Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt Nam trước ngưỡng của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.41 KB, 40 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu :
Cácdoanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định ,
chiếm lĩnh những thị phần nhất định . Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của
doanh nghiệp đó trong thị trường . Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác
bao vây .Vì vậy để tồn tại các doanh nghiệp phải vận động và biến đổi ít nhất là ngang
bằng với đố thủ cạnh tranh .
Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
với rất nhiều thách thức . Ngành bán lẻ Việt Nam là một trong những ngành mở cửa đầu
tiên theo lộ trình gia nhập WTO , vì vậy phát triển ngành là hết sức quan trọng và có ý
nghĩa sống còn với các doanh nghiệp .
Bài viết của tôi chỉ tập trung nói về những cơ hội và thách thức của ngành bán lẻ Việt
Nam trước ngưỡng của WTO .Bài viết gồm nhưng phần chính sau :(Trang)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam(1)
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí (4)
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM (8)
phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam (13)
Định vị ngành bán lẻ Việt Nam(19)
Bán lẻ Việt Nam: Bắt tay hay sống lay lắt? (21)
Thị trường bán lẻ đang hấp đẫn (23)
Thấy gì từ thị trường bán lẻ Việt Nam ?(26
Định hướng thương hiệu cho ngành bán lẻ Việt Nam (30)
Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài: Cần chuyên nghiệp hóa kênh phân
phối hàng hóa (35)
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiến trình đàm phán
gia nhập của Việt Nam
I. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) ra đời ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan (GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt


động, GATT là công cụ chính của các nước công nghiệp phát triển nhằm
điều tiết thương mại hàng hóa của thế giới…
WTO là kết quả của vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994), để tiếp tục
thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho
phù hợp với nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa
các quốc gia. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO
giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch
vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh
vực dệt may và nông nghiệp.
Với 152 thành viên (tính đến tháng 25/1/2008), WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra
các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch
giữa các thành viên WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.
Chức năng chính của WTO: Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do
hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên
tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký
kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết
tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong
khuôn khổ WTO.
Phạm vi điều tiết: Hạt nhân của WTO là các hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới
thương mại" được các thành viên WTO thương lượng và ký kết. Các hiệp định này là cơ sở
pháp lý cho thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm
dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thưong mại, đầu tư, chống bán
phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc
xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự
vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp... Đây là
những hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại
trong những giới hạn đã thỏa thuận.
Các nguyên tắc chính của WTO:
- Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương
mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không

được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngoài - tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);
- Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế
quan và phi thuế quan);
- Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các
nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể
cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách
độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc
tại WTO);
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính "không công
bằng" như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);
- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾ thành
viên của WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều
kiện linh hoạt hơn và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình
thực hiện các cam kết tự do hoá của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc
nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm phán với các thành viên WTO.
II. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO tháng 1/1995. Năm 1996, tại WTO, Nhóm
Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập với sự tham gia của trên 20
nước (hiện nay con số này là gần 40). Từ năm 1996 đến 2001, đàm phán tập trung chủ yếu
vào việc làm rõ chế độ và chính sách thương mại của ta, với việc ta phải trả lời hơn 2000
câu hỏi có liên quan đến chính sách thương mại, kinh tế, đầu tư.
Đến tháng 8/2001, ta chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial
Offer) để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành
viên Ban Công tác.
Về đàm phán song phương: Với việc ta và Hoa Kỳ ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm
phán song phương về gia nhập WTO của Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, ngày 31/5/2006), ta
đã chính thức hoàn tất đàm phán với toàn bộ 28 đối tác yêu cầu đàm phán với ta. Ta đang

