Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI Ở NGƯỜI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số đào tạo: 60.72.76

Người hướng dẫn khoa học

HÀ NỘI – 2011




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y
tế công cộng, Phòng Đào tạo sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại trường và Viện.
Xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trần Hiển người
thầy hướng dẫn của tôi. Người đã giúp tôi phát triển ý tưởng nghiên cứu ngay từ
những ngày đầu làm luận văn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và động
viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các anh, chị
và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, chia sẻ về tinh thần, thời gian, công sức, tận tình giúp đỡ tôi và là
nguồn động lực lớn lao cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết
quả, số liệu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà nội ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương


5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh dại là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do vi rút dại, thuộc nhóm
Lyssavi rút, họ Rhabdoviridae gây ra. Bệnh từ động vật lây truyền sang người
qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của động vật có vi rút dại thông qua các vết
cắn, cào, liếm [33].
Bệnh dại được biết đến như là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời nhất
của loài người [47]. Từ những năm 2300 trước công nguyên những người dân
thành cổ Babilon đã mô tả được bệnh dại với những triệu chứng nặng nề và cái
chết thương tâm gây ra bởi những con chó có những triệu chứng điên cuồng cắn
người [62]. Cho đến nay, bệnh vẫn là vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), bệnh dại xảy ra ở hầu hết các nước với
các mức độ khác nhau [49], [59]. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong vùng
có bệnh dại lưu hành. Mỗi năm có hàng chục triệu người bị súc vật dại hoặc nghi
dại cắn phải đi tiêm phòng bằng VX dại, có khoảng 55.000 người chết do bệnh
dại. Phần lớn các ca tử vong do dại tập trung ở các châu lục như Châu Phi, Châu
Á, Châu Mỹ. Theo TCYTTG, tỷ lệ chết dại ở các nước này chiếm 90% số tử
vong trên toàn thế giới, 30-60% số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi với phí
tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la [10], [45], [59].
Bệnh dại lưu hành và lây lan ở Việt Nam nhiều năm nay, số người đi tiêm VX
phòng dại lên đến gần nửa triệu người với tỷ lệ tiêm phòng xấp xỉ 500/100.000
dân, cao nhất trên thế giới tốn phí hơn 300 tỷ đồng tiền VX hàng năm. Tỷ lệ tử
vong ở Việt Nam cũng khá cao với tỷ lệ chết do dại đứng thứ 14 trên thế giới
[60]. Bệnh xuất hiện đỉnh điểm năm 1995 với 505 trường hợp tử vong. Ngay sau
đó,

Thủ

tướng


chính

phủ

đã

ra

Chỉ

thị

92/TTg

về

PCB

vào năm 2003 chỉ còn 34 bệnh nhân. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng bệnh dại ở
các nước Châu Á, số bệnh nhân tử vong do dại ở Việt Nam cũng gia tăng trở lại
2010 là
78

trường

hợp

tử

vong




30

tỉnh/thành

phố

trên

cả

nước

[6]


6

. Mặt khác Việt Nam hiện đã và đang là nước chịu ảnh
hưởng lớn từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu được dự báo là kéo theo sự gia tăng
của các bệnh dịch truyền nhiễm nói chung trong đó có bệnh dại [6]. Tập tục nuôi
chó từ lâu đời nay vời nhiều mục đích khác nhau như giữ nhà, chó cảnh, làm thực
phẩm v.v... nhưng ý thức của người dân còn chưa tốt, tình trạng nuôi chó thả
rông, chó không tiêm phòng, chó ra đường không có rọ mõm ngày càng phổ biến
ở cả nông thôn và thành thị, dẫn tới số người bị chó cắn rất nhiều, một số không
đi tiêm phòng dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn phải nhắc đến việc quản lý, giám
sát bệnh dại liệu có tác động như thế nào đến công tác PCBD hiện nay? Vì vậy,
nghiên cứu về dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết để đánh giá

đúng thực trạng tiêm phòng, tử vong ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Việt Nam 2001-2010” nhằm các
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân tử vong do dại ở Việt Nam, 2001 –
2010.
2. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của người tiêm VX phòng bệnh dại ở Việt Nam
năm 2010.
3. Mô tả thực trạng một số khía cạnh của hệ thống giám sát bệnh dại tuyến tỉnh,
2010 – 2011.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh dại được biết đến như một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và lâu
đời nhất của loài người, bệnh được ghi nhận từ những năm 2300 trước công
nguyên với những cái chết kinh hoàng cho loài người. Bệnh dại lưu hành ở
nhiều nước trên thế giới. Bệnh dại do vi rút Dại gây ra làm tổn thương hệ thần
kinh trung ương, bệnh có ở trên động vật máu nóng và lây lan sang người qua
những vết cắn, cào, liếm [25]. Nguồn truyền bệnh dại trên thế giới chủ yếu là
chó, mèo, dơi, hoẵng, chồn, sói… Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại kéo dài từ 1 tuần
đến 6 tuần và phát bệnh kéo dài khoảng 1 tuần thì chết [15], [25], [40]. Từ năm
1857, Louis – Pasteur sáng chế ra vắc xin (VX) phòng chống bệnh dại (PCBD)
đã là một bước tiến nhảy vọt của lịch sử y học trong công cuộc dự phòng nói
chung và điều trị bệnh dại nói riêng. Sau đó hàng loạt các thế hệ VX mới ra đời
trong những năm tiếp theo góp phần PCBD. Ngày nay, mặc dù đã có VX thế hệ
mới an toàn và hiệu lực nhưng bệnh dại vẫn lưu hành ở 150 quốc gia trên thế
giới với 55.000 trường hợp tử vong hàng năm .
1.1

Lịch sử nghiên cứu bệnh dại


Bệnh dại (rabies) xuất phát từ chữ Latin rabere có nghĩa là “cuồng bạo hoặc điên
khùng”, rabere cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong nguồn gốc của cuốn sách
Sanskrit là rabhas có nghĩa là “bạo lực”. Những người Hy Lạp cổ đã mô tả trong
sách của họ bằng từ lyssa nghĩa là “chứng điên khùng, dồ dại”. Điều này cũng
được viết trong từ điển Oxford là lyssophobia cũng có nghĩa là “hội chứng sợ
nước, các triệu chứng mô phỏng từ thực tế”. Cũng không có gì ngạc nhiên rằng
các nhà phẫu thuật, nhà viết kịch hay những nhà triết học của những thế kỷ trước
đã mô tả hình ảnh của những con chó bị điên dại là những nỗi ám ảnh, sợ hãi cho
loài người [5], [25].


