO3-) trong
đậu trạch.
-Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của đậu trạch.
* Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong học tập: Giúp học viên vận dụng kiến thức lý thuyết
vào thực tiễn sản xuất. Giúp học viên biết cách hoàn thành một luận văn thạc sỹ.
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học: Giúp học viên tiếp cận với công
tác nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức chuyên môn. Đồng thời, học
viên học được tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả, tiếp thu
được những kinh nghiệm mà chỉ có thể có được trong thực tiễn.

- Ý nghĩa trong sản xuất: Việc thực hiện đề tài là cơ sở để xác định mức
phân bón thích hợp cho đậu trạch sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao
và đảm bảo chất lượng. Thay đổi một phần tập quán canh tác của nông dân tại
địa phương. Tạo điều kiện phát triển hơn về cây đậu trạch nói riêng và cây rau
nói chung tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Từ đó mở rộng sản xuất
sang các tỉnh lân cận.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây
trồng phụ thuộc chủ yếu vào tác dụng tổng hợp của 4 yếu tố: ánh sáng, nhiệt
độ, nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố
để tăng cường sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng rất khác
nhau. Điều khiển chế độ nước, dinh dưỡng dễ dàng hơn và thực tế người ta
coi phân bón là đòn bẩy tăng năng suất cây trồng. Cùng với cuộc cách mạng
xanh về giống, nền nông nghiệp thâm canh ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng
của phân bón, đặc biệt là phân vô cơ.
Tuy nhiên, bón nhiều phân chưa hẳn đã tốt, nồng độ hóa học cao có thể
gây hại đối với cây trồng đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe
con người. Cây trồng cũng như các sinh vật khác có những giới hạn chịu
đựng nhất định, vượt quá giới hạn đó có thể bị hủy hoại. Bón một lượng phân
lớn vượt quá nhu cầu của cây còn gây ra lãng phí, tồn dư trong đất và sản
phẩm tăng.
Trong nhiều trường hợp, năng suất cây trồng cao chưa hẳn đảm bảo
hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm giảm. Phân bón thường mang lại hiệu
quả kinh tế cao khi lượng phân sử dụng hợp lý. Trong những giới hạn xác

định, năng suất cây trồng tăng khi phân bón tăng. Tiếp tục tăng lượng phân,
năng suất tiếp tục tăng nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu giảm xuống, đến một
giới hạn nào đó, cả năng suất và hiệu quả kinh tế giảm xuống đến lúc không
còn hiệu quả nữa.
Bón phân hợp lý là tìm ra lượng phân bón thích hợp để vừa đạt năng
suất cao, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón (hình 2.1).
Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng có những vai trò nhất định đối với quá trình
sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Trong đó, đạm là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của protein chất cơ bản biểu hiện sự sống.


5

Năng su - Hi

Năng suất cây trồng
Hiệu quả kinh tế
Lượng phân hợp lý

Lượng phân bón

Hình 1.1: Đồ thị năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế
của lượng phân bón sử dụng
Nguồn: Đường Hồng Dật, 2003 [3].
Mặt khác, chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30% - 50% .
trong đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đặt năng suất tối đa
mà còn tìm lợi nhuận cao nhất. cho nên con người phải tìm đến những biện
pháp kỹ thuậ bón phân cân đối hợp lý cho từng loại cây trồng khác nhau.
Bón phân vô cơ là rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tuy
nhiên nếu bón không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly không đảm

bảo sẽ dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá ngưỡng
cho phép ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và sức khẻo người tiêu dùng.
Vì vậy, trong việc sử dụng phân đạm, kali hay bất cứ loại phân nào
khác ta phải sử dụng hợp lý cho từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng,
loại đất, nước, vi sinh vật và mùa vụ khác nhau…đòng thời, bón đúng chủng
loại, đúng lúc đúng cách đúng nông độ, liều lượng, đảm bảo hời gian cách ly.
như vậy, sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và bảo
vệ môi trường.


