Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Lựa chọn vấn đề dạy chuyên sâu cho học sinh giỏi môn lịch sử khi giảng dạy chuyên đề “quan hệquốc tếtừsau chiến tranh thếgiới thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.03 KB, 21 trang )

LỰA CHỌN VẤN ĐỀ DẠY CHUYÊN SÂU
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ KHI GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ
“QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI”
MÃ: SU19
A. MỞ ĐẦU
Đối với giáo viên các trường chuyên nói chung, giáo viên dạy bộ môn Lịch sử các
trường chuyên nói riêng, vấn đề lựa chọn nội dung giảng dạy và phương pháp ôn tập cho
học sinh giỏi theo từng giai đoạn, từng vấn đề, từng nội dung cụ thể là hết sức quan
trọng. Một bộ môn với lượng kiến thức lớn, nhiều sự kiện như môn Lịch sử sẽ dễ trở
thành môn học nhàm chán, tẻ nhạt, một môn học về những sự kiện “cũ kỹ” đã trải qua từ
rất lâu và không tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh nếu như không có một
phương pháp dạy tích cực, đổi mới, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Có thể nói đây là công việc thường xuyên và cũng là sứ mệnh khó khăn của đội
ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Mỗi thầy cô giáo có một phương pháp
khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh, nhưng dù theo cách làm nào
đi nữa, hai việc mà các giáo viên luôn cần phải thực hiện là: cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản đầy đủ và hướng tới chuyên sâu; đồng thời hướng dẫn các em phương
pháp học - ôn tập hiệu quả.
Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy phần Lịch sử thế giới, chúng tôi đã soạn
thảo chuyên đề Lựa chọn vấn đề dạy chuyên sâu cho học sinh giỏi môn Lịch sử khi
giảng dạy chuyên đề “Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”, nhằm
cung cấp một số kiến thức nâng cao, qua đó hướng các em tới việc xây dựng và phát triển
cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ “QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI”
Nội dung 1: HỘI NGHỊ IANTA (2/1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA
BA CƯỜNG QUỐC
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và
cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:


+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
+ Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên
Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết
các vấn đề trên.
2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị:
1


- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt
Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các
nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và
các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm
vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống
Nhật Bản: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và
các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc
Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn
Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô
chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh
giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi
Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng
sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và
quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các

nước phương Tây.
3. Nhận xét:
- Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh
hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
- Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành
khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia
thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong hơn 4 thập niên,
làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.
Nội dung 2: SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
1. Sự thành lập:
- Đầu năm 1945, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng
minh và nhân dân thế giới đã thể hiện nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
- Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập
một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ)
thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến
chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích:
2


Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích của
Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ hữu nghị và
hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
- Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp
và Trung Quốc).
4. Các cơ quan của Liên hợp quốc:
Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan
chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng
Quản thác, Toà án Quốc tế.
5. Vai trò của Liên hợp quốc:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh
thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều
khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các
loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; xóa bỏ chủ nghĩa thực dân.
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế,
văn hoá, giáo dục… Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc
kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo…
- Tuy nhiên, bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành
công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được việc
Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc…
- Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách
quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.
- Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt
Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.
Nội dung 3: SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan
trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập
gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
- Về chính trị:
+ Mĩ, Anh và Pháp tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình; thành
lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949). Tháng 10/1949, với sự giúp đỡ của


3


Liên Xô, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời. Trên lãnh thổ nước Đức hình thành
hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
+ Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều việc quan
trọng như: xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành
các quyền tự do dân chủ v.v..
- Về kinh tế:
+ Sau chiến tranh, Mĩ đề ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (còn gọi là Kế hoạch
Mácsan), nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự chi phối
của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng.
+ Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Thông qua đó, sự hợp tác
về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên Xô với các nước Đông Âu ngày càng được
củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối:
Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
- Cùng thời gian đó, tình hình châu Á biến động phức tạp: sự xuất hiện hai nhà
nước đối lập trên bán đảo Triều Tiên; kết cục của cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và
Đảng Quốc dân ở Trung Quốc; sự xuất hiện ba quốc gia độc lập ở Đông Nam Á là
Inđônêxia, Việt Nam và Lào nhưng ngay sau đó lại phải tiến hành cuộc kháng chiến
chống thực dân. Những sự kiện trên dần dẫn đến việc xuất hiện tình trạng phân cực thành
hai phe ở Đông Á.
Nội dung 4: MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN
TRANH LẠNH
1. Nguồn gốc mâu thuẫn Đông – Tây:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Xô – Mĩ chuyển từ liên minh chống phát
xít sang thế đối đầu và dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh.

* Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ
nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Còn Mĩ ra sức chống phá Liên
Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Mĩ
hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của cách
mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và việc chủ nghĩa xã hội đã
trở thành hệ thống thế giới từ Âu sang Á. Sau chiến tranh, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh
nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có sứ mệnh lãnh đạo thế giới.
2. Diễn biến Chiến tranh lạnh:
- Ngày 12/03/1947, Tổng thống Truman gửi thông điệp tới Quốc hội Mĩ khẳng
định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ cho Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

4


- Tháng 6/1947, Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan” viện trợ 17 tỷ USD giúp Tây
Âu khôi phục kinh tế. Kế hoạch Mácsan của Mĩ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính
trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.
- Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
- Tháng 5/1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.
* Như vậy: sự ra đời của NATO, Vácsava, kế hoạch Mácsan, khối SEV đã đánh
dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.
Nội dung 5: SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN
TRANH CỤC BỘ.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân
sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ.

