Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.46 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THẾ TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG
THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH - VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THẾ TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI
TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH – VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Sinh Thái Học
Mã số


:60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐỖ HỮU THƯ

THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
Cuộc sống, con người hiện nay đang bị đe dọa bởi : Khí hậu trên trái đất
đang bị thay đổi, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đang
làm tầng ozôn bị tổn thương. Một trong những nguyên nhân là lớp thảm thực
vật màu xanh bao phủ trên toàn bề mặt trái đất bị phá hoại nghiêm trọng. Hội
nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 là tiếng chuông báo động cho
chính phủ các nước trên hành tinh chúng ta và mọi người có lương tri trên
toàn thế giới cảnh tỉnh và có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm thực vật xanh của
trái đất, trước tiên là bảo vệ tính đa dạng sinh học của nó. Bởi vì đa dạng sinh
học đảm bảo cho chúng ta có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành
và sự bình an của cuộc sống.
Thực tế hiện nay cho thấy được tầm quan trọng của lớp thực vật màu xanh,
đặc biệt là Rừng, vì: Rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống, cho sản xuất, nó cung cấp gỗ
và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ đất, nước, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của
sự sống trên trái đất. Bên cạnh đó rừng là nơi bảo tồn và cung cấp nguyên liệu

về mặt di truyền cho sợ tiến hoá của sinh giới, đây là kho tàng biến dị cho sự
phát triển của sinh vật.
Theo số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF mỗi năm trên
thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, do rất nhiều nguyên nhân,
đặc biệt là do sự kém hiểu biết vì mục đích cuộc sống, vụ lợi cá nhân đốt rừng
làm nương rẫy (chiếm tới 50%), bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như
nạn cháy rừng ( chiếm khoảng 23%), do khai thác quá mức (chiếm khoảng
5 – 7%) do một số nguyên nhân khác ( chiếm khoảng 8%).
Trong hơn 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và
thoái hoá rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

100.000 – 140.000 ha. Theo số liệu của viện điều tra quy hoạch rừng,
năm 1943, diện tích rừng của nước ta đạt 14.300.000ha, độ che phủ là 43%,
đạt 0,7 ha / người. Đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha, độ
che phủ 33,2%, đạt 0,14 ha/người.
Trong chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hơn 2 triệu
ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Tính đến cuối năm 2002 và đầu năm 2003 theo
số liệu thống kê đã đạt 35,5% diện tích đất rừng tự nhiên, nhưng diện tích
rừng tự nhiên tăng lên lại chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng
tre, nứa. Vì vậy, tuy diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút.
Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không thể lượng hết được. Vì
vậy, việc bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói
chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo

điều kiện sinh tồn cho hiện tại và cho tương lai.
Từ thực trạng này đã đặt ra nhiệm vụ cho các nhà nghiên cứu thực vật học,
đặc biệt là các nhà Lâm học phải tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra
được các giải pháp thích hợp cho từng vùng, từng miền làm sao vừa tăng diện
tích rừng, vừa tăng chất lượng rừng.
Giải pháp thích hợp nhất nhằm phục hồi rừng hiên nay được áp dụng bằng
cách “ Trồng mới ” và “ Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên ”. Phương pháp
khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn, vì đây là giải pháp
lâm sinh lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên có sự can
thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình tạo rừng trong một khoảng
thời gian xác định. Ngoài ra, rừng được phục hồi bằng giải pháp khoanh nuôi
không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa
dạng vốn có của Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách
của đất nước nói chung và của người dân nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Theo Tiến sĩ Đỗ Hữu Thư đã khẳng định: Thảm thực vật nói chung và
Thảm cây bụi nói riêng là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi
rừng, bởi vì thảm cây bụi thường phân bố trên đất chưa có rừng, nương rãy cũ
và rừng bị thoái hoá, nơi diễn ra quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên mạnh
mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường
với thời hạn xác định, góp phần trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi
trường.
Trạm đa dạng sinh học tại Mê Linh – Vĩnh Phúc là một trong những vùng

đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc Việt
Nam, nơi rừng đã và đang bị thoái hoá nghiêm trọng do tác động của con
người và thiên nhiên làm cho đất chống, đồi trọc nhiều, diện tích rừng còn lại
phần lớn là thảm cây bụi, thảm cỏ, có một số ít là thảm cây trồng nông nghiệp
và rừng trồng thuần loại như Keo, Bạch đàn…
Nhận thấy được điều này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh
học Mê Linh – Vĩnh Phúc ”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan trong quá trình nghiên cứu
+ Đa dạng sinh hoc: Theo công ước đa dạng sinh học thì “Đa dạng
sinh học” (Biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa
các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: Các hệ sinh thái trên cạn, trong
đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thầim
các sinh vật là một phần,.., thuật ngữ nay bao hàm sự khác nhau trong một
loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái
+ Đa dạng loài: Là số lượng và sự đa dang của các loài được tìm thấy
tại một khu vục nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác
biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với các quần thể
khác nhau.
+ Thảm thực vật: Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay
toàn bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất. Theo khái niệm này thảm thực

vật mới chỉ là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đăc trưng hay phạm vi không
gian của một đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm
theo như “Thảm thực vật Mê Linh” hay “Thực vật Tam Đảo”
+ Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định, bao
gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động
qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên nhhững mối quan hệ dinh dưỡng
xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất
giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.
+ Tái sinh hệ sinh thái rừng: Là một quá trình sinh học mang tính đặc
thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất
hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh hệ
sinh thái rừng (hoặc mất đi chưa lâu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

+ Quần xã sinh vật: là một tập hợp các quấn thể sinh vật thuộc các loài
khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một
khoảng không gian xác định gọi là sinh cảnh. Nhờ các mối liên hệ sinh thái
tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
+ Quần thế sinh vật: Là một nhóm các cá thể cùng koài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất đinh,
trong đó giữa các cá thể có thể giao phối để sinh ra con cái sinh sản hữu tính
1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài của tôi chỉ nghiên cứu ở
mức độ cho phép đó là nghiên cứu về một số trạng thái thảm thực vật chính
trong khu vực nghiên cứu .

1.2.1. Khái niệm về thảm thực vật .
Từ trước đến nay, trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã
biết phân biệt loài cây này với loài cây khác, loài cỏ này với loài cỏ khác.
Đồng thời cũng nhận thức được khu hệ thực vật bao gồm các loài cây, loài cỏ
phân bố ở một pham vi nhất định nào đó. Vậy “ Thảm thực vật ” là gì?
Cũng như đã nói ở trên: Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ
thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước cũng
như nước ngoài của các nhà khoa học về Thảm thực vật và đưa ra các khai
niệm khác nhau.
Theo J.Schmithusen (1959) [21] cho rằng: Thảm thực vật là lớp thực bì
của trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó.
Theo Thái Văn Trừng (1970) [39] cho rằng: Thảm thực vật là các Quần
thể thực vật phủ trên bề mặt trái đất như một tấm thảm xanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Theo Trần Đình Lý (1998) [21] cho rằng: Thảm thực vật là toàn bộ lớp
phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề
mặt của trái đất.
Theo Trần Đình Lý (1999) [21] kết luận rằng: Sự khác nhau giữa Thảm
thực vật và rừng dựa trên sự có mặt của một lượng cây gỗ có chiều cao và độ
lớn nhất định. Các thong số này được khái quát bằng tỷ lệ độ tàn che của cây
gỗ có chiều cao từ 5m trỏ lên so với đất rừng ( k: Độ tàn che ) k < 0,3 chưa có
rừng; k: 0,3 – 0,6 rừng thưa; k > 0,6 rừng kín.

