Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Văn kiện chương trình nước sạch 21 tỉnh Miền núi phía bắc, Tây nguyên và nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.07 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
Bộ NN&PTNT ..........................................................................................................................7
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn................................................................................7
BCC............................................................................................................................................7
Truyền thông thay đổi hành vi................................................................................................7
Bộ KHĐT...................................................................................................................................7
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.............................................................................................................7
Bộ TC.........................................................................................................................................7
Bộ Tài chính...............................................................................................................................7
CTMTQG3................................................................................................................................7
Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh nông thôn 3...................................7
CPVN.........................................................................................................................................7
Chính phủ Việt Nam.................................................................................................................7
CLĐTQG...................................................................................................................................7
Chiến lược đối tác quốc gia......................................................................................................7
CSGN.........................................................................................................................................7
Chỉ số liên hệ với giải ngân.......................................................................................................7
CNTT.........................................................................................................................................7
Cấp nước tập trung...................................................................................................................7
Chính phủ Việt Nam.................................................................................................................7
Vệ sinh toàn xã..........................................................................................................................7
Chỉ số giải ngân.........................................................................................................................7
GDTT.........................................................................................................................................7
Giáo dục truyền thông..............................................................................................................7
Giám sát và đánh giá................................................................................................................7
HVS............................................................................................................................................7
Hợp vệ sinh................................................................................................................................7
Hiệp hội phát triển quốc tế.......................................................................................................7
Thông tin, Giáo dục và Truyền thông.....................................................................................7
Nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.............................................................................................7
KHHĐ........................................................................................................................................7


Kế hoạch hành động.................................................................................................................7
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam................................................................................................7
KTXH.........................................................................................................................................7
1


Kinh tế xã hội............................................................................................................................7
MTQG........................................................................................................................................7
Muc tiêu quốc gia......................................................................................................................7
MNPB-TN-NTB........................................................................................................................7
Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung bộ...................................................................7
MTTNK.....................................................................................................................................7
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ............................................................................................7
NHTG.........................................................................................................................................7
Ngân hàng hế giới......................................................................................................................7
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.........................................................................7
NTHVS.......................................................................................................................................7
Nhà tiêu hợp vệ sinh.................................................................................................................7
NCERWASS..............................................................................................................................7
Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.......................................7
NHCSXH...................................................................................................................................7
Ngân hàng chính sách xã hội....................................................................................................7
NSVSNTNSVSNT.....................................................................................................................7
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội..........................................................................................7
Mục tiêu phát triển dự án/Chương trình................................................................................7
Trung Tâm Nước Sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh...........................................7
QLVH.........................................................................................................................................7
Quản lý vận hành......................................................................................................................7
Rửa tay bằng xà phòng.............................................................................................................7
Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn.........................................8

Sổ tay thực hiện Chương trình................................................................................................8
TĐHV.........................................................................................................................................8
Tác động hành vi.......................................................................................................................8
Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh...............................................................................................8
Ủy ban Dân tộc..........................................................................................................................8
VSMTNT...................................................................................................................................8
Vệ sinh môi trường...................................................................................................................8
VIHEMA....................................................................................................................................8
Cục quản lý môi trường y tế....................................................................................................8
I. Thông tin cơ bản về Chương trình......................................................................................9
2


1.1. Tên Chương trình: ...............................................................................................................9
1.2. Tên Nhà tài trợ: ...................................................................................................................9
1.3. Cơ quan chủ quản đề xuất Chương trình: ..........................................................................9
1.4. Các cơ quan chủ quản tham gia Chương trình:....................................................................9
1.5. Chủ Chương trình:...............................................................................................................9
1.6. Thời gian dự kiến thực hiện Chương trình: .........................................................................9
1.7. Địa điểm thực hiện: ...........................................................................................................10
II. Bối cảnh và Sự cần thiết của Chương trình ...................................................................10
2.1. Sự phù hợp và các đóng góp của Chương trình vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương..................................10
2.2. Mối quan hệ của Chương trình với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết
các vấn đề có liên quan.............................................................................................................13
2.2.1. Đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh nông thôn 3
(CTMTQG3) và sự hỗ trợ liên quan...............................................................................................................13
2.2.2. Các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn.........................................................16
2.2.3. Đánh giá thực hiện Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả
(Chương trình PforR)....................................................................................................................................17


2.3. Sự cần thiết của Chương trình và những vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ Chương
trình...........................................................................................................................................19
III. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ.................................................................................................21
3.1. Tính phù hợp của mục tiêu Chương trình với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà
tài trợ.........................................................................................................................................21
3.2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư
vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ...............................................................................22
3.3. Các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ và và khả năng đáp ứng của Việt Nam...............24
IV. Mục tiêu của Chương trình.............................................................................................24
4.1. Mục tiêu tổng quát của Chương trình................................................................................24
4.2. Mục tiêu cụ thể của Chương trình......................................................................................24
(Giá trị kết quả phân bổ theo các tỉnh là số tối thiểu và có thể thay đổi trong quá trình
thực hiện chương trình, đảm bảo tổng số kết quả theo mục tiêu không thay đổi)...........26
V. Mô tả Chương trình ..........................................................................................................26
5.1. Nội dung hoạt động của Chương trình ..............................................................................27
5.1.1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn........................................................................................28
5.1.2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn............................................................................................37
5.1.3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương
trình...............................................................................................................................................................39

5.2. Dự kiến kết quả đạt được ..................................................................................................42
3


5.2.1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn........................................................................................42
5.2.2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn............................................................................................43
5.2.3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương
trình...............................................................................................................................................................43


5.3. Các phương án thiết kế công trình.....................................................................................44
5.3.1. Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn........................................................................................44
5.3.2. Hợp phần 2: Vệ sinh nông thôn ...........................................................................................59
5.3.3. Hợp phần 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương
trình...............................................................................................................................................................59

VI. Đối tượng thụ hưởng:.......................................................................................................81
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp...............................................................................................81
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp..............................................................................................81
VII. Các giải pháp thực hiện Chương trình........................................................................82
7.1. Phương án chung giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng
(nếu có).....................................................................................................................................82
7.2. Các phương án thiết kế kiến trúc đối với các công trình trong đô thị và công trình có yêu
cầu kiến trúc (nếu có)................................................................................................................82
7.3. Phương án khai thác và sử dụng kết quả của Chương trình...............................................82
7.3.1. Đối với công trình cấp nước.................................................................................................82
7.3.2. Đối với công trình vệ sinh trong trường học........................................................................82
7.3.3. Đối với công trình vệ sinh trong các hộ gia đình..................................................................83

VIII. Kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình..........................................83
8.1. Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện trước............................................................83
8.2.Kế hoạch tổng thể và chi tiết thực hiện Chương trình năm đầu tiên...................................84
8.2.1. Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình.........................................................................84
8.2.2. Kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình năm đầu tiên.....................................................88

8.3. Kế hoạch giám sát, đánh giá .............................................................................................88
8.3.1. Các nôị dung cần được giám sát, đánh giá ..........................................................................88

8.3.2. Các đơn vị thực hiện và phương pháp, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá..................89
IX. Đánh giá tác động của Chương trình.............................................................................89

9.1. Hiệu quả kinh tế-tài chính và hiệu quả xã hội; đánh giá tác động môi trường, các rủi ro và
tính bền vững của Chương trình sau khi kết thúc.....................................................................89
9.2. Cơ chế theo dõi và đánh giá kết quả tác động của Chương trình.......................................90
X. Tổ chức quản lý thực hiện Chương trình .......................................................................90
10.1. Cấp Trung ương: .............................................................................................................90
10.2. Cấp Tỉnh..........................................................................................................................92
11.1. Tổng vốn của Chương trình ............................................................................................93
11.2. Xác định vốn cho các Hợp phần......................................................................................93
4


11.3. Xác định vốn cho các bộ, ngành và địa phương..............................................................96
XII. Cơ chế tài chính trong nước đối với Chương trình.....................................................97
12.1. Căn cứ pháp lý để xác định cơ chế tài chính của Chương trình: ....................................97
12.2. Cơ chế tài chính...............................................................................................................98
12.2.1. Đối với Hợp phần 1: Cấp nước nông thôn.........................................................................98