Hình 1.1: Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những thế kỷ trước
Vào thế kỷ 23 trước công nguyên ở vùng Lưỡng Hà trong đạo lu ật của Babilon
cổ đại đã ấn định những hình phạt nghiêm khắc đối với những người chủ để chó
bị dại cắn chết người, hình phạt tương đương với một sự phản ánh đến mức ớn
lạnh trên các giá trị tương đối của cuộc sống trong xã hội Lưỡng Hà lúc đó. 3000
năm sau đó đạo luật thời trung cổ ghi nhận nhiều tranh cãi liên quan đến những
vấn đề pháp luật và vết cắn bởi con chó. Từ năm 500 đến năm 322 trước công
nguyên, hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại Đêmôcrít và Arixtốt đã viết rằng “bệnh
dại truyền từ những loài động vật bị điên dại và bất kể loài động vật nào cũng có
thể bị bệnh này nếu bị chó điên tấn công, loại trừ loài người”. Những lý luận của
ông gây ra sự khó hiểu và khiến cho một số nhà bình luận ở thế kỷ 19 hoài nghi
về sự thay đổi hội chứng bệnh dại qua nhiều thế kỷ qua. 200 năm sau công
nguyên Galien đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể bị vết cắn để
ngăn ngừa sự phát bệnh dại [5], [25].


Hình 1.2: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự phòng
bệnh dại cho BN đầu tiên (Joseph Meister)

Thành công lớn nhất trong lịch sử phát hiện vi rút dại gắn liền với tên
tuổi nhà Bác học Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, ông đã mở ra một kỷ nguyên
thực sự mới đối với bệnh dại. Khi ông tiêm truyền vi rút dại vào não thỏ qua
khoảng hơn 100 lần ông đã tạo ra được một vi rút biến đổi có ái tính thần kinh,
bất hoạt một phần, có thời gian ủ bệnh thu ngắn xuống còn từ 6-7 ngày và ông
gọi đó là vi rút dại cố định. Vi rút sống giảm độc lực này được dùng làm VX
điều trị dự phòng. Đến nay trải qua nhiều công trình cải tiến và nhờ ứng dụng
của kỹ thuật sinh học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ cho việc sản xuất VX dại
tái tổ hợp chấm dứt tình trạng không dự phòng được của bệnh dại [47].
1.2

Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại

1.2.1 Nguồn truyền bệnh dại
Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở các
động vật như chó sói đồng, chó sói, chó rừng. Ngoài ra ổ chứa vi rút dại còn ở
mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác [32].
Thống kê trên toàn thế giới cho thấy nguồn truyền bệnh dại chính là chó nhà
chiếm 54%, tiếp đó là động vật hoang dã 42% và dơi 4% [32], [56].
Theo TCYTTG, nguồn truyền bệnh dại ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ chủ yếu là
động vật hoang dã chiếm tỷ lệ 88% phổ biến nhất là cáo đỏ, gấu trúc, chồn. Hai


nguồn truyền bệnh khác là chó và dơi có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều chiếm khoảng
6% [10], [56].
Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Mỹ la tinh và Châu Á nguồn truyền chủ yếu ở chó
(93-98%). Ngoài ra còn thấy ở mèo, chuột. Các động vật khác sống gần người
như trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa có thể mắc bệnh dại và trở thành nguồn truyền
bệnh tạm thời nhưng ít lan truyền bệnh. Năm 1991 ở vùng biên giới phía đông
New York (Mỹ) lần đầu tiên xuất hiện bệnh dại ở loại gấu trúc Mỹ và sau đó

bệnh dại nhanh chóng lan rộng ở loài này. Ở Châu Mỹ La tinh có ổ chứa vi rút ở
loài dơi hút máu và dơi ăn hoa quả [36].
Các nghiên cứu trước đây của TCYTTG cho thấy ở các nước Đông Nam Châu Á
nguồn truyền bệnh dại gặp ở nhiều động vật là vật nuôi trong đó chó nhà chiếm
từ 93-96%. Số còn lại là các động vật khác như mèo, gia súc, khỉ, cầy man gút…
[30], [57].
Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo với tỷ lệ
3-4%, chưa phát hiện được các động vật khác bị bệnh dại [12], [18], [19], [20].
1.2.2 Phương thức lan truyền
Bệnh dại được lây truyền từ động vật sang người chủ yếu là qua nước bọt của
súc vật mắc bệnh và theo vết cắn, vết cào (kể cả trường hợp có thể qua vết xước
da hoặc qua niêm màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây
thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương,
vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời
điểm này thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn
bình thường nhưng đã có khả năng truyền bệnh qua nước bọt. Sau đó vi rút Dại
xâm nhập vào các tế bào thần kinh làm xuất hiện các biểu hiện lâm sàng điển
hình của bệnh dại. Trong nước dãi của chó bị dại, vi rút có mặt tối đa 13 ngày
trước khi chó có triệu chứng đầu tiên của bệnh. Chính vì vậy có chỉ định theo dõi
chó sau khi cắn người trong vòng 14 ngày [5]. Sự lây truyền bệnh qua đường
không khí đã được chứng minh trong quần thể loài dơi sống ở hang động và ở môi
trường phòng thí nghiệm. Tuy vậy trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra.
Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc với nước dãi
của người bị bệnh dại, nhưng trên thực tế rất hiếm khi xảy ra. Chỉ có một trường


hợp được công bố bệnh dại lây từ người sang người là do cấy ghép giác mạc lấy từ
người bị chết vì bệnh dại mà đã không được chẩn đoán từ trước [13].
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người
Động vật hoang dại ăn côn