1. Cuộc phong tỏa Béclin (1948) và Bức tường Béclin (1961):
- Trái với những thỏa thuận tại các hội nghị Ianta và Pốtxđam (1945) về một giải
pháp thống nhất nước Đức, ngày 23/2/1948, tại Luân Đôn, các nước Mĩ, Anh, Pháp đã đề
ra quy chế về việc hợp nhất ba khu vực chiếm đóng của họ.
- Để trả đũa, ngày 31/3/1948, Liên Xô đã phong tỏa, kiểm soát liên hệ giữa Tây
Béclin và Tây Đức.
- Ngày 12/5/1949, Liên Xô ngừng phong tỏa sau khi cùng ngày các nước phương
Tây bãi bỏ việc ngăn chặn buôn bán giữa Tây và Đông Béclin.
- Vào năm 1961, tình hình di cư từ Đông Đức sang Tây Đức làm cho Đông Đức
bất ổn và vấn đề nước Đức lại trở nên căng thẳng. Để giải quyết, đêm 12/8/1961, CHDC
Đức đã xây dựng bức tường ngăn cách Tây và Đông Béclin.
=> Quan hệ giữa hai nhà nước Đức càng đối đầu quyết liệt.
2. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954):
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân
dân Đông Dương kiên cường chống Pháp và nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên
Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa.
- Từ 1950, khi Mĩ viện trợ cho Pháp và can thiệp sâu vào chiến tranh Đông
Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954) đã
công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương,
nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Giơnevơ là
thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa
hai phe.
3. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953):
5


- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ
tuyến 38 do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mĩ.
- Năm 1948, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, hai miền Triều Tiên đã thành lập hai

quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38, Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và CHDCND Triều
Tiên (phía Bắc).
- Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc
và Liên Xô (miền Bắc) và Mĩ (miền Nam).
- Hiệp định đình chiến năm 1953 công nhận vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa
hai miền.
=> Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của Chiến tranh lạnh, là sự đụng đầu trực
tiếp đầu tiên giữa hai phe và là đỉnh cao của sự đối đầu Đông - Tây ở Đông Á.
4. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962):
- Sau khi cách mạng Cuba thắng lợi, Mĩ không ngừng chống phá công cuộc xây
dựng đất nước của nhân dân Cuba.
- Mù hè năm 1962, Liên Xô và Cuba thỏa thuận: Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa
trên lãnh thổ Cuba để giúp Cuba bảo vệ nền độc lập và an ninh.
- Tối 22/10/1962, Mĩ thông báo phong tỏa Cuba, gửi tối hậu thư đòi Liên Xô gỡ
bỏ và rút tên lửa về nước.
=> Xuất hiện nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Ngày 26/10, hai bên thỏa thuận: Liên Xô rút tên lửa vĩnh viễn khỏi Cuba; đổi lại,
Mĩ cam kết không xâm lược Cuba. Cuộc khủng hoảng kết thúc, nhưng quan hệ Mĩ –
Cuba vẫn tiếp tục căng thẳng.
5. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975):
- Sau 1954, Mĩ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu
chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ
quân sự của Mĩ.
- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm đẩy lùi
phong trào giải phóng dân tộc và làm suy yếu phe XHCN.
- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu
thuẫn giữa hai phe.
- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ bị phá sản, Mĩ phải ký Hiệp định
Pari (1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị

đối với Việt Nam.
- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Nội dung 6: XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH
CHẤM DỨT
1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây:

6


- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc
thương lượng Xô - Mĩ.
- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ
giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
- Năm 1972, Xô - Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM
(Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến
lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa
hai cường quốc.
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mĩ, Canađa đã ký Định ước Henxinki, khẳng
định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo
nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mĩ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác
kinh tế – khoa học kĩ thuật, trọng tâm là thỏa thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu,
cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
2. Chiến tranh lạnh kết thúc:
Tháng 12/1989, tại Manta (Địa Trung Hải), Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến
tranh lạnh.
* Nguyên nhân khiến Xô - Mĩ kết thúc Chiến tranh lạnh:
+ Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm thế mạnh nhiều mặt.
+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Liên Xô đang lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

+ Xô - Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
* Ý nghĩa: Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các
vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Ápganixtan, Campuchia, Namibia…
Nội dung 7: THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
- Từ 1989 - 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
- Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể.
- Ngày 1/7/1991, Tổ chức Vácsava chấm dứt hoạt động.
- Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu
Á mất đi, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
- Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp:
+ Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu
hướng đa cực.
+ Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung phát triển kinh tế.
+ Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới.
+ Sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột
quân sự kéo dài (Bancăng, châu Phi, Trung Á).
- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng
bố 11/9/2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của
7


chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức
tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
- Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng
thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHUYÊN SÂU CỦA CHUYÊN ĐỀ “QUAN HỆ QUỐC
TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI”
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản học sinh đã được trang bị, khi giảng dạy và ôn
tập cho đội tuyển học sinh giỏi phần “Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai”, chúng tôi thường đi vào các vấn đề chuyên sâu. Thực tế cho thấy, việc giảng dạy và

ôn tập theo hướng này đem lại hiệu quả rất cao. Nó làm cho kiến thức đã học của học
sinh trở nên phong phú, lôgic nhờ những hướng tiếp cận và nội dung mới, xem xét
những điều đã học dưới một góc nhìn mới và dẫn đến kết quả là tri thức của học sinh
được củng cố, sắp xếp một cách hệ thống và có ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của
các sự kiện, hiện tượng lịch sử ấy.
Cụ thể, khi giảng dạy và ôn tập chuyên đề “Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai”, chúng tôi đi sâu vào các vấn đề sau:
- Cơ sở hình thành trật tự hai cực Ianta và xu hướng hình thành hai phe: tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Nguồn gốc, nguyên nhân, tính chất và đặc điểm của Chiến tranh lạnh.
- Nội dung và tính chất của sự đối đầu Đông – Tây.
- Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh.
- Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Để giảng dạy các vấn đề trên có hiệu quả, chúng tôi tiến hành tập hợp tài liệu, biên
soạn và dạy các chuyên đề. Đến nay chúng tôi đã có một bộ chuyên đề về phần “Quan
hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”.
Sau đây, tôi xin lấy ví dụ cụ thể về hai vấn đề chuyên sâu mà chúng tôi đã biên
soạn để giảng dạy trong chuyên đề này:
Ví dụ 1: Tìm hiểu về nguồn gốc, nguyên nhân, tính chất và đặc điểm của
Chiến tranh lạnh.
a. Về nguồn gốc, nguyên nhân của Chiến tranh lạnh1:
1

Bernard Baruch, một nhà tài phiệt và là cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mĩ, từ

Woodrow Wilson tới Harry S. Truman, được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chiến
tranh lạnh. Ngày 16/4/1947, ông đã nhắc đến “Chiến tranh lạnh” trong bài phát biểu trước Hạ
viện bang Nam Carolina: “Đừng để chúng ta bị đánh lừa: chúng ta hiện đang ở giữa một cuộc
Chiến tranh lạnh”. Tháng 9 năm 1947, nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann đã khiến cho thuật
ngữ này được biết đến rộng rãi với bài viết “Cold War” đăng trên tờ New York Herald Tribune.

