Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

XA HOI HOC THONG TIN DAI CHUNG VA DU LUAN XA HOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.57 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI: XÃ HỘI HỌC VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ
THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

BUỔI: SÁNG THỨ BA
NHÓM THỰC HIỆN:
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC:
GVHD:

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016

TIẾT: 3-4


Họ tên SV thực hiện đề tài:

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Như Thúy

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

GV ký tên


BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Từ bài thuyết trình đến bài tiểu luận, sau khi nhận được đề tài nhóm chúng em
thực hiện các bước thảo luận như sau:
Bước 1 : Bầu nhóm trưởng là bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bước 2 : Phân công công việc
Vì đề tài tiểu luận có hai mảng lớn : Dư luận xã hội – Thông tin đại chúng,
nhóm trưởng đã chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ cụ thể như sau:








Đào Công Trường Giang
Lâm Ngọc Tuyền
Nguyễn Thị Thu Hà
Phụ trách mảng : Dư luận xã hội
Lý do chia nhóm : Các bạn học cùng ngành, biết nhau từ trước và rất dễ
làm việc với nhau một cách hiệu quả nhất.
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đoàn Bá Huỳnh
Huỳnh Văn Long

Phụ trách mảng : Thông tin đại chúng
Lý do chia nhóm : Các bạn cũng đã biết nhau từ trước, đồng thời ở gần
nhau nên có thể dễ dàng trao đổi nội dung

Nhiệm vụ của các nhóm :





Tìm hiểu nội dung, làm thành một bài word có nội dung hoàn chỉnh để dể
dàng ráp vào tiểu luận, sau đó chọn những nội dung chính lưu vào một bài
word khác để thuyết trình.
Nhóm nhỏ sẽ tự phân công người thuyết trình, mỗi nhóm không quá 2
thành viên thuyết trình
Nhóm phải nộp bài qua facebook đúng thời hạn quy định để mọi người
cùng nhau tham khảo

Bước 3 : Thảo luận nhóm
Để tránh tối đa việc thời gian không đồng bộ, nhóm chúng em chỉ dành 1 ngày
duy nhất để thảo luận nhóm nhưng rất dài.
Buổi thảo luận gồm 2 phần


Phần 1 : Sau khi đã đọc trước các bài qua facebook, nhóm thống nhất
cùng tổng hợp – lọc – thêm – sửa – xóa các nội dung bị trùng lặp một
cách nhanh chóng để hoàn thành nội dung bài hoàn chỉnh nhất.


Phần 2 : Vẽ sơ đồ tư duy : Mỗi nhóm nhỏ thực hiện viết chữ lên một sơ đồ

tư duy bao gồm đầy đủ các đề mục chính. Riêng phần vẽ hình minh họa
do bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền phụ trách vì bạn học thiết kế và có khả
năng vẽ.
Bước 4 : Làm bài tiểu luận
Vì không thể thống nhất thời gian thực hiện thảo luận cùng nhóm, bạn Huỳnh
Văn Long phụ trách tổng hợp bài tiểu luận, thêm bìa, mục lục, tài liệu tham
khảo,…, và các yêu cầu của bài tiểu luận.
Sau đó gửi bài lên nhóm, mọi người cùng chỉnh sửa, cùng nhau rút ngắn nội
dung theo đúng yêu cầu vì bài khá dài
Cuối cùng, nhóm trưởng sẽ viết biên bản thảo luận.
Tổng kết nhiệm vụ của mỗi thành viên
Nhiệm vụ chung : Tìm tài liệu, chỉnh sửa nội dung bài tiểu luận
Nhiệm vụ cá nhân :
• Nguyễn Thị Thanh Huyền : thuyết trình,vẽ minh họa sơ đồ tư duy
• Lâm Ngọc Tuyền : thuyết trình, vẽ chữ sơ đồ tư duy
• Nguyễn Thị Thu Hà : vẽ chữ sơ đồ tư duy
• Đào Công Trường Giang : thuyết trình
• Đoàn Bá Huỳnh : thuyết trình
• Huỳnh Văn Long : tổng hợp bài tiểu luận


Đánh giá quá trình làm việc (Ý kiến chung của nhóm) : Nhiệm vụ được chia
theo khả năng và thời gian làm việc của mỗi người một cách khả quan nhất và
đã được sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong nhóm. Nhóm đã hoàn
thành bài trước thời hạn và đạt được kết quả thuyết trình như mong muốn.


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Từ khi Việt Nam thi hành chính sách đổi mới toàn diện, báo chí đã thực sự

tham gia vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Tất nhiên, diện tham gia chống tiêu
cực của báo chí ở Việt Nam không đồng đều và chống tham nhũng là một cuộc
đấu tranh lớn, khó khăn, phức tạp và bản thân sự phát triển đất nước đã cho thấy
cuộc đấu tranh ấy chỉ có thể trở nên mạnh mẽ, đạt kết quả cao khi toàn xã hội
được huy động qua con kênh công khai hàng đầu là báo chí.
Trong những năm gần đây, nhờ báo chí phản ánh mà không ít vụ tham
nhũng lớn được các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý và xử lý tương đối
rốt ráo. Làm rõ vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc
đấu tranh chống tiêu cực – nhìn từ góc độ xã hội học truyền thông đại chúng – là
một hướng tiếp cận mới để có thể phân tích cơ chế tác động, sức mạnh của báo
chí và rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động
báo chí cũng như trong công tác tư tưởng và trong công cuộc xây dựng và phát
triển hôm nay. Do đó nhóm em quyết định chon đề tài “Xã hội học về dư luận xã
hội và thông tin đại chúng” để làm tiểu luận cuối kỳ.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên sơ sở những vấn đề liên quan đến xã hội học, đề tài đi sâu phân tích
những vấn đề liên quan: bao gồm đặc điểm, ý nghĩa, các thuộc tính cơ bản và
chức năng, từ đó tìm ra mối quan hệ và phát huy được vai trò của dư luận xã hội
và thông tin đại chúng.
3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích


-

Logic quy nạp

-

Logic diễn dịch

6


CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
-

Khái Niệm
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt,biểu thị thái độ phán xét, đánh

-

giá của quần chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà nó

1.1.

là cái mà cộng đồng người quan tâm tới : nhu cầu, lợi ích vật chất hay lợi ích
tinh thần của họ liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hay
-

đạo đức...