12.2.2. Đối với Tiểu Hợp phần 2- Hợp phần 1, Hợp phần 2 và 3.............................................99
12.3. Quản lý tài chính............................................................................................................100
12.4. Lập kế hoạch tài chính...................................................................................................101
12.5. Hướng dẫn giải ngân......................................................................................................102
12.6. Quy trình giải ngân, chuyển vốn Khoản vốn vay của NHTG và quản lý tài chính của
Chương trình:..........................................................................................................................103
12.6.1. Thủ tục rút vốn tạm ứng và theo kết quả về tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam:....................................................................................................................................................103

12.6.2. Thủ tục mở tài khoản và rút vốn về tài khoản nguồn vốn vay NHTG tại kho bạc nhà
nước trung ương và kho bạc nhà nước tỉnh:...........................................................................104
12.6.3.Thủ tục rút vốn từ tài khoản nhánh vốn vay NHTG tại kho bạc trung ương và kho bạc
tỉnh:.........................................................................................................................................104

XIII. Các hoạt động thực hiện trước...................................................................................105
13.1. Sau khi Đề cương Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.......................105
13.2. Sau khi Văn kiện Chương trình được phê duyệt............................................................106

5


PHỤ LỤC BẢNG
Biểu 1.1. Kết quả chương trình MTQG NS và VSMTNT giai đoạn 2011-2014................14
Biểu 4.1: Mục tiêu cho các tỉnh..............................................................................................25
Bảng 5.2: Tổng hợp lựa chọn giá trị thông số kỹ thuật chính trong thiết kế cấp nước....49
Biểu 8.1: Kế hoạch triển khai.................................................................................................84
Biểu 8.2. Kế hoạch thực hiện các Chỉ số giải ngân DLI......................................................84
Biểu 8.3. Kế hoạch các hoạt động..........................................................................................86
Biểu 8.5. Kế hoạch các hoạt động năm đầu tiên...................................................................88
Biểu 10.1: Khái toán kinh phí chương trình.........................................................................94
Biểu 11.2: Vốn các Bộ ngành và địa phương........................................................................96

6


Danh mục từ viết tắt
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BCC

Truyền thông thay đổi hành vi


Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ TC

Bộ Tài chính

CTMTQG3

Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh nông thôn 3

CPVN

Chính phủ Việt Nam

CLĐTQG

Chiến lược đối tác quốc gia

CSGN

Chỉ số liên hệ với giải ngân

CNTT

Cấp nước tập trung

CPVN


Chính phủ Việt Nam

CWS

Vệ sinh toàn xã

DLI

Chỉ số giải ngân

GDTT

Giáo dục truyền thông

GS&ĐG

Giám sát và đánh giá

HVS

Hợp vệ sinh

IDA

Hiệp hội phát triển quốc tế

IEC

Thông tin, Giáo dục và Truyền thông


IHSL

Nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KTNN

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

KTXH

Kinh tế xã hội

MTQG

Muc tiêu quốc gia

MNPB-TN-NTB

Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung bộ

MTTNK

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

NHTG


Ngân hàng hế giới

NSVSNT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

NTHVS

Nhà tiêu hợp vệ sinh

NCERWASS

Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NSVSNTNSVSNT Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
PDO

Mục tiêu phát triển dự án/Chương trình

PCERWASS

Trung Tâm Nước Sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh

QLVH

Quản lý vận hành


RTXP

Rửa tay bằng xà phòng
7


RB-SupRSWS

Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn

STTH

Sổ tay thực hiện Chương trình

TĐHV

Tác động hành vi

TTYTDP Tỉnh

Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh

UBDT

Ủy ban Dân tộc

VSMTNT

Vệ sinh môi trường


VIHEMA

Cục quản lý môi trường y tế

8


VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ

I. Thông tin cơ bản về Chương trình
1.1. Tên Chương trình:
Mở rộng Quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (sau đây gọi
tắt là Chương trình).
1.2. Tên Nhà tài trợ:
Ngân hàng Thế giới (NHTG)
1.3. Cơ quan chủ quản đề xuất Chương trình:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT).
1.4. Các cơ quan chủ quản tham gia Chương trình:
1.4.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) là cơ quan chủ
quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối chung thực hiện Chương trình.
- Địa chỉ liên hệ: Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại/Fax: 04.38468160/04.38454319
1.4.2. Bộ Y tế là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối chung
thực hiện Hợp phần Vệ sinh nông thôn và thay đổi hành vi về vệ sinh.
- Địa chỉ liên hệ: Số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3736 7169, Fax: 04.3736 8394
14.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý,
điều phối chung thực hiện cấp nước và vệ sinh trường học.

- Địa chỉ liên hệ: 35 Đại Cồ Việt, Hà Nội
- Điện thoại, Fax: 043 8694029
1.4.4. UBND 21 tỉnh MNPB-TN-NTB là cơ quan chủ quản các hoạt động thành
phần thuộc Chương trình trên địa bàn của tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng,
Ninh Thuận và Bình Thuận).
1.5. Chủ Chương trình:
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT)
1.6. Thời gian dự kiến thực hiện Chương trình:
9


Bắt đầu năm 2016 và kết thúc ngày 31/7/2021
1.7. Địa điểm thực hiện:
Chương trình triển khai tại 21 tỉnh MNPB-TN-NTB (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng
Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận).
II. Bối cảnh và Sự cần thiết của Chương trình
2.1. Sự phù hợp và các đóng góp của Chương trình vào chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa
phương
Việt Nam có tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ấn tượng trong hai mươi lăm
năm qua. Tỷ lệ nghèo chung của quốc gia vào năm 2012 là 9,6 %, tuy nhiên con số
này không thể hiện chênh lệch giữa các vùng. Tỷ lệ nghèo 1 của hai khu vực chậm phát
triển bao gồm khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên tương ứng là 23,8% và
17,8%2. Ngoài chênh lệch giữa các vùng, còn có chênh lệch đáng kể về mức nghèo
giữa các nhóm đa số người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS). Thu nhập bình
quân của các hộ DTTS chỉ tương đương một phần sáu mức thu nhập bình quân quốc

gia3. Tiến độ chậm hơn về kết quả của các nhóm DTTS cũng phản ánh trong dinh
dưỡng và giáo dục.
Để giải quyết vấn đề vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức
khỏe người dân, cần tăng cường sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của xã
hội trong đó các cơ quan quản lý nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Ngày 19 tháng 6
năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy
ngày 02 tháng 7 hàng năm là ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Chỉ
thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển
khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân với các nhiệm vụ, chỉ
tiêu cụ thể cho các cấp, các ngành.
Để duy trì tính bền vững của các Mục tiêu thiên niên kỷ đã đạt được, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 về việc thực hiện các Mục tiêu
thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế, tại Mục 4 điểm đ về vệ sinh môi trường đã chỉ rõ:
(i)Lồng ghép nhiệm vụ thực hiện về vệ sinh môi trường vào nội dung hoạt động của
Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Chương trình mục tiêu
quốc gia về nông thôn mới và các chương trình khác có liên quan; (ii)Tăng cường các
hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, vận động người dân đầu tư xây dựng nhà tiêu
hợp vệ sinh, chấm dứt đi tiêu bừa bãi; (iii)Xây dựng các mẫu nhà tiêu phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của từng vùng, miền, ưu tiên phát triển các mô
1

Đánh giá so với ngưỡng 570 ngàn đồng cho khu vực nông thôn

2

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê năm 2012.

3

Báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho Bộ LĐTBXH, 2013.


