Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam ttrong bối cảnh TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.12 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Chuyên đề :
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TPP

GV hướng dẫn : Lưu Quốc Đạt
SV nghiên cứu : Hoàng Thị Oanh

Hà Nội – Tháng 2 năm 2016

1


LỜI CẢM ƠN:
Trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cung cấp và trang bị cho
chúng em những kiến thức, phương pháp nghiên cứu, cảm ơn nhà trường đã tạo cơ
hội cho chúng em tham gia nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Lưu Quốc Đạt hiện đang
công tác tại Khoa Kinh Tế Phát Triển, trường ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này.

i


MỤC LỤC :
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................VI
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................VII
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN


VỀ TPP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.....................................................X
1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu :.................................................................................................. x
1.2.Cơ sở lý luận về TPP và ngành dệt may............................................................................................ xi
1.2.1.Cơ sở lý luận về TPP :................................................................................................................... xi
1.2.2.Tóm tắt TPP về ngành dệt may..................................................................................................... xx
1.3.Tác động của TPP đối với Việt Nam............................................................................................... xxiii
1.3.1. Tác động tích cực :..................................................................................................................... xxv
1.3.2. Tác động tiêu cực :.................................................................................................................... xxix

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................XXX
2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu:....................................................................................................... xxx
2.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể :................................................................................................. xxxi
3.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam:..........................................................................................xxxvi
3.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may:....................................................................................xl
3.1.2.Cơ cấu ngành dệt may Việt Nam theo thị trường:.......................................................................xliv
3.1.3.Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu............................................................................................ xlix
3.1.4.Nhập khẩu :................................................................................................................................. xlix
3.2.Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam cho TPP:.............................................................................lii
3.3.Phân tích mô hình Michael Porter của ngành dệt may Việt Nam:..................................................lvi
3.3.1. Các rào cản ra nhập ngành:......................................................................................................... lvi
3.3.2.Sức mạnh nhà cung cấp:............................................................................................................. lvii
3.3.3.Sức mạnh của khách hàng:......................................................................................................... lviii
3.3.4.Sản phẩm thay thế:....................................................................................................................... lix
3.3.5.Mức độ cạnh tranh trong ngành :.................................................................................................. lix
3.4.Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh TPP:.....................................................lx
3.5.Nhận xét chung:................................................................................................................................. lxv

ii



3.5.1. Đánh giá cơ hội:.......................................................................................................................... lxv
3.5.2.Những vấn đề tồn tại:................................................................................................................ lxviii
4.1.Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030:............lxxi
4.2.Các giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam:..............................................................................lxxvii
4.2.1.Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới:..................lxxvii
4.2.2.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động........................................lxxviii
4.2.3.Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may......................................................lxxix
4.2.4.Các giải pháp nhằm tranh thủ lợi thế, nâng cao giá trị cạnh tranh:............................................lxxx

KẾT LUẬN:.................................................................................................LXXXII
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................LXXXIII

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT :
Tiếng Việt :
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BCT

Bộ công thương

2

DN


Doanh nghiệp

3

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

4

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

5

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

6

NK

Nhập khẩu

7

TMTD


Thương mại tự do

8

XK

Xuất khẩu

Tiếng Anh:

iii


STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17

Chữ viết

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

ASEAN Free Trade Area
Association of Southeast

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam

Asian Nations

Á

Cut-Make-Trim
European Union
Foreign Direct

Cắt, may, gia công
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Investment
Free on Board
Free Trade Agreement

Gross Domestic Products
International Labour

Giao lên tàu
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức lao động quốc tế

