Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI PHÚ MỸ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI PHÚ MỸ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH TẠI KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Thị Minh Hòa

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 11
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 12
5.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 12
6.Những đóng góp của luận văn .................................................................. 14
7.Kết cấu luận văn ......................................................................................... 14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH .................................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch .................................... 15
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản...................................................................... 15
1.1.2.Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch ............................................ 17
1.1.3.Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch...................................... 18
1.1.4.Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch......................................... 18
1.1.5.Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch .............. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch ................................ 20
1.2.1.Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế ................................................... 20
1.2.2.Một số bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại
khu vực phố cổ Hà Nội.................................................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35
1


Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI KHU
VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI................................................................................ 36
2.1. Giới thiệu tổng quát về hoạt động du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội
......................................................................................................................... 36

2.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 36
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .............................................................. 37
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung ................... 45
2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch ...................... 46
2.1.5. Kết quả hoạt động du lịch .................................................................. 50
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ
Hà Nội ............................................................................................................. 52
2.2.1. Công tác thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch ........................................ 52
2.2.2. Công tác thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin du lịch ....................................... 56
2.2.3. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch và quản lý đô thị đảm bảo an ninh an toàn cho khách du
lịch ................................................................................................................. 63
2.2.4. Công tác quản lý di tích, điều tra, đánh giá, bảo tồn tài nguyên du
lịch và nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch. ......................................... 68
2.2.5. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ................................................... 77
2.2.6. Tổ chức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nƣớc về du
lịch ................................................................................................................. 81
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại khu vực phố
cổ Hà Nội ........................................................................................................ 83
2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân .................................................................... 83
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 85
2


Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 88
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở KHU VỰC PHỐ CỔ HÀ NỘI
......................................................................................................................... 89
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………...89

3.1.1. Văn kiện của Đảng………………………………………………….89
3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội
nói

chung



khu

vực

quận

Hoàn

Kiếm

nói

riêng

..…………………………………………………………………………….91
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà
nƣớc về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội ................................................. 92
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác qui hoạch và quản lý thực hiện quy
hoạch ............................................................................................................... 93
3.2.2. Tăng cƣờng Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh doanh du
lịch ................................................................................................................. 94

3.2.3. Đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lực du lịch ........ 95
3.2.4. Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc .... 96
3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch........ 96
3.3. Một số kiến nghị ..................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107
Phụ lục 1: Các mẫu bảng hỏi đƣợc sử dụng ............................................. 107

3


Phụ lục 2: Tóm tắt qui chế quản lý qui hoạch – kiến trúc phố cổ Hà
Nội………………………………………………………………………….120
Phụ lục 3: Tiêu chuẩn các tour du lịch trọn gói tại Seoul………………121

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1
2
3

UBND

TP
UNESCO

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Phòng VHTT
Sở VHTTDL
HDV
GTVT
Sở LĐTBXH
Sở TNMT
TDR
CSGT
MBH
LHQ

Ủy ban nhân dân
Thành phố
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc
Phòng văn hóa thông tin

Sở Văn hóa thể thao và du lịch
Hướng dẫn viên
Giao thông vận tải
Sở Lao động thương binh và xã hội
Sở Tài nguyên và môi trường
Quyền “nhượng quyền phát triển”
Cảnh sát giao thông
Mũ bảo hiểm
Liên hiệp quốc

STT

5


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục bảng
Bảng 2.1.Thống kê lượng khách nước ngoài và khách Việt kiều đến quận
Hoàn Kiếm
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1.Tỉ lệ người dân phố cổ biết thông tin về 3 đề án có liên quan đến
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội.
Biểu đồ 2.2.Đánh giá của người dân về tính hiệu quả và phù hợp của các hình
thức tuyên truyền, vận động
Biểu đồ 2.3.Nhận thức của người dân về vai trò của họ đối với các lĩnh vực
có liên qua đến phát triển du lịch trên địa bàn
Biểu đồ 2.4.Các vấn đề du khách thường phàn nàn
Biểu đồ 2.5.Ý kiến của người dân về đề xuất cấm hoạt động bán hàng rong
Biểu đồ 2.6.Quan điểm của người dân đối với công tác bảo tồn nhà cổ, phố cổ

