Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những đổi mới cơ bản trong văn xuôi sau 1975 qua các tác phẩm trong chương trình và những tác phẩm có thể bộ trợ cho học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.78 KB, 14 trang )

MÔN VĂN
M C M

M: V 4

NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN CỦA VĂN XUÔI SAU 1975 QUA
NHỮNG TÁC PHẨM TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT VÀ
NHỮNG TÁC PHẨM CÓ THỂ BỔ TRỢ CHO HỌC SINH GIỎI
I/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng có ảnh hƣởng đến văn
học sau 1975
Sau ngày 3 tháng 4 năm 1975, miền Nam được giải phóng, tổ quốc thống
nhất, cả dân tộc bước vào thời kỳ xây dựng lại đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Phát triển trong điều kiện hòa bình, không còn khói thuốc súng, không còn tiếng bom
rơi đòi hỏi văn học không chỉ mãi quẩn quanh viết về chiến tranh và người lính mà
phải có sự đổi mới cho phù hợp với thị hiếu của công chúng bạn đọc trong thời bình.
Nếu như trong thời chiến, sức mạnh của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng
được phát huy cao độ, cuộc sống cá nhân riêng tư của con người phải thu hẹp đến
mức tối thiểu thì trong điều kiện hòa bình con người được trở lại với cuộc sống bình
thường cũng có nghĩa là trở về cái đời thường phồn tạp muôn màu muôn vẻ, ý thức
cá nhân với mọi nhu cầu của con người với tư cách một cá thể đã được thức tỉnh trở
lại và đòi hỏi được phản ánh trong văn học.
Trong một thời gian khá dài, cơ chế tập trung, bao cấp đã khiến đất nước ta rơi
vào tình trạng chậm phát triển, yêu cầu cấp thiết ra là phải đổi mới toàn diện đất
nước. Yêu cầu này đã được đặt ra từ đầu thập niên 8 của thế kỉ XX, đến đại hội
ảng V (1986), yêu cầu này chính thức được đưa vào trong nghị quyết của ảng. Sự
kiện này vừa đặt ra yêu cầu, vừa là điều kiện để văn học có thể đổi mới một cách
nhanh chóng, toàn diện theo hướng dân chủ hóa.
Sau 1975, phạm vi giao lưu văn hóa được mở rộng, không chỉ nằm trong phạm
vi của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa mà được mở rộng ra khu vực và toàn thế
giới. iều này tạo điều kiện cho những người cầm bút có thể tiếp thu, học hỏi từ các
trào lưu văn hóa, tư tưởng, văn học mới mẻ trên thế giới đặc biệt là từ các nước


phương Tây.
II/ Những đổi mới cơ bản trong văn xuôi sau 1975 qua các tác phẩm trong
chƣơng trình và những tác phẩm có thể bộ trợ cho học sinh giỏi
1/ Đổi mới quan niệm và cách tiếp cận hiện thực.
Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử, xã hội bởi vậy dù ý thức hay vô thức
thì bóng dáng của hiện thực luôn được in trong các tác phẩm văn học. Mỗi một nền
văn học, một trào lưu, khuynh hướng hay giai đoạn văn học đều có cách quan niệm
và cách tiếp cận hiện thực riêng của mình. Sau 3 năm văn học phát triển song hành
với hai cuộc kháng chiến của dân tộc, với yêu cầu hàng đầu là văn học phải ca ngợi
cách mạng, cổ vũ chiến đấu, văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 chủ yếu phản
ánh những mảng hiện thực lớn gắn với hai cuộc chiến, gắn với cuộc sống mới, con
người mới…Tuy nhiên do khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn quá đậm nét mà
đôi khi, không thể phủ nhận văn học giai đoạn 1945-1975 đã tô hồng hiện thực, né
1


tránh những mảng hiện thực màu xám của chiến tranh. Với linh cảm của một người
mở đường tinh anh và tài năng, Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra việc một thời gian
dài văn học của ta đã đi trong một cái hàng lang hẹp và thấp và đề ra yêu cầu phải
thay đổi trong cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực. Sau những trang viết mang tính
mở đường của Nguyễn Minh Châu, một loạt các nhà văn khác cũng đã có những đổi
mới quan trọng trong các trang viết của mình. Có thể chỉ ra những thay đổi căn bản
trong đổi mới quan niệm và cách tiếp cận hiện thực của văn học sau 1975 ở những
nét cơ bản sau:
Một là văn học sau 1975 không chỉ phản ánh những mảng hiện thực màu sáng
gắn với những chiến thắng, chiến công, với những thành quả của công cuộc xây dựng
xã hội chủ nghĩa như văn học giai đoạn 1945-1975 thường ca ngợi mà còn dám khoét
sâu vào những mảng hiện thực màu xám của những mất mát, đau thương, chết chóc
của chiến tranh mà trước đây văn học né tránh.
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm thể hiện rõ đặc

điểm này. Dù văn Nguyễn Minh Châu luôn thâm trầm, nhẹ nhàng chứ không đao to
búa lớn để tuyên ngôn điều này, khẳng định điều kia, nhưng khi đọc những trang viết
của ông, người đọc không khỏi giật mình vì một cách nhìn, cách tiếp cận hiện thực
khác hẳn trước đây. Chỉ thông qua lăng kính của một gia đình làng chài, Nguyễn
Minh Châu đã cho thấy tất cả những vấn đề nhức nhối của một xã hội thời kì hậu
chiến. Dù những chiếc xe tăng đã han gỉ, dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương
của nó để lại vẫn chưa hết gỉ máu. Vẫn chưa có được hạnh phúc, ấm no thực sự như
văn học giai đoạn trước vẽ ra mà vẫn còn đầy rẫy những nhọc nhằn, nhức nhối, tê
buốt mà con người phải đối mặt. ó là nạn đói nghèo, nạn mù chữ, nạn sinh đẻ không
có kế hoạch, nạn bạo hành…đó là thực tế mà những chủ trương chính sách của ảng
và nhà nước quá xa vời và thiếu thực tế với cuộc sống của nhân dân. ình ảnh ẩuvị bao công của phố huyện vùng biển sau cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài
đã phải rời chiếc bàn với hàng đống hồ sơ giấy tờ đã cho thấy sự nghèo nàn của lý
thuyết khi đối diện với thực tế. Và xót xa nhất có lẽ là hình ảnh thằng Phác giấu trong
người chiếc dao găm để định đâm bố khi muốn bảo vệ mẹ…hình ảnh của những đứa
trẻ- tương lai của đất nước đang trở nên cằn cỗi, lệch lạc vì khổ sở, vì đói
nghèo…khiến người ta không thể chủ quan mà nói rằng chỉ cần độc lập là có hạnh
phúc…Nguyễn Minh Châu không bao quát bề rộng mà lách vào bề sâu của hiện thực
để người ta phải ý thức về việc phải nhìn sâu, hơn rõ hơn vào hiện thực chứ không
thể phản ánh hời hợt để rồi tán dương được
Không chỉ với Chiếc thuyền ngoài xa, nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Minh
Châu cũng gây được chấn động mạnh trên văn đàn nhờ việc tiếp cận và hiện thực một
cách chân thực và sâu sắc như vậy. Cỏ lau là một tác phẩm trong số đó.Trong Cỏ lau,
Nguyễn Minh Châu lại tập trung khai thác cuộc sống của người lính sau chiến tranh.
Lực là một người lính dũng cảm, anh đã chiến đấu và chiến thắng trở về. Nhưng ngày
trở về, anh đối diện với nấm mồ của chính mình, đối diện với một gia đình (có người
cha già và người vợ yêu quý của anh) mà ở đó anh trở thành người xa lạ. Ở Cỏ lau,
sự ám ảnh của chiến tranh là hình ảnh của núi ợi với những người đàn bà ôm con
chờ chồng mỏi mòn hóa đá, là bãi cỏ lau hoang sơ có sức sống man rợ, là sự thất
vọng chua chát, là cảm giác cô đơn của người lính quay lại quê hương sau cuộc
chiến, đã bị “chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình”. Bên cạnh Lực là Thai, người phụ nữ đã