Organization
Most favoured nation
Original Brand

Tối huệ quốc
Nhà sản xuất thương hiệu gốc

Manufacturer
Official Development

Hỗ trợ phát triển chính thức

Assistance
Original designed

Nhà sản xuất thiết kế gốc

Manufacturer
Office of Textiles and

Phòng dệt may Mỹ


Apparel
Small and medium

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

enterprise
State-Owned Enterprise
Technical Barriers to

Doanh nghiệp nhà nước
Rào cản thương mại

Trade
Trans-Pacific Strategic

Hiệp định đối tác kinh tế chiến

Economic Partnership

lược xuyên Thái Bình Dương

Agreement
USD
United State Dollar
VINATEX The Vietnam National

Đô la Mỹ
Tập đoàn Dệt may Việt Nam

tắt

AFTA
ASEAN

CMT
EU
FDI
FOB
FTA
GDP
ILO
MFN
OBM
ODA
ODM
OTEXA
SME
SOES
TBT

18
TPP
19
20

Textile and Garment
iv


21
22

23

VITAS

Group
Vietnam Textile and
Apparel Association

Hiệp định đối tác kinh tế Việt

VJPA
WTO

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

World Trade

Nam - Nhật Bản
Tổ chức thương mại thế giới

Organnization

DANH MỤC HÌNH

STT

Số

Tên hình


Trang

1

1.1 Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam với các nước
hiệu

18

2

TPP năm 2012 ( triệu USD )
1.2 Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam với các nước

19

TPP giai đoạn 2010 - 2012 ( triệu USD )
3

3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN giai đoạn

37

4

2010-2014 ( đơn vị : tỉ đồng )
3.2 Giá trị XK doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong

39


5

nước ( tỉ USD )
3.3 Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính của dệt

41

may VN năm 2012 và 2013
6

3.4 Nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ năm 2013

45

7

3.5 Giá trị nhập khẩu dệt may ( triệu USD )

46

8

3.6 Nhập khẩu nguyên liệu với xuất khẩu dệt may VN

66

v


DANH MỤC BẢNG


STT
1
2
3
4

Số hiệu
3.1
3.2
3.3
4.1

Tên bảng
Trang
Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam (2014)
37
Chủng loại dệt may Việt Nam xuất khẩu
45
Mô Hình SWOT của ngành dệt may Việt Nam
57
trong bối cảnh TPP
Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm

71

2030

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 5 năm tích cực đàm phán, ngày 05/10/2015 đã trở thành thời khắc lịch
sử đối với 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương với tuyên bố chính thức
hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
Với những tiêu chuẩn cao và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa
các nước tham gia, TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, cân bằng, góp phần tăng
cường sự minh bạch, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời
sống và xóa đói giảm nghèo; TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm
tới 40% kinh tế toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần
300 tỷ USD mỗi năm; TPP cũng sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ
USD vào năm 2025.
Với tư duy mở cửa chưa từng có, TPP được 12 nước thống nhất sẽ mở ra cơ
hội tiếp cận thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất trong toàn khu vực và xác lập tiêu
chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia
đàm phán TPP đã thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn
diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc
đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Các nước cũng kỳ
vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo,
khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ
người lao động, môi trường. TPP cũng được xem là bước quan trọng trong việc tiến
gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương.
Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước
thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá
vii



là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các
nước TPP. Ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam là một ngành có truyền thống
lâu đời. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ
nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã
hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế
phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Dệt may càng chứng tỏ là một ngành mũi
nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng kể cả
trong những năm khủng hoảng, các thị trường luôn được rộng mở, số lao động
trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp,
giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân… Tuy nhiên đối mặt với những
biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, ngành Dệt may đang đứng trước
những cơ hội và thách thức rất lớn đặc biệt là trong bối cảnh các hiệp định thương
mại được ký kết trong đó có TPP. Được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhiều
nhất từ TPP, vậy cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam là gì ? Dệt may
Việt Nam cần phải chuẩn bị gì trước khi TPP có hiệu lực chính thức và cần có
những giải pháp gì trước những cơ hội và thách thức này? Đây cũng chính là lý do
em chọn đề tài nghiên cứu : “ Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt
Nam trong bối cảnh hiệp định TPP ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi
tham gia TPP nói chung và với ngành dệt may nói riêng, từ đó đưa ra những giải
pháp và định hướng chiến lược phát triển ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế khi mà hiệp định TPP có hiệu lực.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1) Đối tượng nghiên cứu
viii