Theo đó, Chiến tranh lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mĩ và
Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự

8


Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
không phải chỉ bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà nó nảy sinh ngay từ sau
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Lúc bấy giờ, các
nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng và tìm mọi cách để tiêu diệt nước Nga:
14 nước tư bản đã đưa quân can thiệp chống nước Nga (1918 – 1920); bao vây kinh tế, cô
lập chính trị nước Nga trong thập niên 20 – 30 của thế kỉ XX; ý đồ dung dưỡng thỏa hiệp
với chủ nghĩa phát xít nhằm đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô của các nước tư
bản phương Tây và nhất là cuộc tấn công khốc liệt của phát xít Đức vào Liên Xô trong
những năm 1941 – 1945. Mặc dù vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên vẫn vượt qua
được những khó khăn thử thách to lớn đó và ngày càng phát triển hùng mạnh. Trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, dù cùng là liên minh chống phát xít, nhưng mâu thuẫn giữa
Liên Xô và các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp vẫn luôn tồn tại. Khi chiến tranh kết thúc, thì
mâu thuẫn này lại trỗi dậy. Các nước này từ quan hệ đồng minh chuyển sang quan hệ đối
đầu. Đó là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc Chiến tranh lạnh.
Hơn nữa, từ Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô, Mĩ, Anh đã thỏa thuận với nhau
phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với các khu vực trên thế giới. Hội nghị Ianta, sau đó là
Hội nghị Hòa bình Pari và Hội nghị Pôtxđam, đã cho ra đời luật bất thành văn: Đông Âu,
Mông Cổ và CHDCND Triều Tiên thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, phần còn lại
của thế giới thuộc về phương Tây. Cũng vì thế, Chiến tranh lạnh là kết quả tất yếu của sự
tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ, mà thường được gọi là hai
cực trong trật tự thế giới được xác định từ Hội nghị Ianta.
Tuy nhiên, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới
chuyển biến mau lẹ ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi
cho Mĩ và các đồng minh. Đầu năm 1947, ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của

Liên Xô, chính quyền lần lượt chuyển vào tay nhân dân lao động, ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy
Lạp, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. Ở
Pháp, Bỉ và Italia, đại diện của Đảng Cộng sản đã tham gia Chính phủ, ở các nước này đã
diễn ra một loạt những cải cách kinh tế - xã hội có lợi cho người lao động. Ở châu Á,
cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho Đảng
Cộng sản. Trong bối cảnh như thế, Mĩ không thể không có những động thái đối phó.
Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mĩ, chính thức đưa
ra học thuyết của mình và phát động Chiến tranh lạnh. Theo Truman thì các nước Đông
đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó, khái niệm “lạnh” phản
ánh việc Liên Xô và Mĩ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối
quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang mà nổi bật là vũ khí hạt nhân.
Tựu trung lại, đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy
đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng.

 

9


Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước
khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng
lãnh đạo thế giới tự do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ
nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp
kinh tế, quân sự.
Trên thực tế, Chiến tranh lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống
lưỡng cực, mà Mĩ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho
mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mĩ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do
Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác
định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.

Qua đó, có thể nhận thấy, mâu thuẫn và tranh chấp giữa Liên Xô và Mĩ còn phản
ánh mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích dân tộc. Chiến tranh lạnh nổ ra cũng từ lợi ích riêng
biệt của mỗi cường quốc sau chiến tranh, hay nói một cách khác, Chiến tranh lạnh cũng
có nguồn gốc từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền lợi riêng biệt của từng
nước. Vì vậy, chỉ nói nguồn gốc của Chiến tranh lạnh là về phía Mĩ, về “học thuyết
Truman” thì sẽ thiếu khách quan và không công bằng trước các sự thật lịch sử.
Xuất phát từ quan điểm đó, chúng ta cần nhìn từ cả hai phía Liên Xô và Mĩ để
phân tích một cách khách quan để thấy được cuộc đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ và khối
Đông - Tây bắt nguồn từ hai nhân tố:
- Mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản và hai hệ thống đối lập kể
từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn
đến hai cường quốc thắng trận chủ yếu trong chiến tranh phân chia nhau phạm vi ảnh
hưởng trên toàn thế giới. Sự phân chia này dẫn đến sự tranh chấp, giành giật nhau trên toàn
thế giới phạm vi ảnh hưởng của mỗi bên.
Hai nhân tố này là nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc chiến tranh lạnh nhưng có
sự khác biệt giữa Mĩ và Liên Xô:
Mĩ là một cường quốc tư bản chủ nghĩa luôn luôn nuôi ý đồ thống trị thế giới. Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sự vươn lên mạnh mẽ đứng đầu thế thế giới về thực
lực mọi mặt của mình, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ toàn thế
giới. Đây là mục tiêu cao nhất của Mĩ và mục tiêu này hoàn toàn phục vụ cho lợi ích giai
cấp tư sản lũng đoạn Mĩ.
Về phía Liên Xô, Liên Xô dựa vào việc ủng hộ phong trào đấu tranh cho hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội để qua đó đấu tranh chống lại Mĩ. Tuy thế, tùy
từng lúc và tùy từng thời gian, trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, vẫn đan
xen lợi ích riêng biệt của nước mình và dân tộc mình mà người ta thường gọi là chủ
nghĩa dân tộc nước lớn. Trong thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những
năm 70, việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới tỏ ra tích cực hơn, nhưng từ nửa sau
những năm 70 đến lúc Chiến tranh lạnh chấm dứt, tính tích cực đó giảm dần đi và có
10



