Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi Hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 20 trang )

GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ NĂNG
LỰCTRỞ THÀNH HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cung cấp nhân tài cho đất nước ngày nay
đã được ngành giáo dục và các giáo viên quan tâm đầu tư. Vì chúng kích thích
việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy và học ở trường THPT theo hướng tiếp
cận với hóa học hiện đại, đồng thời tạo điều kiện phát hiện và bồi dưỡng tài năng
trẻ về hóa học, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Những năm gần đây thực trạng dạy và học môn hóa học ở trường THPT,
các lớp chuyên cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi đang gặp một số khó khăn phổ
biến:
- Kiến thức hóa học cơ bản chưa được mở rộng để phù hợp với khả năng tư duy
của học sinh chuyên hóa và học sinh giỏi hóa.
- Khoảng cách kiến thức giữa nội dung chương trình học và nội dung thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, olimpic là quá xa cả về lý thuyết và mức độ vận
dụng.
- Chương trinh sách giáo khoa đang trong giai đoạn hoàn thiện nên cũng chưa
xây dựng được hệ thống bài tập nâng cao và chuyên sâu phù hợp với từng giai
đoạn tư duy của học sinh.
Tuy nhiên nền giáo duc Việt nam đã đạt được một số thành tựu phấn khởi,
trong đó các địa phương, các giáo viên ở trường THPT, ĐH đã phát hiện và bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp đạt được kết quả cao trong các kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia, olimpic quốc tế.
Trường THPT Hoằng Hóa 2 là trường có bề dày thành tích trong các kỳ
thi học sinh giỏi, có nhiều thủ khoa và đạt tỉ lệ đậu đại học cao trong các năm
học. Việc đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn chính là việc nâng cao chất lượng giáo
dục và thương hiệu của mỗi nhà trường. Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp phản ánh một
phần lớn chất lượng của đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường đó.
Là một giáo viên giảng dạy môn hóa học nhiều năm, trực tiếp ôn
luyện đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 và ôn thi đại học, tôi nhận thấy rằng phát


hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hoá học là một
công việc cần thiết, là yếu tố quyết định để học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi
học sinh giỏi tỉnh và đạt điểm cao trong kỳ thi vào đại học. Được sự quan tâm
của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp về kinh nghiệm
và phương pháp, cùng với những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình giảng dạy của
bản thân, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm phát hiện học sinh có năng
lực trở thành học sinh giỏi môn hóa học.

Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
1
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
B. CÁC GIẢI PHÁP
1. Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi
hóa học.
Ban giàm hiệu trường THPT Hoằng Hóa 2 coi vấn đề bồi dưỡng học sinh
giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi được bắt đầu ngay từ lớp 10 và phân công nhiệm vụ và
chỉ tiêu cho mỗi giáo viên của nhà trường trong từng năm học, tổ chức các kỳ thi
học sinh giỏi cấp trường cho từng khối – để đánh giá và tạo động lực cho giáo
viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Để tìm hiểu, lựa chọn học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi chúng
tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
1.1 Quan sát hoạt động học tập của học sinh:
Trong các giờ học hoá học chúng tôi quan sát để tìm hiểu và lựa chọn
những học sinh thể hiện rõ tính tích cực nhận thức trong học tập.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động học tập của học sinh, đặc trưng
bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm
vững kiến thức.
Từ sự quan sát hoạt động học tập và thái độ học tập ta có thể phát hiện ra
những học sinh có tính tích cực học tập thông qua các dấu hiệu:

- Hăng hái phát biểu, trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả
lời của bạn.
- Thích phát biểu ý kiến của mình trước các vấn đề học tập nêu ra và quyết
tâm bảo vệ ý kiến của mình trên cơ sở lập luận logic.
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giáo viên giải thích những vấn đề chưa đủ rõ
hoặc muốn tìm hiểu sâu bản chất của vấn đề.
- Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.
- Tập trung chú ý trong học tập, kiểm tra, không nản chí trước những bài
tập, tình huống khó khăn của vấn đề học tập.
Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở trên chỉ là dấu hiệu ban đầu để
đánh giá học sinh có khả năng và hứng thú học tập bộ môn.
1.2 Xây dựng giáo án giờ dạy:
Chúng tôi lựa chọn và sử dụng các bài tập giải thích, bài tập nhiều tình
huống để phát hiện ra học sinh có năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt
sáng tạo. Với các dạng bài tập này chúng tôi rèn luyện cho học sinh phương pháp
tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập.
1.3 Đưa ra các bài tập:
Mang tính vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng quan sát, đòi hỏi khả
năng tư duy để lựa chọn học sinh có khả năng nắm vững kiến thức nhanh, vận
dụng kiến thức linh hoạt.
Ví dụ Khi thả một miếng Cu vào dd HCl, không thấy hiện tượng gì xảy ra.
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
2
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
- Khi thả một miếng Cu vào dd NaNO
3
cũng không thấy hiện tượng gì .
- Khi thả miếng Cu vào dd NaNO
3
có cho thêm vài giọt axit HCl thì thấy

khí không màu thoát ra, hóa nâu ngay trong không khí và dung dịch thu được có
màu xanh. Vì sao? Vậy bản chất của phản ứng này là gì? Viết PTPỨ xảy ra?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của Cu và HNO
3
loãng dưới dạng ion thu gọn:
3Cu + 8H
+
+ 2NO
3
-
→ 3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O (a)
+ Cho học sinh nhận xét thành phần ion của phản ứng trên : Có đầy đủ Cu,
H
+
, NO
3
-

Với phản ứng Cu + NaNO
3
+ HCl → (b)
(b) đều có cùng phương trình ion rút gọn với (a) .
Từ đó đưa hệ số vào phương trình:
3Cu + 2NaNO
3
+ 8HCl → 3CuCl

2
+ 2NaCl + 2NO + 4H
2
O
1.4 Tổ chức các bài kiểm tra:
Để tạo điều kiện cho các học sinh có khả năng nhận thức học tập trình
bày vấn đề, chúng tôi tiến hành kiểm tra thường xuyên các học sinh này dưới các
hình thức:
- Tăng cường kiểm tra đầu giờ học hoặc trong giờ học, chúng tôi đưa ra
các câu hỏi mang tính mở rộng, vận dụng kiến thức để các em bộc lộ được năng
lực nhận thức của mình.
- Ra thêm các bài tập khó và yêu cầu các học sinh khá lên trình bày trong
các giờ luyện tập.
- Khi đã lựa chọn được một số học sinh học lực khá có khả năng tư duy tốt
chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài ngoài giờ với yêu cầu. "Kiểm tra chọn đội
tuyển học sinh để bồi dưỡng thi học sinh giỏi hoá học". Tổng điểm 3 bài là căn
cứ để chọn học sinh vào đội tuyển.
- Bài kiểm tra chúng tôi chấm có chú trọng đến sự nắm vững kiến thức cơ
bản, có mở rộng, kỹ năng trình bày bài làm, năng lực tư duy, khả năng vận dụng
kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo.
- Chúng tôi tổ chức kiểm tra ngoài các câu hỏi kiểm tra diện rộng kiến
thức, chúng tôi đã chú ý đến dạng tính nhanh, xác định kết quả trên cơ sở các qui
luật. Nội dung bài kiểm tra chúng tôi có sử dụng các dạng câu hỏi TNKQ và
TNTL. Chúng tôi đã sử dụng các bài tập dưới dạng sau:
* Trắc nghiệm khách quan:
Ví dụ 1:
Cho m gam ancol anlylic vào 40 gam H
2
SO
4