Dư luận xã hội bao gồm chủ thể của dư luận và khách thể của dư luận. Chủ thể
của dư luận là toàn thể xã hội với tư cách là cộng đồng người đông đảo cùng
đánh giá, nhận xét chung về một vấn đề nào đó họ quan tâm. Khách thể của dư
luận xã hội là những sự kiện xã hội, những sự kiện xã hội liên quan đến nhiều
người trên một bình diện nhất định nào đó. Những ý kiến động chạm đến vấn đề
chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm, của một tập thể thì đó là dư luận của
nhóm, của tập thể đó. Các dư luận của các nhóm các tập thể riêng lẻ đó có thể
không thống nhất với dư luận xã hội.
Đặc Điểm của DLXH

1.2.

Thông qua con đường hình thành dư luận xã hội ta có thể hình dung tóm tắt
lại như sau: Khi một vấn đề nào đó nảy sinh trong xã hội và gây được sự quan
tâm của công chúng thì một số người đầu tiên sẽ có ý kiến phán xét đánh giá của
mình, sau đó các ý kiến được đưa ra thảo luận trong nhóm của họ và giữa các
nhóm với nhau. Cuối cùng trên cơ sở thảo luận của nhiều nhóm xã hội, DLXH
dần dần được hình thành, định hình dưới dạng phán xét đánh giá thái độ của
công chúng.
DLXH được hình thành có các đặc điểm sau:
1.2.1. Tính công chúng,công khai

Đây là đặc tính quan trọng nhất của DLXH. Nó được thể hiện trên hai
phương diện cơ bản:
-

Chủ thể của dư luận xã hội: Là các nhóm trong xã hội mà lợi ích của họ có mối
quan hệ nhất định với các vấn đề diễn ra trong xã hội và dược đưa ra thảo luận
7



công khai. Trong một số trường hợp chủ thể của dư luận xã hội có thể là toàn thể
nhân dân, toàn bộ cộng đồng hoặc đại đa số. Dưới điều kiện của CNXH phát
triển có thể khẳng định một cách tương đối rằng DLXH XHCN chính là dư luận
nhân dân.
-

Đối tượng của DLXH:
+ Là các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây được
sự quan tâm của mọi người bởi mối quan hệ của chúng đến lợi ích của nhóm xã
hội đó. Song không phải tất cả mọi sự kiện, hiện tượng diễn ra đều trở thành đối
tượng của DLXH mà chỉ có những sự kiện,hiện tượng có đủ các điều kiện sau
mới được coi là đối tượng của DLXH:
+ Thứ nhất: các sự kiện, hiện tượng xã hội đang diễn ra phải được xem xét
trong mối quan hệ mật thiết với lợi ích của các nhóm khác nhau.Trong đó bao
gồm:
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra có liên
quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo
người dân. Ví dụ: các chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước về miễn
giảm thuế nông nghiệp, về cải cách chế dộ tiền lương…
Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề diễn ra đụng chạm đến hệ
thống giá trị,chuẩn mực, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vivà ứng xử
văn hoá của nhóm xã hội, của cộng đồng.Lợi ích là điều kiện cần để thúc đẩy tạo
ra DLXH, còn điều kiện đủ ở đây chính là nhận thức của nhóm về lợi ích của
mình trong mối quan hệ với sự kiện, hiện tượng đang diễn ra.
+ Thứ hai: để trở thành đối tượng của DLXH các sự kiện, hiện tượng đó
còn phải là các vấn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách
rộng rải cho người dân thông qua các con đường chính thức và công khai. Các
con đường chính thức đó là các kênh thông tin của Nhà nước, chính quyền, các
đoàn thể có trách nhiệm liên quan đến vấn đề và qua các kênh thông tin đại

chúng (TTĐC). Trong xã hội hiện đại thì các kênh TTĐC đặc biệt có ý nghĩa
trong việc góp phần hình thành DLXH. Chính vì vậy nơi nào có mật độ tập
8


trung cao các phương tiện TTĐC (chẳng hạn như khu vực đô thị) thì nơi đó
DLXH có điều kiện hình thành và phát triển tốt hơn.
1.2.2. Tính lan truyền
-

Cơ sở của bất kỳ một hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng
trong đó khởi đầu từ phản ứng của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ sẽ gây nên
chuỗi kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác. Để duy trì chuỗi kích thích
này luôn luôn cần có những nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá
nhân và nhóm.

-

Đối với DLXH các nhân tố tác động có thể được coi là các thông tin bằng hình
ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự…Ví như nhờ vào các buổi
truyền hình trực tiếp về tình hình lũ lụt ở miền Trung mà công chúng cả nước
được chứng kiến những đau thương mất mát của đồng bào để từ đó dấy lên một
cách mạnh mẽ và rộng lớn phong trào ủng hộ quyên góp giúp đỡ đồng bào qua
cơn hoạn nạn.

