Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Bao cao thuc tap cay lac L14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.81 KB, 43 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cây lạc ( Arachis hypogaea l) thuộc họ đậu, thân thảo, có nguồn gốc ở
Nam Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày và có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới,
trong số các loại cây lấy dầu ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau đậu tương
về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp
thứ 4 về nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về nguồn protein cung cấp cho người.
Cũng như các cây họ đậu khác, lạc có khả năng cố định ni tơ sinh học rất
quan trọng cho cây trồng thông qua hoạt động sống của vi sinh vật. Trồng lạc có
tác dụng cải tạo đất, bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc luân xen canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, lạc là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Sâu bệnh
hại lạc là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất và chất
lượng lạc ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Hiện nay những chân ruộng
không được luân canh với lúa nước thường xuyên bị vi khuẩn gây hại. Một số
loại nấm bệnh có thể truyền bệnh qua hạt giống gây hại cho vụ sau như nấm
Aspergillus niger, Aspergillus flavusr... Vì vậy, biện pháp xử lý hạt giống có tác
dụng phòng trừ nấm trên hạt bên cạnh đó còn có tác dụng bảo vệ trước nguồn
bệnh từ đất tấn công giai đoạn cây con. Các biện pháp xử lý hạt bằng thuốc hóa
học hay chế phẩm sinh học đều có tác dụng hạn chế một số bệnh gây ra do nấm.
Tuy nhiên các loại thuốc khác nhau có mức độ hạn chế khác nhau.
Hoằng Hóa là vùng đất ven biển có diện tích đất trồng lạc rất lớn, có năng
suất thấp hơn so với năng suất bình quân của cả tỉnh. Trong thời gian gần đây,
huyện Thạch Thành đã chủ trương áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật theo hướng
quản lý cây trồng tổng hợp nhằm nâng cao năng suất lạc. Một trong những biện
pháp dễ áp dụng và có hiệu quả cao là xử lý hạt giống trước khi gieo để hạn chế
nấm bệnh hại lạc. Xuất phát từ thực tiễn nên trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng một số loại thuốc trừ
nấm bệnh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ Xuân 2016 tại xã
Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
1




1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.2.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc phổ biến kỹ thuật xử lý
hạt giống bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh. Đồng thời kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ góp phần khẳng định và làm rõ thêm hiệu quả của phương pháp xử lý
hạt giống trước khi gieo.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần để hoàn thiện quy trình xử lý
hạt giống và khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc trừ nấm bệnh nhằm tăng
năng suất, hiệu quả sản xuất để phát triển bền vững nghề trồng lạc trong vùng
nghiên cứu và các vùng khác có điều kiện tượng tự.
1.3. Mục tiêu của đề tài.
Xác định được hiệu lực xử lý hạt giống của các loại thuốc trừ nấm bệnh,
góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trồng lạc tại xã Hoằng Hà, huyện
Hoằng Hóa.
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1 . Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây lạc.
2.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc.
Trong các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước đều ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và là yếu tố quyết định
đến việc phân bố vùng trồng lạc.
2.1.1.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu có tương quan đến thời gian sinh trưởng của
lạc. Lạc là cây trồng nhiệt đới thích ứng với điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích
hợp nhất trong suốt quá trình sống của lạc là 25 - 300C, mỗi giai đoạn sinh
trưởng yêu cầu sự thay đổi nhiệt độ khác nhau. Tích ôn hữu hiệu của cây lạc từ
2.800 - 3.5000C, sự dao động này tùy thuộc vào giống. Đối với giống lạc loại
2



hình Valencia tích ôn là 3.200 - 3.5000C, đối với loại hình Spanish là 2.800 3.2000C do thời gian sinh trưởng ngắn hơn . Nhiệt độ tối thấp sinh học cho các
giai đoạn sinh trưởng và phát triển là 12 -130C, sự hình thành các cơ quan sinh
thực là 17 - 200C.
Thời kỳ nảy mầm nhiệt độ thích hợp đối với lạc là 25 - 300C. ở nhiệt độ
32 - 34 0C tốc độ nảy mầm của hạt nhanh, nhiệt độ tối thấp ở thời kỳ này là
120C. Hạt lạc có thể chết ở nhiệt độ 50C, mặc dù trong thời gian rất ngắn. Thời
kỳ sinh trưởng sinh dưỡng tích ôn tổng số yêu cầu từ 700 - 10000C, nhiệt độ
thích hợp trong thời kỳ này là 250C. trong điều kiện nhiệt độ này quá trình sinh
trưởng được tiến hành thuận lợi, nhất là sự phát triển của thân cành và bộ rễ .
Tốc độ tăng trưởng của lạc tăng ở nhiệt độ trung bình ngày từ 20 – 30 0C.
Nếu nhiệt độ thấp dưới 180 C thì cây con mọc chậm, tỷ lệ mọc trên đồng ruộng
bị giảm liên. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy ở vùngnhiệt độ 28 0 C –
300 C thời gian sinh trưởng sinh dưỡng 30 ngày là thích hợp nhất. Nhiệt độ tăng,
tăng cường quá trình quang hợp của cây, nhưng nhiệt độ không khí quá cao (30
– 350 C) rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm giảm khả năng tích lũy chất khô,
làm giảm số hoa trên cây, giảm số quả và trọng lượng quả.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực:
Nhiệt độ thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24 – 33 0 C, số hoa có ích cao
nhất 21% đạt được ở nhiệt độ ban ngày 290C và ban đêm là 250C. Thời kỳ ra
hoa kết quả chiếm khoảng 1/3 chu kỳ sinh truởng của lạc nhưng đòi hỏi tích ôn
bằng 2/3 tổng tích ôn của lạc. ở thời kỳ trước ra hoa lạc có khả năng chịu rét
cao nhất. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp dưới (18 – 20 0 C) làm ức chế sinh trưởng
phát triển của lạc, cản trở sự phân hóa mầm hoa và giảm trọng lượng khô của
cây.
Tốc độ hình thành tia quả ở lạc tăng ở nhiệt độ 19 – 23 0 C. Nhiệt độ đất
không chỉ ảnh hưởng tới độ lớn của quả mà tới cả thời gian sinh trưởng của cây.
Tốc độ sinh trưởng lớn nhất của quả đạt 30 – 34 0 C. Hạt hình thành trong điều
kiện nhiệt cao sẽ bị giảm trọng lượng, ở nhiệt độ 20 – 23 0 C trong thời kỳ chín

của hạt thì năng suất đạt cao nhất.
3


Thời kỳ chín của quả nhiệt độ thấp hơn so với các thời kỳ, nhiệt độ ban
ngày 280 C, ban đêm 190 C, có lợi cho quá trình tích lũy chất khô vào quả. Nhiệt
độ thấp trong thời gian chín (dưới 200 C) cản trở quá trình vận chuyển và tích
lũy chất khô ở hạt, nhiệt độ xuống dưới 15 – 16 0 C thì quá trình này bị đình chỉ,
hạt không chín được. Khi này cây biểu hiện ra bên ngoài là bộ lá xanh hàm
lượng nước trong hạt cao, hạt không phát triển, vỏ quả không cứng, gân nổi rõ.
2.1.1.2. Ánh sáng
Lạc là cây C3 ít chịu ảnh hưởng của độ dài ngày. Cây lạc phản ứng tích
cực với cường độ ánh sáng trời toàn phần. Cường độ ánh sáng thấp vào giai
đoạn ra hoa làm cho sinh trưởng dinh dưỡng chậm lại, 60% bức xạ mặt trời
trong 60 ngày sau khi mọc là cần thiết cho cây lạc. Cường độ ánh sáng thấp
trong giai đoạn sinh trưởng làm tăng chiều cao cây nhưng giảm khối lượng lá và
số hoa.
Cường độ ánh sáng thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả làm số lượng tia,
quả giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả cũng giảm theo. Lạc
phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Tuy nhiên vẫn có thể xếp lạc vào nhóm
cây ngày ngắn. Vì trong điệu kiện ngày dài thời kỳ hình thành quả, vỏ lạc
thường dày hơn, hạt nhỏ hơn so với xỷ lý trong điều kiện ngày ngắn. Sự ra hoa
rất nhạy cảm khi cường độ ánh sáng giảm và nếu cường độ ánh sáng thấp trước
thời kỳ ra hoa sẽ gây hiện tượng rụng hoa rụng. Khi số giờ nắng đạt khoảng 200
giờ/tháng thì quá trình nở hoa thuận lợi, hoa nở tập trung, ở thời kỳ nở hoa khả
năng tích lũy chất khô có thể đạt 18,6g/cm2/ngày. Sự phát triển của quả thuận
lợi trong điều kiện cường độ ánh sáng từ 400 - 600 cal/ cm2/ngàyvà số giờ nắng
đạt 220 – 250 giờ/tháng. Khi số giờ nắng dưới 100 giờ/tháng, cây lạc thiếu nắng,
lạc sẽ bị vống, chiều dài lóng tăng, giảm độ cứng của cây, làm tăng khả năng lốp
đổ.

