Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Câu hỏi và đáp án môn kỹ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.64 KB, 17 trang )

TUYỂN TẬP NHỮNG CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: Trình bày những khái niệm về kỹ năng thuyết trình?
Những khái niệm về kỹ năng thuyết trình:
- Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một nhóm khán giả.
- Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp
thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.
- Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như:
hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện.
- Thuyết trình nhằm thông báo, giải thích thuyết phục hay trình bày một quan điểm và sau
đó là phần trả lời các câu hỏi của thính giả.
- Thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo.
- Mục tiêu của thuyết trình cần phải thực hiện một cách cụ thể, rõ rang và chính xác các vấn
đề liên quan
- Mục tiêu của thuyết trình không chỉ là trình bày một chủ đề, đưa một hình ảnh hay giới
thiệu một đoạn phim, mà còn cung cấp cho khán giả một kinh nghiệm để nhớ
Câu 2: Phân biệt thuyết trình và giao tiếp?
-

Giao tiếp là trực tiếp, là đối thoại, không có sự sắp xếp ngôn từ, mọi hành vi cũng như lời
nói đôi khi chỉ là một sự bộc phát.

-

Thuyết trình là việc thực hiện một bài báo cáo, có cấu trúc rõ ràng, có ngôn từ thích hợp,
trau chuốt và có hành vi lịch sự có kiểm soát. Như vậy thuyết trình hơn giao tiếp ở việc
thuyết trình có cấu trúc chặt chẽ, ngôn từ phù hợp và phương pháp hiệu quả.

Câu 3: Các lợi ích của việc học tập môn học kỹ năng thuyết trình?
Kỹ năng thuyết trình:
-


Là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.

-

Giúp thể hiện được khả năng của bản thân.

-

Giúp bản thân bạn tự tin hơn khi diễn thuyết và đôi lúc bạn cảm thấy thích thú khi được
nói chuyện trước đám đông.

-

Học tập môn học kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho sinh viên có thể có được những kỹ năng
tốt trong giao tiếp,

-

Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả, thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong
sự thành công của mỗi cá nhân.


-

Kỹ năng thuyết trình giúp bạn rất nhiều trong việc báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và
bảo vệ luận văn tốt nghiệp, có thêm tự tin trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt khi bạn đảm
nhiệm vai trò người thương thuyết hay đàm phán kinh doanh.

Vì vậy, trang bị những kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng đối với sinh viên, để chuẩn bị
hành trang lập nghiệp của mình.


Câu 4: Nêu các đặc điểm của một bài thuyết trình hiệu quả?
Bài thuyết trình hiệu quả có thể nhận dạng thông qua các đặc điểm sau:
-

Phù hợp với đối tượng thính giả

-

Mục tiêu của buổi thuyết trình

-

Có cấu trúc logic và nhất quán: Bài thuyết trình cần có 3 phần cốt lõi:
+ Phần giới thiệu
+ Phần nội dung chính
+ Phần kết luận

Câu 5: Phân loại các bài thuyết trình?
Phân loại các bài thuyết trình:
-

Thuyết trình trong kinh doanh:
 Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm
 Giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mới
 Bắt đầu một chương trình đào tạo
 Trình bày một kế hoạch kinh doanh mới
 Đề xuất một chiến lược Marketing
 Giới thiệu một phát minh kỹ thuật mới hay máy móc thiết bị mới


-

Thuyết trình trong nghiêm cứu khoa học


 Báo cáo kết quả nghiên cứu
 Báo cáo đề tài hay luận văn tốt nghiệp
 Báo cáo đề tài nghiêm cứu khoa học kỹ thuật

Câu 6: Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, có các loại bài thuyết trình điển hình nào?
Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, có các loại bài thuyết trình điển hình:
-

Báo cáo kết quả nghiên cứu.

-

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật cùng với kết quả mới nghiên cứu được.

Câu 7: Tại sao nói một bài thuyết trình hiệu quả thì phải được phân bổ thời gian một cách
hợp lý?
-

Phân bổ thời gian hợp lý giữa các phần của bài thuyết trình, bạn phải dự trù thời gian bị
gián đoán do những câu hỏi từ phía khán giả trong lúc thuyết trình, bạn phải hoàn thành
phần kết luận trước thời gian dự trù, tránh hiện tượng khán giả ra về trước khi chúng ta
xong phần kết luận.

-


Phân bổ thời gian hợp lý bạn có thể:
+ Trình bày được hết nội dung, những ý chính mà mình cần diễn đạt.
+ Có thể kiểm soát được nội dung bài diễn thuyết.
+ Bài diễn thuyết sẽ diễn ra một cách trôi chảy, khoa học.

-

Kiểm soát được thời gian dành cho khán giả hỏi đáp và có thể trả lời hết những câu hỏi
khán giả đưa ra cũng như tránh được một cách khéo léo nếu như câu hỏi quá khó hoặc
vượt quá phạm vi hiểu biết của bạn.