những nơi, những lúc lại biểu hiện nhiều tác dụng tiêu cực (thời kỳ Goócbachốp cầm
quyền 1985 – 1989). Như thế chủ nghĩa dân tộc nước lớn (có ý kiến gọi đó là chủ nghĩa
đại Nga) cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng chi phối cuộc Chiến tranh lạnh
mà Liên Xô đã tiến hành.
b. Về tính chất của Chiến tranh lạnh:
Tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc và nguyên nhân của nó
chi phối. Với Mĩ là phi nghĩa, là ý đồ bá chủ thế giới quán xuyến từ đầu cho đến tận ngày
nay. Nhưng với Liên Xô tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh thể hiện trên hai mặt: Một
mặt, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, nhưng mặt khác lại vì lợi ích dân tộc nước
lớn riêng biệt của mình. Khi đánh giá mặt này về phía Liên Xô, phải căn cứ vào từng việc
từng thời điểm lịch sử mà nhận định. Phải nói rằng, trong thời kỳ đầu từ sau Chiến tranh
đến giữa những năm 70, Liên Xô đã làm được nhiều việc có lợi cho phong trào cách
mạng thế giới. Nhưng thời kỳ sau này, do đường lối sai lầm chủ nghĩa cơ hội và chủ
nghĩa dân tộc nước lớn lại thể hiện rõ nét hơn và đã dẫn đến những hậu quả tai hại cho
bản thân Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
c. Về đặc điểm của Chiến tranh lạnh:
Khác với tất cả các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử loài người, cuộc Chiến
tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang một số đặc điểm:
- Mĩ và Liên Xô là hai đối thủ chính của cuộc Chiến tranh lạnh nhưng chưa bao
giờ xung đột đối đầu trực tiếp với nhau mà chỉ đứng đằng sau làm hậu thuẫn và điều
khiển các đồng minh của mình xung trận, như trong cuộc Chiến tranh cục bộ Triều Tiên
(1950 – 1953), cuộc chiến tranh ở Ápganixtan (1979 – 1989), cuộc chiến tranh ở Ăngôla
trước 1975… Sở dĩ có đặc điểm này vì bản thân Mĩ và Liên Xô đều lo ngại nếu trực tiếp
xung trận đối địch với nhau sẽ dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba tàn
khốc mà mức độ khốc liệt và hậu quả sẽ khó đoán định được.
- Theo định nghĩa của người Mĩ, Chiến tranh lạnh là “Chiến tranh không đổ máu,
không nổ súng” nhưng Chiến tranh lạnh không chỉ dừng ở như thế mà đã phát triển thành
những cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự khu vực ở nhiều nơi trên thế giới và

cho đến nay vẫn còn tiếp diễn do di sản của Chiến tranh lạnh, như ở Trung Đông,
Ápganixtan, bán đảo Triều Tiên…
- Bên cạnh những cuộc xung đột quân sự, có những tình thế cả hai bên đều đặt
trong trạng thái chiến tranh, nhưng giữa Mĩ và Liên Xô vẫn có những cuộc thương lượng
lúc công khai, lúc bí mật để tìm cách hòa hoãn hoặc giải quyết những tranh chấp với nhau
như thỏa thuận Xô – Mĩ giải quyết cuộc khủng hoảng Caribê năm 1962; cuộc thương
lượng giải quyết mối quan hệ Đông Đức và Tây Đức năm 1972; những cuộc thương
lượng về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm 70 và 80… Chính qua
những cuộc thương lượng này, giữa Liên Xô và Mĩ đã đi từ đối đầu đến thỏa hiệp và
chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh.
- Cuộc Chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, không một nước nào có thể
hoàn toàn đứng ngoài cuộc và không ít nhiều bị phụ thuộc vào cuộc chiến tranh này.
11


- Cuộc Chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó, đã giúp
đỡ và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội phát triển, nhưng mặt khác nó lại ngăn cản sự đối thoại, hợp tác và tính độc lập tự chủ
của mọi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển.
- Với những đặc điểm riêng biệt, Chiến tranh lạnh khi kết thúc đã dẫn đến một sự
thay đổi cục diện thế giới mới một cách to lớn về nhiều mặt.
Ví dụ 2: Tìm hiểu về tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Tháng 12/1989, Chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến tan rã, kéo theo sự sụp
đổ của trật tự thế giới hai cực đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Tình hình thế giới có những
thay đổi căn bản.
a. Chính trị thế giới thay đổi sâu sắc:
Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn
lại và là một siêu cường duy nhất cả về quân sự và kinh tế, Mĩ ra sức củng cố vị thế, mưu
đồ giữ vai trò chi phối thế giới bằng những điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại,

tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng trật tự thế giới mới do Mĩ lãnh đạo, làm cho sự
thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mĩ.
Tuy nhiên, mâu thuẫn lớn nhất của Mĩ là tham vọng bá chủ không đi đôi với khả
năng thực hiện của nó. Quả thực, Mĩ vẫn có sức mạnh tuyệt đối về quân sự, kinh tế và ảnh
hưởng đối với những vấn đề chính trị, văn hóa, tư tưởng trên toàn cầu nhưng nước Mĩ cũng
đã có những suy yếu tương đối sau thời gian dài chạy đua trong Chiến tranh lạnh. Nợ nước
ngoài lên tới 285,4 tỷ USD (1989), nợ liên bang tăng lên đến 4000 tỷ USD trong những
năm đầu sau Chiến tranh lạnh, thâm hụt thương mại ngày càng tăng, tỷ trọng mậu dịch thế
giới của Mĩ đã giảm từ 50% xuống còn 18%, thất nghiệp, bất công xã hội, biểu tình, bãi
công tăng lên nhanh chóng... là những vấn đề kinh tế nan giải cần phải giải quyết.
Trong khi Mĩ đang gặp phải rất nhiều khó khăn thời hậu Chiến tranh lạnh thì các
nước lớn khác trên thế giới đang có những bước chuyển mình, tích cực mở rộng và phát
huy ảnh hưởng, dần trở thành đối thủ của Mĩ:
+ Nhật Bản – đồng minh chiến lược số 1 của Mĩ ở châu Á – Thái Bình Dương, sau
một giai đoạn dài tập trung sức mạnh để phát triển, nay đã trở thành một cường quốc kinh
tế, tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Mặc dù GDP của Nhật Bản nhỏ hơn Mĩ nhưng
thu nhập bình quân đầu người lại không kém. Thêm nữa, tiềm năng khoa học công nghệ
của Nhật Bản không thua Mĩ. Với tư cách là một trong hai siêu cường kinh tế hàng đầu
của thế giới2, việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong chính sách đối ngoại đã trở thành nét
đặc trưng trong nền ngoại giao hiện đại Nhật Bản. Nhật là một trong những nước đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất. Nhật Bản cũng đồng thời là một chủ nợ lớn nhất thế
giới, chủ trương mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế bằng các hoạt động nhân đạo và
2