87,2% rồi đun nóng thoát ra hỗn hợp
khí X của các chất hữu cơ, trong cốc còn lại chỉ là H
2
SO
4
80%. Đốt cháy hoàn toàn X
được 2,88 gam nước. Giá trị của m là:
A. 4,64 B. 5,22 C. 6,38 D. 6,96

Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
3
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
HD:
=> Sơ đồ tóm tắt: +O
2
40 g dd H
2
SO
4
87,2% Hỗn hợp khí X 2,88 g H
2
O
m gam CH
2
=CH-CH
2
OH
dd H
2
SO

4
80%
Vì lượng H
2
SO
4
không thay đổi trong quá trình phản ứng nên ta có

100
80.
100
2,87.40
dd
m
=
=> m
dd
= 43,6 gam => mH
2
O
sinh ra
= 43,6- 40 = 3,6 g
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với hiđro ta có:

18
6,388,2
58
.3 +
=
m

=> m= 6,96 g
Ví dụ 2 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1mol Fe
2
O
3
vào dung
dịch HCl dư được dung dịch A. Cho dd A tác dụng với NaOH dư thu được kết
tủa. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng
không đổi được m gam chất rắn, m có giá trị là:
A - 23g B - 32g C - 24g D - 42g
* Học sinh có thể giải theo phương pháp: Viết các phương trình phản ứng và
tính số mol các chất theo phương trình phản ứng, hoặc có thể phát hiện ra vấn đề
và nhẩm nhanh được, đó là:
Trong m gam chất rắn có 0,1mol Fe
2
O
3
(16g) ban đầu. Vậy chỉ cần tính lượng
Fe
2
O
3
tạo ra từ Fe:
2Fe → Fe
2
O
3
0,2mol → 0,1mol Vậy m = 16 + 0,1. 160 =3 2gam. Đáp án: B.
Ví dụ 3: Đốt hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng
thu được 11,2lít CO

2
(đktc) và 12,6g H
2
O.Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng
đẳng nào?
A - Ankan B - Anken C - Ankin D - Aren
* Học sinh có thể suy luận nhanh: Xét tỉ số mol:
Số mol H
2
O/ Số mol CO
2
=1,4 > 1. Vậy đó là đáp án: A.
* Dạng bài tập tự luận: Tạo điều kiện cho học sinh trình bày vấn đề, kĩ năng
làm bài, khả năng diễn đạt vấn đề…
Ví dụ 4: Hòa tan m gam oxit một kim loại bằng dung dịch H
2
SO
4
loãng, dư thu
được 55,2gam muối. Nếu khử oxi của m gam oxit trên bằng H
2
thì lượng kim
loại thu được là 21m/29 gam. Cho kim loại thu được tác dụng với dung dịch
CuSO
4
dư thấy chất rắn thu được trong dung dịch tăng thêm 2,4gam.
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b/ Xác định công thức của oxit và tính m?
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
4

GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
* Bài tập này kiểm tra học sinh:
- Kỹ năng viết phương trình phản ứng.
- Nắm vững bản chất phản ứng oxihoá - khử, đặc biệt số oxihóa của kim
loại đa hóa trị thay đổi tuỳ vào phản ứng oxihóa - khử.
- Kỹ năng tính toán.
+ Đặt công thức oxit là: M
x
O
y
, có số mol là: a, hóa trị kim loại M là n.
Các phương trình phản ứng xảy ra:
2 M
x
O
y
+ 2y H
2
SO
4
loãng → x M
2
(SO
4
)
2y/x
+ 2y H
2
O
amol ax/2 mol

M
x
O
y
+ y H
2
→ xM + yH
2
O
a mol ax mol
2M + n CuSO
4
→ M
2
(SO
4
)
n
+ n Cu
Theo giả thiết :
ax/2.( 2M + 96.2y/x) = 55,2 (1)
axM = 21m/29 = 21a( xM + 16y)/29 (2) với m = a(xM + 16y)
Từ (1) và (2) ta có: axM = 16,8 (3); ay = 0,4 (3')
Ta có: Cứ 2 mol M cho n mol Cu, khối lượng tăng ( 64n-2M) gam
ax mol 2,4 gam
⇒ ax = 2,4.2 / (64n - 2M) hay 64axn- 2axM = 4,8 (4).
Thay (3) vào (4) ta có: 64anx = 4,8 + 2.16,8 = 38,4 (5)
Lấy (3) chia (3') : xM = 42y ⇒ M = 42y/x (6)
Lấy (3') chia (5): y/64nx = 0,4/38,4 ⇒ y/x = 0,4. 64n/38,4 thay vào (6):
⇒ M = 42. 0,67n = 28 n

Chỉ có n = 2, M = 56 ( phù hợp) ⇒ y/x = 4/3
Vậy công thức oxit là: Fe
3
O
4
; a = 0,1 mol
Tính m? Thay a, x, M vào (2) : m = 23,2 gam.
2 Hệ thống bài tập hóa học dùng để phát hiện học sinh giỏi Hóa học.
Dưới đây là một số bài tập hoá học có thể dùng để kiểm tra, phát hiện
HSG hoá học lớp 10, 11, 12:
2.1 Bài tập về cấu tạo nguyên tử - Hệ thống tuần hoàn - Định luật tuần hoàn
các nguyên tố hóa học.
Chúng tôi lựa chọn hệ thống bài tập nhằm kiểm tra học sinh kiến thức về
đặc điểm cấu tạo nguyên tử (các loại hạt trong toàn nguyên tử), cấu hình electron
của nguyên tử (với các nguyên tố chu kì lớn), tính chất các nguyên tố dựa vào
đặc điểm cấu hình electron.
Bài 1: Cấu hình electron ngoài cùng của một nguyên tố X là 5p
5
. Tỉ lệ số nơtron
và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
5
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
nơtron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 1,0725 gam Y tác dụng với lượng dư
X thu được 4,565 gam sản phẩm có công thức XY.
Viết đầy đủ cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X.
Xác định số hiệu nguyên tử , số khối và tên của X, Y
X, Y chất nào là kim loại? là phi kim?
Hướng dẫn giải:
* Để giải bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản :

+ Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố.
+ Nắm được công thức tính số khối, mối liên hệ của cấu tạo nguyên tử với
kí hiệu nguyên tố.
+ Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất các nguyên tố, vị trí các
nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Cấu hình electron nt nguyên tố X: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
3d
10
4s
2
4p
6
4d
10
5s
2
5p
5
.
Z
X

= 53 ( số hiệu của X)
A
X
= N
X
+ Z
X
mà N
X
/ Z
X
= 1,3962 ⇒ N
X
= 74, A
X
= 127
X thuộc chu kì V, phân nhóm chính nhóm VII, là iot và là phi kim.
- N
X
/ N
Y
= 3,7 . Thay N
X
= 74 ta có N
Y
= 20
Cho X + Y XY
1 mol 1 mol 1 mol
Vậy cứ 1 mol nguyên tử X cần 1 mol nguyên tử Y
Cứ 1,0725 gam Y tác dụng hết với X ⇒ 4,565g XY

Vậy lượng X tham gia phản ứng là:
4,565 - 1,0725 = 3,4925 g
Số mol Y= số mol X = 3,4925: 127= 0,0275 mol
M
Y
hay A
Y
= 1,0725/ 0,0275= 39
Z
Y
= 39-20=19
Cấu hình electron của Y : 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
1
Y thuộc chu kì 4, phân nhóm chính nhóm I, là kali: kim loại hoạt động mạnh.
2.2 Bài tập về liên kết hoá học
- Chúng tôi sử dụng các bài tập để phát hiện học sinh nắm vững bản chất
liên kết hóa học trong một hợp chất ( đặc biệt với hợp chất có từ ba nguyên tố trở
lên), kĩ năng viết công thức cấu tạo các hợp chất.
Bài 2: Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo các hiđroxit tạo bởi ba
nguyên tố clo, hiđro, oxi. So sánh tính axit của chúng theo chiều tăng số oxihoá

của clo.
Ở bài này yêu cầu học sinh phải nắm vững bản chất của các liên kết hoá
học… Dựa vào công thức phân tử để nhẩm tính các electron hoá trị tham gia liên
kết của nguyên tử nguyên tố , điều kiện xuất hiện liên kết cho-nhận, nguyên tố
nào cho electron nguyên tố nào nhận electron. Biết cách viết công thức electron,
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
6
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
công thức cấu tạo. Dựa trên công thức cấu tạo để so sánh tính chất axit của
chúng.
Hướng dẫn giải:
Các hiđroxit: Từ ba nguyên tố học sinh có thể viết ra các công thức có thể
có, học sinh lí luận để đưa ra các công thức phù hợp của các hiđroxit sau:
HClO : H-O-Cl HClO
2
: H-O-Cl O
O
HClO
3
: H-O-Cl O
O HClO
4
: H-O-Cl O

O
Do số oxihoá của clo tăng từ +1 đến +7 nên tính axit tăng dần:
+1 +3 +5 +7
HClO < HClO
2
< HClO

3
< HClO
4
.
Bài 3: Hãy sắp xếp có giải thích các dãy axit dưới đây theo thứ tự tăng dần tính
axit (Đề thi học sinh giỏi Tỉnh Vĩnh Phúc).
HF, HCl, HBr, HI.
HClO, HClO
2
, HClO
3
, HClO
4
.
CH
3
-COOH, CCl
3
-COOH, CF
3
- COOH.
Ở bài tập này học sinh phải nắm vững nguyên nhân gây nên tính axit:
- Với axit có gốc đơn: lực hút giữa các ion càng bé thì khả năng phân li càng
mạnh, axit nào phân li nhiều ion H
+
thì axit đó có tính axit càng mạnh.
- Với các Axit có gốc phức tạp chú ý đến điện tích của nguyên tử trung tâm.
- Với axit hữu cơ: ảnh hưởng giữa các nguyên tử trong gốc (các hiệu ứng gây ra
bởi các nguyên tử ảnh hưởng đến sự phân li của ion H
+

trong nhóm chức).
Hướng dẫn giải:
a. HF < HCl < HBr < HI.
- Giải thích: HF: axit yếu, HCl, HBr, HI là axit mạnh .
+ Căn cứ vào hiệu độ âm điện.
∆χ ( HF) = 1,9; ∆χ (HCl) = 0,9; ∆χ (HBr) = 0,7; ∆χ (HI) = 0,4.
+ Căn cứ vào kích thước các ion (yếu tố quan trọng)
Đi từ HF đến HI, bán kính nguyên tử của các nguyên tố halogen tăng lên,
độ xen phủ electron của các nguyên tử hiđro và halogen giảm, còn vùng xen phủ
nằm ở khoảng cách xa hạt nhân nguyên tử halogen bị chắn mạnh hơn do số lớp
electron trung gian tăng lên, làm cho liên kết giữa nguyên tử hiđro với nguyên tử
halogen trong HX giảm sự bền vững từ F đến I nên khả năng tách thành ion H
+
khi các chất này tan trong nước tăng từ HF đến HI.
+1 +3 +5 +7
b. HClO < HClO
2
< HClO
3
< HClO
4

axit rất yếu axit yếu axit mạnh axit rất mạnh.
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
7
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
- Điện tích của nguyên tử trung tâm càng cao thì axit càng mạnh, do sự
giải toả điện tích anion tạo ra. Khi số nguyên tử O không nằm trong thành phần
của nhóm OH càng lớn thì axit càng mạnh vì điện tích âm càng được giải tỏa và
anion sẽ càng bền. ClO

n
(OH)= ClO
n+1
-
+ H
+
Mặt khác, do số nguyên tử O ở ngoài nhóm OH tăng thì độ bền liên kết O-
H giảm xuống vì mật độ electron của nhóm OH dịch chuyển về phía Clo làm độ
âm điện của nguyên tử trung tâm Clo tăng nên liên kết O-H kém bền, dễ bị ion
hóa bởi các dung môi nên tính axit tăng.
c. CH
3
COOH < CCl
3
- COOH < CF
3
- COOH
- Ở đây do hiệu ứng cảm ứng I
-
, hút e mạnh của Cl
-
và F
-
làm liên kết OH
phân cực mạnh.Nhóm CH
3
- có tính chất đẩy electron ( Hiệu ứng +I) nên làm
cho liên kết O-H kém phân cực hơn.
2.3 Bài tập về phản ứng oxihóa-khử:
- Chúng tôi sử dụng các bài tập để kiểm tra, phát hiện những học sinh nắm

vững kiến thức về phản ứng oxihóa-khử để biết quan sát dựa vào số oxihóa của
nguyên tố xác định một chất có khả năng thể hiện tính khử hay tính oxihóa hay
vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxihóa, phân loại phản ứng oxihóa- khử :
phản ứng oxihóa-khử nội phân tử, phản ứng tự oxihóa-khử…. Kiểm tra kĩ năng
cân băng phản ứng với phản ứng phức tạp, hệ số cân bằng bằng chữ…và khả
năng vận dụng định luật bảo toàn electron để giải một số bài toán hoá học có các
quá trình oxihóa- khử.
Bài 4: a. Các chất sau đây chất nào có tính oxihoá, chất nào có tính khử? Nêu rõ
lí do và mỗi trường hợp chọn 1 ví dụ cụ thể: Cl
2
, H
2
S, SO
2
, KClO
3
?
b. Hoàn thành phương trình phản ứng (nếu có):
Cl
2
+ HI; I
2
+ HCl ; Cl
2
+ Fe; I
2
+ Fe; Cl
2
+ H
2