10


hình nhà tiêu vệ sinh có cho phí thấp để vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu;
có các biện pháp can thiệp phù hợp và tập trung nguồn lực cho vùng có tỷ lệ nhà tiêu
thấp (vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long).
Ngày 8/4/2014, Việt Nam tham dự Hội nghị cao cấp lần 3 về Nước và Vệ sinh
cho mọi người tại Washington DC, Hoa Kỳ và ký tuyên bố cam kết đến năm
2025 chấm dứt đi tiêu bừa bãi. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được
tiến bộ lớn trong tăng trưởng độ bao phủ cấp nước và vệ sinh môi trường. Theo
Chương trình Giám sát chung, tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn là
67%, với tỷ lệ phóng uế bừa bãi hiện ở mức 2% và tỷ lệ tiếp cận nước sạch cải
thiện là 84% tính chung trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa
các vùng có nhiều người DTTS và phần còn lại của Việt Nam vẫn rất lớn. Ở các
khu vực MNPB - TN, khoảng 21% dân số nông thôn phóng uế bừa bãi, tỷ lệ
này lên tới 31% đối với DTTS; 39% (47% đối với DTTS) có nhà vệ sinh chưa
hợp vệ sinh4. Ngoài ra, 27% người dân nông thôn tại các khu vực MNPB - TN
không được tiếp cận nước hợp vệ sinh và rất nhiều công trình cấp nước được
lắp đặt nhưng không còn hoạt động - phần lớn là do bảo dưỡng kém (tỷ lệ công
trình hoạt động chưa hiệu quả chiếm tỉ lệ cao, trên 50%).
Kết quả khảo sát tại một số khu vực cho thấy chỉ có 13% và 15% người dân
rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tỷ lệ này còn thấp
hơn đối với các hộ gia đình nghèo, các khu vực miền núi phía Bắc và các dân
tộc thiểu số.5
Thiếu tiếp cận các dịch vụ cơ bản và hành vi vệ sinh nghèo nàn dẫn tới tỷ lệ
mắc tiêu chảy6 và nhiễm giun sán7 cao, đây là nguyên nhân nhiễm bệnh đứng thứ hai ở
các vùng miền núi phía Bắc8. Minh chứng gần đây cho thấy chứng tiêu chảy và đường
ruột mãn tính do môi trường ở trẻ em có mối liên hệ với thiếu điều kiện vệ sinh và có
tác động lớn tới phát triển tuổi thơ của trẻ; 41% trẻ em DTTS dưới 5 tuổi bị thấp còi 9.

Một đứa trẻ 5 tuổi sống trong một cộng đồng có điều kiện vệ sinh không được cải
thiện thấp hơn 3,7cm so với một đứa trẻ sống ở cộng đồng nơi tất cả mọi người sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động
và phát triển nhận thức trong tương lai của đứa trẻ. Như vậy, việc giải quyết dứt điểm
tình trạng phóng uế bừa bãi, các hộ gia đình trong cộng đồng đều có nhà tiêu hợp vệ
sinh và sử dụng đúng cách là điều quan trọng cần được đề cập.
2.2 Sự cần thiết của Chương trình
4

Theo định nghĩa của Bộ Y tế về vệ sinh

5

Bộ YT, UNICEF. 2007. Tóm tắt: Khảo sát cơ sở cấp quốc gia về Tình hình thực hiện vệ sinh và vệ sinh môi
trường ở Việt Nam. Hà Nội: Bộ YT và UNICEF.
6

Cục Y tế Dự phòng – 2009

7

WHO 2007

8

Các góc độ về quản lý tiêu chảy ở trẻ em và việc sử dụng dịch vụ y tế của các cán bộ chăm sóc y tế DTTS ở Việt
nam, Rheinlander 2011
9

2014 Báo cáo tăng trưởng Việt Nam


11


Bảo đảm tăng trưởng đồng đều ở Việt Nam, trong những năm tới sẽ cần sự tập
trung một cách bền vững vào giảm nghèo nông thôn và tăng cường tiếp cận các dịch
vụ cơ bản ở nông thôn bao gồm tiếp cận đủ điều kiện sinh hoạt vệ sinh và hành vi vệ
sinh phù hợp.
Để thực hiện chiến lược này, kể từ năm 2001, Chương trình Mục tiêu Quốc gia
(CTMTQG) Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai với mục tiêu
đề ra là đến năm 2020, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh; đảm bảo ít nhất 90% các công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững gắn
với mô hình quản lý hiệu quả; giảm 5% thất thoát nước ở hệ thống cung cấp nước tập
trung; 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. CTMTQG3 được thực
hiện từ năm 2012 đến 2015, với mục tiêu đến hết năm 2015 85% dân số nông thôn
được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó 45% đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước theo
QCVN 02: 2009/BYT; 65% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 100% trạm y tế và
trường học xã (không bao gồm các trường vệ tinh) có công trình cấp nước và nhà tiêu
hợp vệ sinh.
Tuy nhiên theo số liệu đánh giá mới nhất 10 cho thấy mức độ đạt được giữa các
tỉnh có khác biệt lớn, các tỉnh đạt chỉ số thấp nằm ở khu vực miền núi và vùng nghèo.
Riêng khu vực MNPB –TN –NTB độ bao phủ nước hợp vệ sinh mới đạt 83%; độ bao
phủ nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 48,5%; các tỉnh Nam Trung bộ tuy có độ bao phủ
nước hợp vệ sinh (trên 87%) song do đặc thù riêng của điều kiện khí hậu nên vào mùa
khô lại gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước. Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
công văn vào tháng 7/2014 khẳng định rằng hỗ trợ của Chính phủ đối với các hoạt
động thuộc CTMTQG3 sẽ được tiếp tục trong giai đoạn 2016-2020 trong đó Bộ
NNPTNT sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm chính.
Trong lĩnh vực Giáo dục: tính đến nay tỉ lệ trường học có công trình NS và nhà
tiêu HVS mới chỉ đạt xấp xỉ 91% và ước đến cuối năm 2015 chỉ đạt 94%. Thực tế, còn

rất nhiều tỉnh có tỉ lệ thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là các vùng miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên, vùng nông thôn. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2014, khu vực
miền núi phía Bắc có tỉ lệ trường học có công trình NS, nhà tiêu hợp vệ sinh (sau đây
gọi tắt là trường học vệ sinh) là 75% và khu vực Tây Nguyên là 89%. Việc chưa có
một hệ thống thông tin báo cáo và đánh giá đầy đủ, số liệu vẫn dựa trên cơ sở báo cáo
của các Sở Giáo dục và Đào tạo dẫn đến kết quả thống kê có khác biệt lớn so với thực
tế khảo sát tại một số địa bàn.
Như vậy, so với mặt bằng chung của các vùng trên cả nước, nhóm các tỉnh
thuộc khu vực có nguy cơ tụt hậu về duy trì và triển khai các chỉ tiêu của CTMT tập
trung vào các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ
nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất cũng như có nhóm dân số nghèo nhất và dễ
tổn thương nhất của Việt Nam.
Để đảm bảo tính bền vững của Chương trình MTQG, bên cạnh việc tiếp tục ưu
tiên cao về vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương, vốn tín dụng ưu đãi cho
10

TCTL- báo cáo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện CT MTQG về NS và VSMT