Biểu đồ 2.7.Đánh giá của du khách về các hoạt động dành cho khách du lịch
ở khu vực phố cổ Hà Nội
Biểu đồ 2.8.Các kênh thông tin khách du lịch biết về phố cổ Hà Nội

6


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích

khoảng 100 ha, có phạm vi được xác định: Phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía
Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ
và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật
Duật.
Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố
cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của nhiều thời kỳ. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội
có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng.
Du khách đến Hà Nội có thể cảm nhận rõ không gian đô thị của một khu phố
cổ là với các tuyến phố nghề mang tên “Hàng”, hệ thống chợ, các công trình
di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có giá trị kiến trúc, phương
thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt theo dãy nhà ống phù hợp với việc
vừa là nơi sản xuất và là nơi kinh doanh, sinh sống của các hộ dân. Tính đến
cuối năm 2014, khu vực này có 121 công trình, di tích đền, chùa, miếu và hơn
1000 công trình nhà ở có giá trị cáo về mặt văn hóa, kiến trúc nghệ thuật,
trong đó có hơn 200 công trình nhà ở có giá trị đặc biệt.
Với nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa

dạng đó, từ lâu, khu phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất không thể bỏ
qua của du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Theo thống kê, năm 2013, số
lượng khách quốc tế đến với quận Hoàn Kiếm trong đó có khu vực phố cổ đạt
935.000 lượt, năm 2014 đạt 864.000 lượt khách.
Mă ̣c dù đa ̣t đươ ̣c mô ̣t số kế t quả nhấ t đinh
̣ nhưng ho ạt động du lịch ở
khu vực này vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Việc phát
triển du lịch chủ yếu mới dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, các dịch vụ còn
mang tính tự phát, chưa kế t nố i đươ ̣c với nhau d ẫn đến chất lượng sản phẩm
7


dịch vụ du lịch chưa cao, doanh số kinh doanh du lịch còn khiêm tốn, số ngày
lưu trú của khách du lịch ngắn…Đặc biệt các tệ nạn chèo kéo, chặt chém
khách du lịch còn tồn tại rất phổ biến khiến ngày càng nhiều đoàn khách quay
lưng với du lịch phố cổ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó
chính là công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn chưa được hoàn
thiện, việc thực hiện còn kém hiệu quả ở hầu hết các khâu: hoạt động định
hướng, tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn mang n ặng
tính hình thức, hoạt động thanh kiểm tra, giám sát, xử lý các sai phạm còn hời
hợt, lỏng lẻo, thiếu triệt để. Thực trạng này đã được phản ánh rất nhiều trên
các bài báo, tạp chí tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể
về công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa bàn này.
Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Du lịch của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch nói chung từ

trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả
quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị lý luận và thực
tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành
du lịch trên phạm vi cả nước. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình tiêu
biểu dưới đây:
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt
Nam hiện nay” – Luận án tiến sỹ Luật học Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh của Trịnh Đăng Thanh năm 2004. Luận án đã nêu được cơ sở lý
luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nước bằng pháp luật đối với

8


hoạt động du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đó.
“Đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vấn đề quản lý nhà nước ở Việt
Nam hiện nay” – Sách của Nxb Giao thông vận tải năm 2015, tác giả Hồ Đức
Phớc. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước đồng thời đề xuất các phương hướng và giải pháp
cơ bản nhằm tăng cường quản lý nước trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản
lý nhà nước về du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn
La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Luận án tiến sỹ Kinh tế
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Minh Đức năm 2007.
Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động

thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trước yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chiến lược phù hợp
có tính khả thi đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, du lịch tỉnh
Sơn La từ năm 2007 đến năm 2020.
“Quản lý nhả nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội của Nguyễn Thanh Hải năm 2014. Trên cơ sở phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Ninh Bình, luận văn đã đề xuất các
phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát
triển nhanh và bền vững.
“Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
– Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2008 của Nguyễn Tấn Vinh. Luận án đã trình
bày lý luận quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, thực trạng quản
9


lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2007 và từ
đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
“Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” –
Luận án tiến sỹ Đại học Thương mại năm 2010 của Hoàng Văn Hoàn. Luận
án đã đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư pháp triển du lịch Hà Nội,
phân tích các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp chủ
yếu để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của thủ đô Hà Nội.
“Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên
địa bàn Hà Nội” – Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của Đỗ Thị Nhài năm 2008
“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ

chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội của Nguyễn Thị Doan năm 2015
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã đề
cấp đến các khía cạnh của quản lý nhà nước về du lịch, như là:
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, tác giả
Trần Xuân Ảnh, tạp chí Quản lý nhà nước số 132 năm 2007.
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch,
tác giả Doãn Văn Phú, tạp chí Du lịch Việt Nam số 5 năm 2004.
Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch,
tác giả Trịnh Đăng Thanh, tạp chí Quản lý nhà nước số 98 năm 2004.
Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, tác giả Vũ
Nam và Phạm Hồng Long, tạp chí Du lịch Việt Nam số 2 năm 2005.
Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, tác giả Trịnh Đăng Thanh,
tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2005.
10


Tăng cường quản lý nhà nước ở cấp tỉnh đối với hoạt động thương mại
du lịch trước yêu cầu mới, tác giả Nguyễn Minh Đức, tạp chí Kinh tế và dự
báo số 7 năm 2005.
Tương tác giữa hai đạo luật trong điều chỉnh hoạt động du lịch, tác giả
Trần Dũng Hải, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4 năm 2013.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu là các luận án tiến sỹ, luận văn
thạc sỹ, các cuốn sách, bài trích trên tạp chí có thể thấy vấn đề công tác quản
lý nhà nước về du lịch đã và đang rất được quan tâm và thu hút nhiều nhà
khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các công trình hiện nay chủ
yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động quản
lý nhà nước về du lịch trên phạm vi cả nước hoặc nếu có nghiên cứu toàn diện
về công tác quản lý nước về du lịch thì dừng lại ở mức độ cấp tỉnh. Có thể
thấy vấn đề công tác quản lý nhà nước ở các điểm đến du lịch trực thuộc cấp

quận/huyện vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và số lượng các công
trình nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Do vậy đề tài “Nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội” là một đề tài mang tính đặc
thù riêng, mới mẻ và không trùng lặp.
3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực

tiễn của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại một điểm đến
du lịch thuộc đơn vị hành chính cấp quận/huyện, từ đó đề xuất những phương
hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du
lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
 Tổng hợp có chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên một địa bàn cụ thể.

11


 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch
tại khu vực phố cổ Hà Nội.
 Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực

phố cổ Hà Nội.

Phạm vị nghiên cứu:
 Phạm vi về không gian: Toàn bộ khu vực phố cổ Hà Nội được xác
định theo quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ
Xây dựng
 Phạm vi thời gian: Các tài liệu và số liệu nghiên cứu từ năm 1999
cho đến nay và các giải pháp đến năm 2030.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu,

luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp và
tham khảo, kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học liên quan lĩnh vực này từ đó đưa ra phân tích, nhận xét, kết luận và
dự báo.
Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể như sau: 2 phương
pháp được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia và điều tra xã hội học.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Mục tiêu: Để xem xét ý kiến đánh giá cán bộ chuyên môn của đơn vị
quản lý nhà nước về thực trạng và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
về du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Đối tượng tham gia: cán bộ chuyên môn của Ban quản lý phố cổ Hà
Nội (02 người)
12


Thu thập và xử lý thông tin: Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu
thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung của câu hỏi phỏng vấn cơ bản
được xây dựng trên cơ sở nội dung tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên
địa bàn Hà Nội

Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học:
Mục tiêu: Điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến đánh giá của khách du
lịch và người dân địa phương về công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại
khu vực phố cổ Hà Nội Xây dựng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được hình thành dựa trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu
chí đánh giá về công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch của các cơ quan
quản lý nhà nước ở khu vực phố cổ Hà Nội, bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Anh và
tiếng Việt (dành cho khách du lịch) và 1 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho
người dân).
Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đối với cuộc điều tra chọn mẫu, nhằm
đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới khách du lịch
thông qua đội ngũ HDV ở một số công ty du lịch có chương trình du lịch khai
thác khu vực phố cổ Hà Nội. Đối tượng khách được lựa chọn gửi phiếu đảm
bảo tính đại diện về quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham
quan…Tổng cộng có 200 phiếu đã được phát ra, thu về 135 phiếu trong đó
125 phiếu hợp lệ. Đối tượng người dân được lựa chọn bao gồm cả những
người có hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ phục vụ khách du lịch và những không
không kinh doanh. Tổng cộng có 90 phiếu được phát ra, thu về 65 phiếu trong
đó 50 phiếu hợp lệ.
Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số tuyến phố như: Hàng BuồmMã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ và một
số di tích lịch sử văn hóa trong khu vực như: đền Bạch Mã, nhà cổ 87 Mã
Mây, đình Kim Ngân, chợ Đồng Xuân…

13


6.