Động vật hoang dại ăn
trùng
Bệnh ở động
vật hoang dại

Dơi ăn quả, dơi ăn côn
trùng, dơi quỷ

Cáo,
lửng,
chồn
hôi,

Động vật ăn thịt
Bệnh ở động

Bệnh ở người

Động vật ăn cỏ
Chó
,
mèo

Trâu, bò, ngựa, cừu,


Ngườ
i


Ngườ
i

Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài
và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc
còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh
trung ương, phá hủy thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng của bệnh.
Sự lây truyền bệnh dại qua đường không khí được chứng minh trong quần thể
loài dơi sống ở hang động và ở môi trường trong phòng thí nghiệm tuy vậy rất
hiếm xảy ra.


1.2.3 Khối cảm thụ bệnh dại
Bệnh dại trước tiên là một bệnh súc vật, người chỉ mắc một cách ngẫu nhiên và
hoàn toàn không có vai trò dịch tễ nào.
Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài
theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể. Vi rút sẽ theo dây thần
kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương và sinh sản ở đó.
Thời kỳ ủ bệnh tương ứng với sự di chuyển và sự nhân lên của vi rút dài hay
ngắn tuỳ thuộc vào vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương và cũng tuỳ
theo sự phân bố nhiều hay ít dây thần kinh ở vùng bị cắn. Nếu bị cắn ở chân thì
thời kỳ ủ bệnh dài hơn bị cắn ở đầu và mặt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều
rộng, chiều sâu và số lượng vết cắn [3], [19], [58].
Sau sự nhân lên nhanh hay chậm trong các trung tâm thần kinh, vi rút sẽ theo
các dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương, sinh sản ở đó làm tổn
thương các tế bào tuỷ sống và não tuy nhiên tại thời điểm này thần kinh chưa bị
tổn thương đáng kể nên chưa xuất hiện biểu hiện của triệu chứng viêm não. Từ
thần kinh trung ương, vi rút theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt để
được giải phóng ra ngoài theo sự bong ra của các tế bào thần kinh của các hạch
giao cảm. Do đó ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có triệu chứng lâm

sàng đã có vi rút trong nước bọt và có mặt tối đa là 13 ngày trước khi con vật có
các triệu chứng bị bệnh [4], [8], [10], [33].
Thời kỳ phát bệnh của bệnh dại thường kéo dài từ 1-10 ngày và hậu quả chắc
chắn là dẫn đến tử vong.
1.2.4 Chẩn đoán bệnh dại
Bệnh dại ở người được ký hiệu là ICD-10A82 trong phân loại bệnh tật quốc tế
ICD10 [1]. Thông thường thời gian ủ bệnh dại trên người từ 2–8 tuần, có thể
ngắn hoặc dài trên 1–2 năm. Về mặt lâm sàng, chẩn đoán bệnh dại thường
dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, tiền sử phơi nhiễm với súc vật bị
bệnh dại. Đối với những trường hợp có thời kỳ ủ bệnh rất dài, không rõ phơi
nhiễm thì chẩn đoán rất khó. Tuy nhiên bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong và
các chẩn đoán phòng xét nghiệm chỉ có giá trị cho nghiên cứu [10], [19].
Ở người bệnh dại thường do vết cắn bởi một con vật bị dại hoặc do dây bẩn vào
một vết thương hay một vết xước da hay do bị con vật bị dại liếm vào vết thương


hay niêm mạc. Đôi khi người có thể bị nhiễm dại qua dường khí dung hoặc do
ghép các tổ chức mới bị dại (giác mạc), tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy
ra.
Thời kỳ ủ bệnh: rất thay đổi phụ thuộc vào vị trí vết cắn, số lượng vết cắn và
mức độ vết cắn. Trung bình từ 1-3 tháng chiếm khoảng 90% các trường
hợp, đôi khi ngắn hơn (dưới 2 tuần chiếm khoảng 1% các trường hợp) và trên 3
tháng chiếm khoảng 9% tổng số các trường hợp. Trong thời gian ủ bệnh người
bệnh không có triệu chứng gì .
Thời kỳ tiền triệu: khoảng 1-4 ngày, triệu chứng kín đáo và thất thường
như: sốt, đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó chịu toàn thân, cảm giác ngứa, kiến
bò chỗ vết cắn, lo âu, căng thẳng...là những dấu hiệu tốt để hướng tới chẩn
đoán bệnh dại.
Thời kỳ toàn phát: xuất hiện nhanh chóng biểu hiện các triệu chứng viêm não,
màng não với những dấu hiệu đầu tiên là nhức đầu nhiều, bu ồn nôn, chóng

mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước,
sợ gió, ánh sáng, mùi lạ. Ngoài ra còn có các biểu hiện của rối loạn thần kinh
thực vật như sốt cao, giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ hôi,
hạ huyết áp… BN thường tử vong trong vòng 2-4 ngày sau khi lên cơn dại.
Đối với trẻ em thường bị cắn ở mặt nên thời kỳ ủ bệnh ngắn và diễn biến
nhanh chóng, tử vong sau 2-3 ngày, thường có những dấu hiệu hành tuỷ và rối
loạn ý thức, không có triệu chứng kích thích tâm thần vận động.
Chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước,
sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan. Chẩn đoán xác
định bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp từ mô não
hoặc phân lập trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Có thể dựa vào kết
quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ
dìa tóc ở gáy bệnh nhân hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản quang ứng trung
hòa trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay với kỹ thuật mới có thể phát
hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR. Do
tính tối nguy hiểm của bệnh dại nên khi bị súc vật nghi dại cắn, người bệnh phải
được điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở
súc vật cũng như ở người [12], [16].