12


Chương trình hàng năm cũng như tranh thủ thu hút vận động nguồn hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế, cần phải thực hiện tốt vấn đề hoàn chỉnh thể chế, chính sách cũng như
tăng cường năng lực thực hiện ở các cấp, sự cam kết của các cấp chính quyền, nhất là
cấp cơ sở, đồng thời tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và cả cộng đồng.
Do vậy cần thiết phải triển khai một Chương trình hỗ trợ có tính đột phá và
tổng hợp về các mặt thuộc lĩnh vực NS và VSMT cho khu vực này.
Chương trình mở ra sẽ tạo nên sự đột phá về Truyền thông thay đổi hành vi
(BCC) vệ sinh nhằm cải thiện thói quen rửa tay với xà phòng, chấm dứt phóng uế bừa

bãi và tăng cường sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Tăng cường tiếp cận bền vững với nước sạch và tăng độ bao phủ nước hợp vệ
sinh ở khu vực nông thôn miền núi và DTTS thông qua việc thay đổi sâu sắc về nhận
thức và tiếp cận của các cấp, các ngành đặc biệt là cộng đồng trong các khâu đầu tư và
quản lý;
Hoàn thiện chính sách và thể chế, tăng cường năng lực của các tổ chức cấp
trung ương và địa phương. Xây dựng và áp dụng các sáng kiến/mô hình mới, phù hợp
và bền vững với điều kiện vùng miền; đặc biệt tại khu vực nông thôn miền núi, thúc
đẩy vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của người DTTS; kinh phí từ Chương trình
sẽ giúp các tỉnh triển khai được tốt công tác truyền thông vận động cộng đồng về vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường;
Xây dựng và triển khai một chương trình vận động chính sách cấp tỉnh và quốc
gia dành cho các cán bộ công chức Nhà nước và những người có tầm ảnh hưởng trong
cộng đồng; tăng cường nhận thức của các cấp chính trị về tầm quan trọng của vệ sinh
nông thôn, đưa mục tiêu xóa bỏ phóng uế bừa bãi vào các tiêu chí phát triển kinh tế xã hội và tăng cường tài trợ cho lĩnh vực này.
2.2. Mối quan hệ của Chương trình với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ
trợ giải quyết các vấn đề có liên quan
2.2.1. Đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh
nông thôn 3 (CTMTQG3) và sự hỗ trợ liên quan
CTMTQG giai đoạn 3 (2012-2015) đã tăng cường trọng tâm vào tính bền vững
của các hệ thống cấp nước, các hoạt động Thông tin Giáo dục Truyền thông (GDTT)
và đưa vệ sinh thành nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình. Mục tiêu của Chương
trình đặt ra vào năm 2015 có 85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh, trong
đó 45% đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 02: 2009/BYT; 65% hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 100% trạm y tế và trường học xã (không bao gồm các
trường vệ tinh) có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.
a/Kết quả thực hiện Chương trình
Sau khi được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 366/QĐ-TTg, ngày
31/3/2012; với sự nỗ lực của các địa phương, sự chỉ đạo của các Bộ, ngành ở trung
13



ương và sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, ước kết quả thực hiện Chương trình đến
năm 2014 như sau:

Biểu 1.1. Kết quả chương trình MTQG NS và VSMTNT giai đoạn 2011-2014
Mục tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

- Luỹ tích tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng
nước HVS

%

84

84

- Số người dân nông thôn được sử dụng nước
HVS tăng thêm trong 3 năm

người

4.200.000


4.200.000

- Luỹ tích tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử
dụng nhà tiêu HVS

%

63

63

- Số hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu
HVS tăng thêm trong 3 năm

hộ

1.440.000

1.440.000

- Luỹ tích tỷ lệ trạm y tế có công trình cấp
nước và nhà tiêu HVS

%

92

92

- Luỹ tích tỷ lệ trường học có công trình cấp

nước và nhà tiêu HVS

%

90

89

Như vậy, cho tới nay CTMTQG3 đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề
ra; tuy nhiên mức độ đạt được giữa các tỉnh có khác biệt lớn, với hầu hết các tỉnh đạt
được chỉ số thấp nằm ở khu vực miền núi và vùng nghèo, vùng có đặc thù riêng về
điều kiện khí hậu.
Theo kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng các hệ thống cấp nước ở 53
tỉnh/thành phố mới nhất do NCERWASS cho thấy chỉ có 33% trong số các hệ thống
cấp nước đang hoạt động bền vững, trên 26% số hệ thống cấp nước hoàn toàn không
được sử dụng hoặc vận hành rất kém. Riêng ở khu vực Tây Nguyên và miền núi phía
Bắc đại đa số (chiếm tới gần 90%) là các công trình cấp nước tập trung dạng tự chảy
với nguồn nước từ các khe, mạch lộ và sông suối, năng lực cấp trung bình trên dưới
100 hộ đến 200 hộ dân nên chỉ có 15-23% số hệ thống cấp nước hoạt động bền vững
và 33-48% số hệ thống cấp nước vận hành rất kém hoặc không hoạt động.
Khảo sát của Bộ Y tế, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy, rất nhiều trường
học ở vùng miền núi và nông thôn không có hoặc không đủ nhà vệ sinh và các nhà vệ
sinh ở trong tình trạng thiếu nước sạch, hư hỏng và không hợp vệ sinh. Nhiều nơi có
nhà vệ sinh nhưng không được sử dụng, có nơi lại không đáp ứng được số lượng học
sinh dẫn đến việc quá tải và mất vệ sinh.
Hiện nay, rất nhiều trường học coi công trình vệ sinh là công trình phụ nên
chưa quan tâm bố trí kinh phí thường xuyên cho công tác giữ gìn vệ sinh và bảo quản
14



các công trình này. Nhiều trường học do điều kiện khó khăn nên không thể thuê nhân
lực cho công tác này, chủ yếu là tự quản. Việc xã hội hóa công tác này hiện chưa có
các quy định và hướng dẫn cụ thể nên các trường chưa thể triển khai được và vẫn phải
phụ thuộc vào điều kiện của trường hoặc bỏ ngỏ.
Nhìn chung, các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, trường
học, trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đạt được theo dự kiến từng
năm một phần là do các địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa xây dựng và nhân
rộng kịp thời các mô hình phù hợp, chưa cân đối đủ nguồn lực. Bên cạnh đó nhận thức
của người dân cũng cần phải được nâng cao…
b/Đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội và cơ chế quản lý của Chương trình
b.1. Hiệu quả kinh tế
- Giảm gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân
vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi.
- Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử
dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả
tích cực cho phát triển kinh tế và xã hội.
- Việc người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ
sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các
bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả,
phụ khoa…và một số bệnh thường gặp, nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí
khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân.
b.2. Hiệu quả xã hội
- Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an
toàn và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng
đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.
- Góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và
bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng
bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và
đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự

do ở các vùng khan hiếm nước.
- Chương trình cấp nước sạch nông thôn góp phần nâng cao sức khoẻ của người
dân và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và
vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới.
b.3. Cơ chế quản lý và điều hành của Chương trình
Các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập và chưa đủ mạnh để thu hút sự tham
gia của các thành phần kinh tế, bao gồm khu vực tư nhân, làm chậm tiến trình xã hội
hóa. Thị trường vệ sinh chưa phát triển, đặc biệt ở những nơi cần nhất là vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc.
15


Năng lực quản lý điều hành ở các cấp đặc biệt ở các địa phương còn hạn chế
làm giảm hiệu lực và hiệu quả thực hiện các chính sách của Chính phủ. Những đối
tượng này phải được đào tạo và hỗ trợ để nâng cao năng lực trong việc triển khai các
hoạt động liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là kỹ năng
truyền thông vận động cộng đồng xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực
hành tốt các hành vi vệ sinh cá nhân. Các giải pháp về tài chính, kỹ thuật về cấp nước
và vệ sinh hộ gia đình đơn giản, giá thành hạ chưa được khuyến khích áp dụng, nhất là
đối với nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.
Hệ thống thu thập, báo cáo thống kê và quản lý dữ liệu về nước sạch và vệ sinh
môi trường trên phạm vi toàn quốc còn có hạn chế, không đồng nhất và độ tin cậy
chưa cao.
Quản lý chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức.
Các công trình cấp nước, vệ sinh trong trường học, trạm y tế chưa có tính bền vững,
đặc biệt trong vấn đề sử dụng và bảo quản.
Xã hội hóa thúc đẩy nhà tiêu hộ gia đình và vệ sinh cá nhân: Tăng cường hợp
tác công tư và phát triển thị trường vệ sinh. Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển thị trường vệ sinh/nhà tiêu giá rẻ phù hợp với từng vùng miền và tập quán của
người dân; Hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp vệ sinh.