Những đóng góp của luận văn
Với những nội dung đã được thực hiện, Luận văn mong muốn có


những đóng góp sau:
Luận văn đã hệ thống một cách có chọn lọc về lý luận công tác quản lý
nhà nước về du lịch
Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn phố cổ Hà Nội từ 1999 đến nay trên các mặt sau:
Đánh giá tiềm năng và phân tích các thành tựu cũng như hạn chế trong công
tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn này từ đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị để hoàn thiện công tác đó.
7.

Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và phụ lục, luận văn được trình

bày làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại khu vực
phố cổ Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội.

14


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1.

Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch


1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc, “Du lịch là một
hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc
gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục
đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn”. [4,Tr. 5]
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ.” [8,Tr.9]
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch (2005) như
sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.” [13, Tr.2]
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
-

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.

-

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường

xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của
họ.


15


-

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng

nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
-

Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó

đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
Trong bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào thì nhà nước là một tổ
chức quyền lực chính trị, một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức
năng quản lý xã hội theo một trật tự pháp lý, do đó, quản lý nhà nước xuất
hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi
phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Theo Giáo trình lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là
một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng
pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.” [7, Tr. 3]
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,
không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay cho

các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản
lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực du lịch. Quản lý nhà nước về
du lịch nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát
triển của đất nước.
Như vậy, các thành tố trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch gồm
có:
16


Chủ thể quản lý: Là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được nhà
nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong quản lý nhà
nước
Khách thể quản lý: Là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực du lịch
Công cụ quản lý: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quản
lý ngành du lịch bằng hệ thống các qui định của pháp luật và các công cụ
quản lý khác như: chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch….
1.1.2. Vai trò quản lý của nhà nƣớc về du lịch
Du lịch là một yếu tố cấu thành của nền kinh tế xã hội. Bên cạnh các
qui luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những qui luật phát
triển riêng của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển
ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần
phải có sự quản lý của Nhà nước để tác động đến chúng nhằm thực hiện các
mục tiêu đã định trước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt sau:
Du lịch đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa
phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng
trưởng kinh tế nhưng đồng thời nó cũng gây nên các tác động tiêu cực đối với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của đất nước hay địa phương ấy. Sự
quản lý của Nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo

hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ chặt chẽ với các
ngành khác như xây dựng, giao thông, thuế, tài chính…Mối quan hệ giữa
chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các
ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển của các ngành khác góp phần
không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là
nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống
17


nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ
giữa du lịch và các ngành khác.
Như vậy, quản lý nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
du lịch. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với
các ngành khác thông qua các qui định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham
gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa hoạt động du lịch theo đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh,
các quyền và lợi ích của các bên liên quan.
1.1.3. Chức năng của quản lý nhà nƣớc về du lịch
Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước về du lịch bao gồm 3 chức
năng chính:
-

Chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện

-

Chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống

hành chính nhà nước đảm nhiệm

-

Chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện

1.1.4. Nội dung của quản lý nhà nƣớc về du lịch
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách phát triển du lịch
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
tiêu chuẩn định mức kinh tế - xã hội trong hoạt động du lịch
Tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch
18


Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch
ở trong nước và ngoài nước.
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của
các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về du lịch. [13, Tr. 14]
1.1.5. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch
Để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước về du lịch cần
thiết phải có sự phân cấp quản lý giữa cấp trung ương và cấp địa phương. Sự
khác nhau ở đây chỉ là phạm vi.
Quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp trung ƣơng.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương bao gồm: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng, các bộ, ủy
ban nhà nước quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các bộ phận của nó có
chức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư…, các bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện phát triển du lịch
như, Bộ giao thông vận tải, Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ
thông tin và truyền thông, Bộ tài nguyên và môi trường, ….
Nhà nước trung ương trước hết tập trung quản lý vào các vấn đề có liên
quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nước trên mọi lĩnh vực của
ngành du lịch như:
Lập qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của quốc gia
Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch
Phối kết hợp với các bộ, ngành có liên quan đến phát triển du lịch
chung của cả nước
19