1.3

Phòng và điều trị dự phòng bệnh dại

Bệnh dại khi đã lên cơn chắc chắn dẫn đến tử vong không cứu được. Chỉ có
một biện pháp duy nhất là tiêm VX phòng dại càng sớm càng tốt sau khi phơi
nhiễm. Tiêm phòng vừa là biện pháp dự phòng vừa là biện pháp điều trị duy nhất
để có thể cứu sống BN khi bị súc vật dại cắn [5].
1.3.1 Các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
Tất cả các động vật máu nóng đều là tác nhân có tiềm năng lây truyền bệnh dại

cho người. Tất cả các vết cắn, cào của các động vật này đều có thể coi như nghi
ngờ, nếu như chúng ta không thể loại trừ được rằng các động vật đó không nhiễm
dại. Mặt khác bệnh dại khi đã phát thì bao giờ cũng dẫn đến tử vong cho nên
việc tiêm VX dại bao giờ cũng được tham khảo ý kiến các thầy thuốc chuyên
khoa ở các trung tâm tiêm VX.
a. Xử trí tại vết thương do súc vật cắn
Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc và nhiều nước, sau đó rửa
bằng nước muối, bôi các chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc hay Betadine,
nhằm làm giảm tới mức tối thiểu lượng vi rút tại nơi xâm nhập. Trong trường hợp
cần thiết phải cắt lọc vết thương, nhưng không khâu ngay để đề phòng vi rút tản
phát, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. Vết thương phải được giữ
thật sạch dưới sự giám sát của thầy thuốc. Tiêm phòng uốn ván và điều trị
chống nhiễm khuẩn bằng đơn thuốc kháng sinh như Amoxicilin hay Cephalexin
nếu vết thương sưng tấy và có khả năng nhiễm trùng. Cần đặc biệt chú ý
không làm dập nát vết thương bằng các tác động như nặn, bóp máu tại vết
thương.
b. Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu
Dùng VX dại tế bào hoặc dùng cả VX và huyết thanh kháng dại (HTKD)
để điều trị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết thương và tình hình
bệnh dại trong vùng. Việc khám cho bệnh nhân có tiếp xúc hoặc bị súc vật cắn
để có quyết định điều trị dự phòng bằng VX dại hoặc VX và HTKD phải thực
hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: loại VX dại, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm và đáp ứng miễn dịch
của người bệnh. Vì vậy việc giám sát và kiểm soát để thực hiện các nội dung trên
là hết sức cần thiết và nghiêm ngặt.


Bảng 1.1: Phân loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng
(Theo TCYTTG – tháng 7/2010)
Mức độ


Độ I
Độ II

Dạng tiếp xúc với động vật nghi ngờ bị dại hoặc

Khuyến nghị điều

động vật hoang dã hoặc động vật không thể theo dõi trị

Tiếp xúc hoặc cho động vật ăn.

Không điều trị, nếu

Liếm trên da bị trầy xước.

tiền sử chắc chắn

Da bị gặm rỉa hoặc bị hở.

Dùng VX

Vết xước nhỏ hoặc các vết trầy không có máu. Liếm
trên da đã bị rách.
Độ III

Một hoặc nhiều vết cắn hoặc vết xước. Niêm mạc,

Dùng VX và huyết


màng nhầy bị nhiễm nước bọt của con vật nghi dại.

thanh

VX phòng dại và cách sử dụng
a. VX sản xuất từ mô não chuột ổ (Fuenzalida)
Được sản xuất tại Việt Nam và đưa vào sử dụng từ năm 1974. Việc sử dụng
VX này trong 30 năm qua đã góp phần hạn chế tử vong do bệnh dại. Tuy
nhiên, hiệu lực bảo vệ của VX chưa cao, hiệu lực bảo vệ khoảng 80% ở ngày thứ
21, tỷ lệ phản ứng phụ cao (78%) nên tháng 9/2007, Bộ Y tế đã quyết định
dừng sử dụng VX này trong tiêm phòng bệnh dại.
b. VX tế bào (Verorab, Abhayrab)
Từ năm 1992, Việt Nam đã nhập và sử dụng VX phòng dại tế bào theo phác
đồ tiêm bắp của TCYTTG. Ưu điểm của VX này là an toàn, đáp ứng miễn
dịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ là một năm nếu tiêm
đúng phác đồ. Hầu hết các nước tiên tiến đã sử dụng VX này từ năm1985 đến
nay tuy nhiên do giá thành cao nên người sử dụng còn hạn chế.
Phác đồ tiêm bắp theo TCYTTG
Đố i với ti êm ng ừa dự phò ng :
Chỉ định tiêm: Cho tất cả những người có tiếp xúc với nguồn bệnh dại như nhân
viên thú y, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại, nhân viên kiểm lâm
Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta, liều 0,5 ml/mũi. Tiêm 03
mũi vào các ngày 0, 7, 21/28 kể từ khi tiêm mũi thứ nhất.
Đố i với ng ười sa u khi bị súc vật cắn hoặ c t i ếp x úc
Chỉ định tiêm: tất cả những người bị súc vật cắn hay tiếp xúc.


Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta. Đối với trẻ quá nhỏ thì tiêm
vào phía trước ngoài của đùi. Không tiêm vào mông vì không đánh giá được
mức độ hấp thụ của VX.