Đưa chỉ tiêu vệ sinh vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Lồng ghép vấn đề vệ sinh vào các chương trình, dự án có liên quan.
c/ Đánh giá về tính bền vững của Chương trình
Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT là một Chương trình mang tính
nhân văn sâu sắc thể hiện bởi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hưởng ứng tích
cực của người dân, sự hỗ trợ của quốc tế. Vì vậy, hiệu quả bền vững của Chương trình
được đảm bảo từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch đến triển khai thực hiện từ Trung ương
đến địa phương.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững của Chương trình, bên cạnh việc tiếp tục
ưu tiên cao về vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương, vốn tín dụng ưu đãi
cho Chương trình hàng năm cũng như tranh thủ thu hút vận động nguồn hỗ trợ từ các
tổ chức quốc tế, còn cần phải đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như tăng
cường năng lực thực hiện ở các cấp, sự cam kết của các cấp chính quyền, nhất là cấp
cơ sở, đồng thời tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các
cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả cộng đồng.
2.2.2. Các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn
Trên địa bàn 21 tỉnh có một số chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện
như: i) nguồn vốn hỗ trợ từ DFAT (Úc), DANIDA (Đan Mạch), Vương Quốc Anh
(DFID) và Chính phủ Hà Lan cho CTMTQG Nước sạch và Vệ sinh nông thôn thông
qua cơ chế hòa đồng ngân sách; ii) Chương trình 134 (cấp đất nông nghiệp, đất ở, hệ
thống cấp nước tự chảy và nhà ở cho người nghèo DTTS); iii) Chương trình 135 (Phát
triển kinh tế xã hội cho DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn); iv) Chiến lược tăng trưởng
16


và giảm nghèo toàn diện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/5/2002 nhằm thu
hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm cấp nước sạch giữa các
vùng địa lý và nhóm dân cư khác nhau; v) Các chương trình do JICA tài trợ ở ba tỉnh
Tây Nguyên và 5 tỉnh miền núi phía Bắc; vi) Hỗ trợ kỹ thuật và thí điểm vệ sinh của
UNICEF; vii) Dự án giảm nghèo Tây Nguyên; viii) Dự án giảm nghèo Miền núi phía

Bắc giai đoạn 2; ix) Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học và kinh
nghiệm chuyên môn sâu của Chương trình Nước và Vệ sinh (WSP) của NHTG bao
gồm hỗ trợ hiện tại cho VIHEMA và đặc biệt các bài học từ hỗ trợ kỹ thuật ở tỉnh Hòa
Bình.
Theo đánh giá tại các địa phương khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên,
hiện tại có nhiều chương trình, dự án do các tổ chức NGO triển khai tổ chức thực hiện
(Childfund, SNV, World vision, WSP, Unilver, IDE, PLAN, Unicef, Codespa) với rất
nhiều đầu mục công trình.
Các chương trình, dự án khác trên địa bàn dù nhiều nhưng vốn đầu tư ít lại chủ
yếu tập trung cho giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, giải quyết đất đai, nhà ở; phần
vốn đầu tư cho cấp nước sạch ít, vốn đầu tư cho vệ sinh hầu như không có.
2.2.3. Đánh giá thực hiện Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết
quả (Chương trình PforR)
NHTG đang hỗ trợ CTMTQG3 thông qua Chương trình PforR (2013 - 2017) có
trị giá 200 triệu đôla nhằm tăng tiếp cận nước bền vững và cải thiện công tác lập kế
hoạch, giám sát và đánh giá tại 8 tỉnh (Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Quảng Ninh, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, và Hưng Yên). Các tỉnh này mặc dù có năng lực và thể
chế tốt nhưng vẫn gặp các thách thức về chất lượng nước (chất thải nông nghiệp và asen). Bên cạnh giáo dục vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân, mục tiêu của 8 tỉnh là
cấp nước an toàn cho 1,7 triệu người; nhà vệ sinh hộ gia đình cho 650.000 người.
PforR cũng nghiên cứu giải quyết các yếu kém đã được Chính phủ xác định trong hệ
thống CTMTQG3 hiện tại và lồng ghép các bài học đó vào một CTMTQG có qui mô
rộng hơn. PforR được hỗ trợ bởi một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 8 triệu đô la
để tăng cường năng lực cấp nước và vệ sinh; phần lớn HTKT đã đang góp phần hiệu
quả thiết kế và quản lý. Một số nội dung có thể được tăng cường trong Chương trình
vệ sinh mở rộng bao gồm phương pháp giám sát mới và các tiêu chuẩn được áp dụng.
Qua 2 năm đầu thực hiện PforR đã mang lại tác động tích cực và kết quả tốt
nhưng chương trình vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức chủ yếu là các can
thiệp về thay đổi hành vi do thiếu đầu tư về thúc đẩy vệ sinh.
a. Ưu điểm của chương trình PforR:
- Phương thức tiếp cận theo kết quả đầu ra: là một bước tiến trong việc thay đổi

nhận thức cũng như tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện để đảm bảo các sản phẩm
phải được hoàn thành đúng thời hạn và chất lượng vì liên quan đến việc kinh phí được
giải ngân; cách thức thực hiện theo chương trình cũng làm tăng tính chủ động cho các
đơn vị trong việc triển khai thực hiện, cùng như nâng cao năng lực triển khai.
17


- Phương thức chỉ số liên kết vệ sinh, nước và trách nhiệm liên quan đến sinh kế,
người dân tộc.... Đây là một bước đột phá để đảm bảo các mục tiêu được chú trọng
hoàn thành như nhau, mang đến một kết quả bền vững cho cộng đồng. Thông qua đó,
các cơ quan chính phủ làm đầu mối các hợp phần vệ sinh, nước sạch tăng cường cơ
chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là tại địa phương dẫn đến hình thành một cách thức
làm việc hiệu quả hơn ngay cả khi chương trình kết thúc.
- Hệ thống y tế tại địa phương được tập huấn, tiếp cận thông qua các hoạt động hỗ
trợ từ phía trung ương VIHEMA đã chủ động tiếp cận, tổ chức thực hiện hợp lý để
hoàn thành các chỉ tiêu được giao về vệ sinh.Thông qua Chương trình cho thấy chỉ có
ngành y tế với bộ máy được kiện toàn từ trung ương đến địa phương mới có thể đảm
đương được các nhiệm vụ về vệ sinh hộ gia đình và nơi công cộng với các yêu cầu cao
theo phương thức của PforR.
- Các công trình cấp nước tập trung đưa vào kiểm đếm ở các tỉnh Bộ NN-PTNT
phối hợp với các đơn vị: NCERWASS; Trung tâm Nước sạch các tỉnh cùng với đơn vị
Kiểm toán Nhà nước; Đơn vị tài trợ (NHTG) tiến hành kiểm đếm kết quả các hợp
phần cấp nước nông thôn của chương trình
- Công trình có sự đồng ý tham gia của người dân hưởng lợi;
- Đấu thầu minh bạch;
- Công trình có sự đồng ý tham gia của người dân hưởng lợi;
- Quan tâm đến bền bù, giải phóng mặt bằng;
- Quan tâm đến nhóm DTTS bị ảnh hưởng;
- Đưa ra được các tiêu chí về công trình cấp nước bền vững và xã đạt vệ sinh toàn
xã.

b/. Những kết quả đạt được
Về mục tiêu, tuy có nhiều khó khăn nhưng trong 2 năm đầu, các tỉnh đã đạt kế
hoạch.
Kết quả đạt được các chỉ số theo mục tiêu của chương trình PforR1 như sau:
Năm 2013:
-

DLI1.2 (IHSLs): 14.297/15.000 nhà tiêu HVS xây mới, đạt 95.4%.

-

DLI2.2 (CWS): 170.949/250.000 số người hưởng lợi (68.4%)

-

Kết quả giải ngân: đạt 84% kế hoạch,bằng $8.78 triệu USD từ $10.5 Triệu
USD sẵn có.

Năm 2014:
-

DLI1.3: về số đấu nối mới là 77.030/80.000, đạt 96.3%; trong đó có 2 tỉnh
đạt mức dưới 60,0 % chỉ tiêu đề ra là Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.