tích cực vận động Quốc hội Hoa Kỳ sớm thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Về đàm phán đa phương: Đến nay, ta đã tiến hành 15 Phiên họp với Nhóm Công tác về
Việt Nam gia nhập WTO. Từ Phiên 9 (tháng 12/2004), ta cùng với Ban Công tác đã bắt
đầu xem xét và thảo luận Dự thảo Báo cáo (DR) của Nhóm Công tác. Tại các Phiên 14 và
15 (10/2006), ta đã giải quyết được toàn bộ các vấn đề đa phương còn tồn đọng giữa Việt
Nam với một số đối tác, hoàn tất về cơ bản đàm phán gia nhập WTO, hoàn chỉnh toàn bộ
các tài liệu, chuẩn bị cho phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO xem xét, thông qua
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
việc gia nhập của Việt Nam sẽ được tổ chức vào ngày 7/11/2006.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu
Chính phủ ta tham dự Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Tại
Lễ gia nhập ngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng và các thành viên WTO sẽ chứng kiến việc ký
Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám
đốc WTO Pascal Lamy.
Sau đó, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội để xem xét thông qua và gửi lại cho Ban
thư ký WTO. 30 ngày kể từ sau khi Ban thư ký WTO nhận được văn bản phê chuẩn này
của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO.
Đến ngày 11- 1 – 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO .
Tin từ Vụ KTĐP-BNG và các báo ĐT,
/>Môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí :
Mỗi năm, Ngân hàng Thế giới (WB) lại công bố các báo cáo nghiên cứu về mức độ
thuận lợi môi trường kinh doanh của từng quốc gia dựa trên việc rà soát những quy định
pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực của quốc
gia.
Ngày 26/9, WB đã công bố Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh các nước trên thế
giới. Báo cáo của WB năm nay đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những
cải thiện đáng khích lệ nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (Doing Business 2008) của WB chỉ đánh giá

mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện trạng của lĩnh vực đó. Môi trường
kinh doanh mà nhà đầu tư gặp phải khi làm ăn tại một nước được WB đánh giá theo 10
tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập một doanh nghiệp cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Mỗi
tiêu chí được đánh giá theo một số chỉ số và so sánh với các quốc gia khác để xếp hạng
Tính tổng thể, Việt Nam xếp hạng 91 trong 187 nền kinh tế được khảo sát và thăng hạng
13 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong 10 tiêu chí xếp hạng chỉ có 5 tiêu chí có thứ hạng
cao hơn năm ngoái; một tiêu chí không đổi và 4 tiêu chí còn lại đều tụt hạng.
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày
và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm giảm thời gian thành lập doanh
nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực
tháng 7/2006 giảm số ngày cấp phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này
chưa được phản ánh trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay.
Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước chính trong thủ tục
thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, và giấy phép khắc dấu
cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay. Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh
nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí
của Việt Nam không thay đổi vẫn ở hạng 97.
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép hoạt động kinh
doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực.
Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6% thu nhập bình quân đầu người, trong
khi mức bình quân toàn khu vực là 185% mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng
giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63. Tuy nhiên,
theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung thực hơn so với năm ngoái
bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay

Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động
Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu tố: độ khó khi
thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải lao động, độ khắt khe trong
chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần
lương phải bồi hoàn)
So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy
nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó
khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải
lao động là 87 tuần lương.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở Việt Nam doanh
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản để có được sự
bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt
Nam vẫn mất nhiều thời gian đăng ký tài sản.
Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch không chính thức
vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả
nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến.
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người vay và người cho
vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng ký công cộng và tư nhân. Ở
Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo luật định này được tăng thêm hai điểm
6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo
cũng cho thấy Việt Nam cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân cũng như công ty
không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu
không có các dữ liệu về độ tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế
việc tiếp cận tín dụng sẽ bị hạn chế.
Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin tín dụng tư nhân. Khi tổ

chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý cần thiết cho hoạt động của nó được
ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng
hơn.
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí 6 xem
xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm
pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái.
Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong
nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp
(2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178.
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để
đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê, làm mất nhiều thời gian của
doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050
giờ làm việc trong khi ở Indonesia là 266 giờ làm việc.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi phí và thủ tục đã
giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu
loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian
không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390
USD.
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và
881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đang gây
ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay, Việt Nam xếp hạng
trung bình 63/178.
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295 ngày và 31% giá trị
món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này năm nay Việt Nam đang ở vị trí

40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này
bởi vì thực tế việc chấp hành thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong
lĩnh vực ngân hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn.
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả, xếp
hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được
18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức
khi muốn đóng cửa hoạt động.
Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt
Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do
các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở
Việt Nam.
Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần
cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là: nếu không tiếp tục cải cách,
các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của
Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia
(24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145).
Quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm
nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải
cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư.
Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể
chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện vị trí xếp hạng trong những năm sau
/>home=detail&page=category&cat_name=10&id=5be5447198b8bd&pageid=1647
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở
VIỆT NAM
Cam kết quốc tế đối với dịch vụ phân phối :

