Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

nội dung mới của BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.57 KB, 19 trang )

VỀ NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
(Kỳ I)
Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Bộ luật Dân sự
(BLDS) là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ
thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, ghi nhận và bảo vệ tốt
hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục
vụ hội nhập quốc tế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế
- xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Dưới đây, Tạp chí Tòa án nhân dân trân trọng giới theieuj đến bạn
đọc những điểm mới cơ bản của BLDS năm 2015. Cụ thể như sau:
1. Về phạm vi điều chỉnh của BLDS (Điều 1)
Trên cơ sở kế thừa và phát triển, BLDS năm 2015 vẫn xác định
phạm vi điều chỉnh là quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý vê
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ vê thân nhân va
tai sản của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự như BLDS 2015.
Nhưng điểm mới của BLDS 2015 là xác định quan hệ dân sự là gì; đó là
quan hệ được hình thanh trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập vê tai
sản va tự chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, BLDS 2015 đã quy định rõ đặc trưng của quan hệ
dân sự là:
- Các chủ thể bình đẳng khi tham gia quan hệ dân sự, những quan
hệ nào không mang tính bình đẳng của các chủ thể không phải là quan
hệ dân sự;
- Khi tham gia quan hệ dân sự các chủ thể tự do ý chí, có quyền
tham gia hoặc không tham gia quan hệ đó;
- Chủ thể có quyền độc lập đối với tài sản;
- Chủ thể tham gia quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình.


2. Về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3)
1


So với BLDS năm 2005, thì BLDS 2015 thu gọn, cô đọng lại 5
nguyên tắc mang tính cơ bản nhất của quan hệ dân sự, đó là:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ
ký do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo vệ như nhau về các
quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể
khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thứcj.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không
được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Việc quán triệ các nguyên tắc này góp phần bảo đảm tất cả các
quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công
nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng.
3. Về áp dụng pháp luật dân sự (Điều 4, 5, 6)
BLDS năm 2015 đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc áp dụng
pháp luật dân sự như sau:

a) BLDS là luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, luật
khác có liên quan đến điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ
thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của BLDS. Trường hợp
luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với
quy định của BLDS thì phải áp dụng các quy định của BLDS.
b) Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của BLDS và điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2


c) Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không
quy định thì có thể áp dụng tập quán trong quan hệ dân sự. BLDS quy
định: Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền,
nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình
và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc
trong một lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên, tập quán áp dụng không được trái
với các nguyên tắc cơ bản của BLDS.
d) Trường hợp các phát sinh từ quan hệ dân sự mà các bên không
có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được
áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự
tương tự.
đ) Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của
BLDS, án lệ, lẽ công bằng.
Đây là một trong những vấn đề mới mang tính đột phá thể hiện
tinh thần cải cách tư pháp.
4. Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự (Điều 8 - Điều

15)
Thể chế hóa các nghị quyết của đảng, quy định của Hiến pháp
năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền
dân sự, Bộ luật bổ sung các nguyên tắc chung về xác lập, thực hiện và
bảo vệ quyền dân sự, trong đó:
- Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của
mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc
thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trường hợp cá nhân, pháp nhân
không tuần thủ quy định tại khoản 1 Điều 10 BLDS thì Tòa án hoặc cơ
quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi
phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ,
buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật
quy định.
- Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình
nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự và không được vượt quá giới hạn thực hiện quyền dân sự được quy
định tại Điều 3 và Điều 10 của BLDS. Việc cá nhân, pháp nhân không

3


thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt
quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng,
bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự
bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện
theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài. Việc bảo vệ quyền dân
sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy
định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được
xem xét lại tại Tòa án. Tòa án không được từ chối giải quyết, việc dân

sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Đồng thời, BLDS đã quy định
chặt chẽ trong trường hợp Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự khi chưa
có luật quy định thì áp dụng tập quán, áp dụng nguyên tắc tương tự,
không có tương tự thì áp dụng án lệ, không có án lệ thì treenn cơ sở lẽ
công bằng để giải quyết.
- Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ
quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái với
pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Trường hợp
quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục
và có thể được bảo vệ bằng các phương thức quy định tại Điều 11 của
BLDS. Việc quy định này phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đồng bộ với
Bộ luật Tố tụng dân sự.
5. Về quyền nhân thân
BLDS 2015 đã hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá
nhân nhất là tôn trọng, công nhận và bảo vệ quyền về họ tên, dân tộc,
quốc tích, hình ảnh, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín;
quyền xác định lại giới tính; cá nhân có quyền xác định lại giới tính,
chuyển đổi giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được
thực hiện trong trường hợp giới tính của ngươi đó bị khuyết tật bẩm sinh
hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm
xác định lại giới tính. Việc chuyển đổi giới tính được thực hieenjt heo
quy định của luật. Cá nhân đã xác định giới tính, chuyển dổi giới tính có
quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tích theo quy định của pháp luật về
hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi
theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan.