 Từ nửa cuối năm 2010, Nhật Bản đã phải nhường vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới cho Trung
Quốc.
 

12



viện trợ ODA. Địa vị kinh tế này làm tăng tham vọng về chính trị của Nhật, báo hiệu một
nỗ lực phấn đấu cạnh tranh địa vị lãnh đạo thế giới. Nhật Bản hiện là quốc gia đang tích
cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm nâng
cao hơn nữa vai trò chính trị của mình để xóa đi hình ảnh một “người lùn về chính trị”,
sớm trở thành cường quốc toàn diện.
+ Đối với Liên minh châu Âu (EU), có thể coi là một cực chưa hoàn chỉnh trong
sự phát triển của thế giới đa cực đang dần hình thành sau Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên,
những cố gắng trong việc thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại, hình thành thị trường
thống nhất, chuẩn bị cho đồng EURO ra đời và lưu hành chung trong cộng đồng các nước
châu Âu đang dần biến châu Âu thành một pháo đài, một trung tâm hùng mạnh cạnh
tranh vị trí bá chủ thế giới của Mĩ. Những nỗ lực đó cho thấy EU muốn hạn chế tối đa sự
can thiệp của Mĩ vào công việc nội bộ của mình, đồng thời mở rộng ảnh hưởng ra bên
ngoài. Điều đó cho thấy EU là một đối thủ đầy tiềm năng của Mĩ, thậm chí còn có thể
mạnh hơn Nhật Bản.
+ Với việc đa dạng hóa các loại hình mở cửa như buôn bán đối ngoại, thu hút và
sử dụng vốn nước ngoài có hiệu quả, giữ vững các nguyên tắc chủ quyền quốc gia (việc
xây dựng các đặc khu kinh tế)... đang đưa Trung Quốc dần trở thành một thế lực lớn trên
thế giới. Chỉ trong 3 thập kỉ, Trung Quốc đã đi từ bờ vực sụp đổ sang vị trí trung tâm của
nền kinh tế thế giới, đúng như tên gọi mà Liên hợp quốc đã đặt cho Trung Quốc là “cỗ
máy tăng trưởng mới của thế giới” trong những năm gần đây. Với kết quả của sự phát
triển kinh tế trong nước, Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, và cộng đồng
quốc tế cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực nhằm
thay đổi trật tự quốc tế. Rõ ràng, trong nhận thức của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
châu Á – Thái Bình Dương, sự “trỗi dậy” và gây hấn của Trung Quốc vẫn tiềm ẩn những
mối đe dọa to lớn đến hòa bình, ổn định và phát triển.
+ Sau khi chế độ XHCN sụp đổ, Nga chủ trương thực hiện chính sách ngoại giao
thân phương Tây với mục đích tranh thủ sự ủng hộ, hòa nhập về chính trị và kinh tế với
phương Tây. Đó là nét đặc trưng cơ bản, là mục tiêu lâu dài trong chiến lược đối ngoại

của Nga, còn mục tiêu trước mắt là tranh thủ sự viện trợ kinh tế của các nước lớn: Mĩ,
Tây Âu, Nhật Bản... Về sau, quan điểm của Nga có sự điều chỉnh nhằm vừa phát triển
quan hệ tốt đẹp với phương Tây, vừa giữ gìn quan hệ láng giềng hữu nghị với phương
Đông. Có thể thấy, mặc dù đã suy yếu nhiều so với Liên Xô, nhưng Nga vẫn có những
tiềm năng kinh tế chưa được khai thác, tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân,
cũng như thành tựu khoa học kỹ thuật kế thừa của Liên Xô là những cơ sở để tin rằng
Nga vẫn có đủ điều kiện để trở lại vị trí cường quốc vốn có trước đây.
Như vậy, Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm đảo lộn các quan hệ liên minh kinh tế,
chính trị và quân sự của trật tự thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn có những chuyển biến
lớn, từ đối đầu hoặc liên minh, liên kết với nước này chống lại nước kia sang vừa hợp tác
vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, xây dựng được các khuôn khổ quan hệ đối tác

13


mang tính chiến lược, tăng cường đối thoại, làm thay đổi so sánh lực lượng và các chuẩn
mực trong quan hệ quốc tế.
b. Ưu tiên phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa trở
thành trọng tâm:
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mang lại những tác động tích cực đối với tiến trình
phát triển kinh tế thế giới. Nếu trước đây các quốc gia tập trung vào an ninh quân sự, thì
hiện nay quan tâm kinh tế đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng
khoa học công nghệ đã mở ra một giai đoạn mới cho quá trình cạnh tranh và hợp tác kinh
tế giữa các nước. Những chuyển biến to lớn về khoa học công nghệ cùng với chính sách
ưu tiên phát triển kinh tế của các nước đã làm sức sản xuất thế giới phát triển vượt bậc.
GDP của toàn thế giới tăng từ 1300 tỷ USD năm 1960 lên hơn 30.000 tỷ USD năm 2000.
Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh còn tạo ra một môi trường quốc tế tương đối rộng
rãi, cởi mở để phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Điều này thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng buôn bán và đầu tư quốc tế và là điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ
kinh tế quốc tế phát triển. Trong khoảng 10 năm từ 1987 – 1997, tổng khối lượng thương