2.1.1.3. Độ ẩm
Nước là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Mặc dù
lạc được coi là cây trồng chịu hạn, nhưng lạc chỉ có khả năng chịu hạn ở một
giai đoạn nhất định.
4


Tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong chu kỳ sống của cây lạc, là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của lạc và ảnh
hưởng đến năng suất. Nhiều nghiên cứu cho rằng năng suất khác nhau giữa các
năm ở một số vùng sản xuất là do chế độ mưa quyết định. Năng suất lạc có thể
đạt cao ở những vùng có lượng mưa từ 500 - 1.200 mm, phân bố đều trong cả
vụ.
Tổng nhu cầu nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc là 450 - 700
mm, nhu cầu này thay đổi tùy thuộc giống và thời kỳ sinh trưởng khác nhau.
Thời kỳ khủng hoảng nước của lạc được nhiều tác giả nghiên cứu: Holford
(1971), Su và Lu (1963), Subramanyan (1974), Prevot và Gllagnier (1957) các
tác giả này đều công nhận rằng thời kỳ lạc ra hoa đâm tia, hình thành quả và hạt
là thời kỳ khủng nước của lạc.
Lượng mưa lý tưởng để trồng lạc đạt kết quả tốt là trong 80-120 mm
trước khi gieo để dễ dàng làm đất, khoảng 100-120 mm khi gieo, đây là lượng
mưa cần thiết để cho lạc mọc tốt và đảm bảo mật độ. Lạc chịu hạn nhất là thời
kỳ trước ra hoa vì vậy nếu có một thời gian khô héo kéo dài 15-30 ngày sau khi
trồng kích thích cho lạc ra hoa nhiều. Lạc mẫn cảm nhất với hạn ở thời kỳ ra hoa
rộ, vì thế lượng mưa cần cho lạc khoảng 400 mm ở thời kỳ bắt đầu ra hoa đến
đâm tia, quả bắt đầu phát triển chín. Ở điều kiện hạn rễ ăn sâu hơn 5 - 10%
nhưng bán kính phân bố rễ giảm 60 - 70%. Dư thừa độ ẩm đối với lạc cũng là
một trong những tác hại lớn được nhiều tác giả chú ý. Khi lạc bị ngập làm giảm
hàm lượng ôxy ở trong đất, dẫn đến giảm quá trình hô hấp ở rễ dẫn đến sự giảm
hoặc đình chỉ sự phát triển của bộ rễ, nốt sần. Do đó sự cố định đạm cũng bị

đình chỉ
Vào thời kỳ thu hoạch quả gặp mưa đặc biệt mưa kéo dài trong nhiều
ngày, làm cho hạt lạc nảy mầm ngay tại ruộng. Đối với những giống lạc không
có thời gian ngủ nghỉ (Spanish và Valencia), thậm chí hạt có hiện tượng bị thối
hoặc gây trở ngại cho việc phơi quả, làm giảm năng suất và chất lượng của hạt.
Ở nước ta, khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu sinh trường và phát triển của
cây lạc. ở các tỉnh phía bắc, vụ xuân là vụ trồng chính, chủ yếu từ tháng 2 đến
cuối tháng 6, thời vụ sớm có thể gieo trồng từ tháng 1, thời vụ muộn có thể kéo
5


dài đến tháng 7. Nhìn chung trong vụ xuân đầu vụ thường hay bị hạn, cuối vụ
thường mưa lớn kết hợp với nhiệt độ cao (trên 30 0 C) vào tháng 5, tháng 6 nên
dễ làm cho thân lá phát triển mạnh vào thời kỳ cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng
suất lạc và tổn thất khó khăn cho việc thu hoạch.
Vụ thu do phải trồng sớm vào tháng 7, nhiệt độ và ẩm độ cao, lượng mưa
nhiều; do đó việc làm đất gặp nhiều khó khăn, thời gian sinh trưởng giai đoạn
đầu bị rút ngắn. Quá trình ra hoa kết trái độ ẩm đồng ruộng cao, nhiệt độ cao ảnh
hưởng đến số hoa đậu quả, cây sinh trưởng thân lá mạnh, mất cân đối dẫn đến
năng suất thấp (7-10 tạ/ha), không ổn định, hạt nhỏ.
Trong những năm gần đây vụ thu đông đ6 được chú trọng phát triển, với
mục đích đáp ứng nhu cầu giống cho vụ xuân năm sau, vừa mang tính hàng hóa,
có hiệu quả kinh tế cao, đã mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
thay thế một số cây trồng hiệu quả kinh tế thâp, tăng thu nhập cho người nông
dân.
2.1.1.4. Đất đai
Lạc không yêu cầu khắt khe về mặt độ phì của đất, nhưng do đặc điểm
sinh lý của lạc nên đất trồng lạc yêu cầu chặt về điều kiện lý tính. Đất trồng lạc
lý tưởng phải là đất thoát nước nhanh, có màu sáng, tơi xốp, phù sa cát, có đầy
đủ canxi và một lượng chất hữu cơ vừa phải.

Đất thích hợp trồng lạc phải là đất cát pha mịn, đất thịt nhẹ, hoặc thịt
trung bình. Nói chung các loại đất có thành phần có giới nhẹ hoặc đất thịt nhưng
giàu chất hữu cơ và có kết cấu viên; các đất có dung trọng đất 1,1 - 1,35, độ
hổng 38 - 50% là thích hợp để trồng lạc chín.
Đất kiềm lá trở nên vàng vết đen xuất hiện trên vỏ quả. Trên đất có độ
chua cao, không thích hợp với lạc quả to. Việc cải tạo đất theo hướng khử chua,
nâng cao pH thích hợp cũng vẫn là biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lạc. Xét
về phương diện lý tính đất, lạc cũng có khả năng thích ứng trong phạm vi rộng.
Montenez đ6 nêu những điển hình trồng lạc trên những loại đất có tỷ lệ sét và
limông biến động từ 4% đến 75% ở các nước Xênegan, Nigiêria và Xu Đăng.
6


Trên thế giới lạc được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất phù sa hàng năm
được bồi đắp hoặc không bồi đắp, đất cát, đất xám, đất feralit. Điều này đ6
chứng minh được cây lạc có khả năng thích ứng rộng với điều kiện đất đai ở ấn
Độ và các nước đang phát triển ở châu Phi đ6 trồng lạc trên những vùng đất xấu,
đất nhiệt đới khô cằn và bán khô hạn, đất không được tưới. Do đó đ6 hạn chế rất
nhiều khả năng nâng cao năng suất lạc. Tuy nhiên trên các loại đất này lạc là cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác. Lạc là cây trồng tiên
phong trên các loại đất mới khai phá, đất khô cằn.
Đất thoát nước tốt tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi không khí để
đáp ứng nhu cầu ôxy và nitơ của cây trồng. Đất không thoát nước làm cho sự hô
hấp của rễ bị ảnh hưởng. Do đó hạn chế sự phát triển của bộ rễ và làm chậm quá
trình đồng hóa. Thiếu ôxy ở các vùng rễ quá trình cố định nitơ vi khuẩn nốt sần
sẽ kém hiệu quả và không có khả năng hút nitơ từ đất.
Về đất đai, ở một số vùng trồng lạc có truyền thống của phía bắc là phù
hợp. Suy xét về một số đặc điểm nổi bật của một số loại đất chính của các vùng
chuyên canh lạc như đất cát ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, đất bạc màu ở vùng
trung du bắc bộ cho thấy hầu hết các chân đất này có thể sử dụng nhiều cơ cấu

cây trồng khác nhau và chỉ có những cây trồng có thể tồn tại khi gặp thời kỳ khô
hạn.
2.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc.
*Vai trò và sự hấp thụ đạm (Nitơ): Đạm có vai trò quan trọng đối với
sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Nhu cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so
với các loại cây ngũ cốc vì hàm lượng protein trong hạt cao (15-23%) hơn 1,5
lần ở hạt ngũ cốc. Lượng đạm được hấp thu rất lớn, để đạt 1 tấn quả khô cần sử
dụng tới 50-75 kg. Nitơ là thành phần của Axit amin để tạo nên protêin của lạc,
axit nucleic, diệp lục tố và các loại men. Vì vậy Nitơ tham gia vào quá trình trao
đổi chất trong cây. Thiếu Nitơ cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích lũy
giảm, số quả và trọng lượng quả đều giảm. Nhất là ở thời kỳ cuối, thiếu N
nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng quả ngừng phát triển (dẫn theo Nguyễn Văn
Bình và cộng sự, 1996)
7