Vấn đề đặt ra cho tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch là một
mặt cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về du lịch phải chịu trách nhiệm chủ
động, trực tiếp quản lý hoạt động du lịch theo chức năng của mình, mặt khác
phải làm nhiệm vụ phối hợp một cách thường xuyên và đồng bộ với các cơ
quan liên quan để thực hiện quản lý nhà nước đối với tất cả các hoạt động du
lịch trên phạm vi lãnh thổ.
Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng
Ở địa phương trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan
tương tự như ở cấp Trung ương. Song, nó chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn
và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc trong cơ cấu của bô máy nhà
nước Trung ương [5, Tr. 297,298]. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, UBND các cấp địa phương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về du lịch tại địa phương, cụ thể hóa chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ chế,

chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế địa phương, có biện pháp
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [13, Tr. 16]
1.2.

Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch

1.2.1. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế
1.2.1.1. Kinh nghiệm về bảo tồn môi trường và trùng tu di tích tại
phố cổ Hội An
Thành phố Hội An nằm ở khu vực miền Trung – Việt Nam, thuộc tỉnh
Quảng Nam, diện tích 60km2, dân số hơn 92.000 người phân bố trên 9
phường, 4 xã, trong đó có 1 xã đảo.
Tại đây có một khu phố cổ minh chứng cho sự giao thoa giữa các nền
văn hóa trong nhiều thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX được bảo tồn
nguyên vẹn và hiện nay vẫn có cư dân sinh sống như một “bảo tàng sống”
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999 và vùng đảo
Cù Lao Chàm - Hội An còn gìn giữ một hệ sinh thái trên cạn, dưới nước
20


phong phú, đa dạng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới năm 2009.
Sự thành công của Hội An hôm nay cũng là nhờ vào công tác bảo tồn
môi trường di sản, bao gồm bảo tồn môi trường tự nhiên và môi trường nhân
văn. Một chính sách phát triển dựa vào các giá trị văn hoá và hệ sinh thái hiện
có ở Hội An quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi mà sự biến đổi khí hậu đang diễn ra với nhiều nguy cơ và
Hội An lại nằm trong khu vực có nhiều cảnh báo về bão, lũ,…; bên cạnh đó,
sự thu hút lượng khách du lịch đến với Hội An ngày càng đông, mật độ dân số

ở Hội An ngày càng tăng cũng là nguy cơ cho vấn đề môi trường. Nếu vấn đề
môi trường không được quan tâm thì nguy cơ đánh mất di sản, đánh mất hệ
sinh thái là điều có thể xảy ra. Chính vì thấy được tầm quan trọng của môi
trường đối với sự phát triển bền vững của di sản Hội An như vậy mà chính
quyền thành phố hướng đến xây dựng thành phố Sinh thái – Văn hoá – Du
lịch. Lấy môi trường sinh thái là vấn đề hàng đầu trong chiến lược phát triển
của thành phố, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.
Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp, chính quyền Hội An đã
bảo tồn tốt môi trường di sản Hội An, đặc biệt là môi trường nhân văn và từng
bước hoàn thiện để ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của ngành du
lịch đang phát triển mạnh ở Hội An.
a. Kiểm soát tác động của các hoạt động văn hóa- xã hội đối với môi
trường di sản
Trong những năm qua, các phong trào văn hoá– xã hội đã vận động
được đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia giữ gìn sự nguyên
trạng của môi trường di sản cả về phương diện văn hoá vật thể và văn hóa phi
vật thể.
Việc hợp tác nghiên cứu, bảo tồn giữa Hội An với các cơ quan chuyên
môn, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế đã mang lại hiệu quả
21


thiết thực, nhất là trên phương diện kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn, tu bổ
di tích, giữ gìn cảnh quan – môi trường di sản.
Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt các ngày phố cổ không có tiếng động cơ
xe máy và các Đêm phố cổ định kỳ đã làm cho môi trường khu di sản tránh
được đáng kể sự ô nhiễm do khói bụi và tiếng ồn, không gian phố cổ được
trong lành và yên tĩnh, đây là một chương trình mang lại rất nhiều hiệu quả,
được du khách thích thú, nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo vệ được môi
trường khu di sản.