4


6. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (Điều 16 - Điều

104)
Bộ luật quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:
cá nhân, pháp nhân
- Về cá nhân, Bộ luật đã bổ sung nhiều cơ chế pháp lý mới, hợp lý
để bảo vệ tốt hơn quyền của những người yếu thế về năng lực hành vi
dân sự, đặc biệt là đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn
chế năng lực hành vi dân sự. Bộ luật đã bổ sung quy định mới “Người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” là người thành niên do
tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm
chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lự hành vi dân sự. Trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người
nào đó là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ
định người giám hộ, khi chỉ định người giám hộ Tòa án xác định quyền,
nghĩa vụ của người giám hộ (Điều 23 BLDS 2015).
- Về pháp nhân, Bộ luật quy định mọi cá nhân, tổ chức đều có
quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Pháp
nhân phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, trử trường hợp pháp
luật có quy định khác; việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công
khai.
Đồng thời, để bao quát, dự báo được sự đa dạng của pháp nhân
trong giao dân sự, Bộ luật quy định 2 loại pháp nhân cơ bản, đó là:
+ Pháp nhân thương mại (Điều 75 BLDS 2015) là pháp nhân có
mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các
thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh
tế khác; việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại
được thực hiện theo quy định của BLDS, Luật Doanh nghiệp và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
+ Pháp nhân phi thương mại (Điều 76b BLDS 2015) là pháp nhân
không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì

cũng không được phân chia cho các thành viên.
Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị, xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội
và các tổ chức phi thương mại khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm
dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS,
5


các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
- Về sự tham gia của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các cơ quan
nhà nước ở trung ương và địa phương trong quan hệ dân sự. Bộ luật quy
định, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương bình đẳng với chủ thể khác là cá nhân, pháp nhân khi tham
gia quan hệ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ
luật này.
- BLDS quy định rõ hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân không phải là chủ thể của quan hệ dân sự (Điều
101 BLDS 2015).
Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải
thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành
viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan

hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia
đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
7. Về tài sản (Điều 105 - Điều 115)
Để bảo đảm tính báo quát, minh bạch, công khai, huy động và phát
huy được hết các nguồn lực vật chất trong xã hội, Bộ luật có một chương
riêng của phần chung quy định về tài sản.
Chương VII quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản;
tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tài sản có thể là: tài sản hiện có
hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản được hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc tài
sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm
xác lập giao dịch.

6


Quyền sở hữu, quyền khác đối với bất động sản được đăng ký theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản. Các thông tin về
tài sản đã đăng ký phải được công khai.
8. Về giao dịch dân sự (Điều 116 – Điều 113)
Bộ luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giao dịch dân sự theo
hướng đảm bảo tốt hơn quyền tự do thể hiện ý chí, sự a toàn pháp lý, sự
ổn định giao dịch; quyền, lợi ích của bên thiện chí, bên ngay tình được
đảm bảo nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi phù hợp với yêu cầu của
kinh tế thị trường. Một số điểm mới cụ thể như:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
(Điều 129 BLDS 2015).

Nói chung giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực
về hình thức thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Tuy nhiên, mặc dù giao
dịch dân sự không tuân thủ về hình thức theo luật định, nhưng nếu một
bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (Điều
132 BLDS 2015).
Thời hệu yêu cầu Tòa án tuyên bố đối với giao dịch dân sự vô hiệu
do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện; giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm
lẫn; giao dịch dân sự vôn hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, giao dịch
dân sự vo hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về
hình thức là 02 năm, kể từ ngày họ biết: Hết thời hiệu mà không yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự đó có hiệu
lực. Quy định này nhằm khắc phục những vướng mắc mà BLDS năm
2005 chưa quy định rõ về hậu quả pháp lý khi hết tời hiệu yêu cầu tuyên
bố giao dịch dân sự vô hiệu.
- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự
vô hiệu (Điều 133).
Quyền của người thứ ba ngay tình được bảo vệ triệt để hơn, BLDS
đã ghi rõ trong trường hợp đối tượng của giao dịch là tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu và tài sản đó đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
7