Ở nước ta trên các loại đát nghèo N như đất bạc màu, đất cát ven biển bón
N có hiệu quả làm tăng năng suất lạc, hiệu lực của 1kg N ở đất bạc màu Hà Bắc
có thể đạt 5 - 25Kg lạc vá. Nếu lượng N ít, phân hữu cơ ít nên tập trung bón N
lúc gieo. Nếu phân hữu cơ chất lượng tốt và nhiều có thể bón thúc vào thời kỳ 4
- 5 lá thật, lúc lạc đang phân hóa mầm hoa, nên bón thúc N với Kali.
Lạc là cây họ đậu có khả năng cố định nitơ từ khí quyển nhờ hệ thống vi
khuẩn nốt sần. Tuy nhiên lượng nitơ cố định chỉ có thể đáp ứng được 50 - 70%
nhu cầu đạm của cây. Thời kỳ lạc hấp thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa hình
thành cđ và hạt. Thời kỳ này chiếm 25% thờigian sinh trưởng của cây, nhưng đã
hấp thụ tới 40 - 45% nhu cầu đạm cả chu kỳ sinh trưởng của cây. ở cây lạc nốt
sần chỉ xuất hiện khi lạc có cành và phát triển nhiều khi ra hoa. Do đó ở giai
đoạn đầu sinh trưởng, lạc chưa có khả năng cố định đạm nên lúc này cần bón bổ
sung một lượng đạm hay kết hợp với phân chuồng, tạo điều kiện cho sự phát
triển của vi khuẩn cộng sinh ở giai đoạn sau.

Lượng nốt sần ở rễ lạc tăng lên theo thời gian sinh trưởng và đạt cực đại
vào thời kỳ hình thành quả và hạt, lúc này hoạt động cố định của vi khuẩn rất
mạnh, nhưng để đạt năng suất lạc cao việc bón đạm bổ sung vào thời kỳ này là
rất cần thiết. Vì hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần thời kỳ này mạnh
nhưng lượng đạm cố định được không đđ đáp ứng nhu cầu của cây, nhất là trong
thời kỳ phát dục mạnh.
Vấn đề bón phân cho cây lạc đặc biệt là phân đạm, là phải biết được quan
hệ giữa lượng đạm cộng sinh với lượng đạm hấp thu do rễ. Giải quyết vấn đề
này chỉ có thể là xác định thời kỳ bón, lượng đạm bón và dạng đạm sử dụng,
cùng sự bón cân đối dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu
dinh dưỡng đạm.
*Vai trò và sự hấp thụ lân: Lân (P) là một trong ba nguyên tố dinh
dưỡng chính của cây trồng. Hàm lượng lân trong cây chiếm khoảng 0,3-0,4% so
với khối lượng chất khô, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình trao
đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Lân là
nguyên tố tham gia cấu tạo nên Axit nuclêic, protein, axít amin, ATP và các chất
hóa học khác . Thiếu lân bộ rễ phát triển kém, hoạt động cố định nitơ giảm, vì
8


ATP cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật cố định nitơ giảm. Bón lân cho lạc
làm tăng khả năng phân cành trên cây, tăng diện tích lá, tăng khả năng tích lũy
chất khô, kéo dài thời gian ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả. Dẫn đến tăng số quả và
khối lượng quả, cuối cùng là tăng năng suất quả
Bón Supe lân và vôi cho giống lạc đá Bắc Giang cho thấy bón 200 kg
Supe lân đạt năng suất 23,1 tạ/ha tăng 4,7 tạ so với không bón. Lượng lân lạc
hấp thu không lớn. Để cho 1 tấn quả khô, lạc chỉ cần sử dụng 2 - 4 kg P2O5 và
phần lớn lượng lân hút được đều tập trung ở hạt. Tuy nhiên, đất không cung
cung cấp đđ lượng yêu cầu; vì thế, việc bón lân cho lạc là rất cần thiết ở nhiều
loại đất trồng lạc. Các loại đất bạc màu, đất khô cằn nhiệt đới thường thiếu lân.

Bón phân lân ở các loại đất này là nhân tố để tăng năng suất ở nhiều vùng trồng
lạc.
Trong kỹ thuật thâm canh lạc thường bón lượng phân lân rất lớn. Lạc hấp
thu lân nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa hình thành quả. Trong thời gian này, lạc hấp
thu tới 45% lượng hấp thu lân của cả chu kỳ sinh trưởng. Sự hấp thu lân giảm râ
râ rệt ở thời kỳ chín. Dạng phân lân thường bón cho lạc là supe lân, phân lân
tổng hợp với tỷ lệ khác nhau. Phân lân chđ yếu để bón lót cho cây. Hiện nay,
trên thị trường có nhiều loại phân lân: Phân lân thiên nhiên (apatit và
phosphorit) và phân lân chế biến (supephosphat và thermophotphat). Phân
supephotphat là loại phân lân chế biến bằng axit, có ưu điểm là lân ở dạng
Ca(H2PO4) dễ tan trong nước, cây trồng sử dụng ngay được và có S trong thành
phần. Nhưng có nhược điểm khi bón vào đất, các ion H2PO4- tự do dễ dàng kết
hợp với Ca ở đất kiềm hoặc với sắt nhôm tự do ở đất chua tạo thành khó tan,
làm giảm hiệu suất sử dụng lân.
Phân thermophotphat được chế biến bằng cách nung photphat tự nhiên
với một chất kiềm, ở nhiệt độ cao lân khó tan sẽ chuyển thành lân dễ tan, kiềm
có tác dụng tạo điều kiện tốt cho sự nung chảy và giữ khái mất P. Ưu điểm chính
của thermophotphat là do trong thành phần có Ca, Mg, Si và một số nguyên tố vi
lượng, cho nên có khả năng khử chua, cải tạo đất chua, lân ở dạng CaHPO4
không tan trong nước, nhưng dễ tan trong dung dịch axit citric 2% tương đương
pH mà dung dịch rễ cây tiết ra, nên cây trồng nhất là họ đậu có thể hút dễ dàng.
9


Chính vì thế thermophotphat được sản xuất công nghiệp với khối lượng ngày
càng tăng và đang được sử dụng ngày càng nhiều ở các nước nhiệt đới nóng ẩm
như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nam Phi... ở Việt Nam lượng
thermophotphat sản xuất và tiêu thụ liên tục mỗi năm: 1991: 76.100 tân; 1995:
150.000 tấn (tăng 100%sau 5 năm). Rễ lạc khác với rễ các loại cây khác ở khả
năng công phá lân khó tiêu (phosphorit, apatit) tạo nên lên dễ tiêu (H2PO4-,

HPO4-) giúp cho cây hấp thu dễ dàng. Do đó cây lạc có khả năng hấp thu được
lân ở những đất ngèo nguyên tố này.
*Vai trò và sự hấp thụ Kali: Kali trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa
tan và muối của axit hữu cơ ở trong tế bào. Kali không trực tiếp đóng vai trò là
thành phần cấu tạo của cây nhưng tham gia vào hoạt động của Enzim. Nó đóng
vai trò là chất điều chỉnh và chất xúc tác. Vì vậy kali tham gia chđ yếu vào các
hoạt động chuyển hóa của cây. Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến
quang hợp và sự phát triển của quả, ngoài ra kali làm tăng cường mô cơ giới,
tăng cường tính chống đá của cây.
Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển
của quả, làm tăng khả năng giữ nước của tế bào, làm tăng quá trình chịu hạn và
chống đổ của cây. Kali có hiệu quả cao nhất trên đất các loại đất nghèo dinh
dưỡng nóichung, kali nói riêng như đất xám bạc màu, đất cát ven biển. Hiệu suất
1 kg sunfat kali trên đất cát biển trung bình đạt 6 kg lạc, trên đất bạc màu đạt 8 10 kg.
So với đạm lạc hút kali nhiều hơn, nhất là môi trường giàu kali, nó có khả
năng hấp thu kali quá mức cần thiết. Lượng kali lạc hấp thu cao hơn nhiều
khoảng 15 kg/1 tấn quả khô. Vì vậy đánh giá nhu cầu kali theo lượng hút chứa
trong cây lạc có thể dẫn đến những kết luận sai lầm. Lạc hấp thu kali tương đối
sớm tới 60% nhu cầu kali của cây được hấp thu trong thời kỳ ra hoa, làm quả.
Thời kỳ chín nhu cầu về kali hầu như không đáng kể (5 - 7%) tổng nhu cầu kali
của cây.
Trong mối quan hệ năng suất – phân bón, kali đóng một vai trò quan
trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các
10