Như vậy: Thảm thực vật mới chỉ là một khái niệm chung chưa chỉ rõ
đăc trưng hay phạm vi không gian của một đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội
hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm theo như “Thảm thực vật Mê Linh” hay
“Thực vật Tam Đảo”, Thảm thực vật cây bụi, Thảm thực vật trên đất cát ven
biển…v.v.
1.2.2. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thƣ̣c vật
Trong tự nhiên , TTV tồn tại ở rất nhiều trạng thá i khác nhau. Vì vậy, để
phân loại chuẩn xác các trạng thái TTV khác nhau đó , các nhà khoa học phân
loại học phải dựa vào yếu tố cơ bản và mấu chốt nhất đó là : Đơn vị phân loại
TTV. Thành phần chủ yếu trong thảm thực vậ

t: Cá thể của các loài cây cỏ ,

nhưng đối tượng nghiên cứu của TTV là những tập thể cây cối

, được hì nh

thành từ số lượng lớn hay n hỏ các cá thể của các loài thực vật.
Trong bảng hệ thống phân loại thực vật thì Loài

(Species) là đơn vị

phân loại cơ bản.
Vậy, đối tượng nào là đơn vị phân loại cơ sở của TTV ? Trên thế giới ,
hiện nay vẫn tồn tại hai trường phái khác nhau về quan điểm chọn đối tượng
làm tiêu chuẩn trọng tâm .
Trường phái th ứ nhất lấy thành phần loài TV làm tiêu chuẩn chủ yếu để
phân loại TTV và coi Quần hợp

(Association) là đơn vị cơ sở cho phân loại


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

TTV. Đây là một loại hì nh TTV che phủ trên một vùng rộng lớn . Đại diện cho
trường phái này là J.Braun-Blanquet, R.Schubert, H.J.Mueller và nhiều học
giả Tây Âu khác .
Trường phái thứ hai lấy hì nh thái ngoại mạo và cấu trúc làm tiêu chuẩn
chủ yếu để phân loại TTV

, coi Quần hệ

(Formation) hay kiểu TTV

(Vegetationtype) là đơn vị phân loại cơ bản của TTV . Đây là những tập thể
cây cỏ lớn đem lại một hì nh dáng đặc biệt cho phong cảnh do tập hợp của
những loài cây cỏ khác loài , nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế

(Hội

nghị quố tế ngành Thực Vật Học lần II tại Paris , 1954). Đại diện cho trường
phái này là A .H.R.Grisebach (1838), J.Schroeter. Quan điểm này cũng được
Xukatsev và Thái Văn Trừng áp dụng .
Tóm lại, tuy rằng cùng một đối tượng là TTV nhưng tiêu ch

uẩn đánh


giá khác nhau đã có hai khái niệm và đơn vị phân loại khác nhau và cũng từ
đó có hệ thống phân chia khác nhau về TTV .
1.2.3. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật
Trong thực tế cho thấy, các loài sinh vật sống trên trái đất vô cùng
phong phú và đa dạng. Chỉ xét nguyên về Thảm thực vật thôi ta cũng thấy
được phần nào sự phong phú và đa dạng đó. Thảm thực vật được hình thành,
tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện môi trường sống, các mối
tương tác khác nhau của các nhóm nhân tố sinh thái, cụ thể chúng được chia
ra thành 5 nhóm như sau:
1. Nhóm nhân tố địa lý – địa hình.
2. Nhóm nhân tố khí hậu – thuỷ văn.
3. Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng.
4. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật.
5. Nhóm nhân tố hoạt động của con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Theo Trần Đình Lý (1998) [21], trong nghiên cứu đã tổng hợp được 4
nguyên tắc phân loại Thảm thực vật đã được vận dụng trên thế giới:
Một là: Nguyên tác phân loại lấy yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ
bản ( tiêu biểu cho trường phái này là hệ thống phân loại Thảm thực vật của
J.Braun – Blanquet ).
Hai là: Nguyên tắc phân loại lấy hình thái, cấu trúc ngoại mạo làm tiêu
chuẩn cơ bản ( Schmithusen đã vận dụng nguyên tắc này phân chia Thảm

thực vật trên trái đát thành 9 lớp quần hệ ).
Ba là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm tiêu
chuẩn.
Bốn là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh
Quần thể thực vật làm tiêu chuẩn ( tuỳ vào sự xác định chọn yếu tố nào làm
vai trò chủ đạo để phân chia Thảm thực vật. A.F.W Schimper (1998) đã chọn
khí hậu và thổ nhưỡng làm vai trò chủ đạo và chia Thảm thực vật vùng Nhiệt
đới thành 6 kiểu quần hệ khí hậu và 4 kiểu quần hệ thổ nhưỡng ).
Tuy có rất nhiều nguyên tắc phân loại TTV , nhưng ngáy nay , hệ thống
phân loại TTV của UNESCO (1973) [21], được coi là k hung phân loại chung
cho TTV trên trái đất . Hệ thống phân loại này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với
sự bổ sung của các thông tin chung về sinh thái