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào tác động của TPP đối với

ngành dệt may Việt Nam.
3.2) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Việt Nam và các nước tham gia TPP
Phạm vi không gian: Từ năm 2008 đến nay, là giai đoạn đàm phán và chuẩn
bị của các nước tham gia cho TPP. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để có thể
nắm bắt được các cơ hội và đối phó những thách thức khi hiệp định có hiệu lực.
Phạm vi nội dung: Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiệp định TPP
có hiệu lực.
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của
chuyên đề gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, thực tiễn về TPP
và ngành dệt may Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong
bối cảnh thực hiện hiệp định TPP
Chương 4: Định hướng và các giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trong
bối cảnh thực hiện TPP và các hiệp định thương mại tự do

ix


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TPP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

1.1.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu :
Đã có một số lượng lớn các nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam trong


nước cũng như trên thế giới. Theo thống kê, tính đến tháng 3/2016, có 1,319 bài
báo về ngành dệt may Việt Nam được công bố trên trang www.sciencedirect.com.
Cũng với từ khóa “Textile industry in Vietnam”, có 2.896 công bố khoa học trên
trang www.Taylor&Francisonline.com.
Hà Văn Hội, "Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam", Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (2012) đã trình bày bản chất của
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đồng thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá
trị dệt may toàn cầu gồm các giai đoạn như sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải,
nhuộm, in vải, cắt may và phân phối sản phẩm, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của
sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bài
viết dựa trên cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra để phân tích và làm rõ chuỗi giá trị
xuất khẩu dệt may gồm bốn thành phần chính: khách hàng quốc tế, nhà sản xuất
trong nước, nguồn cung ứng đầu vào và trung gian. Trong mỗi thành phần đó chỉ rõ
những nguyên nhân làm cho giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam còn thấp trong chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Từ việc phân tích chuỗi
giá trị xuất khẩu dệt may theo cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra tác giả đã đưa ra
nhiều giải pháp để ngành dệt may Việt Nam nâng cao hiệu quả của sản phẩm dệt
may xuất khẩu.
Đinh Công Khải, Nâng cao vị thế ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá
trị toàn cầu. Tác giả phân tích chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, lý giải lý do vì sao
phải phân tích chuỗi giá trị toàn cầu và phân tích chuỗi giá trị dệt may Việt Nam.
Từ đó tác giải rút ra một số vấn đề của dệt may Việt Nam. Bài viết cũng phân tích
x


vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và đưa ra một số giải
pháp chính sách để phát triển cho ngành dệt may nước ta.
Trong báo cáo ngành dệt may của Bùi Văn Tốt, tác giả trình bày một cái nhìn
khái quát nhất về ngành dệt may thế giới, dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp
dệt may. Phân tích ngành dệt may Việt Nam theo mô hình SWOT và mô hình

Michael Poter. Tuy nhiên bài báo cáo vẫn chưa đánh giá cơ hội và thách thức của
ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là các hiệp định thương mại
tự do trong đó có TPP.
Phạm Minh Đức trong bài “ Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực
hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ” đã trình bày một số tác động
của TPP đối với ngành nhất là khi hiệp định có hiệu lực, từ đó đưa ra một số cơ hội
và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan tới việc đánh giá
cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặc
biệt là các hiệp định thương mại được thực hiện trong đó có TPP còn rất hạn chế.
Bởi vậy bài nghiên cứu này bằng phương pháp phân tích dựa trên mô hình cạnh
tranh của Michael Porter và mô hình SWOT sẽ làm rõ hơn về cơ hội thách thức của
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện hiệp định TPP. Từ những luận
điểm về cơ hội thách thức của ngành, bài nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề tồn
tại và biện pháp phát triển ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập.
1.2.

Cơ sở lý luận về TPP và ngành dệt may

1.2.1. Cơ sở lý luận về TPP :
a) Khái niệm :
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (“Trans –
Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt là “TPP”) là một thỏa
thuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh khá toàn diện. TTP được
khởi xướng với mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng cường luân
xi


chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ bỏ các hàng rào thuế

quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa. TPP còn bao gồm
các nguyên tắc thống nhất giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như:
quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ, tính minh
bạch, DNNN và liên kết chuỗi cung ứng.
Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer
Economic Partnership (P3-CEP) và được Tổng thống Ricardo Lagos của Chile,
Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa
ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra ở Los Cabos
(Mexico). Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 4/2005. Sau
vòng đàm phán này, Hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4) và chính thức có hiệu lực từ
ngày 28/5/2006.
Từ năm 2008 đến 30/8/2014, TPP đã trải qua 20 vòng đám phán chính thức
và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ. Ngày 5/10/2015: Trưởng đoàn của 12 nước thành
viên TPP chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận cuối cùng
cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Với sự tham gia đàm phán của 12 nước, bao gồm: Mỹ, Bru-nây, Chi-lê, Niu
Di lân và Xinh-ga-po (năm 2009), Ô-xtrây-li-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Pê-ru (năm
2010), Mê hi cô, Ca-na-đa (năm 2012) và Nhật Bản, TPP sẽ trở thành thị trường có
hơn 790 triệu dân, tổng GDP chiếm gần 40% GDP toàn thế giới và khoảng 1/3
kim ngạch thương mại toàn cầu.
Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) chính thức được thông qua.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong
những năm đầu của thế kỷ 21. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các
lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như
xii


thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước
, doanh nghiệp vừa và nhỏ vv...

b) Đặc điểm chính của TPP
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt
của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề
cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm đó bao gồm:
Tiếp cận thị trường một cách toàn diện.
Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối
với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về
thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ
hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các
nước thành viên.
Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết.
Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung
ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực
hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và
tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong
nước.
Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại.
Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua
việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và
vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại.

xiii


Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền
kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể
hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định
mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành

viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng
lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những cam
kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.
Nền tảng cho hội nhập khu vực.
Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu
vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
c) Phạm vi điều chỉnh của TPP:
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn yêu cầu mức độ cam kết mở cửa
sâu rộng hơn các cam kết mở cửa trong Hiệp định thương mại thông thường. Theo
FTA, các nước sẽ thực hiện lộ trình cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan, nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên thế giới có hơn 200 FTAs có hiệu
lực, trong đó 12 nước đang tham gia đàm phán TPP cũng đang ràng buộc với nhau
thông qua một hệ thống trên 30 thỏa thuận thương mại song phương và đa phương.
Thực tiễn hội nhập và toàn cầu hóa hoạt động thương mại trên thế giới đã
chứng kiến 03 thế hệ FTA, bao gồm:
i)

FTA thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mại

hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế quan);

xiv


ii)

FTA thế hệ thứ hai mở rộng phạm vi tự do hóa sang các lĩnh vực dịch


vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực dịch
vụ liên quan);
iii)

FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư.

Các FTA trong thời gian gần đây chứng kiến một xu hướng mới là không chỉ
những đề cập đến những lĩnh vực thương mại mở cửa mà cả những vấn đề phi
thương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phán và ký kết. Hiệp
định TPP đang được đàm phán theo xu hướng này. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định này dự kiến sẽ rất rộng và phức tạp, với các vấn đề thương mại và phi thương
mại đan xen. Bản thân 4 nước tham gia sớm nhất vào Hiệp định là: Xinh-ga-po,
Chi- lê, Niu Di-lân, Bru-nây đã có những cam kết mạnh mẽ về thuế quan và nhiều
vấn đề phi thuế quan (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các
biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua
sắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại như lao
động, môi trường). Mục tiêu ban đầu của TPP là giảm 90% các loại thuế xuất nhập
khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 1/1/2006 và cắt giảm bằng 0% tới năm
2015.
Nhìn chung, TPP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, có phạm vi đàm phán rất rộng và rất phức tạp, được thực hiện với lộ trình rất
ngắn. TPP đang tiếp tục phát triển từ 4 nước ban đầu lên 12 nước hiện đang tham
gia đàm phán và trong tương lai số đối tác sẽ tăng thêm, nên chắc chắn phạm vi
điều chỉnh của TPP sẽ còn lớn hơn nữa.
Hiệp định TPP được kỳ vọng là một “FTA của thế kỷ XXI” với phạm vi điều
chỉnh rộng, cùng với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ được cụ thể hóa trên
những lĩnh vực sau:

xv



- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay
hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.
- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính.
- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ
nhà đầu tư.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn
so với các mức trong WTO (WTO+).
- Các biện pháp về xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các
hạn chế đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), hàng rào kỹ
thuật thương mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản
kỹ thuật.
- Cạnh tranh và mua sắm công: tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực
mua sắm công và nhiều lĩnh vực khác.
d) Một số nội dung cơ bản của TPP:
Bộ Công Thương vừa công bố tóm tắt nội dung Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi 12 nước tham gia đàm phán đã
đạt được thỏa thuận cuối cùng vào ngày 5/10/2015.
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên
quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và
thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối
với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại
điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên
suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển,
tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản
về thể chế. Sau đây là một số nội dung cơ bản của TPP được tóm tắt dưới đây:
xvi


1. Thương mại hàng hóa

Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng
rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan
cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp.
Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc
này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản
phẩm mới.
Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các
chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong
khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc
làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP.
2. Dệt may
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may –
ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị
trường của các nước TPP.
Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với
một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống
nhất.
Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử
dụng sợi và vải từ khu vực TPP - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung
ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt”
cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
3. Quy tắc xuất xứ
xvii


12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để
xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi
trong TPP.
Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh

nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết
lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng
hóa TPP.
4. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
Các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các
dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách
cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân
thủ.
5. Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh
Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ
quan có thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin
nhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn
xin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có
thể.
Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời
là sẵn sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trực
tuyến nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích; và các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác
về các vấn đề nhập cảnh tạm thời chẳng hạn như xử lý thị thực.
Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết về mở cửa thị trường khách kinh
doanh cho nhau, theo như Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định TPP.
6. Thương mại điện tử
xviii


Các Thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công ty và người tiêu dùng
có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công hợp pháp,
chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ liệu
toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số.
12 nước thành viên TPP cũng đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiết
lập các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động

tại một thị trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm không được yêu
cầu lưu chuyển hoặc tiếp cận.
Chương này nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ
thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản
xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số này
thông qua các biện pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ
ràng.
Để bảo vệ người tiêu dùng, các Thành viên TPP đồng ý thông qua và duy trì
các luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và
lừa bịp trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác
sẽ có hiệu lực tại các thị trường TPP.
Các Thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các
tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
7. Doanh nghiệp nhà nước (SOEs)
Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hành các
hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù
hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ
công.

xix


Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền
sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng
hóa, dịch vụ của các Thành viên khác.
Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động
thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính
quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công
bằng.
Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối

với lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho
các SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua
việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên
lãnh thổ của SOE khác đó.
8. Lao động
Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại.
Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thông
lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên
bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ
lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Các tpohành
viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất.
1.2.2. Tóm tắt TPP về ngành dệt may
TPP là Hiệp đinh thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định hiện gồm 12 quốc gia thành
viên: Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore,
xx


Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản. Quy mô GDP TPP ước tính khoảng 26.000
tỷ USD, chiếm 40% GDP toàn cầu. Với dân số khoảng 792 triệu người cùng tỷ lệ
mậu dịch đạt khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.
TPP được xem là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các FTA
truyền thống chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ (+ đầu tư, + sở hữu trí tuệ). TPP bao gồm cả thương mại (hàng hóa, dịch vụ) và
phi thương mại (lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước,...). Ngoài ra, TPP
còn cam kết cao hơn với việc cắt giảm gần 100% các loại thuế quan.
Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0%, các doanh nghiệp dệt may phải đáp

ứng yêu cầu “từ sợi trở đi”, có nghĩa các khâu từ kéo sợi, dệt - nhuộm - hoàn tất và
may phải được thực hiện tại các nước thành viên TPP.
Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia có
chương riêng về dệt may. Ngoài việc áp dụng các quy định chung như các hàng hóa
khác trong các chương Thương mại Hàng hóa, Quy tắc Xuất Xứ, Phòng vệ Thương
mại, Hợp tác Hải quan, dệt may có những quy định riêng mang tính đặc thù.
Gói dệt may trong Hiệp định TPP bao gồm 3 nội dung chính: (i) mở cửa thị
trường (lộ trình xóa bỏ thuế quan); (ii) quy tắc xuất xứ; (iii) biện pháp tự vệ và hợp
tác hải quan. Ngoài ra, Việt Nam có 2 thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ và Mêhi-cô về cơ chế đăng ký doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may.
Hàng hóa xuất khẩu muốn được hưởng thuế suất thuế ưu đãi theo Hiệp định
TPP phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định này. Đối với dệt may, quy tắc xuất
xứ chủ đạo là “từ sợi trở đi” hay được gọi quy tắc “3 công đoạn”, nghĩa là toàn bộ
quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện
trong nội khối TPP. Quy tắc này khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dệt
may theo ngành dọc, đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp
Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong nội khối TPP và khối cung
xxi