men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein, đồng thời tăng chi
phí đường cho quá trình hụ hấp. Về hình thái, các lá trưởng thành sẽ vàng sớm
bắt đầu từ bìa lá, sau đó bìa lá khô, đầu lá có đốm vàng hoặc bạc, có triệu chứng

rách bìa lá dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp. Đây là những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản bị sụt giảm. Nghiên cứu về vai trò
của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau tùy theo từng loại đất. Hiệu lực
cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và trên đất cát biển. Đối với một số
loại cây lấy hạt như ngô hiệu lực của kali khá cao, năng suất tăng từ 23 - 36% và
hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15 - 20 kg hại kg K2O.
*Vai trò và sự hấp thu Canxi: Ông cha ta đã nói "Không lân không vôi
thì thôi trồng đậu". Canxi là một yếu tố rất phổ biến trong tự nhiên, dinh dưỡng
canxi đối với lạc được coi là nguyên tố trung lượng. Trong cây, Ca làm tăng độ
nhớt của nguyên sinh chất, giảm tính thấm, vì vậy nó mang ý nghĩa rất lớn trong
tính chống chịu của thực vật (tính chống nóng).Ca ít di động trong cây, hàm
lượng Ca ở các bộ phận của cây phụ thuộc vào sự cung cấp Ca ở thời điểm bộ
phận đó hình thành. Trước khi đâm tia vào đất, Ca hấp thu từ rễ được vận
chuyển tới các bộ phận của cây, kể cả hoa và tia đang phát triển. Nhưng sau khi
tia quả đâm vào đất và phát triển quả, tia phải trực tiếp hút canxi từ đất.
Vai trò canxi đối với lạc thể hiện: Ngăn ngừa sự tích lũy nhôm và các
Cation khác, thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động do canxi nâng cao pH đất,
làm tănglượng đạm hấp thu do rễ và nguồn đạm cố định. Đặc biệt canxi giúp
cho sự chuyểnhóa N trong hạt, nên nó hướng sự di chuyển N về hạt Lượng canxi
lạc hấp thu gấp 2 - 3 lần lượng lân lạc hấp thu. Trong cây canxi tập trung chđ
yếu ở lá (80 - 90%) lượng canxi lạc hấp thu. Canxi tạo thành Pectatcanxi cần
thiết đối với sự phân chia tế bào. Canxi có mặt trong thành phần của một số men
hoạt hóa, hàm lượng canxi trong lá ở tới mức tới hạn là 2%. Năng suất lạc cao
đều liên quan đến hàm lượng canxi có trong lá.
Một lượng canxi ở vùng rễ và quả là hết sức cần thiết để có thể sản xuất
một lượng hạt cao với chất lượng tốt. Đói canxi ở lạc được phản ánh bởi những
quả lạc rỗng, chồi mầm trong hạt đen và quả nhá đi. Bangorth (1969) thống kê
được hơn 30 bệnh của lạc do đói canxi . Các dạng canxi có ảnh hưởng rất lớn
11



đến khả năng hấp thu canxi của lạc. Bón 60 kg CaSO4 có tác dụng ngang với
1000 kg vôi bột. Tuy nhiên ở hầu hết các vùng trồng lạc, dạng canxi phổ biến
vẫn là vôi bột. Vôi bột được dùng bón lót hoặc bón lót 50% và lượng phân còn
lại bón thúc khi cây ra hoa. Bón vôi ngoài nâng cao năng suất của lạc mà còn có
tác dụng nâng cao pH đất. Theo JG.D. Geus đối với đất trồng lạc, pH thích hợp
ở đất cát là 5,5; đất thịt pha là 6,0. ở nước ta là 6,0 - 7,0 nhưng khi bón vôi thực
tế chỉ cần điều chỉnh tới 5,5 - 6,0 . Ngoài canxi, lạc còn cần yếu tố trung lượng
khác như Magiê và Lưu huỳnh (Dẫn theo Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995).
* Magiê và Lưu huỳnh: Magiê: Magiê liên quan trực tiếp đến quá trình
quang hợp của cây vì magiê là thành phần của diệp lục, ngoài ra magiê còn có
mặt trong các Enzim xúc tác cho quá trình trao đổi chất của cây. Biểu hiện dầu
tiên của sự thiếu magiê lá có màu vàng úa, cây bị lùn. Tuy nhiên ít thấy có biểu
hiện thiếu magiê trên đồng ruộng. Đất thường thiếu magiê là đất cát ven biển và
đất bạc màu. Do đó bón phân lân Văn Điển cũng chính là bổ sung thêm magiê
cho cây.
Lưu Huỳnh : Gopala krshuan và Nagarajan Lưu huỳnh là thành phần của
nhiều loại axit amin quan trọng trong cây. Thiếu lưu huỳnh sự sinh trưởng của
lạc bị cản trở, lá vàng nhạt, cây phát triển chậm. Lượng lưu huỳnh lạc hấp thu
tương đương lân. Reich đã xác định hàm lượng lưu huỳnh trong lá trong chu kỳ
sinh trưởng của lạc khoảng 0,2%. Nhiều vùng trồng lạc có biểu hiện thiếu lưu
huỳnh trong đất, nhưng ít ai chú ý đến . Có nhiều khả năng là hiệu quả mà người
ta thường tin là supe phốt phát đơn, thạch cao, sunphat amôn và nhiều thuốc trừ
nấm có lưu huỳnh, thực ra là hiệu quả do lưu huỳnh mà có (dẫn theo Nguyễn
Văn Bình và cộng sự, 1996).
*Vai trò của các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng đóng vai
trò là chất xúc tác hoặc là một phần của các Enzim hoặc chất hoạt hóa của hệ
enzim cho các quá trình sống của cây. Nguyên tố vi lượng quan trọng nhất là
Mo và Bo. Ngoài 2 yếu tố trên thì các nguyên tố vi lượng khác như Cu, Zn,
Mn... cũng đóng vai trò quan trọng đối với lạc.

Molipden (Mo) là nguyên tố vi lượng năm trong thành phần của
men nitrogenaza. Vì vậy Mo rất cần thiết cho hoạt động cố định đạm của vi
12


khuẩn nốt sần. Mo có vai trò rât quan trọng, nhưng lượng cần của nó ít nhất
trong số các nguyên tố vi lượng đã biết. Vì thế người ta gọi Mo là nguyên tố "vi
lượng nhất", hàm lượng Mo trong cây thấp, khoảng 0,1 - 0,93 mg/kg chất khô.
Trên các loại đất nhẹ trồng lạc, hiện tượng thiếu nguyên tố vi lượng là rất rõ. Kết
quả thí nghiệm và thực nghiệm trên diện rộng phun Mo 0,1% cho lạc lúc ra hoa
đối với đất hạng 1 tăng năng suất 37,5 - 38,3%, đất hạng 2 tăng 24,3 - 37,9%,
đất hạng 3 tăng 21,3 - 26,7% [9].
Bo (B) đóng vai trò quan trọng trong sự thụ phấn, thụ tinh của lạc. B tăng
cường sự tổng hợp và vận chuyển hydratcacbon, các chất sinh trưởng và axit
acscobic từ lá đến cơ quan tạo quả. Khi thiếu B sự trao đổi hydratcacbon và
protein bị giảm, đường và tinh bột bị tích lũy ở lá, đỉnh sinh trưởng bị chết.
Ngưìng thiếu B là 25 ppm. Chỉ hơi thừa B là gây độc cho cây lạc không hấp thu
được sắt, kết quả là cháy rìa lá điển hình .
Đồng (Cu) tham gia vào các quá trình oxi hóa, tăng cường cường độ của
các quá trình hô hấp. Cu tham gia vào quá trình trao đổi đạm. Khi dinh dưỡng
thừa N, dấu hiệu thiếu Cu càng biểu hiện râ. Thiếu Cu làm giảm quá trình tổng
hợp protein. Trong cây hàm lượng Cu chiếm 1,5 - 8,1 mg/kg chất khô. Lượng
Cu do cây trồng lấy đi từ 7,3 - 5,2 g/ha .
Kẽm (Zn) có vai trò quan trọng trong các quá trình oxi hóa - khử. Zn rất
cần cho cây lấy hạt, thiếu Zn thì hạt không hình thành được, số hoa, tia quả và
cành quả giảm. Hàm lượng Zn dao động trong cây từ 1,5 - 22 mg/kg chất khô.
Lượng Zn do mùa màng lấy đi khá lớn từ 1,2 - 2,1 kg/ha (Vũ Hữu Yêm, 1996).
Tóm lại cây lạc không những rất cần các nguyên tố đa lượng, mà còn cần
các nguyên tố trung và vi lượng. Cùng với các biện pháp kỹ thuật thâm canh
trong trồng trọt và tăng cường sử dụng phân đạm, lân và kali, vai trò của phân vi

lượng ngày càng được quan tâm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng.
Trong trường hợp này việc thiếu nguyên tố vi lượng trở thành yếu tố hạn chế
năng suất và sản phẩm thu được sẽ có chất lượng kém. Bởi thế sử dụng cân đối
và hợp lý các loại phân đa, trung và vi lượng sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong
sản xuất lạc.
13