người thứ ba và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực

hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu; việc chuyển giao tài sản
thông qua đấu giá hoặc căn cứ theo bản án, quyết định của cơ quan có
thẩm quyền cũng được bảo vệ. Chủ sở hữu không có qyền đòi lại tài sản
từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị
vô hiệu. Đồng thời, quy định trong trường hợp không đòi được tài sản thì
có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được
xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi
thường thiệt hại.
9. Về đại diện (Điều 134 – Điều 143)
Bộ luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về đại diện nhằm tạo điều
kiện tốt hơn cho cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự
của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự. Cụ thể là,
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được xác định theo
điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; pháp
nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân có thể
là người đại diện theo ủy quyền cho các chủ thể khác; đại diện theo pháp
luật có quyền nhân danh bên được đại diện xác lập, thực hiện hành vi
pháp lý phù hợp với quyền, nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật. Trường
hợp pháp nhân có nhiều đại diện theo pháp luật thì mỗi người có quyền
đại diện cho pháp nhân phù hợp với quyền, nghĩ vụ của mình. Giao dịch
dân sự do bên đại diện xác lập, thực hiện với bên thứ ba phù hợp với
phạm vi quyền đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại
diện. Bên đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết tùy
thuộc hoàn cảnh để đạt được mục đích phù hợp với phạm vi quyền đại
diện…
10. Về thời hiệu (Điều 149 – Điều 157).
Để tất cả các quyền của cá nhân, pháp nhân được tôn trọng, bảo vệ
và nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết vụ, việc dân
sự; đảm bảo sự ổn định quan hệ dân sự và để phù hợp hơn với bản chất
pháp lý của thời hiệu, Bộ luật quy định thời hiệu là thời hạn do luật quy

định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với
chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu phải được quy định
trong BLDS, hoặc các luật khác.
Các loại thời hiệu:
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn
đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

8


- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thức thời
hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Để tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể quan hệ dân sự, BLDS quy
định Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời
hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa
ra trước khi Tòa sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. Người
được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời
hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm ục đích trốn tránh thực hiện
nghĩa vụ.
11. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản (Điều 161)
Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp
luật dân sự về thời điểm xác lập quyền sở hữu và quyền khác đối với tài
sản; Khắc phục những hạn chế do BLDS 2005 quy định không rõ. BLDS
quy định: Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
thực hiện như sau:
- Theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan;

- Trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận
của các bên;
- Trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận
thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời
điểm được chuyển giao;
- Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi
tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
12. Về chiếm hữu (Điều 179 – Điều 185)
Bộ luật bổ sung chế định chiếm hữu như là là tình trạng pháp lý về
việc cá nhân, pháp nhân nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Theo chế định này,
người chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng,
người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh. Người nào có
tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng, người chiếm
hữu không có quyền. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục công khai
9


được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà
tài sản mạng lại theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan.
Quy định này sẽ góp phần bảo đảm trật tự xã hội, sự ổn định của
giao dịch, giá trị kinh tế của tài sản, sự thiện chí trong quan hệ dân sự.
13. Về hình thức sở hữu (Điều 197 – Điều 220)
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, nội dung, tinh thần của Hiến
pháp năm 2013 và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình
thức sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các
quyền năng của chủ sở hữu, Bộ luật quy định: Hình thức sở hữu bao
gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Sở hữu toàn dân là sở hữu đối với tài sản công, bao gồm đất đai, tài

nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện
quyền chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ
thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết
kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình
tự do pháp luật quy định.
Sở hữu riêng là sở hữu của mọt chủ thể bao gốm cá nhân, pháp
nhân.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với một tài sản bao
gồm: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
14. Về quyền khác với tài sản (Quyền của người không phải là
chủ sở hữu đối với tài sản) (Điều 245 – Điều 273).
Về quyền đối với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, Bộ luật bổ sung
quy định về quyền khác đối với tài sản là quyền của người không phải là
chủ sở hữu đối với tài sản nhưng có thể thực hiện một số quyền đối với
tài sản đó. Những quyền đó là: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền
hưởng dụng, quyền bề mặt.
- Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên
một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ
cho việc khai thác bất động sản của người khác (gọi là bất động sản
được hưởng quyền) đó là những quyền: quyền về cấp, thoát nước qua bất
động sản liền kề, quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác, quyền về
lối đi qua, quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động