-

DLI1.2 (IHSLs): 16.826/15.000 nhà tiêu HVS xây mới, đạt 112.4%.
18



-

DLI2.2 (CWS): 290.548/250.000 số người hưởng lợi đạt 116.5%.

Từ thành công của hai năm đầu thực hiện chương trình PforR1, Chính phủ
mong muốn mở rộng phương pháp tiếp cận mới này ở những khu vực có thể chế yếu
hơn và cần có sự hỗ trợ để tăng diện phủ vệ sinh.
c/Những khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình còn có rất nhiều khó khăn trong
quá trình triển khai thực hiện và những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
của dự án, cụ thể như sau:
- Hiểu biết về Chương trình ở năm đầu tiên còn hạn chế nên quá trình triển khai
gặp nhiều khó khăn.
- Số liệu đầu vào (dựa vào hệ thống GS-ĐG) sai lệch lớn so với thực tế (tới 20%30%) dẫn đến việc khó đạt mục tiêu đề ra.
- Thiết kế chương trình ban đầu thiếu sự vào cuộc của giáo dục và truyền thông.
- Hỗ trợ kỹ thuật từ Trung ương cho các tỉnh PforR triển khai chậm so với yêu cầu.
- Kinh phí năm chuyển về địa phương chậm.
- Thiếu kinh phí hỗ trợ cho Cộng tác viên thôn/bản
- Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh và hấp dẫn để các thành phần tham gia (XHH).
- Hiểu biết về cách thức đánh giá, tiêu chí kiểm đếm các chỉ số GN DLI1.2. DLI2.2
còn hạn chế.
- Việc chọn xã VSTX ngày một khó khăn hơn.
Còn có một số điểm tồn tại xét theo tiêu chí đánh giá của Chương trình cần lưu ý
để rút kinh nghiệm:
-Về đấu nối cấp nước (DLI 1.3): các nguồn nước được lựa chọn cho một số hệ
thống cấp nước có hàm lượng asen cao hơn mức cho phép (0,01 mg/l);
- Về chỉ tiêu liên quan đến công trình VS trong trường học (DLI 2.2) có những vấn
đề như sau: (i) thiếu công trình hợp VS riêng cho giáo viên và học sinh trong các
trường học; (ii) nhiều công trình VS không hoạt động, đặc biệt là tình trạng thiếu công
trình rửa tay, vòi không có nước, hệ thống xả nước bị hỏng; (iii) các công trình xây

mới không được duy trì, bảo dưỡng và không sạch sẽ; (iv) đường xả từ bể phốt thường
xả thẳng ra mặt đất hoặc vào cống lộ thiên không có nắp đậy; (v) môi trường xung
quanh công trình vệ sinh thường không an toàn cho trẻ em (có gạch đá vụn, rác thải ..).
Đây là những điểm rất quan trọng cần được lưu ý rút kinh nghiệm cho triển khai
các nội dung của Chương trình SuRSWS sau này.
2.3. Sự cần thiết của Chương trình và những vấn đề cần giải quyết trong khuôn
khổ Chương trình

19


Nhằm bảo đảm sự tăng trưởng đồng đều ở Việt Nam thông qua sự tập trung
một cách bền vững vào giảm nghèo nông thôn và tăng cường tiếp cận các dịch vụ cơ
bản ở nông thôn bao gồm tiếp cận đủ điều kiện vệ sinh và hành vi vệ sinh phù hợp,
đảm bảo điều kiện NS-VSMT trong trường học cho học sinh, đảm bảo sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt ở các
vùng MNPB- TN- NTB là rất cần thiết như đã nêu tại mục 2.2. Chương trình Mở rộng
Quy mô Vệ sinh và Nước sạch nông thôn (RB-SupRSWS) ở 21 tỉnh MNPB-TN và
NTB trong giai đoạn từ 2016 tới 2020 sẽ được tài trợ bởi NHTG sử dụng phương thức
cho vay Chương trình giải ngân dựa trên Kết quả (PforR). Đây là Chương trình cho
vay PforR thứ hai trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh nông thôn ở Việt Nam. PforR
được thiết kế để đáp ứng sự cần thiết và nhu cầu phát triển, thay đổi từ các quốc gia
vay. Công cụ này đặt trọng tâm trực tiếp hơn về các kết quả cần đạt được thông qua
việc lấy kết quả làm cơ sở để giải ngân. Cách tiếp cận này cũng tập trung vào hỗ trợ
xây dựng năng lực.
Vì mục đích này, NHTG đã tiến hành đánh giá về kỹ thuật, quản lý tài chính,
đấu thầu, quản trị, môi trường và xã hội của các hệ thống CTMTQG. Các đánh giá
này, mà sẽ được công bố công khai toàn bộ, giúp bảo đảm rằng nguồn tài chính của
Ngân hàng được sử dụng hợp lý, bảo đảm rằng các tác động về mặt xã hội và môi
trường của Chương trình được giải quyết thỏa đáng và xác định những thiếu hụt và

điểm yếu trong các hệ thống của CTMTQG. Những bất cập được xác định trong các
đánh giá này được giải quyết thông qua Kế hoạch Hành động (KHHĐ) của Chương
trình bao gồm các hành động chính cần thực hiện nhằm tăng cường các hệ thống của
CTMTQG. KHHĐ sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh cho các khoản đầu tư
Chương trình từ ngân sách. Bộ NNPTNT hoặc một cơ quan khác phù hợp được Chính
phủ giao nhiệm vụ ban hành hướng dẫn thực hiện KHHĐ của Chương trình, bao gồm
các hành động sau:
a. Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thực hiện Chương trình sẽ triển khai hợp
phần truyền thông thay đổi hành vi của Chương trình tuân theo Sổ tay thực hiện
Chương trình.
b. Các tỉnh tham gia Chương trình sẽ tăng cường tính minh bạch bằng cách duy
trì các cơ sở dữ liệu về (i) khiếu nại và trả lời khiếu nại (ii) người hưởng lợi phản hồi
đối với các cơ quan thực hiện và trả lời các phản hồi đó
c. Đấu thầu sẽ được thực hiện tuân theo quy định của Chính phủ.
d. Kế hoạch và ngân sách sẽ được phê duyệt trước tháng 12 ở tất cả các cấp,
tiền sẽ được chuyển về cấp tỉnh theo phân bổ. UNBD các tỉnh phân bổ ngân sách cho
các cơ quan thực hiện theo hướng dẫn liên bộ và việc phân bổ tuân thủ đúng theo kế
hoạch đã được phê duyệt cho từng ngành. Cụ thể, hành động này cần giải quyết vấn đề
phân bổ thiếu vốn cho các hoạt động vệ sinh và giáo dục truyền thông và thay đổi hà
vi.
e. Bộ NN-PTNT và các tỉnh tham gia Chương trình sẽ cùng xây dựng các
hướng dẫn nhằm bảo đảm sự tham gia hiệu quả và tham vấn với người dân địa
20


phương, bao gồm DTTS và các nhóm người dễ bị tổn thương. Các hướng dẫn này sẽ
hoàn toàn tuân thủ Luật pháp hiện hành của Việt Nam về DTTS thông qua một quy
trình tham vấn tự do, được thực hiện trước, dựa trên thông tin được cung cấp.
Ngoài các hành động trên, CPVN cũng cam kết tuân thủ theo “Hướng dẫn về
phòng chống gian lận và tham nhũng”, trình bày trong phụ lục 9. Cam kết này được