Câu 8: Nêu và phân tích các đặc điểm của một bài thuyết trình hiệu quả?
Bài thuyết trình hiệu quả có thể nhận dạng thông qua các đặc điểm sau:
-

Phù hợp với đối tượng thính giả:


+ Phân thích đối tượng thính giả: trước hết bạn phải đánh giá được năng lực của bản thân,
sau đó tìm hiểu nhu cầu người nghe, ước lượng số lượng khán giả, thái độ, giá trị và niềm
tin của họ, văn hóa của thính giả.
+ Thu thập thông tin và đánh giá đối tượng khán giả theo các tiêu chí: đặc điểm tâm lý
người nghe, suy đoán những mong đợi của họ, tuổi tác, trình độ văn hóa, ngôn ngữ, tôn
giáo, xem xét họ có hiểu về chủ đề của buổi thuyết trình hay ko? Và họ muốn biết về vấn
đề nào?
-

Mục tiêu của buổi thuyết trình:
+ Bạn phải trả lời các câu hỏi sau: lý do của buổi thuyết trình là gì? Tại sao bạn thực hiện
buổi thuyết trình?Thời gian trình bày được xác định là bao lâu?Không gian và địa điểm tổ

chức ở đâu?
+ Mục tiêu cụ thể bài thuyết trình muốn đề cập, ví dụ: cung cấp thông tin để kêu gọi đầu
tư, báo cáo kết quả nghiêm cứu hay giải trí.
+ Bài thuyết trình mang lại cho khán giả những thông tin bổ ích gì?

-

Có cấu trúc logic và nhất quán: Bài thuyết trình cần có 3 phần cốt lõi:
+ Phần giới thiệu: tự giới thiệu về bản thân, câu hỏi xã giao,giới thiệu các phần chính của
bài thuyết trình và thông báo thời gian buổi thuyết trình, phương thức tiến hành.
+ Phần nội dung chính: là phần quan trọng nhất cần tập trung vào giải quyết các bấn đề để
đạt mục tiêu của buổi thuyết trình:
 Nếu bài thuyết trình có cung cấp thông tin dưới hình thức sự kiện thì các sự kiện

phải được liệt kê theo thời gian
 Nếu bài thuyết trình có liên quan đến việc thuyết phục người nghe ủng hộ một quan

điểm hay quyết định thì cần phải phân tích được các ưu khuyết điểm của quyết định
đó
 Nếu bài thuyết trình liên quan đến đề tài khoa học thì phải chỉ ra những cái mới

trong nghiêm cứu, cần chuẩn bị sẵn tâm lý sẵn sang ứng phó với những câu hỏi bất
ngờ trong lúc diễn thuyết
+ Phần kết luận: cần nêu bật được những điểm chính của bài diễn thuyết, những kiến nghị
hay hạn chế mà bài diễn thuyết chưa đề cập đến, kết luận thật ngắn gọn xúc tích, cuối
cùng đừng quên nói lời cảm ơn chân thành đối với khán giả.
Câu 9: Các bước chuẩn bị một bài thuyết trình?


Có 6 bước chuẩn bị một bài thuyết trình:

1. Chọn chủ đề và xác định mục đích bài thuyết trình
2. Tìm hiểu thính giả
3. Thu thập tư liệu cho bài thuyết trình
4. Xây dựng nội dung bài thuyết trình
5. Chuẩn bị các điều kiện cho buổi thuyết trình
6. Luyện tập bài thuyết trình
Câu 10: Trình bày PowerPoint như thế nào để đạt được hiệu quả trong thuyết trình?
- Việc sử dụng PowerPoint rất thuận tiện cho việc thiết kế slide.
- Để đạt được hiệu quả trong thuyết trình ta cần lưu ý vài điềm khi thiết kế:
+ Màu sắc: hài hòa, dễ nhìn, đồng nhất.
+ Nền nhạt, chữ đậm (ví dụ: nền trắng chữ xanh) hay nền đậm, chữ nhạt (ví dụ: nền
xanh, chữ vàng)
+ Kiểu chữ: Font Arial, Tahoma, Times New Roman và nên dùng font chữ cỡ 28-30.
- Nội dung trong slide: Sử dụng tiêu đề cho từng slide, không nên ghi quá nhiều từ và dùng
bullets cho các ý, không nên sử dụng nhiêu màu sắc làm mất tập trung và rất khó đọc.
Ngoài ra, tránh dùng nhiều font chữ khác nhau trên một bài thuyết trình làm cho khán
giảrất khó đọc. Dùng hình ảnh minh họa đúng lúc để bài thuyết trình thêm sinh động.
- Hiệu ứng: Đơn giản- một kiểu slide (template) từ đầu đến cuối. Không sử dụng các hiệu
ứng gây rối mắt. Không nên dùng nhiều hiệu ứng trên 1 slide hoặc trong toàn bài trình
bày.
- Số slide: bạn nên cân nhắc thời gian cho phép để có thể thiết kế số lượng slides phù hợp
cho bài thuyết trình. Lưu ý, thông thường một slide sẽ trình bày mất khoàng 1-2 phút.
- Biểu đồ và bảng tính: cần lưu ý chữ không quá nhỏ, màu sắc hài hòa, không quá 5 màu
đối với biểu đồ. Sau khi xong phần nội dung và số lượng slide cần thiết, bạn nên chạy thử
các slide nhiều lần.
- Công tác chuẩn bị khác như: Đến sớm trƣớc 15 -20 phút. Tải file cần trình bày lên máy.
Nhớ backup dữ liệu, làm quen với phòng, ánh sáng..v.v. để có thể tự xử lý phòng khi có
sự cố về kỹ thuật.
Câu 11: Người thuyết trình phải chuẩn bị trước các điều kiện gì cho một buổi thuyết trình?
Các điều kiện cần thiết cho một buổi thuyết trình là:

- Địa điểm:
+ Nếu xác định được số lượng người tham gia, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm thích
hợp với lượng người đó.Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội dung thuyết
trình.Không thể chọn một khán phòng qua rộng hoặc quá nhỏ so với lượng khán giả theo
dõi.Và cũng cần sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, khoảng cách giữa các chỗ đủ rộng để việc đi lại
thuận tiện….
+ Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Ví dụ như với một
bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trang trí căn


-

phòng bằng tranh, hoa,…Nhưng một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần
trang trí căn phòng quá cầu kì với các đồ trang trí rườm rà.
+ Tập nói trước ở địa điểm đã chọn.Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh.Nếu trong
phòng nhỏ thì điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan
+ Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn đọc những ghi chú của bản thân và cả người
tham dự có thể theo dõi những tư liệu mà bạn cung cấp.
Thiết bị hỗ trợ:
+ Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước, kiểm tra chất lượng
và giá cả hợp lý.
+ Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với nhau
+ Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình.
+ Hiện nay, khi thuyết trình chủ yếu dùng các thiết bị như: PowerPoint, hệ thống âm
thanh, phòng hội nghị hay sân khấu ngoài trời, hệ thống ánh sáng
 PowerPoint: việc sử dụng này rất thuận tiện cho việc thiết kế slide, tuy nhiên có vài
điểm cần lưu ý đó là: thiết kế về màu sắc, hài hòa , dễ nhìn, đồng nhất.Nội dung trong
từng slide không nên ghi quá nhiều từ, ko nên sử dụng quá nhiều màu sắc…, hiệu ứng
đơn giản và số trang thì nên giới hạn để đảm bảo thời gian
 Hệ thống âm thanh: cần phải dự trù hết các trước hợp xảy ra nếu như không có micro

và chất lượng âm thanh kém, nên sử dụng micro không dây để tiện cho việc di
chuyển.
 Hệ thống ánh sáng: nên tránh vị trí ánh sang chiếu thẳng vào mặt, và ngoài ra nếu ánh
sáng chiếu thẳng vào màn hình cũng gây ra việc khó nhìn.

Câu 12: Nêu và phân tích việc tìm, thu thập tư liệu khi chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình?
- Thu thập tư liệu là quá trình lâu dài và liên tục, ta có thể thu thập thông tin từ rất nhiều
nguồn khác nhau.Không nên từ chối bất kì một thông tin nào cả. Tuy nhiên, sau đó, ta
cần lưu ý việc phân loại và lưu trữ những thông tin đó.
- Một số phương pháp trong việc thu thập thông tin là:
+ Phương pháp đơn giản nhất có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi là dùng giấy và bút.
Ta có thể dùng các tờ bìa có kích thước 1/3 tờ A4 ghi lại các mục chính. Khi đọc tài
liệu hoặc phỏng vấn hoặc giao tiếp sẽ có nhiều ý tưởng nảy sinh ra, ta có thể ghi chúng
vào những tấm thẻ.Những ý tưởng và thông tin đó sẽ được sắp xếp lại một cách rõ
ràng, có trật tự trong bài thuyết trình hoặc có thể bớt nếu cần thiết.
+ Ngoài ra, còn có một phương pháp rất hiệu quả đó là sử dụng mạng internet.Hiện
nay, mạng internet hầu như có ở khắp mọi nơi và lượng thông tin trên đó thực sự rất
lớn.Nhưng việc tìm kiếm hiệu quả cũng không phải là chuyện dễ dàng.Để có thể tìm
kiếm tốt trên mạng internet ta cần chú ý những điều sau:
 Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng
 Dùng chức năng tìm kiếm: nó có phân loại, liệt kê các chủ đề hay không?
 Tìm cách phối hợp, liên kết những từ quan trọng để tìm thông tin cần thiết


Gõ và tìm trong các công cụ tìm kiếm, thử vào các trang web có tiếng,các trang
chuyên về chủ đề đang tìm kiếm, có các đánh gía chọn lọc.
 Thử xem các kết quả đầu tiên: nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại
và dùng từ tìm kiếm khác.
 Xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra:
 Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và thêm từ cho vào ô tìm kiếm

 Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/xóa bỏ một phần trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ
khác thay thế.
Ngoài các thông tin về tài liệu ra, ta còn phải thu thập thêm những thông tin về thực tế,
đó là những thông tin cũng rất quan trọng giúp cho ta và cả người nghe có một cái nhìn
chân thực nhất về nội dung thuyết trình.Cần phải có những cuộc khảo sát, thăm dò trực
tiếp những gì xảy ra trong thực tế.