Phác đồ tiêm và liều tiêm: 1-1-1-1-1. Người lớn và trẻ con như nhau. Liều
tiêm 0,5 ml/mũi tiêm. Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28/30 kể từ ngày
tiêm mũi thứ nhất.
Phác đồ tiêm giảm liều: 2-1-1. Người lớn và trẻ con như nhau, liều tiêm
0,5ml/mũi tiêm. Tiêm 4 mũi như sau: ngày 0 tiêm 02 mũi, ngày 7 tiêm 1 mũi,
ngày 21/28 tiêm 1 mũi kể từ ngày tiêm mũi thứ nhất.
Phác đồ tiêm trong da 2-2-2-1-1
Phác đồ tiêm trong da chỉ áp dụng đối với BN sau khi bị súc vật cắn không
áp dụng phác đồ tiêm dự phòng.
Kỹ thuật tiêm: tiêm trong da tại vùng cơ delta.
Liều lượng: Người lớn và trẻ em như nhau. Liều tiêm 0,1ml/mũi. Tiêm
08 mũi, ngày 0,3,7 mỗi ngày tiêm 2 mũi vào 2 tay. Ngày 28 và ngày 90 mỗi
ngày tiêm 1 mũi .
Huyết thanh kháng dại
Mục đích: Dùng HTKD để trung hoà vi rút. Trong trường hợp thời gian ủ bệnh
ngắn thì HTKD có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh.
Phân loại: có 2 loại
Loại chế từ huyết thanh người: dùng 20 IU/kg cân nặng. Loại này ít sử
dụng vì giá thành rất cao.
Loại HTKD được tinh chế từ huyết thanh ngựa (SAR): liều dùng 40
IU/kg cân nặng.
Chỉ định: Tất cả các trường hợp có nhiều vết cắn, vết cắn sâu gần thần kinh
trung ương (đầu, mặt, cổ). Tiêm kháng HTKD càng sớm càng có hiệu quả cao.
Nếu quá 72 giờ sau khi bị cắn thì không nên tiêm và nên ủ ấm huyết thanh trước
khi tiêm.
0

Bảo quản huyết thanh dại: luôn bảo quản ở nhiệt độ 4-8 C.
1.3.2 Các biện pháp chung PCBD



Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức
khoẻ thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại, cách xử
lý sau khi bị súc vật cắn để nhân dân biết cách phòng bệnh cho mình và cho
cộng đồng. Thực hiện tốt nội dung nghị định 05/2007/NĐ-CP về PCBD ở động
vật., Giáo dục nhân dân hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải xích nhốt, chó ra đường
phải rọ mõm. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ. Thực hiện đăng ký cấp giấy phép
cho chủ nuôi chó mèo. Tiêm VX cho chó, mèo bằng VX có hiệu lực.
Tại địa phương nếu xuất hiện chó dại thì phải diệt ngay đàn chó đang nuôi.
Nghiêm cấm di chuyển hoặc bán chạy giết mổ súc vật bị dại (Nghị định
05/2007/NĐ-CP ngày 9/1/2007 của Thủ tướng chính phủ)
Phòng bệnh dại cho những người nguy cơ cao như thú y, người làm việc trong
phòng thí nghiệm dại thì cần tiêm VX dự phòng trước khi phơi nhiễm với
nguồn bệnh.
Với những người bị chó mèo cắn cần phải được xử lý vết thương ngay lập tức,
đúng quy cách đồng thời tiêm VX và kháng huyết thanh theo đúng thường quy.
Nếu phải tiêm HTKD thì huyết thanh phải tiêm đồng thời với VX nhưng khác vị
trí.
Đối với súc vật cắn người phải theo dõi trong vòng 14 ngày để phát hiện
những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Sau thời gian trên nếu súc vật không có dấu
hiệu bị dại thì có thể ngừng tiêm VX cho BN [4].
1.4

Giám sát dịch tễ học bệnh dại ở người trên thế giới

Bệnh dại có một sự phân bố theo địa lý toàn cầu. Đa số các trường hợp lây bệnh
bởi vết cắn của một con vật dại. Theo báo cáo của TCYTTG có khoảng 3,3 tỷ
người trên thế giới sống trong vùng nguy cơ bị dại ở trên 150 quốc gia [4]. Mỗi
năm có trên 15 triệu người bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm phòng tập trung
chủ yếu ở Châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ riêng Trung Quốc

mỗi năm có tới trên 5 triệu người bị chó cắn phải tiêm phòng VX [49], [55]. Con
số này ở Ấn Độ là 1,1 triệu người, Băng la đét là trên 60.000 người. Trong khi
đó tại các nước Châu Âu, số lượng người đi tiêm phòng dại hàng năm chỉ
trên 71.500 người [48], [50]. Chủ yếu các trường hợp điều trị dự phòng sau
phơi nhiễm chỉ tiêm VX (Châu Á 99%, Châu Âu: 94%, Châu Phi: 91%) [30].


Ước tính chi phí cho bệnh dại mỗi năm lên tới 1 tỷ đô la Mỹ chủ yếu là chi phí
tiêm phòng VX [10], [45], [46], [59].

Bản đồ 1.1: Bản đồ phân bố bệnh dại trên thế giới – TCYTTG 2008
Chú thích: Màu đậm: vùng có bệnh dại lưu hành
Màu nhạt: vùng không có bệnh dại
Theo báo cáo của TCYTTG bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới từ Châu
Âu, Châu Á đến Châu Phi và Châu Mỹ [29], [31], [34], [37]. Chó là nguồn
gây bệnh dại chủ yếu cho con người, chiếm tỷ lệ 99% [28], [53]. Có khoảng
hơn 150 nước lưu hành bệnh dại trên động vật với 3,3 tỷ người sống trong vùng
nguy cơ mắc bệnh dại mà chủ yếu là các nước Châu Á và Châu Phi – nơi mà
bệnh dại hiện đang là một vấn đề y tế công cộng đặc biệt nghiêm trọng [43].
Bệnh dại là một trong mười bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới. Mỗi năm
có khoảng 70.000 người trên thế giới bị chết do bệnh dại, phần lớn các trường hợp
này được báo cáo từ những nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế
giới sinh sống. Theo con số thống kê chưa đầy đủ có tới 55.000 BN tử vong do
dại là ở các nước Châu Phi và Châu Á (90% CI: 24.500 – 90.800 BN) trong
đó 44% số BN ở Châu Phi tương ứng với 24.000 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử
vong là 4/100.000 dân) và 56% số ca tử vong là ở Châu Á [22], [51]. Trong đó
chỉ tính riêng Ấn Độ ước lượng có tới 20.000 ca tử vong mỗi năm, chiếm tỷ lệ là