2


ôm giữ lấy mối tình đầu tiên của mình mà sống tiếp cuộc đời, đi qua chiến tranh loạn
lạc bằng những ngày giỗ chồng đẫm nước mắt. ể cuối cùng, giữa một bên là người
chồng đã trở về bằng da bằng thịt, người đã chiếm giữ trọn vẹn trái tim chị suốt cả
cuộc đời giông bão, một bên là người chồng đã chung sống và có với chị cả một đoàn
con, chị chơi vơi ở giữa với đớn đau tê dại. ó là những con người được nhìn từ một
góc độ khác với Lữ (Dấu chân người lính), Lãm và Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng).
ọ hiện lên như những số phận. ọ hiện lên như những nỗi niềm. ọ hiện lên như
những nạn nhân của chiến tranh, với những vết thương rớm máu.
Viết về nỗi đau, những mảng hiện thực trần trụi của chiến tranh, không thể
không nhắc đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Chiến tranh là một đề tài lớn
mang tầm vóc nhân loại. Nó có bề dày, bề dài trong tiến trình lịch sử văn học thế
giới. Cùng ở một đề tài cũ nhưng góc nhìn về cuộc chiến tranh lại rất mới mẻ, Bảo
Ninh viết về chiến tranh không với những bom đạn, mưu lược quân sự, những hào
nhoáng chiến thắng, vinh quang của người lính khi chiến thắng trở về, với những
phút giây cảm động rơi nước mắt khi gặp lại người thân, gặp lại quên hương, bạn bè
yêu dấu của mình. Chiến tranh được nhìn nhận trung thực và khách quan từ góc độ cá
nhân (trong cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” thì đó cụ thể là qua con mắt của
Kiên). Chiến tranh tàn nhẫn và khốc liệt , tác giả không tung hô, ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng, ca ngợi chiến thắng vẻ vang của dân tộc, không ca ngợi phẩm chất người
lính. Tác giả đưa ra những định nghĩa hết sức mới về chiến tranh, về hòa bình:
“Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là
cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng
khiếp nhất của dòng giống con người”. Dù bên ta hay bên địch, dù bằng phương thức
với mục đích nào …thì về bản chất đều như nhau cả, đều là cái chết, sự phá hủy , diệt
vong…Bảo Ninh không nhằm mục đích bênh vực, thiên lệch, tranh cãi bên nào phi
nghĩa, bên nào chính nghĩa mà muốn tái hiện sức tàn phá ghê gớm của chiến tranh.
Không chỉ những mất mát đau thương, những cái chết mà tàn bạo nhất là sự phá hủy

ăn sâu bén rễ trong linh hồn người trở về. Nỗi đau chiến tranh trong tác phẩm này
hiện lên ở bất cứ chi tiết, hình ảnh nào. Nhưng để phù hợp với đối tượng học sinh
T PT, chúng tôi chỉ chọn một số chi tiết cơ bản để học sinh có thể đọc và cảm nhận.
Ngay ở những trang đầu, Bảo Ninh đã tái hiện một trận đánh kinh hoàng cuối mùa
khô năm 69, “mùa khô cực kì khốn cùng của toàn cõi B3, tiểu đoàn 27 độc lập, cái
tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người may mắn được sống”, “một trận
đánh ghê rợ, độc ác, tàn bạo..”. “Các đại đội tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan
tác. Tất cả bị napan tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa
rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu
trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người
mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét….” “Những ngày sau đó diều
quạ rợp trời…bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng
đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui,
trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị pháo băm…”. Và từ đó
chẳng còn ai nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa. Cả một tiểu đoàn bị xóa sổ chỉ sau một trận
chiến. Sự sống dường như mong manh lắm. Nếu như trong “Nhật kí ặng Thùy
Trâm” “nay người này ngã xuống, mai người kia lại ngã xuống” thì trong “Nỗi buồn
3


chiến tranh”, cái chết cũng đến bất ngờ như một điều không thể tránh khỏi và đã biết
trước.
Không rùng rợn như những hình ảnh về chết chóc nhưng lại rất ám ảnh đó là
hình ảnh hoa hồng ma - một loài hoa ưa hút máu người tử trận nên hoa rất thơm. Và
đến lượt các đồng đội của những người tử trận còn sống sót, lại thích ngửi, say hút
hoa hồng ma: “chỉ sau vài hơi rất mạnh là đã lặng lẽ xiêu lịm đi như tà khói mong
mênh. Có thể nhờ khói hoa hồng ma mà quên mọi nông nổi đời lính, quên đói khổ,
chết chóc, quên béng ngày mai... ồng đội của Kiên mỗi người mỗi kiểu say sưa, mơ
màng, trong khói hồng ma”...
Hai là, văn học giai đoạn sau 1975 không đi chỉ phản ánh những mảng hiện