-

Câu 13: Nêu và phân tích các bước chuẩn bị một bài thuyết trình?
Có 6 bước chuẩn bị một bài thuyết trình:
1. Chọn chủ đề và xác định mục đích bài thuyết trình:
- Phân tích để xác định rõ chủ đề và nội dung chính của bài thuyết trình
- Động não suy nghĩ để tìm ra những nội dung cần thuyết trình, những điểm cần nhấn
mạng trong bài diễn văn và nguồn tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc thuyết trình
- Lựa chọn những tài liệu tốt nhất, phù hợp nhất cho bài diễn văn và những nội dung,
điểm nhấn quan trọng nhất, cần đặc biệt lưu ý trong bài
Vì vậy ta phải xác định rõ ràng chủ đề chính và mục đích của bài thuyết trình, từ đó
có thể gạch ra các ý liên quan, xây dựng được trọng tâm bài thuyết trình, đảm bảo việc
truyền tải thông điệp phải dễ nhớ và dễ hiểu. Khi mục tiêu đã được xác định thì cần
phải tập trung suy nghxi về nó để làm sao thực hiện bài diễn thuyết hấp dẫn, không
lãng phí thời gian của mọi người, trình bày đúng, đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.
2. Tìm hiểu thính giả
- Kiến thức: hiểu được mức độ hiểu biết của khán giả là điều mà bất kì người thuyết
trình nào cũng quan tâm đến: “khán giả có nắm được nhiều kiến thức hơn lượng thông
tin tôi chuẩn bị không?”, đừng bao giờ đối mặt với khán giả khi chưa có sự chuẩn bị tốt
và kỹ càng
- Chuyên môn: trình độ chuyên môn của khán giả cũng rất quan trọng vì nó có thể xác
định vị trí vấn đề mà chúng ta muốn cập nhật

- Kinh nghiệm: sự cân nhắc này không chỉ ở việc khán giả đã có bao nhiêu kinh nghiệm
mà còn kinh nghiệm ở mức độ như thế nào và trong môi trường như thế nào? Kinh
nghiệm trong phòng thí nghiệm khác hoàn toàn so với kinh nghiệm thực tế
- Thành kiến: nếu như chúng ta có thể xác định được những thành kiến của khán giả, thì
chúng ta có thể xác định điểm bắt đầu của họ và một số điểm cần tránh
Tóm lại: để xác định tốt đối tượng người nghe ta cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Cần xác định rõ khán thính giả là ai?
+ Họ muốn nghe gì khi đến buổi thuyết trình của bạn?


3.

4.

5.

6.

+ Hãy quan tâm đến câu hỏi mà họ tự đặt ra: “Vấn đề này có ích gì cho tôi?”.Vì đây là
câu hỏi mà người nghe sẽ đặt ra trong suốt quá trình nghe bạn nói.
Thu thập tư liệu cho bài thuyết trình
- Một số phương pháp trong việc thu thập thông tin:
+ Phương pháp đơn giản nhất có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi là dùng giấy và bút.
Ta có thể dùng các tờ bìa có kích thước 1/3 tờ A4 ghi lại các mục chính. Khi đọc tài
liệu hoặc phỏng vấn hoặc giao tiếp sẽ có nhiều ý tưởng nảy sinh ra, ta có thể ghi chúng
vào những tấm thẻ. Những ý tưởng và thông tin đó sẽ được sắp xếp lại một cách rõ
ràng, có trật tự trong bài thuyết trình hoặc có thể bớt nếu cần thiết.
+ Một phương pháp rất hiệu quảlà sử dụng mạng internet.
- Ngoài các thông tin về tài liệu ra, ta còn phải thu thập thêm những thông tin về thực
tế.Cần phải có những cuộc khảo sát, thăm dò trực tiếp những gì xảy ra trong thực tế.

Xây dựng nội dung bài thuyết trình
Để có một nội dung thuyết trình tốt ta cần lưu ý những điểm sau:
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được
- Xây dựng dàn bài cho bài thuyết trình một cách logic nhất, có đủ 3 phần: giới thiệu,
nội dung, kết luận. Phải sắp xếp, tùy chọn ý sao cho khoa học.
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi
tâm lý người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn vắn quá dài cho dù nó có hấp dẫn
đến đâu.Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn cần phải phân bổ thời lượng
hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất.
Chuẩn bị các điều kiện cho buổi thuyết trình
- Địa điểm:
+ Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm.
+ Tập nói trước ở địa điểm đã chọn.Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh.Nếu trong
phòng nhỏ thì điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan
+ Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn đọc những ghi chú của bản thân và cả người
tham dự có thể theo dõi những tư liệu mà bạn cung cấp.
- Thiết bị hỗ trợ:
+ Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước, kiểm tra chất lượng
và giá cả hợp lý.
+ Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với nhau
+ Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình.
+ Hiện nay, khi thuyết trình chủ yếu dùng các thiết bị như: PowerPoint, hệ thống âm
thanh, phòng hội nghị hay sân khấu ngoài trời, hệ thống ánh sáng
Luyện tập bài thuyết trình
- Bạn cần có các các bước luyện tập lâu dài như:
+ Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thờ bằng bụng để cho hơi
được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải sử dụng