6
* Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
Trong mấy thập kỷ vừa qua năng suất cây trồng đã không ngừng tăng
lên, ngoài vai trò của giống mới, phân bón cũng có vai trò quyết định. Giống
mới chỉ có thể phát huy được tiềm năng, cho năng suất cao nhất khi được bón
đầy đủ và hợp lí. FAO đã tổng kết bón phân không cân đối làm giảm hiệu suất
sử dụng 20-50%. Kết quả trong thí nghiệm và mô hình ở nước ta trong mấy
năm qua cho thấy nếu NPK cân đối so với chỉ bón đạm, năng suất lúa trên đất
bạc màu có thể tăng 100 – 200%. Kỹ nghệ phân bón không chỉ chú ý đến
đạm, lân, kali mà phải chú ý đầy đủ đến các nguyên tố khác như lưu huỳnh( S
), magie( Mg ), với các nguyên tố vi lượng như: Mo, Bo, Mn, Fe…
Cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo nên sản
phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của qúa trình quang hợp, cho
nên sản phảm nông nghiệp phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức
ăn cho cây. Nhờ có phân bón mà phẩm chất nông sản được nâng cao. Bón
phân không cân đối làm giảm chất lượng nông sản. Bón phân cũng làm thay
đổi thành phần hóa học của hạt, việc bón phân thừa hay thiếu đạm làm giảm
tỷ lệ vitamin B2 trong rau. Và việc bón quá thừa đạm, bón gần đến ngày thu
hoạch dẫn đến tình trạng dư lượng NO3- trong sản phẩm vượt quá mức cho
phép, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Hàm lượng NO-3 trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá rau an toàn bởi những độc tính và tác hại của nó khi vượt quá
ngưỡng cho phép.
Thực tế cho thấy kết quả khảo nghiệm hàm lượng Nitơrat trên một số
loại rau vào thời điểm sử dụng (1-2 ngày sau thu hoạch) đều vượt quá chỉ số
cho phép là mối quan tâm đối với chúng ta.
Nitrat được hấp thu vào cơ thể ở mức bình thường không gây độc, nó
chỉ có hại khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. NO3- trong cơ thể người không
trực tiếp gây ra methaemoglobine, nhưng chúng có thể bị khử bởi NO2- bởi vi


7
khuẩn microflora đường ruột. NO2- phản ứng với haemoglobine hình thành
methaemoglobine. Khi methaemoglobine ở mức cao sẽ xuất hiện triệu chứng
bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp,
gây đột biến phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là Nitroamin, các
hợp chất này đưa vào cơ thể một cách trực tiếp do nitroamin được tổng hợp
trong cơ thể tạo ra sau khi ăn.
Nguyên nhân : Phân đạm, lân, kali là yếu tố quan trọng làm tăng năng
suất cây trồng, tuy nhiên do sử dụng không hợp lý về liều lượng tỷ lệ phân đạm
trong thành phần vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng
do chạy theo lợi nhuận, bón thuốc muộn sát với thời điểm thu hoạch cùng với
việc sử dụng nguồn nước có hàm lượng (NO3-) rửa trôi cao đã làm tăng hàm
lượng nitrat trong rau, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người...
Nền nông nghiệp thế kỷ 21 là nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp
sinh thái. Nhiệm vụ của loài người là phải tạo nên một nền nông nghiệp bền
vững trong đó giảm tối đa các chất phế thải, cũng như giảm tối đa việc mất
chất dinh dưỡng để không làm ô nhiễm môi sinh ( ngăn chặn việc thải nitotrat
vào nguồn nước uống, ngăn việc thải các chất oxit nito bắt nguồn từ quá trình
khử đạm trong nông nghiệp để làm phá hoại tầng ozon. Nông nghiệp thế kỷ