Cho đến tháng 3 năm 2005, nước ta đã có cam kết về mở cửa thị trường phân phối cho
hai nước là Mỹ (BTA) và Nhật Bản (Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật), Việt
Nam cũng đang tiến hành đàm phán về mở cửa thị trường phân phối trong khuôn khổ đàm
phán gia nhập WTO và trong 1-2 năm tới, nước ta cũng sẽ tham gia đàm phán về dịch vụ
phân phối trong khuôn khổ các Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác (ASEAN
Cộng).
Phạm vi cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) (có hiệu lực từ ngày
10/12/2001) về dịch vụ phân phối bao gồm 4 phân ngành chính của dịch vụ phân phối là
bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại.
Trong BTA, Việt Nam không cam kết về việc pháp nhân Mỹ được mở đại lý phân phối,
dịch vụ nhượng quyền thương mại thực hiện cam kết theo tiến trình xây dựng pháp luật và
quy định về nhượng quyền thương mại trong nước.
Phương thức: Không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa với việc kiểm soát phân phối
theo đơn đặt hàng qua mạng) và 4 (không cam kết về việc công dân Mỹ vào Việt Nam để
phân phối hàng độc lập). Không hạn chế Phương thức 2. Phương thức 3 có 3 mốc quan
trọng:
10/12/2004: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp không vượt quá 49%
10/12/2007: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp trên 49% nhưng chưa được 100%.
10/12/2008: Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc mở thêm điểm
bán lẻ ngoài điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét cấp phép trên cơ sở từng trường hợp.
Đến thời điểm này, có thể nói mức độ cam kết về dịch vụ phân phối dành cho các nhà
đầu tư Nhật Bản trong Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật của nước ta là cao
nhất, thậm chí còn cao hơn cam kết trong BTA. 3 mức vốn cam kết là 49%, hơn 49% và
100% sẽ được cho phép vào thời điểm Việt Nam cho phép bất kỳ nhà đầu tư của nước thứ
3 nào hoặc thời điểm cam kết của Việt Nam với bất kỳ nước thứ 3 nào có hiệu lực, tùy
thời điểm nào diễn ra trước. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phân phối Nhật hiện
nay được phép vào Việt Nam với sự đối xử tương đương như với các Tập đoàn phân phối
Pháp, Đức, Malaysia đã vào Việt Nam. Danh mục loại trừ bao gồm dầu mỏ, sản phẩm dầu
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368

mỏ, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, bia, rượu, thuốc lá điếu và xì gà, dược phẩm, kim
loại và đá quý, chất nổ, gạo và bột mỳ (tổng cộng chỉ có 13 mặt hàng thấp hơn số lượng
18 mặt hàng loại trừ hoàn toàn trong BTA)
Như vậy, với các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ từng bước mở cửa thị trường dịch vụ
phân phối cho các nước, trước hết là Mỹ và Nhật Bản, sau đó là các thành viên khác của
WTO (sau khi gia nhập).
Hiện nay Việt Nam trở thành thành viên WTO, bức tranh toàn cảnh về hệ thống phân
phối trong nước đã rất sôi động, nổi bật là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà phân
phối nước ngoài.
Làn sóng các nhà phân phối nước ngoài :
Thời gian gần đây đã xuất hiện một làn sóng các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập
vào thị trường Việt Nam-một thị trường năng động, dân số đông và trẻ hứa hẹn nhu cầu
tiêu dùng lớn. Và cuộc đua kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và
ngoài nước đã bắt đầu nhen nhóm và đã nổi lên trên hai lĩnh vực: dược phẩm và hàng tiêu
dùng.
Về dược phẩm, sau sự kiện Zuellig Pharma Việt Nam (ZPV), bất chấp hàng loạt chế tài
mới và cam kết của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam, giá thuốc lại rục rịch
tăng. Các đại gia phân phối thuốc chuyển sang chiến lược tăng giá từ từ, mỗi ngày một ít.
Điều này chứng tỏ, các biện pháp mạnh tay của Bộ Y tế đã chưa hoàn toàn phát huy tác
dụng.
Về hàng tiêu dùng, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho ba Tập đoàn kinh doanh
siêu thị nước ngoài là Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp) (Big Customer), Parkson
(tập đoàn Lion Group-Malaysia). Metro mới được cấp phép kinh doanh bán buôn, Big C
đã được cấp phép bán lẻ tại 4 siêu thị và Big C Thăng Long trở thành siêu thị bán lẻ lớn
nhất Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 12 triệu USD. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, nhu cầu của người dân sử dụng các loại hình phân phối hiện đại văn minh ở các thành
phố lớn có xu hướng tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu các loại hình phân phối và
các nhà phân phối nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng được xu thế này.
Người dân đã chán phong cách bán hàng nhỏ lẻ manh mún, chất lượng, giá cả không ổn
định ở các điểm bán hàng nhỏ và các chợ và họ sẽ đổ xô đến các siêu thị lớn để mua hàng

với cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hóa đa dạng, chất lượng giá cả ổn định và có nhiều hình
thức khuyến mãi. Số lượng các điểm phân phối nhỏ lẻ sẽ giảm dần và được thay thế bằng
các hình thức phân phối mới như siêu thị, trung tâm thương mại. Một câu hỏi được đặt ra
về sự tồn tại của các chợ, cửa hàng quy mô nhỏ bán hàng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên,
trong vòng 10 năm tới, hình thức phân phối nhỏ lẻ vẫn giữ được vai trò của mình ngay cả
trong các thành phố lớn do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam và vị trí nằm sát khu
vực có nhiều dân cư sinh sống do đó có thể bán hàng trực tiếp cho các hộ tiêu dùng.
Phân phối qua mạng cũng đang thu hút được sự quan tâm vì những tiện ích đáng kể của
nó. Hiện nay ở Việt Nam đang có một làn sóng phân phối trực tuyến vừa chính thức vừa
ngầm nhưng rất mạnh mẽ, có vô số trang web tiếng Việt khác nhau thực hiện các giao dịch
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trên mạng.
Nhượng quyền thương mại (franchising) cũng có nhiều tiềm năng phát triển với Trung
Nguyên và Kinh Đô là 2 nhà tiên phong, mặc dù các nhà kinh doanh trong nước cũng chưa
nhận thức được đầy đủ tính hai mặt của hình thức phân phối này.
Nhìn chung, đối với những loại hình phân phối hiện đại, hiển nhiên đây là một thế mạnh
của các nhà phân phối nước ngoài. Gần đây, tuy các nhà phân phối Việt Nam có nhiều
động thái củng cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân
phối nước ngoài, nhưng đây có thể là một cuộc đua không cân sức vì các tập đoàn phân
phối nước ngoài đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường các nước
đang phát triển, nguồn vốn rất lớn; họ lại tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ
chức kinh doanh, thậm chí vận động hành lang rất bài bản và đưa ra giá bán buôn thấp hơn
nhiều so với các nhà bán buôn trong nước, các dịch vụ bán hàng thuận tiện và các chương
trình khuyến mại hấp dẫn.
Việc thu hút số lượng lớn các khách hàng của các siêu thị và trung tâm thương mại có
thể dẫn đến tình trạng phá sản dây chuyền của hàng triệu hộ cá thể buôn bán nhỏ lẻ, đe
dọa đời sống của người dân. Sự mở rộng của hệ thống các siêu thị có thể dẫn tới các vấn
đề về môi trường vì siêu thị là nơi tập trung các phương tiện đi lại của người dân nhất là
vào các dịp cuối tuần. Sự phụ thuộc vào các Tập đoàn phân phối nước ngoài cũng có thể