-

nhiều giọng điệu khác nhau.Cần phải luyện tập cách lên giọng xuống giọng cũng như
tạo điểm nhấn cho người nghe
+ Ứng khẩu: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả
năng xử lý ngôn từ nhanh.Đồng thời, thường xuyên thu thập từ ngữ, lời hay, cách dùng
từ ngữ lạ từ sách báo trong khi nói chuyện.
+ Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết
trình.
Luyện tập trước khi thuyết trình:
+ Chọn trang phục phù hợp với chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và
giúp bạn tự tin hơn.
+ Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình.Luyện tập cách
sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ để trong khi thuyết trình không bị lúng túng làm mất
đi sự tự tin của bạn.Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện
cùng các thành viên để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.

Câu 14: Nêu các bước thực hiện một bài thuyết trình?
Có 6 bước thực hiện một bài thuyết trình:
1. Lên kế hoạch cho bài thuyết trình
2. Mở đầu bài thuyết trình
3. Trình bày nội dung bài thuyết trình
4. Đặt và trả lời câu hỏi
5. Kết thúc bài thuyết trình
6. Đánh giá kết quả bài thuyết trình
Câu 15: Nên kết thúc bài thuyết trình như thế nào cho hiệu quả?
Để đạt hiệu quả cho bài thuyết trình, ta nên kết thúc mạnh mẽ và ấn tượng:
- Tóm lược bài thuyết trình trong một hoặc hai câu
- Nhấn mạnh vào các cụm từ trọng tâm
- Sử dụng điệp âm

- Chào và cảm ơn sự lắng nghe
Câu 16: Phân biệt việc mở đầu chủ đề thuyết trình trực tiếp và gián tiếp. Nêu ví dụ minh họa.
- Mở đầu chủ đề thuyết trình một cách trực tiếp là người thuyết trình đi luôn vào vấn đề
chính mà mình muốn đề cập đến, không thông qua một phương pháp cụ thể nào.
- Mở đầu chủ đề thuyết trình một cách gián tiếp là việc gây ấn tượng cho người nghe
bằng cách:
+ Dùng ví dụ minh họa
+ Kể mẩu chuyện, hoặc một vài câu trích dẫn nổi tiếng có liên quan đến chủ đề
+ Sử dụng các câu hỏi, tình huống gây sốc
+ Đưa ra các con số thống kê biết nói
+ Sử dụng khiếu hài hước


-

Ví dụ:
+ Trực tiếp:
Xin chào…, thay mặt công ty…, tôi rất vui được chào đón các bạn tại… Tôi là… Sau
đây tôi xin trình bày về…
+ Gián tiếp:
Xin chào…, thay mặt công ty…, tôi rất vui được chào đón các bạn tại… Tôi là… Như
các bạn đã biết, … đang là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Và đây là bảng số liệu thống
kê…

Câu 17: Trình bày về việc luyện tập trong quá trình chuẩn bị một bài thuyết trình?
- Trước khi thực hiện bất kỳ một việc gì nếu được luyện tập trước thì mức độ thành công
sẽ cao hơn.Đặc biệt là trong một buổi thuyết trình càng được luyện tập nhiều thì khả
năng thành công của bạn càng cao.
- Bạn cần có các các bước luyện tập lâu dài như:
+ Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thờ bằng bụng để cho hơi

được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải sử dụng
nhiều giọng điệu khác nhau.Cần phải luyện tập cách lên giọng xuống giọng cũng như
tạo điểm nhấn cho người nghe.Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng
nếu kiêm trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.
+ Ứng khẩu: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả
năng xử lý ngôn từ nhanh.Đồng thời, thường xuyên thu thập từ ngữ, lời hay, cách dùng
từ ngữ lạ từ sách báo trong khi nói chuyện.
+ Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết
trình.
- Luyện tập trước khi thuyết trình:
+ Chọn trang phục phù hợp với chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và
giúp bạn tự tin hơn.
+ Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình.Luyện tập cách
sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ để trong khi thuyết trình không bị lúng túng làm mất
đi sự tự tin của bạn.Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện
cùng các thành viên để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.
Câu 18: Nêu 1 chủ đề thuyết trình và trình bày (viết) 3 ví dụ về cách mở đầu một bài thuyết
trình (chủ đề do sinh viên tự chọn)?
(Câu này mở rộng, mọi người tự làm nhé!)
Câu 19: Nêu và phân tích các bước thực hiện một bài thuyết trình?
Có 6 bước thực hiện một bài thuyết trình:
1. Lên kế hoạch cho bài thuyết trình
- Lập một bản tóm tắt bài thuyết trình


-

2.
-


-

-

-

3.
-

-

-

-

Lập một kịch bản chi tiết
+ Tài liệu sử dụng
+ Phân bố thời gian
+ Nội dung: keyword, ý chính, câu chốt
+ Lựa chọn phương tiện sử dụng