S (dd) và I
2
+ H
2
S (dd).
Hướng dẫn giải:
- Học sinh dựa vào các số oxihóa có thể có các nguyên tố Cl, S. Trong các
chất cho nhận xét trạng thái oxihóa của Cl, S để giải quyết bài tập.
a. Cl
2
là chất oxihoá mạnh vì clo là một phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài
cùng có 7 electron nên dễ nhận 1 electron.
Ví dụ: Cl
2
+2K → 2KCl
2Cl + 2e → 2 Cl
-

2K - 2e → 2 K
+
- Ngoài ra trong một số phản ứng Cl
2
vừa có tính khử vừa có tính oxihoá:
0 -1 +1
Cl
2
+ 2 NaOH → NaCl + NaClO + H
2
O (Phản ứng tự oxihóa-khử)
* H

2
S là chất khử mạnh vì trong H
2
S, S có số oxihóa thấp nhất bằng -2
-2 0 -1 0
H
2
S + Cl
2
= 2 HCl + S
* SO
2
vừa có tính khử vừa có tính oxihoá (Vì S có số OXH là +4)
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
8
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
- Khi tác dụng với chất khử mạnh SO
2
là chất oxihoá:
+4 -2 0
SO
2
+ 2 H
2
S → 2 H
2
O + 3 S
- Khi tác dụng với chất oxihoá mạnh SO
2
là chất khử :

+4 0 +6 -1
SO
2
+ 2H
2
O + Cl
2
→ H
2
SO
4
+ 2 HCl
- KClO
3
là chất oxihoá vì trong KClO
3
, clo có số oxihoá +5
+5 0 -1 +4
- 2 KClO
3
+ 3 S → 2 KCl + 3 SO
2

Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Cl
2
+ 2HI → 2HCl + I
2
I
2

+ HCl → không phản ứng
t
o
3 Cl
2
+ 2Fe → 2 FeCl
3
I
2
+ Fe → FeI
2
4 Cl
2
+ H
2
S + 4 H
2
O → 8 HCl + H
2
SO
4
I
2
+ H
2
S →2HI + S ↓
Bài 5: a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôị để loại bỏ
mỗi khí độc sau đây ra khỏi không khí bị ô nhiễm: Cl
2
, SO

2
, H
2
S, NO
2
. Trong
các phản ứng đó phản ứng nào là phản ứng oxihoá - khử? Tại sao?
b. Trong môi trường axit MnO
2
, O
3
, MnO
4
-
, Cr
2
O
7
2-
đều oxihoá được Cl
-
thành
Cl
2
, lúc đó Mn
+4
bị khử thành Mn
+2
, Mn
+7

thành Mn
+2
, Cr
+6
thành Cr
+3
và O
3
thành O
2
. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
c. Bằng phương pháp thăng bằng electron , hãy cân bằng các phản ứng oxihoá
khử sau:
(1) FeS
2
+ HNO
3
+ HCl → FeCl
3
+ H
2
SO
4
+ NO + H
2
O
(2) M
x
O
y

+ HNO
3
→ M(NO
3
)
n
+ NO + H
2
O
(3) CrCl
3
+ Br
2
+ NaOH → Na
2
CrO
4
+ NaBr + NaCl + H
2
O.
Hướng dẫn giải:
Các phương trình phản ứng:
2 Ca(OH)
2
+ 2 Cl
2
→CaCl
2
+ Ca(ClO)
2

+ 2 H
2
O.(1)
Ca(OH)
2
+ SO
2
→ CaSO
3
↓ + H
2
O.
Ca(OH)
2
+ H
2
S → CaS + 2 H
2
O
2 Ca(OH)
2
+ 4 NO
2
→ Ca(NO
3
)
2
+ Ca(NO
2
)

2
+ 2 H
2
O(2)
(1), (2) là phản ứng oxihoá- khử vì (1) có sự thay đổi số oxihoá của clo; (2) có sự
thay đổi số oxihoá của N.
b. MnO
2
+ 4 H
+
+ 2 Cl
-
→ Cl
2
+ 2 H
2
O + Mn
2+
O
3
+ 2 Cl
-
+ 2H
+
→ Cl
2
+ O
2
+ H
2

O
2 MnO
4
-
+ 10 Cl
-
+ 16H
+
→ 5 Cl
2
+ 8 H
2
O + 2 Mn
2+
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
9
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Cr
2
O
7
2-
+ 6 Cl
-
+ 14H
+
→ 2 Cr
3+
+ 3 Cl
2

+ 7 H
2
O
+2 -1 +5 +3 +6 +2
(1) FeS
2
+ 5 HNO
3
+ 3 HCl → FeCl
3
+ 2 H
2
SO
4
+ 5 NO + 2 H
2
O
FeS
2
: chất khử; HNO
3
: chất oxihoá
+2y/x +5 +n +2
(2) 3 M
x
O
y
+ ( 4nx-2y) HNO
3
→ xM(NO

3
)
n
+ ( nx-2y) NO + (2nx-y) H
2
O
Chất khử: M
x
O
y
; Chất oxihoá: HNO
3
.
+3 0 +6 -1
(3) 2 CrCl
3
+ 3 Br
2
+16 NaOH →2 Na
2
CrO
4
+ 6 NaBr + 6 NaCl + 8 H
2
O
Chất khử: CrCl
3
, Chất oxihoá: Br
2
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn một khối lượng m gam Fe

x
O
y
bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng ta thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn bởi
dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch A thì thu
được 120 gam muối khan. Xác định công thức của oxit sắt.
Hướng dẫn giải:
-Phản ứng hoà tan Fe
x
O
y
2 Fe
x
O
y
+ ( 6x-2y) H
2
SO
4
→ x Fe
2
(SO
4
)
3
+ (3x-2y) SO

2
+ ( 6x-2y) H
2
O (1)
Khí A là khí SO
2
, khí này bị hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư nên chỉ
tạo muối Na
2
SO
3
SO
2
+2 NaOH → Na
2
SO
3
+ H
2
O (2)
Ta có :n (Na
2
SO
3
) = 12,6: 126=0,1 mol
Vậy n (SO
2
)= 0,1 mol
n ( Fe
2

(SO
4
)
3
) = 120: 400 = 0,3 mol
Theo phương trình (1): (3x-2y) / x =0,1/0,3
Rút ra x/y=3/4 . Công thức sắt oxit là Fe
3
O
4
Bài 7: Một kim loại M tác dụng với dung dịch HNO
3
loãng thu được M(NO
3
)
3
;
H
2
O; và hỗn hợp khí E chứa N
2
và N
2
O. Khi hoà tan hoàn toàn 2,16gam kim loại
M trong dung dịch HNO
3
loãng thu được 604,8 ml hỗn hợp khí E ( ở đktc) có tỉ
khối hơi đối với H
2
là 18,45. Xác định kim loại M?