thực lớn gắn với những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc mà đi sâu vào những
vấn đề đời tư, thế sự gắn với thân phận cá nhân, số phận của con người.
Nguyễn Minh Châu trong rất nhiều trang viết của mình luôn trăn trở, xót xa với
số phận của người phụ nữ. ất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên
đường đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh, để lại trong lòng người phụ nữ
một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt. Có biết bao người phụ nữ Việt
Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những
người mình thương yêu nhất. Mỗi con người một cảnh ngộ nhưng đều là những mảnh
đời éo le, bất hạnh. Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã yêu òa
bằng một tình yêu say đắm, nồng nhiệt, tôn thờ anh như một “thánh nhân” nhưng rồi
chị thất vọng vì anh cũng chỉ là một con người bình thường như bao con người khác.
Cái chết của òa đã làm Quỳ bị ám ảnh suốt đời. ôi bàn tay “dấp dính mồ hôi”
trước đây của òa làm chị ghê sợ thì giờ đây lại đem đến cho chị sự tiếc thương vô
hạn. ó là đôi bàn tay của một con người tài giỏi, vì vậy mà giờ đây Quỳ đau đớn
thốt lên: “Dù có phải xông vào lửa đạn, dù có phải dùng hai bàn chân trần dậm lên
vách tai bèo, dù có phải lặn xuống tận đáy bể khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng,
dù có phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi, nếu
lấy về được để trả lại cho anh ấy đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi”. Nhưng tất cả đã
quá muộn, giờ đây trong Quỳ là sự “ngẩn ngơ thương tiếc” đến nhói đau. Khi chị cảm
thấy yêu đôi bàn tay ấy thì cũng là lúc là nó vĩnh viễn không còn nữa và “trong tất cả
sự mất mát thì mất một con người là không bù đắp được, không sao lấy lại được”.
Quỳ đi tìm “thánh nhân” trong òa nhưng không gặp, khi chấp nhận anh ấy là “người
thường” thì anh ấy đã không còn. Nước mắt chị không rơi, chị “nằm im mà tâm hồn
vật vã” vì nỗi đau ấy quá lớn. Với ậu, chị chỉ thấy anh là một “người thường” thì
chính anh lại mang phẩm chất của một “thánh nhân” trong tình yêu. Cái chết của ậu
làm se thắt lòng người. Anh đã ngã xuống cho tình yêu, anh cho đi mà không mong
nhận lại. ậu không thể sống lại cho dù Quỳ “khóc đến khô kiệt giọt nước mắt cuối
cùng” của mình. Làm sao mà Quỳ có thế quên được khi tận mắt chứng kiên cái chết
của một người mình yêu và một người yêu mình. Người chết thì mãi mãi nằm xuống
nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng người đang sống. Cuộc đời Quỳ trớ

trêu, éo le vậy đấy.
ến Cỏ lau, Thai cũng hiện lên với cuộc đời đầy bi kịch. Chị phải xa người
chồng mới cưới khi chưa có đủ một tuần hạnh phúc bên nhau. Thai đã vượt lên sự xa
cách, nỗi nhớ thương để chăm sóc bố chồng, tham gia công tác xã hội và hoạt động
4


cách mạng. Nhưng đau xót hơn là chị nghĩ mình đã tự tay chôn cất người chồng mà
mình hết mực yêu thương. Nỗi đau ấy tưởng chừng như đã ngủ yên trong kí ức, Thai
đã quyết định đi bước nữa với Quảng và có một gia đình đầm ấm. Trớ trêu thay, sau
24 năm xa cách người chồng mà chị tưởng như đã chết ấy nay quay trở về. Cuộc gặp
gỡ đã đánh thức tình yêu tuổi trẻ của Thai và gieo vào lòng chị nỗi xót xa, ân hận.
Chị mong muốn có thể xoa dịu vết thương mà chiến tranh để lại cho Lực (người
chồng cũ), muốn bù đắp lại cho anh dẫu biết rằng điều đó gây khổ đau cho Quảng,
cho con cái, cho cả gia đình bé nhỏ của mình. Nhưng số phận đã an bài, chị không dễ
gì thay đổi hoàn cảnh éo le của mình.
Sau Nguyễn Minh Châu, Nguyễn uy Thiệp cũng là người đã trăn trở, day dứt
rất nhiều về số phận con người. Trong Tướng về hưu, nhà văn đã ghi lại số phận hay
đúng hơn là bi kịch của một vị tướng khi về giữa đời thường. “ Sao tôi cứ mãi lạc
loài”. ó là sự trăn trở, day dứt trong tâm hồn ông Thuần – vị tướng về hưu trong
kiệt tác cùng tên của Nguyễn uy Thiệp. Ông từng là một người lính, một vị chỉ huy
mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người: “ Ở trong gia đình, cha tôi bao
giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi
của cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng”. Rèn luyện trong quân đội, ông có
một lối sống trong sạch, ngay thẳng, không vụ lợi. Thế nhưng khi giã từ con đường
binh nghiệp để trở về cuộc sống đời thường, ông phải đối mặt với bao nhiêu bộn bề,
ngang trái. Ông không hòa hợp được với cái lạnh lùng của lối sống thực dụng. Cuộc
sống không còn chỗ cho ông, ông trở thành người thừa, xa lạ với chính những người
thân trong gia đình. Một khối cô đơn khổng lồ đè nặng lên tâm hồn vị tướng của một
thời lửa đạn. Ông khóc khi chứng kiến các rau thai nhi trong nồi cám “ Khốn nạn, tao

không cần sự giàu có này”. Ông luống cuống khổ sở trong một đám cưới ngoại ô lố
lăng và dung tục. Ông ngán ngẩm trước việc đứa con dâu ngoại tình. Ông nhận ra
một sự thật cay đắng rằng “ Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục… tâm càng lớn càng
nhục”. Sự cô đơn, lạc lõng của ông Thuần xuất phát từ sự mâu thuẫn của lý tưởng cao
đẹp một thời và sự thật trần trụi của một thời khác. Một người như ông, từng được
đặt trong “bầu không khí vô trùng” của thời trước chắc chắn không đủ sức đề kháng
để đối chọi với sự thật của thời này.
Ba là, văn học giai đoạn sau 1975 cho thấy một quan niệm rất mới về hiện
thực, hiện thực không chỉ là những gì trùng khít với những gì diễn ra ở ngoài đời mà
còn là hiện thực của tâm linh, tiềm thức, vô thức.
Văn học sau 1975 không chỉ đi sâu khám phá đời sống bên ngoài cũng như bên
trong con người, mà còn xoáy sâu vào tiềm thức để hiểu thêm những ẩn khuất trong
chính tâm hồn họ. Thế nên, đời sống tâm linh của con người sau 1975 được quan tâm
một cách toàn diện hơn. Một trong các nhà văn góp phần tìm hiểu đời sống tâm linh
con người sau 1975 là Nguyễn Minh Châu.Nguyễn Minh Châu không chỉ đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người ở sự tự nhận thức, mà còn nhìn thấy được con
người còn có một đời sống tâm linh vô cùng phức tạp. ình ảnh người nữ quân y
Quỳ trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, chị có đời sống bên
trong thật sâu kín và phức tạp mà ta gọi đó là cõi tâm linh riêng trong mỗi con người.
Trong một lần đi kiểm tra hành trang của các tử sĩ trong hang đá, chị đã tình cờ gặp
những trang nhật ký của những chiến sĩ đã hi sinh. Chị bắt gặp tên mình trong từng
trang viết của họ. Chị vô cùng xúc động, tất cả cảm xúc như trực chờ tuông ra, áp
5


những dòng nhật ký vào ngực mình mà gọi tên “ Tổ quốc, ất Nước” : “ Tôi chợt
nhận ra những chữ vô cùng trừu tượng thiêng liêng như Tổ quốc, Đất Nước, tôi lại
còn hình dung đến làng quê của từng anh với người thân sống chung dưới một mái
nhà, những bờ đê, một khúc song ngầu phù sa, một lối ngõ tiếng tre kẽo kẹt và mù tím
hoa xoan tím sắc li ti trên vạt đất ấm và chiếc gàu sắc Tây chạm vào thành giấy khơi