mại thế giới đã tăng lên gấp hai lần. Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng
sản phẩm thế giới. Cơ cấu hàng hóa được mở rộng từ các sản phẩm truyền thống đến các
sản phẩm công nghệ cao, từ các sản phẩm hữu hình đến các sản phẩm vô hình. Đồng thời
với sự phát triển của thương mại thế giới, đầu tư quốc tế cũng tăng lên mạnh mẽ từ 112,4
tỷ USD năm 1966 lên 600 tỷ USD năm 1983 và lên đến 1700 tỷ USD năm 1990.
Việc phát triển mạnh mẽ xu hướng “bảo hộ và tự do” cũng là một đặc điểm nổi bật
trong hoạt động kinh tế thế giới thời kì hậu Chiến tranh lạnh. Thực tế, trên thế giới không
có một quốc gia nào thực hiện tự do kinh tế quốc tế hoàn toàn. Mặc dù vấn đề bảo hộ ra
đời từ rất sớm, nhưng phải đến giữa những năm 1980 thì xu hướng này mới bắt đầu phát
triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, trở thành một trào lưu
quốc tế, đặc biệt là trong những năm 1990. Về tính chất, xu hướng bảo hộ truyền thống là
trào lưu của các nước chưa phát triển nhằm bảo hộ các ngành non trẻ, tập trung chủ yếu
vào các ngành công nghiệp đang bị khủng hoảng cơ cấu và lan rộng ra các lĩnh vực dịch
vụ và công nghệ.
Song song với xu hướng bảo hộ, tự do kinh tế vẫn là mục tiêu lý tưởng mà các
quốc gia đang vươn tới. Mặc dù tự do hoàn toàn là chưa thể đạt được nhưng xu hướng
này cũng đã ngày càng gia tăng, được thể hiện qua chính sách nới lỏng dần các biện pháp
bảo hộ thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương. Mối ràng buộc thông qua
đàm phán quốc tế giúp các chính phủ vượt qua những khó khăn về việc thực thi các chính
sách tự do. Đàm phán quốc tế như vậy còn có thể giúp tránh được chiến tranh kinh tế, vì
các nước sẽ có lợi hơn nếu họ cùng hạn chế bảo hộ.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang ngày càng được tiến hành sâu
rộng, đời sống kinh tế của các nước ngày càng được quốc tế hóa, các nước với các chế độ
xã hội khác nhau đều bị cuốn vào hệ thống kinh tế toàn cầu thống nhất. Một nước khó có
thể tồn tại với khả năng tự cung, tự cấp bị hạn chế, mà ngược lại, sự duy trì nhiều mối
14


quan hệ qua lại với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra một khả năng phát triển to lớn. Do đó, có
thể nói toàn cầu hóa kinh tế là đặc trưng cơ bản có ảnh huởng sâu sắc đối với sự phát

triển kinh tế thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, khu vực hóa cũng là một xu thế không thể đảo ngược. Các tổ chức
liên kết, hợp tác đã hình thành trước và trong thời kì Chiến tranh lạnh ngày càng tăng
cường các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển như EU, NAFTA, APEC, ASEAN… và
gần đây là ASEM. Vị trí, vai trò của các tổ chức khu vực ngày càng gia tăng khiến cho
các hoạt động kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á ngày
càng trở nên sôi động.
Như vậy, Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế thế giới và trở thành một trọng tâm trong các mối quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến
lược của mọi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế ngày càng chiếm ưu thế so với chạy đua vũ
trang. Sức mạnh kinh tế đã và đang trở thành nhân tố quyết định của sức mạnh quốc gia,
dân tộc.
c. Về xu hướng hình thành trật tự thế giới mới:
Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm đời sống chính trị thế giới có những thay đổi căn
bản. Mĩ trở thành một siêu cường duy nhất cả về quân sự và kinh tế. Đây là cơ hội để
Washington thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Nhưng Mĩ đã không tận dụng được “cơ hội
vàng” đó, đơn phương phát động ba cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Côxôvô
(1999), chiến tranh Ápganixtan (2001) và chiến tranh Irắc (2003), dẫn đến bị sa lầy, tự
mình làm suy giảm ưu thế và sức mạnh toàn diện, làm cho trật tự thế giới đơn cực mà Mĩ
rắp tâm xây dựng và đóng vai trò “lãnh đạo” chỉ còn lại là một khoảnh khắc đơn cực
trong lịch sử.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, chính cách tiếp cận sai lầm của Mĩ đối với
thế giới đã làm tiêu tan sức mạnh vượt trội toàn diện của nước Mĩ, trong đó có sức mạnh
chính trị. Hình ảnh của nước Mỹ bị lu mờ trong các chiến dịch quân sự tàn sát dân
thường và những vụ tai tiếng liên quan tới việc đối xử với tù binh chiến tranh và các nghi
can khủng bố. Nếu nói chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, thì việc Mĩ là thủ phạm
chính gây nên cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế và lây lan sang các nước khác đã làm
giảm đáng kể vị thế chính trị của họ.
Hai cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ tuy

vượt trội so với các quốc gia trên thế giới nhưng không thích hợp hoàn toàn trong việc
đối phó với các thách thức an ninh trong thế kỉ XXI.
Trong bối cảnh đó, có thể nhận thấy trật tự thế giới mới hướng tới cục diện đa cực
đã và đang chịu sự tác động của nhiều xu hướng và lực lượng đóng vai trò then chốt như:
xu hướng hình thành trật tự kinh tế thế giới mới và bốn vùng địa kinh tế (Mĩ, châu Âu,
châu Á - Thái Bình Dương và Á – Âu); xu hướng phân chia lao động, sản xuất trên quy
mô quốc tế và cạnh tranh quyết liệt giữa các nước công nghiệp phát triển nhằm giành các
nguồn tài nguyên năng lượng; sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của công nghệ truyền
15