10


sản khác. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự

nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
- Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng
và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác trong mọt thời hạn nhất định. Quyền hưởng dụng được xác lập theo
quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
- Quyền bề mặt là quyền một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và trong lòng đất mà quyền
sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Quyền bề mặt được xác lập theo
quy định của của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Sử bổ sung này có ý nghĩa quan trọng nhằm thể chế hóa các nghị
quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở
hữu toàn dân, sở hữu tư nhân; về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế và
điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; về việc
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp và cá nhân, tổ
chức khác yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh; về nguyên tắc tài sản
hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo hộ.
15. Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều
292 – Điều 350)
Bộ luật quy định đầy đủ, rỏ ràng và hợp lý hơn về những biện pháp
bảo đảm thực hiện nghịa vụ. Ngoài các biện pháp bảo đảm đã được
BLDS 2005 quy định như: Cầm cố tài sản, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký
quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Bộ luật quy định bổ sung hai biện pháp bảo đảm
là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
- Bảo lưu tài sản trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có
thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực
hiện đầy đủ.
- Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài
sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ.

Việc bổ sung này là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc
đảm bảo quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, Bộ luật bổ sung nhiều quy định để
dự liệu đầy đủ các vấn đề trong thực tiễn giải quyết giao dịch bảo đảm,
như: quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba, quy định về nhận

11


chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, quy dịnh
về định giá tài sản bảo đảm.
Đồng thời, Bộ luật quy định về xử lý trong trường hợp thế chấp
quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc thế
chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như
sau:
+ Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản
gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ
trường hợp có thỏa thuận khac.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đấtt
không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý
quyền sử dụng đất, chủ sở hữu ài sản gắn iền với đất được tiếp tục sử
dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ
của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất được chuyển giao cho người nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế
chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không
đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý tài sản gắn liền với
đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp

tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
16. Về trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ
dân sự (Điều 351 – Điều 364)
Bộ luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trách nhiệm dân sự
không thực hiện đúng nghĩa vụ nhằm giải quyết đúng, hợp lý vẫn đề
thực hiện nghĩa vụ, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cac chủ
thể trong quan hệ dân sự, cụ thể là:
- Cá nhân, pháp nhân không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định
của BLDS;
- Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần
thiết, hợp lý để hạn chế thiêt hại có thể gây ra cho mình. Trong trường
hợp người bị thiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp cần
thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại cho mình thì người gây thiệt hại có

12


quyền yêu cầu giả mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại có thể
hạn chế được;
- Trường hợp vệc không thực hiện đúng nghĩa vụ và thiệt hại gây ra
là do một phần lỗi của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi
thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại.
17. Về quy định chung về hợp đồng (Điều 385 – Điều 429)
Bộ luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định chung về hợp đồng (giao
kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng) để định hướng cho việc xây
dựng các quy định về hợp đồng trong các luật khác có liên quan và để áp
dụng trong trường hợp luật khác có liên quan thiếu quy định về hợp
đồng. Ngoài ra, Bộ luật bổ sung một số quy định phù hợp với thông lệ

quốc tế, với thực tiễn nước ta, nhất là những quy định về điều kiện giao
dịch chung, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, phụ lục
hợp đồng, hủy bỏ và hậu quả của hủy bỏ hợp đồng… Chẳng hạn, về điều
kiện giao dịch chung, đây là những quy định do bên đề nghị giao kết hợp
đồng công bố áp dụng chung cho các bên tham gia hợp đồng thì coi như
chấp nhận toàn bộ quy định đã được đề nghị đưa ra; nếu trong điều kện
giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên dưa ra diều
kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của bên
kia thì quy định này không có hiệu lực. Về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản, Bộ luật cho phép trong trường hợp hoàn cảnh thay
đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng và
nếu các bên không có thỏa thuận được về cách thức giải quyết thì bên có
quyền, lợi ích bị ảnh hưởng nghiêm trọng có quyền yêu cầu Tòa án hấm
dứt hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền, lợi ích giữa các bên; Tòa
án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc
chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực
hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
18. Về các hợp đồng thông dụng (Điều 430 – Điều 569)
Để tránh trùng lặp các quy định của các luật chuyên nghành (Luật
nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm…), Bộ luật quy định về những hợp
đồng mang tính đặc trưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự. So
với BLDS 2005, Bộ luật không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở,
hợp đồng thuê nhà, hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ luật bổ sung
một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Đối với mọt số hợp đồng cơ
bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê
tài sản… Bộ luật bổ sung nhiều quy định để đảm bảo các quy định này
13