kêu lanh chanh”. Trong hoàn cảnh từng giây, từng phút cũng trở nên thiêng liêng đó
làm đời sống bên trong Qùy thức dậy; những thứ đã đi sâu vào tiềm thức nay được
khơi ra. ó là những gì còn sót lại của đồng đội mình, những chàng trai đã dâng trọn
tuổi xuân và cả sinh mạng mình vì cuộc đời tốt đẹp mai sau. Những cảm xúc tận sâu
mà ta gọi là tâm linh trong con người Qùy bật dậy vì điều đó. Trước những điều
thiêng liêng đáng trân trọng của đồng đội, những người hi sinh vì nghĩa, có công với
dân với nước bao giờ cũng được tôn thờ. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, ta còn bắt gặp cách nghĩ, cách đánh giá những mất mát gắn liền với tâm thức
truyền thống. ình ảnh những người chiến sĩ trong trung đoàn K. đã hi sinh ăn sâu
trong tiềm thức của Quỳ. Quỳ đã xúc động trước sự hi sinh của khi tóc còn xanh của
họ . Trên đường đi công tác, đi ngang qua một ngôi chùa, bắt gặp pho tượng ngàn
mắt ngàn tay, Quỳ đã nghĩ đến tập thể những người lính trong trung đoàn K : “Tôi
đứng ngẫn ngơ trước pho tượng hồi lâu, rồi y như là một thứ tâm linh nào đó mách
bảo cho tôi biết, lập tức tôi nghĩ ngay đến cái trung đoàn K. và anh ấy đã ở một nơi
rất xôi, cả hai như vừa hòa chung vào nhau trong hình ảnh một con người có ngàn
mắt ngàn tay”. Trong ý nghĩ của Quỳ, cái chết của họ đã hóa thân, trở thành thiêng
liêng. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm, con người sống càng lâu thì tình
cảm càng sâu đậm với những người xung quanh họ. Tất cả những ký ức, kỷ niệm với
những người gắn bó trở nên thiêng liêng, cao đẹp hơn. Tâm linh là nơi lưu giữ những
gì lắng đọng trong quá khứ hoặc dự báo chuyện sắp xảy ra ở tương lai, nó ẩn trong
tiềm thức của con người. Vì thế, tâm linh nó còn là những gì gần gũi trong cuộc sống
tinh thần đời thường, những tín ngưỡng tôn giáo. Nên nó cũng hết sức nhạy cảm, tinh
tế với thế giới xung quanh, nhận biết được những mất mát, đau thương ám ảnh tinh
thần con người.
Trong Phiên chợ Giát, nhân vật lão Khúng là một nông dân suốt đời làm lụng
vất vả, những cực nhọc của kiếp người đã ăn sâu vào con người lão, mà lão không hề
biết. Sự ám ảnh về kiếp người hiện lên trong giấc mơ của lão. Ở giấc mơ đầu, lão
thấy chính tay mình dung búa tạ đập vào đầu con bò khoang, con vật khởi nghiệp như
một người bạn của lão. ến giấc mơ cuối cùng, hiện lên một cách kinh khủng hơn
“chính lão bị đánh bằng búa tạ, chính lão là con bò!”. Lão khúng với giấc mơ hóa

thân thành con bò với hình dạng “nửa người nửa bò” trong mơ, giúp ta liên tưởng đến
cuộc đời của lão. Cuộc đời của bò Khoang cũng chính là hình bóng của lão Khúng ẩn
trong đó. Từ một con bò non tơ “ả gái tơ”, quyến rũ như “Tây Thi”, đến khi trở thành
“mụ già hom hem”, “già lão” bị đem ra chợ bán làm thịt. Giống như chính cuộc đời
của lão Khúng. Lão là một người nông dân gan gốc, táo tợn, bằng chính sức mạnh
của đôi bàn tay mình đã khai khẩn vùng đất hoang sơ thành mảnh đất trù phú. Trãi
qua biến cố lớn lao của thời đại, giờ đây lão già ngẩn ngơ, hay hoài nghi, hay nghĩ
đến cái chết. Lão xua đuổi con bò về với rừng xanh, muốn giải thoát kiếp nô lệ cho
nó, cũng là muốn giải thoát cho chính cuộc đời mình. Muốn thoát khỏi kiếp sống
nghèo khổ, cày bừa cực nhọc của số phận người nông dân. Nhưng cuối cùng lão cũng
6


đành chấp nhận không thể nào thoát khỏi số kiếp lam lũ ấy.Nguyễn Minh Châu đã rất
tinh tế khi nắm bắt tận sâu trong đời sống tinh thần của con người sau 1975. Những
ẩn khuất ẩn sâu trong tiềm thức con người, được ông quan tâm nhiều hơn, sâu sắc
hơn. Từ đó, chúng ta thấy được những khát khao, trăn trở, hoài niệm của họ sau chiến
tranh.
Những đổi mới trong quan niệm và cách phản ánh hiện thực như vậy khiến cho
văn học giai đoạn sau 1975 trở nên gần hơn, thật hơn và cũng sâu hơn trong cảm
nhận của bạn đọc.
2/ Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là
đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là
miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt khác, người ta không thể
miêu tả về con người, nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện
pháp nhất định. iều này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người
trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm
thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể
hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình

tượng nhân vật trong đó. ổi mới quan trọng của văn học giai đoạn sau 1975 thể hiện
rõ qua đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.
Do khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975 rất đậm
nét nên con người thường được nhìn nhận và phản ánh rất đơn giản, thậm chí được
công thức hóa thành yêu, căm, chiến, lạc. iều này giúp văn học thực hiện tốt nhiệm
vụ ca ngợi cách mạng, cổ vũ chiến đấu nhưng lại khiến cho hình tượng các nhân vật
trở nên nhàm chán. ổi mới quan trọng nhất của văn học sau 1975 là nhìn nhận và
phản ánh con người từ nhiều chiều, nhiều góc độ để tạo nên những nhân vật, những
tính cách đa chiều.
Với quan niệm nghệ thuật về con người: “Mỗi con người đều chứa đựng trong
lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức
khám phá tất cả những cái đó”, hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trước
1975 là hành trình “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con
người”. ây chính là ngọn nguồn của sự tìm tòi, lòng tin, niềm lạc quan về vẻ đẹp
con người, làm nên một cảm hứng lãng mạn bay bổng của Nguyễn Minh Châu khi
khắc họa hình ảnh con người trong chiến tranh. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu
trước 1975 thường là những người chiến sĩ, anh hùng. ó là Nguyệt, Lãm trong
Mảnh trăng cuối rừng, là Lữ và đồng đội của anh trong Dấu chân người lính...Trong
một cảm hứng ngợi ca đặc biệt, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật như những
con người hoàn thiện hoàn mỹ, với vẻ đẹp của lý tưởng cao cả, với tinh thần xả thân,
với tâm hồn lãng mạn sáng trong không tỳ vết. Có thể nói, con người trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu là hiện thân cho một lớp thanh niên trẻ Việt Nam, tiêu biểu
cho sức thanh xuân của dân tộc. Nói như Nikulin, đó là những con người “như được
bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” mà chiến tranh dường như không thể hủy
hoại nổi vẻ đẹp của họ.
Phải đến với truyện ngắn Bức tranh (1987), sự thay đổi quan niệm nghệ thuật
về con người của Nguyễn Minh Châu mới được thể hiện trực tiếp, đầy đủ. Nhân vật
7