thông vốn đang phát triển nhanh và trở thành một vũ khí chủ yếu của tương lai; xu hướng
cạnh tranh và xung đột giữa các mô hình phát triển có tính chủ đạo là mô hình chủ nghĩa
tư bản thời đại toàn cầu hóa và mô hình chủ nghĩa xã hội; sự xuất hiện các thách thức
vượt ra khỏi khả năng hóa giải của từng quốc gia và các cơ chế đa phương giải quyết
những vấn đề có quy mô toàn cầu; xu hướng hình thành các cực như Nga, Trung Quốc,
Nhật Bản, EU, các tổ chức khu vực và quốc tế trên con đường hướng tới cục diện thế giới
đa cực.
Có thể nhận thấy với những xu hướng và lực lượng chi phối như trên, trật tự thế
giới đang hướng tới xu thế đa cực. Trong nhiều sơ đồ khác nhau về “cấu trúc hình học”
của hệ thống các trật tự thế giới trong tương lai, mô hình “Thế giới của các vòng tròn
đồng tâm” là quan điểm đáng chú ý được đưa ra bởi các nhà lý luận thuộc Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). Theo đó, các quan hệ quốc tế tương
lai sẽ được xây dựng theo cấu trúc các vòng tròn, trong đó vòng tròn ở tâm, hạt nhân của
hệ thống các quan hệ quốc tế hiện đại là “các quốc gia nòng cốt”, những quốc gia đại
diện cho “các xã hội dân chủ phát triển cao”, “các nền dân chủ thịnh vượng” mà Mĩ là
nước đứng đầu, hay là “hạt nhân của hạt nhân”. Đó là các nước EU và Nhật Bản, những
nước chỉ chiếm 1/5 dân số thế giới, nhưng chiếm tới 4/5 tiềm lực kinh tế thế giới, là
những nước có thể chia sẻ với Mĩ gánh nặng của việc củng cố và mở rộng “khu vực nòng
cốt”, bên cạnh đó là ba vòng tròn bao phủ bên ngoài gồm các nước còn lại có đặc điểm,

vai trò và vị trí khác nhau. Có thể thấy mô hình này có những nét tương đồng với mô
hình trật tự “nhất siêu, đa cường” mà trong đó Mĩ vẫn giữ vai trò là siêu cường duy nhất
bên cạnh các cường quốc khác.
d. Tình hình an ninh thế giới:
Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho môi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi
sâu sắc và rộng khắp, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam ở mọi phương diện. Những
cuộc xung đột cục bộ, khu vực về các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, lãnh hải diễn ra
liên tiếp có lúc đã leo thang thành chiến tranh như cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Côxôvô,
Ápganixtan, nội chiến ở Campuchia, Xri Lanca, Haiti, Ruanda… cho thấy an ninh thế
giới vẫn tiềm ẩn những bất ổn đáng lo ngại và sức mạnh quân sự vẫn đóng vai trò hết sức
quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
Các vấn đề toàn cầu đang nổi lên như sự phổ biến các loại vũ khí giết người hàng
loạt, buôn bán ma túy, khủng bố, tội ác có tổ chức … Ngày nay, các vấn đề này không
chỉ là những thách thức của từng quốc gia mà đòi hỏi sự phối hợp hành động của mọi
quốc gia trên thế giới mới có thể giải quyết được. Chính vì thế, vai trò của các nước vừa
và nhỏ ngày càng quan trọng hơn trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, xu hướng hòa dịu vẫn chiếm ưu thế chủ đạo.
Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè
chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài. Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của
quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn
và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành
16


điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan
hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an
ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ
yếu trong quá trình điều chỉnh. Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước
lớn đều tìm kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh
xung đột.

Cần nhìn thấy tính chất nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là
hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh hưởng quyết
định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại song song giữa hợp tác
và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và kiềm chế. Sự khác nhau về nền
tảng kinh tế còn có thể dẫn tới sự mất cân bằng mới.
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa dân tộc nổi
lên ở khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 60, hiện tượng
chủ nghĩa dân tộc “mới” phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia
ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của
chủ quyền nhà nước.
Hiện tượng này được giải thích bởi hai nguyên nhân: Một là, ở nhiều nơi một quốc
gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ
trong nhiều quốc gia (như người Cuốc có ở Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung
Á thuộc Liên Xô trước đây). Chỉ ở một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc (một dân
tộc chủ yếu hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba
Lan...); Hai là, sự phức tạp của vấn đề dân tộc còn do trước đây các nước thực dân
phương Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng không tính đến biên giới tự
nhiên cùng tình hình phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc, mà hoạch định biên giới theo
sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng tắp. Nhiều nước đã sống trong
sự chênh nhau giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính trị của họ. Sự phục hồi và gia
tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào chính trị - xã hội,
phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm tình hình ở nhiều nước. Một xu hướng ngày
nay là Làn sóng nguyên tố hóa - thành lập quốc gia trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn
nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực, để
thành lập cho được nhà nước chủ quyền của dân tộc.
Bước sang thế kỉ XXI, với những tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển, các dân tộc hi vọng vào một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công
khủng bố 11/9/2001 đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn trong tình hình thế giới, đặt
các quốc gia – dân tộc đứng trước những thách thức to lớn của chủ nghĩa khủng bố với
những nguy cơ khó đoán định. Nó đã gây ra những tác động phức tạp đối với tình hình

kinh tế, chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Với các xu thế phát triển của thế giới từ cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, ngày nay
các quốc gia – dân tộc vừa đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi vừa phải đối
mặt với những khó khăn, thách thức vô cùng gay gắt.
17


III. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Vì sao trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là
“trật tự hai cực Ianta”? Nêu rõ thời gian tồn tại và những biểu hiện về sự sụp đổ của trật
tự hai cực Ianta.
2. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế
nào? So với trật tự Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có những nét chung và nét
khác biệt gì?
3. Những quyết định tại hội nghị cấp cao Ianta (02/1945) đã tác động đến tình
hình thế giới như thế nào?
4. Hãy phân tích sự hình thành hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vai trò của Mĩ và Liên Xô đối với hai hệ thống
này được thể hiện như thế nào?
5. Nêu ngắn gọn vai trò của Liên hợp quốc. Vai trò quan trọng đó đã được thể
hiện như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế trong thời gian gần đây?
6. Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải
quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Em hiểu thế nào là biện pháp hòa
bình? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp quốc tế và giải quyết như
thế nào? Liên hệ với cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của nước ta hiện nay?
7. “Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh
giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình”.
Hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.
8. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong Chiến tranh lạnh?