có thể áp dụng cho các hợp đồng liên quan và cũng bao quát được những
dạng thức hợp đồng phát sinh trong tương lai.
Đặc biệt, về hợp đồng vay tài sản, Bộ luật có những sửa đổi lớn, thể
hiện những nội dung chính là: Lãi suất trong hợp đồng vay do các bên
thỏa thuận. Lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của
khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Nếu thỏa
thuận cao hơn mức này thì phần vượt quá không có hiệu lưc. Đồng thời,
để đáp ứng được tình hình thực tế khi có biến động về lãi suất, Bộ luật
quy định căn cứ vào tình hình thực tế, Chính phủ đề xuất Ủy ban
Thường vụ Quốc hội điều chỉnh lãi suất nói trên(Điều 468). Đồng thời,
để khắc pục những vướng mắc trong thực tiễn Bộ luật đã quy dịnh rất cụ
thể về quyền và nghĩa vụ trả nợ của bên vay như:
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả
không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng
với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải
trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp
đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
19. Về bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng (Điều 584 – Điều 608)
Bộ luật quy định bị thiệt hai không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của
bên gây thiệt hại để thay thế cho quy định hiện hành đang tạo gánh nặng
chứng minh của người bi thiệt hại.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp BLDS, luật
khác có quy định khác. Bộ luật cũng bổ sung quy định, theo đó, chủ sở
hữu, người chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt
hại vè nững thiệt hại do tài sản của mình gây ra.

20. Về thừa kế
BLDS 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ những vướng
mắc trong thực tiễn, cụ thể như sau:
a)

Vê thời hiệu thừa kế (Điêu 623)
Để khắc phục những bất cập về thời hiệu khởi kiện thừa kế trong
BLDS hiện hành, phù hợp với quyền của người thừa kế, người khác có
14


liên quan đến di sản và những đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản,
Bộ luật quy định thời hiệu thừa kế theo hướng: Thời hạn yêu cầu chia di
sản là ba mươi năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản, kể
từ thời điểm mở thừa kế; hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa
kế đang quản lý di sản đo.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thi di sản
thuộc về người chiếm hữu hoặc được lợi một cách ngay tình, liên tục,
công khai theo quy định của Bộ luật này về xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
nếu không có người chiếm hữu hoặc được lợi về tài sản theo quy định
của BLDS thì di sản thuộc về Nhà nước.
b)

Vê thừa kế theo di chúc (Điêu 624 – Điêu 648)
Để khác phục những điểm quy định chưa rõ, còn nhận thức khác
nhau về tính hợp pháp của di chúc, BLDS 2015 quy định:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di
chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc (Điều 633).
- Di chúc băng văn bản có người làm chứng là trường hợp người lập

di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc
nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là
hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di
chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác
nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều
634).
Như vậy, kết hợp giữa những quy định tại Điều 633 và Điều 634
BLDS đã thể hiện rõ nếu di chúc không có người làm chứng thì phải do
người lập di chúc viết bằng tay; trường hợp người lập di chúc không tự
viết bằng tay mà đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy thì
phải có 2 người làm chứng ký tên làm chứng. Quy định như vậy nhằm
đảm bảo đủ căn cứ để xác đinh di chúc đúng ý chí của người lập di chúc.
- Bỏ quy định di chúc chung của vợ chồng.
21. Về pháp luật áp dụng đối với dân sự có yếu tố nước ngoài
(Điều 633 – Điều 687)
Về vấn đề này, Bộ luật có những sửa đổi, bổ sung chính như sau:
- Về phạm vi áp dụng, trong trường hợp luật khác có quy định về
pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không

15


trái với quy định tại phần thứ năm của Bộ luật này thì được áp dụng; nếu
trái thì quy định của Bộ luật này được áp dụng;
- Về nguyên tắc xác định pháp luật được áp dụng, Bộ luật áp dụng
nguyên tắc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật
của Việt Nam. Nếu điều ước quốc tế hoặc luật của Việt Nam có quy định
thì các bên có quyền lựa chọn pháp luật được áp dụng. Trong trường hợp
không có điều ước quốc tế liên quan và luật của Việt Nam không có quy
định về việc xác định pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có quan

hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự đó được áp dụng;
- Bênh cạnh đó, Bộ luật làm phong phú hơn hệ thuộc xác định pháp
luật áp dụng, lãm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng các hệ thuộc, đặc biệt làm hệ
thuộc lật áp dụng đối với hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng và các hệ thuộc liên quan đến nhân thân theo hướng tiếp thu có
chọn lọc các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa
nhận rộng rãi.
Trên đây là những nội dung chính, những điểm mới của BLDS, ngày
24/11/2015, Quốc hội đã phân công tại Nghị quyết số 11/2015/QH13
ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp
luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân
dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo, Chính phủ
phối hợp với Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ban
Kế hoạch triển khai thi hành BLDS với những nội dung trọng tâm nhằm
bảo đảm BLDS được thi hành thống nhất, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả
trên phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2017.
NHỮNG NỘI DUNG MỚI
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự số
91/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Bộ luật dân sự
là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ dân sự; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền
của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ hội nhập quốc tế, ổn