người họa sĩ tự nhận thức “trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu,
rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Con người trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã được đặt ra ngoài bầu không khí vô trùng vốn có,
vừa đi vừa vấp ngã trước thế giới đa chiều đầy biến động. Con người phải đối diện
với chính mình, với số phận của mình, với tư cách là một con người riêng lẻ, không
nhân danh ai, không dựa vào ai.
àng loạt những thể nghiệm sau Bức
tranh như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau,
Phiên chợ Giát đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh
Châu càng thêm vẹn đầy và sự biểu hiện quan niệm nghệ thuật đó càng thêm đa dạng,
phong phú.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, gia đình hàng chài chính là một bức tranh thu
nhỏ cho cuộc sống ấy. Một người đàn ông vì cực nhọc mưu sinh, vì nỗi khổ đói
nghèo không thể giải tỏa đã trút lên tấm lưng vợ những trận đòn như đòn thù. Một
người đàn bà cam chịu không một tiếng kêu rên những trận đòn roi ấy, vẫn cương
quyết từ chối con đường giải thoát cho mình bằng ly hôn. Ở đây, con người hiện lên
chân thực đến trần trụi trong một cuộc sống đói nghèo tăm tối – một kiểu nhân vật
chưa hề có trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975. Nhưng Nguyễn Minh
Châu không chỉ nhìn thấy con người ở phương diện nạn nhân của đói nghèo tăm tối.
Khám phá ở một tầng sâu hơn trong những bí ẩn của con người, Nguyễn Minh Châu
đem đến cho ta những bất ngờ. Người chồng ấy đâu chỉ là một tội nhân. Anh ta còn là
ân nhân đã đem đến cho người đàn bà thô mộc xấu xí với gương mặt rỗ vì đậu mùa
ấy một gia đình mà chị ta khao khát. Anh ta vốn cũng hiền lành. Anh ta còn là người
chồng, người cha đã gồng lưng chèo chống con thuyền- gia đình hàng chài- giữa biển
cả khi trời yên cũng như khi biển động để nuôi sống cả đàn con. Trên vai anh ta là cả
một gánh nặng mưu sinh nhọc nhằn. Và, sự gồng gánh ấy chưa hề đứt đoạn. Còn
người đàn bà, tưởng như ít học, mông muội (giơ lưng chịu đòn không một tiếng kêu
la), lại là một người rất thấu hiểu lẽ đời, biết cảm thông và biết hy sinh. Chị chia sẻ
cùng chồng gánh nặng mưu sinh bằng cách chìa tấm lưng ra chịu những trận đòn,
hiểu rằng ấy là một cách giải tỏa những ấm ức cuộc sống. Chị chắt chiu cho mình và

cho con những khoảnh khắc hạnh phúc hiếm hoi và quý giá. Chị biết giữ gìn cho con
một tâm hồn hướng thiện khi xin chồng đưa mình lên bờ, đến quãng vắng mà đánh.
Chị lại giữ cho con một gia đình trọn vẹn, một người cha gánh vác bằng một lời cầu
xin thống thiết “đừng bắt con bỏ nó”. Rõ ràng, đằng sau cái vẻ xù xì thô mộc ấy là
những vẻ đẹp bất ngờ của con người, như một niềm tin của Nguyễn Minh Châu vào
con người và cuộc đời. Nhìn con người đa chiều trong nhiều mọi quan hệ, trong
nhiều góc độ, trong chiều sâu ẩn khuất của nó là một cái nhìn mới của Nguyễn Minh
Châu sau 1975.
Tiếp tục đề tài chiến tranh, Nguyễn Minh Châu trở lại với hình ảnh người lính.
Trong Cỏ lau, đó là Lực, trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, đó là Quỳ, là
òa, là những đồng đội của họ. Cũng vẫn là người lính rất dũng cảm (thậm chí là anh
hùng, được coi như “thánh nhân”), nhưng đã được Nguyễn Minh Châu soi chiếu ở
một góc độ khác, mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, “con người hơn”, và cũng nhiều chiều
hơn. ó là người lính trong chiến đấu và cả trong cuộc sống đời thường, người lính
trong chiến tranh và sau chiến tranh, trong cái biểu hiện và cả trong chiều sâu tâm
linh của họ. Từ đó, họ hiện ra chân thực hơn, ám ảnh hơn, khiến chúng ta phải trăn
8


trở hơn. òa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) là một trung đoàn trưởng anh
hùng, “một thanh niên mới hăm chín tuổi nhưng đã được giao phó nắm sinh mệnh
hàng ngàn chiến sĩ”, một người “dũng cảm, đứng đắn, có tài năng, đẹp trai”. Anh là
người tạo nên những chiến công vang dội của trung đoàn. Ngay cả sự hy sinh của anh
cũng lẫm liệt, một thân thể nát nhừ vì thương tích, hai bàn tay dập nát, vậy mà ánh
mắt anh vẫn điềm tĩnh lạ lùng như một ánh thép, và nụ cười bí ẩn, khó hiểu trên môi
khi anh từ giã cuộc đời. Nhưng không chỉ có vậy. Nguyễn Minh Châu còn để cho
Quỳ, người yêu của anh, nhìn thấy ở anh những điều rất con người. ó là khi anh
sống cùng đơn vị với Quỳ, trong cuộc sống đời thường, Quỳ nhận thấy “anh ấy cũng
mừng rỡ hí hửng khi được thăng cấp”, „cũng ăn, ngủ, đi lại, cũng chăn một đàn gà
riêng, đánh một cái quần xà lỏn đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xấu người kia