Mở đầu bài thuyết trình
Phần mở đầu:
+ Lời chào
+ Giới thiệu bản thân
+ Thông điệp
Phương pháp gây ấn tượng:
+ Dùng ví dụ minh họa
+ Kể mẩu chuyện, hoặc một vài câu trích dẫn nổi tiếng có liên quan đến chủ đề
+ Sử dụng các câu hỏi, tình huống gây sốc

+ Đưa ra các con số thống kê biết nói
+ Sử dụng khiếu hài hước
Tác phong hình ảnh:
+ Tạo quan hệ ấn tượng với thính giả
+ Tư thế đứng thẳng, tự nhiên
+ Sắc mặt, ánh mắt thân thiện
+ Tránh vội vàng nói ngay khi vừa bước lên bục thuyết trình
Giới thiệu chung:
+ Nội dung buổi thuyết trình
+ Cấu trúc bài thuyết trình
+ Thời gian thuyết trình
Trình bày nội dung bài thuyết trình
Cách tiến hành bài thuyết trình:
+ Truyền đạt sự nhiệt tình
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
+ Biết chuyển sự lo lắng thành dạng tích cực
+ Giữ lối giao tiếp tự nhiên, thân thiện
Triển khai nội dung bài thuyết trình:
+ Tạo sự logic trong bài thuyết trình
+ Chia bài thuyết trình thành những phần nhỏ, tập trung phát biểu rõ ràng, trôi chảy
+ Theo dõi phản ứng của khán giả
+ Tóm lược nội dung từng phần và chuyển ý
Sử dụng ngôn ngữ bằng lời, diễn tả:
+ Sự nhiệt tình, rõ ràng và đơn giản
+ Luôn chú ý tới: giọng điệu (lên/xuống), chất giọng, âm lượng, tốc độ
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
+ Di chuyển và cử chỉ
+ Biểu đạt trực quan
+ Giao tiếp bằng mắt



4.
-

-

5.
6.
-

Đặt và trả lời câu hỏi
• Kỹ năng đặt câu hỏi:
Đối với người đặt câu hỏi (thính giả) cần chú ý những điều sau:
+ Hạn chế dùng câu hỏi hướng dẫn
+ Không sử dụng những câu hỏi tế nhị, liên quan và xâm phạm đến đời sống riêng tư
+ Câu hỏi nên ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề và rõ ý
+ Không đặt nhiều câu hỏi, nhiều nội dung cùng lúc
• Kỹ năng trả lời câu hỏi:
Đối với người trả lời câu hỏi (diễn giả), khi nhận câu hỏi cần chú ý những điểm sau:
+ Giúp thính giả có sự chuẩn bị tốt
+ Đề nghị thính giả đưa ra câu hỏi theo một trình tự hợp lý
+ Tìm cách gợi mở và khuyến khích mọi người tham gia đặt câu hỏi
+ Nhìn thẳng vào người đặt câu hỏi khi nghe câu hỏi
+ Nhắc lại nếu câu hỏi dài, nhiều ý
+ Tránh đánh giá câu hỏi
+ Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, trọng tâm
+ Xoa dịu và làm cho câu hỏi đơn giản hơn, nếu gặp phải những câu hỏi khó
+ Có thể từ chối trả lời nếu nhận được câu hỏi không mấy phù hợp hoặc bạn không đủ
khả năng trả lời
+ Tiếp tục sử dụng phi ngôn từ trong quá trình trả lời câu hỏi

+ Chú ý về thái độ của mọi người khi bạn trả lời câu hỏi
+ Bố trí và điều chỉnh thời gian hợp lý
+ Tổng kết lại sau khi trả lời xong câu hỏi
Kết thúc bài thuyết trình
Kết thúc mạnh mẽ và ấn tượng:
Tóm lược bài thuyết trình trong một hoặc hai câu
Nhấn mạnh vào các cụm từ trọng tâm
Sử dụng điệp âm
Chào và cảm ơn sự lắng nghe
Đánh giá kết quả bài thuyết trình
Tự đánh giá kết quả bài thuyết trình bằng việc đặt 10 câu hỏi:
Bạn đã sắp xếp tư liệu theo những ý chính của bài thuyết trình chưa?
Nội dung bài thuyết trình của bạn có sức thuyết phục chưa?
Các phương tiện sử dụng cho bài thuyết trình của bạn đã phù hợp chưa?
Bạn đến địa điểm thuyết trình đúng giờ không?
Ngay từ phút đầu bài thuyết trình của bạn có thu hút được sự chú ý của khán giả
không?
Bạn sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể tốt chưa?
Trang phục của bạn đã phù hợp chưa?
Bạn có nhận được nhiều câu hỏi từ khán giả không?
Bạn đã trả lời thành công các câu hỏi của khán giả chưa?
Bạn đã đáp ứng được kỳ vọng của khán giả ở buổi thuyết trình chưa?


