Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.86 KB, 11 trang )

“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

SỞGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH
----- -----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Giáo viên:Nguyễn Thị Lệ Huyền

Năm học: 2014-2015

Trang 1
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

MỤC LỤC
Trang
1.Tên đề tài...........................................................................................................2
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...................................................3
1. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................3
2. Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................................3
4. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:...........................................3
4.1. Thuận lợi........................................................................................................4


4.2. Khó khăn:.......................................................................................................5
5. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:...............................5
5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:..........................................................................5
5.2. Việc làm cụ thể:.............................................................................................6
6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
...............................................................................................................................
8PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP:
………….10

Trang 2
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Lệ Huyền
1. Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm ”.
2. Lý do chọn đề tài:
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng
dạy tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức
quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp,
trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu
nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Thông qua công
tác chủ nhiệm lớp, nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết tích cực
trong mọi hoạt động mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự
quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của
nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi

sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh,
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục
con cái cho nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là những người thầy đặc biệt, bởi họ không những
phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên
vai bao trách nhiệm nặng nề khác. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy
mà trong nhiều tình huống còn phải là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ
dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn
gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt
động dạy và học hiệu quả cao hơn.

Trang 3
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

Ngoài ra, hiện nay việc thực hiện phong trào vận động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đã và đang diễn ra trên khắp cả nước. Để
hưởng ứng phong trào ấy bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, mỗi giáo viên
không chỉ không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi
mới cách tổ chức, quản lí lớp học để các em đến trường với tâm trạng thoải mái,
vui tươi mà các em luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”.
Vì vậy, trong năm học 2014 - 2015, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm ” để nghiên cứu.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:

Các giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
3.2.Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 11B1 Trường THPT Nguyễn Văn Linh - huyện Đông Hòa,
năm học 2014 - 2015.
4. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ
cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình.
Đối với một giáo viên việc dạy học, truyền đạt các kiến thức để tất cả các
học sinh hiểu đã khó, thì việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho tất cả các em còn
khó hơn, bởi lẽ các em mỗi em có một suy nghĩ khác nhau và không phải suy
nghĩ nào của các em cũng là tích cực, cùng một vấn đề nhưng mỗi em hiểu theo
một khía cạnh khác nhau, đa phần học sinh đều muốn chứng tỏ cái tôi của mình,
đặc biệt là các học sinh cá biệt, học yếu. Do đó không thể phủ nhận vai trò của
người giáo viên chủ nhiệm.
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên
người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải
là người luôn gương mẫu, thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo,
Trang 4
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên
chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở
mức cao hơn.
Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào
cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần
công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là THPT Nguyễn Văn

Linh. Lo vì không biết lớp mình nhận sẽ như thế nào, mỗi năm đối tượng học
sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng,
nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp.
Khác với những năm học trước, năm học 2014 - 2015 này, tôi được nhà
trường phân công chủ nhiệm lớp 11B1, đây là lớp KHTN, là lớp chọn của khối
11 nên học sinh phần lớn là ngoan và học tốt hơn so với 7 lớp còn lại trong khối.
Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh gọi là cá biệt thì không hẳn
đúng vì so với các em cá biệt của các lớp năm trước tôi chủ nhiệm thì các em
này ngoan hơn rất nhiều, nhưng so với lớp bây giờ thì các em vẫn chậm hơn so
với các bạn khác.Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải
làm sao để chính các em ấy luôn cảm thấy ở tôi sự gần gũi, nhưng không nhàm
chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt
hơn năm học trước.
Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ có trình độ chuyên
môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục.
Sĩ số lớp tôi là 41 em, trong đó số học sinh nữ là 21 em. Hoc sinh trong
lớp có hoàn cảnh khó khăn là em Quỳnh, em Nhung. Một số em có tính hiếu
động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học (em Tiến Quý, em
Vũ, em Trầm...). Một số phụ huynh coi việc giáo dục con em mình là bổn phận
và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biêt là của giáo viên.
Từ thực tế trên, tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm
tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học
sinh này.
4.1. Thuận lợi:
Trang 5
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”


- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về
mọi mặt.
- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
- Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh
để chấn chỉnh nề nếp học tập của các em.
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
4.2. Khó khăn:
- Phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình.
- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của
con em mình ở trường cũng như ở nhà.
- Trình độ tiếp thu của học sinh một số em còn hơi chậm .
5. Biện pháp thực hiện:
5.1 Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi tự lên kế hoạch cụ thể cho
mình để từng bước thực hiện như sau : Sau khi nhận lớp:
- Tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để nắm bắt
về tình hình học sinh.
- Tôi nắm lý lịch của học sinh ngay từ đầu năm (ở đâu? Số điện thoại phụ
huynh và của học sinh…). Tôi ghi chép cụ thể vào sổ riêng để tiện theo dõi và
có cách giải quyết riêng với từng em.
- Dựa trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến các học sinh diện
nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Căn cứ vào kết quả học tập để phân biệt từng đối tượng của lớp kể cả
thành tích ở lớp dưới.
- Qua tìm hiểu sơ lược giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chỗ ngồi
cho học sinh hợp lí để lớp ổn định.
- Bầu ra ban cán sự lớp dưới sự nhất trí cao của lớp và nói rõ vai trò của
từng em cán sự lớp.
- Là lớp chọn nên ý thức các em rất tốt, khác với mọi năm, năm nay tôi để
các em tự giác theo kiểu “tự do dân chủ” trong khuôn khổ cho phép, và giáo

Trang 6
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

viên chủ nhiệm là người gần gũi và theo dõi lớp sát sao nhất thông qua việc kết
hợp với lớp trưởng và ban cán sự lớp để lớp ngày càng tiến bộ.Trong ban cán sự
lớp thì lớp trưởng là người có vai trò quan trọng nhất, phải là học sinh gương
mẫu, luôn đi đầu trong phong trào, được cả lớp thống nhất bầu thì mới quản lí
lớp tốt và tập thể lớp mới ngày càng đoàn kết và vững mạnh.
- Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm bảo
tính công bằng. Dĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý thông
qua trong cuộc họp lớp đầu năm. Ví dụ: học sinh đến lớp phải học bài cũ, đi dép
quai hậu, mặc đồng phục đúng quy định,… nếu không thì phải có lí do chính
đáng. Không chấp nhận lí do bài khó không thể làm được, nếu vì quá khó phải
suy nghĩ, phải nhớ được một số dữ kiện chính của bài đó, nếu làm sai thì 15 phút
đầu giờ có thể nhờ một số bạn có năng lực trong lớp giảng cho hiểu, nếu vẫn
không hiểu có thể nhờ cô giảng lại, tất cả học sinh đều tự giác tốt, nếu có ý kiến
nào đó của giáo viên bộ môn hoăc giáo viên chủ nhiệm thấy học sinh đó không
tiến bộ tốt ,nếu có sai phạm thì việc xử phạt là bất đắc dĩ và khi dùng biện pháp
này phải khéo léo, vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, điều quan trọng là giúp em
hiểu ra lỗi sai để sửa.
- Buổi gặp mặt lớp đầu năm rất quan trọng, giáo viên chủ nhiệm phải lên kế
hoạch sẵn các việc cần làm, các nội dung cần gặp lớp để công việc được xuyên
suốt, lời nói rõ ràng, dứt khoát. Tạo cảm giác cho học sinh thấy giáo viên chủ
nhiệm luôn gần gũi nhưng cũng không ít nghiêm khắc khi học sinh phạm lỗi,
tránh để học sinh thấy chủ nhiệm dễ dãi, thỏa mái ngay từ đầu thì việc quản lí
lớp sẽ khó.
5.2 Việc làm cụ thể:

* Đối với lớp:
Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em ở năm học trước mà tôi đã nắm
sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về cách
suy nghĩ của các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh
cá biệt của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi. Tôi thường tâm sự
với học sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi những vấn đề bình thường
Trang 7
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

trong cuộc sống để chúng có thể trò chuyện với tôi. Đôi khi học sinh của tôi bày
tỏ những bức xúc của các em về một sự hiểu lầm của bạn nào đó hay những
vướng mắc về một vấn đề của trường, của lớp và tôi là chỗ dựa tin cậy để giúp
các em giải tỏa những vướng mắc đó.
Với học sinh chưa hoàn thành bài, tôi không yêu cầu cao về kiến thực mà
mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi
luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn
trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán
thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi. Tôi dành nhiều thời
gian cho những học sinh này hơn và điều này cũng được tôi giải thích rất rõ với
cả lớp để các bạn hiểu và biết chia sẽ giúp đỡ nhau khi tôi không có mặt kịp
thời.
Với những học sinh cá biệt tôi thường gặp riêng các em và tạo các em cơ
hội để sửa chữa nhưng những cơ hội ấy cũng được thông qua ý kiến của tập
thể.Có thể mời phụ huynh hoặc đến nhà để trao đổi việc học tập và nề nếp, đạo
đức, tác phong của các em. Nếu học sinh có tiến bộ, tôi khen kịp thời để động
viên. Đối với những học sinh còn chưa tiến bộ, tổ cùng nhau bàn bạc, tìm
nguyên nhân, đưa ra cách giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc mà bạn chưa vượt

qua trong tháng đó.
Tổ chức tiết sinh hoạt chủ điểm hàng tuần rất bquan trọng:
- Nhằm để tổng kết lại những ưu khuyết điểm tuần qua.
- Hướng khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Phát huy những mặt mạnh đã đạt được.
- Đề ra kế hoạch cho tuần sau.
- Hàng tuần hàng tháng giáo viên theo dõi đánh giá nhận xét học sinh về
sự tiến bộ hay chưa tiến bộ cụ thể ở mặt nào có kế hoạch động viên các em kịp
thời cố gắng tích cực phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình.
- Giáo viên lập kế hoạch hoạt động tuần đến.
- Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường đề ra
* Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn:
Trang 8
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

Việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác
giúp giáo viên có sự liên kết chặt chẽ để theo dõi nắm bắt thông tin của các em
về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong,… giúp cho giáo viên hiểu sâu
sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo có phương
pháp dạy thích hợp hơn.
* Phối hợp cùng ban giám hiệu nhà trường:
Căn cứ theo các qui chế của ngành theo sự trình bày bầu xét thi đua khen thưởng cho những học sinh có thành tích nổi bật trong học tập đảm bảo
tính công bằng dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh đồng thời cùng
kiểm điểm những học sinh không tiến bộ mắc sai lầm.
* Các hoạt động khác của giáo viên chủ nhiệm:
- Phát phiếu liên lạc báo cáo kết quả học tập cuối học kì I, cả năm
- Thường xuyên quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh qua đó kịp thời

động viên những học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là những học
sinh mồ côi cha, mẹ.Từ đó có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
6. Kết quả đạt được:
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình
đã đạt được kết quả tốt. Đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật
cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học.
Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học,
có phẩm chất và năng lực tốt. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó
chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể.
Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong
trào của lớp, của trường.
Có tình thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành
nội quy của nhà trường tốt.
Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho học sinh lớp tôi trong năm
học 2014 - 2015 đã đạt được nhiều kết quả cao như:
Trang 9
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

+ Đến cuối học kì 1 lớp duy trì sỉ số 41/41 em.
+ Lớp đạt nhiều thành tích cao trong phong trào thi đua và học tập như:
Lớp đạt được vị thứ nhất toàn trường về thi đua, lớp đăng kí tiết học tốt nhiều
nhất, lớp có học sinh đạt giải nhất, nhì số phiếu điểm tốt nhiều nhất, học sinh đạt
giải nhất thi đại học trực tuyến….
*KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:

Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:
- Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
- Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng
và phải được duy trì xuyên suốt năm học.
- Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các đoàn
thể nhà trường.
II. Kiến nghị:
- Đối với các phụ huynh phải cần quan tâm hơn nữa con em mình, phải
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con
em mình. Có như vậy thì cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT mới ngày càng đạt hiệu quả cao.
Đông Hòa, ngày 20 tháng 1 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Lệ Huyền

Trang 10
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền


“ Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm”

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Trang 11
GV: Nguyễn Thị Lệ Huyền



×