1.2.3. Tính biến đổi
-

Biến đổi theo không gian và mộ trường văn hoá: Sự phán xét, đánh giá của
DLXH về bất kỳ một hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội nào cũng phụ thuộc

vào hệ thống giá trị, chuẩn mực trong nền văn hoá của cộng đồng người. Chính
vì vậy với cùng một vấn đề diễn ra nhưng DLXH của các cộng đồng người khác
nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau.

-

Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát trển của xã hội, những giá trị chuẩn
mực văn hoá cũng thay đổi ngay trong cùng một nền văn hoá dẫn đến sự thay
đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của DLXH.
Ví dụ: Nước ta trong thời kỳ bao cấp, khi nhà nước chịu trách nhiệm chu
cấp và đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu của người dân thì các hoạt động buôn
bán kiếm lời, làm giàu cá nhân bị xã hội lên án và quy kết thành tội đầu cơ tích
trữ. Nhưng trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, DLXH
đã không còn đánh giá hoạt động đó một cách tiêu cực mà coi đó như hoạt động
làm giàu chính đáng của cá nhân và là một việc bình thường.
9


-

Tuy nhiên, phụ thuộc vào những bối cảnh cụ thể DLXH còn biến đổi theo đối
tượng của các phán xét đánh giá khi công chúng phát hiện thêm mối liên hệ giữa
đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội diễn ra kèm theo
nó. Mặt khác, xuất phát là các phán xét đánh giá bằng lời DLXH còn có thể
chuyển hoá thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện
thái độ đồng tình hay phản đối của mình.

1.3.

Mục đích

Là phương tiện điều hòa các mối quan hệ của mọi người. Do đó nghiên cứu
dư luận xã hội không chỉ nghiên cứu dư luận xã hội với tư cách là dư luận của
đa số mà nghiên cứu cả các dư luận khác về cùng một vấn đề. Các dư luận cũng
như mọi hiện tượng khác luôn phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của
xã hội, sự thay đổi của các điều kiện và các yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến sự hình
thành của dư luận. Dư luận của thiểu số ngày hôm qua có thể trở thành dư luận

1.4.

của đa số ngày hôm nay hoặc thành một dư luận xã hội.
Ý nghĩa
Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, là
một hình thức biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội. Đây là một trạng thái toàn
vẹn, bao quát trong nội dung của mình trong về cả trí tuệ cảm xúc, cả về ý chí
của ý thức xã hội. Nó không chỉ thể hiện một mặt riêng lẻ nào đó của hình thái ý
thức xã hội mà nó thể hiện tính tổng hợp của ý thức xã hội, cả về mặt ý thức hệ
tâm lí xã hội trong một thời gian nhất định.
Dư luận xã hội tuy là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội
nhưng nó luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn của xã hội như là một cầu nối
giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Khi dư luận xã hội được hình thành thì
cộng cồng xã hội đi từ đánh giá chung tới lập trường hành động và kiến nghị.
Tùy theo điều kiện mà chuyển hóa từ lời nói tới hành động thực tiễn và thúc đẩy
quyết định hành động thực tiễn.

1.5.

Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn1

1 />
10



-

Tin đồn là một dạng thông tin không chính thức, thông thường là bịa đặt, phao

-

tin, đồn nhảm.
Tin đồn chủ yếu dựa vào cảm xúc chủ quan nên tin tính tự phát lớn, lan truyền

-

nhanh.
Tin đồn thường bị xuyên tạc bởi tính chủ quan của người truyền tin.

1.6.

Hậu quả của tin đồn?
Tin đồn có bao giờ đúng không?
Năm thuộc tính cơ bản của dư luận xã hội
- Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng tình, phản đối, lưỡng lự,
chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Người ta cũng có thể
phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu.
-Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi khuynh hướng dư luận xã
hội.
- Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội:
- Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị thay đổi
hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp thêm những
thông tin mới.

- Sự tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời.
Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này
(Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 17- 21).
Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tác động
đầu tiên của dư luận xã hội đối với chuẩn mực xã hội là tạo ra các chuẩn mực
mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi thời. Sự ủng hộ sẽ tăng lên nếu như người dân
nhận thức được hành vi đó phù hợp với trình độ phát triển cơ bản của xã hội,
ngược lại hành vi đó vẫn bị coi là hành vi lệch lạc.
Trong trường hợp họ nhận thức được hành vi không phù hợp với định
hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành vi đó tiếp tục bị phê phán và vẫn là
hành vi lệch chuẩn.

1.7.

Quá trình hình thành dư luận xã hội
Dư luân xã hội học được hình thành qua bốn bước:

11


-

Bước 1: Chứng kiến về một sự việc,một hiện tượng một quá trình (nghe-nhìnđọc) thông qua trao đổi thông tin về nó mà nảy sinh các cảm nghĩ, các ý kiến

-

ban đầu.
Bước 2: Qua trao đổi, bàn luận về các cảm nghĩ, các ý kiến xung quanh đối
tượng của dư luận, ý kiến cá nhân chuyển từ lĩnh vực cá nhân sang ý thức xã


-

hội.
Bước 3: Các loại ý kiến khác nhau thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ
bản hình thành nên sự đánh giá, phán xét chung thỏa mãn đại đa số cộng đồng