sẽ phải trả một giá đắt vì nó đe dọa cuộc sống của người nông dân và các hộ buôn bán
nhỏ. Các siêu thị thường đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao
đối với người nông dân, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lượng khổng lồ. Để đáp ứng
được yêu cầu rất cao của các siêu thị, người nông dân phải đầu tư máy móc thiết bị, giống,
phương pháp canh tác, nhưng họ lại không có vốn và phải đi vay ngân hàng, nếu các nhà
phân phối nước ngoài không mua hàng, họ sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.
Điều này không dễ dàng gì so với trước đó khi họ chỉ phải chuyển tất cả các nông sản làm
ra với các hình thức khác nhau tới các chợ. Đối với hàng gia dụng và trang trí là mặt hàng
có thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn phân phối nước ngoài thường
áp dụng mức giá cao trong các đơn đặt hàng các sản phẩm gia công đồng thời cũng đặt ra
các quy định ngặt nghèo về thời hạn giao hàng, sử dụng lao động, nguồn nguyên vật liệu,
đổi mới công nghệ. Có đối tác lo đầu ra, các doanh nghiệp nhỏ chỉ phải tập trung sản xuất,
không phải lo các khâu bao bì, thiết kế, makerting, xây dựng hệ thống phân phối và tạo
dựng thương hiệu nên họ rất ham. Lúc đầu, các nhà sản xuất ăn theo còn ăn nên làm ra,
nhưng sau đó, phía nước ngoài càng giảm giá đặt hàng, các nhà sản xuất trong nước bị lỗ
nặng. Tiền vốn đổi mới công nghệ theo yêu cầu của nhà phân phối nước ngoài lại là vay
của ngân hàng, không bán được hàng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Với
vốn đầu tư lớn, mặt bằng kinh doanh rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lưu kho, vận
chuyển có tính ưu việt, các khâu logistics được thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn
hẳn các doanh nghiệp trong nước; các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ dần khống chế hệ
thống phân phối nội địa.
Tuy nhiên, việc tham gia của các tập đoàn phân phối quốc tế lớn trên thị trường Việt
Nam cũng mang lại một số lợi ích. Sự xuất hiện của các đại siêu thị góp phần vào việc giải
quyết tình trạng lao động trình độ trung bình dư thừa ở các thành phố lớn. Đặc biệt là
ngành bán lẻ là một ngành tuyển dụng rất nhiều lao động nên có thể giảm bớt gánh nặng
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
về công ăn việc làm cho chính quyền địa phương. Ngươi tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ
các chương trình khuyến mại, được sử dụng hàng hóa có chất lượng ổn định, đảm bảo vệ
sinh an toàn, các nhà phân phối trong nước có thể học hỏi được các kinh nghiệm quản lý

điều hành tiên tiến từ nước ngoài.
Nhà nước nhà quan sát hay trọng tài?
Có thể nói, ngành phân phối là ngành rất nhạy cảm trong nền kinh tế nước ta vì nó ảnh
hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người bán hàng và hàng chục triệu người tiêu dùng,
đặc biệt là hệ thống phân phối của một số mặt hàng thiết yếu. Ngay cả một số quốc gia có
trình độ phát triển kinh tế cao như Nhật Bản, Ấn Độ cũng có xu hướng bảo hộ ngành phân
phối của mình rất chặt chẽ. Ví dụ, hệ thống phân phối ở Nhật Bản được tổ chức theo kiểu
khép kín giữa nhà sản xuất và các nhà bán buôn bán lẻ và có xu hướng bài ngoại, hàng hóa
Nhật Bản xuất hiện khắp nơi trên thế giới nhưng hàng của các nước khác rất khó khăn để
có thể len chân vào hệ thống phân phối của Nhật Bản. Mô hình quản lý hệ thống phân phối
của các nước này có những ưu điểm mà ta có thể học tập vận dụng một cách chọn lọc.
Ở trong nước, tốc độ tăng chóng mặt của chỉ số giá tiêu dùng kể từ đầu năm 2004 đến
nay do có “đóng góp” của các “dịch sốt giá” của các mặt hàng nhạy cảm như thép xây
dựng, xi măng, dược phẩm, thực phẩm đã đánh động các cơ quan chức năng cũng như
Chính phủ. Các Bộ chuyên ngành, các Tổng công ty đã có nhiều động thái tích cực để xốc
lại hệ thống phân phối nhằm bình ổn giá. Gần đây, Chính phủ còn có những biện pháp
mạnh, kể cả đưa ra chế tài kỷ luật Lãnh đạo các Tổng Công ty phụ trách các mặt hàng thiết
yếu, nhưng đây mới chỉ là các biện pháp tình thế vì chính các Tổng Công ty này cũng chưa
thể kiểm soát được hệ thống phân phối của mình. Bộ Thương mại cũng đã tổ chức một số
hội thảo, tọa đàm nhằm tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối trong nước, tuy
nhiên kết quả đạt được chưa rõ. Trên nguyên tắc, trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước
không thể quản lý hệ thống phân phối bằng các mệnh lệnh hành chính. Trước mắt, các cơ
quan quản lý Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý công bằng, tạo điều kiện cho
các nhà phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế (trong đó có tư nhân và đầu tư nước
ngoài) hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng xuất hiện những nhà phân phối
độc quyền cả trong nước và nước ngoài thao túng, lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, Nhà
nước cũng cần có một số ưu đãi về cho thuê đất, thuế ... để hỗ trợ cho các nhà phân phối
trong nước, nắm cổ phần chi phối trong hệ thống phân phối của các mặt hàng thiết yếu với
đời sống xã hội như xi măng, sắt thép, xăng dầu, dược phẩm, ... Các doanh nghiệp vừa nhỏ
vốn chiếm đa số trong số các doanh nghiệp nước ta cần hoạch định chính sách phân phối