Hướng dẫn giải:
10 M + 36 HNO
3
→ 10 M(NO
3
)
3
+ 3 N
2
+ 18 H
2
O
- xmol 3x/10 mol
8M + 30 HNO
3
→ 8 M(NO
3
)
3
+ 3 N
2
O + 15 H
2
O
- y mol 3y/8 mol
Ta có hệ: 0,3 x + 3y/8 = 604,8/22400=0,027
28×0,3x + 44×3y/8 = 0,027 ×2×18,45=0,996
M(x+y) = 2,16
Giải hệ phương trình ta được M= 27 (Al)
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.

10
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 1,805 gam một hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A có
hoá trị n duy nhất bằng dung dịch HCl thu được 1,064 lít khí H
2
. Còn khi hoà
tan 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO
3
loãng , dư thu được 0,895 lít
khí NO duy nhất. Hãy xác định kim loại A và tính % khối lượng của mỗi kim
loại trong hỗn hợp. Biết các thể tích khí đo ở đktc.
Hướng dẫn giải:
Gọi x,y là số mol Fe và kim loại A. Kí hiệu A là khối lượng nguyên tử của
kim loại A.
Fe + 2 HCl → FeCl
2
+ H
2

xmol xmol
2A + 2n HCl → 2 ACl
n
+ n H
2

ymol ny/2 mol
Fe + 4 HNO
3
→ Fe(NO
3

)
3
+ NO + 2 H
2
O
-x mol xmol
3A + 4n HNO
3
→ 3 A(NO
3
)
n
+ n NO + 2n H
2
O
y mol ny/3 mol
Theo các phương trình phản ứng trên ta có hệ phương trình:








=+
=+
)2(
4,22
896,0

3
)1(
4,22
064,1
2
ny
x
ny
x
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có x = 0,025; ny = 0,045 (3)
Mặt khác theo khối lượng của hỗn hợp:
0,025 × 56 + yA = 1,805
yA= 0,0405 (4)
Từ phương trình (4)/(3) =yA/ny=0,405/0,045. Rút ra A= 9n ⇒n=3 ; A là Al
Vậy y=0,015
% Fe = 0,025 ×56×100%/ 4,805 = 77,56% % Al= 22,44%
2.4 Bài tập về sự điện li của dung dịch.
- Chúng tôi sử dụng các bài tập để kiểm tra sự nắm vững bản chất chất
điện li mạnh, chất điện li yếu, vận dụng biểu thức hằng số cân bằng để tính
[H
+
], pH của dung dịch của học sinh
Bài 9: Hoà tan 3 gam axit axetic vào nước để được 0,5 lit dung dịch.
a. Tính nồng độ mol/l của ion H
+
trong dung dịch , suy ra độ điện li α của axit
axetic. Cho rằng hằng số axit của CH
3
COOH là 1,8. 10
-5

.
b. Thêm vào dung dịch trên 0,3 mol CH
3
COONa. Tính PH của dung dịch thu
được. Giả thiết CH
3
COONa là chất điện li hoàn toàn có thể tích dung dịch không
thay đổi.
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
11
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Hướng dẫn giải:
- Viết biểu thức hằng số cân bằng cho chất điện li yếu.
Số mol CH
3
COOH đã dùng = 3/60 = 0,05
- Nồng độ dung dịch CH
3
COOH = 0,05/0,5=0,1M
Phương trình điện li của axit axetic:
CH
3
COOH CH
3
COO
-
+ H
+
Ban đầu: 0,1 M 0 0
Phân li : xM xM xM

Lúc cân bằng: ( 0,1-x) M xM xM
Mà :
[ ] [ ]
[ ]
5
3
3
10.8,1
.

+−
=
COOHCH
HCOOCH
Nên
( )
5
2
10.8,1
1,0

=

x
x

Để giải phương trình ta giả sử x<< 0,1 tức (0,1-x) ~ 0,1. Rút ra x = 1,34.10
-3
.
Rõ ràng 1,34.10

-3
<< 0,1 nên giá trị x chấp nhận được.
Vậy [H
+
] = 1,34.10
-3
mol/l.
Trong 1 lít dung dịch axit axetic nói trên có chứa 0,1 mol CH
3
COOH, nhưng chỉ
có 1,34.10
-5
mol CH
3
COOH đã điện li nên độ điện li :
α=1,34.10
-5
/0,1 =1,34.10
-2
hay 1,34%
Khi thêm vào dung dịch trên 0,3 mol CH
3
COONa thì được một dung dịch mới,
trong đó nồng độ CH
3
COOH vẫn 0,1M và nồng độ CH
3
COONa = 0,3/0,5=0,6M
CH
3

COONa là chất điện li hoàn toàn nên:
CH
3
COONa → CH
3
COO
-
+ Na
+
0,6M 0,6M
Xét phương trình điện li của CH
3
COOH:
CH
3
COOH CH
3
COO
-
+ H
+
Lúc đầu: 0,1M 0,6M 0
Phân li : xM xM xM
Lúc cân bằng: ( 0,1-x) M (0,6+x)M xM

5
10.8,1
1,0
)6,0(


=

+

x
xxx
Ta giả sử x<< 0,1, tức (0,1-x) = 0,1. Khi ấy rút ra x
2
+ 0,6x -1,8.10
-6
= 0
Phương trình cho nghiệm dương x = 3.10
-6
<< 0,1, nên giá trị x đã giải chấp
nhận được.
⇒ pH = -lg[ H
+
]= -lg3.10
-6
= 5,56
Bài 10: a, Hoà tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100ml dung dịch HCl 3M. Tính pH
của dung dịch thu được.
b, Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40ml dung dịch H
2
SO
4
0,25M
với 60ml dung dịch NaOH 0,5M.
Hướng dẫn giải: a. Mg + 2 HCl → MgCl
2

+ H
2
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
12
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Ta có: n
HCl
tham gia phản ứng = 2. n
Mg
2. 2,4/24 = 0,2 mol
⇒ n
HCl dư
= 0,3 - 0,2 = 0,1 ⇒ [ H
+
] = 1M ⇒ pH = 0
b, H
2
SO
4
+ 2 NaOH → Na
2
SO
4
+ H
2
O
Ta có : n H
2
SO
4