-

người.
Bước 4: Từ sự phán xét chung đánh giá chung đi tới lập trường hành động thống
nhất từ đó nêu ra các kiến nghị về hoạt động thực tiễn. Tùy theo từng vấn đề mà
quá trình hình thành dư luận xã hội có diền biến khác nhau trong những điều
kiện khác nhau. Vấn đề càng phức tạp thì ý kiến càng đa dạng, tranh cãi bàn bạc



càng sôi nổi để đi đến thống nhất.
Kết Luận:Dư luận xã hội hình thành qua sự bàn bạc, trao đổi, va chạm các ý kiến
khác nhau và sự phán xét khác nhau, là sản phẩm của giao tiếp xã hội, không có
sự giao tiếp xã hội thì không có sáng tạo tập thể, không có sự đánh giá phán xét


-

chung của đa số người trong cộng đồng.
Các mặt đánh giá chất lượng dư luận:
Nguồn dư luận: xuất phát từ nhóm dân cư vào trình độ dân trí vào mức độ liên

-


quan đến vấn đề mà dư luận đặt ra.
Quy mô dư luận: biểu hiện ở số lượng người tham gia tạo ra dư luận và số người

-

chịu ảnh hưởng của dư luận.
Biểu hiện của dư luận: sự ủng hộ hay đả kích khi nó phù hợp với quyền lợi của

-

họ. Nhất là quyền lợi về kinh tế
Những tác động gây nhiễu dư luận và kênh truyền dư luận cũng aarnh hưởng

-

đến chất lượng của dư luận.
Chức năng của dư luận xã hội
Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội biểu thị thái độ quan điểm,cảm xúc, ý chí

1.8.

tập thể của đại đa số người trong cộng đồng. Đồng thời dư luận xã hội cho biết
hiện trạng xã hội đang ở trạng thái nào: thăng bằng ổn định hay có những xáo
trộn, mâu thuẫn trong lĩnh vực của đời sống xã hội.

12


-


Chức năng điều hòa: dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh các quan hệ xã
hội cho đúng mục đích và chuẩn mực. Trên cơ sở đánh giá các sự kiện hiện
tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực chỉ ra những việc nên làm hay nên

-

tránh hoặc điều chỉnh hành vi cách cư xử của mọi người.
Chức năng giáo dục: dư luận xã hội khi phán xét đánh giá (khen hoặc chê) nó có
tác dụng khuyến khích cái tốt, ngăn ngửa cái xấu, giữ gìn và bảo vệ cái đúng, cái
đẹp phê phán cái tiêu cực.Nó tác động vào ý thức con người,chi phối ý thức cá
nhân, điều chỉnh hành vi và hoạt động của từng cá nhân cho phù hợp với cộng

-

đồng.
Chức năng kiểm soát: dư luận xã hội còn có khả năng kiểm soát thông qua sự
phán xét, đánh giá có tác dụng giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ

-

quan nhà nước có phù hợp với lợi ích xã hội hay không.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao

-

động.
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản – Nhà nước và quần chúng nhân

1.9.


dân. Với tinh thần lấy nhân dân làm gốc, phải khắc phục ý chí chủ quan, duy ý
-

chí, quan liêu xa rời quần chúng của các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước.
Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo và công tác quản lí xã hội trên cơ sở
khoa học. Việc nghiên cứu dư luận xã hội sẽ cho Đảng và Nhà nước biết nhân
dân nhận thức và thực hiện các nghị quyết,chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước ra sao?Họ nhận xét gì về cán bộ ,đảng viên, và yêu cầu giải quyết vấn
đề gì?Từ đó Đảng và nhà nước sẽ có những chủ trương,chính sách, quyết định
phù hợp và sát với yêu cầu thực tế.

13


CHƯƠNG 2: THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
2.1.

Quá trình hình thành và phát triển của thông tin đại chúng
Quá trình hình thành và phát triễn chia làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ thời cổ đại đén thời kỳ phong kiến.
Ngay từ xa xưa, khi con người mới bắt đầu xuất hiện thì có một nhu cầu
sống còn đó là giao tiếp, là trao đổi thông tin. Giai đoạn đầu giao tiếp chỉ biết
tận dụng khả năng sinh học của mình phục vụ cho mục đích giao tiếp, săn bắn:
những khả năng sinh học như tầm nhìn, tầm nghe, tầm nói, tầm cơ động.
Giai đoạn từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay
Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên đã tạo ra được 1 thị trường hàng hóa rộng lớn
mang tính toàn cầu, đòi hỏi thông tin trao đổi nhanh chóng kịp thời -> phát minh
ra phương tiện truyền tải nhanh chóng. Các phương tiên trong giai đoạn đầu
không dáp ứng được yêu cầu nên người ta tiếp tục tìm tòi và sáng tạo ra phương

tiện để truyền tải 1 lượng thông tin khổng lồ như tivi, điện tín, radio, cáp truyền
hình, truyền thanh, điện thoại, viễn thông, tin học, biến thông tin trở thành 1

2.2.

thức hàng hóa đặc biệt.
Đặc điểm của thông tin đại chúng và phương tiện truyền tải thông tin đại
chúng
Những thông tin và phương tiện truyền tải thông tin được coi là đại chúng
phải có những đặc điểm sau:
- Được sử dụng với quy mô đại chúng -> lớn về số lượng, phạm vi hoạt
động trên 1 qui mô rộng lớn, phổ biến trong hộ gia đình và cá nhân.
- Được sử dụng với mục đích đại chúng -> có nghĩa là dành cho số lượng
người đông đảo trong 1 quốc gia, khu vực chứ không dành cho 1 số ít người.
- Được thu thập từ đại chúng để chuyển đến đại chúng những thông tin
mang tính đại chúng.
- Thông tin được các phương tiện thông tin truyền đi một cách nhanh
chóng, chính xác, công khai, đều đặn, có tính định kì (chương trình thời sự trên
tivi lúc 7h)
- Mang tính tổng hợp cao, có độ tín cậy được xử lý bởi các bộ phận chức