tự chủ, không nên chỉ phụ thuộc vào một nhà phân phối nước ngoài để phân tán rủi ro.
Hướng phát triển dịch vụ phân phối trong thời gian tới:
Có thể đánh giá, ngành dịch vụ phân phối ở nước ta trong thời gian tới sẽ phát triển theo
hướng sau:
1/ Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo
lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư
Việt-Nhật, ASEAN Cộng) và các cải cách của chính phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2/ Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường
Việt Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora; nhiều khả năng sẽ có thêm Wal-mart
của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối của Nhật, Trung Quốc, ... tạo nên một
bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là
mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước
phải động não chủ động tham gia nếu không muốn bị loại “ra rìa”
3/ Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước
tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh
tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy
ATM tại các siêu thị, chợ...). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân
phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài
hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở
nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ
trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Viet
Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều
doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả
năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình
thức giao dịch điện tử.
4/ Phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các
hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các nhà phân phối trong

nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hóa
hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Người tiêu
dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những cải cách này. Trước mắt, các Tập đoàn phân
phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dân dần họ sẽ
mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua
catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà... Các hình thức này sẽ
được du nhập, từng bước hình thành và phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong
nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản sẽ phân phối qua thị
trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp
đồng chọn ...
Tóm lại, hệ thống phân phối ở nước ta đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa
nhưng vẫn còn mang nặng đặc điểm của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ. Cùng với
quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trên “sân
chơi” sẽ xuất hiện nhiều “gã khổng lồ” đến từ nước ngoài, các loại hình phân phối cũng sẽ
phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống
phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước.
Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối trong nước cộng với ý thức thay đổi
trong phương thức kinh doanh tập hợp thành một khối, đủ sức làm đối trọng với các nhà
phân phối nước ngoài. Nhà nước bên cạnh việc tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân
phối bán lẻ, cần phải có những quyết sách ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập
hợp các nguồn lực nhỏ lẻ thành hệ thống nhất quán, có chiều sâu. Nhưng hơn hết, Nhà
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước cần phải khẳng định vai trò điều tiết thị trường theo hướng lành mạnh hóa, tạo sân
chơi bình đẳng cho các nhà phân phối không phân biệt thành phần kinh tế, đồng thời nắm
các nhà phân phối lớn để có thể chủ động trước những biến động của thị trường.
/>%20phan%20phoi%20o%20VN.doc
Phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam
Một loạt sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều: người bán
lẻ, người tiêu dùng Việt Nam đang là tâm điểm của thế giới kinh doanh hiện nay.

Nhiều nhà đầu tư đang nhắm đến Việt Nam…
Theo nhận định của Hội đồng Quốc tế Các trung tâm mua sắm (ICSC) năm 2006, Việt
Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP đáng ngạc nhiên 8,2%, và hiện là nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh thứ hai châu Á.
Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ tư thế
giới về cơ hội bán lẻ hấp dẫn sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22 - 55,
chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 53 tỉ USD
vào năm 2010.
Dẫn đầu tiêu dùng hàng hi-tech
Trong tuần qua, công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: Người tiêu dùng
Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index).
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và
tăng lên 1 điểm, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 so với cuối năm
2006.
Trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam
tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí
và quần áo mới. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam đang
dẫn đầu các quốc gia được khảo sát và cao hơn cả những nước đang phát triển như Ấn Độ,
Trung Quốc, Brazil.
Cuộc khảo sát chỉ số niềm tin diễn ra từ tháng 4 đến tháng 5 và phản ánh tâm lý người
tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2007.
Với nhận định trên, chắc chắn Việt Nam sẽ là địa điểm phát triển bán lẻ lớn trong thời
gian tới. Ông Tang Guan Heng, giám đốc ICSC châu Á - Thái Bình Dương cho rằng những
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
điều kiện trên báo hiệu một cơ hội lớn cho sự phát triển và duy trì một thị trường bán lẻ
thuận lợi.
Cơ cấu bán lẻ tại Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn trong những năm sắp tới. Đây là thời
điểm thuận lợi, cơ hội tốt cho các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài thâm nhập, mở rộng thị