2/100.000 dân và hàng năm có khoảng 1 đến 1,5 triệu người phải tiêm VX dại

trên tổng số 2 triệu người bị súc vật cắn và 95% trong số đó là do bị chó cắn.
Theo các báo cáo tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về giám sát bệnh dại ở Châu Á
được tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2001 cho thấy các nước trong khu vực Đông
Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm tới 80% số ca trên toàn thế giới
[38]. Bên cạnh Ấn Độ, tình hình bệnh ở Trung Quốc cũng khá nghiêm trọng.
Tại nước này năm 1995 có 200 người chết vì bệnh dại, năm 1996 có 159, năm
1998 có 234, năm 1999 có 341 và đến tháng 7 năm 2000 có 226 ca bệnh với 95
– 98% số ca là do chó cắn [9]. Hàng năm, số người bị súc cắn phải điều trị dự
phòng bằng VX vào khoảng 5 triệu người. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các
nước Nê pan, Sri lan ca, Băng la đét và In đô nê si a [22], [61].
Mỗi năm trên thế giới có trên 15 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn
phải đi điều trị dự phòng bằng VX dại và phần lớn trong số người đó sống tại
Trung Quốc và Ấn Độ [23], [54]. Mặc dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể ảnh
hưởng bị ảnh hưởng của bệnh dại tuy nhiên đối tượng chịu tác động nhiều
nhất là nhóm trẻ dưới 15 tuổi. Ước lượng từ 30-50% các ca điều trị dự phòng dại
sau phơi nhiễm nằm trong độ tuổi từ 5–14 và phần lớn là trẻ nam. Hàng năm ở
Ấn Độ có khoảng 3 triệu người phải tiêm VX dại, trong số đó có 40% là trẻ em
dưới 14 tuổi và 92 – 95% là do bị chó cắn. Ước tính điều trị dự phòng sau phơi
nhiễm đã giúp ngăn chặn được 330.304 BN tử vong tại Châu Á và Châu Phi
(90%CI: 141.844 – 563.515) [24], [52], [54].
Theo thống kê của TCYTTG cho thấy 1,74 triệu DALYs đã mất đi mỗi năm do
bệnh dại (90% CI = 0,75-2,93). 0,04 triệu DALYs nữa mất đi do tỷ lệ mắc và tử
vong liên quan đến tác dụng phụ của VX phòng bệnh dại. Chi phí ước tính hàng
năm cho bệnh dại chỉ tính riêng ở khu vực Châu Á và Châu Phi đã vào khoảng
583,5 triệu USD (90% CI = 540,1-626,3 triệu USD) trong đó phần lớn là ở Châu
Á nơi tỷ lệ tiêm phòng dại sau cắn cao đã tiêu tốn hết 563 triệu USD (90% CI:
520 - 605,8 triệu USD), và ở Châu Phi là 20,5 triệu USD (90% CI: 19,3-21,8
triệu USD) [38], [54]. Do đó, nếu như bệnh dại không được loại trừ, chi phí
cho việc PCBD ở cả người và động vật sẽ tiếp tục tăng lên ở các nước đang phát
triển.



Tuy nhiên không chỉ riêng ở các nước đang phát triển, chi phí cho bệnh dại cũng
là một vấn đề đáng quan tâm kể cả ở các nước phát triển và có tỷ lệ mắc bệnh
thấp. Mỗi năm, nước Mỹ đã phải tiêu tốn hơn 300 triệu USD cho việc phòng
ngừa bệnh dại, trong khi đó tại Châu Mỹ La Tinh (không bao gồm Brazil), ngân
sách cho chương trình PCBD năm 2000 là gần 10,1 triệu USD và hơn 22,2 triệu
USD trong năm 2001 [41], [42]. Tại Châu Âu, 80% các ca bệnh dại có nguồn lây
từ động vật hoang dã [26], [39]. Ở Pháp, chi phí cho việc PCBD ở cáo bao
gồm cả việc cho uống VX trong giai đoạn 1986-1995 ước tính khoảng 261 triệu
USD [51].
Trung tâm bệnh động vật toàn châu Mỹ ở Ác hen ti na đánh giá rằng hàng năm ở
khu vực Châu Mỹ bệnh dại đã gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia súc tới 28
triệu USD [21]. Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở Đức, Áo, Thụy Sỹ,
Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hung ga ry [39]. Ở Anh mới đây thấy
bệnh lan truyền từ chó sói đồng sang súc vật nuôi trong nhà, thường gặp nhất ở
mèo. Ở Mỹ và Canada, thú hoang dã bị bệnh thường xảy ra ở gấu trúc, chồn,
cáo, chó sói đồng và dơi. Bệnh đã tiến triển thành dịch súc vật ở gấu trúc với
hơn 10 trường hợp. Mặc dù các quốc gia này đã thường xuyên thực hiện việc
tiêm VX cho động vật hoang dã và súc vật nuôi nhưng hàng năm vẫn có tới
hàng chục nghìn người bị súc vật nghi dại cắn phải khám bệnh và sử dụng tới
1,2 triệu liều VX [16], [27].
Bệnh dại gặp ở cả hai giới tuy nhiên tỷ lệ tử vong do dại ở nam cao hơn ở nữ [7],
[57]. Sự chênh lệch này được giải thích là do tính chất công việc của nam giới
phải hoạt động nặng và nhiều hơn nữ giới dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm cao
hơn ở nữ [44].
Bệnh dại gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ mắc dại cao hơn
người lớn. 40-60% người phải tiêm phòng sau phơi nhiễm là trẻ em dưới 15 tuổi.
Đây là lứa tuổi nhỏ hiếu động nên dễ bị súc vật cắn và các vết thương thường bị
nặng và nhiều [7], [35].

