Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập học kỳ Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực Lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.74 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong quá trình hợp tác công việc giữa người lao động (NLĐ) và người
sử dụng lao động (NSDLĐ), khi phát sinh trường hợp NLĐ trong doanh nghiệp
không đáp ứng các yêu cầu công việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã ký kết,
hoặc có những vi phạm nhất định về nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể…
thì đại diện pháp luật của các doanh nghiệp thường ban hành các loại văn bản sau:
Quyết định sa thải, quyết định buộc thôi việc, quyết định đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động,...Ở đây, việc đơn phương chấm dứt mối quan hệ lao động với
NLĐ một cách có tình, có lý không phải chuyện dễ dàng cho NSDLĐ. Trong khi
yếu tố “có tình” có thể tùy theo nhận định của mỗi người ở từng góc độ, hoàn cảnh
khác nhau thì yếu tố “có lý” lại đòi hỏi sự thông hiểu pháp luật một cách tường tận,
cũng như phải vận dụng nó trong tình huống thực tế một cách chuẩn xác. Tình
huống: “Chị C là nhân viên của công ty N theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn. Ngày 12/05/2009 chị đã có hành vi vi phạm kỷ luật gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của công ty. Do chị có hoàn cảnh hết sức khó khăn
nên công ty không muốn xử lý kỷ luật sa thải mà dự định ra quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động để chị được hưởng trợ cấp thôi việc và có
thể dễ dàng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên công ty không biết nếu công ty ra
quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị C thì có hợp pháp
không?
Với tư cách là nhà tư vấn, anh (chị) hãy tư vấn cho công ty trong trường hợp
trên. Hãy soạn thảo giúp công ty quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với chị C.” là
một tình huống liên quan đến vấn đề trên.


NỘI DUNG
A.

NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ĐƯA RA HƯỚNG TƯ VẤN CHO

I.



CÔNG TY N.
Tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin.

Tóm tắt nội dung vụ việc: Chị C là nhân viên của công ty N theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Ngày 12/05/2009 chị đã có hành vi vi phạm kỷ luật
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty. Chị C có hoàn cảnh hết sức khó
khăn nên công ty không muốn xử lý kỷ luật sa thải mà dự định ra quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động để chị được hưởng trợ cấp thôi việc và có thể
dễ dàng tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên công ty không biết nếu công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với chị C thì có hợp pháp không?
II.

Một số quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động quy định
các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản
1 Điều 14 của Nghị Định số 44/2003/NĐ-CP như sau: Các trường hợp được hưởng
trợ cấp thôi việc gồm:
- Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d
khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động
- Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi
có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như
người đã ký hợp đồng lao động.


- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ

chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao
động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền
quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh
nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc
thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
Từ những cơ sở pháp lý trên, ta thấy, áp dụng vào tình huống này nếu như công ty
N muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị C để giúp chị được nhận một
khoản trợ cấp thôi việc đồng thời thuận tiện cho việc đi làm sau này thì vẫn có thể
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị C nhưng chỉ có thể giải quyết
được một yêu cầu của công ty đó là giúp chị C nhận được trợ cấp thôi việc.
B.
I.

HƯỚNG TƯ VẤN CHO CÔNG TY N
CƠ SỞ PHÁP LÝ

Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động quy định về việc: “Người lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
b, Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật lao
động;
c, Lao động làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị 12
tháng liền, người lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau
đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất trí có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá
nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục, khi sức


khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết Hợp đồng lao
động;

d, Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính
phủ, mà người sử lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải
thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
đ, Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động”.
Như vậy xét vào điều kiện của công ty N thì công ty chỉ có thể đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động với chị C theo trường hợp khả thi nhất là:
-

Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật
lao động;

Khoản 1, Điều 85 có quy định: “ Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng
trong những trường hợp sau đây:
a, Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh
doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp;
b, Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công
việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách
chức mà tái phạm;
c, Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.”


Theo Khoản 2, Điều 42 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung thì quy định:
“2. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc.”
Từ đó ta thấy, để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải mà vẫn đc trợ cấp thôi việc thì
công ty N và C chỉ có thể ngầm thỏa thuận lý do bị sa thải theo điểm c, khoản 1,
Điều 85.
Căn cứ vào các quy định trên, nếu người lao động trên đã tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong

một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì Công ty bạn
có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động này.
Trong trường hợp, tiến hành kỷ luật lao động và chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao
động trên, Công ty bạn phải tuân thủ đầy đủ và chính xác các trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật về lao động có liên quan (Điều 38, Điều 85 Bộ luật Lao động và được hướng dẫn tại
các Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995; Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003; Thông
tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003). Nếu người lao động trên đã làm việc thường
xuyên cho Công ty bạn từ đủ 12 tháng trở lên, thì khi chấm dứt Hợp đồng lao động, Công ty bạn
có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động này, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng
lương, cộng phụ cấp lương, nếu có (Điều 42 Bộ luật lao động và được hướng dẫn chi tiết tại
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 và Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày
22/9/2003).