phần và tăng lợi nhuận tại đây.
Theo một khảo sát về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam được tiến hành vào tháng
4/2006, người tiêu dùng hiện nay cân nhắc kỹ trong việc chọn một nơi mua phù hợp. Về
kênh bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng chuyên, đại lý trở thành các kênh phân phối được đa số
người tiêu dùng lựa chọn.
Tăng tốc
Các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng không ngừng tăng tốc mở thêm nhiều siêu
thị mới. Đến nay cả nước đã có 160 siêu thị và 32 trung tâm thương mại. Ông Ngô Văn
Hải, phó giám đốc Công ty TNHH Đông Hưng, cho rằng việc “bùng nổ” hàng loạt siêu thị
mới không chỉ ở các trung tâm thành phố lớn, mà còn lan rộng các tỉnh, thành.
“Chúng tôi buộc phải chạy đua với thời gian, tìm chỗ “dừng chân” thích hợp trước thời
điểm Chính phủ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền mở siêu thị,
trung tâm phân phối”, ông Hải nói.
Gần đây Saigon Co-op cùng ba doanh nghiệp trong nước là Tổng công ty Thương mại
Hà Nội (HAPRO), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú
Thái đã sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam
(VDA) nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Saigon Co-op.
Hiện VDA đang khảo sát mặt bằng, triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch, liên hệ các
địa phương xin quy hoạch và tìm địa điểm xây dựng trung tâm thương mại và nhà kho để
không bị chậm chân.
Triển vọng của ngành bán lẻ rất lớn nhưng bài toán cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.
Nâng cao chất lượng phục vụ, áp dụng công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, hiệu quả để
giảm chi phí vẫn là những bài toán khó cho các doanh nghiệp Việt Nam. (Vneconomy,
24/7/2007. Nguồn Sài Gòn tiếp thị)
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có nhiều ý kiến cho rằng, ngoại trừ hệ thống phân phối xăng
dầu đã được các bộ, ngành và doanh nghiệp triển khai khá tốt,
thì các ngành hàng còn lại và ngay cả một thị trường bán lẻ
rộng lớn, cho đến thời điểm này vẫn còn lúng túng khi bước

vào một sân chơi mới.
Phát triển tự phát, thiếu ổn định
Theo số liệu của Bộ Thương mại, tính đến cuối năm 2005, cả nước có 9.063 chợ ở nông
thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị. Cũng vào thời điểm này, cả nước đã có trên 200
siêu thị, 30 trung tâm thương mại và khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động trên 30/64
tỉnh, thành.
Theo tính toán, có khoảng 40% lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống phân phối truyền
thống; 44% qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập; 10% qua hệ thống phân phối hiện
đại như siêu thị, trung tâm thương mại; số còn lại là do các nhà sản xuất bán trực tiếp đến
tay người tiêu dùng. Riêng tại hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM, lượng hàng lưu thông qua
kênh phân phối hiện đại đã tăng từ 18% năm 2004 lên 23% trong năm 2005.
Với thực tế nêu trên, nếu các nhà bán lẻ nước ngoài có vào VN thì thị phần đầu tiên họ
sẽ phải giành là 10%. Bị cạnh tranh trực tiếp sẽ là các siêu thị, các trung tâm thương mại và
các DN đang có hệ thống phân phối riêng của mình. Tuy nhiên, con số này sẽ nhanh chóng
bị đảo ngược bởi theo dự báo của Bộ Thương mại, đến năm 2010 kênh phân phối hiện đại
sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 30%-40% và đến năm 2020 sẽ là 60%.
Theo các chuyên gia, hệ thống bán lẻ của VN đã và đang bộc lộ rõ 3 điểm yếu rất cơ bản
cần phải khắc phục ngay, đó là tài chính, hậu cần (logistics) và tính chuyên nghiệp. Ở yếu
điểm đầu tiên thì khỏi cần bàn vì nguồn vốn của hầu hết các nhà phân phối trong nước hiện
nay rất yếu.
Về hậu cần, kinh doanh siêu thị ngoài việc đòi hỏi phải mạnh về vốn, nó còn đòi hỏi một
hệ thống hậu cần chuyên nghiệp từ nhập hàng cho đến các khâu chứa hàng, dự trữ và bảo
quản. Để làm tốt về hậu cần, hệ thống siêu thị Metro đã phải đầu tư 20-25 triệu euro để
15
Hàng hóa tại các siêu thị
phong phú giúp khách
hàng dễ chọn mua mặt
hàng mình cần. Ảnh chụp
tại Siêu thị Sài Gòn.

×