Câu 20: Trình bày nội dung bài thuyết trình gồm những vấn đề gì?
Trình bày nội dung bài thuyết trình gồm những vấn đề sau:
- Cách tiến hành bài thuyết trình:
+ Truyền đạt sự nhiệt tình
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
+ Biết chuyển sự lo lắng thành dạng tích cực

+ Giữ lối giao tiếp tự nhiên, thân thiện
- Triển khai nội dung bài thuyết trình:
+ Tạo sự logic trong bài thuyết trình
+ Chia bài thuyết trình thành những phần nhỏ, tập trung phát biểu rõ ràng, trôi chảy
+ Theo dõi phản ứng của khán giả
+ Tóm lược nội dung từng phần và chuyển ý
- Sử dụng ngôn ngữ bằng lời, diễn tả:
+ Sự nhiệt tình, rõ ràng và đơn giản
+ Luôn chú ý tới: giọng điệu (lên/xuống), chất giọng, âm lượng, tốc độ
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
+ Di chuyển và cử chỉ
+ Biểu đạt trực quan
+ Giao tiếp bằng mắt
Câu 21: Nêu một số kỹ năng nâng cao hiệu quả bài thuyết trình?
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả bài thuyết trình:
- Kỹ năng gây ấn tượng
- Kỹ năng sử dụng phi ngôn ngữ
- Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng
- Kỹ năng trao đổi với người nghe
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ
Câu 22: Phân biệt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp, thuyết trình?
- Truyền thông ngôn ngữ: Là quá trình truyền tải thông điệp sử dụng hệ thống từ ngữ.
- Truyền thông phi ngôn ngữ: Là quá trình truyền tải thông điệp mà không sử dụng từ
ngữ.
- Ngôn ngữ tự nó không đứng độc lập mà luôn phụ thuộc vào những thành tố phi ngôn
ngữ để thể hiện chính xác nghĩa của nó.
- Phân biệt:
Ngôn ngữ
Phi ngôn ngữ

Đơn kênh

Đa kênh

Không liên tục

Liên tục


Kiểm soát được

Khó kiểm soát

Rõ ràng

Khó hiểu

Câu 23: Các biểu hiện điển hình của giao tiếp phi ngôn từ là gì?.Nêu 1 ví dụ minh họa.
- Các biểu hiện điển hình của giao tiếp phi ngôn từ:
+ Giao tiếp bằng mắt
+ Biểu lộ khuôn mặt
+ Giọng nói
+ Chuyển động và cử chỉ
+ Dáng điệu, tư thế, phong thái
+ Trang phục
- Ví dụ minh họa:
Giao tiếp bằng mắt nên:
+ Nhìn theo cá nhân, nhóm
+ Dừng ở mỗi ý
+ Nhìn vào trán

+ Nhìn theo chữ M và W
Câu 24: Nêu và phân tích một số kỹ năng nâng cao hiệu quả bài thuyết trình?
Một số kỹ năng nâng cao hiệu quả bài thuyết trình:
1. Kỹ năng gây ấn tượng:
- Người thuyết trình ấn tượng
- Mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
- Kết thúc bài thuyết trình ấn tượng
2. Kỹ năng sử dụng phi ngôn ngữ:
- Giao tiếp bằng mắt:
+ Nhìn theo cá nhân, nhóm
+ Dừng ở mỗi ý
+ Nhìn vào trán
+ Nhìn theo chữ M và W
- Biểu lộ khuôn mặt:
+ Khuôn mặt tự tin, thoải mái
+ Nét mặt tươi vui, phù hợp
+ Giữ gìn sức khỏe tốt trước 2-3 ngày
- Giọng nói:
Tiếng nói chuẩn là cần thiết, nên tập thờ bằng bụng để cho hơi được dài, thường xuyên
đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải sử dụng nhiều giọng điệu khác
nhau.Cần phải luyện tập cách lên giọng xuống giọng cũng như tạo điểm nhấn cho
người nghe.
- Chuyển động và cử chỉ:
+ Chuyển động:


Di chuyển nhịp nhàng đồng thời với việc hướng ánh mắt vào minh họa trên bảng
Di chuyển đến khán giả thì khoảng cách lý tưởng là 1m
Tránh việc di chuyển quá nhanh, liên tục hoặc đứng quá gần khán giả, tránh sự
va chạm với khán giả

+ Cử chỉ:
 Không nên nhún vai, lắc lư, vung tay quá nhiều
 Không nên trỏ tay hoặc chắp tay sau lưng
 Không khoanh tay, gãi đầu hoặc giụi mắt
 Không nên cầm bút hoặc mê mẩn một thứ gì đó mà không có mục đích
Dáng điệu, tư thế, phong thái:
+ Đứng thẳng, hơi hướng về phía trước tạo sự gần gũi và cởi mở
+ Đầu ở tư thế cao và thẳng với ánh mắt nhìn về phía khán giả
+ Lưng và bụng thẳng tạo sự tự nhiên
+ Hai mũi bàn chân đứng hình chữ V tạo thế đứng vững chắc
+ Hai tay buông xuống, lực dồn đều về hai chân
Trang phục:
+ Trang phục không lôi thôi, thể hiện sự kính trọng với khán giả
+ Trang phục không nên quá màu mè, nhiều hoa văn, diêm dúa, thiết kế nhiều chi tiết
thừa
+ Không nên quá lạm dụng việc sử dụng nữ trang
+ Đầu tóc gọn gàng
3. Kỹ năng kiểm soát sự lo lắng:
Nhận diện sự lo lắng:
+ Khuôn mặt trầm ngâm, không tươi vui
+ Giọng nói run, ngắt quãng, tim đập mạnh
+ Đi lại không rõ mục đích, đứng ngồi không yên
+ Toát mồ hôi, chân tay run, tay vân vê một thứ gì đó như vạt áo, tư trang,…
Cách giải quyết:
+ Cần chọn chủ đề bạn biết rõ và chuẩn bị tốt
+ Đừng bao giờ học thuộc bài nói
+ Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ
+ Ổn định tâm lý
+ Suy nghĩ tích cực
+ Cơ thể: di chuyển nhẹ nhàng