, đị a lý . Theo hệ thống phân

loại này thì TTV được chia ra thành 5 lớp quần hệ , đó là:
1. Lớp quần hệ rừng kí n.
2. Lớp quần hệ rừng thưa.
3. Lớp quần hệ cây bụi.
4. Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi.
5. Lớp quần hệ cây thảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Trong lớp quần hệ cây bụi chia ra thành 2 phân lớp, đó là: Phân lớp cây

bụi chủ yếu thường xanh và phân lớp quần hệ chủ yếu rụng lá

. Trong mỗi

phân lớp này lại được chia ra thành nhiều nhóm quần hệ .
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về hệ sinh thái rừng nhiệt đới . Theo Thái
Văn Trừng (1998) [40], dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: Hệ
thống phân loại đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân
loại Thảm thực vật dựa trên yếu tố Hệ thực vật làm tiêu chuẩn, đã phân chia
Thảm thực vật Việt Nam thành 5 nhóm kiểu thảm ( Gọi là 5 nhóm quần hệ )
với 14 kiểu quần hệ ( Gọi là 14 quần hệ ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn
luận, chỉnh lý, bổ sung thêm, nhưng bảng phân loại Thảm thực vật ở Việt
Nam của Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống
phân loại của UNESCO (1973).
Theo Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], Khi nghiên cứu về đặc điểm
Thảm thực vật cây bụi ở Huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh),
dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO (1973) đã xác định được 8 trang thái
Thảm thực vật khác nhau, đặc trưng cho loại hình Thảm cây bụi.
Theo Lê Ngọc Công (2004) [6], dựa theo khung phân loại UNESCO
(1973), đã phân chia Thảm thực vật của Tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần
hệ: Rừng rậm, rừng thưa, thảm cây bụi và trảng cỏ. Các quần xã thuộc lớp
quần hệ rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ đều là các trạng thái thứ sinh
được hình thành do tác động của con người như: Khai thác gỗ, củi, chặt đốt
rừng làm nương rãy, trồng lại rừng trên đất trống, đồi trọc.
Theo Ngô Tiến Dũng (2004) [8], dựa theo nguyên tắc phân loại Thảm
thực vật của UNESCO (1973), Thảm thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn
được phân ra như sau: Kiểu rừng kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá
và kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá (Rừng khộp) bao gồm 6 quần xã khác
nhau. Với kiểu rừng thưa, lá rộng, rụng lá (Rừng khộp) phân quần xã này rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10

đặc trưng, độc đáo và bao trùm nhất Vườn quốc gia vì nó có cấu trúc đơn giản
về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây thấp.
Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), khi nghiên cứu quá trình diễn thế
đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và
vùng phụ cận.” Đã kết luận rằng:
Trong vùng nghiên cứu, từ độ cao 700m trở xuống, thảm thực vật đã bị
suy thoái nghiêm trọng. Rừng nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế
vào đó là thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình diễn thế đi lên. Theo
khung phân loại của UNESCO(1973), thảm thực vật tại Trạm đa dạng sinh
học Mê Linh-Vĩnh Phúc và vùng phụ cận có 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng
kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ.
Dựa trên khung phân loại Thảm thực vật của UNESCO (1973), chúng
tôi đã phân loại Thảm thực vật tại khu nghiên cứu (Trạm đa dạng sinh học Mê
Linh - Vĩnh Phúc).
1.2.4. Thành phần loài
Để đánh giá được sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật
nói riêng thì việc nghiên cứu về thành phần loài là việc điều tra cơ bản, phân
loại chính xác và thống kê các dữ liệu về thực vật có mặt trong quá trình
nghiên cứu tại một địa điểm đơn vị hành chính nào đó hoặc trong các Thảm
thực vật nhất định, đây là một vấn đề không thể thiếu đối với bất cứ ai khi
nghiên cứu.
Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) [2], đã thống kê được
368 loài Vi khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân – sinh vật nhân sơ – Prycaryota);
2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu ( Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông

(Psilotophyta); 53 loài Thông đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút
(Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

(Gymnospermae) và 13.000 loài Thực vật hạt kín (Angiospermae) đưa tổng
số loài thực vật Việt Nam lên đến hơn 20.000 loài.
Theo Thái Văn Trừng (1998) [40], khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt
Nam, nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: Trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây
bụi chủ yếu có sự đóng góp của các Chi Psychotria, Prismatomeris, Pagetta
trong Họ Rubiaceae; Chi Tabermontana ( họ Trúc đào – Apocynaceae); Chi
Ardisia, Maesa ( họ Đơn nem – Myrsinaceae); Chi Polyanthia ( ho Na –
Annonaceae); Chi Dyospyros ( họ Thị - Ebenaceae). Ngoài ra, Ông còn xác
định được có kiểu phụ thứ sinh nhân tác, do hoạt động phá hoại của con người
(Np) và phân biệt được những ưu hợp thứ sinh trên đất địa đới thành thục còn
nguyên trạng (Np1) và những ưu hợp thứ sinh trên đất xấu, nông cạn, xương
xẩu, khô cằn đã bị thoái hoá do xói mòn (Np2).
Theo Nguyễn Thị Thìn (2000) [31], thống kê thành phần loài trong
Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài Thực vật, trong đó có 904 loài
cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 Chi, 213 Họ thuộc 3 Ngành Dương xỉ,
Ngành Hạt trần và Ngành Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị
khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đăc hữu và 64 loài quý hiếm cần
được bảo tồn như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa đài
(Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên

(Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Theo Đặng Kim Vui (2003) [42], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
phục hồi sau nương rãy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu
rừng ở Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã kết luận rằng: Đối với giai đoạn
phục hồi từ 1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật là 72
loài thuộc 36 Họ và Họ hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau
đó đến Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, Họ Trinh nữ (Misaceae) và Họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn Họ có 3 loài là Họ Long não
(Lauraceae), Họ Cam ( Rutaceae), Họ Khúc khắc (Smilacaceae) và Họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái Thảm thực vật cây bụi này
có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ
che phủ thấp nhất 75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
Theo Nguyễn Thế Hưng (2003) [13],nghiên cứu đặc điểm của thảm cây
bụi ở Huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thống kê trong các
Thảm thực vật nghiên cứu có 324 loài thuộc 521 chi và 93 họ của 3 ngành
thực vật bậc cao có mạch:Ngành hạt trần (Gymnospermae), ngành thực vật
khuyết (Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đồng thời khi so
sánh với trạng thái rừng, khẳng định thảm cây bụi có thành phần chủ yếu bao
gồm các loài trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae),
họ Đậu (Febaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê
(Rubiaceae).
Theo Lê Ngọc Công (2004) [6], Khi nghiên cứu hệ thực vật ở Tỉnh
Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái

Nguyên là 160 họ,468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong
đó có nhiều cây gỗ quý có giá trị như: Lim, Dẻ Trai, Nghiến…
Khi điều tra thành phần loài và dạng sống của Savan cây bụi ở vùng
Trung du Bắc Thái (cũ), Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997) đã phát hiện
được 123 loài thuộc 47 họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CƢ́U

2.1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U
2.1.1. Mục tiêu
Xác định hiện trạng và đặc trưng của một số trạng thái TTV chính trong
khu vục nghiên cứu , làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ , phục
hồi và phát triển các trạng thái TTV đó .
2.1.2. Nội dung
1. Phân loại TTV tại Trạm đ a dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc .
2. Nghiên cứu hiện trạng và những đặc trưng cơ bản

(thành phần loài ,

thành phần dạng sống , cấu trúc, hiện trạng tái sinh tự nhiên ) của một số trạng
thái TTV chính trong khu vực nghiên cứ u.
3. Xác định các yếu tố làm suy thoái tính đa dạng thực vật .