Tác động của Chiến tranh lạnh đối với tình hình thế giới?
9. Phân tích những ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đến tình hình châu Á.
10. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt Chiến tranh lạnh? Việc chấm
dứt Chiến tranh lạnh đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?
11. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay trải qua những
thời kỳ nào? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ.
12. Vì sao mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai lại gay gắt hơn
so với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn quan hệ quốc tế trong
những năm gần đây có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại?
13. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm
lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân
tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời
đại...”. Hãy làm rõ nhận định trên.
14. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh là gì? Bằng
những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, hãy minh chứng
cho sự hình thành đặc trưng trên.
18


15. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột
Đông – Tây diễn ra ở Châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm
70 của thế kỉ XX.
16. Trong khoảng thời gian từ 1945 – 1991 quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô diễn ra
như thế nào? Phân tích tác động của nó đối với quan hệ quốc tế.
17. Từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức
tạp như thế nào?
18. Hội nhập quốc tế là yêu cầu chủ quan hay khách quan của các nước trên thế
giới? Vì sao?
C. KẾT LUẬN

1. Một số yêu cầu chung khi giảng dạy, ôn tập chuyên đề:
Trên cơ sở đã biên soạn các vấn đề chuyên sâu này, giáo viên cần lựa chọn các
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh giỏi.
Điều này quyết định đến hiệu quả của quá trình dạy học nói chung và công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Theo chúng tôi, việc tổ chức ôn tập cho học sinh giỏi cần
đảm bảo những yêu cầu sau:
- Kết hợp đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
đặc biệt các phương pháp dạy học tích cực đóng vai trò quan trọng quyết định thành
công của dạy học các chủ đề trong đó học tập theo nhóm là cốt lõi. Ở đây, học sinh
được giao nhiệm vụ học tập và tự tìm cách thức thực hiện (có sự hỗ trợ của giáo viên).
Học sinh sẽ tận dụng tối đa những hiểu biết và những kiến thức tự tìm hiểu được để
trình bày, trao đổi với các bạn khác. Từ đó, không chỉ hướng tới mục tiêu bồi dưỡng về
kiến thức mà còn rèn luyện khả năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, suy luận, áp
dụng vào thực tiễn cũng như các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, điều hành…
- Trên cơ sở kiến thức đã có, cần tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận kiến thức
mới ở những góc độ khác nhau để có thể hiểu sâu sắc hơn; hướng dẫn học sinh vận
dụng những kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua hệ thống các
câu hỏi.
- Phải xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng tương ứng với các chuyên
đề và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh. Đây là một yêu cầu rất quan trọng để hình thành cho
học sinh kĩ năng làm bài thi và ứng phó với các dạng đề thi.
2. Hướng sử dụng và phát triển của đề tài:
- Chuyên đề được biên soạn để giảng dạy và ôn tập cho đội tuyển học sinh giỏi
quốc gia môn Lịch sử.
- Trên cơ sở học sinh đã tự tiếp cận được những kiến thức cơ bản, đề tài được
thực hiện nhằm cung cấp những vấn đề chuyên sâu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa
là học sinh chỉ thực hiện việc học thuộc lòng nội dung để ôn luyện. Ở một mức độ cao
hơn, đề tài hướng đến việc xây dựng và truyền thụ cho các em lòng đam mê học tập,
tiến tới xây dựng những kĩ năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu bộ môn Lịch sử
một cách chủ động và sáng tạo.

19


- Việc xây dựng, hoàn thiện chuyên đề dựa trên sự nghiên cứu chủ quan của bản
thân và học tập từ kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, vì vậy chuyên đề không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung, trao đổi kinh nghiệm
từ các thầy cô giáo để tác giả hoàn thiện chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
3. Kết quả:
- Đưa vấn đề chuyên sâu vào giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hứng thú học tập của
học sinh được nâng lên rõ rệt. Qua đó, kĩ năng và chất lượng bài viết của học sinh trở nên
có “chất” và có sức thuyết phục hơn.
- Việc giảng dạy chuyên đề này đã góp phần vào kết quả thi học sinh giỏi quốc gia bộ
môn Lịch sử của nhà trường có sự ổn định và phát triển hơn trong những năm gần đây.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo
viên trường THPT chuyên môn Lịch sử, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
2. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Vũ Lê Thái Hoàng (2008), Đánh giá về sức mạnh của Mĩ và những hệ lụy
quốc tế thế kỉ 21, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2 (73).
4. Trần Bá Khoa (2008), Thế giới đơn cực hay đa cực, Tạp chí Cộng sản, số 6
(221).
5. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên - 2008), Sách giáo khoa Lịch sử 12 Nâng cao,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Châu Tiến Lộc (2009), Tài liệu ôn tập kì thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
môn Lịch sử, Phần Lịch sử thế giới hiện đại, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường
THPT Thủ Đức, TP.HCM.
7. Trình Mưu – Vũ Quang Vinh (Chủ biên - 2005), Quan hệ quốc tế những năm
đầu thế kỉ XXI: vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

8. Dương Xuân Ngọc, Lưu Văn An (2008), Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Vũ Dương Ninh (2001), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ kinh tế và quan hệ quốc tế, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên - 2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
12. Trương Ngọc Thơi (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 12, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên - 2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

20


14. Andrew F.Hart & Bruce D.Jones (2010), How Do Rising Powers Rise?,
Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 52, No.6, pp. 63-88.
15. Richard Haass (2008), The Age of Nonpolarity: What Will Follow US
Dominance, Foreign Affairs, May/June.
16. Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye,
Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.
17. Naomi Oreskes & Erik M. Conway (2013), The Collapse of Western
Civilization: A View from the Future, the Journal of the American Academy of
Arts & Sciences, pp. 40 – 58

21




×