= 0,04 . 0,25= 0,01 mol ; n
NaOH
=0,06 . 0,5 = 0,03mol
Do đó dư 0,01 mol NaOH ⇒ C
M
(NaOH) = 0,01/0,06+0,04 = 0,1
[OH
-
] = [NaOH] = 10
-1
⇒ [H
+
] = 10
-14
/ 10
-1
= 10
-13
⇒ pH = 13.
2.5 Bài tập về nguyên tố:
- Chúng tôi lựa chọn các dạng bài tập mang tính chất tổng hợp để kiểm tra
kiến thức và khả năng: tư duy, tổng hợp, tính toán, vận dụng các định luật, qui
luật có sáng tạo, linh hoạt, kĩ năng thực hành thí nghiệm có ở học sinh
Bài 11: Có ba ống nghiệm không nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là:
HNO
3
, H
2
SO
4

, HCl. Chỉ dùng một hoá chất , hãy nhận biết mỗi ống nghiệm trên
đựng axit nào. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải:
HS phải nắm vững tính chất hoá học của ba axit để chọn hoá chất thích hợp để
nhận biết.
Có thể dùng Cu vào ba ống nghiệm đựng riêng biệt từng axit và đun nóng.
Nếu có khí không màu, mùi hắc thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh thì
đó là H
2
SO
4
đặc.
Cu + 2 H
2
SO
4

đặc
→ CuSO
4

xanh
+ SO
2
↑ + 2 H
2
O
Nếu có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh là HNO
3
.

Cu + 4 HNO
3

đặc
→ Cu(NO
3
)
2

xanh
+ 2 NO
2

nâu đỏ


+ 2 H
2
O
Nếu không có hiện tượng gì thì đó là HCl đặc.
Bài 12: Lắc m gam bột sắt với 500ml dung dịch A gồm AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
đến
khi phản ứng xong thu được 17,2 g chất rắn B. Tách B được dung dịch C. Cho
dung dịch C tác dụng với NaOH dư được 18,4g kết tủa hai hiđroxit kim loại .
Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 16g chất rắn.

a. Hãy xác định giá trị m?
b. Tính nồng độ mol/l các muối trong dung dịch A.
Hướng dẫn giải: Cu
2+
Ag
+

Fe
a. Hỗn hợp 2 muối AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
phản ứng với sắt thì AgNO
3
ưu tiên
phản ứng trước. Chỉ AgNO
3
hết mới đến lượt Cu(NO
3
)
2
phản ứng theo các
phương trình: Fe + 2 AgNO
3
→ Fe(NO
3
)
2

+ 2 Ag↓
Fe + Cu(NO
3
)
2
→ Fe(NO
3
)
2
+ Cu↓
Giả sử Fe trong thí nghiệm đã dùng vừa đủ (hoặc dư) thì dung dịch C chỉ chứa
Fe(NO
3
)
2
, khi phản ứng với NaOH chỉ tạo một kết tủa hiđroxit kim loại là
Fe(OH)
2
. Điều này trái với giả thiết. Vậy muối đã dùng dư, sắt đã phản ứng hết.
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
13
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Nhưng nếu còn dư cả AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
thì dung dịch C chỉ chứa 3 muối, tác
dụng với NaOH dư tạo ra 3 kết tủa, trái với giả thiết. Vậy chỉ còn dư Cu(NO

3
)
2
.
Gọi 2x và y là số mol ban đầu của AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
, gọi t là số mol Cu(NO
3
)
2
đã tác dụng với sắt, ta có các phản ứng :
Fe + 2 AgNO
3
→ Fe (NO
3
)
2
+ 2 Ag↓
x 2x x 2x
Fe + Cu(NO
3
)
2
→ Fe(NO
3
)

2
+ Cu↓
t t t t
Vậy nước lọc C chứa ( x+t) mol Fe(NO
3
)
2
và (y-t) mol Cu(NO
3
)
2
Các phản ứng sau đó:
Fe(NO
3
)
2
+ 2 NaOH → Fe(OH)
2
↓ + 2 NaNO
3
(x+t) (x+t)
Cu(NO
3
)
2
+ 2 NaOH → Cu(OH)
2
↓ + 2 NaNO
3
(y-t) (y-t)

4 Fe(OH)
2
+ O
2
+ 2 H
2
O → 4 Fe(OH)
3
(x+t) (x+t)
2 Fe(OH)
3
→ Fe
2
O
3
+ 3 H
2
O
(x+t) 1/2 ( x+t)
Cu(OH)
2
→ CuO + H
2
O
(y-t) (y-t) Ta có hệ :









=−++
=−++
=+
)3(16)(80)(
2
1
.160
)2(4,18)(98)(90
)1(2,17642.108
tytx
tytx
tx
Giải ra được x = 0,05; t = 0,1; y = 0,15 Vậy m = 56(x+t) = 56.0,15 = 8,4g
[AgNO
3
] = 0,1/0,5 = 0,2M. [Cu(NO
3
)
2
] = 0,15/0,5 = 0,3M
2.6 Bài tập về hợp chất hữu cơ.
a/ Bài tập về hiđrocacbon.
- Chúng tôi sử dụng các dạng bài tập mang tính chất biện luận để kiểm tra
cả kiến thức cơ bản và cả khả năng tư duy của học sinh.
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được CO
2
và H

2
O theo tỉ lệ thể
tích tương ứng là 2:1 . Tìm CTPT có thể có của X, biết phân tử lượng X<150đvc.
X làm mất màu dung dịch brom ngay ở nhiệt độ thường tạo ra sản phẩm cộng
chứa 26,67% cacbon. Tìm công thức phân tử đúng của X.
Hướng dẫn giải: Đặt công thức X là C
x
H
y

Gọi a là số mol X đã dùng, ta có phản ứng
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
14
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
C
x
H
y
+ ( x+y/4) O
2
→ xCO
2
+ y/2H
2
O
a ax ay/2
⇒ ax=2.ay/2 hay x = y ⇒ X có công thức C
x
H
x

Ta có 13x < 150, rút ra x < 11,5
Vì số nguyên tử H của một hiđrocacbon phải là số chẵn nên công thức phân tử
có thể có của X là C
2
H
2
; C
4
H
4
; C
6
H
6
; C
8
H
8
; C
10
H
10
.
Vì phản ứng cộng brom không làm thay đổi số C hoặc số H của hiđrocacbon,do
đó với tỉ lệ 26,67% cacbon trong sản phẩm cộng, ta có các khả năng sau:
- X là C
2
H
2
: C

2
H
2
+ kBr
2
→ C
2
H
2
Br
2k

100
67,26
16026
24
=
+

k
Rút ra k = 0,4(loại).
- X là C
4
H
4

C
4
H
4

+ kBr
2
→ C
4
H
4
Br
2k
:
100
67,26
16052
48
=
+

k
Rút ra k=0,8( loại)
- X là C
6
H
6
Tương tự ta có :
100
67,26
16078
72
=
+
k

Rút ra k=1,2(loại).
- X là C
8
H
8
Ta có :
100
67,26
160104
96
=
+
k
Rút ra k= 1,6( loại).
- X là C
10
H
10
Ta có :
100
67,26
160130
120
=
+
k
Rút ra : k = 2 ( nhận)
Vậy X có công thức phân tử : C
10
H