1.5

Giám sát dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam

1.5.1 Giám sát bệnh nhân tử vong
Các trường hợp BN tử vong được chẩn đoán lâm sàng là lên cơn dại với các
triệu chứng dại điển hình sẽ được các cơ sở y tế điều tra hồi cứu ngay sau


khi nhận được thông tin. Các trường hợp tử vong này sẽ được điều tra theo
mẫu của Dự án PCBD, Bộ Y tế. Những yếu tố được điều tra bao gồm về vị trí
nơi chốn bị cắn, thời gian bị cắn và những yếu tố dịch tễ có liên quan cũng như
việc BN có tiêm phòng VX dại hay không tiêm. Số liệu được lưu giữ tại Dự án
PCBD. Điều tra BN tử vong là cơ sở để xác định nguồn truyền bệnh dại và
nguyên nhân tử vong. Công việc giám sát ngày càng được tiến hành chặt chẽ
và cụ thể hơn nên số liệu báo cáo tử vong do dại năm 2010 được đầy đủ
hơn, cả nước có 78 ca, giảm 13% so với số tử vong trung bình giai đoạn
2005-2009 [2].
Bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Cũng trong
giai đoạn này cả nước có 1038 ca tử vong do bệnh dại (0,12/100.000 dân)
giảm 2467 ca so với 6 năm từ 1986-1995. Kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh
dại trong 5 năm (1984-1988) ở Việt Nam có 1234 người tử vong do bệnh dại
tập trung tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hà Nội… Trong giai đoạn
tiếp theo từ 1988-1991, Việt Nam tỷ lệ tử vong trung bình của giai đoạn này
là 1,0/100.000 dân với tổng số ca tử vong là 1748 [20]. Trong 6 năm từ 19891994 tại 23 tỉnh/thành phố Việt Nam ghi nhận 1218 ca tử vong do bệnh dại. Từ
năm 1996 trở lại đây các biện pháp PCBD đã được tăng cường nên số ca tử vong
đã giảm mạnh khoảng 75%. Nghiên cứu về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai
đoạn 1992-1999 cho thấy tỷ lệ tử vong chung ở giai đoạn này là 0,3/100.000 dân
đặc biệt cao ở miền Bắc (0,6/100.000 dân). Các khu vực còn lại: miền Nam
0,11/100.000, miền Trung 0,15/100.000, Tây Nguyên 0,18/100.000. Tương tự

trong 6 năm từ 1996-2000, Việt Nam cũng dẫn đầu trong cả nước về tỷ lệ tử vong
do bệnh dại. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tử vong do dại trung bình trên 100.000
dân tại miền Bắc khoảng 0,12; miền Nam là 0,053; miền Trung là 0,093[7],
[20]. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam với nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm đã tạo điều kiện cho sự lan truyền của bệnh dại dễ dàng hơn các miền
khác.
Bệnh dại có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên vào các tháng mùa hè thì số lượng
BN có tăng hơn các mùa khác.


(45,8%) do lứa tuổi này nhỏ nên vết cắn thường nặng, gần vùng thần kinh
trung ương và các cháu chưa biết nói với gia đình khi bị súc vật cắn để được đi
tiêm phòng kịp thời. Thời gian ủ bệnh tỷ lệ nghịch với mức độ vết thương, nếu
vết thương càng nặng, càng nhiều, càng gần thần kinh trung ương bao nhiêu
thì thời gian ủ bệnh dại càng ngắn bấy nhiêu [19].


Có nhiều lí do để không đi tiêm VX sau khi bị súc vật cắn là không có tiền
11,2%, không thích tiêm 4,1%, đi chữa thầy lang 3,1%, không có phương tiện đi
lại 1%, nhà xa 1%…. [17]; chủ quan nghĩ không có chó dại, chó con hoặc chó nhà
nuôi thì không bị dại 49,3%, 23,3% trẻ em còn nhỏ sợ không dám nói với bố mẹ,
2,2% BN là thiếu tiền nên không đi tiêm phòng dẫn đến tử vong [19].
1.5.2 Giám sát người đến tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại
Tại các cơ sở y tế như hệ thống các trung tâm YTDP phần lớn đều có các điểm
tiêm phòng dại trên toàn quốc. BN đến tiêm được tư vấn đầy đủ và ghi đầy đủ
các thông tin vào sổ theo dõi người tiêm VX phòng dại và HTKD. Mỗi BN được
phát 01 phiếu tiêm chủng cá nhân để thuận tiện cho việc theo dõi lịch tiêm
phòng. Các điểm tiêm phải chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều nội dung như:
trực tiếp khám cho BN, xử lý vết cắn và tiêm cho BN. Tại các điểm tiêm phòng
dại sẽ phát hiện được địa điểm có súc vật bị dại qua khai thác từ BN đến

tiêm. Chính nhờ biện pháp theo dõi, giám sát, quản lý BN bằng phiếu tiêm cá
nhân và sổ theo dõi in sẵn có đầy đủ các thông tin liên quan đến BN và nội
dung PCBD mà chương trình PCBD có được thông tin, số liệu chính xác, đầy đủ
từ đó có chỉ đạo kịp thời [2].
Kết quả nghiên cứu về tình hình tiêm VX phòng dại trong 5 năm (19841988) ở Việt Nam có 2.402.052 người được tiêm VX dại. Trong giai đoạn tiếp
theo từ 1988-1991, Việt Nam có 2.095.393 người bị chó mèo cắn phải đi tiêm
phòng dại, tỷ lệ trung bình là 690/100.000 dân. Từ năm 1996 trở lại đây các biện
pháp PCBD đã được tăng cường nên số ca tử vong đã giảm mạnh khoảng 75%.
Nghiên cứu về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 1992-1999 cho thấy tỷ
lệ người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại tăng nhanh từ 300/100.000 dân
năm 1992 đã tăng lên đến 700/100.000 dân năm 1999. Trong 10 năm (19962005) cả nước ghi nhận có 5.776.370 người bị súc vật cắn đã được tiêm phòng dại
tại các điểm tiêm phòng trên toàn quốc. Tỷ lệ tiêm VX tính trên 100.000 dân thấp
nhất là năm 1996 (652,5), cao nhất là năm 2002 (796,1), trung bình trong 6 năm
là 672. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tiêm phòng cao nhất ở miền Nam là 1500;
miền Trung là 900. Tỷ lệ người đi tiêm phòng cũng phân bố tương đối đều qua
các tháng, tuy nhiên từ tháng 3-8 thì tỷ lệ tiêm phòng cao hơn các tháng khác
[7], [20].