sau lưng”. Và đôi bàn tay cầm súng oai hùng của anh lại “có mồ hôi tay, hai bàn tay
lúc nào cũng dấp dính”. ó chính là hình ảnh của một con người bình thường trong
cuộc sống đời thường, cũng có những cái tốt và chưa tốt, đẹp và chưa đẹp như tất
thảy mọi con người. Quỳ đi tìm ở anh hình ảnh của một “thánh nhân”, nhưng làm sao
có một thánh nhân khi anh vẫn phải sống như một con người bình thường? Sự vỡ
mộng này của Quỳ sau này đã khiến chị day dứt, ân hận và đớn đau. Nhưng phải
chăng sự vỡ mộng ấy cũng chính là sự kết thúc của một quan niệm nghệ thuật về con
người của Nguyễn Minh Châu ở một giai đoạn trước 1975?
Vì quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi nên tất yếu tiêu chí để đánh giá
con người cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước 1975 con người chủ yếu được đo
bằng những thước đo của thái độ chính trị, giai cấp, của đạo đức thì sau 1975 tiêu chí
chủ yếu để đánh giá con người không còn là những yếu tố ngoài con người như trước
đây mà được đánh giá bằng chính những gì thuộc về bên trong con người. ó là bản
lĩnh cá nhân, chiều sâu văn hóa, bản lĩnh sống.
Có thể xem Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là minh chứng rõ nét trong
việc đổi mới những tiêu chí để đánh giá con người. Trước 1975, Nguyễn Khải cũng
như phần lớn các cây bút thời ấy, đã tin và ra sức cổ vũ cho cái quan niệm rằng: viết
về cách mạng, về cái tiên tiến, viết về những con người mới, đó mới là văn học mới,
văn học cách mạng; còn viết về sinh hoạt đời thường, về những điều vụn vặt của đời
sống riêng tư là thứ văn học cũ. Vào thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã có những
chuyển biến ngày càng mạnh mẽ triệt để trong tư tưởng và nghệ thuật của mình. Ngòi
bút của ông hướng nhiều vào đời sống thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân
sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh hằng của con người và đời sống. Thế giới
nhân vật của Nguyễn Khải vì thế cũng được mở rộng, thay đổi, với nhiều kiểu loại
nhân vật mới và nhất là được soi ngắm, định giá từ những thang bậc giá trị khác –
những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. Giờ đây những nhân vật ưa thích
của Nguyễn Khải phải là những con người có bản lĩnh, có niềm tin vào chính mình,
biết lựa chọn sáng suốt và kiên định với sự lựa chọn lối sống của mình dù có thể phải
chịu những thiệt thòi hay sự đơn độc trên đường đời. Những nhân vật ấy tuy rất khác
với các nhân vật lí tưởng của Nguyễn Khải hồi trước đổi mới nhưng giữa họ lại có

những nét chung, đó là bản lĩnh, niềm tin vào điều mình đã lựa chọn, là sự sắc sảo,
thông minh, có tài ăn nói. Bà iền trong Một người à Nội là một nhân vật rất tiêu
biểu cho một mẫu người được tác giả ưa thích, say mê trong sáng tác của ông ở thời
kì đổi mới.
9


Truyện đưa ra nhiều chi tiết sự việc về nhân vật bà iền, nhưng tựu chung vẫn
là ở hai mối quan hệ chính (có liên quan với nhau). Trong gia đình và với xã hội, với
cách mạng. Trong tư cách là người mẹ, người chủ gia đình, hay một công dân, ở nhân
vật bà iền đều toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hoá, của một bản
lĩnh. ó là con người luôn giữ vững những quan niệm và cách sống của mình, không
bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc, lại tỉnh táo sáng suốt, không xu thời
nhưng cũng không để bị rơi vào tình thế của kẻ lạc thời. ãy chú ý những xử sự của
bà Hiền trong gia đình trong việc dạy dỗ con cái. Cô iền sinh trưởng trong một gia
đình gia giáo, giàu có, ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép
nhà quan. Thời trẻ cô iền được cha mẹ cho phép mở một xa lông văn chương, nơi
gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất à Thành. Như thế, cô thuộc thế
hệ tân tiến trong lớp thanh niên thành thị thời trước cách mạng. Nhưng việc cô lấy
chồng mới thật là điều đặc biệt, thể hiện rõ sự lựa chọn tỉnh táo và những quan niệm
nghiêm túc của cô về hôn nhân và gia đình. “Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, không lấy
một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một
thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông
giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”. ến việc
sinh con của cô cũng thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo của người làm cha, làm
mẹ với tương lai của con. Ở cái thời mà đông con, nhiều cháu vẫn được coi là có
phúc lớn, thì cô iền lại quyết định ngừng việc sinh đẻ khi ở độ tuổi 4 . Không phải
cô ngại vất vả, cũng không phải do thiếu thốn về kinh tế, mà vì như lời cô nói với
chồng: “Nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được,
khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Là một người à Nội, bà iền có ý thức sâu

sắc về điều đó như một giá trị, một đòi hỏi cao về nhân cách, về lối sống. Bà luôn
nhắc nhở các con: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có
chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Khi người cháu có ý chê bà iền
dạy dỗ con cái theo những khuôn phép không thích hợp với thời chiến, thời loạn, thì
bà trả lời: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống
ra sao thì tùy”. Việc hai người con trai của bà lần lượt xung phong nhập ngũ, trong
thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm công
dân của họ: các anh không muốn sống bám vào sự hi sinh của người khác, muốn
được bình đẳng với mọi người cùng thế hệ mình, cả trong việc chia sẻ những hi sinh.
Trên đây là những nét nổi bật trong tư cách người vợ, người mẹ ở bà iền. Trong
quan hệ với xã hội với thời cuộc những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật này
phải được nhìn nhận từ một quan niệm mới, từ những giá trị bền vững theo tinh thần
nhân văn và dân chủ. Bà iền hoàn toàn không phải là nhân vật thuộc mẫu hình “con
người mới” của văn học xã hội chủ nghĩa một thời: không xuất thân từ quần chúng
lao động, không phải là con người tiên tiến của cách mạng, thậm chí lại có một lối
sống “rất tư sản”, một khuôn mặt “rất tư sản” – nghĩa là gần như thuộc về một giai
cấp đối lập với cách mạng, là đối tượng mà cách mạng phải đánh đổ, cải tạo. Các
phần 1, 3, 4 của truyện kể về bà iền và gia đình trong những năm đầu sau ngày à
Nội được giải phóng. Gia đình bà không có ai tham gia kháng chiến, nhưng cũng
không liên quan gì với chính quyền của thực dân. Bà ở lại à Nội không di cư vào
Nam chỉ vì không thể sống xa à Nội. Những ngày đầu làm quen với chính thể mới,
xã hội mới, nhiều người dân à Nội thời ấy không tránh khỏi những khó khăn bỡ
10


ngỡ, e ngại, nhất là những người thuộc tầng lớp trên. Chính trong những năm tháng
ấy càng bộc lộ rõ ở bà iền một sự tỉnh táo, thức thời mà không xu thời. Bà đã từng
tuyên bố: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”. Không nông nổi ấu trĩ
hay cơ hội, cũng không đặt mình vào thế đối lập với xã hội mới, chế độ mới, bà iền
biết tìm ra cách thích ứng, nhưng đồng thời cũng sớm nhận ra những ấu trĩ, lệch lạc,