Để kiểm soát các hoạt động văn hóa – xã hội, các đội kiểm tra như đội
kiểm tra quy tắc, các đội kiểm tra liên ngành, đội “Văn minh du lịch” cũng
được thành lập và hoạt động gần như 24/24 giờ trong ngày. Nội dung hoạt
động chủ yếu của lực lượng này là quản lý và giữ gìn trật tự, môi trường đô
thị để đảm bảo văn minh, sạch đẹp, giúp đỡ du khách, phát hiện, ngăn chặn
nạn ăn xin, cò mồi bu bám khách du lịch.
Các dự án bảo vệ môi trường cảnh quan khu di sản được ưu tiên đầu tư
và tập trung thực hiện như: dự án cải tạo hạ tầng khu phố cổ, dự án xử lý nước
thải, dự án xẻ kênh Ngọc Thành-An Hội, dự án nạo vét kênh Chùa Cầu, dự án
phòng chống mối,…
Nhờ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được triển khai thực
hiện thường xuyên nên đa số cư dân trong khu di sản có ý thức cao về việc
bảo vệ môi trường khu di sản, vì đấy cũng chính là bảo vệ môi trường sống và
làm việc của chính họ.
b. Giảm tác động của áp lực dân số lên môi trường di sản
Do sự phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nên có sự
chuyển biến, giao thoa, kết hợp giữa lợi ích người dân phố cổ và thành phần
dân ngụ cư đến làm ăn, lập nghiệp. Với sự tập trung mật độ dân số cao trong
khu phố cổ, làm cho khu phố cổ Hội An đang đứng trước các nguy cơ de dọa
22


về vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên, xâm hại đến di tích và đặc biệt
là ảnh hưởng đến môi trường văn hóa nhân văn.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã có những biện pháp
nhằm khắc phục các vấn đề nảy sinh trong sự phát triển của ngành du lịch.
Đặc biệt là biện pháp dãn dân trong khu phố cổ được ưu tiên hàng đầu, với
việc cho xây dựng các khu dân cư cách khu phố cổ từ 4 -5 km; đồng thời hệ
thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch cũng
được bố trí ra xa khu phố cổ. Chính quyền Hội An đã tìm biện pháp và chỉ

đạo trực tiếp các cơ quan có liên quan cùng nhau phối hợp đồng bộ giải quyết
vấn đề này.
c. Kinh nghiệm phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống trở
thành sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch
Quà lưu niệm không chỉ làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch
mà còn là giải pháp quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Thế nhưng một
thời gian dài Việt Nam vẫn loay hoay đi tìm sản phẩm đặc trưng. Sự thành
công của Hội An có thể là bài học để các địa phương nhìn lại mình và suy
ngẫm. Sản phẩm lưu niệm Hội An bứt phá tuy không nhiều và khá đơn giản
chỉ như đèn lồng, hàng may mặc, quần áo, khăn lụa… nhưng mặt hàng lưu
niệm của Hội An lại đảm bảo tính chất gọn nhẹ, phù hợp với nhiều đối tượng
khách và đặc biệt là mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nếu như đèn
lồng đã mang đậm dấu ấn trong tâm thức của du khách bởi nét tinh hoa và bản
sắc văn hóa thì nghề may mặc tại chỗ ở Hội An lại đang thu hút sự quan tâm
của nhiều du khách và trở thành bản sắc riêng của Hội An. Hiện Hội An có tới
gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ may mặc. Các cửa hàng ở đây đều trưng bán
hàng may sẵn hoặc nhận đặt may. Mấy năm gần đây, nghề này trở thành nghề
có nguồn thu lớn cho người dân ở thành phố di sản. Điều làm nên sự hấp dẫn
tuyệt diệu ấy là chỉ trong khoảng 3 giờ đồng hồ du khách đã có được những
chiếc váy mới với kiểu dáng, màu sắc đúng theo yêu cầu. Giá của những bộ
23


×