21 cùng với việc sử dụng tối thích phân hóa học phải làm cho đất phát huy
tích cực hơn. Đất trở thành nơi đồng hóa chất thải, biến chất thải thành nguồn
các chất dinh dưỡng. Trong việc nghiên cứu phân bón không chỉ chú ý đến
việc tăng năng suất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp bón
phân đưa ra phải không gây ô nhiễm môi trường sống, để vừa đảm bảo tăng
được sản lượng mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như môi trường. Ta phải
bón phân hợp lý phù hợp cho mỗi loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng,
mỗi loại đất, nước và mùa vụ khác nhau…Tuy nhiên cũng phải bón đúng
chủng loại, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón và bón
theo nhu cầu của cây. Ngoài ra để tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh
tế cao nhất thì chúng ta cũng phải có những biện pháp làm hạn chế tối đa
lượng phân bón dư thừa trong đất do bón quá liều. Như vậy sẽ góp phần tăng
hệu suất sử dụng phân bón, tránh lẵng phí và ô nhiễm môi trường.


8

1.2. Sơ lược về tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón trên thế giới
1.2.1. Sơ lược về tình hình phát triển rau trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện
tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân
(Mai Phương Anh và cs, 1996) [1]. Năm 1961-1965 tổng lượng rau của thế
giới là 200.234 tấn, nhưng từ năm 1971-1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn
và từ năm 1981-1985 là 392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên đến 565.523 tấn.
Như vậy chúng ta thấy sản lượng rau trên thế gới tăng lên rất nhanh, điều đó
chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng.
Trong nhiều năm gần đây, tình hình sản xuất rau trên thế giới không
ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng, số liệu FAO được thống kê và
được trình bày tại bảng 2.2.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ 2008 - 2012

Chỉ tiêu

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2008

52,81

188,413

994,98

2009

54,03

188,629

1019,10

2010

55,72


188,210

1048,71

2011

56,81

191,371

1087,12

2012

57,27

193,133

1106,13

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[37]
Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2008 là 52,81 triệu ha
nhưng đến năm 2012 đã mở rộng lên tới 57,27 triệu ha, tăng so với năm 2008
là 4,46 triệu ha, tăng 8,45% so với năm 2008. Như vậy, diện tích trồng rau
trên thế giới đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân đang chuyển
một phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau.
Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ

188,413 - 193,133 tạ/ha qua 5 năm, bởi diện tích trồng rau hiện nay không tập
trung về tăng năng suất mà chú trọng hơn đến viêc tăng chất lượng sản phẩm.
Về sản lượng rau hàng năm thu được theo chiều hướng tăng dần tính
đến năm 2012 đạt 1.106,13 triệu tấn, tăng hơn so với năm 2008 là 111,15


9

triệu tấn, tương đương 11,17%. Sở dĩ trong những năm từ 2008 đến năm
2012 sản lượng rau tăng nhanh như vậy là do diện tích trồng trong những năm
gần đây tăng lên và do người trồng rau đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến đến phục vụ sản xuất.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau châu Á
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Năm
( ha)
(tạ/ha)
2008
38.072.963
197
2009
38.843.676
197
2010
40.410.736
197
2011
41.582.219

200
2012
41.970.062
202

Sản lượng
( tấn)
750.126.706
765.562.963
799.541.157
832.464.119
850.229.687

Nguồn: FAOSTAT, 2014)[37]
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau Trung Quốc
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
( ha)
(tạ/ha)
( tấn)
2010
23.621.416
230
545.437.622
2011
24.358.417
231

562.710.572
2012
24.698.349
233
576.658.849
Nguồn: FAOSTAT, 2014[37]
Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất thế giới, cao hơn nhiều
so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Ở Châu Á,
Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất, tiếp đến là Ấn Độ, còn ở nước
ta sản lượng rau ở mức thấp nhất. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản
lượng thì chất lượng rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều
công nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hóa chất tồn đọng trong
rau ngày càng được thực hiện triệt để hơn.
Về tiêu thụ rau trên thế giới theo FAO dự báo trong thời gian tới hàng
năm tăng bình quân 3,6%, trong khi tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 2,8%, như
vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Trong
những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8% mỗi
năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp,
Đức, Canada. Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn nhất trên thế giới đó là