cực đoan của chính quyền cách mạng, của chế độ mới. Bà nhận xét ngay từ những
ngày đầu tiếp quản Thủ đô: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến chuyện
làm ăn chứ”, rồi tiếp đó là: “Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào
phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra
sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở”….
Như vậy, với bà iền thì lòng tự trọng chính là cái gốc, là nền tảng của cách sống,
của mọi ứng xử ở con người, kể cả ý thức công dân hay tinh thần yêu nước.
Như vậy, qua bao thăng trầm thời cuộc, bà iền luôn vững vàng một bản lĩnh sống,
đầy trách nhiệm công dân mà không khi nào đánh mất mình.
Cũng giống như nhân vật bà iền trong Một người à Nội, bà ại trong
truyện ngắn Nếp nhà của Nguyễn Khải cũng khiến người đọc trân trọng bởi vẻ đẹp
của một chiều sâu văn hóa. Chính bằng chiều sâu văn hóa ấy, bà đã quyết định "Tôi
không có ý định bán hoặc cho thuê cái nhà này” cho dù “miếng đất, của bà cô tôi
cũng phải đáng giá một triệu..., tất nhiên là triệu đô” chỉ để giữ lấy Nếp nhà. Cũng
chính bằng chiều sâu văn hóa ấy, bà đã vượt được lên trên thói thường để ứng xử vừa
khéo léo, vừa nhân văn trong một mối quan hệ vốn rất nhạy cảm trong xã hội Việt
Nam là mẹ chồng nàng dâu. Bà quan niệm con dâu là vàng trời cho, mình không có
công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là
mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó
thì thôi còn hoạnh họe nỗi gì. Và cũng chính chiều sâu văn hóa khi kết hợp với bản
lĩnh sống vững vàng cùng với sự thông minh sắc sảo đã khiến bà nhận ra: Bây giờ
các con anh đều lao vào kiếm tiền, đều nuôi mộng làm triệu phú tỷ phú trong chớp
mắt. Khốn một nỗi chúng lại chưa từng được ai dạy bảo cái cách ăn ở với đồng tiền.
Đồng tiền vừa là đày tớ vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa là giặc cướp, các con
anh biết chọn cách nào? Chúng chỉ biết lựa chọn theo trực giác, theo kinh nghiệm
tức thì, theo lợi ích trước mắt...Không hề hô hào, đại ngôn các nhân vật của Nguyễn
Khải luôn hấp dẫn người đọc bằng nhân cách, bằng bản lĩnh cá nhân và chiều sâu văn
hóa như vậy!
Những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người như đã trình bày của văn
học giai đoạn sau 1975 đã khiến cho cách nhìn nhận đánh giá về con người trở nên

nhân văn hơn và cũng đa chiều hơn, con người không còn phải gồng mình để trở
thành thánh nhân mà được trở về với đúng bản ngã của mình.
3/ Đổi mới nghệ thuật trần thuật dẫn đến sự đổi mới trong quan niệm về nhà văn
và bạn đọc
Nếu trước đây, mối quan hệ giữa nhà văn ( và bóng dáng của nhà văn trong tác
phẩm là người kể chuyện) với người đọc thường là quan hệ một chiều. Người kể
chuyện là người nắm giữ chân lý còn người đọc thì tin tưởng hoàn toàn vào người kể
chuyện, nhìn và đánh giá hiện thực qua lăng kính của người kể chuyện thì sau 1975,
các nhà văn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đổi mới nghệ thuật trần thuật theo
11


hướng dân chủ hóa, từ đó tạo ra cả một cuộc cách mạng trong cách quan niệm về vai
trò của nhà văn và bạn đọc.
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là truyện ngắn cho thấy rất rõ sự
thay đổi vị thế của người kể chuyện. Mặc dù Nguyễn Khải cố tình đưa vào tác phẩm
nhiều chi tiết về tên tuổi, tiểu sử, nghề nghiệp…khiến người đọc có cảm giác người
kể chuyện mang tên Khải gần như trùng khít với nhà văn ở ngoài đời nhưng không vì
thế mà người kể chuyện trong tác phẩm này đứng cao hơn các nhân vật khác trong
truyện, thậm chí so với nhân vật bà iền, nhân vật đồng chí Khải nhiều khi còn đứng
thấp hơn về bản lĩnh kinh nghiệm sống cũng như sự tinh tế trong văn hóa ứng xử.
Nguyễn Khải đã để cho người kể chuyện của mình cũng mắc những sai lầm, khi ban
đầu cho rằng bà iền là bà tư sản để cái nhìn dành cho cô của mình luôn có sự dò xét,
không thiện cảm để rồi sau này qua quá trình vỡ lẽ mới nhận ra bà là một hạt bụi
vàng, mới chân quý một người như cô phải chết đi thật tiếc. Người kể chuyện ấy
cũng có những thói tật như thiếu tinh tế trong giao tiếp, nhìn nhận mọi việc một cách
giản đơn, xuôi chiều. Trong bữa tiệc mừng Dũng trở về, trong khi tất cả những người
à Nội chủ yếu nghe Dũng nói thì đồng chí Khải lại nói nhiều thậm chí còn ngộ nhận
giai tầng thượng lưu làm chuẩn cho mọi giá trị theo cách nói của bà iền là giai cấp
lính chúng tôi chứ còn ai nữa.

Kiểu người kể chuyện mắc sai lầm chứ không còn là người kể chuyện toàn tri
như trước đây, ta còn có thể gặp trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu. Tiếp xúc va đập với người đàn bà hàng chài tưởng như ít học, quê mùa cả
Phùng và ẩu mới vỡ lẽ ra được mớ lí thuyết suông mà họ sở hữu thật nghèo nàn. ọ
mới nhận ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí, nghèo khổ của người đàn bà kia là cả một kho
kinh nghiệm sống phong phú, một bản lĩnh sống kiên cường và một tâm hồn đẹp đẽ.
Chính những sai lầm, ngộ nhận ấy ở người kể chuyện khiến cho người đọc được chủ
động hơn trong quá trình tiếp nhận. ọ không còn là bình chứa để nhà văn thoải mái
rót vào mà được quyền nhìn theo trường nhìn, theo quan điểm của cá nhân mình.
Cùng với việc thay đổi vị thế của người kể chuyện, không khí đối thoại dân
chủ cởi mở còn được tạo nên bởi cách kể chuyện vô cùng linh hoạt của các tác giả.
Trong Một người Hà Nội, dễ nhận thấy với mỗi vấn đề đưa ra, không chỉ có
một trường nhìn, một cách đánh giá của một nhân vật hay người kể chuyện mà bao
giờ cũng có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn với
việc đất nước được độc lập, đồng chí Khải rất hân hoan Nước được độc lập vui quá
cô nhỉ , trong khi đó bà iền lại cho rằng Vui hơn nhiều, nói hơi nhiều phải nghĩ đến
làm ăn chứ. Tác giả không bao giờ kết luận cách đánh giá nào là đúng mà trao quyền
đó cho người đọc.
Nguyễn uy Thiệp thậm chí còn cho người đọc tham gia trực tiếp vào quá
trình sáng tạo với mình bằng cách viết ra các cách kết thúc khác nhau để người đọc tự
lựa chọn. Cụ thể, trong Vàng lửa, sau khi kể về mối quan hệ Nguyễn Ánh và Phăngngười có công tìm ra mỏ vàng, người kể chuyện đã hiến cho người đọc ba cái kết
khác nhau để tùy vào cảm nhận của người đọc về nhân vật Nguyễn Ánh mà chọn cái
kết cho phù hợp.
oạn kết một: Toàn bộ những quan niệm mà Phăng xây dựng về Gia Long, về
cái thể chế chính trị – xã hội “nhược tiểu” mà Gia Long đại diện bên cạnh “nền văn
minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi, lại vừa tàn nhẫn” của Trung oa trở nên mong manh. Cái
12