+ Hít thở đều và sâu
+ Tạo sự thư giãn cần thiết
+ Hai bàn tay nắm chặt rồi thả lỏng càng chậm càng tốt
+ Hơi thở và giọng nói: tập hít thở để điều hòa tốt hơi thở
4. Kỹ năng trao đổi với người nghe:
Nắm bắt diễn biến người nghe:
+ Trước buổi thuyết trình: nên đến sớm để làm quen với khán giả trước, phân tích và
đánh giá nhu cầu của khán giả, xác định kỳ vọng của khán giả về bài diễn thuyết, tìm
hiểu cảm nghĩ của khán giả.




-

-

-

-

-


-

-

-


-

+ Đánh giá thái độ của khán giả qua các biểu hiện (đang tập trung nghe, đang phấn
khởi, thờ ơ và nói chuyện riêng hay đang mệt mỏi).Tùy tâm trạng cụ thể của khán giả,
người thuyết trình có phương pháp ứng xử thích hợp.
Xử lý và trả lời câu hỏi:
+ Bình tĩnh, chăm chú nghe câu hỏi của thính giả
+ Ghi câu hỏi ra giấy
+ Tùy theo khả năng và thời gian cho phép, bạn có thể trả lời từng câu hỏi một hay để
nhiều câu hỏi rồi trả lời một lượt
+ Khống chế những câu hỏi nhằm đảm bảo thời gian
+ Thông tin trả lời cần bám sát vào chủ đề
+ Gặp những câu hỏi khó trả lời ngay, phải giải thích hợp lý và sẽ trả lời sau buổi
thuyết trình
+ Cũng có thể trả lời thẳng thắn là câu hỏi nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn
Đặt câu hỏi cho khán giả: nhằm tạo sự hưng phấn cho thính giả để theo dõi tiếp nội
dung:
+ Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, không khó
+ Câu hỏi gắn với nội dung vừa trình bày
+ Nên có sự gợi mở
+ Động viên nếu thính giả trả lời đúng
Lắng nghe và vận dụng kỹ năng nghe:
+ Nghe một cách chủ động
+ Lắng nghe có phân tích
+ Kiểm soát cảm xúc, kiên nhẫn và khiêm nhường
5. Kỹ năng thuyết phục:
Chiếm được niềm tin
Tìm ra được các điểm tương đồng
Cấu trúc vấn đề tốt
Đưa cả hai mặt của một vấn đề

Kích thích vào tính tư lợi
6. Kỹ năng sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ
Những phương tiện hỗ trợ: tài liệu có liên quan, USB để backup dữ liệu, hệ thống máy
chiếu đa phương tiện, hệ thống âm thanh và ánh sáng.
Bạn phải làm quen với các trang thiết bị, chọn vị trí đứng thích hợp khi thuyết trình.
Nếu chuẩn bị tốt những phương tiện hỗ trợ sẽ đem lại hiệu quả cao cho bài thuyết
trình.

Câu 25: Nêu nguyên nhân, biểu hiện và các biện pháp kiểm soát sự lo lắng trong thuyết
trình?
- Nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng:
+ Chuẩn bị không tốt bài thuyết trình
+ Kiến thức về chủ đề thuyết trình bị hạn chế
+ Thể chất và tinh thần không tốt


-

-

+ Thính giả nhìn bạn chằm chằm
+ Người nghe không tập trung chú ý
Biểu hiện của sự lo lắng:
+ Khuôn mặt trầm ngâm, không tươi vui
+ Giọng nói run, ngắt quãng, tim đập mạnh
+ Đi lại không rõ mục đích, đứng ngồi không yên
+ Toát mồ hôi, chân tay run, tay vân vê một thứ gì đó như vạt áo, tư trang,…
Cách giải quyết:
+ Cần chọn chủ đề bạn biết rõ và chuẩn bị tốt
+ Đừng bao giờ học thuộc bài nói

+ Lên kế hoạch sử dụng công cụ hỗ trợ
+ Ổn định tâm lý
+ Suy nghĩ tích cực
+ Cơ thể: di chuyển nhẹ nhàng
+ Hít thở đều và sâu
+ Tạo sự thư giãn cần thiết
+ Hai bàn tay nắm chặt rồi thả lỏng càng chậm càng tốt
+ Hơi thở và giọng nói: tập hít thở để điều hòa tốt hơi thở



×