2.3.

năng. (Thông tin trền trên truyền hình được biên tập bởi ban ban tập nhà đài).
Các phương tiện truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là những phương pháp truyền thông chuyển tải
thông điệp đến những nhóm đông người. Có nhiều phương tiện truyền thông đại
14



chúng (PTTTĐC) khác nhau, phổ biến nhất là Phát thanh, Truyền hình, Báo chí
và nay có thêm internet.
Phát thanh
Phát thanh có đông đảo người theo dõi. Máy thu thanh là phương tiện rẻ
tiền giúp đem lại vừa những thông tin cần thiết vừa sự giải trí cho nhiều người
kể cả những người không biết chữ. Các thông báo phát đi có thể cùng một lúc
tới được hàng triệu thính giả và có thể nhắc lại nhiều lần với chi phí thấp.
Truyền hình
Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có nhiều
khán giả do giá máy thu hình giảm và khả năng phủ sóng ngày càng rộng. Kết
hợp hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng truyền đạt các nội dung gây
ấn tượng, mang tính thuyết phục cao mà phát thanh hoặc tài liệu in ấn không thể
làm được với hiệu quả như vậy. Tuy nhiên dù đã giảm giá máy thu hình vẫn đắt
hơn máy thu thanh gấp nhiều lần, và chi phí thực hiện chương trình truyền hình
cũng cao hơn phát thanh rất nhiều.
Báo chí - Các ấn phẩm
Hiện nay có khá nhiều tờ báo được xuất bản ở nước ta. Báo và tạp chí tiếp
cận được nhiều đối tượng khác nhau như công nhân-viên chức, sinh viên học
sinh, nhân dân lao động, các ban ngành, lãnh đạo…Bên cạnh báo chí, các ấn
phẩm trên giấy như sách, sách nhỏ, bướm (tờ rơi), bích chương, hoặc trên các
chất liệu khác như giấy keo, áo thun, miếng lót ly, đồng hồ, pa-nô v.v… cũng có
một tác dụng đáng kể đặc biệt là tạo sự quan tâm và nâng cao nhận thức nếu
được sản xuất và sử dụng đúng cách.

15


2.4.

Vai trò chung của Truyền thông đại chúng đối với xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước nhiều lĩnh vực xã hội đã có sự phát
triển rõ rệt. Hoạt động truyền thông đại chúng đã phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như : Báo in, báo ảnh, phát
thanh, truyền hình, internet ...Đó là các bộ phận, các kênh thông tin cơ bản nhất,
cốt lõi nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất và xu hướng vận động của thông
tin đại chúng. Trong thực tế, mỗi loại hình báo chí có những thế mạnh và những
hạn chế riêng , chẳng hạn như: báo in có khả năng lưu trữ lâu, đồng thời đi sâu
phân tích chi tiết các sự kiện hiện tượng, công chúng của loại hình báo chí này
có thể tiếp nhận thông tin ở mọi nơi, mọi lúc mọi thời điểm khác nhau. Hạn chế
cơ bản của loại hình báo chí này là khó có khả năng phát hành rộng rãi tới công
chúng ở vùng sâu, vùng xa...Phát thanh, Truyền hình có thế mạnh là nhanh,đồng
thời, rộng khắp, hàng triệu triệu công chúng có thể tiếp nhận thông tin đồng thời
với thời điểm diễn ra sự kiện. Nhưng hạn chế của nó là tính thoảng qua, khả
năng lưu trữ kém ...đòi hỏi công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình báo chí
này phải hết sức tập trung, quá trình thông tin bị phụ thuộc vào làn sóng.
Truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã
hội Truyền thông đại chúng là nơi khơi nguồn dư luận xã hội, nó đã phản ánh và
truyền dẫn dư luận xã hội; định hướng dư luận, có nghĩ là định hướng nhận
thức; điều hòa dư luận, điều hòa tậm trạng, tâm lý xã hội.
Chính từ dư luận xã hội với tính chất “đánh giá” để xác định hành vi ứng
xử của con người trứơc một sự kiện, hiện tựơng đó được xem như hiện tượng
tâm lý xã hội, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội
Dư luận xã hội được hình thành dưới tác động của các phương tiện truyền
thông đại chúng thông qua các kênh thuộc hệ thống này và bằng con đường giao
tiếp, bằng họat động thảo luận, trao đổi nội dung các thông tin mà công chúng
tiếp thu được để hình thành nên dư luận xã hội. Các phương tiện truyền thông
16



đại chúng hướng đến việc hình thành dư luận xã hội về các vấn đề trong đời
sống xã hội. Đồng thời hệ thống này cũng là những kênh để thể hiện dư luận xã
hội. Để làm được điều này, các phương tiện truyền thông đại chúng đã nổ lực
không ngừng để giúp cho việc hình thành và thể hiện dư luận hiệu quả nhất.
Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay trong tạo lập
dư luận xã hội không thể phủ nhận được. Với các thiết bị máy móc ngày càng
tinh vi, hiện đại, sẽ là điều vô cùng thuận lợi cho các nhà báo tác nghiệp để đưa
ra những thông điệp khơi nguồn dư luận hiệu quả
2.5.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong quá trình hội nhập WTO 2
Việt Nam mở cửa hội nhập và trở thành một mắt xích quan trọng trên thế
giới về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, truyền thông đại
chúng trở thành cầu nối quan trọng trong quá trình hoạt động, giao thương của
công chúng. Có thể nói truyền thông đại chúng và kinh doanh - thương mại là
các lĩnh vực có những điểm giao thoa, tương tác mật thiết, liên hệ qua lại với
nhau, nhất là trong thời kỳ đất nước hội nhập như hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, thật khó hình dung sự không có mặt của sách, báo,
đài, Internet, điện ảnh, quảng cáo, quan hệ công chúng (PR). Nhờ có chúng,
thông qua chúng các vấn đề cốt tủy của doanh nhân như quảng cáo sản phẩm,
thông tin thị trường, tìm đối tác, ký hợp đồng thương vụ qua thư điện tử, mua bán hàng qua mạng được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, các vấn
đề thông dụng như quảng cáo có văn hóa - không vi phạm thuần phong mỹ tục
dân tộc, nhân cách- bản lĩnh doanh nhân, vấn đề then chốt như vai trò doanh
nhân trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, được nhiều tầng lớp
xã hội quan tâm và có tác động nhất định đến quá trình xây dựng, phát triển văn
hóa, kinh tế - xã hội quốc gia…v.v...