Tuy nhiên, dù vẫn được công ty N trợ cấp thôi việc nhưng với việc xử lý sa thải thì
trong hồ sơ lý lịch của C sẽ bị ghi mức kỷ luật này, điều này sẽ khiến chị C gặp
nhiều khó khăn hơn khi đi xin việc ở nơi khác. Nên cách giải quyết này chưa thật
sự tối ưu, chỉ đáp ứng được một nửa mong muốn từ phía công ty N.
1.

Trường hợp 2: Xử lý đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 3, Điều 36.

Điều 36 Bộ luật Lao động quy định về: “Hợp đồng lao động được chấm dứt trong
những trường hợp sau đây: (1) Hết hạn hợp đồng; (2) Đã hoàn thành công việc
theo hợp đồng; (3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; (4) Người lao động bị


kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án; (5)
Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của Tòa án.”

Có thể nói, đây là cách đáp ứng đầy đủ cả 2 yêu cầu của công ty N đó là vừa giúp

C được hưởng trợ cấp thôi việc và tạo điều kiện thuận lợi cho chị C đi xin việc ở
nơi khác.
II.

TƯ VẤN CHO CÔNG TY THỦ TỤC CHẤM DỨT HỢP PHÁP VÀ

C.

GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
QUYẾT ĐỊNH ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày…tháng…năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
V/v: Chấm dứt hợp đồng lao động
GIÁM ĐỐC CÔNG TY…
Căn cứ khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà…

Lý do:
Kể từ ngày…tháng…năm…


Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của bà…được chi trả tính đến ngày
chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 3: Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, Trưởng các phòng liên

quan và bà…căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Cá nhân;
- Công đoàn Công ty;
- Lưu VT

GIÁM ĐỐC

Cũng theo quy định của Bộ luật Lao động, để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng
lao động phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau: 1. Phải có lí do chấm dứt hợp đồng được quy định tại
khoản 1 Điều 38 và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp quy
định tại Điều 39. 2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thuộc điểm
a, b và c khoản 1 Điều 38, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở. Trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau
30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng
lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 3. Đảm bảo thời
hạn báo trước: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp sa thải theo Điều 85,
người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao
động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng và ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

b) Tư vấn cho công ty phải làm những thủ tục gì để chấm dứt hợp pháp và giải quyết quyền
lợi

cho

những

người


lao

động

bị

chấm

dứt?

+ Để chấm dứt hợp pháp HĐLĐ với NLĐ, công ty phải làm những thủ tục sau:
- Công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của DN và thâm niên làm việc tại DN, tay nghề, hoàn cảnh gia
đình



những

yếu

tố

khác

của

từng

người


để

lần

lượt

cho

thôi

việc.

- Trao đổi nhất trí với Ban chấp hành CĐ: theo khoản 2 Điều 17 BLLĐ trước khi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ với NLĐ, NSDLĐ phải nhất trí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau 30 ngày kể từ ngày báo
cáo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết NSDLĐ mới có quyền chấm dứt HĐLĐ và
chịu toàn bộ trách nhiệm về việc này. Căn cứ vào thực tế tổ chức và hoạt động của các đơn vị sử dụng
lao động và các tổ chức CĐ khi thực hiẹn thủ tục trao đổi nhất trí với BCH CĐ phải được vận dụng linh
hoạt bảo đảm nguyên tắc của pháp luật và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể NSDLĐ trao đổi với BCH CĐ cơ
sở việc trao đổi gặp gỡ trực tiếp giữa người đại diện của NSDLĐ và đại diện của CĐ cơ sở hoặc bằng văn
thư, giấy tờ trao đổi. Việc trao đổ đó phải được ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu. Đối với các đơn vị sử dụng


lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thì cơ quan tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận là BCH
CĐ của khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu không có tổ chức CĐ thì gửi báo cáo lên Cơ quan lao động
cấp

tỉnh.

- Thủ tục thông báo trước khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ: Khi NSDLĐ đơn phương

chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo Điều 17 của BLLĐ, Luật không đề cập là có cần
phải



thời

gian

báo

trước

việc

này

cho

người

lao

động

hay

không.

+ Công ty giải quyết quyền lợi cho NLĐ bị chấm dứt theo những quy định sau:

- NLĐ được hưởng đã làm việc trên 1 năm trở lên được hưởng trợ cấp mất việc theo khoản 1 điều 17
BLLĐ.
- Đối với 2 trường hợp phụ nữ đang nghỉ thai sản: là trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật nên NSDLĐ phải nhận NLĐ vào làm lại và bồi thường khoản tiền tương ứng với số ngày
lương mà hai người này được nghỉ chế độ thai sản mà vẫn được hưởng lương theo như khoản 1 Điều 41.
-

Đối

với

trường

hợp

NLĐ

bị

đau

ốm

phải

chia

thành

2


trường

hợp:

* NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp do trường hợp NLĐ thuộc vào điểm c khoản 1 điều 38
BLLĐ thì theo khoản 1 điều 42 BLLĐ thì NSDLĐ phải trợ cấp thôi việc cho NLĐ làm việc trên một năm cứ
mỗi

một

năm



nửa

tháng

lương.

* Còn trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái PL thì tương tự như đối với trường hợp phụ nữ nghỉ thai
sản.
Nguồn: />Thư Viện Điện Tử www.KILOBOOKS.com



×