10

Trung Quốc, Italia, Hà Lan. Theo dự báo của FAO ước tính đến năm gần đây
giá xuất khẩu rau tươi tăng cao, như vậy rau tươi là một trong những mặt
hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày
một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới.
1.2.2. Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới
Phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi lạp đã biết sử dụng tro đốt và

phân chăn nuôi để bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là
một trong những nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo Hiệp hội phân
bón thế giới, mức tiêu thụ phân bón toàn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt
155.438.000 tấn quy về dinh dưỡng nguyên chất( N +P2O5 +K2O) vào năm
2005, tăng 19,75% so với năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây
mơcs tiêu thụ tại các nước đang phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát
triển lại có xu hướng giảm. Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều phân bón nhất
thế giới với tổng lượng 46.204.100 tấn năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với
toàn cầu.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khoáng nhiều hơn nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ( nước có
khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong đó
Trung Quốc và Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân toàn
châu Á. Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở
Đông Nam Á.
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á
STT
Nước
Lượng NPK sử dụng(kg/ha)
1
Việt Nam
241,82
2
Malaysia
192,60
3
Thái Lan
95,83
4
Philippin

65,62
5
Indonesia
63,0
6
Myanma
14,93
7
Lào
4,50
8
Campuchia
1,49
Nguồn: FAOSAT, 2010


11

1.3. Sơ lược về tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón ở Việt Nam
1.3.1. Sơ lược về tình hình phát triển rau ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới về sản xuất rau sau Trung Quốc
và Ấn Độ. Và trong nước rau là sản phẩm có sản lượng đứng thứ ba sau lúa
gạo và sắn. Thu nhập từ rau đứng thứ ba sau lúa gạo và thịt.
Tác giả Tạ Thu Cúc cho biết, nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời,
ngay từ đời vua Hùng người ta đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong
vườn gia đình. Theo sổ sách ghi chép rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ X.
Thế kỷ X các vùng trồng chuyên canh rau đã được hình thành và phát triển.
Mặc dù nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa
nước nhưng sản xuất rau còn manh mún, các chủng loại rau còn nghèo nàn,
diện tích và sản lượng rau thấp so với tiềm năng đất đai khí đất đai, khí hậu

Việt Nam.
So với các loại cây trồng khác thì sản xuất rau đem lại hiệu quả kinh tế
khá cao. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.06.10 NN
trong giai đoạn 2001 - 2004, mỗi ha trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng
thu nhập bình quân 10,2 - 11,6 triệu đồng/ha/2 vụ, nếu trồng thêm một vụ rau
đông với thu nhập bình quân 21 triệu đồng sẽ gần gấp đôi hai vụ lúa (Trần
Khắc Thi, 2003) [8].
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 - 2012
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
(ha)
(tạ/ha)
( tấn)
2008
690.620
111
7.724.502
2009
787.890
115
9.064.085
2010
818.088
109
8.975.534
2011
835.918

107
9.014.988
2012
848.200
111
9.439.000
Nguồn: FAOSTAT, 2014 [37]
Qua bảng 1.5 cho thấy:
Theo số liệu thống kê của FAO những năm gần đây diện tích trồng rau
của ta ngày càng được mở rộng từ 690.620 ha năm 2008 lên 848.200 ha năm
2012. Diện tích tăng nhanh từ năm 2008 đến năm 2010 qua 5 năm diện tích
tăng 157.58 ha.