10
.
Bài 14: X là hỗn hợp gồm một ankan, một anken và hiđro. Đốt cháy 8,512 lít khí
X ( đktc) thu được 22g CO
2
; 14,04gH
2
O
a.Tìm tỉ khối của X so với không khí
b. Dẫn 8,512 lít khí X ( đktc) nói trên qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp Y có
tỉ khối so với hiđro là 12,6. Dẫn Y qua bình brom dư thấy có 3,2g brom phản
ứng. Hỗn hợp Z thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với H
2
là 12.
Tìm công thức phân tử các hiđrocacbon đã cho và tính % thể tích các khí trong
X. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hướng dẫn giải:
a.lượng X đã đốt chính là tổng lượng C và H có trong CO
2
và H
2
O.
⇒ Lượng X = 22.12/44 + 14,04 .2/18 =7,56g
⇒ M
X
= 7,56: 8,512/22,4 = 7,56. 22,4/8,512 = 19,8
⇒ Tỉ khối của X so với không khí là : 19,8/29 =0,68
b.Gọi a, b, c lần lượt là số mol của ankan C
n
H

2n+2
, H
2
, và anken C
m
H
2m
trong X.
Vì Y còn làm mất màu brom chứng tỏ anken còn dư trong Y và H
2
đã tác dụng
hết theo phương trình:
C
m
H
m
+ H
2
→ C
m
H
2m +2
b b b
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
15
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
⇒ Y gồm : a mol C
n
H
2n+2

; b mol C
m
H
2m+2
; (c-b) mol C
m
H
2m
dư.
Theo đề bài ta có M
Y
= 12,6 . 2 = 25,2
Theo định luật bảo toàn khối lượng thì m
Y
=m
X
= 7,56g do đó :
số mol hỗn hợp Y = 7,56/25,2 = 0,3
Dẫn Y qua brom chỉ xảy ra phản ứng:
C
m
H
2m
+ Br
2
→ C
m
H
2m
Br

2
(c-b) (c-b)
⇒ Z gồm: a mol C
n
H
2n+2
; bmol C
m
H
2m+2

Nhưng M
Z
= 12.2= 24 chứng tỏ trong Z phải có sự hiện diện của CH
4
.
Do đó ta có hệ :
16a + 14mc + 2b = 7,56
a + b+ c =
4,22
512,8
= 0,38
a + b + (c-b) = 0,3
c- b =
160
32
=0,2 Giải ra ta có: a =0,2; b= 0,08; c= 0,1; m=3
Vậy công thức các hiđrocacbon là CH
4
và C

3
H
6
% CH
4
= 0,2.100/0,38 =52,6%
% C
3
H
6
= 0,1 .100/0,38 = 36,4% ; % H
2
= 21%
b/ Bài tập về hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức.
- Chúng tôi lựa chọn các bài tập nhằm kiểm tra học sinh khả năng giải
thích tính chất vật lí, tính chất hoá học dựa vào đặc điểm cấu tạo của chất đó,
biết so sánh tính chất giữa các chất với nhau. Đồng thời còn kiểm tra phương
pháp giải các bài toán, bằng biện luận để tìm ra công thức phân tử và công thức
cấu tạo các chất.
Bài 15:
1.a. So sánh tính axit của các hợp chất sau: HCOOH, CH
3
COOH, C
2
H
5
OH,
HOCH
2
CH

2
OH, C
6
H
5
OH. Giải thích.
Trong số các chất trên , chất nào ít tan nhất trong nước, chất nào có nhiệt độ sôi
cao nhất. Giải thích?
Rượu C
2
H
5
OH và C
6
H
5
OH vừa có tính axit, vừa có tính bazơ yếu. GiảI thích
theo thuyết Bronsted. So sánh tính bazơ của C
2
H
5
OH và C
6
H
5
OH.
Ở 25
0
C dung dịch CH
3

COOH 0,1M có độ điện li ; = 1,3%. Tính giá trị pK
a
của
CH
3
COOH và giá trị pH của dung dịch trên. So sánh ý nghĩa của các đại lượng
α, pH và pK
a
.
2.Trong một bình kín dung tích không đổi chứa một lượng hỗn hợp 2 este đồng
phân có cùng công thức C
n
H
2n
O
2
và O
2
ở 136,5
0
C , áp suất trong bình là 1at m
(thể tích oxi đã lấy gấp đôi thể tích cần cho phản ứng cháy).
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
16
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trong bình ở 819
0
K, áp suất trong bình sau phản ứng
bằng 2,375at. Viết công thức cấu tạo phân tử của 2 este.
Hướng dẫn giải:

1.a. HCOOH> CH
3
COOH> C
6
H
5
OH> HOCH
2
CH
2
OH> C
2
H
5
OH
C
6
H
5
OH tan kém nhất. HOCH
2
CH
2
OH có nhiệt độ sôi cao nhất. Giải thích trên
cơ sở liên kết hiđro.
b.Tính axit được giải thích theo SGK.
Tính bazơ: Do O còn cặp electron chưa sử dụng
+
ROH + H
+

ROH
2
+
C
6
H
5
OH + H
+
C
6
H
5
OH
2
Tính bazơ của C
2
H
5
OH > C
6
H
5
OH
c. pK
a
= -lg 1,71 . 10
-5
= 4,767 → pH= -lg13. 10
-4

= 2,886
2.HCOOC
2
H
5
và CH
3
COOCH
3
Bài 16: Một bình kín dung tích 8,96 lít có chứa 2,8g hỗn hợp A gồm hơi của hai
este hữu cơ đơn chức và 4,48 g oxi. Nhiệt độ trong bình là 81,9
0
C và áp suất là
0,585atm.
Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng
nhiệt độ trong bình là 109,2
0
C và áp suất là p at. Dẫn các chất trong bình sau
phản ứng qua dung dịch Ba(OH)
2
dư thì tạo ra 21,67g kết tủa.
a.Tính áp suất p biết rằng thể tích bình không đổi.
b. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của từng chất trong hỗn hợp A,
nếu biết thêm rằng :
-Hai este được tạo ra cùng một rượu.
- Số mol của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn bằng 3 lần số mol của
este có khối lượng phân tử lớn hơn.
Hướng dẫn giải:
Số mol các chất trong bình trước phản ứng:
0,585. 8,96.273/(273+81,9).22,4 ≈ 0,18 mol

Trong đó số mol O
2
là: 4,48/32=0,14
Số mol 2 este = 0,18-0,14 =0,04
C
x
H
y
O
z
+ ( x+y/4 -1) O
2
→ x CO
2
+ y/2 H
2
O
C
x'
H
y'
O
2
+( x' + y'/4 -1) O
2
→ x' CO
2
+ y'/2 H
2
O