4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo vệ và phục hồi một số
trạng thái TTV chính trong khu nghiên cứu .
2.1.3. Ý nghĩa
Làm rõ hiện trạng và chỉ ra nững đặc trưng cơ bản của một số trạng thái
thảm thực vật chính trong khu vực nghiên cứu .
Đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực
vật trong thời điểm hiện tại và tương lai .
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phân loại một số TTV chí nh trong khu vực nghiên cứu .
Bốn trạng thái TTV chí nh được nghiên cứu :
1.Thảm thực vật thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy.
2. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

3. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau khi khai thác kiệt.
4. Rừng non.
Các ô tiêu chuẩn (OTC) và tuyến điều tra được đặt trong phạm vi Trạm
đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phƣơng pháp luận
Theo Thái Văn Trừng (1998) [40], khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái
phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới đã đưa ra quan điểm
như sau: “Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung
thành nhất, mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên, đã

thông qua sinh vật để hình thành các quần thể thực vật”. Thảm thực vật tái
sinh sau khai thác cạn kiệt của rừng nguyên sinh phản ánh được ảnh hưởng
tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình diễn thế phục hồi rừng.
2.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Trong quá trình nghiên cứu của mình, để thu thập được số liệu chúng
tôi sử dụng phương pháo điếu tra theo tuyền và OTC, cụ thể như sau:
* Tại mỗi trạng thái TTV đặt ngẫu nhiên 3-5 OTC có kích thước (20 x
20m) đối với trạng thái rừng và kích thước (15 x 15m), (10 x 15m) đối với
các thảm khác.
+ Trong môi OTC, điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa
trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer (1934), số lượng cây, chiều
cao, độ che phủ, sự phân tầng. Các số liệu thu thập từ cây gỗ:
- Đo chiều cao cây (chiều cao vút ngọn). Những cây có chiều cao từ 4m
trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,10m; Đối với cây cao trên 4m
được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác.
- Đo đường kính cây (tại điểm cách mặt đất 1,30m – D1,30). Những cây
có đường kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

xác 0,10cm. Cây lớn hơn 20cm, đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương
quan đường kính – chu vi, tính được đường kính tương ứng.
- Đo đường kính tán cây gỗ: Được đo bằng thước dây và sào trên hình
chiếu thẳng đứng của lá.
+ Độ tàn che được đánh giá bằng mắt thường là (%) diện tích đất bị
thảm cây gỗ che phủ.

+ Đánh giá độ nhiều: mức độ tham gia của một loài thực vật nào đó
trong quần xã về số lượng cá thể, theo kí hiệu Đrude (dẫn theo Thái Văn
Trừng, 1970 [40] được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1. Ký hiệu mức độ nhiều của thực bì theo Drude
(theo Thái Văn Trừng, 1970)
Ký hiệu

Đặc điểm thực bì

Soc

Số cá thể của loài mọc thành thảm rộng khắp, chiếm trên 85%

Cop3

Số cá thể của loài rất nhiều 65 – 85%

Cop2

Số cá thể của loài nhiều, chiếm 45 – 65%

Cop1

Số cá thể của loài tương đối nhiều, chiếm 25 - 45%

Sp

Số cá thể của loài mọc rải rác phân tán, chiếm dưới 25%

Sol


Một vài cây cá biệt, chiếm dưới 5%

Gr

Chỉ có 1 cây duy nhất
* Tuyến điều tra được xác định theo 2 hướng là hướng song song và

hướng vuông góc với đường đồng mức. Khoảng cách giữa 2 tuyến là 50 –
100m. Dọc theo 2 bên tuyến điếu tra, hai bên đường chéo, đường vuông góc
và các cạnh của OTC thiết lập trạng thái ô dạng bản có kích thước 4m2 (2 x
2m) với cự ly là 1m/ô.
* Trong các ô dạng bản 4m2/ô: Thu thập số liệu về TSTN:
+ Điều tra về thành phần và mật độ cây TSTN trong một ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

+ Xác định nguồn gốc (cây chồi, cây hạt)
+ Đo chiều cao cây TSTN; Phân chia cây TS theo 8 cấp chiều cao như
sau:
Cấp I: < 20cm

Cấp II: 21 - 50cm

Cấp II: 51 - 100cm


Cấp IV: 101 - 150cm

Cấp V: 151 - 200cm

Cấp VI: 201 - 250cm

Cấp VII: 251 - 300cm

Cấp VIII: > 300cm.