Tỷ lệ tiêm VX phòng dại ở nam giới trên cả nước trung bình giai đoạn 1996 –
2009 chiếm 54% cao hơn ở nữ và phân bố ở các vùng thì tỷ lệ nam giới tiêm
phòng VX dại cũng đều cao hơn ở nữ. Tỷ lệ trẻ em <15 tuổi bị súc vật cắn phải
đi tiêm phòng VX dại chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhóm tuổi khoảng 40% và
điều này hết sức nguy hiểm nếu như một số trẻ em khác không nói cho bố
mẹ biết là bị súc vật cắn. Phần lớn người dân ý thức được sau khi bị súc vật cắn
cần phải đi tiêm phòng ngay. Trong nghiên cứu KAP tại tỉnh Phú Thọ 68,1% đã
thực hành xử trí ban đầu đúng khi bị chó cắn, Tỷ lệ người đến cơ sở y tế sau khi
bị cắn ở xã là 89,9% [11]. Tương tự như nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành
của 840 người dân tộc thiểu số ở huyện Krông – Ana, Đăk Lăk, thuộc khu vực
Tây Nguyên cho thấy hơn 90% người dân cho rằng bệnh dại nguy hiểm, tuy

nhiên 50,1% người dân lại cho rằng bệnh dại có khả năng chữa được. Chỉ có
74,2% số người cho rằng sau khi bị cắn phải đi tiêm VX phòng dại, 55,7% biết là
phải rửa vết thương sau khi bị súc vật cắn, 2,1% số người vẫn tin tưởng ở thầy
lang và 1,3% số người không quan tâm gì đến bệnh dại. Theo nguồn số liệu từ
dự án PCBD cho thấy 90% số BN đến tiêm VX phòng dại sớm trong 3 ngày
đầu mặc dù vẫn còn 10% đến muộn 3 ngày sau khi bị cắn, đây cũng là một
điều hết sức nguy hiểm vì khi phơi nhiễm với vi rút dại thì cần phải được tiêm
phòng ngay càng sớm càng tốt. Những người đi tiêm phòng chủ yếu là do bị chó
cắn (89%) ngoài ra còn có một số các loại khác như mèo, chuột, khỉ…khoảng
60% số người đến tiêm khi con vật cắn lúc bình thường, 6% con vật cắn người
lúc đó đang lên cơn dại.
1.5.3 Hệ thống giám sát bệnh dại ở Việt Nam
Hệ thống PCBD cho người đã có từ nhiều năm nay. Hệ thống này nằm trong hệ
YTDP, do các trung tâm YTDP của các tỉnh/thành phố quản lý. Nội dung hoạt
động chính là tổ chức điểm tiêm phòng dại cho người. Nhiệm vụ chính của điểm
tiêm phòng dại là trực tiếp khám, tiêm cho người bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc
với súc vật nghi dại. Chính nhờ hệ thống tiêm phòng dại này đã cứu được nhiều
BN thoát được cái chết do bệnh dại gây ra [2].
Cuối năm 2007, Bộ Y tế quyết định ngừng sử dụng VX dại Fuenzalida (sau khi
một số trường hợp phản ứng nặng gây viêm não, viêm tuỷ) chuyển sang sử
dụng VX dại tế bào an toàn và hiệu quả bảo vệ cao. Đây cũng là bước quyết định


quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Trong giai
đoạn chuyển tiếp tuy có một số khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là giá
thành VX dại cao hơn nhiều so với giá thành VX dại Fuenzalida. Một số điểm
tiêm không có đủ kinh phí mua VX luân chuyển và một số điểm tiêm có ít BN
đến tiêm nên đã không tiếp tục hoạt động. Cho đến năm 2009 cả nước có
khoảng 700 điểm tiêm phòng dại. Các điểm tiêm phòng dại và người dân đã
thích nghi với việc sử dụng VX dại tế bào, hiệu quả đạt được đã tốt hơn.

Một số điều kiện cần ở các điểm tiêm VX phòng dại và HTKD
Mục đích: cần mở thêm các đơn vị phòng dại ở tuyến cơ sở nhằm:
Giảm bớt khó khăn về đi lại cho người dân, tiêm kịp thời sau khi bị súc
vật cắn để giảm tỷ lệ tử vong.
Giúp cho việc quản lý bệnh dại ở tuyến cơ sở đầy đủ, chính xác, kịp thời. Yêu
cầu:
Cán bộ chuyên môn: có 1 bác sỹ/y sỹ, 1 y tá đã được huấn luyện
chuyên môn sâu về PCBD
2

Cơ sở vật chất: Phòng rộng 10-15 m , vệ sinh, đủ ánh sáng trong đó có
bàn khám bệnh, bàn tiêm huyết thanh kháng dại và VX dại, có giường để nghỉ
sau tiêm, có ghế chờ cho bệnh nhân chờ tiêm.
Dụng cụ chuyên môn:
+

Tủ lạnh để bảo quản huyết thanh và VX.

+

Hộp lạnh để vận chuyển huyết thanh và VX

+

Bơm kim tiêm trong da loại tiêm 1 lần.

+

Bông cồn, khay, ga trải bàn


+

Nồi sấy để sấy dụng cụ.

Sổ sách theo dõi chuyên môn.
+

Một bản tóm tắt thường quy PCBD

+

Sổ theo dõi bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân bị súc vật cắn đến khám phải

ghi lại. Những bệnh nhân được chỉ định tiêm VX ghi riêng vào sổ tiêm VX theo


×