12

Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy rau ở nước ta năng suất còn
thấp và bấp bênh năm 1998 năng suất cao nhất chỉ đạt 144,8 ta/ha bằng 80%
so với mức trunhg bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 ta/ha). Nếu so với năm
1990 là 123,5 ta/ha thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ
tăng 11,5 ta/ha. Hà Nội,Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt là
các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất bình quân
ở mức 160 tạ/ha. Năng suất trung bình thấp nhất ở các tỉnh miềm Trung, chỉ
bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước. Số liệu thống kê của FAO
những năm gần đây năng suất tương đối ổn định đạt 115 tạ/ha.
Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn
tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng năm từ 19902000 là xấp xỉ 260 nghìn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau
ở nước ta tăng lên đáng kể từ 7.724.502 tấn, năm 2008 tăng lên 9.064.085 tấn
năm 2009, đến năm 2010 lại giảm xuống 8.975.534 tấn, năm 2012 sản lượng
rau lại tăng lên 9.439.000 tấn. Sản lượng rau của nước ta được thu chủ yếu từ

2 vùng chính đó là vùng chuyên canh rau ven thành phố và vùng rau luân
canh với cây lương thực.
Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu
công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng được hình thành và
phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
1.3.2 Sơ lược về tình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây tốc độ tiêu thụ phân bón tại Việt Nam tăng
nhanh và đã đạt mức 2.063.600 tấn dinh dưỡng nguyên chất vào năm 2005,
tăng 68% so với năm 1995 và 299,39 % so với năm 1961. Năm 2006 và 2007,
mức tiêu thụ phân bón ở nước a đã tăng đáng kể so với năm 2005. rong 3
tháng đầu năm 2008, lượng phân bón chúng ta nhập khẩu đã đạt mức
1.029.000 tấn, tăng 19,9 % về lượng và 108,9% về giá so với cùng kỳ năm 2007.
Việt Nam đến năm 2005 lượng phân bón trong cả nước chỉ đạt 54,59%
so với mức tiêu thụ, phần còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Hiện nay với nhiều
cố gắng ngành sản xuất phân bón trong nước đã đáp ứng hơn 70% nhu cầu về
phân lân, 8% phân đạm. Năm 2006, lượng phân bón nước ta sử dụng không
phải là cao, bình quân là 250kg/ha so với các nước phát triển có nền nông
nghiệp thâm canh cao như Hàn Quốc: 467kg/ha, Nhật Bản: 403kg/ha, Trung
Quốc: 390kg/ha.
Về chất lượng phân bón trên thị trường thì kết quả kiểm tra về tình hình
sản xuất, kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp ở 10 tỉnh thành phố của


13

Cục trồng trọt trong tháng 7/2007 cho thấy: vẫn tồn tại trên thị trường những
loại phân chưa đăng ký vào Danh mục phân bón, phân bón không đảm bảo
chất lượng. Có những lô hàng, khi kiểm tra có tới 54% mẫu không đạt chất
lượng đăng ký. Năm 2008 tình hình phân bón kém chất lượng vẫn còn diễn
biến rất phức tạp. Với tình trạng trên thị trường còn rât nhiều phân bón không