CO
2
+ Ba(OH)
2
→ BaCO
3
↓ + H
2
O
Số mol CO
2
= số mol BaCO
3
= 21,67/197 = 0,11 mol
Khối lượng C trong các este = 0,11 . 12= 1,32g
Khối lượng O trong các este = 0,04. 32 = 1,28g
Khối lượng H trong các este = 2,8-1,32-1,28= 0,2g
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
17
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2
Số mol H
2
O = 0,2/2=0,1 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng , khối lượng oxi còn dư:
2,8 + 4,48 - 0,11.44 -0,1.18 =0,64g
Số mol O
2
còn dư = 0,64/32 =0,02 mol
Tổng số mol khí sau phản ứng : 0,11 + 0,1 + 0,02 =0,23
ở điều kiện tiêu chuẩn thì V

0
= 0,23. 22,4 =5,152l ;
atm
VT
TVP
P 805,0
0
00
==
Nếu Xác định các este
Giả sử C
x
H
y
O
2
có khối lượng phân tử nhỏ hơn C
x
H
y
O
2
Như vậy số mol C
x
H
y
O
2
là 0,04 .3/4=0,03, số mol C
x'

H
y'
O
2
là 0,04.1/4 = 0,01
Số mol CO
2
là 0,03x + 0,01x' =0,11
Vì x<x' nên 0,04x<0,11 hay x< 2,75
Không có este nào có 1 nguyên tử C nên x=2. Từ đó tính được x'=5 và este thứ
nhất là HCOOCH
3
hay C
2
H
4
O
2
nghĩa là y=4.
Số mol H
2
O là :
81,0
2
.01,04.03,0
,
,
=→=
+
y

y
Công thức phân tử của este thứ hai là C
5
H
8
O
2
. Theo đầu bài este này được tạo ra
từ rượu metylic, nên có thể có công thức cấu tạo như sau:
CH
2
= CH- CH
2
- COO - CH
3
CH
3
- CH = CH - COOCH
3
( đồng phân cis và trans)
CH
2
= C(CH
3
) - COO - CH
3
.
Bài 17: Chất A là một aminoaxit mà phân tử không chứa nhóm chức nào khác
ngoài các nhóm amino và cacboxyl. 100ml dung dịch 0,2M của chất A có phản
ứng vừa hết với 160ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng

này thì được 3,82g muối khan. Mặt khác 80g dung dịch 7,35% của chất A phản
ứng vừa hết với 50ml dung dịch HCl 0,8M.
Xác định công thức phân tử của A.
Viết công thức cấu tạo của A biết rằng nó có mạch C không phân nhánh và nhóm
amino ở vị trí α.
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng:
(NH
2
)
n
C
x
H
y
(COOH)
m
+ m NaOH → (NH
2
)
n
C
x
H
y
(COONa)
m
+ m H
2
O

Theo phương trình phản ứng : 1 mol A tác dụng với m molNaOH
Theo đầu bài: 0,02mol A tác dụng với 0,04 mol NaOH
Suy ra: m=2 (mol)
Khối lượng của 1 mol muối (NH
2
)
n
C
x
H
y
(COONa)
2
là: 3,82/0,02=191(g)
Khối lượng của 1 mol (NH
2
)
n
C
x
H
y
(COOH)
2
là:
191- 2.23 + 2.1 = 147(g)
Số mol A trong 80g dung dịch 7,35% là:
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
18
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2

80. 7,35% .1/147=0,04(mol)
Số mol HCl cần dùng: 0,8.50/1000=0,04(mol)
Như vậy 1 mol A tác dụng với 1 mol HCl nên n=1
NH
2
C
x
H
y
(COOH)
2
= 147; 12x+y=147-16-2.45=41
Vậy x=3; y=5. => Công thức phân tử của A : C
5
H
9
NO
4
Công thức cấu tạo :
HOOC - CH
2
- CH
2
- CH – COOH (axit glutamic)

NH
2
C. KẾT QUẢ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tôi đã áp dụng các biện pháp trên để phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, từ đó

bỗi dưỡng các em để dự thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh.
Cụ thể trong các năm học được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ dạy đội tuyển
học sinh giỏi, kết quả đạt được như sau:

Năm học Kết quả
2008 – 2009
(HSG cấp tỉnh)
+ 05 Giải Casio Hóa học (2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải kk)
+ 10 giải HSG Hóa học (4 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải kk)
2011 – 2012
(HSG cấp trường)
+ 10 giải HSG Hóa học (1 giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba, 3
giải kk)
2012 – 2013
(HSG cấp trường)
+ 10 giải HSG Hóa học (2 giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba, 2
giải kk)
II- KIẾN NGHỊ
1- Đối với nhà trường
- Cần trang bị cho giáo viên sách tham khảo phù hợp với nội dung chương trình
của bộ giáo dục, triển khai có hiệu quả các chuyên đề do sở giáo dục quy định
2- Đối với giáo viên :
- Cần nghiên cứu tích luỹ kiến thức và áp dụng SKKN đạt giải cấp tỉnh vào
giảng dạy, cập nhật đổi mới kiến thức và phương pháp phù hợp với thực tiễn.
III- KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tích lũy tôi đã nêu ra được một cách tóm tắt
những nội dung sau:
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
19
GV. Hoàng Hữu Mạnh Trường THPT Hoằng Hóa 2

- Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi
hoá học.
- Hệ thống và phân loại bài tập hoá học dùng để phát hiện học sinh giỏi hoá
học
Ưu điểm về mặt sư phạm của đề tài là tính vừa sức của nó, có thể lôi cuốn
và gây hứng thú học tập cho đối tượng học sinh. Mục đích cuối cùng là giúp học
sinh đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và thi vào đại học.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả nghiên cứu ở trên, tôi
nhận thấy sâu sắc rằng: Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì mới,
người giáo viên cần thường xuyên tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng
chuyên môn, tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp với trình độ từng đối tượng
học sinh thì mới trang bị được cho học sinh kiến thức cơ bản tốt, tính tích cực
trong hoạt động nhận thức và tư duy sáng tạo trong học tập.
Hiện nay với nhiều nguồn thông tin tài liệu tham khảo việc chọn lựa giới
thiệu tài liệu, hướng dẫn cách đọc, cách học qua sách tham khảo, sử dụng công
nghệ thông tin để cập nhật kiến thức cho học sinh cũng là một yếu tố không thể
thiếu trong việc nâng cao kiến thức, bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực
hành động cho học sinh giỏi.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng đây chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, dù
đã cố gắng rất nhiều trong việc biên soạn tập tài liệu này nhưng chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót bởi vậy tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện nội dung nghiên cứu của mình trong quá trình giảng dạy tiếp theo.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác


HOÀNG HỮU MẠNH
Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hóa học.
20

×