thực hiện nhằm bảo đảm rằng khoản tín dụng sẽ được sử dụng hợp lý và minh bạch vì
mục đích của chương trình nhằm chứng tỏ cam kết của Việt Nam trong công cuộc
phòng chống gian lận và tham nhũng. Cam kết này bao gồm việc thực hiện yêu cầu
thiết lập quyền điều tra.
III. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
3.1. Tính phù hợp của mục tiêu Chương trình với chính sách và định hướng ưu
tiên của nhà tài trợ
Chương trình dựa trên Kết quả sẽ hỗ trợ CPVN đạt được mục tiêu của
CTMTQG, Chương trình kế tiếp và cam kết của CPVN trong việc bảo đảm toàn dân
tiếp cận điều kiện vệ sinh cơ bản hộ gia đình tới năm 2025 ở 21 tỉnh, có hành vi vệ
sinh cá nhân, tiếp cận vệ sinh tụt hậu nhất đóng góp lớn vào việc đạt cam kết nêu trên.
Chương trình tập trung vào cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng
cường và duy trì tiếp cận dịch vụ vệ sinh, cấp nước nông thôn, giảm mạnh tình trạng
phóng uế bừa bãi ở nông thôn tại 21 tỉnh MNPB-TN-NTB. Chương trình cũng sẽ tăng
cường năng lực ở cấp địa phương và cấp Trung ương.
Chương trình đề xuất rất sát với mục tiêu kép của NHTG về giảm nghèo và
thúc đẩy chia sẻ thịnh vượng, cũng như chủ đề bao trùm là tính bền vững. Ở cấp quốc
gia, NSVSNT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các khu vực MNPB - TN
và NTB, cụ thể, tập trung vào DTTS. Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, tăng cường và duy trì tiếp cận dịch vụ vệ sinh và giảm mạnh tình trạng phóng
uế bừa bãi sẽ đáp ứng cả ba trụ cột cũng như hai chủ đề lồng ghép là cải thiện quản trị
và giới trong chiến lược đối tác quốc gia (CLĐTQG). Từ góc độ môi trường và xã hội,
cải thiện hành vi và điều kiện vệ sinh của dân cư nông thôn sẽ làm giảm khả năng mắc
bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Việc đặt ra mục tiêu vào
điều kiện vệ sinh ở các cộng đồng DTTS phát triển chậm dựa trên các kết quả vệ sinh
toàn xã, Chương trình sẽ bảo đảm lồng ghép các nội dung giữa môi trường và xã hội.
Về quản trị, Chương trình được thiết kế nhằm củng cố và tăng cường năng lực các hệ
thống cơ quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của Chính phủ
bằng việc xây dựng các thông lệ tốt về quản lý tài chính, đấu thầu, quản trị, quản lý
môi trường và xã hội. Gánh nặng của điều kiện vệ sinh nghèo nàn thường gây ảnh

hưởng lên phụ nữ và các bé gái, đặc biệt do thiếu các công trình vệ sinh ở trường học.
Về mặt giới, Chương trình sẽ tăng cường theo dõi và báo cáo về mặt giới. Ngoài ra,
CLĐTQG cũng đặt ra tầm quan trọng của vấn đề về khả năng ứng phó đối với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam, tác động của nó đến ngành nước và vệ sinh môi trường.

21


Ở cấp quốc tế, Chương trình sẽ đóng góp trực tiếp vào đạt được mục tiêu phát
triển bền vững sau 2015, bao gồm mục tiêu đạt tiếp cận vệ sinh toàn dân 11. Chiến lược
phát triển KTXH mười năm và kế hoạch PT KTXH năm năm đều đặt ưu tiên cao cho
phát triển nông thôn.
3.2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ
Tới nay chưa có một chương trình đủ lớn và có tính chuyển đổi tập trung vào
thay đổi hành vi vệ sinh và điều kiện vệ sinh ở các khu vực MNPB-TN-NTB và xử lý
vấn đề phóng uế bừa bãi cho người DTTS. Bài học lớn nhất ở Việt Nam và các quốc
gia khác tới nay là việc chấm dứt phóng uế bừa bãi không chỉ dựa trên việc hỗ trợ xây
nhà vệ sinh mà động lực cơ bản đó chính là sự thay đổi hành vi ở cấp cộng đồng và tạo
ra được một thị trường cung cấp nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu. Những yếu tố chính để
đạt được và duy trì thành công, đó là sự lãnh đạo và ý chí chính trị mạnh mẽ ở các cấp
cao nhất từ trung ương tới tỉnh, kết hợp với cam kết hành chính của địa phương. Đây
là một vấn đề quan trọng và việc Việt Nam giải quyết vấn đề này lại càng vô cùng
quan trọng. CTMTQG 3 của Việt Nam đưa ra một phương thức cung cấp dịch vụ
Nước sạch và Vệ sinh nông thôn có quy mô, tuy nhiên hiệu quả của nó lại hạn chế ở
các khu vực MNPB-TN-NTB. Chương trình đề xuất sẽ nhằm vào các khu vực phát
triển chậm này và xây dựng dựa trên các bài học từ hỗ trợ dành cho CTMTQG 3 ở
vùng Đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ chương trình PforR đang thực hiện, bao
gồm nhu cầu mở rộng và tăng cường các hoạt động thúc đẩy vệ sinh và thông tin.
Trong bối cảnh này, dự kiến sẽ có một hỗ trợ kỹ thuật bổ sung do Chương trình

Nước và Vệ sinh của NHTG thực hiện. Nội dung của hỗ trợ kỹ thuật ngoài việc sử
dụng và phát huy các hoạt động của một số dự án chương trình mà NHTG hỗ trợ trong
các ngành khác nhau ở khu vực MNPB – TN-NTB, NHTG sẽ hỗ trợ thông qua việc
trợ giúp của các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực vệ sinh, từ nội bộ NHTG
và từ bên ngoài nhằm giúp thông tin cho quá trình thiết kế và hỗ trợ thực hiện Chương
trình đề xuất.
Ngoài ra, CTMTQG3 hiện đang được hỗ trợ thông qua Chương trình PforR mà
NHTG tài trợ ở tám (8) tỉnh đồng bằng sông Hồng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật do DFAT
tài trợ giúp thông tin để xây dựng Chương trình SupRSWS. Các bài học chính thu
được từ hỗ trợ cho CTMTQG3 ở đồng bằng sông Hồng trong chương trình PforR hiện
tại bao gồm; (i) lồng ghép hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực triển khai vào các Chỉ
số liên hệ với giải ngân (CSGN) nhằm thúc đẩy việc hoàn thành đúng thời hạn - đặc
biệt liên quan tới các hoạt động vệ sinh môi trường và truyền thông; (ii) tăng cường
việc tuân thủ KHHĐ của Chương trình thông qua lồng ghép tuân thủ vào CSGN để
đưa việc tuân thủ thành một điều kiện giải ngân; (iii) cải thiện tính linh hoạt của
Chương trình trong quá trình thực hiện thông qua chuẩn bị cẩn thận Sổ tay thực hiện
Chương trình; (iv) xem xét cẩn thận dòng tiền và yêu cầu tạm ứng trước để có thể đạt
11

WSSC, 2014. Mục tiêu Cấp nước, điều kiện vệ sinh và vệ sinh cá nhân, và các chỉ số cho giai đoạn sau 2015
Bảng tin: Khuyến nghị toàn diện–cập nhật T4/ 2014. Ủy ban Hợp tác Cấp nước và Vệ sinh