16



định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến
pháp năm 2013 được ban hành.
I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG DỰ ÁN
BỘ LUẬT
1. Mục tiêu
Việc sửa đổi, bổ sung lần này là nhằm xây dựng Bộ luật dân sự
thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng
và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn
các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định
môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp
năm 2013 được ban hành.
2. Quan điểm chỉ đạo
Bộ luật dân sự là một đạo luật có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát triển kinh tế - xã hội mà
còn cả về mặt xây dựng pháp luật. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật
này đã được thực hiện trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau
đây:
a) Thể chế hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền
công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như tư tưởng,
nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa
các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được
ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết số 48 NQ/TW, Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị và đặc biệt là
trong Hiến pháp năm 2013.
b) Sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực
tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật dân sự phát huy được ba vài trò cơ bản
là: (1) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và

bảo đảm quyền dân sự của các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc
bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân
sự, hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; (2) Tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi
17


nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân
sự, góp phần phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
(3) Là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển
các thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c) Xây dựng Bộ luật dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là
luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình
thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm; có tính khái quát, tính dự báo và tính khả thi để một mặt,
bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, mặt khác, đáp ứng được kịp thời sự
phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật dân sự.
d) Bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp
với thự tiễn của pháp luật dân sự, cũng như các giá trị văn hóa, tập quán,
truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinh
nghiệm xây dựng Bộ luật dân sự của một số nước, nhất là các nước có
truyền thống pháp luật tương đồng với Việt Nam.
II. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày
24/11/2015 (sau đây là Bộ luật dân sự 2015) có 689 điều, được bố cục
thành 6 phần, 27 chương với những nội dung cơ bản sau đây:
- Phần thứ nhất “Quy định chung” (Điều 1 - Điều 157), quy định

về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, áp dụng
Bộ luật dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật; xác lập,
thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, địa vị pháp lý của chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn và thời
hiệu.
- Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản”
(Điều 158 - Điều 273), quy định nguyên tắc căn cứ xác lập, thực hiện
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản; giới hạn quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản;
chiếm hữu; quyền sở hữu; quyền đối với bất động sản liền kề, quyền
hưởng dụng, quyền bề mặt.
- Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” (Điều 274 - Điều 608), quy
định về căn cứ phát sinh, thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự, biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp
đồng; một số hợp đồng thông dụng; hứa thưởng và thi có giải; thực hiện
18


công việc không có ủy quyền; nghĩa vụ hoàn trả cho chiếm hữu, sử dụng
tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Phần thứ tư “Thừa kế” (Điều 609 - Điều 662), bao gồm quy định
chung về kế thừa, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh
toán và phân chia tài sản.
- Phần thứ năm “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài” (Điều 663 - Điều 687), bao gồm quy định chung, pháp
luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân, đối với quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân có yếu tố nước ngoài.
- Phần thứ sáu “Điều khoản thi hành” (Điều 688 và Điều 689),
quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

III. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
1. Về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự (Điều 1)
Trên cơ sở kế thừa và phát triển, Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn xác
định phạm vi điều chỉnh là “quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý
vê cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ vê nhân thân
va tai sản của cá nhân, pháp nhân trong” quan hệ dân sự như Bộ luật
dân sự 2005. Nhưng quan điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 là xác định
quan hệ dân sự là gì; đó là quan hệ được hình thanh trên cơ sở bình
đẳng, tự do ý chí, độc lập vê tai sản va tự chịu trách nhiệm.
Hay nói cách khác là Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ đặc
trưng của quan hệ dân sự là:
- Các chủ thể bình đẳng khi tham gia quan hệ dân sự, những quan
hệ nào không mang tính bình đẳng của các chủ thể không phải là quan
hệ dân sự;
- Khi tham gia quan hệ dân sự các chủ thể tự do ý chí, có quyền
tham gia hoặc không tham gia quan hệ đó;
- Chủ thể có quyền độc lập đối với tài sản;
- Chủ thể tham gia quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm về hành
vì của mình.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×