đảm bảo chất lượng như hiện nay, thì Nhà nước ta cần có nhiều biện pháp tích
cực hơn để ngăn chặn việc sản xuất các loại phân giả, chất lượng thấp làm
thiệt hại đến lợi ích của người nông dân.
* Ảnh hưởng của NO3- tới sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã khẳng định “cơm không rau như đau không
thuốc”. Đặc biệt là phụ nữ ăn nhiều rau củ có màu xanh sậm hoặc vàng làm
giảm nguy cơ bị bệnh đục nhân mắt.
Việc tích lũy NO3- trong mô cây không gây độc với cây trồng nhưng nó
có thể làm hại gia súc, người, đặc biệt là trẻ em khi sử dụng cây trồng có hàm
lượng NO-3 cao. Hiện nay vấn đề chất lượng rau là một vấn đề hết sức đáng lo
ngại. Những năm gần đây do nhu cầu của thị trường ngày càng cao về số
lượng cũng như ngoại hình sản phẩm, về phía người nông dân lại muốn đảm
bảo hoặc tăng năng suất cây trồng nên các loại thuốc bảo vệ thưc vật, kích
thích tăng trưởng ngày cang được sử dunh rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người
không hiểu biết gì về tác hại của chất tồn dư bảo vệ thực vật và phân bón nên
đã sử dụng bừa bãi. Bên cạnh đó cũng không ít người vì mục đích lợi nhuận
đã bỏ qua những cảnh báo về sự độc hại mà lạm dụng hóa chất trong trồng
trọt. Và hiện nay dư lượng nitrat trong rau đang là một vấn đề nóng hổi đang
được dư luận và xã hội hết sức quân tâm. Đây là một mối nguy hại tới sức
khỏe của con người cần sớm có hướng giaỉ quyết. Nitrat khi vào cơ thể sẽ
biến thành nitrit. Nitrit kết hợp với hồng cầu có thể tạo ra một chất ngăn cản
sư vận chuyển oxy trong cơ thể. Và nitrit tích tụ lâu ngày sẽ bùng phát mạnh
mẽ thành các khối u như: ung thư dạ dày. Ung thư vòm họng…Việc ngâm
nước muối chỉ diệt được các vi khuẩn gây chứng tiêu chảy , kiết lỵ…chứ
không làm mất đi các chất có độc tố cao như nitrat (Phạm Thị Thùy,
2006)[28]. Đun nấu kỹ cũng không làm hết nitrat.
Người ta đã phát hiện rằng việc sử dụng các loại rau như spinash chứa
hàm lượng NO3- và NO2- cao đã gây bệnh ở trẻ em nếu sử dụng thường
xuyên.Bởi vì rau spinash là loại rau có chứa hàm lượng NO3- cao hơn so với
các loại rau khác ( Bùi Quang Xuân,1997 )[33]



14

Hiện nay, ở nước ta do người nông dân lạm dụng phân hóa học, “phân
chuồng tươi”, đặc biệt là việc bón đạm quá liều và phương pháp bón ( bón lót
ít, kéo dài bón thúc tới gần thời gian thu hoạch) chưa hợp lý dẫn đến việc tích
lũy nitrat rau cao mặc dù lượng phân sử dụng ở Việt Nam không cao so với
thế giới.
* Ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau.
Cũng bởi rau là nguyên nhân chính đưa hàm lượng NO3- vào cơ thể
người, do vậy đã có rất nhiều tổ chức, nhiều nước, nhiều tác giả đưa ra
ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau.
Do tính độc của NO3- thấp nên khó đưa ra ngưỡng hàm lượng NO3trong rau cũng như trong các loại lương thực, thực phẩm. Mặt khác tính độc
này còn phụ thuộc vào lượng NO2- được tạo ra từ NO3-. Vì vậy các tác giả đưa
ra các ngưỡng hàm lượng rất khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và
cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) đã giới hạn hàm lượng NO3- trong nước
uống là dưới 50mg/lít ( Phạm Thị Thùy, 2006)[28]. Đối với người lớn nặng
60kg liều lượng NO3- chấp nhận được là 220- 440mg còn NO2- chỉ là 8-16mg.
Với trẻ em nếu thường xuyên uống nước có hàm lượng NO3- cao hơn 45mg/l
sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Trẻ em ăn súp rau mà có chứa hàm lượng NO3- từ 800 – 1300 mg/kg sẽ
bị ngộ độc ( Phạm Thị Thùy, 2006)[28]. Do vậy, các loại rau thường được sử
dụng làm thức ăn cho trẻ em đã được tính toán cho rằng hàm lượng NO3không được quá 300mg/kg.
Bảng 1.6: Ngưỡng giới hạn hàm lượng NO3- trong rau tươi của FAO, 1993
Tên rau
Cải bắp
Súp lơ
Hành tây
Cà chua

Dưa chuột
Khoai tây
Xalat
Chế biến rau cũng

Ngưỡng giới hạn
( mg NO3- /kg rau tươi)
500
300
80
300
150
250
2000
(Nguồn: FAOSTAT, 1993)
ảnh hưởng đến lượng NO3- trong rau. Lượng NO3-

trong rau spinash khi nấu chỉ còn 75 – 80 % ( Bùi Quang Xuân, 1997)[33].
Bởi vậy, rau ăn sống, xalat có nguy cơ hấp thụ lượng NO3- cao hơn.


×