2.2. Một số kết quả nghiên cứa về kỹ thuật thâm canh cây lạc.
Để khắc phục các yếu tố hạn chế, nâng cao năng suất, sản lượng lạc trên thế giới
trong những thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật
trồng lạc đã được thực hiện và đạt được kết quả tốt. Sau đây là một số kết quả
nghiên cứu về các kỹ thuật trồng lạc như làm đất, bón phân, tưới nước, mật độ
trồng thích hợp.
Khi nghiên cứu về hiệu quả của phân lân, Mengel cho rằng, chỉ cần bón
400-500 mg P/ha đã kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizobium
Virgna sống cộng sinh, làm tăng số lượng và khối lượng nốt sẫn hữu hiệu ở cây
lạc. Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm, trên nhiều loại đất đã kết luận rằng:
bón 14,52 kg P/ha cho lạc nhờ nước trời, năng suất lạc tăng là 210 kg/ha; trên
đất li mông đỏ nghèo N, P, bón 15 kg P/ha, năng suất lạc tăng 14,7 %; đất đen
bón 10 kg P/ha lên lá lạc cho năng suất tương đương với bón 40-60 kg P/ha vào
đất (Dẫn theo Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995).
Tiaranan và cộng sự cho biết đất có P thấp (1-5 ppm), khi được bổ sung
thêm P, năng suất đậu đỗ tăng gấp đôi. Ghosh và các cộng sự cho rằng bón lân
là biện pháp cơ bản nâng cao năng suất lạc, bón 13,1 kg P/ha, năng suất tăng
28,8 %, bón 26,2 kg P/ha năng suất tăng 40 % so với không bón P. Khả năng
nâng cao năng suất lạc bằng việc bón N, cho đến nay vẫn có những ý kiến khác
nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khẳng định, cây lạc cần lượng N lớn để
sinh trưởng và tạo năng suất, lượng N này chủ yếu lấy từ quá trình cố định đạm
sinh học ở nốt sần. Theo William trong điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định

được 200-260 kg N/ha, do vậy có thể giảm hay bỏ hẳn lượng đạm bón cho lạc.
Ở Ấn Độ có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của bón đạm cho lạc, theo Nadagouda
(1968) cho biết, bón 30 kg N/ha, năng suất lạc tăng 29 % so với không bón (Dẫn
theo Vũ Công Hậu và cộng sự, 1995).
Về mật độ, khoảng cách trồng: mật độ khoảng cách trồng lạc quá cao làm
tỉ lệ bệnh hại lá và môi giới truyền bệnh tăng, năng suất không tăng so với trồng
ở mật độ trung bình. Ở Ấn Độ trồng lạc với khoảng cách 30 cm x 7,5 cm là tốt
nhất trong điều kiện nhờ nước trời, khi tăng cây trên hàng lên 15 cm hay 30 cm
thì năng suất giảm; Ở miền Bắc Trung Quốc với giống đứng cây mật độ thích
14


hợp là 360.000-421.000 cây/ha ở điều kiện nhờ nước trời và mật độ 300.000380.000 cây/ha ở điều kiện chủ động nước. Miền Nam Trung Quốc, với giống
đứng cây mật độ trồng thích hợp là 170.000-300.000 cây/ha ở vụ lạc xuân vùng
đất đồi hoặc vụ lạc thu ở đất lúa. Như vậy, tuỳ loại giống và điều kiện trồng trọt
để lựa chọn mật độ trồng lạc phù hợp (dẫn theo Nguyễn Văn Bình và cộng sự,
1996).
Cùng với các nghiên cứu về phân bón, mật độ khoảng cách, tưới nước cho
lạc cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều, đặc biệt ở những
vùng khô hạn và bán khô hạn. Ở Ấn Độ, quy hoạch tưới cho lạc vụ hè với giống
Spanish thân đứng là 25 % DASM (giảm lượng nước có thể hấp thụ) và tưới 612 lần là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo Wright tưới nước đủ cho lạc vào
giai đoạn ra hoa rộ, đâm tia, hình thành quả đã làm tăng 15-20 % số hoa, tăng số
quả chắc, dẫn đến năng suất lạc tăng từ 40-85 % so không tưới. Theo
DuanShufen cho biết, trong điều kiện khô hạn ở Trung Quốc tưới nước làm
tăng năng suất lạc 39,1-53,8 % (dẫn theo Nguyễn Văn Bình và cộng sự, 1996)
Che phủ nilon cũng là một trong những biện pháp nâng cao năng suất lạc,
kỹ thuật này được du nhập từ Nhật Bản vào Trung Quốc năm 1979 [9]. Kết quả
các thí nghiệm ở Viện Sơn Đông Trung Quốc năm 1979 đã cho thấy, lạc được
che phủ nilon năng suất quả tăng lên rõ rệt. Từ đó diện tích lạc được phủ nilon
tăng lên rất nhanh và nó được gọi là cuộc “cách mạng trắng” trong sản xuất lạc ở

Trung Quốc.
Kết quả thử nghiệm kỹ thuật phủ nilon cho lạc trên 16 tỉnh và thành phố ở
Trung Quốc trong giai đoạn 1979-1984, năng suất lạc trung bình đạt 37,75-45,5,
tăng 20- 50 % so với không áp dụng kỹ thuật phủ nilon. Đây là một trong những
biện pháp quan trọng nhất góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc ở
Trung Quốc trong hai thập kỷ gần đây. Trên diện tích 220.000 hécta lạc áp dụng
kỹ thuật phủ nilon, năng suất trung bình đạt rất cao 41,9 tạ/ha, tăng so với diện
tích không dùng kỹ thuật phủ nilon 20,5 tạ/ha. Nhiều kết quả nghiên cứu ở
Trung Quốc đã chỉ ra rằng, áp dụng kỹ thuật phủ nilon cho lạc làm tăng lượng
dầu, protein và 8 loại axit amin của hạt. Lạc được phủ nilon mọc, ra hoa, hình
15


thành quả, chín sớm hơn 8-10 ngày, số quả chắc tăng 13-25 %, số hạt tăng 4-5
%.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, áp dụng kỹ thuật phủ nilon cho lạc
đã làm nhiệt độ lớp đất mặt tăng 0,6-3,9 0C, hạn chế sự bốc hơi nước, làm tăng
lượng nước mao dẫn (1,7-7,6 %), do đó giữ được độ ẩm của đất. Khi có mưa to,
lớp phủ nilon ngăn cản sự xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng đất, làm giảm lượng
nước thấm vào đất nên duy trì được độ xốp, chất dinh dưỡng và độ ẩm đất thích
hợp. Phủ nilon cho lạc làm tăng quần thể vi sinh vật đất có ích, nấm tăng 58,3
%, xạ khuẩn tăng 36,7 %, vi khuẩn chuyển hoá đạm tăng 25,8 %, vi khuẩn cố
định đạm tăng 47,3 %, vi khuẩn phân giải lân tăng 56,3 % so với không phủ
nilon. Ngoài ra phủ nilon còn cải thiện vi khí hậu đồng ruộng như tăng sự phản
chiếu ánh sáng và vận tốc gió giữa các luống nên cường độ ánh sáng và trao đổi
không khí tăng, từ đó làm tăng hiệu quả quá trình quang hợp của cây lạc. Từ
những lý do trên, áp dụng kỹ thuật phủ nilon mặt luống đã tạo điều kiện cho cây
lạc có năng suất cao hơn so với không phủ nilon.
Cây lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình, thoát nước, thoáng khí, giàu lân, canxi, pH hơi chua đến trung tính,