“cộng đồng mặc cảm” trong định kiến của Phăng với biến cố Vàng lửa đã hiện hình

thông qua sự trả thù khốc liệt, mang sắc thái man rợ không hề có sự tha thứ của
những người thổ dân, cái cơ cấu chính trị mà Phăng tưởng đã thấu hiểu lúc bấy giờ
mới thật sự bộc lộ thông qua sự hiểm ác, tính hai mặt của Gia Long. Trước đó dù có
nhận thấy sự “đê tiện khủng khiếp” bên trong nhân cách quân vương của Gia Long,
nhưng đâu đó Phăng vẫn phảng phất cái ý niệm về sự đồng cảm và mối liên minh
giữa mình và nhà vua, về một thứ luật chơi trên đấu trường lịch sử. Song với “món
chim hầm bát bảo nấu rất công phu” có pha thuốc độc, Phăng đã hoàn toàn bị sự thật
làm bất ngờ, cái sự thật vượt ngoài mọi tầm triết luận thiên về duy lý của Phăng. Thái
độ kẻ cả của một người ít nhiều đứng ngoài cuộc của Phăng không còn nữa. Những ý
nghĩ cuối cùng của Phăng để lại trước lúc chết về sự “sống vô nghĩa, nghèo khó và
đau khổ trong những lý thuyết chắp vá đầy ngụy biện” chính là lời sám hối của anh ta
về bản thân mình. oạn bút kí cuối cùng của Phăng trong “ oạn kết một” tạo nên
một hiệu ứng “tẩy rửa” theo phương thức bi kịch. Sự đoạn tuyệt các thiên kiến, khả
năng hướng thiện, bộc lộ qua câu hỏi đau đớn “đến bao giờ, hỏi đến bao giờ, trên mặt
đất này xuất hiện tiến bộ?”. Vào thời điểm kết thúc màu sắc “lạ hóa” ở nhân vật này
không còn nữa, Phăng sám hối từ tầm vóc của con người.
oạn kết hai: Có thể coi đây là phần kết cục “tầm thường” của sự việc. Không
hề có một sự thức tỉnh hay “tẩy rửa” nào xẩy ra; Phăng vẫn nuôi các định kiến,
“những lí thuyết chắp vá đầy ngụy biện”, giữ hình ảnh về một „xứ Annam xa xôi”
gắn liền với ảo giác về một thời oanh liệt của chính mình. Song với việc điểm qua các
biến cố chính trị ở châu Âu, cảnh sống về già và ý nghĩ trong hoài niệm của Phăng,
nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất một mặt khắc đậm dấu ấn can dự của Phăng vào
một tiến trình lịch sử thực tế và như thế đã cung cấp cho hành động của Phăng một
tầm vóc lịch sử thế giới, mặt khác lại đưa người đọc trở về kinh lịch hiện tại để ý thức
về một không gian lịch sử – chịnh trị quốc tế, trong đó có những đụng độ Vàng
lửa giữa Pháp và Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc với những hệ quả mang tính
biện chứng và liên tục của lịch sử.
oạn kết ba: Lần đầu tiên tiếng nói khô khan mang tính chất biên bản của
người kể chuyện ở ngôi thứ nhất bỗng mang một sắc thái biểu cảm, thể hiện qua việc
đưa ra một tình huống bất ngờ (“Tất cả đoàn tìm vàng bị giết chết. Lính triều đình

bao vây và tấn công họ…”), ở cách gạt đi sự “lầm tưởng” của người Bồ ào Nha.
ây không còn là cái nhìn từ bên ngoài nữa – cho dù đấy là một sự thức tỉnh mang
tính bi kịch như ở “ oạn kết một”, hay một nhận định từ giác độ tổng quan ở “ oạn
kết hai” – mà là cái nhìn từ “bên trong”, cái nhìn của người phương ông về lịch sử
của chính mình, và chỉ bằng cái nhìn đó, “bí mật phương ông” mới bắt đầu hé mở.
Không những sự đối lập Việt Nam – Trung oa theo lối “nhược tiểu”, “mặc cảm” –
“vĩ đại”, “bỉ ổi” mà Phăng đưa ra trước đó tỏ ra là một ý niệm giả tạo, mà ngay cả
cảm nhận về cuộc đời của Phăng rằng “thời ông ở Annam” chính là lúc mà “người
Việt dần thoát ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn minh Trung oa” ở đây cũng bộc lộ
phần phiến diện của nó, quy định bởi đức tin chủ quan của Phăng về tính triệt để của
sự nghiệp lịch sử do Phăng đại diện. Chúng ta chú ý tới chi tiết nhà vua “cử một
người trong hoàng tộc đứng ra lo việc khai thác vàng” hay chi tiết “cuối đời, vua Gia
Long sống trong cung cấm, tìm cách tránh mọi tiếp xúc với người ngoài…” – chi tiết
13


làm hiện hình bức chân dung triệt để và quái đản của một “hoàng đế phương ông”,
và đằng sau đó là diện mạo của cả một nền đế chế trọn vẹn và điển hình.
Như vậy có thể thấy những nỗ lực trong việc đổi mới nghệ thuật trần thuật đã
khiến quan niệm về nhà văn và bạn đọc có sự thay đổi. Nhà văn không còn là người
nắm giữ và trao truyền chân lý cho người đọc mà hoàn toàn giữ một vị thế bình đẳng
với người đọc, người đọc cũng không còn là người tiếp nhận thụ động mà được
quyền tham gia đồng sáng tạo với nhà văn.
III/ Kết luận
Trên đây là một vài nét sơ lược về những đổi mới trong văn xuôi Việt Nam
giai đoạn sau 1975. Có một cái nhìn tổng thể về sự đổi mới của văn học giai đoạn này
nói chung và văn xuôi nói riêng sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn mang tính hệ thống
để dễ dàng hơn khi tiếp cận một hoặc một nhóm tác phẩm trong chương trình cũng
như giải quyết những đề lí luận liên quan đến tiến trình văn học. Tuy nhiên, do điều
kiện thời gian, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu, đi kĩ hơn mà chỉ sơ lược được vấn

đề trên những nét đại thể nhất. i vọng, chuyên đề này sẽ nhận được sự đóng góp, bổ
sung từ phía các bạn bè, đồng nghiệp để chúng ta cùng tích lũy thêm được những
kiến thức và kĩ năng bổ ích trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.

14



×