+ Đánh giá chất lượng cây TS theo 3 cấp: Tốt, Trung bình, Xấu.
2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và sử lý số liệu
* Tên các loài cây được xác định theo Cẩm nang tra cứu và nhận biết
các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Phạm Hoành Bộ,
Nguyễn Tiến Bân và chỉnh lý theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập
1,2,3) và Kết quả điều tra thành phần thực vật ở Trạm ĐDSH Mê Linh. Sau đó
được TS . Đỗ Hữu Thư kiểm tra lại trước khi thành Danh lục chính thức.
* Mật độ cây tính trung bình trên OTC sau đó qui ra cây/ha.
m

n

 ni

i 1

m

(2.1)


Trong đó: n là số cây trung bình theo loài
m là tổng số các loài của mỗi giai đoạn

ni là tổng số cây của một loài trong một giai đoạn
* Tỷ lệ tổ thành (n%) được tính theo công thức sau:
n% 

ni
m

n
i 1

x100

(2.2)

i

Nếu ni≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành
Nếu ni<5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

* Hệ số tổ thành (H) được tính theo công thức sau:


H  ni

10
(2.3)

m

 ni
i 1

Trong đó:

H: là hệ số tổ thành
ni: là số cây của một loài trong một khoảng thời gian
m: là tổng số loài trong một khoảng thời gian
10: là hệ số tổ thành đợc tính theo phần mời

Trên diện tí ch OTC các cây phân bố ngẫu nhiên

, chon ngẫu nhiên 1

điểm P và đeo các khoảng cách r từ điểm P đến các cây gần nhất , gần thứ 2,...,
gần thứ 5. Để nghiên cứu hì nh thái cây phân bố diện tí ch qua vi

ệc kiểm tra

khoảng cách từ 1 cây ngẫu nhiên đến 1 cây gần nhất . Khi đó trong phân bố
Poisson ta được phép sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố tiêu chuẩn ) của Clark và
Evans để đánh giá khi dung lượng mẫu đủ lớn , qua đó dự đoán được thời gian
phát triển của Quần xã thực vật nơi cư trú .

U được tí nh theo công thức : U =

(r  n  0.5)  n
0.26136

(2.4)

Trong đó :
r : Là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất của n lần quan sát .

λ : La mật độ cây tí nh trên một đơn vị diện tí ch tương ứng .
n : Là số lần quan sát.
Nếu: U ≥ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều .
Nếu: U ≤ -1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm .
Nếu: -1,96* Xác định phân bố cây trên mặt đất: áp dụng tính chất bằng nhau giữa
số bình quân (X) và phương sai (S2) để xác định kiểu phân bố [43]. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18

phương pháp này cần phải tính:
S2
W = --------;

(2.5)


X
Nếu: W ≈1: Phân bố ngẫu nhiên; W >1: Phân bố cụm; W <1: Phân bố
đều.
* Việc đánh giá chất lượng cây tái sinh (TS) theo cấp chất lượng được
tiến hành trên cơ sở thống kê số lượng cây TS theo từng cấp chất lượng và
nguồn gốc cây TS, rồi tính (%) trong tổng số theo công thức sau:

n% 

ni
m

n
i 1

(2.6)

i

Trong đó: n% là phần trăm cây của một cấp chất lượng.
n là số cây thực tế của cấp chất lượng
Đánh giá sự thuần nhất hay không về chất lượng TSTN giữa các điểm
nghiên cứu, sử dụng phần mềm ANOVA của excel.
Đánh giá về mức độ đa dạng và tần xuất xuất hiện của loài trong từng
trạng thái nghiên cứu dựa trên phần mềm “ Chương trình đánh giá và mô
phỏng biến động cấu trúc rừng ” của Nguyễn Văn Sinh (2004) [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×