song thực tế nhiều vùng trồng lạc đất thường có tầng canh tác nông, khô hạn,
chua, nghèo lân, nghèo canxi; Chính vậy, cần thiết phải cải thiện chế độ dinh
dưỡng đất thông qua các kỹ thuật làm đất, bón phân, tưới tiêu nhằm khắc phục
các yếu tố hạn chế để phát huy tiềm năng cho năng suất cao của cây lạc.
Với đất chủ động tưới nước trồng lạc theo luống rộng 0,8 m (cả rãnh) cho
năng suất cao hơn so với luống rộng 1,3 m, ngược lại lạc nhờ nước trời trồng
luống rộng 1,3 m lại cho năng suất cao hơn trồng luống hẹp. Trên nhiều vùng
đất trồng lạc khác nhau ở miền Bắc Việt Nam, với liều lượng bón 60 kg P2O5
trên nền 8-10 tấn PC + 30 kg K2O5 + 30 kg N đạt giá trị kinh tế cao nhất, hiệu
suất đạt 4,0-6,0 kg; bón 90 kg P2O5, năng suất cao hơn nhưng hiệu suất chỉ đạt
3,6-5,0 kg. Bùi Huy Hiền (1995) [19] cho biết hiệu lực của các loại phân lân đối
với lạc trên đất cát ven biển (pH = 5,8-6,0) Bắc Trung bộ, bón 60 kg P2O5 lân
chậm tan là tốt nhất, năng suất lạc tăng 16 %, tiếp đến là super lân tăng 15 %,
16


thermophosphat tăng 12 %, thấp nhất là apatit chỉ tăng 7 % so với đối chứng
không bón.
Việc kiểm soát và quản lý độ chua của đất có thể được coi là một trong
những biện pháp quan trọng nhất để làm tăng năng suất lạc. Bón vôi là một phần
quan trọng không thể thiếu trong chương trình cải thiện độ phì nhiêu của đất
chua ở Việt Nam. Trên đất đồi bón vôi 300-800 kg/ha đã làm năng suất giống số
6 tăng 11,4-39,4 %, giống V79 tăng 22,2- 42,7 %. Tổng hợp một số kết quả
nghiên cứu về bón vôi ở các tỉnh phía Bắc cho biết, với liều lượng 400 kg/ha,
nếu bón lót 100 % năng suất lạc tăng 13 %, nếu bón lót 50 % (lúc cày bừa), bón
thúc 50 % (hoa rộ đợt 2) thì năng suất tăng thêm 26 % so với không bón.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của việc bón phân đạm
đối với cây lạc. Tuy nhiên, việc bón đạm cần phải cẩn thận vì bón đạm quá
ngưỡng thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành quả
và hạt dẫn, đến năng suất thấp. Trên nền 8-10 tấn PC, lượng bón thích hợp là 30

kg N/ha, nếu tăng lên 40 kg N/ha thì năng suất không tăng và hiệu lực giảm đi
rõ rệt. Với đất nghèo đạm, bón lượng đạm cao vẫn có hiệu quả. Trên đất đồi bạc
màu ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bón 100 kg N/ha, năng suất tăng 6,5 lên 11,3
tạ/ha (ứng với tăng 73,8 %), bón 40 kg N/ha năng suất tăng 5,7 lên 7,1 tạ/ha
(ứng với tăng 24,5 %) so với không bón phân. Để việc bón đạm thực sự có hiệu
quả cao, cần bón kết hợp với các loại phân khoáng khác như lân, canxi và các
phân vi lượng khác.
Nghiên cứu hiệu lực của K, Ca, Mg với lạc ở đất cát tỉnh Thanh Hoá, trên
nền 8 tấn PC + 30 kg N + 60 kg P2O5 cho thấy: Bón nền kết hợp với 30 kg
K2O, năng suất lạc tăng 12 %; bón nền kết hợp với 500 kg CaO, năng suất tăng
9 %; bón nền kết hợp 30 kg K2O + 500 kg CaO/ha, năng suất tăng 23 %. Như
vậy bón vôi kết hợp với kali đã làm năng suất tăng thêm 11-14 % so với chỉ bón
riêng rẽ từng loại phân với nền. Bón nền với 30 MgSO4/ha, năng suất lạc tăng
25 % so với chỉ bón nền.
Bón K cho đất bạc màu đã đem lại hiệu quả cao, hiệu suất do bón kali trên
đất cát biển là 6 kg và trên đất bạc màu là 8-10 kg. Trên đất xám miền Đông
Nam bộ bón 80-100 kg K2O/ha, tỉ lệ nhân 2,5-3,0 %, khối lượng 100 hạt tăng
17


5,6-9,0 % và số quả chín tăng 14-36 % và năng suất tăng 19-31% so với không
bón.
Bón thêm các nguyên tố vi lượng Mo + Bo + Mn nồng độ 1/1000 đã làm
tăng năng suất lạc xuân lên 22 % so với không bón. Nguyên tố vi lượng Mo có
tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, phần lớn đất lạc Việt Nam thiếu Mo,
phun Mo năng suất tăng 16 % so với không phun. Sử dụng sulphat mangan cũng
đã góp phần làm tăng năng suất lạc. Bón phân cân đối là biện pháp hữu hiệu
nâng cao hiệu quả của phân bón và nâng cao năng suất lạc [10].
Trên đất cát ven biển Thanh Hoá bón 10 tấn PC và 30 kg N + 90 kg P2O5
+ 60 kg K2O/ha đã làm tăng 6,4-7,0 tạ/ha lạc so với không bón. Lạc xuân trên

đất đồi tại Thái Nguyên bón riêng rẽ từng loại phân bón đạm, lân, vôi năng suất
lạc tăng từ 14-31,5 %; khi kết hợp lân với vôi, năng suất lạc tăng 64,9 %; lân với
đạm, năng suất tăng 110,5 %; kết hợp cả đạm, lân, vôi, năng suất lạc tăng 140,3
% (so với không bón, trên đất xám bạc màu Ninh Bình bón thêm (60 kg P2O5 +
30 kg K2O) vào nền (10 tấn PC + 400 kg vôi + 30 kg N) năng suất lạc tăng 23,8
% so với chỉ bón nền. Trên đất bạc màu Bắc Giang bón nền (8 tấn PC + 30 kg
K2O + 30 kg N) và 90 kg P2O5, hiệu suất là 3,6-5,0 kg, nếu bón nền + 60 kg
P2O5 thì hiệu suất là 4,0-6,0 kg [10].
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra quy trình
bón phân chung cho lạc ở miền Bắc. Vụ xuân ở các tỉnh miền Bắc bón (10 tấn
PC + 500 kg vôi bột + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha [29]; quy trình
công nghệ cao cho các giống lạc chịu thâm canh là: ((15-20) tấn PC hay (1,01,5) tấn phân hữu cơ vi sinh + (400-500) kg vôi bột + (40-45) kg N + (120-135)
kg P2O5 + (80- 90) kg K2O)/ha [29]. Vụ thu đông ở các tỉnh miền Bắc là bón
10 tấn PC + 500 kg vôi bột + 45 kg N + 135 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha [9].
Nghiên cứu về sâu, bệnh hại lạc, ngoài việc chọn tạo giống có khả năng
kháng sâu, bệnh hại, các nhà khoa học Việt Nam còn đưa ra một số biện pháp
phòng trừ có hiệu quả. Bón lót 300-600 kg vôi/ha, năng suất lạc tăng 45-48 %, tỉ
lệ nhân tăng 10-12 %, tỉ lệ bệnh thối trắng thân giảm 85 % so với không bón; tác
giả còn cho biết, xử lý Rovral 50 WP đã làm giảm 82,3 % tỉ lệ bệnh chết rạp cây
con do nấm, năng suất lạc tăng 13,5 % so với không xử lý. Phạm Thị Vượng,
18


1998 [51] cho biết, trồng lạc xen hoa hướng dướng làm cây dẫn dụ đã giảm 17,3
% tỉ lệ diện tích lá bị hại do sâu khoang và sâu xanh ở giai đoạn ra hoa, giảm
10,4 % ở giai đoạn vào chắc.
Phun các loại thuốc Daconil 200 SC (1,5 l/ha), Folicur 250 EW (0,75
l/ha), Anvil 5 SC (1,0 l/ha) 2 lần cho lạc vào giai đoạn 45 ngày và 65 ngày sau
gieo làm giảm 70-75 % tỉ lệ số lá bị hại, năng suất tăng 22,5-31,3 % so với
không phun. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu các loại sâu, bệnh hại, Việt Nam đã

đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lạc và được khuyến cáo rộng
rãi ở tất cả các vùng trồng lạc trong cả nước.
Việt nam đã có nhiều nghiên cứu để xác định khoảng cách, mật độ trồng
lạc tối ưu. Tổng hợp các nghiên cứu cho biết, tăng mật độ từ 22 cây/m2 (30 cm
x 15 cm x 1 cây) lên 33 cây/m2 (30 cm x 10 cm x 1 cây), năng suất lạc tăng từ
15,0 lên 22,0 tạ/ha; mật độ trồng 44 cây/m2 (30 cm x 15 cm x 2 cây), năng suất
tăng lên 29,0 tạ/ha. Trên đất bạc màu Bắc Giang, lạc trồng với mật độ 25 cây/m2
(40 cm x 20 cm x 2 cây) năng suất đạt 12,0 tạ/ha; trồng với mật độ 42 cây/m2
(30 cm x 15 cm x 2 hạt) năng suất tăng lên 15,0 tạ/ha. Với những giống lạc
dạng đứng cây, phân cành gọn, mật độ thích hợp ở vụ xuân là 40 cây/m2 (33
cm x 15 cm x 2 cây hoặc 25 cm x 20 cm x 2 cây), năng suất cao hơn so với
trồng 33 cây/m2 (33 cm x 10 cm x 1 cây) là 27-36 %.
Dựa trên cơ sở khả năng thích ứng của cây lạc đối với điều kiện thời tiết
khí hậu và phù hợp với hệ thống cây trồng được áp dụng ở từng địa phương, để
bố trí thời vụ sao cho cây lạc sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Lạc
nảy mầm sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25 0C, độ ẩm đất
50-60 %, tuy nhiên ở điều kiện nhiệt độ 12-15 0C và đủ ẩm lạc vẫn nẩy mầm tốt
hơn ở điều kiện nhiệt độ cao nhưng hạn.
Qua nghiên cứu điều kiện khí hậu, canh tác các nhà khoa học đã xác định
thời vụ trồng thích hợp cho mỗi vùng. Ở miền Bắc thời vụ trồng lạc chịu sự chi
phối của chế độ mưa và nhiệt độ trong năm , nên vùng trung du và đồng bằng
Bắc bộ, gieo lạc vụ xuân tốt nhất từ 5/2 đến 6/3, muộn nhất không quá 10/3.
Miền núi rét thường kéo dài gieo muộn hơn, từ 25/2 đến 15/3 trên đất ruộng, từ
1/3 đến 15/3 trên đất bãi, đất đồi. Lạc thu gieo từ 15/7 đến cuối tháng 8, gặp
19


nắng nóng và mưa lớn nên quả bé, năng suất thấp . Lạc thu đông gieo trồng từ
15/8 đến 25/9, vụ này năng suất cao, chất lượng tốt hơn vụ thu, giữ làm giống
cho vụ xuân năm sau rất tốt.

Vùng Nam khu 4 cũ từ Nghệ An trở vào trồng lạc xuân bắt đầu từ 25/1,
kết thúc 30/2. Đối với vùng trung Trung bộ lạc xuân gieo vào tháng 1, 2, lạc hè
gieo vào tháng 4, 5 đầu mùa mưa . Các tỉnh phía Nam thời vụ trồng lạc chủ yếu
chịu sự chi phối của chế độ mưa, đặc biệt vùng trồng lạc nhờ nước trời. Một số
vùng như: Ninh Thuận mùa mưa ngắn thời vụ gieo lạc vào tháng 9, 10; Đông
Nam bộ đất có tưới gieo lạc vào các tháng 1, 2, 3 ; đất không chủ động nước
gieo lạc vào đầu mùa mưa tháng 4, 5; Tây Nam bộ gieo lạc vụ 1 vào tháng 4, 5,
vụ 2 vào các tháng 10, 11, 12; Tây Nguyên thời vụ gieo trồng lạc kéo dài trong
suốt mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, tốt nhất là gieo vào tháng 4, 5.
Nghiên cứu về kỹ thuật phủ nilon ở Việt Nam, lạc vụ xuân nhờ giữa được
độ ẩm và nhiệt độ nên công thức áp dụng kỹ thuật phủ nilon có tỉ lệ mọc sau
gieo 10 ngày cao hơn 20,8 %, sau 15 ngày cao hơn 54,7 % so với không phủ.
Giống lạc LO.2 ở công thức áp dụng che phủ nilon năng suất đạt 34,1-36,8
tạ/ha, cao hơn công thức không phủ nilon 36,3- 42,7 % . Khối lượng 100 quả,
khối lượng 100 hạt và tỉ lệ nhân của lạc ở công thức áp dụng kỹ thuật phủ nilon
đều cao hơn so với công thức không phủ nilon.
Lạc vụ xuân trong điều kiện áp dụng kỹ thuật che phủ nilon trồng với mật
độ 40 cây/m2 (33 cm x 15 cm x 2 cây hay 25 cm x 20 cm x 2 cây) có năng suất
cao hơn so với mật độ 33 cây/m2 (33 cm x 10 cm x 1 cây) từ 27-36 %, lạc vụ
xuân có áp dụng kỹ thuật phủ nilon năng suất bình quân tăng thêm 10 tạ/ha, lãi
thuần tăng thêm gần 3,4 triệu đồng/ha so với lạc không phủ nilon.
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều kết quả
nghiên cứu về cây lạc và đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phòng trừ nấm bệnh hại lạc.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại lạc trong thời gian qua chủ
yếu chỉ tập trung vào bệnh hại trên đồng ruộng và các biện pháp phòng trừ
chúng. Những nghiên cứu về bệnh hại hạt giống và khả năng truyền lan của
20



chúng hiện nay còn rất ít. Một số nghiên cứu đi sâu về bệnh nấm trên hạt giống
lạc nhưng chỉ mới tập trung vào một số loài có khả năng gây nguy hiểm cả cho
người, động vật.
Khi tiến hành kiểm tra tình hình nhiễm nấm A.flavus và A.niger trên các
mẫu hạt giống lạc, ngô, đậu xanh, đậu đen owr vùng Hà Nội và phụ cận cho thấy
tỷ lệ nhiễm nấm Aspergillus spp rất cao, dao động từ 66-100%, tỷ lệ trung bình
là 86,2%. Trong đóm, tỷ lệ nhiễm nấm A.flavus là 87,6%.
Có khoảng 30 – 85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố Aflatoxin
do nấm Aspergillus flavus gây ra. Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước gần đây
cho thấy: Aspegillus flavus thường tấn công vào lạc từ khi còn trên đồng ruộng.
Ngay sau khi thu hoạch đã có tới hơn 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh. Trong
đó, lạc thu hoạch vụ đông xuân nhiễm bệnh nặng hơn lạc thu và lạc thu hoạch
muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm.
Nhóm các loài nấm Aspergillus spp. còn là một trong những loài nấm gây viêm
xoang mũi ở người. Trên lạc sau thu hoạch, trong những điều kiện nhất định một
số loài nấm như Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus có khả năng sản sinh
độc tố rất độc cho người và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, độ tố aflatoxin do
A.flavus sản sinh là một trong những chất gây ung thư ở người. Những độc tố
này không tan trong dầu, chúng nằm lại trong khô dầu. Nếu dùng khô dầu này
làm thức ăn cho gia súc thì tuỳ lượng mà gia súc có thẻ ngộ độc, chậm phát
triển, thậm chí có thể chết .
Trong những năm gân đây, bệnh hại lạc đã gây hại rất phổ biến ở các vùng trồng
lạc trong cả nước. Để hạn chế tác hại của bệnh gây ra thì đã có nhiều biện pháp
phòng trừ được nghiên cứu và công bố.
* Phòng trừ bằng biện pháp hóa học : Trong hàng loạt các biện pháp đưa ra thì
biện pháp hoá học vẫn được người dân sử dụng nhiều nhất do chi phí thấp, tiện
lợi hơn trong việc sử dụng và cho hiệu quả nhanh chóng.
Đối với bệnh đốm lá, dùng thuốc Anvil 5 - 10EC, Carbenzim 50 WP, Til-super
300 ND,… để phun trừ. Bệnh héo rũ do vi khuẩn chưa có thuốc đặc trị nên biện
pháp hạn chế thiệt hại và tránh lây lan bằng cách phun hoặc rắc 2 - 3 gói Penac