2 />
17


Mở rộng đường dư luận rộng rãi về việc kế thừa, tiếp nối những yếu tố tích
cực, phát triển những điểm vượt trội của văn hóa dân tộc; loại bỏ những những
yếu tố không còn hợp thời, cản trở sự phát triển của văn hóa và kinh tế xã hội để
từ đó thống nhất quan niệm, nhận thức toàn xã hội, kể cả nhận thức của giới
kinh doanh.
Sự phát triển truyền thông đại chúng và giao lưu quốc tế giúp công chúng
Việt Nam (gồm cả doanh nghiệp) có nhiều dữ liệu; thông tin phong phú, nhiều
chiều, dân chủ hóa trong quá trình gắn bó; phát triển văn hóa nước nhà - làm
phông, nền, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho doanh nhân dân tộc;Truyền thông
đại chúng tạo dư luận rộng rãi, thúc đẩy nhiều đối tượng- không chỉ doanh nhân
mà nhà nước, xã hội cùng có trách nhiệm vun đắp, phát triển văn hóa dân tộc
đúng hướng, có bản sắc riêng, có tầm cao, trường tồn; Ngoài ra, truyền thông đại
chúng góp ý, phê phán sự thờ ơ, tha hóa, vô trách nhiệm của một số doanh
nghiệp đối với văn hóa nước nhà.
Nhờ sự phát triển ngày một hiện đại hơn, mạnh và rộng rãi hơn của các
phương tiện truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp có thể quảng bá thương
hiệu của mình đến với người tiêu dùng nhanh hơn, cũng như có thể tiếp cận với
ngươi tiêu dùng dễ dàng hơn, và ngược lại người tiêu dùng cũng có thể đóng
góp hoặc phản ánh những điều không hài lòng của họ đối với doanh nghiệp
2.6.

Truyền thông đại chúng trong thực tiễn cuộc sống
Thực tế cho thấy, mỗi ngày, trên các phương tiện truyền thông đại chúng
hầu như đều xuất hiện những bài viết, những chương trình nói về tham nhũng.
Sự việc tham nhũng ở địa phương này chưa giải quyết xong thì sự việc khác ở
địa phương khác bị “lôi ra ánh sáng”. Điều đáng nói hơn nữa, những vị đảng

viên, là quan chức nhà nước dính líu ngày càng nhiều vào tham nhũng. Điều này
đã gây cho không ít người dân hoang mang, làm giảm lòng tin, sức mạnh vào
con đừơng đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta, đó là sự thật mà chúng ta phải
nhìn thẳng vào.

18


Trong thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng đã là nơi đáng
tin cậy của ngừơi dân để phản ánh các vấn đề xã hội. Làm tăng cường và phát
triển dân chủ hóa trong các mặt của đời sống xã hội. Tổ chức và động viên nhân
dân tham gia các họat động quản lí xã hội. Hầu hết trên các báo đều có các
chuyên mục dành cho nhân dân, là diễn đàn thực sự cho nhân dân, ví dụ: “Ý
kiến bạn đọc” , “chúng tôi có ý kiến”, “Ý kiến bạn xem đài” đã nhằm cung cấp
những thông tin thiết thực chống tham nhũng.

19


CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG
3.1.
3.1.1.

Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội
Các mô hình ảnh hưởng
Hiện nay có ba mô hình ảnh hưởng. Thứ nhất là mô hình ảnh hưởng mạnh
(tiêu biểu là “Lý thuyết những viên đạn thần kỳ”), phổ biến vào những năm 20
đến 40 của thế kỷ trước. Theo đó, công chúng của TTĐC chỉ như những tấm bia
thụ động, không thể chống lại được sức mạnh của truyền thông, hoàn toàn chấp

nhận những điều phương tiện TTĐC chúng đưa ra. Năm 1960, Klapper đưa ra
kết luận về “mô hình ảnh hưởng tối thiểu”. Ông cho rằng có rất ít bằng chứng
thực nghiệm chứng tỏ rằng TTĐC có thể thay đổi niềm tin, thái độ và hành vi.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất “mô hình ảnh hưởng mạnh trong những
điều kiện giới hạn”. Theo mô hình này, TTĐC chỉ có tác động mạnh đến những
nhóm người nhất định, trong những hoàn cảnh cụ thể.

3.1.2.

Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội3
TTĐC có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Nó đã tăng
cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ chức và động
viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội, thông tin cho nhân
dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung
của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách; tác động lên các thiết
chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động; hình thành DLXH về một vấn
đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thực tế đó; xây dựng
lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân
trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.
Như vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung
cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận đóng

3 Theo />
20


góp ý kiến, tiếng nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, TTĐC đã tác động
vào DLXH bằng hai con đường: tình cảm và lý trí.
Việc truyền tải thông tin trên các phương tiện TTĐC đòi hỏi lương tâm của
những người phát ngôn. Họ có quyền tự do báo chí song không vì thế mà cố ý

gieo rắc những thông tin sai lệch làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩn của cá
nhân, kích động, gây thù hằn giữa các nước, dân tộc, tôn giáo, xâm phạm đời tư
cá nhân…Việc một tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đăng tải bức tranh biếm
họa của nhà tiên tri Mohamed vào ngày 30-10-2005 là hành động đăng tin thiếu
trách nhiệm vì nó đã làm bùng phát làn sóng phản đối trong thế giới Hồi giáo,
khiến quan hệ giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, biểu tình và bạo lực chết người cũng xảy ra khắp nơi. Những người chống
đối bức tranh này cho rằng nó đã sỉ nhục và lăng mạ đạo Hồi. Tòa đại sứ của
Đan Mạch tại một số nước đã bị phóng hỏa và hàng chục người đã bị thiệt mạng
trong các cuộc biểu tình. Đặc biệt, rất nhiều người khi đó đã đòi tìm giết người
họa sỹ vẽ bức tranh này.
3.2.

Dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho truyền thông
DLXH là nguồn tạo ra nội dung của TTĐC. TTĐC phản ánh về sự kiện,
một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết đến thành vấn đề mang tính xã hội. Khi
DLXH hình thành thái độ của mình với một vấn đề xã hội đó, nó lại trở thành
một “sự kiện” mà từ đó các phương tiện truyền thông có thể xây dựng nội dung.
Việc phản ánh DLXH về vấn đề mà các phương tiện TTĐC đã đăng tải là hành
động tiếp nối như một kỹ thuật truyền thông để “giữ” cho chủ thể không bị cạn
nguồn thông tin.

3.3.

Ý nghĩa của các cuộc điều tra dư luận xã hội đối với truyền thông đại chúng
Thực hiện các cuộc trưng cầu dư luận là cách các hãng thông tấn lớn như
BBC, CNN… hay dùng để tìm hiểu DLXH. Điều quan trọng nhất quyết định
tính chân thực của công việc này chính là cách chọn mẫu mà các cuộc nghiên
cứu đã sử dụng. Trong cuộc điều tra khoa học, người tổ chức sẽ xác định, tìm
21



kiếm người khảo sát và thẩm định độ tin cậy của các thông tin thu được. Vì thế,
những kết quả này có thể dùng để suy ra cho một tổng thể rộng hơn số lượng
mẫu đã điều tra. Người làm TTĐC luôn phải tỉnh táo phân biệt các cuộc điều tra
khoa học với các cuộc thăm dò ý kiến phi khoa học. Các cuộc trưng cầu dư luận
giả hiệu, phi khoa học khá phổ biến và cho dù đôi khi chúng khá thú vị, nhưng
chúng không bao giờ cung cấp thông tin cho những phóng sự nghiêm túc [5] vì
chúng chỉ phản ánh ý kiến của bản thân nhóm người tham gia trả lời.
Vai trò và chức năng của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội đã
được chứng minh từ lâu. Từ phương diện xã hội học, cơ chế tác động qua lại
giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt
trong việchình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể
hiện dư luận xã hội mang tính chất biện chứng. Một mặt, các phương tiện truyền
thông đại chúng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng; mặt khác,
bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống
này. Sự trưởng thành trong mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị xã hội
của bản thân hệ thống báo chí và của công chúng báo chí. Không có thực tiễn
phong phú, đa dạng và không có đòi hỏi bức thiết của đời sống thì truyền thông
đại chúng khó có sự đổi mới, tìm tòi để tăng cường chất và lượng thông
tin. Ngược lại, từ sự nỗ lực của các phương tiện truyền thông đại chúng, cường
độ dư luận xã hội, sựđịnh hướng dư luận xã hội được tăng cường và tạo ra
những hiệu quả xã hội nhất định.
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản của con người để thực hiện nhu cầu liên
hệ xã hội. Các quan hệ xã hội được hình thành từđó. Mối liên hệ này càng được
củng cố thì dư luận xã hội càng trở nên chín chắn. Dư luận xã hội được hình
thành dưới sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua
các kênh thuộc hệ thống này và bằng con đường giao tiếp, bằng hoạt động thảo
luận trao đổi về nội dung các thông tin mà công chúng tiếp thu được từ truyền

thông để hình thành nên dư luận xã hội.
22


3.4.

Các giai đọan của sự hình thành dư luận xã hội dưới tác động của các
phương tiện truyền thông đại chúng diễn ra quan các bước sau
- Công chúng làm quen với các vấn đềđược các phương tiện truyền thông
gợi ý hoặc đề xuất.
- Kích thích lợi ích xã hội về vấn đềđó. Hoạt động này thường được làm
bằng cách đăng bài của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đó. Việc trình bày
các quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá sẽ tạo nên cơ sở cho
việc tranh luận.
- Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng
Sự hình thành dư luận xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tự
phát. Nhưng đây là một quá trình có quy luật. Mặc dù sự phát triển của dư luận
xã hội được xác định bởi các quy luật khách quan, song để dư luận xã hội được
hình thành cóđịnh hướng thì phải có hoạt động điều khiển. Trong một xã hội
phát triển cóđịnh hướng thì quá trình hình thành dư luận xã hội theo con đường
tự phát tất yếu phải chịu tác động bởi sự điều hành cóý thức của hoạt động quản
lý và tổ chức xã hội.
Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phưong tiện thông tin đại
chúng có phản hồi (feedback). Nghĩa là các phương tiện này không chỉ tạo nên
dư luận xã hội, màđến lượt nó, dư luận xã hội cũng có tác động trở lại đến hoạt
động của hệ thống truyền thông đại chúng. Vì trong lĩnh vực thông tin đại chúng
sự phân chia giữa những người tham gia truyền thông (nguồn tin – chủ thể tác
động) và người nhận (khách thể tác động) là rất tương đối vì cả hai phía của tác
động này đều là chủ thể và khách thể của tác động thông tin một các một chiều.
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG

ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

4.1.

Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội 4

4 />
23


Các phương tiện TTĐC hướng sự chú ý của DLXH đến một số vấn đề
được coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của những vấn đề này dựa vào
chủ định của các hãng truyền thông nhưng cũng có thể do đòi hỏi của chính
DLXH. Truyền thông có thể giúp hình thành một ý, quan điểm mới, củng cố
những quan điểm đang định hình và thay đổi những quan điểm đã định hình, phá
vỡ những thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ những khuôn mẫu tư duy và định kiến
của DLXH không bao giờ là công việc đơn giản. Để có được những sự thay đổi
này, hoạt động truyền thông cần được tiến hành trong bối cảnh có những thay
đổi về chuẩn mực xã hội liên quan.
Ngày 15-1-2008, Chương trình Thời sự 19h của VTV1 - Đài Truyền hình
Việt Nam đưa tin nạn bạo hành trẻ em tại lóp trông trẻ tư thục tại số 1/2 P.Quyết
Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Người được gọi là "bảo mẫu" hành hạ, đánh
chửi, nhiếc mắng vô cùng thậm tệ những đứa trẻ mới chỉ mười mấy tháng tuổi.
Mặc dù sự việc nghiêm trọng trên đã xảy ra trong một thời gian dài, những hành
động dã man trên của bà Hoa đã bị người dân sống quanh đây phát hiện nhưng
các cơ quan chức năng từ phường đến phòng giáo dục thành phố vẫn không vào
cuộc ngay. Phóng sự này đã gây xôn xao, khiến hàng triệu bậc cha mẹ, khán giả
truyền hình đã vô cùng căm phẫn trước hành động đánh đập trẻ em nhẫn tâm
của Bà Hoa. Đến 3h chiều
16-1-2008, cơ quan điều tra sẽ có cuộc họp với Viện Kiểm sát Nhân dân thành

phố Biên Hòa để đưa ra hướng xử lý đối với bà Hoa. Ngày 17-1- 2008, kẻ bạo
hành trẻ em đã bị bắt giữ và lĩnh án 18 tháng tù. Ngay sau sự kiện này, các bậc
phụ huynh đã phải cân nhắc nhiều hơn đến việc gửi con ở các cơ sơ trông trẻ tư
nhân cùng với đó trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối
với nhiều địa điểm nhân trông giữ trẻ đã được quan tâm hơn.
Tình trạng tham nhũng - một trong những quốc nạn làm nhức nhối dư luận
xã hội - là giặc nội xâm phá hoại từ bên trong, là đồng minh của giặc ngọai xâm
có thể làm đổ vỡ sự nghiệp cách mạng [6]. Thực tế cho thấy, mỗi ngày, trên các
phương tiện truyền thông đại chúng hầu như đều xuất hiện những bài viết,
24


những chương trình nói về tham nhũng. Các phương tiện truyền thông đại chúng
là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân dân là “tai mắt”, là nguồn
cung cấp thông tin sống động về mọi mặt cho các kênh thông tin này. Thông tin
báo chí là một trong năm nguồn để các cơ quan hình sự khởi tố vụ án. Điều này
cho thấy vai trò hết sức quan trọng củacác phương tiện tuyền thông đại chúng
trong việc tạo lập và thể hiện dư luận xã hội. Không thể phủ nhận được hiện nay,
các phương tiện truyền thông đi đầu trong phát hiện, đưa lên mặt báo những
họat động tham nhũng.
Một trong những ví dụ điển hình cho vai trò của các phương tiện truyền
thông đại chúng đối với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, có thể kể đến sự kiện “nước bẩn” ở TP.HCM ở
những ngày đầu tháng 9/2005 vừa qua. Bắt đầu là những thông tin người dân
phản ánh liên tục trên các trang mục “Chúng tôi có ỷ kiến” của báo Tuổi Trẻ, Thanh
Niên... phản ánh tình trạng nước sinh họat của người dân bị nhiễm bẩn, không thể

sử dụng được. Từ những thông tin ban đầu, nhà báo đã vào cuộc. Thông qua
hàng lọat các bài điều tra, các chương trình truyền hình tìm hiểu nguyên do nước
bẩn để có những giải thích trướccông chúng..., vấn đề “tại sao nước bẩn” đã

được đặt trên bàn dư luận. Sức ép của dư luận sau các bài điều tra đã bắt buộc
các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý việc thiếu trách nhiệm của Tổng công ty
cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cũng như của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM.
Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông đã tác động lên các thiết chế xã
hội. Với chức năng của mình, truyền thông đại chúng đã góp phần lớn vào kiểm
sóat xã hội và đề xuất các phương án hành động thông qua dư luận.
4.2.

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng5
Thứ nhất, nhiều khi, sức mạnh của TTĐC khiến nó đi quá xa so với những
suy tính ban đầu của các nhà truyền thông. Trong những trường hợp đó, TTĐC
phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó. Những hậu quả có thể là tiêu cực
hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này DLXH có thể phá hoại và làm tổn hại
5 />
25


×