22


được kết quả thành công;(v) tầm quan trọng của việc cho phép cả phục hồi/cải tạo và
xây mới công trình trong thiết kế chương trình, song song với hỗ trợ kỹ thuật để xác
định và thực hiện các cách tiếp cận nhằm cải thiện tính bền vững của công trình; (vi)
tầm quan trọng của việc tập trung vào hiện trạng vệ sinh được cải thiện toàn xã và sự
cần thiết phải khuyến khích tính bền vững; (vii) tầm quan trọng của việc đưa các

khuyến khích/phần thưởng cho các tỉnh nhằm tập trung vào những huyện/xã phát triển
chậm hơn trong tỉnh; (viii) lợi ích của việc sử dụng thu thập dữ liệu bằng điện thoại
thông minh và một nền tảng CNTT chia sẻ để cải thiện hoạt động theo dõi và đánh giá.
Việc sử dụng công cụ cho vay PforR nhằm hỗ trợ CTMTQG 3 sẽ tăng thêm giá
trị lớn thông qua:
- Giúp Bộ NNPTNT và Bộ YT có thể tiếp tục lồng ghép hỗ trợ kỹ thuật hiện tại
(do WSP hỗ trợ và chương trình PforR cho đồng bằng sông Hồng đang được triển
khai) nhằm cải thiện thiết kế và thực hiện chương trình ở vùng sâu vùng xa và thông
qua hỗ trợ các đơn vị các cấp thực hiện sẽ trở nên thành thạo với các phương pháp
truyền thông thay đổi hành vi, cập nhật và chia sẻ lợi ích giữa các ngành/lĩnh vực, đặc
biệt là dinh dưỡng.
- Khuyến khích lập kế hoạch và quản lý trên phạm vi toàn tỉnh; chương trình sẽ
hỗ trợ mở rộng diện tiếp cận tới nước sạch, dịch vụ vệ sinh một cách bền vững ở 21
tỉnh và hoạt động lập kế hoạch, báo cáo (đáp ứng tiêu chuẩn như quy định trong Sổ tay
thực hiện) sẽ được đưa vào thành các điều kiện giải ngân trong CSGN.
- Khuyến khích việc sử dụng cách tiếp cận dựa trên kết quả: giải ngân sẽ được
thực hiện dựa trên kết quả thông qua các chỉ số đã được thống nhất trước với Chính
phủ, điều này sẽ tạo ra động lực để cải thiện tính hiệu quả về chi phí và việc lập kết
hoạch thực hiện tốt hơn.
- Do có sự không sẵn sàng đầu tư vào các hoạt động “mềm” như TĐHV và tình
trạng coi vệ sinh là một lĩnh vực có ưu tiên thấp, việc sử dụng công cụ PforR sẽ tạo
động lực để đạt được kết quả liên quan tới truyền thông thay đổi hành vi, bằng cách
đưa việc triển khai chương trình TĐHV và vệ sinh được cải thiện toàn xã thành CSGN
của Chương trình (và mở rộng vệ sinh được cải thiện toàn xã nhằm duy trì tính bền
vững).
- Tăng cường các hệ thống theo dõi, đánh giá, quản lý và các hệ thống của
Chính phủ, thông qua phát huy hỗ trợ kỹ thuật đang được cung cấp trong khuôn khổ
Chương trình PforR đồng bằng sông Hồng – dẫn tới việc đặt mục tiêu tốt hơn và năng
lực được cải thiện.
- Hỗ trợ việc chia sẻ bài học thu được từ các dự án nước sạch và vệ sinh nông

thôn thành công trên toàn cầu.
Lĩnh vực vệ sinh và cấp nước ở các vùng mục tiêu là lý tưởng để thực hiện hỗ
trợ này thông qua công cụ PforR dựa trên kinh nghiệm hiện tại thu được trong chương
trình PforR đang triển khai, dựa trên sự hỗ trợ mạnh mẽ của NHTG trong lĩnh vực này,
23


và quan tâm của Chính phủ đối với việc thu hẹp khoảng cách dịch vụ trong những khu
vực tụt hậu này.
3.3. Các điều kiện ràng buộc của nhà tài trợ và và khả năng đáp ứng của Việt
Nam
Để thực hiện Chương trình này, NHTG yêu cầu Bộ NN-PTNT ban hành hướng
dẫn thực hiện Kế hoạch Hành động của Chương trình, bao gồm:
- Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thực hiện Chương trình sẽ triển khai hoạt
động Truyền thông Thay đổi Hành vi (BCC) của chương trình tuân theo Sổ tay Thực
hiện Chương trình.
- Các Tỉnh tham gia Chương trình sẽ tăng cường tính minh bạch bằng cách duy
trì các cơ sở dữ liệu về (i) khiếu nại và trả lời khiếu nại (ii) người hưởng lợi phản hồi
đối với các cơ quan thực hiện và trả lời các phản hồi đó.
- Đấu thầu sẽ được thực hiện tuân theo quy định mới của Chính phủ.
- Kế hoạch và ngân sách sẽ được phê duyệt trước Tháng 12 ở tất cả các cấp và
tiền sẽ được chuyển về cấp tỉnh theo phân bổ. UNBD các tỉnh phân bổ ngân sách cho
các cơ quan thực hiện theo hướng dẫn liên bộ. Cụ thể, hành động này cần giải quyết
vấn đề phân bổ thiếu vốn cho các hoạt động vệ sinh và IEC/BCC.
- Bộ NN-PTNT và các Tỉnh tham gia Chương trình sẽ cùng xây dựng các
hướng dẫn nhằm bảo đảm sự tham gia hiệu quả và tham vấn với người dân địa
phương, bao gồm DTTS và các nhóm người dễ bị tổn thương. Các hướng dẫn này sẽ
hoàn toàn tuân thủ Luật pháp hiện hành của Việt Nam về DTTS thông qua một quy
trình tham vấn tự do, được thực hiện trước và dựa trên thông tin được cung cấp.
Ngoài các hành động trên, CPVN cam kết tuân thủ theo “Hướng dẫn về Phòng

chống Gian lận và Tham nhũng”. Cam kết này được thực hiện nhằm bảo đảm rằng
khoản tín dụng sẽ được sử dụng hợp lý và minh bạch vì mục đích của Chương trình và
nhằm chứng tỏ cam kết của Việt Nam trong công cuộc phòng chống gian lận và tham
nhũng. Cam kết này bao gồm việc thực hiện Yêu cầu về Thiết lập Quyền Điều tra đã
được thống nhất giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ. Các cam kết trên được trình
bày trong phần Phụ lục 8.
IV. Mục tiêu của Chương trình
4.1. Mục tiêu tổng quát của Chương trình
Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vê sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền
vững nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
và Nam Trung bộ.
4.2. Mục tiêu cụ thể của Chương trình
24


- Đạt số đấu nối cấp nước khoảng: 255.000 đấu nối (với số người hưởng lợi từ
cấp nước khoảng: 1.045.000 người);
- Số xã đạt vệ sinh toàn xã tối thiểu là 680 xã;
- Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình trên 21 tỉnh được xây mới hoặc cải tạo
khoảng: 400.000 cái (trong đó 100.000 nhà tiêu HVS hộ gia đình xây mới được
Chương trình hỗ trợ và 300.000 nhà tiêu HVS được xây mới/cải tạo từ các hoạt động
truyền thông của Chương trình);
- Số công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tại Trường học và Trạm y tế
được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 2.650 công trình. Trong đó, số công trình NS-VS
trường học được xây mới và cải tạo: 1.650 công trình và 1.000 trạm y tế được xây mới
và cải tạo trong phạm vi 21 tỉnh; Phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% các
trường học và Trạm y tế ở nông thôn có đủ nước sạch, trang thiết bị rửa tay và nhà tiêu
hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt;
- Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực
hành hành vi vệ sinh tốt12;

- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực mục tiêu;
- Xây dựng năng lực ở cấp tỉnh, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế mạnh
mẽ và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết để thiết kế, thực hiện, quản lý và quan
trọng nhất, nhằm duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước.
Cách tiếp cận dựa trên kết quả mang lại động lực mạnh mẽ cho việc sử dụng
nguồn lực hiệu quả của các tỉnh, thông qua việc hoàn trả cho các tỉnh khi họ đạt được
kết quả theo kế hoạch đầu tư của họ. Có thể đề nghị một khoản tạm ứng lên tới 25%
tổng giá trị khoản tín dụng của Ngân hàng Thế giới, sau đó các khoản giải ngân dựa
trên kết quả trong tương lai được bù trừ vào khoản tạm ứng này. Các chỉ số liên hệ với
giải ngân (CSGN) là điều kiện để thực hiện thanh toán bao gồm bảy lĩnh vực kết quả
như trình bày trong phụ lục 1.
Mục tiêu hàng năm và ngân sách tương ứng hiện đang được xây dựng. Các điều
kiện giải ngân và mục tiêu này sẽ được đưa vào khung kết quả cho Chương trình.
Biểu 4.1: Mục tiêu cho các tỉnh

12

Các hành vi vệ sinh tốt bao gồm việc sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh; và rửa tay bằng xà phòng và nước vào

đúng những thời điểm quan trọng

25


×