21


P khi làm đất. Dùng Staner 20 WP hoặc Kasugamycin 5% BTN, Kasuran 5%
BTN kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.
Với các bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola gây ra, bệnh đốm đen do
nấm Cercospora personata gây ra thì có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như
Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Basvitin 50 FL pha 10 - 15ml/bình 8 lít; Polyram
80 DF, Manozeb 80 WP, dithane xanh M 45 - 80 WP: pha 30 g/bình 8 lít; Sumi
Eight 12,5 WP: pha 3 - 5 g/bình 8 lít phun kỹ trên tán và cả phần gốc khi có
triệu chứng bệnh.
Bệnh thối gốc thân lạc lần đầu được ghi nhận và nghiên cứu trên lạc tại
nước ta. Công tác phòng trừ bệnh chết cây thường gặp khó khăn do nấm gây
bệnh xâm nhập vào bộ phận nằm dưới mặt đất như rễ, quả, tia quả,... Xử lý hạt
giống bằng thuốc hoá học là biện pháp rất hiệu quả và kinh tế với nhóm bệnh
chết cây lạc. Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu là Rovral 750WG (Iprodione);
Vicarben 50WP (Carbendazime); Topsin M 70WP (Thiophanate - metyl) và
Viben C 50 WP (Benomyl). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy biện pháp xử lý hạt
có tác dụng rõ rệt trong tăng tỷ lệ nẩy mầm, hạn chế sự xuất hiện của nấm ký
sinh trên hạt, đồng thời bảo vệ hạt từ nguồn bệnh bên ngoài, từ đó làm tăng tỷ lệ
mọc trên đồng ruộng và làm giảm tỷ lệ bệnh chết cây con (kết quả rõ nhất với
bệnh thối đen cổ rễ). Một trong những tồn tại lớn của sản xuất nông nghiệp đang
được quan tâm hiện nay là việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) có nguồn gốc hóa học. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn sẽ đi ngược lại
mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và an toàn mà chúng ta đang
nỗ lực tiến tới. Để khắc phục những mặt trái của thuốc hoá học gây ra và hướng
tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững thì biện pháp sinh học được quan tâm
hàng đầu và bắt đầu được các nhà khoa học nghiên cứu. Biện pháp này đòi hỏi
cần có sự hiểu biết về các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng,
các loài nấm, vi sinh vật có ích, các loại cây trồng có khả năng úc chế sự phát

triển của sâu bệnh hại. Hiện nay, ở Việt Nam tác nhân sinh học trừ bệnh hại
được nghiên cứu nhiều hơn cả là nhóm nấm đối kháng Trichoderma
* Phòng trừ bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma: Việc
nghiên cứu nấm Trichoderma được bắt đầu từ năm 1988 tại viện Bảo vệ thực
22


vật. Kết quả của một số thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm chậu vại cho thấy
có thể nghiên cứu sản xuất nấm Trichoderma để sử dụng trong phòng trừ nấm
Corticium sasakii gây bệnh khô vằn lúa và nấm S.rolfsii gây bệnh héo lạc.
Năm 1990, với sự tài trợ của chương trình VNM 8910- 030 (của tổ chức
“Bánh mì thế giới”) Viện BVTV đã triển khai đề tài nghiên cứu sử dụng nấm
Trichoderma để phòng trừ một số nấm gây bệnh hại cây trồng nông nghiệp.
Năm 1997 đã điều tra thu thập được 10 nguồn nấm Trichoderma và cũng
chính tác giả đã đề xuất qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm nấm
Trichoderma để phòng trừ một số nấm gây bệnh hại cây trồng ở qui mô thủ
công, sử dụng các loại phế liệu như bã mía, cám gạo, bã đậu phụ,…Chế phẩm
sản xuất ra vừa là chế phẩm trừ nấm sinh học, lại vừa là nguồn phân bón sinh
học.
Nấm đối kháng Trichoderma có thể sử dụng phòng trừ bệnh héo rũ gốc
mốc trắng (Sclerotium solfsii), bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây trồng
cạn trong điều kiện chậu vại. Chế phẩm này thực sự góp phần vào thực tiễn sản
xuất, có khả năng phòng trừ được bệnh nấm khô vằn hại ngô (giảm được từ
51,3%-59,8%), bệnh chảy gôm trên cam chanh và một số bệnh lan truyền qua
đất, giảm bớt lượng thuốc BVTV hoá học, từng nơi đã giảm được đầu vào của
sản xuất, góp phần bảo vệ sức khoẻ người sản xuất.
Tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm đối kháng
Trichoderma harzianum và Trichoderma viride đối với S. rolfsii. Kết quả cho
thấy cả T. viride và T. harzianum đều có khả năng ức chế S. rolfsii trên môi
truờng PGA. Hiệu lực ức chế S. rolfsii của T. viride đạt 75,2% cao hơn so với T.

harzianum đạt 73,4%. Hiệu lực ức chế đạt cao nhất khi T. viride được xử lý
trước khi nấm S.rolfsii phát triển xâm nhập vào cây trồng. Các nghiên cứu cho
thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Sclerotiom rolfsii, Fusarium
solani (gây bệnh thối rễ cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) và một số
nấm khác như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani.
Sử dụng T. viride với liều lượng 90kg/ha để phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc do
nấm A. niger, S. rolfsii, Fusarium spp., R. solani gây ra cho hiệu quả cao. Năm
23


1996, trong thí nghiệm chậu vại khảo sát hiệu lực đối kháng của T. viride với S.
rolfsii hại lạc hiệu lực phòng trừ đạt 97,1% (Trần thị Thuần, 1997). Nấm
Trichoderma là loại nấm đối kháng cũng đã được sử dụng để trừ các loại nấm
hại trong đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora,... là những
nấm gây bệnh cho cây trồng. Những loại nấm này tích lũy nhiều và tồn tại lâu
trong đất, khả năng chống chịu với các thuốc hóa học rất cao, được coi là những
nấm gây bệnh khó phòng trừ.
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống : Giống L14, là giống đang được trồng phổ biến ở địa phương.
Giống lạc L14 được Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt
Nam chọn tạo và được công nhận giống TBKT năm 2002 theo Quyết định số
3510 QĐ/BNN-KHKT ngày 29/11/2002. Những đặc tính chủ yếu: Thời gian
sinh trưởng: 120 - 125 ngày ở vụ xuân, 110 - 115 ngày trong vụ thu đông. Giống
L14 thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng không màu, góc phân cành
hẹp, lá dày màu xanh đậm, hình ê-líp. Năng suất quả 3,5 - 4,5 tấn/ha. L14 có
khối lượng 100 quả đạt 160 - 165 gram, khối lượng 100 hạt đạt 56 - 60 gram. Tỉ
lệ hạt/quả 70 - 72%. L14 có vỏ lụa màu hồng, hạt căng đều. L14 kháng bệnh
trên lá và bệnh héo xanh vi khuẩn khá cao, tỉ lệ thối quả 0,7% và chết cây 0,6%,
chịu hạn khá.

Các loại phân hữu cơ, đạm urê, super lân, kali clorua, NPK, hóa chất bảo
vệ thực vật hiện đang sử dụng phổ biến trong thâm canh lạc ở huyện Hoằng
Hóa.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
+ Ảnh hưởng của thuốc xử lý nấm bệnh hạt giống đến sinh trưởng phát
triển của lạc.
+ Ảnh hưởng của thuốc xử lý nấm bệnh hạt giống đến tình hình phát sinh
phát triển sâu bệnh hại.
24


+ Ảnh hưởng của thuốc xử lý nấm bệnh hạt giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất lạc.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Thời gian địa điểm nghiên cứu .
- Thời gian từ tháng 2/2016 đến tháng 6/2016.
- Địa điểm tại xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa,Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: So sánh các công thức xử lý hạt giống để xác định hiệu
lực xử lý hạt giống của các loại thuốc.
3.3.2. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức nhắc lại 3 lần, bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCB).
Bảng các công thức thí nghiệm

CT

Nội dung công thức

Hoạt chất


Liều lượng sử
dụng

I(ĐC)
II

III

IV

Ngâm hạt trong nước ấm
Thiophanate - metyl

3 g/1 kg hạt

Iprodione

4 g/1 kg hạt

Thiamethoxam

2ml/1 kg hạt

Tosin M 70WP

Vicaben 70 BTN

Cruiser Plus 312,5FS

312,5g/l


+

Difenoconazole 25g/l
+ Fludioxonil 25g/l

Sơ đồ bố trí thí nghiệm
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×