ứng toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định quy định một số trường hợp có quy tắc xuất xứ
linh hoạt hơn như:
(i)

3 nhóm hàng may mặc được áp dụng quy tắc xuất xứ 1 công đoạn, cắt

và may, gồm: vali, túi xách, áo ngực phụ nữ, quần áo trẻ em bé bằng sợi tổng hợp;
(ii)

danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sử


dụng từ ngoài khu vực TPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8
mặt hàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong 5 năm;
(iii)

cơ chế 1 đổi 1 áp dụng với quần nam nữ bằng vải bông xuât khẩu sang

Hoa Kỳ. Doanh nghiệp mua 1 đơn vị vải bông thích hợp làm quần có xuất xứ từ
Hoa Kỳ sẽ được phép sử dụng 1 đơn vị vải bông nhập khẩu từ ngoài khu vực TPP
để may quần xuất khẩu sang Hoa Kỳ và hưởng thuế 0%. Tỷ lệ quy đổi giữa vải
bông xuất xứ Hoa Kỳ và vải bông được phép nhập khẩu ngoài khối TPP khác nhau
giữa quần nam và quần nữ.
(iv)

Hiệp định TPP cho phép nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ,

tăng thuế ưu đãi trở lại mức thuế MFN nếu lượng nhập khẩu từ các nước TPP có
khả năng gây ra hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.
Khi áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu phải có giải pháp đền bù thiệt hại về
kinh tế mà nước xuất khẩu phải gánh chịu do không được hưởng thuế ưu đãi như
trong Hiệp định.
(v)

Các nước TPP thống nhất hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực hải quan,

chống gian lận xuất xứ để hưởng lợi bất hợp pháp thuế ưu đãi TPP. Cũng với mục
tiêu này, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ và Mê-hi-cô sẽ
đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, mặt hàng sản xuất, xuất khẩu để
chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ và Mê-hi-cô phục vụ công tác
đánh giá rủi ro trong lĩnh vực hải quan, phòng chống gian lận thương mại.


xxii


1.3. Tác động của TPP đối với Việt Nam
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết các FTA với:
- Bru-nây, Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a trong khuôn khổ AFTA;
- Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân được thiết lập bởi FTA và quan hệ kinh tế thân thiện
toàn diện ASEAN - Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân - AANZFTA); và
- Nhật Bản (trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản
được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP).
Ngoài việc ký kết và tham gia các FTA với tư cách là thành viên khối
ASEAN thì FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA năm 2008). Tiếp đó là FTA
Việt Nam – Chi-lê (năm 2011). Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán FTA với Pê-ru.
Trong các FTA khu vực, Việt Nam cam kết mức độ tự do hóa thương mại cũng như
cắt giảm thuế theo lộ trình nên khi TPP được ký kết thì hiện trạng thương mại giữa
Việt Nam với các nước này cũng sẽ không thay đổi đáng kể. Riêng với Hoa Kỳ đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu) thì
Việt Nam lại chưa ký kết FTA, do vậy cần lưu ý hơn đến các nội dung cam kết về
cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ để hàng hóa, dịch
vụ của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, cũng như thị
trường các nước đối tác khác.

xxiii


Hình 1.1: kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam với các nước
TPP năm 2012 ( triệu USD )
Nguồn : cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP chủ yếu bao gồm:
sản phẩm dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô, cà

phê, gạo, hạt điều, cao su, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm điện tử và linh
kiện… Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng,
máy tính và thiết bị điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược phẩm, hóa chất, phân
bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày…

xxiv


×